Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN_Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 26 trang )

“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
1
Danh mục chữ cái viết tắt. Uỷ ban nhân dân - ‘UBND’ ,
giáo dục – ‘ GD’, đào tạo – ‘ĐT’, mầm non – ‘MN’.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Tên đề tài
2
Lý do chọn đề tài
3
Mục đích nghiên cứu
4
Đối tượng nghiên cứu
5
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
6
7

Phương pháp thực hiện
Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài

TRANG
1
2
2
2


3
3
3
3
4

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1
2
3
4
5
6
1
2

1. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề
nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
Cơ sở thực tiễn
Khảo sát thực trạng
Các biện pháp thực hiện thí nghiệm trong các hoạt động
khám phá cho trẻ 3 – 4 tuổi.
Biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần)
Một số kết quả đạt được
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Khuyến nghị
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


4
4
5
7
8
15
17
17


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên đề tài

““Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành
trải nghiệm với môi trường tự nhiên”
2. Cơ sở lý luận:
“Xung quanh ta có bao điều kì lạ
Mà ta mới biết chẳng được bao nhiêu”
Đây chính là lời của một bài hát mà khi cất tiếng hát lên mỗi đứa trẻ đều
hứng thú nhún nhảy hát theo bởi những ca từ bay bổng, hồn nhiên về thế giới
bao la kỳ diệu đã kích thích trẻ tìm tịi khám phá về thế giới sự vật hiện tượng tự
nhiên xung quanh trẻ. Thế giới xung quanh trẻ có nhiều điều mới lạ sinh động
đầy hấp dẫn. Trẻ sẽ dễ bị lôi cuốn vào thiên nhiên kỳ thú có trong mơi trường tự
nhiên. Và chính mơi trường tự nhiên đã mang lại cho trẻ những trải nghiệm mới
lạ, giúp trẻ suy nghĩ, tìm tịi và tìm cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất thông
qua những điều mà trẻ được khám phá, thực hành trải nghiệm.

Ngay từ khi cịn nhỏ cịn nhỏ trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế
giới xung quanh. Nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa
tự khám phá về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ
chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám
phá về môi trường xung quanh. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh
sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kĩ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được
phát triển về các mặt: Đức – Trí - Thể - Mĩ - Lao động.
Hoạt động tổ chức cho trẻ mầm non tham gia thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên sẽ giúp trẻ củng cố kiến thức, hình thành và phát triển
những kiến thức ban đầu về sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ, nhằm
giúp trẻ phát triển nhận thức và mở rộng vốn hiểu biết về thế giới khách quan
2


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

xung quanh thế giới con người. Từ đó, giáo dục cho trẻ thái độ ứng xử đúng đắn
với môi trường tự nhiên, thái độ tôn trọng và giữ gìn mơi trường xanh - sạch đẹp.
Cho trẻ tiếp cận với khoa học và các thí nghiệm khoa học sẽ tạo điều kiện
rất tốt để hình thành cho trẻ tâm hồn trong sáng, lịng nhân ái, tình u thương
gia đình và thiên nhiên khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ. Từ đó giúp
trẻ có thể học hỏi, tìm tịi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm
cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống.
Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ
Mẫu giáo bé nói riêng, các nhà tâm lí học, giáo dục học đã chỉ ra rằng, q trình
tìm hiểu mơi trường xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải
nghiệm theo phương thức “học mà chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối
với trẻ. Đặc biệt, việc sử dụng trị chơi, thí nghiệm đơn giản ln tạo cho trẻ sự
hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tị mị, ham hiểu

biết, thích khám phá, tìm tịi, phát triển óc quan sát, phán đốn và các năng lực
hoạt động trí tuệ từ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu mơi trường
xung quanh.
Nhận thức rõ về những lợi ích mang lại cho trẻ thông qua các hoạt động
trải nghiệm. Tôi rất quan tâm và trăn trở về việc làm sao để có những phương
pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu
thế giới xung quanh. Chính vì thế tơi đã lựa chọn đề tài cho sáng kiến kinh
nghiệm của mình là: “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên”
2. Mục đích nghiên cứu:

Giúp giáo viên tìm ra được phương pháp rèn luyện cho trẻ nâng cao ý thức
hoạt động trải nghiệm với môi trường tự nhiên.
Giúp cá nhân trẻ ý thức hơn về hoạt động trải nghiệm với môi trường tự
nhiên.

3


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

Giúp cho phụ huynh quan tâm hơn đến vấn đề hoạt động trải nghiệm với
môi trường tự nhiên cho trẻ khi ở nhà.
Trẻ có thể học hỏi, tìm tịi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh
nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống.
4. Đối tượng nghiên cứu
“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải
nghiệm với môi trường tự nhiên”
5. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:

Đề tài được thực hiện trong năm học 2022 - 2023. Tại lớp mẫu giáo bé 3
-4 tuổi C2 nơi tôi công tác. Với số trẻ là 18 cháu.
6. Phương pháp thực hiện:
Nhóm phương pháp dùng lời
Nhóm phương pháp thực hành
Phương pháp trò chuyện
Phương pháp giảng giải
Phương pháp giao việc.
7. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tàì
Thời gian từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 04 năm 2023 (Một năm học).
Tại lớp mẫu giáo bé 3 tuổi C2, nơi tôi đang công tác.
PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
tổng kết kinh nghiệm
Môi trường tự nhiên là môi trường xung quanh chúng ta nó bao gồm tất cả
các sự vật hiện tượng tự nhiên. Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ là đối tượng
để giúp trẻ có thể tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm và là phương tiện để giáo dục.
Môi trường tự nhiên luôn chứa đựng các yếu tố cần thiết để hình thành phát
triển, giáo dục tình cảm của trẻ đối với con người với con người và sự vật hiện
tượng tự nhiên xung quanh trẻ. Từ khi sinh ra, trẻ đã được tiếp cận với các yếu
tố của mơi trường tự nhiên như (khơng khí, nước, ánh sáng, động vật, thực
4


