Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------------------------------------------------

BÙI THỊ THÚY

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH
BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------------------------------------------------

BÙI THỊ THÚY

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH
BẮC NINH
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: T.S Lê Xuân Tâm



THÁI NGUYÊN - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tiến sỹ Lê Xuân Tâm - Phó giám đốc Sở Khoa học cơng nghệ
tỉnh Bắc Ninh. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về luận văn của mình.
HỌC VIÊN

Bùi Thị Thúy


ii

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo sau đại học, khoa Quản lý Luật - Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Ngun, các thầy giáo, cơ
giáo đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình
học tập.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Lê
Xuân Tâm, Phó giám đốc Sở khoa học Cơng nghệ tỉnh Bắc Ninh, người đã
tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo UBND huyện Tiên
Du, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Tiên Du, UBND các xã, thị trấn

trên địa bàn huyện Tiên Du, Công ty TNHH Môi trường Tân Trường Lộc đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu trên địa bàn.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã dành nhiều
tình cảm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt q trình
học tập cũng như hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Bắc Ninh, ngày 5 tháng 11 năm 2021
HỌC VIÊN

Bùi Thị Thúy


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆN, CHỮ VIẾT TẮT ........................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH...........................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của đề tài.............................................. 3
5. Kết cấu luận văn............................................................................................ 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT ............................................................................... 5
1. 1. Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn sinh hoạt .......................................
5

1.1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài .................................................... 5
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...................................
23
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 28
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 28
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................
30
2.2.3. Phương pháp xác định hệ số phát sinh và thành phần CTRSH ............
31
2.2.4. Phương pháp dự báo dân số và lượng CTRSH phát sinh ..................... 31
2.2.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 32
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................. 32
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH


4

HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH............ 34
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................... 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 34
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 37
3.1.3. Ơ nhiễm mơi trường của huyện Tiên Du .............................................. 38
3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt................................................ 40
3.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ....................................................... 41
3.2.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ........................................................ 41
3.3. Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tiên Du ........................... 44
3.3.2. Phân loại và quản lý CTRSH tại nguồn ................................................ 46
3.3.3. Công tác thu gom và vận chuyển .......................................................... 49

3.3.4. Tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH ................................................... 55
3.3.5. Chi phí thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH ......................................... 58
3.3.6. Trách nhiệm, vai trò của các cơ quan, tổ chức huyện Tiên Du ............ 58
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...................... 73
3.5. Đánh giá tổng quát về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tiên
Du .................................................................................................................... 76
3.5.1. Kết quả đạt được trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........................ 76
3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý CTRSH ........... 77
3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .............................................. 79
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU........................................................... 82
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý CTRSH................................. 82
4.2. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH ................. 82
4.2.1. Giải pháp cơ chế chính sách, bộ máy quản lý....................................... 82
4.2.3. Giải pháp về đầu tư và tài chính............................................................ 87
4.2.4. Giải pháp về kiểm tra, giám sát, thanh tra ............................................ 89
4.2.5. Tổ chức các hoạt động sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng .............. 90


5

4.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật................................................................ 90
4.3.1. Sử dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt .................................. 90
4.3.2. Khuyến khích nhân dân phân loại CTRSH tại nguồn........................... 95
4.4. Các nhóm giải pháp khác ......................................................................... 99
4.4.1. Thu hút đầu tư ....................................................................................... 99
4.4.2. Xã hội hóa hoạt động bảo vệ mơi trường............................................ 100
4.4.3. Kiểm sốt ơ nhiêm mơi trường ........................................................... 101
4.5. Đề xuất, kiến nghị .................................................................................. 101
KẾT LUẬN .................................................................................................. 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 106


6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆN, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Đầy đủ

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CFB

Cơng nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi

HSC

Hauled Container System (hệ thống container di động)

TN & MT

Tài nguyên và môi trường


SCS

Stationnary Container System (hệ thống container cố định)

