Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH SUY DINH DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.34 KB, 11 trang )

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH SUY DINH DƯỠNG
MỤC TIÊU
1.
2.
3.
4.
5.

Trình bày được định nghĩa và phân loại SDD
Trình bày các yếu tố liên quan đến SDD và cơ chế liên quan đến dinh dưỡng
Nắm vững nguyên tắc dinh dưỡng cho người SDD
Hướng dẫn cho người SDD nhu cầu các chất dinh dưỡng hàng ngày
Trình bày được phương pháp phịng SDD

ĐẠI CƯƠNG
Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không
đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao. Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng chỉ số cân nặng
của cơ thể (BMI) để xác định một người nào đó bị suy dinh dưỡng. Hầu hết người ta xác định một người bị suy dinh
dưỡng khi chỉ số BMI < 18,5. Tuy nhiên cũng có nơi xác định một người bị suy dinh dưỡng khi BMI < 20. Một điều
quan trọng là chỉ số BMI chỉ là cách ước lượng thống kê cũng tuỳ thuộc vào vùng, miền và giới tính. Trong một số
trường hợp, một người có BMI < 18,5 nhưng có thể có sức khỏe tốt.
Nguyên nhân cơ bản của suy dinh dưỡng là sự thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết ban đầu cho cơ thể trong các thức
ăn, nguyên nhân này chiếm hơn 50% số trong các vùng ởChâu Phi và phía nam Châu Á. Hệ quả của sự kém dinh
dưỡng hay thiếu ăn có thể tiếp tục bị phát triển việc suy dinh dưỡng do bệnh tật, ngay cả những bệnh dễ xử lý
như tiêu chảy, và có thể dẫn đến cái chết.
Suy dinh dưỡng là bệnh khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Theo WHO, hiên nay ở các nước đang phát triển
có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng và hàng năm có 12,9 triệu trẻ em chết vì bệnh tât như viêm phổi, ỉa
chảy, ho gà..., trong đó 50% số trẻ tử vong có liên quan đến suy dinh dưỡng.
Hiện nay, tại Việt Nam còn gần 1 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng Quốc gia).
Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng cho người trưởng thành
( thống nhất sử dụng bảng phân loại của tổ chức y tế thế giới năm 2000)


Tình trạng dinh dưỡng

Chỉ số BMI

Gầy
Gầy độ 1
Gầy độ 2
Gầy độ 3
Bình thường
Thừa cân
Tiền béo phì
Béo phì
Béo phì 1
Béo phì 2
Béo phì 3

< 18.5
17.00-18.49
16.00- 16.99
< 16.00
18.50 -24.99
>25.00
25.00- 29.99
>30.00
30.00- 34.99
35.00- 39.99
>40.00




Phân loại mức độ dinh dưỡng ở trẻ em:

BMI =
Ghi chú:
W (Weight):cân nặng tính theo
kilơgam (kg)
H(Height):chiều cao tính theo
mét (m)


 Phân loại mức độ suy dinh dưỡng dựa vào cân nặng theo tuổi (theo WHO 1981)
( 1SD  10% cân nặng)


Suy dinh dưỡng độ 1: Cân nặng dưới 2SD đến 3SD; tương đương với cân nặng còn 70 - 80%
trọng lượng của trẻ bình thường.



Suy dinh dưỡng độ 2: Cân nặng dưới 3SD đến 4SD; tương đương với cân nặng cịn 60 - 70%
trọng lượng của trẻ bình thường.



Suy dinh dưỡng độ 3: Cân nặng dưới 4SD; tương đương với cân nặng cịn dưới60% trọng lượng
của trẻ bình thường.

 Dựa vào 2 chỉ tiêu là cân nặng so với chiều cao và chiều cao theo tuổi (theo Waterlow 1976)

Cân nặng so với chiều cao

Chiều cao so với tuổi
>80%

<80%

>90%

Bình thường

Gầy còm

<90%

Còi cọc

Gầy còm + Còi cọc



Gầy còm: suy dinh dưỡng cấp tính, mới xảy ra.