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

vật...). Theo quá trình lớn lên, phạm vi tiếp xúc của trẻ với các yếu tố ngày càng
rộng dần. Vì vậy, tất cả những sự vật hiện tượng tự nhiên gần gũi với trẻ, có mối
quan hệ mật thiết với cuộc sống hàng ngày của trẻ và được trẻ tiếp cận trẻ được

khám phá về môi trường tự nhiên.
Cho trẻ tìm hiểu mơi trường tự nhiên đây là một trong những nội dung cơ
bản, có vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Hoạt động tổ
chức cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên đã giúp trẻ phát triển
vốn hiểu biết của bản thân về sự vật, hiện tượng tự nhiên, nhằm giúp thỏa mãn
nhu cầu nhận thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan và phát
triển ngơn ngữ cho trẻ. Giáo dục cho trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với môi
trường tự nhiên trẻ thể hiện tình u với cái đẹp, ln tơn trọng và gìn giữ mơi
trường tự nhiên.
Thơng qua việc cho trẻ làm các thí nghiệm, địi hỏi trẻ phải sử dụng tích
cực các giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng
phân tích, so sánh, đối chiếu, suy luận, phán đoán, tổng hợp. Nhờ vậy khả năng
cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng kết quả thu được
sẽ trở nên cụ thể, sinh động hấp dẫn hơn. Với tầm quan trọng như vậy nên tôi
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4
tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên”
2. Cơ sở thực tiễn
Lứa tuổi mẫu giáo trẻ rất hiếu động, ham muốn học hỏi, tìm hiểu về thế
giới tự nhiên và xã hội trẻ học thông qua chơi. Động cơ trẻ học không phải là
nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học của xã hội loài người mà cái thúc đẩy trẻ học
là sự thoả mãn trí tị mị, là sự thoả mãn nhu cầu được tham gia vào một cuộc
chơi, một thú vui nào đó. Với chương trình giáo dục mầm non mới cho phép
người giáo viên phát huy hết khả năng và sáng tạo của mình trong việc vận dụng
những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Từ những tính
chất vật lí, hố học của những sự vật hiện tượng quen thuộc trong tự nhiên mà
chúng ta có thể tiến hành những thí nghiệm nhỏ, những trị chơi khoa học vui.
Qua đó, trẻ mầm non bắt đầu được tìm hiểu những điều kì thú trong thế giới

5



“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

xung quanh, được tận mắt nhìn thấy những biến hố của sự vật hiện tượng mà
có lẽ trẻ tưởng chừng chỉ có trong những câu chuyện cổ tích.
Tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá thế giới xung quanh từ lâu đã được
đưa vào chương trình Giáo dục Mầm non. Thực tế giáo viên Mầm non đã rất
quan tâm, đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá và
đạt được một số hiệu quả nhất định. Đó là trẻ đã có những kiến thức, hiểu biết
về một số sự vật, hiện tượng xung quanh như biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của
các sự vật, hiện tượng, thơng qua đó cũng đã hình thành cho trẻ một số kĩ năng
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non hiện nay
cũng cho thấy, trị chơi, thí nghiệm đơn giản đã dần được sử dụng như một
phương pháp, phương tiện hữu hiệu trong quá trình tổ chức cho trẻ khám phá,
tìm hiểu mơi trường xung quanh. Nhưng cũng tồn tại một vấn đề khác, đó là
giáo viên thường rất ngại việc tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ, nhiều giáo
viên chỉ nghĩ đơn thuần các hoạt động khám phá chỉ tổ chức trong giờ hoạt động
chung và rất khó khăn trong việc tìm các hoạt động phù hợp để trẻ tích cực
khám phá và lĩnh hội kiến thức. Số lượng thí nghiệm chưa nhiều, nội dung
nghèo nàn, ít hấp dẫn đối với trẻ, trẻ ít được tổ chức làm thí nghiệm. Giáo viên
cịn lúng túng trong việc thiết kế và sử dụng trị chơi, thí nghiệm linh hoạt, mang
tính phát triển, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và điều kiện thực tiễn của
trường lớp, địa phương. Từ đó dẫn tới các kiến thức của trẻ nắm bắt được chưa
chắc chắn, trẻ hay quên, hay nhầm lẫn giữa các sự vật, hiện tượng, các kĩ năng
của trẻ chưa được rèn luyện dẫn tới hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa hình thành
được thói quen chủ động cho trẻ. Chính vì vậy việc nghiên cứu và đưa : “Một số
biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên” vào trong các hoạt động của trẻ thật sự cần thiết nó đáp
ứng được nhu cầu khám phá của trẻ, kích thích khả năng tư duy tiềm ẩn trong

mỗi cá thể trẻ. Từ đó kích thích trẻ tự trải nghiệm, tự khám phá về thế giới xung
quanh qua đó giúp trẻ phát triển một cách tồn diện.
3. Khảo sát thực trạng
Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé
3 - 4 tuổi với số trẻ là 18 cháu, trong đó có 10 cháu trai và 8 cháu gái. Trong tiến
trình thực hiện tơi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
6


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

a. Thuận lợi:
- Lớp có 2 giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- Được sự quan tâm của Phịng Giáo dục huyện Ba Vì, các cấp, các ngành
đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám Hiệu nhà trường luôn tạo
điều kiện cho giáo viên tham quan học hỏi các trường bạn và bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ năng lực. Và đặc biệt nhà trường rất quan tâm trong việc cải tạo
mơi trường chăm sóc cảnh quan để tạo mơi trường xanh – sạch – đẹp thân thiện
môi trường tự nhiên qua các góc thiên nhiên và qua sân vận động của nhà
trường, giúp trẻ có một sân chơi sạch sẽ và trẻ có thể vui chơi thỏa thích.
- Là 1 giáo viên trẻ, nhanh nhẹn, hoạt bát, có năng lực về chun mơn, có
lịng say mê tìm tịi, sáng tạo, thường xuyên trau dồi những kiến thức về môi
trường xung quanh để trẻ hoạt động, tận dụng những vật liệu phế thải nguyên
vật liệu thiên nhiên sẵn có để biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ
chơi đơn giản giúp trẻ được học được khám phá.
- Trẻ trong lớp mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, ham học hỏi, hiếu động
thích tìm tịi khám phá các hoạt động do cơ tổ chức, có khả năng ghi nhớ tốt.
- Phụ huynh luôn sẵn sàng hợp tác, ủng hộ nguyên vật liệu học tập cần
thiết trong quá trình dạy và học của cơ và trẻ.

b. Khó khăn:
- Trong lớp có trẻ mới lần đầu tiên đến trường, chưa có nề nếp trong các
hoạt động. Nhận thức của trẻ không đồng đều.
- Ngơn ngữ của trẻ cịn hạn chế, một số trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả
được ý hiểu của mình đối với người khác.
- Trẻ ở tuổi mầm non cịn nhỏ chưa có kiến thức sâu rộng về các hiện
tượng cũng như là sự biến đổi kỳ diệu của các chất trong các thí nghiệm.
- Trường chưa có phịng thí nghiệm riêng cho trẻ.
- Đồ dùng, đồ chơi được làm từ ngun vật liệu thiên nhiên sẵn có cịn
hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến nội dung thí nghiệm cho trẻ.
C. Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài.