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải ........................................................... 6
Bảng 2.1. Tổng hợp số mẫu khảo sát trong nghiên cứu.................................. 29
Bảng 3.2. Tình hình dân số huyện Tiên Du giai đoạn 2019 - 2020................ 37
Bảng 3.3 : Dân số dự tính của huyện Tiên Du giai đọan 2021 - 2025............ 42
Bảng 3.4. Mức độ phát sinh CTRSH .............................................................. 43
Bảng 3.5. Hệ số phát thải CTRSH huyện Tiên Du ......................................... 43
Bảng 3.6. Dự tính mức phát sinh CTRSH huyện giai đoạn 2021 - 2025 ...... 44
Bảng 3.7. Số điểm tập kết trung chuyển CTRSH của huyện Tiên Du ........... 45
Bảng 3.8. Tình trạng và ngun nhân khơng phân loại CTRSH từ nguồn..... 44
Bảng 3.9. Tình hình trang thiết bị thu gom và vận chuyển CTRSH............... 49
Bảng 3.11. Kinh phí xây dựng điểm tập kết, trung chuyển CTRSH .............. 60
Bảng 4.1. Quy hoạch nguồn nhân lực quản lý môi trường Tiên Du............... 83



viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Tiên Du năm 2020 ................... 34
Hình 3.2. Rác quá tải ở điểm trung chuyển .................................................... 39
Hình 3.3. Nguồn chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện........................... 40
Hình 3.4. Xe vận chuyển CTRSH................................................................... 50
Hình 3.5. Xe thu gom CTRSH lưu động........................................................ 50
Hình 3.6. Hoạt động thu gom rác của Công ty Tân Trường Lộc.................... 53
Hình 3.7. Xử lý tạm thời rác thải tại điểm tập kết trên địa bàn huyện............ 56
Hình 3.8. Xử lý tạm thời rác thải tải điểm tập kết trên địa bàn huyện............ 56
Hình 3.9. Xử lý CTRSH tại lị đốt rác thị trấn Lim ........................................ 57
Hình 3.10. Đường rác thơn Đại TRung, xã Đại Đồng ………………………65
Hình 3.11. Rác được đổ dưới lịng kênh dẫn tới ơ nhiễm nguồn nước........... 64
Hình 3.12. Rác đổ ở chợ khi chợ cấm họp phòng chống dịch Covid ............. 65
Hình 3.13. Tuyên truyền BVMT của Đồn thanh niên................................... 70
Hình 3.14. Khói từ lị đốt rác của Cơng ty Tân Trường Lộc .......................... 78
Hình 4.1. Cấu tạo thùng chứa rác 3R - W....................................................... 96
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Đánh giá mức độ đáp ứng trang thiết bị .................................... 51
Biểu đồ 3.2. Mức độ hài lòng về ý thức của người dân trong việc xả rác thải ..
65
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức quản lý CTRSH huyện Tiên Du........................ 75
Sơ đồ 4.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ....................................... 84
Sơ đồ 4.2. Quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý CTRSH ............ 99



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, q trình cơng nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh
mẽ, với sự hình thành, phát triển của các khu, cụm công nghiệp, các ngành
nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng
lượng... là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường, đặc biệt
vấn đề chất thải rắn như chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), chất thải công
nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế... Việc thu gom, vận chuyển, xử
lý, tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài tốn khó đối với các
nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền
kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Huyện Tiên Du là một trong 8 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bắc
Ninh, với 14 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 13 xã. Trong những năm
qua, cùng với quá trình hội nhập, phát triển đất nước, tỉnh Bắc Ninh, huyện
Tiên Du đã và đang có những bước phát triển vượt bậc song hành trên cả 3
lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội và mơi trường. Với việc hình thành và
phát triển nhanh 3 khu cơng nghiệp tập trung, 2 cụm công nghiệp làng nghề
thu hút gần 500 doanh nghiệp, trên 84.000 lao động làm việc góp phần giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, đồng thời cũng làm gia tăng dân số cơ học, kéo theo sự gia tăng
lượng CTRSH trên địa bàn. Nếu như, năm 2015 dân số của huyện Tiên Du
là 152.000 người, thì đến năm 2020 dân số trên địa bàn lên tới 185.000
người (Huyện ủy Tiên Du, 2020).
Trong giai đoạn 2019-2021, trung bình lượng CTRSH được thải ra môi
trường trên địa bàn huyện Tiên Du mỗi ngày khoảng 129 tấn và số CTRSH
tồn đọng ở các điểm tập kết chung chuyển chất thải của huyện hiện còn trên
23.000