Cịi cọc: suy dinh dưỡng trong quá khứ.



Gầy mòn + còi cọc: suy dinh dưỡng mãn tính (đã bị suy dinh dưỡng từ lâu và hiện đang còn suy
dinh dưỡng).


 Dựa vào cân nặng theo tuổi phối hợp với triệu chứng phù (theo Wellcome 1970)

Phù
Cân nặng % so với chuẩn


Khơng

80 – 60%

Kwashiorkor

Suy dinh dưỡng

<60%

Marasmic + Kwashiorkor

Marasmus

SINH LÝ BỆNH VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
SINH LÝ BỆNH


Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai.


Giảm cung cấp:




Không cung cấp đủ lương thực thực phẩm



Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu.



Thức ăn chế biến không phù hợp, năng lượng thấp.



Tăng tiêu thụ:



Trẻ bệnh, nhất là bệnh kéo dài.



Nhiễm Ký sinh trùng đường ruột.



Thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý.



Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào

vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG


Giai đoạn sớm: (suy dinh dưỡng cấp độ nhẹ và vừa) :Thường chỉ có biểu hiện đứng cân kéo

dài hay sụt cân.


Giai đoàn toàn phát: (suy dinh dưỡng cấp độ nặng)

 Trẻ mệt mỏi, khơng hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm
mọc răng. Khi thăm khám thấy có thể biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp.
 Thể teo đét (Marasmus):
 Cung cấp thiếu năng lượng là chủ yếu.
 Cân nặng còn dưới 60% trọng lượng của trẻ bình thường (dưới - 4SD).
 Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt trơng như cụ già do mất tồn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi, má.


Thường xuyên rối loạn tiêu hoá: ỉa phân lỏng, phân sống.

 Trẻ có thể thèm ăn hoặc ăn kém.
 Tinh thần mêt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc.
 Cơ nhão ảnh hưởng đến sự phát triển về vận động.
 Thể phù (Kwashiorkor):
 Cung cấp thiếu protid là chủ yếu.
 Cân nặng còn 60-80% trọng lượng của trẻ bình thường (từ -3SD đến - 4SD).
 Trẻ phù, phù từ chân đến mặt rồi phù toàn thân, phù trắng, phù mềm ấn lõm, phù xuất hiên từ từ.



 Da khơ, trên da có thể xuất hiên các mảng sắc tố ở bẹn, đùi: lúc đầu là những chấm đỏ rải rác, lan to dần rồi
tụ lại thành những đám màu nâu sẫm, sau vài ngày bong ra để lại lớp da non rỉ nước, rất dễ nhiễm trùng.
 Tóc thưa dễ rụng có màu hung đỏ, móng tay mềm dễ gẫy.
 Trẻ ăn kém, nôn trớ, ỉa phân sống lỏng có nhày mỡ.
 Trẻ hay quấy khóc, cơ nhão, kém vận động.
 Thể phối hợp (Marasmus - Kwashiorkor):
 Cung cấp thiếu năng lượng và thiếu protid.
 Cân nặng cịn dưới 60% trọng lượng của trẻ bình thường (dưới - 4SD).
 Người gầy đét, da bọc xương, má tóp; phù ở mu bàn chân và có thể có mảng sắc tố.
 Trẻ kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hoá.

 Tất cả trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng thường có thêm các triệu chứng thiếu máu, thiếu các loại vitamin,
nhất là vitamin A: dẫn đến khô mắt, loét giác mạc, nổ con ngươi lòi thuỷ tinh thể và thuỷ tinh dịch gây mù
loà vĩnh viễn.