7


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

Năm học 2022 - 2023 lớp tôi được giao với sĩ số là 18 cháu. Căn cứ vào
số trẻ trên lớp tôi tiến hành khảo sát đầu năm với 100% số trẻ và có số liệu cụ
thể:
Bảng khảo sát trước khi thực hiện đề tài
TT

Đạt
SL
TL
5/18 28%


Nội dung khảo sát

1

Khả năng tư duy, phán đoán

2

Kỹ năng hợp tác trong nhóm, và 7/18
làm các thí nghiệm
Trẻ hiểu biết về mơi trường tự 6/18
nhiên
Trẻ có kỹ năng trong hoạt động 7/18
thực hành trải nghiệm

3
4

Chưa đạt
SL
TL
13/18
72%

39%

11/18

61%


33%

12/18

67%

39%

11/18

61%

Từ những kết quả thu được qua khảo sát thực tế tơi thấy đề tài mình đưa
ra là hợp lý, sát với thực tế và cần thiết nên tôi mạnh dạn xây dựng kế hoạch
thực hiện, bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi nghiên cứu, sưu tầm để tìm ra
những thí nghiệm đơn gian, dễ làm và mang lại hiệu quả cao đối với trẻ đồng
thời khơi gợi sự tị mị, thích thú, đam mê khi tham gia thực hiện một số thí
nghiệm trong hoạt động khám phá.
4. Các biên pháp thực hiện thí nghiệm trong các hoạt động khám phá
cho trẻ 3 - 4 tuổi.
Tôi đã lên kế hoạch xây dựng các biện pháp thực hiện sau:
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện một số thí nghiệm giúp trẻ
thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên.
- Biện pháp 2: Tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ thực hành trải nghiệm
- Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp tổ chức cho trẻ 3 - 4 tuổi thực hành
trải nghiệm với môi trường tự nhiên
- Biện pháp 4: Đưa công nghệ thông tin vào thí nghiệm giúp trẻ khám
phá hoa học.
- Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để cùng giúp trẻ thực hành thí
nghiệm khám phá khoa học đạt kết quả cao.

5. Biện pháp thực hiện ( biện pháp từng phần).
8


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

a. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện một số thí nghiệm giúp
trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên.
Trong những năm công tác giảng dạy lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi tơi ln
tìm tịi các tài liệu về khám phá khoa học để tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ
những nội dung khám phá khoa học của mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi. Nhằm giúp trẻ
mẫu giáo yêu thích và khám phá khoa học một cách hiệu quả nhất. Các thí
nghiệm mà tơi xây dựng, biên soạn cung cấp cho trẻ những kiến thức khoa học
đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, đồng thời nó cũng
kích thích tính ham hiểu biết và tìm tịi của trẻ. Từ sự hứng thú của trẻ, kết hợp
với các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của
thế giới xung quanh. Từ đó, trẻ nảy sinh tình u thiên nhiên, u cuộc sống…
Để phát triển niềm đam mê khoa học của trẻ, tơi thường khuyến khích trẻ quan
sát các sự vật (hiện tượng) ở xung quanh, để trẻ tự đặt câu hỏi và gợi mở giúp trẻ
tìm tịi những câu trả lời. Dựa vào đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ mẫu
giáo bé 3- 4 tuổi và kết quả khảo sát đầu đầu năm. Tơi đã tìm hiểu và nghiên cứu
các tài liệu về khám phá khoa học của nhà xuất bản giáo dục và nhà xuất bản Hà
Nội. Bên cạnh đó, tơi cũng tìm hiểu thêm các thơng tin, các tài liệu trên Internet,
trong sách báo, đặc biệt là các sách báo của ngành liên quan đến vấn đề đưa các
trị chơi thí nghiệm vào trong hoạt động khám phá khoa học rồi trao đổi với các
bạn đồng nghiệp.
Hình ảnh 1: Tài liệu về khám phá khoa học
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tơi đã có thể nắm được chính xác, đầy
đủ các nội dung, yêu cầu, cách tiến hành các trị chơi thí nghiệm giúp trẻ 3 - 4

tuổi khám phá khoa học. Và tôi đã thực hiện kế hoạch xây dựng các thí nghiệm
đã sưu tầm được và đưa vào từng tháng như sau:
TT

Tháng

1

9, 10, 11

2

12, 1, 2

3

3, 4, 5

Các thí nghiệm
Hình vẽ biết bơi, Mực tàng hình, tờ giấy kì diệu, Cái gì
hịa tan trong nước, Hạt cần gì để nảy mầm…
Biến đổi màu cho hoa, pháo hoa trong bình, Tìm đúng cây
qua lá, tạo gió, pha nước chanh,
Bong bóng xà phịng, vì sao ngọn nến tắt, soi trứng
Sự bốc hơi kỳ diệu của nước,
9


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”