tấn. Tuy nhiên, hiện nay tồn huyện mới chỉ có 2 nhà máy xử lý CTRSH quy
mô nhỏ của Công ty Tân Trường Lộc với công suất xử lý 30 tấn rác/ngày
đêm, thực tế 2 nhà máy này đều hoạt động vượt công xuất, xử lý khoảng 5
tấn/ngày đêm (UBND huyện Tiên Du, 2020). CTRSH quá tải ở các điểm
chung chuyển lộ thiên không được che đậy, rác đổ bên lề đường lấn chiếm
giao thông, ven kênh rạch, ao hồ… phân hủy, bốc mùng hôi thối gây ô nhiễm
môi trường và cảnh quan là hiện trạng thực tế vẫn đang diễn ra ở một số địa
phương trên địa bàn huyện mà chưa có giải pháp xử lý triệt để.
Cùng với đó, q trình đơ thị hóa và hồn thiện cơ sở hạ tầng làm cho
quỹ đất của huyện bị thu hẹp, khơng có diện tích đủ rộng để chơn lấp. Việc
đầu tư trang thiết bị, nhân lực trong công tác thu gom, xử lý CTRSH tại các
địa phương còn hạn hẹp. Phương tiện thu gom còn thiếu và lạc hậu, số lượng
nhân cơng cũng như cán bộ quản lý trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt
ra. Các địa phương chưa có bãi xử lý CTRSH đạt tiêu chuẩn. Nhận thức cộng
đồng còn chưa cao, tiếp cận hạn chế với hệ thống thu gom CTRSH và tái chế
chính thức… là một thách thức lớn đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện.
Từ áp lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trường (BVMT) với tăng trưởng kinh
tế và phát triển bền vững đất nước đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước ở
nước ta, trong đó có huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cần có biện pháp quản lý
CTRSH như thế nào cho hiệu quả? Quan tâm về cơ chế chính sách, đầu tư cơ
sở hạ tầng, công nghệ… như thế nào? Do đó, việc đánh giá thực trạng, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý CTRSH, bảo vệ cảnh quan, môi trường, giải quyết triệt để
vấn đề ô nhiễm mơi trường nói chung, xử lý CTRSH nói riêng là rất cần thiết
trong giai đoạn hiện nay.
Từ thực tế trên, tôi lựa chọn Đề tài “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ.



2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý CTRSH;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 2019 - 2021;
- Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý CTRSH tại
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý CTRSH tại
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý CTRSH tại huyện Tiên Du.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu các nội dung cơ bản của công tác quản lý
CTRSH theo quy định; đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH (việc
phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH,…) trên địa bàn huyện Tiên
Du và đề xuất các giải pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Về không gian: Luận văn được nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh.
Về thời gian: Nghiên cứu các hoạt động quản lý CTRSH trong giai đoạn
từ năm 2019 - 2021 và đề xuất một số giải pháp trong những năm tiếp theo.
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học

Luận văn khi thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra sẽ có những
đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể:


Ý nghĩa khoa học: Luận văn hệ thống hóa, đóng góp bổ sung làm rõ lý
luận về quản lý CTRSH, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơng tác quản lý
CTRSH, đề xuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý CTRSH.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân
hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý CTRSH của huyện, đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo
giúp UBND và các cơ quan chức năng của huyện làm tốt công tác quản lý
CTRSH trên địa bàn, từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
4.2. Đóng góp mới của đề tài
Luận văn vận dụng lý luận làm sáng tỏ những cơ sở khoa học về quản lý
CTRSH ở cấp huyện; phân tích, đánh giá khách quan thực trạng quản lý
CTRSH tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2019-2021; tổng
hợp các bài học kinh nghiệm của một số địa phương ngồi huyện, qua đó rút
ra được những kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong công
tác quản lý CTRSH của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh;
Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao công tác
quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian
tới, trong đó có những giải pháp chưa được thực hiện tại địa bàn.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 4 Chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
Chương 4. Các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý CTRSH tại
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1. 1. Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Một số khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách,
kinh tế, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ mơi trường sống và phát triển bền vững
kinh tế - xã hội quốc gia.
Quản lý mơi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của
chủ thể quản lý mơi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các
hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi
trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội, nhằm đạt được
mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện
hành.
Như vậy, theo các khái niệm nêu trên quản lý môi trường là quản lý các
hoạt động phát triển, thường xuyên diễn ra trong hệ thống mơi trường, có tác
động tích cực hoặc tiêu cực đến trạng thái ổn định của nó, do con người thực
hiện. Quản lý môi trường là quản lý các hành vi của các cá nhân, tập thể con
người trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt... là điều tiết các lợi ích hài hịa trên
ngun tắc ưu tiên lợi ích quốc gia và toàn xã hội...
1.1.1.2. Khái niệm chất thải, chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải (Quốc hội, 2020).
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người (Chính phủ, 2015).
Tóm lại, chất thải rắn sinh hoạt bao gồm mọi thứ ở dạng rắn mà con

người khơng cịn sử dụng tới, có ý định hoặc đã vứt đi hoặc loại bỏ.