CẬN LÂM SÀNG
 Thiếu máu nhược sắc: Hồng cầu giảm về số lượng, kích thước và nồng độ huyết cầu tố, Hct giảm, dự trữ
sắt, vitamine B12, axit folic.. giảm.
 Đạm máu: giảm, nhất là albumine trong thể phù.
 Giảm các men chuyển hoá.
 Giảm các chất điện giải nhất là trong thể phù.
 Rối loạn lipide máu.
 Suy giảm chức năng gan.

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG







Chế độ dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung
không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh
dưỡng hoặc khơng có thời gian chăm sóc con cái.
Ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hơ hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau
các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
Thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
Điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế,
văn hóa, dân trí. Đây là mơ hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.



Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay khơng các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường
xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa
trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG CHUNG:








Tăng cường thực phẩm giàu năng lượng .
Gia tăng thực phẩm giàu protein, vitamin, chất khoáng.
Ăn nhiều rau và trái cây.
Duy trì chế độ nghỉ ngơi và tập luyện thể dục phù hợp.

Cung cấp kiến thức về dinh dưỡng cho mọi người nhất là đối tượng phụ nữ trong thời kì mang
thai.

NHU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG HÀNG NGÀY

Ở trẻ em:
1. Nhu cầu của trẻ về năng lượng
Năng lượng của trẻ sẽ tăng theo từng độ tuổi, cụ thể như sau:

Với trẻ dưới 1 tuổi cần từ: 100 – 200 Kcal/Kg/ngày.

Với trẻ lớn hơn sẽ là: 1000 Kcal + 100 x tuổi. (với X là số tuổi của bé).
Ví dụ: với cơng thức trên thì bé 2 tuổi sẽ cần lượng calo cho 1 ngày = 1000+100×2=1200Kcal/ngày.
Mẹ có thể lấy nguồn năng lượng để cung cấp cho bé thông qua các loại thực phẩm như: chất bột đường có ở trong
gạo, hay trong bột mỳ, khoai, đường, mật…
Thức ăn hàng ngày của bé cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất béo, chất đạm và chất xơ từ rau
xanh hoặc hoa quả. Nhu cầu của bé về các nhóm này sẽ là:

Nhóm chất bột đường 10 – 15gram /kg/ngày, 1 gram bằng 4Kcal

Nhóm chất béo: một gram cho 9 Kcal

Nhóm chất đạm: một gram cho 4 Kcal
2. Nhu cầu của trẻ về protein hay chất đạm
Trẻ em cần nhiều đạm để xây dựng chất myelin, phát triển các mô, đổi mới tế bào, tổng hợp các men cho chuyển
hố các hooc mơn, các khống thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
Chất đạm bao gồm các loại axit amin. Trứng, sữa, thịt, cá tôm, chứa axit amin cơ bản thiết yếu. Chất đạm của đậu
nành và các loại đậu khác có chất lượng gần bắng đam thịt .
100 ml sữa mẹ cung cấp 61 Kcal , 88,3 gram nước, 1,5 gram protein, 3 gram lipid, 7 gram glucid. 100 gram thịt lợn
cá nạc cung cấp trung bình 20gram protein; thịt bị 100gram cho 26 gram protein.

Cách tính nhu cầu protein: trọng lượng cơ thể x 3.
Trung bình 2-3 gram/kg/ngày.
Nhu cầu chất đạm chiếm 12-14% nhu cầu năng lượng một ngày.
Trẻ 6-7 tháng khi đã ăn bổ xung, mỗi ngày chỉ cần ăn khoảng 20 gram protein (70 gam thịt, hoặc cá, tôm). Nếu ăn
trứng tương đương nửa lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.
3. Nhu cầu của trẻ về lipit hay chất béo
Lipit hay chất béo chiếm tới 60% thành phần của não là chất béo, đặc biệt nhiều nhất là axit photpho. Các chất khác
thì chuyển thành năng lượng để não hoạt động, riêng axit này được sử dụng để tạo nên chất myelin góp phần vào
dẫn truyền các xung động thần kinh. Ngồi ra, chất béo cịn có tác dụng để hòa tan các vitamin A, D, E, K.
Trẻ càng nhỏ tuổi thì nhu cầu về chất béo càng cao, tỉ lệ tương đương với % về năng lượng.