Với cách lên kế hoạch này tôi đã đưa các thí nghiệm vào dạy trẻ, giúp trẻ
được trải nghiệm, khám phá.
b . Biện pháp 2: Tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ thực hành trải
nghiệm.
Là một giáo viên trực tiếp đứng trên lớp sau khi nắm được công tác chỉ
đạo của ban giám hiệu hướng dẫn thực hiện “xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm” trong đó việc tạo mơi trường cho trẻ thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên là hết sức quan trọng.
Nhà trường luôn tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
để phục vụ cho việc “Tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm với
mơi trường tự nhiên” như thiết kế vườn cổ tích, khu vui chơi cát nước, đường ra
vườn rau của bé, góc thiên nhiên của bé, sân vận động của nhà trường v.v... Để
trẻ được thực hành gieo hạt trồng cây chăm bón bắt sâu nhổ cỏ, tưới cho cây
hàng ngày, được quan sát tìm hiểu khám phá sự trưởng thành của cây hay để trẻ
chăm sóc góc thiên nhiên cùng cô, bể cát, bể nước với các loại chai lọ cho trẻ
thực hành, sự bốc hơi của nước, sự hòa tan, sự kỳ diệu của nước, hay trẻ được
thực hành trải nghiệm các hoạt động ở sân vận động như: Làm bánh, làm đèn
lồng, thổi bóng, làm chong chóng hay được tham gia các trị chơi cùng cơ ...
Ở tại nhóm lớp tơi đã tạo những vườn rau sạch, các loại hoa, cây cảnh của
lớp cho trẻ thực hành trải nghiệm hằng ngày trẻ được tưới hoa, chăm sóc cây và
quan sát sự phát triển của cây thơng qua góc thiên nhiên của lớp.
Trong nhóm lớp thực hiện tạo mơi trường theo chủ đề, trang trí chủ đề theo
hướng mở xuyên suốt 9 chủ đề trong năm học, thiết kế một số bài tập ở góc học
tập như chủ đề thực vật: Cây này thiếu gì? Cây nào lá ấy, ghép lại cho đúng, bạn
chọn quả nào, hạt nào quả ấy. Chủ đề hiện tượng tự nhiên thiết kế bài tập: Nhìn
hình ảnh đốn tên mùa, tìm đồ dùng phù hợp với thời tiết, gió mạnh gió nhẹ, ai
kể nhiều nhất... Các trị chơi cho trẻ học tập và thí nghiệm tìm hiểu mơi trường
thiên nhiên cho trẻ mẫu giáo thực hành trải nghiệm: Gieo hạt nảy mầm, có thể
trồng cây bằng gì?. Cây cần ánh sáng mặt trời và nước, hạt chuyển thành cây

như thế nào?. Vì sao cây cần rễ?. Lọ nào hoa tươi lâu hơn?. Điều gì xảy ra với 2
bơng hoa hồng ..., xây dựng góc thiên nhiên của lớp với các loại cát, sỏi, cây
xanh, bộ đồ làm vườn, bể nước, xốp, các loại đá, các chậu hoa, bể cá, các hình
hoa con vật cho trẻ in hình trên cát ... để trẻ cùng tìm hiểu khám phá.
10


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

Ví dụ: Với chủ đề thực vật: Thí nghiệm: "Hạt cần gì để nảy mầm" Trẻ sẽ
được quan sát hạt đỗ xanh ở 3 hộp bắt đầu làm thí nghiệm, hộp cơ cho ngập
nước, hộp thì cho bơng ẩm lót ở dưới, hộp để khơ.
Mục đích: Giúp trẻ hiểu được những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm.
Hình ảnh 2: Thí nghiệm hạt cần gì để nảy mầm
Để thực hiện tốt các hoạt động tôi đã phối kết hợp cùng với phụ huynh
bằng cách tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về thu gom phế liệu phục vụ cho
nhu cầu trải nghiệm của trẻ, được phụ huynh đồng tình và ủng hộ để làm đồ
dùng cho trẻ hoạt động ở các góc chơi: Góc thiên nhiên, góc vận động, góc học
tập....
Hình ảnh 3: Phụ huynh ủng hộ phế liệu
Ln tạo cơ hội để cho trẻ thích được tìm hiểu, khám phá, thí nghiệm và
sáng tạo ở các khu vực hoạt động vui chơi, nhằm giúp trẻ phát triển trẻ một cách
toàn diện theo các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển
ngôn ngữ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
Thông qua biện pháp tạo môi trường tự nhiên cho trẻ thực hành trải
nghiệm tôi thấy trẻ lớp tôi đã rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động ở các
góc mơi trường bên ngồi của nhà trường cũng như góc thiên nhiên của lớp, đã
giúp trẻ có những hiểu biết thêm về khám phá môi trường tự nhiên xung quanh
trẻ, giúp trẻ hiểu biết hơn về những lợi ích mà môi trường tự nhiên mang lại cho

con người là rất cần thiết và rất quan trọng.
c. Biện pháp 3 : Đổi mới phương pháp tổ chức cho trẻ 3 - 4 tuổi thực
hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên
Việc đổi mới phương pháp tổ chức tốt cho trẻ 3 – 4 tuổi thực hành trải
nghiệm với môi trường tự nhiên là rất cần thiết. Vì vậy tơi đã đưa ra một số biện
pháp cụ thể sau:
* Gây hứng thú cho trẻ trước khi tổ chức các hoạt động khám phá trải
nghiệm với mơi trường tự nhiên.
Có nhiều biện pháp khác nhau để gây hứng thú cho trẻ nhằm lôi cuốn trẻ
vào hoạt động khám phá. Việc gây hứng thú cho trẻ có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng, nó sẽ tạo cho trẻ những ấn tượng, sự tị mò của trẻ với từng đối tượng, sự
vật cụ thể. Theo tôi tùy vào nội dung khám phá cụ thể để có biện pháp gây hứng
thú khác nhau. Sau đây là một số thủ thuật gây hứng thú mà tôi đã áp dụng:
11


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

+ Gây hứng thú cho trẻ bằng hình thức tìm kiếm phát hiện:
Trước khi cho trẻ khám phá trải nghiệm một đối tượng nào đó, tơi thường
gây hứng thú cho trẻ bằng cách sử dụng hình thức tìm kiếm phát hiện qua việc
tạo các tình huống hấp dẫn, đưa ra các câu hỏi gợi mở, suy đoán để trẻ phát hiện
ra những điều mới lạ của đối tượng. Bởi vì đây là phần quan trọng nhằm lơi
cuốn trẻ vào hoạt động, để biến chú ý không chủ định của trẻ thành chú ý có chủ
định và đạt được mục đích đề ra, việc gây hứng thú cho trẻ trước khi tổ chức cho
trẻ khám phá một đối tượng nào đó rất quan trọng làm sao cho trẻ khơng bỡ ngỡ,
đột ngột về trạng thái tâm lý mà vẫn lơi cuốn trẻ vào hoạt động khám phá:
Ví dụ: Với đề tài “Khơng khí có ở khắp nơi”. Tơi tổ chức cho trẻ thổi
bong bóng sau đó lại làm xẹp bóng bay 1, 2 lần, lần sau cho trẻ buộc lại và hỏi