1.1.1.3. Nguồn gốc chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt từ
cá nhân, hộ gia đình, nơi cơng cộng. Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn
sinh hoạt bao gồm: từ các khu dân cư; từ các trung tâm thương mại; từ các cơ
quan, trường học, các công trình cơng cộng; từ các dịch vụ đơ thị, cơng trình
xây dựng; từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của địa
phương; từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; từ sản xuất nông nghiệp.
Bảng 1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải
Nguồn thải

Thành phần chất thải
Chất thải rắn sinh hoạt:
- Chất thải thực phẩm (chất hữu cơ có khả năng phân hủy

Hộ gia đình,

sinh học).

khu thương

- Giấy, bìa car tơng.

mại, dịch vụ,

- Nhựa. - Vải.

cơng sở, khu


- Cao su.

công cộng, các

- Rác vườn.

hoạt động sinh

- Gỗ.

hoạt của cơ sở

- Kim loại: nhôm, sắt...

sản xuất, khám

- Đồ gốm, sành, thủy tinh.

chữa bệnh

- Chất thải lọ thủy tinh không chứa thành phần nguy hại.
- Các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh...
Chất thải nguy hại:
- Đồ điện gia dụng thải.
- Pin thải, bao bì thuốc diệt cơn trùng..

Dịch vụ công
cộng


- Vệ sinh đường phố: Chất thải thực phẩm, giấy báo, bìa car
tơng, giấy hỗn hợp, kim loại, nhựa, vải, xác động vật,...
- Cắt tỉa cây xanh: Cỏ, lá cây, mẩu cây thừa, gốc cây....
“Nguồn: Phòng TN&MT huyện, 2020”


1.1.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý chất lượng mơi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có
phương hướng và mục đích xác định của một chủ thể (con người, địa phương,
quốc gia, tổ chức quốc tế...).
Quản lý CTRSH là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH.
1.1.2.2. Nội dung quản lý chất thải rắn sinh hoạt
* Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt:
Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt là nơi lưu giữ
tạm thời chất thải rắn sinh hoạt trước khi được đưa đến nơi xử lý. Điểm tập
kết trung chuyển có thể được xây dựng, có thể là một bãi đất trống đã được
quy hoạch sử dụng làm nơi tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có các khu
vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại,
bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau (Quốc
Hội, 2020)
* Phân loại chất thải rắn sinh hoạt:
Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định)
trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình
quản lý khác nhau.
Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay
không phải chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác
định chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục

đích để phân loại và quản lý trên thực tế (Chính phủ, 2015).
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt: Hiện nay có rất nhiều tài liệu về việc
quản lý CTRSH, nhưng mỗi tài liệu lại có cách định nghĩa về việc phân loại
CTRSH khác nhau. Nhìn về tổng quan thì mục tiêu của phân loại CTRSH là


để lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả nhất, nhằm giảm tính độc hại
của chất thải gây ra cho mơi trường và giảm chi phí một cách tối ưu nhất.
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý, giám sát,
tuyên truyền và vận động tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chấp hành theo quy
định, bảo đảm yêu cầu thuận lợi cho thu gom, vận chuyển và xử lý (Chính
phủ, 2015).
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại
theo nguyên tắc như sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất
thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt khác (Quốc Hội, 2020).
Chất thải thực phẩm: Là loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt
của các khu dân cư, từ các khu vực thương mại, nhà hàng, chợ, các khu văn
phòng vv... Loại chất thải này có thành phần như thịt, cá hư hỏng, thực phẩm
rau, củ, quả dư thừa và các thực phẩm khác. Chúng có thành phần hữu cơ cao,
là loại chất thải rắn phân hủy nhanh, khả năng thối rữa cao đặc biệt với những
khu vực có nhiệt độ và độ ẩm cao, khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn do sự
phân rã các chất hữu cơ trong thành phần của chúng
Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng: Là các kim loại như sắt, thép,
kẽm, đồng, nhôm, giấy, nhựa, cao su, ni lông, thủy tinh…các loại chất thải
khơng có thành phần hữu cơ và khơng có khả năng tự phân hủy. Tuy nhiên,
loại chất thải này hồn tồn có thể tái chế mà khơng thải loại vào môi trường
trừ khi chúng tồn tại dưới dạng các muối hay ion thì lại gây tác hại rất lớn tới
môi trường.
Chất thải rắn sinh hoạt khác:
Chất thải rắn là rác, loại chất thải rắn này thường sinh ra ở các khu dân