Trẻ từ 0-12 tháng : 1,5 – 2,3 gram /kg cân nặng/ngày.

Trẻ từ 1-3 tuổi : 1,5 – 2 g ram 1 kg cân nặng/ngày.
Bạn có thể cung cấp chất béo cho bé thông qua các loại thực phẩm như: dầu,mỡ, bơ, lạc, vừng, dầu thực vật, sữa
chứa axit béo chuỗi dài và khơng no…vừa có tác dụng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, vừa cần thiết cho sự
phát triển, tăng trưởng não bộ trẻ.


4. Nhu cầu của trẻ về các loại vitamin
Danh sách các loại vitamin bé cần nhất đó là: vitamin A, B1, B2, B12, C, E. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới não
bộ của bé, giúp hình thành abbumin của hệ thần kinh, giúp phát triển khả năng tư duy… ( như vitamin A, B1,
B2), đặc biệt là giúp làm chậm q trình lão hóa của não và các tế bào khác (vitamin E).
Có thể bổ sung cho bé các loại vitamin này nhờ các loại thịt như: thịt gà, thịt bò, cá tươi; các loại gan gà, gan lợn..;
hay các loại rau như: rau cải, lá su hào, cây cải dầu, cà rốt, đậu Hà Lan.. hay các loại hạt như: đậu, lạc, vừng đen.
5. Nhu cầu về chất khoáng và các yếu tố vi lượng
Nhu cầu về Sắt: Sắt có tác dụng tạo thành các sắc tố hồng cầu, có nhiệm vụ chính là đưa ơ-xy lên não. Có nhiều
trong rau câu, cá, tơm, gan lợn, hải thảo, vừng, sợi cà rốt, hạt đậu, đậu phụ miếng, cần Hà Lan, bột đậu vàng v..v..
Nhu cầu về Canxi: Canxi có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh. Mẹ có thể tìm thấy nhiều trong tơm khơ, cá khơ, hải
thảo, sữa tách bơ, vừng, tôm nõn, tảo quần đới…

Nhu cầu về Phốt pho : 80% lượng phốt pho thường kết hợp với canxi. Mỡ phốt pho là thành phần trọng yếu của
não. Có trong gạo, cá khơ, bột cá, cá ướp muối rồi phơi khô, phôi tiểu mạch, cá mực khô, và một số loại cá khác.
Nhu cầu về Kẽm: Trong não chứa rất nhiều chất dung môi, mà kẽm là thành phần cấu tạo nên các dung môi này, có
tác dụng rất quan trọng. Có trong đậu phụ bì, đậu phụ miếng, cá khô, con hầu, rau câu, men, thịt lợn, chân giò, cam,
hạt đậu, nấm, sò biển…
Nhu cầu về Đồng: Có liên quan đến việc hấp thụ sắt, nó là vật chuyển ơxy tới não, có tác dụng rất quan trọng.
Nhu cầu về Men: Có trong mộc nhĩ, con hàu, rau câu, cá khô, trứng gà, sữa tách bơ, thịt lợn.
Nhu cầu về Mar-gar: Nó có tác dụng làm linh hoạt hố các chất dung mơi. Có trong mộc nhĩ, rau câu, đậu phụ, rau
câu xanh, mạch phiến, vừng, hạnh đào, cá khơ.
6. Nhu cầu về nước
Nước có vai trị quan trọng trong sự duy trì sự sống của con người. Nó chiếm tới 75% khối lượng cơ thể trẻ nhỏ và
với trẻ lớn là 65%. Do tầm quan trọng như vậy nên hàng ngày mẹ cần theo dõi, nhắc và cho bé uống đầy đủ lượng
nước cần thiết. Lượng nước bé cần theo độ tuổi sẽ là:

Trẻ nhỏ trung bình 120 – 150ml/Kg.