cái gì làm cho quả bóng căng lên? khơng khí ở sân vận động này có khơng? ở
ngồi trời có khơng khí khơng? ở sân chơi, vườn trường có khơng khí khơng?
Muốn trả lời được điều đó các con hãy chia thành từng nhóm và cùng bơm bóng
cao su xem quả bóng có căng lên khơng nhé.
Hình ảnh 4: Trẻ trải nghiệm thổi bóng bay
+ Tìm hiểu về “Tạo gió” để giúp trẻ biết cách tạo gió tơi cho trẻ ra ngoài
sân vận động cùng tham gia hoạt động trải nghiệm thổi bóng bay và làm chong
chóng ở sân vận động của nhà trường sau đó hỏi trẻ về cảm nhận ngày hơm đó
có gió khơng? đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ, chia sẻ kinh nghiệm: Gió là gì? gió có
tác dụng gì? nếu gió to q sẽ xảy ra hiện tượng gì?. Từ những câu hỏi mà tôi
đưa ra trẻ đã tham gia trả lời rất sơi nổi và nếu lên ý kiến của mình. Qua hoạt
động này trẻ rất hứng thú và tham gia rất nhiệt tình cùng cơ. Hay tơi cho trẻ tìm
hiểu “Gió có hại gì?” đặt câu hỏi cho trẻ thảo luận: Gió có hại gì? Sau đó làm thí
nghiệm: Đặt các ngôi nhà cô và trẻ làm trước quạt, bật quạt với tốc độ cao, cho
trẻ quan sát nhận xét. Kết hợp xem tranh ảnh, băng hình để giải thích cho trẻ
hiểu về tác hại của gió (cuốn bụi bặm, rác rưởi làm bẩn khơng khí, gió lạnh gây
cảm cúm, gió bão có thể làm đổ nhà cửa, cây cối gây nguy hiểm).
Như vậy, tùy thuộc vào mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên có
thể có nhiều cách sử dụng hình thức tìm kiếm phát hiện để gây hứng thú cho trẻ,
hướng trẻ vào các hoạt động một cách nhẹ nhàng và trẻ sẽ lĩnh hội tri thức một
cách rất tự nhiên.
* Tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm qua các hoạt động trong ngày.
12


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

Để kích thích tính tị mị sáng tạo của trẻ giáo viên có thể tổ chức cho trẻ
thực hành trải nghiệm với nhiều hình thức như trên tiết học, đi dạo chơi tham

quan, vui chơi, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy tổ chức cho trẻ
thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên được đưa vào các chủ đề. Những
kiến thức mà trẻ được tham gia trải nghiệm trẻ có thể tìm hiểu khám phá dưới sự
tổ chức hướng dẫn của cô giáo và diễn ra trong một thời gian thích hợp nhất
định.
*Hoạt động khám phá trên hoạt động học:
Ví dụ: Cái gì hịa tan trong nước.
Mục đích: Giúp trẻ hiểu được nước có thể hịa tan một số các chất lỏng và
khơng thể hòa tan chất rắn.
Chuẩn bị: 4 cốc nước , sỏi, muối, đường, cát
Cách tiến hành: Cô đặt câu hỏi cho trẻ trả lời:
+ Chất gì có thể hịa tan được trong nước? Sau khi trẻ trả lời xong, cô sẽ
mang các đồ dùng đã chuẩn bị: Muối, đường, cát, sỏi... ra và yêu cầu trẻ sẽ
cùng tham gia làm thí nghiệm.
+ Cho lần lượt Sỏi, muối, đường, cát vào 4 chiếc cốc lấy thìa khuấy đều.
+ Hỏi trẻ con có nhận xét gì?
+ Cái gì hồ tan cái gì khơng tan trong nước?
+ Vì sao?
Sau đó cơ đi đến kết luận: Nước có thể hịa tan một số đồ dùng như muối,
đường, khơng thể hịa tan một đồ dùng như sỏi, cát. Cứ như thế, bằng phương
pháp thử nghiệm trẻ rất tập trung quan sát, chú ý tìm tịi những điều mới lạ sảy
ra xung quanh trẻ.
Hình ảnh 5: Thí nghiệm cái gì hồ tan trong nước
* Hoạt động khám phá và thử nghiệm ở hoạt động ngoài trời.
Thời điểm hoạt động ngoài trời là thời điểm trẻ được tự do, hoạt động ngồi
trời được tự mình khám phá tìm hiểu mơi trường bên ngồi được thực hiện các
hoạt động trải nghiệm với mơi trường tự nhiên xung quanh trẻ.
Ví dụ: Trị chơi "Tìm đúng cây qua lá".
+ Mục đích:
- Giúp trẻ nhận biết, phân biệt được các loại cây qua lá mà trẻ đã chọn.

Phát triển tính nhanh nhẹn của trẻ.
13


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

+ Chuẩn bị: Các loại lá cây rụng ở sân trường (các cây xanh được trồng tạo
bóng mát).
+ Cách chơi: Chơi cả lớp.
Cơ chia cho trẻ ra ngồi sân trường và tự nhặt một loại lá cây rụng ở sân
trường, cho trẻ quan sát lá cây đó và suy nghĩ xem đó là lá của cây gì. Sau đó trẻ
vừa đi vừa hát bài: " Em yêu cây xanh", khi cơ nói “Tìm cây, tìm cây” thì các
con sẽ tìm nhanh về cây mà mình đang cầm lá trên tay.
*Hoạt động khám phá và trải nghiệm ở hoạt động góc.
Đối với trẻ mầm non hoạt động góc rất quan trọng trong chăm sóc giáo
dục trẻ, hoạt động chơi được đáp ứng nhu cầu trẻ đồng thời trẻ được tự mình
thỏa mãn nhu cầu được làm người lớn, nên khi cho trẻ hoạt động khám phá và
trải nghiệm ở hoạt động góc tơi thấy trẻ rất hào hứng tham gia hoạt động.
Ví dụ: Góc phân vai trẻ thực hành hành động vắt nước chanh hoặc cam
Chuẩn bị : Cốc, đường, dao, nước, quả chanh đã được cắt
Cách tiến hành: Đổ nước vào cốc, cho 2 – 3 thìa đường vào khuấy cho
tan, dùng dụng cụ vắt nước chanh lấy nước và bỏ hạt. Sau đó đổ nước chanh
vừa vắt vào cốc nước đường và khuấy đều lên.
Thông qua hoạt động giúp các con có kỹ năng pha nước chanh và lợi ích
của nước chanh đối với con người.
Hình ảnh 6: Vắt nước chanh
- Góc học tập: Thí nghiệm chất tan và chất không tan, sự bốc hơi của nước,
những viên sỏi kỳ diệu, vì sao ngọn nến tắt, biến đổi màu cho hoa.....
Ví dụ: Thí nghiệm: Vì sao nến tắt