cư, văn phịng, cơng sở, khu thương mại, nhà hàng, chợ, khu vui chơi giải
trí… chủ yếu là các loại giấy, bao bì, carton, palstic, nilon… Thành phần hóa
học chủ yếu là các chất vơ cơ, xenlulo và các loại nhựa có thể đốt cháy được.


Chất thải rắn là sản phẩm của các quá trình cháy, loại chất thải rắn
này chủ yếu là tro tàn, các nhiên liệu cháy cịn dư lại của q trình cháy tại
các lò đốt hoặc lò hơi. Các loại tro tàn thường sinh ra tại các cơ sở sản xuất
công nghiệp, các hộ gia đình khi sử dụng nhiên liệu đốt lấy nhiệt sử dụng
cho mục đích khác. Tro sinh ra thường ở dạng bột mịn hoặc là dạng bánh xỉ
khi sử dụng than làm nguyên liệu. Xét về tính chất thì loại chất thải rắn này
là vơ hại nhưng chúng lại rất dễ gây hiện tượng ô nhiễm môi trường do
việc phát sinh bụi.
Chất thải độc hại, các chất thải rắn hóa học, sinh học, chất gây phóng xạ,
chất cháy, chất dễ gây nổ vv…khi thải bỏ ra môi trường có ảnh hưởng đặc
biệt nghiêm trọng tới mơi trường. Chúng thường được sinh ra từ các nhà máy,
các khu cơng nghiệp mà tại đó các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu cho
sản xuất Ngoài ra, rác thải từ các cơ sở y tế như bông băng, kim tiêm, bệnh
phẩm cũng là loại chất thải rắn có tính nguy hại lớn tới môi trường, cũng được
xếp vào dạng chất thải độc hại.
Chất thải sinh ra trong nông nghiệp rất đa dạng và phức tạp. Chúng bao
gồm các loại cây củ, quả bị thải bỏ, các sản phẩm phụ sinh ra trong nông
nghiệp… Loại chất thải này thường rất dễ xử lý, ít gây ơ nhiễm mơi trường.
Tuy nhiên, trong q trình sản xuất nơng nghiêp cũng có loại chất thải có tính
độc hại cao ảnh hưởng khá lớn tới mơi trường như các loại phân bón hóa học,
thuốc trừ sâu... Chúng có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường trên diện rộng,
nhất là đối với các nguồn nước ngầm và nước mặt.
Chất thải rắn sinh ra trong xây dựng, là loại chất thải rắn sinh ra từ các
quá trình đập phá, đào bới các cơng trình xây dựng dân dụng, giao thơng,
cầu cống… Loại chất thải này có thành phần chủ yếu là gạch đá, sắt thép, bê

tông, tre gỗ… thường xuất hiện ở các khu dân cư mới, hoặc các khu vực
đang xây dựng.