Trẻ lớn 50ml/Kg.
Nếu thời tiết nóng sẽ cần gấp 2-3 lần ngày bình thường.
Lưu ý: Bạn có thể cân nhắc tỉ lệ cân đối về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng nhóm chất trong khẩu phần ăn như
sau:
Chất đạm 10 – 14% tổng năng lượng (trong đó đạm động vật nên 50%) - Chất béo 30 – 40%, trong đó chât béo thực
vật nên 30% tổng số chất béo đưa vào.
Chất bột, đường: 50-60%, trong đó đường chỉ nên dưới 30% tổng số chất bột đường.

Ở người cao tuổi:
1.Năng lượng:
Q trình lão hóa thường đi kèm với sự giảm nhu cầu năng lượng do giảm họat động thể lực & giảm chuyển hóa cơ
bản. Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng quốc gia, nhu cầu năng lượng ở người trên 60 tuổi khoảng 1800kcal.
Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi không ăn đủ nhu cầu do mệt mỏi, uể oải, & thiếu sự quan tâm đến cuộc sống. Tăng
cường hoạt động có thể sẽ làm tăng sự ngon miệng, & vì thế sẽ giúp người cao tuổi nhận được đủ năng lượng &

dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
2. Chất đạm (protein):

Lượng đạm được tổng hợp mỗi ngày giảm rất ít theo tuổi. Nhu cầu chất đạm ở người cao tuổi khoảng 60g/ngày, hơi
giảm so với lúc trẻ. Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa và hấp thu đạm ở người cao tuổi kém, khả năng tổng hợp chất đạm
của cơ thể cũng giảm nên rất dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm.


Quá trình phân hủy đạm tại ruột già tạo ra các chất thải thối rữa và là những độc tố nếu táo bón lâu ngày ảnh hưởng
khơng tốt đến sức khỏe (nhất là đạm từ thịt). Do đó, người cao tuổi nên hạn chế các loại thịt nhất là thịt mỡ. Thay
vào đó thì nên ăn cá (ít nhất 3 bữa cá trong tuần) vì cá chứa nhiều đạm dễ tiêu hóa lại có thêm một số acid béo cần
thiết cho cơ thể có tác dụng bảo vệ. Ngồi ra, cũng nên thay đạm động vật bằng một số đạm thực vật như đậu nành,
đậu đũa, đậu hà lan, đậu cove…
3. Carbohydrate (CH):
Carbohydrate được chia thành hai nhóm: CH hấp thu nhanh (gồm Glucose, Fructose, Saccarose) & CH hấp thu
chậm (gồm tinh bột & Glycogen).
CH chiếm thành phần chủ yếu trong thức ăn. Ở người cao tuổi, sự dung nạp CH bị giảm, do đó, cần giảm lượng CH
trong bữa ăn nhất là các loại CH hấp thu nhanh. Cụ thể, nên hạn chế các loại đường mía, bánh kẹo, nước ngọt… Nên
sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, khoai, bắp, mì, nui...
4. Chất béo (Lipid):
Lipid là este của cholesterol và acid béo. Acid béo trong thức ăn và cơ thể được chia thành hai loại: acid béo no và
acid béo không no. Acid béo không no được chia thành acid béo không no một nối đôi (acid oleic), acid béo không
no nhiều nối đôi (acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic). Acid béo no có nhiều trong mỡ động vật, acid béo
khơng no có nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu, & cá.
Omega-3 (acid linolenic) & omega-6 (acid linoleic) là các acid béo thiết yếu cho cơ thể. Omega-3 có nhiều trong
đậu nành, dầu hạt cải, cá, tảo, rong biển; có tác dụng phịng chống bệnh tim mạch và ung thư. Omega-6 có trong dầu
mè, đậu nành, đậu phộng, hướng dương, bắp.
Cholesterol là chất chủ yếu cấu tạo màng tế bào và là nguyên liệu tạo thành các hormon giới tính. Cholesterol kết
hợp với acid béo và protein tạo ra các lipoprotein có trọng lượng phân tử thấp như LDL-C, VLDL-C, HDL-C. LDLC dễ gây vữa xơ động mạch, trong khi HDL-C có tác dụng bảo vệ tim mạch, thừa cholesterol dễ gây vữa xơ động
mạch và tắc mạch não nhưng thiếu cholesterol cũng sẽ làm màng tế bào yếu dễ gây xuất huyết não. Cholesterol có