Chuẩn bị: Nến, nước màu, ly thủy tinh
Cách làm: Rót màu nước vào đĩa. Đặt ngọn nến đang cháy lên đĩa. Dùng ly
đậy cây nến. Nến cháy yếu dần đi và tắt. Nước trong đĩa được hút vào ly. Ngọn
nến đốt hết khơng khí trong ly thì tắt và hút khơng khí từ bên ngồi vào.
Kết luận: Khơng khí cần cho sự cháy
Hình ảnh 7: Vì sao nến tắt
- Góc nghệ thuật: Nước đổi màu, nhuộm màu sỏi, màu cát, giấy khơng bị
ướt, mực tàng hình.
Ví dụ: Giấy khơng bị ướt
14


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

a. Mục đích: Trẻ biết được giấy khi được tô sáp màu sẽ không bị ướt.
b. Chuẩn bị: Giấy trắng, bút sáp màu, bàn cho trẻ tô.
c. Cách tiến hành: Cơ cho trẻ tơ kín một nửa tờ giấy bằng sáp màu rồi nhỏ
ít nước lên trên mặt giấy vừa tơ và nhỏ ít nước lên phần giấy chưa tô rồi quan
sát. Trẻ nhận ra sáp màu làm cho giấy khơng thấm nước. Trẻ có thể áp dụng khi
trời mưa nhỏ khơng có mũ
Hình ảnh 8: Thí nghiệm giấy khơng bị ướt
- Góc thiên nhiên: Trải nghiệm chìm nổi, trải nghiệm với sỏi màu, cát màu,
đong đếm nước, khám phá nguồn nước, chơi với nước, được thực hành gieo hạt
trồng cây, lau lá cây, in hình bàn tay bàn chân trên cát …
Hình ảnh 9: Thí nghiệm vật chìm vật nổi
d. Biện pháp 4: Đưa cơng nghệ thơng tin vào thí nghiệm giúp trẻ
khám phá hoa học
Ứng dụng thí nghiệm vào hoạt động khám phá cho trẻ mầm non không
thể thiếu sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Nó giúp giáo viên tiết kiệm thời

gian và cơng sức chuẩn bị đồng thời giúp trẻ được mở rộng thêm kiến thức.
Chính vì vậy trước khi thực hiện thí nghiệm nào đó tơi cho trẻ quan sát các hiện
tượng xảy ra trong thực tế bằng các video trình chiếu trên màn hình sau đó sẽ
hướng dẫn trẻ hay tiến hành làm thí nghiệm liên quan đến hiện tượng đó cho trẻ
quan sát.
Ví dụ 1: Với thí nghiêm lốc xốy mini: Tơi cho trẻ quan sát hiện tượng lốc
xốy (vịi rồng) được hình thành trong tự nhiên là hiện tượng một luồng khơng
khí xốy trịn mở rộng từ một đám mây rơng xuống mặt đất. Sau đó tơi làm thí
nghiệm lốc xoáy mini cho trẻ quan sát, với động tác xoay trịn chai nước để tạo
ra lốc xốy cuốn những hạt kim sa chuyển động nhìn cũng giống như những đồ
vật bị vòi rồng cuốn đi. Như vậy trẻ sẽ dễ dàng hiểu được sự hình thành lốc xốy
Ví dụ 2: Với thí nghiệm bong bóng xà phịng, trẻ tạo ra những bong bóng
có kích thước nhỏ, cơ mở rộng cho trẻ xem thêm video để trẻ biết thêm khi cho
thêm mốt số thành phần khác thì bong bóng xà phịng sẽ có kích thước khổng lồ
và dụng cụ tạo bong bóng cũng phải to hơn (Ví dụ: 6 bát nước, 1/2 bát nước rửa
chén, 1/2 bát bột bắp, 1/2 muỗng canh bột nở, 1 muỗng canh glycerine để tạo ra
bong bóng khổng lồ)…
Hình ảnh 10: Cơ cho trẻ xem lốc xốy vịi rồng và bong bóng xà phịng
15


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã lơi cuốn trẻ, cho trẻ
có cái nhìn chân thật nhất về thế giới xung quanh có biết bao điều kỳ diệu đang
chờ chúng ta khám phá.
e. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để cùng giúp trẻ thực
hành thí nghiệm khám phá đạt kết quả cao.
Để giúp trẻ phát triển tồn diện thì việc phối kết hợp giữa nhà trường và

gia đình là vơ cùng quan trọng. Chính vì vậy, giáo viên cần phải trao đổi thường
xuyên việc học tập và vui chơi của trẻ tới các bậc phụ huynh, để việc học của trẻ
được tốt nhất khi đến trường cũng như khi về nhà. Ngay từ đầu năm học tôi đã
xây dựng nội dung tuyên truyền tới các bậc phụ huynh giúp các con thực hành
thí nghiệm trong hoạt động khám phá như:
- Thơng báo theo từng tháng chương trình các con đang học, các thí
nghiệm, trị chơi cơ sẽ tiến hành để các bậc phụ huynh nắm được.
- Vận động phụ huynh đóng góp các nguyên liệu: Vỏ hộp, chai lọ, xi
măng, cát…để các thí nghiệm của trẻ được phong phú.
- Thơng báo qua góc tuyên truyền của lớp. Gửi nội dung về kế hoạch
khám phá khoa học qua tin nhắn trên zalo của lớp tới phụ huynh để các bậc phụ
huynh nắm bắt tình hình, quan tâm, giải thích và cùng làm tại nhà với trẻ.
- Trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ để
phụ huynh hiểu được các nội dung và yêu cầu thực hiện trong từng tháng.
Sau khi thực hiện biện pháp rất nhiều phụ huynh phấn khởi khi thấy trẻ
được tham gia thí nghiệm khám phá khoa học. Nhiều phụ huynh đã cùng trẻ
thực hiện được các thí nghiệm tại nhà: Chọc bóng bay mà khơng vỡ, bóng hình
các con vật, bình thơng nhau, bong bóng xà phịng...
- Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh mà những
giờhoạt động khám phá của trẻ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn, đồng thời tạo
cho trẻ niềm đam mê với các thí nghiệm khoa học.
Ngồi ra tơi cịn hướng dẫn phụ huynh một số trị chơi, thí nghiệm đơn giản
mà tôi đã thiết kế để tuyên truyền với phụ huynh để cho trẻ thực hành trải
nghiệm ở gia đình trẻ như:
* Ví dụ: Trứng nổi trên nước
Chuẩn bị: 2 quả trứng, 2 ly nước, một ít muối.
16