Chất thải rắn sinh ra từ các ống cống thoát nước thải, trạm xử lý nước,
chiếm tới 90 - 95% bùn đất từ các loại bụi, đất, cát đường phố, xác động vật,
lá cây, dầu mỡ, kim loại nặng… trôi xuống. Nhìn chung, loại chất thải này đa
dạng, phức tạp. Ngồi ra cịn một loại chất thải rắn khác cũng được phân loại
chung đó là bùn thải sinh ra từ các nhà máy xử lý nước, trạm xử lý nước thải,
phân rút từ các hầm cầu, bể tự hoại. Các loại chất thải này chiếm một lượng
nước khá lớn (từ 25 - 95%) và thành phần chủ yếu cũng là bùn đất.
* Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt:
Thu gom chất thải rắn sinh hoạt là hoạt động gom nhặt chất thải rắn sinh
hoạt từ các nguồn khác nhau và chuyên chở các chất thải đó tới điểm tiêu hủy.
Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là quá trình chuyên chở từ nơi phát
sinh đến nơi xử lý theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong
q trình vận chuyển phải đảm bảo khơng làm rơi vãi, phát tán bụi, mùi, nước
rị rỉ (Chính phủ, 2015).
Các loại dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt:
* Hệ thống thu gom CTRSH chưa, không phân loại tại nguồn:
- Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư biệt lập thấp tầng bao gồm:
Dịch vụ thu gom ở lề đường (Curb), người chủ nhà chịu trách nhiệm đặt
các thùng rác đã đầy ở lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang
các thùng đã được đổ bỏ trở về vị trí chung để tiếp tục chứa chất thải.
Dịch vụ thu gom ở lối đi - ngõ hẻm (Alley), các thùng chứa rác đặt ở đầu
các lối đi, ngõ hẻm.
Dịch vụ thu gom kiểu mang đi - trả về (Setout - Setback): các thùng rác
container được mang đi và mang trả lại cho các chủ nhà sau khi đã đổ bỏ chất
thải, công việc được thực hiện bởi các đội trợ giúp.
Dịch vụ thu gom kiểu mang đi (Setout) giống dịch vụ kiểu mang đi - trả

về, chỉ khác chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng chứa rác trở về vị trí
ban đầu.


- Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình: Dịch
vụ thu gom lề đường là phương pháp phổ biến cho các khu dân cư này. Đội
thu gom có trách nhiệm vận chuyển các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt từ
các hộ gia đình đến tuyến đường thu gom bằng phương pháp thủ công hoặc
cơ giới, tùy theo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt vận chuyển.
- Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư cao tầng: Đối với khu vực
này, các loại thùng chứa lớn được sử dụng để thu gom chất thải rắn sinh hoạt,
tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng các thùng mà áp dụng phương pháp cơ
giới (xe thu gom có trang bị bộ phận nâng các thùng chứa), hoặc là kéo các
thùng chứa đến các nơi khác (nơi tái chế, xử lý).
- Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại - công nghiệp: Cả 2
phương pháp thủ công và cơ giới đều được sử dụng để thu gom tại khu vực
này. Để tránh tình trạng tắc đường, việc thu gom CTRSH của khu vực này tại
nhiều thành phố lớn được thực hiện vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm. Khi áp
dụng phương pháp thu gom thủ công thì CTRSH được đặt vào các túi bằng
plastic hoặc các loại thùng giấy đặt dọc đường phố để thu gom.
* Hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt đã phân loại tại nguồn: Các
loại vật liệu đã được phân chia tại nguồn được thu gom để sử dụng cho mục
đích tái chế. Phương pháp cơ bản hiện tại đang được sử dụng để thu gom các
loại vật liệu này là thu gom dọc lề đường.
* Hệ thống container di động (HSC - Hauled Container System): Trong
HSC thì các container được sử dụng để chứa CTRSH, được vận chuyển đến
bô đổ, đổ bỏ CTRSH, mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom
mới. Hệ thống HSC thích hợp cho các nguồn phát sinh CTRSH có khối lượng
lớn bởi vì hệ thống này sử dụng các container có kích thước lớn.
* Hệ thống container cố định (SCS - Stationnary Container System):

Trong hệ thống SCS, container cố định được sử dụng để chứa chất thải rắn
sinh hoạt vẫn giữ ở vị trí thu gom khi lấy tải, chúng chỉ được di chuyển một