nhiều trong mỡ động vật, lịng đỏ trứng, phủ tạng.
Ngồi ra, ở người cao tuổi, men Lipaz (là men giúp ly giải mơ mỡ) cũng giảm hoạt động nên dễ có khuynh hướng
thừa mỡ trong máu. Vì vậy, người cao tuổi nên hạn chế chất béo đặc biệt là mỡ động vật & nên thay bằng dầu thực
vật. Lượng cholesterol trong khẩu phần khuyến nghị là < 300mg/ngày.
5. Nước, vitamin & chất khóang:
Người cao tuổi thường giảm nhạy cảm với cảm giác khát nước nên dễ bị thiếu nước. Do đó, cần chú ý uống nước
thường xuyên dù không khát, nhất là vào mùa hè.
Hoạt động tiêu hóa và hấp thu ở người cao tuổi thường kém hiệu quả hơn lúc trẻ. Do đó, dễ bị thiếu các vitamin,
kali, magné nội bào, thiếu canxi gây loãng xương (nhất là ở phụ nữ mãn kinh), thiếu máu thiếu sắt gây mệt mỏi,
chóng mặt, giảm trí nhớ; thiếu kẽm gây biếng ăn, giảm trí nhớ, kém tập trung, khô da, sạm da…
Nguồn thực phẩm giàu canxi là sữa & sản phẩm từ sữa, tôm tép ăn cả vỏ, cá nhỏ ăn luôn xương, đậu nành & sản
phẩm (sữa đậu nành, đậu hũ), & rau xanh. Sữa là thực phẩm giàu canxi & chứa nhiều đạm quý. Do đó, người cao
tuổi nên uống 1-2 ly sữa mỗi ngày (nên chọn loại sữa chứa ít hoặc khơng có chất béo & đường).
Thực phẩm giàu chất sắt là thịt, cá, gan, huyết, trứng, đậu, rau xanh. Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật, đặc biệt
là cá, thịt, & hải sản (nhiều nhất trong con hàu). Kali có nhiều trong rau & trái cây.
6. Chất xơ:
Chất xơ giúp thải độc chất qua đường tiêu hóa, hạn chế táo bón, giảm hấp thu cholesterol từ chế độ ăn vào cơ thể.
Chất xơ có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, rau & trái cây.
Để nhận đủ vitamin & chất xơ, người cao tuổi nên ăn khoảng 200-300g rau & 2-3 phần trái cây mỗi ngày (1 phần
trái cây tương đương 1 trái chuối, 1 trái cam, 1 trái lê cỡ trung bình, hoặc ½ ly nước ép trái cây). Nên chọn rau trái
nhiều màu sắc, chế biến đơn giản để hạn chế mất dưỡng chất qua quá trình đun nấu. Khi dùng trái cây thì nên ăn cả
trái sẽ nhận được nhiều chất xơ hơn là chỉ ép lấy nước.
7.Chấtoxy hóa & chất chống oxy hóa:
Chất oxy hóa (gốc tự do: Free Radical (FR)) là những phân tử bị mất một điện tử ở quỹ đạo vịng ngồi, cịn lại một
điện tử đơn lẻ nên có sức hút rất lớn đối với màng tế bào. Trong cơ thể trẻ lành mạnh FR khơng gây tác hại đáng kể
vì có hệ thống bảo vệ chống gốc tự do (Antioxydant [AO]). Bình thường, có sự cân bằng giữa FR và AO. Tuổi càng
cao thì AO/ FR giảm. Khi hoạt động của FR chiếm ưu thế, chúng sẽ thúc đẩy những phản ứng dây chuyền oxy hóa


nhiều chất trong đó có các chất béo là thành phần cấu trúc chính của màng tế bào, gây tổn thương màng tế bào. Sau