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với

môi trường tự nhiên”

Cách tiến hành: Cốc 1: Đổ nước tinh khiết bình thường vào. Cốc 2: Đổ
nước nóng và cho từ 4-5 thìa muối, khuấy để muối tan hồn tồn. Khi nước
nguội trở lại thì ta sẽ thí nghiệm và quan sát hiện tượng. Thả một quả trứng vào
cốc thứ nhất, bạn sẽ thấy trứng nhanh chóng chìm xuống đáy. Tuy nhiên, khi thả
trứng vào hai cốc còn lại, trứng sẽ nổi lên.
* Ví dụ: Thử nghiệm âm thanh:
Thử nghiệm để thấy âm thanh đi qua khơng khí bằng cách nói chuyện thơng
qua ống giấy cuộn trịn. Tạo một “Điện thoại” bằng 2 ly giấy, gắn với một sợi
giây dài thông qua điểm tâm của mỗi ly. Kéo dây chặt và nói chuyện qua điện
thoại. Cho trẻ tìm hiểu các nhạc cụ để thấy âm thanh được tạo ra: Bộ gõ, đàn
phím, đàn dây hay các loại vỏ hộp bánh cũng có thể tạo ra các loại âm thanh
khác nhau...
Hình ảnh 11: Phụ huynh cùng trẻ thực hiện thí nghiệm tại nhà
6. Một số kết quả đạt được
Sau một thời gian áp dụng những biện pháp này, cùng với sự chỉ đạo hướng
dẫn của Ban giám hiệu nhà trường, sự đóng góp ý kiến của chị em đồng nghiệp
trong trường qua các buổi dự giờ và sinh hoạt chuyên môn. Tôi đã thu được
những kết quả như sau:
Bảng kết quả sau khi thực hiện đề tài
TT

1

2

3
4


Kết quả đầu năm
Kết quả cuối năm
Nội dung khảo Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
TL
SL
TL SL
TL
SL
TL
sát
%
%
%
%
Khả năng tư duy, 5/18 28% 13/18 72%
15/18 83% 3/18 17%
phán đoán
Kỹ năng hợp tác 7/18 39% 11/18 61%
trong nhóm, và
17/18 94% 1/18 6%
làm
các
thí
nghiệm
Trẻ hiểu biết về 6/18 33% 12/18 67%
mơi trường tự

16/18 88% 2/18 12%
nhiên
Trẻ biết sử dụng 7/18 39% 11/18 61% 16/18 88% 2/18 12%
17


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

các nguyên vật
liệu tái tạo sẵn có
từ thiên nhiên
* Đối với giáo viên:
Giúp giáo viên có kinh nghiệm hơn trong việc thu thập các nguyên liệu
thiên nhiên và tạo môi trường cho trẻ thực hành trải nghiệm với mơi trường tự
nhiên.
Giúp giáo viên có nhiều sáng tạo linh hoạt hơn, gây hứng thú cho trẻ tích
cực tham gia hoạt động trải nghiệm với môi trường tự nhiên.
Giáo viên đã sáng tạo hơn trong việc thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt
động cho trẻ tìm hiểu, khám phá môi trường tự nhiên. Từ niềm say mê mà kết
quả chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên rỏ rệt.
Giúp tôi nắm rõ về khả năng nhận thức của từng trẻ để từ đó xây dựng kế
hoạch thực hiện một số thí nghiệm sao cho phù hợp. Ứng dụng được nhiều hơn
những tri thức về khoa học trong cơng tác giảng dạy của mình. Đồng thời kết
nối giữa nhà trường và phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ.
* Đối với phụ huynh:
Thơng qua các thí nghiệm phụ huynh thấy được khả năng của con em
mình có thể làm được nhiều điều mà trước nay cha mẹ chưa nghĩ là trẻ có thể
làm được. Những trị chơi thí nghiệm đã tạo sự kết nối giữa cha mẹ và trẻ
- Phụ huynh nhìn nhận về việc học và vui chơi của con mình, nhận thấy

được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với sự phát triển của trẻ là rất
cần thiết, cùng giáo viên trong việc tìm kiếm ngun vật liệu sẵn có ở địa
phương để làm đồ dùng, đồ chơi và cho trẻ được hoạt động trải nghiệm với môi
trường thiên nhiên nhiều hơn.
*Đối với trẻ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá mơi
trường tự nhiên, ln có nhu cầu tìm tịi, khám phá.
- Trẻ có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, tích cực tham gia vào hoạt động
cùng cơ và có nhiều sáng tạo hơn khi được trải nghiệm với môi trường tự nhiên.
- Trẻ thoải mái, được hít thở khơng khí trong lành, thỏa mãn nhu cầu tìm
hiểu khám phá của trẻ với mơi trường tự nhiên.