đó, dẫn đến những tổn thương khác như thay đổi cấu trúc các phân tử protein, ức chế hoạt động các men, thay đổi
cấu trúc và đặc tính các nội tiết tố được xem là nguyên nhân của các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường…
Các chất chống oxy hóa có nhiều trong rau quả bao gồm: Vitamin E, C , B, PP, beta-caroten, lutein, lycopen, các
chất màu trong thảo mộc, rau quả. Các chất tanin của trà. Các chất khoáng: Zn, Cu, Mn, Se. Một số acid hữu cơ
trong rau trái, Flavonoides, một số protein thực vật (đậu nành và các loại đậu khác).
Uống nước trà, trà xanh, ăn nhiều rau, đặc biệt là rau lá xanh như rau muống, rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng
tơi, ăn nhiều gia vị (hành, hẹ, rau thơm), ăn các củ gia vị (tỏi, gừng, riềng, nghệ), ăn nhiều trái cây chín…. sẽ cung
cấp cho cơ thể nhiều vitamin, muối khoáng và các chất chống oxy hóa. Hạn chế stress vì sẽ làm gia tăng gốc tự do.
8. Muối trong bữa ăn:
Muối là loại gia vị phổ biến hàng ngày nhưng cơ thể chỉ cần một số lượng rất ít (3-5g/ngày). Thói quen ăn mặn sẽ
dẫn đến bệnh cao huyết áp. Do đó, người cao tuổi nên hạn chế muối hoặc các thực phẩm mặn (mắm, khơ, dưa muối,
đồ hộp…) trong khẩu phần.

PHƯƠNG PHÁP PHỊNG SUY DINH DƯỠNG
1. Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ


Để phòng suy dinh dưỡng, cần làm tốt các việc sau đây:
o

Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ: Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy cân nặng của trẻ sơ sinh
phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng của bà mẹ. Ở những bà mẹ ăn uống kém thì thai nhi có thể bị suy
dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. Vì vậy, trong thời gian mang thai người mẹ cần ăn uống bồi dưỡng
hơn bình thường đồng thời theo dõi tăng cân từng quý; khám thai định kỳ ít nhất 3 lần. Thực hiện
tiêm phòng uốn ván, nghỉ ngơi trước đẻ và sinh đẻ tại cơ sở y tế để mẹ tròn con vuông.

o

Nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý: Cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ, bú càng sớm càng tốt,
cho bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu và kéo dài 18-24 tháng.


Trong trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa thì cho trẻ ăn thêm sữa bị hoặc sữa đậu nành, tuyệt đối
khơng dung nước cháo đơn thuần để ni con
Từ 5 tháng tuổi ngồi bú mẹ cần cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung, tùy theo lứa tuổi có thể cho trẻ ăn bột,
cháo nhưng phải quấy lẫn với thịt, trứng, đậu đỗ, dầu, mỡ và các loại rau.
o

Tiêm chủng: Để phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn cần thực hiện tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và
đúng kỳ hạn.

o

Theo dõi cân nặng: Trong năm đầu mỗi tháng cân trẻ 1 lần, trẻ từ 2-5 tuổi thì 2-3 tháng cân 1 lần,
nếu thấy cân của trẻ bắt đầu đứng hoặc sụt cân là dấu hiệu sớm để phát hiện suy dinh dưỡng.

o

Sinh đẻ kế hoạch: Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tăng cao gặp ở
những bà mẹ đẻ dày và đông con cho nên cần sinh đẻ có kế hoạch.

o

Xây dựng hệ sinh thái vườn-ao-chuồng tại gia đình để tạo thêm nguồn thực phẩm nhằm cải thiện
bữa ăn cho bà mẹ và trẻ em.
Suy dinh dưỡng là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình,
tương lai của nịi giống. Do đó địi hỏi những biện pháp cơ bản của nhà nước và sự kết hợp của
nhiều ngành, gia đình và xã hội. Bản thân các bà mẹ là những người trực tiếp nuôi trẻ, cần được
trang bị những kiến thức về ni con theo khoa học.

2. Phịng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

o

Rõ ràng là ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và đủ số lượng là nguồn năng lượng cần thiết cho một người
khơng riêng gì đối với người cao tuổi (tức là phải đủ chất và đủ lượng).

o

Ngồi ra, cần có sự động viên, nhắc nhở để người cao tuổi chịu khó ăn và ăn đủ số lượng tránh hiện tượng
chán ăn, lười ăn, bỏ bữa. Sự quan tâm, động viên của các thành viên khác trong gia đình là hết sức quan
trọng, đặc biệt là tìm hiểu các lý do làm cho người cao tuổi bị suy dinh dưỡng, trên cơ sở đó tìm cách khắc
phục dần.


o

Nếu các bữa chính, người cao tuổi ăn chưa đủ số lượng thì có thể tạo điều kiện cho họ ăn thêm các bữa phụ.
Nên ăn thêm các loại quả như: cam, quýt, chuối, bưởi… và nên ăn nhiều rau.

o

Trọng tâm của việc phòng suy dinh dưỡng là làm sao người cao tuổi ăn được, tiêu hóa được vì vậy thức ăn
phải mềm dễ nhai, dễ nuốt nhưng không nên xay nhuyễn vì sẽ làm giảm mùi vị thường có của thức ăn.

o

Tuy vậy, người cao tuổi cũng nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng hoặc các loại phủ tạng và rất nên
ăn cá thay cho ăn thịt. Các loại đạm thức vật cũng nên ăn xen vào trong các bữa ăn chính như đậu phụ và
các loại đậu khác.

o


Ngồi các vấn đề vừa nêu trên thì việc vận động cơ thể hàng ngày để máu lưu thông, các cơ quan trong cơ
thể hoạt động nhịp nhàng từ đó sẽ ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt.


Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Nhưng dù nguyên nhân nào thì
hậu quả cũng là trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ khơng tăng cân,
chiều cao và giảm trí thơng minh. Do đó, chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng có nguyên
tắc chung là làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng.
Tăng dầu mỡ: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát
bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Nấu đặc: Vì nếu nấu lỗng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng trẻ sẽ khó ăn do
đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin theo chỉ định của
bác sĩ nhỏ vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi
ngủ. Nên ăn thêm bữa phụ ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ít hơn nửa chén thì
cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối..., vì làm như vậy trẻ đỡ
chán ăn.
Tại sao lại một nửa mà không phải là một? Vì chỉ cần cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ,
không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nơn thức ăn ra và sẽ rất "sợ ăn"
dẫn tới biếng ăn sau này. Đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm một bữa tối
trước khi đi ngủ.
Tăng cường chất dinh dưỡng: Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng trẻ phải ăn cả
xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp
với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và khơng thích có nhiều mùi gia vị. Những
thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.
Lưu ý, không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là
một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong
trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ "ngang dạ" khơng muốn ăn bữa chính.
Ngồi ra khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng

(vitamin và muối khoáng), nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám
và theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp. Các bà mẹ khơng nên tự ý mua thuốc
cho con vì tuy là "thuốc bổ" nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả
không tốt cho sức khỏe của trẻ.



×