18


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

- Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cơ, có tinh
thần tập thể đồn kết khi chơi.
- Trẻ có một mơi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn với nhiều điều
tưởng chừng rất quen thuộc nhưng đầy bất ngờ.
- Trẻ được chơi nhiều trò chơi mang lại nhiều kiến thức mới lạ khơng ngờ.
- Trẻ được phỏng đốn, xem xét, quan sát và khám phá các sự vât, hiện
tượng xung quanh bằng tất cả các giác quan.
- Trẻ được hoạt động, làm những công việc phục vụ cho bản thân và thấy rất
hào hứng, tự hào khi mình được tin tưởng, đây cũng là dịp để trẻ thể hiện bản thân,
chiến thắng chính mình khi tham gia vào những trị chơi và thí nghiệm này.
- Trẻ được kích thích trí tị mị ln tìm hiểu và giải thích về các sư vật và
hiện tượng xung quanh từ đó hình thành óc suy luận, khả năng phán đốn, tư

duy. Chính những trị chơi, thí nghiệm sẽ ni dưỡng ước mơ nghiên cứu khoa
học ngay từ giai đoạn này.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Từ những giải pháp và kết quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp
trên trong năm học vừa qua đã tạo cho tôi sự đam mê nghề nghiệp và cũng từ
đây tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn trẻ thực
hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên là rất quan trọng. Phải có sự sáng tạo,
ln tạo ra các tình huống có vấn đề buộc trẻ phải suy nghĩ, trải nghiệm, giáo
viên phải biết cách tổ chức các hoạt động phong phú, sử dụng linh hoạt các biện
pháp giáo dục khác nhau một cách hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào
các hoạt động trải nghiệm với mơi trường tự nhiên.
Việc lựa chọn, sử dung các trị chơi thiết kế và sưu tầm phải phù hợp với
mục đích, nội dung đặt ra trong mỗi bài học, mỗi giai đoạn, thực hiện theo
tháng. Phù hợp với sự hiểu biết, khả năng nhận thức của trẻ để đảm bảo tính
phát triển.

19


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

Dựa vào đặc điểm cá nhân trẻ trong lớp mà lựa chọn các trị chơi, thí
nghiệm cho phù hợp. Những trẻ kém, chậm thì chọn những trị chơi đơn giản, sau
đó nâng dần độ khó để tạo cho trẻ sự tự tin về những thành công đã đạt được.
Để tổ chức tốt các thí nghiệm, cần làm tốt cơng tác chuẩn bị như: Đồ
dùng, đồ chơi an tồn, phù hợp, bố trí thời gian, chỗ chơi, làm thí nghiệm hợp lí.
Khi các trị chơi, thí nghiệm đã trở nên quen thuộc với trẻ. Trẻ đã nắm
được luật chơi, cách chơi của trò chơi và các thao tác làm thí nghiệm, cơ khuyến

khích và tạo điều kiện để trẻ tự tổ chức trị chơi, thí nghiệm với bạn vào các thời
điểm khác nhau trong ngày.
Thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức, tích cực thiết kế
các bài tập thực hiện hoạt động thực hành trải nghiệm với mơi trường tự nhiên
để tạo mơi trường trong và ngồi lớp học, đồng thời vận dụng mơi trường sẵn có
để trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên. Giáo viên luôn giữ mối
quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, phối hợp với phụ huynh hỗ trợ sưu tầm thêm
nguyên vật liệu thiên nhiên và hướng dẫn phụ huynh cho trẻ được trải nghiệm
với thiên nhiên nhiều hơn khi ở nhà.
II. KHUYẾN NGHỊ
1. Đối với phòng giáo dục
- Tổ chức các chuyên đề về phát triển nhận thức đặc biệt là ứng dụng các
thí nghiệm khoa học vào hoạt động khám phá để giáo viên chúng tôi học tập.
2. Đối với nhà trường
Ban giám hiệu thường xuyên phát động phong trào thi đua khích lệ giáo
viên trong trường sáng tạo, thiết kế xây dựng một số trị chơi, thí nghiệm ứng
dụng trong quá trình giảng dạy. Vinh danh cá nhân , tập thể có những thiết kế
sáng tạo mang lại hiệu quả cao.
Trang bị thêm đồ dùng đồ chơi, đồ dùng khám phá khoa học giúp giáo
viên và trẻ có cơ hội thực hiện các thí nghiệm. Bổ sung thêm nhiều sách, báo,
cho cơ và trẻ có tài liệu tham khảo…
Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm giúp giáo viên
trao đổi kinh nghiệm, góp ý cách lựa chọn thí nghiệm trong hoạt động khám phá

20


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”


Nhà trường nên tạo điều kiện để trẻ có thể được đi tham quan các di tích
các cơng ty có ở địa phương nâng cao tầm hiểu biết cho trẻ vào thế giới xung
quanh.
Tổ chức các tiết dạy thực hành, cũng như phát động phong trào sáng tạo
các hoạt động khám phá trải nghiệm môi trường tự nhiên cho toàn thể giáo viên
trong trường học tập để ứng dụng vào hoạt động giảng dạy hàng ngày cho trẻ ở
mỗi độ tuổi.
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, tương lai của đất nước bắt đầu từ
thế hệ mầm non chúng ta hãy hành động vì tương lai tươi sáng của đất nước.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về những biện pháp
“Ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt động khám phá cho trẻ 3 - 4 tuổi”.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để sáng
kiến của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2023
Tác giả

Nguyễn Thuý Hoà

21


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non.
2. Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm Non NXB Hà Nội Nguyễn Bích Thuỷ (Chủ
biên)
3. Giáo dục tích hợp ở bậc mầm non NXB ĐHSP Nguyễn Thị Hoà

4. Hướng dẫn tổ chức thực hiện “ Chương trình giáo dục mầm non”.
5. Làm đồ dùng đồ chơ từ vật liệu thông thường của Đàm Thị Xuyến.
6. Sách hướng dẫn hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non.
7. Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non tác giả (Trần Thị Ngọc
Trâm – Nguyễn Thị Nga)
8. Các thông tin truyền thông báo, đài, tivi, mạng internet.

22


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

Hình ảnh 1: Tài liệu về khám phá khoa học ( biện pháp 1 trang 6)

Hình ảnh 2: Thí nghiệm hạt gì cần để nảy mầm (biện pháp 2 trang 7)

23


“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

Hình ảnh 3: Phụ huynh ủng hộ phế liệu (biện pháp 2 trang 7)

Hình ảnh 4 : Trẻ trải nghiệm thổi bóng bay (biện pháp 3 trang 8)

Hình ảnh 5: Thí nghiệm cái gì hồ tan trong nước (biện pháp 3 trang 9)

24



“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với
môi trường tự nhiên”

Hình ảnh 6: Vắt nước chanh
Hình ảnh 7: Vì sao nến tắt
(Biện pháp 3 trang 10)

Hình ảnh 8: Thí nghiệm giấy khơng bị ướt biện pháp 3 trang 10

Hình ảnh 9 : Thí nghiệm vật chìm vật nổi biện pháp 3 trang 10

25


×