khoảng cách ngắn từ nguồn phát sinh đến vị trí thu gom để dỡ tải. Hệ thống
này chia thành 2 loại chính:
- Hệ thống thu gom lấy tải cơ giới;
- Hệ thống thu gom lấy tải thủ công.
Hầu hết các xe thu gom sử dụng trong hệ thống được trang bị thiết bị ép
chất thải để giảm thể tích, tăng khối lượng chất thải. Nhược điểm của hệ
thống này là xe thu gom có cấu tạo phức tạp gây khó khăn trong việc bảo trì.
Hệ thống trung chuyển:
Thơng thường, chất thải rắn sinh hoạt được vận chuyển trực tiếp từ
nguồn phát sinh đến bãi chứa hoặc cơ sở tái chế. Tuy nhiên, hầu hết các nơi
tiếp nhận cuối cùng xa khu dân cư, xa tuyến giao thơng chính, nếu vận
chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp gây tốn kém chi phí. Vì vậy cần có hoạt
động trung chuyển, trong đó chất thải từ xe thu gom nhỏ được chuyển sang xe
lớn hơn để vận chuyển đến trạm thu hồi, bãi đổ.
Có 3 loại trạm trung chuyển:
- Trạm trung chuyển chất thải trực tiếp: Chất thải rắn sinh hoạt từ các xe
thu gom nhỏ được đổ trực tiếp vào xe vận chuyển lớn hoặc bị nén vào xe lớn,
hay nén thành kiện để thuận tiện chuyển đến bãi chôn lấp.
- Trạm trung chuyển kiểu tích lũy: Chất thải rắn sinh hoạt được đổ trực
tiếp vào hố chứa, từ hố này chuyển lên xe vận chuyển nhờ các thiết bị khác.
Trạm trung chuyển kiếu tích lũy khác biệt so với trạm trung chuyển chất thải
trực tiếp ở chỗ được thiết kế có thể lưu trũ CTRSH trong khoảng 1 - 3 giờ.
- Trạm trung chuyển kết hợp chất thải trực tiếp và chất thải tích lũy: Đây
là những trạm trung chuyển đa chức năng. Tất cả các xe thu gom khi đến trạm
trung chuyển đều phải qua khâu kiểm tra tại trạm cân. Các xe thu gom sẽ
được cân, sau đó đến sàn dỡ tải và đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển

trở lại trạm cân, cân xe và tính lệ phí.


Phương tiện vận chuyển:
Hệ thống vận chuyển gồm nhiều phương tiện, trong những ngõ xóm, nơi
hẻm nhỏ vận chuyển CTRSH bằng xe thô sơ, nhân viên thu gom bằng phương
pháp thủ cơng. Ở các khu trung tâm có các loại xe có container vận chuyển
hoặc container cố định. Đối với các nước tiên tiến công việc thu gom rác
đường phố có xe chuyên dùng quét, thu gom, ép, vận chuyển.
* Tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc
sau khi sơ chế mà khơng làm thay đổi tính chất của chất thải.
Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.
Xử lý chất thải là q trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật để
làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và
các yếu tố có hại trong chất thải.
Đồng xử lý chất thải là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để
tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải, trong đó chất thải được sử
dụng làm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý (Quốc
Hội, 2020)
Cơ sở xử lý chất thải là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (kể cả
hoạt động tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải.
Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử
lý chất thải (Chính phủ, 2015).
Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân
tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khuyến
khích đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Quốc Hội, 2020)
Mục đích của các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt là nâng cao
hiệu quả của việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, bảo đảm an toàn vệ sinh môi



trường; thu hồi vật liệu để tái chế, tái sử dụng; thu hồi năng lượng từ chất thải
rắn sinh hoạt cũng như các sản phẩm chuyển đổi.
Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp
ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường (Quốc Hội, 2020)
Xử lý CTRSH bằng phương pháp cơ học: Phương pháp này được sử
dụng để giảm kích thước của thành phần CTRSH đơ thị. CTRSH được làm
giảm kích thước có thể sử dụng trực tiếp làm lớp che phủ trên mặt đất hay làm
phân compost, hoặc một phần được sử dụng cho các hoạt động tái sinh.
Xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp: Sử dụng xe chuyên dụng chở
rác tới các bãi, dùng xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt, đổ lên một lớp đất.
Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi, rắc vôi bột…, sự phân hủy vi sinh vật làm
cho chất thải trở nên tơi xốp và thể tích của các bãi rác giảm xuống.
Xử lý CTRSH hoạt bằng phương pháp ủ sinh học làm phân compost:
Phương pháp này thích hợp với các loại CTRSH hữu cơ.
Xử lý CTRSH bằng phương pháp thiêu đốt: Có thể làm giảm tới mức tối
thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ mang
lại nhiều ý nghĩa đối với môi trường, xong đây là phương pháp xử lý tốn kém
nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để xử lý 1 tấn rác cao
hơn khoảng 10 lần.
Xử lý CTRSH bằng công nghệ ép kiện: CTRSH thu gom về nhà máy chế
biến được phân loại chất trơ và các chất có thể tận dụng thu hồi để tái chế,
còn lại sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực. Các
khối chất thải ép này được sử dụng vào việc san lấp, làm bờ chắn các vùng
đất trũng.
Xử lý CTRSH bằng công nghệ Hydromex: Công nghệ Hydomex nhằm
xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm
vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nơng nghiệp hữu ích.



* Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ
gia đình, cá nhân được tính tốn theo căn cứ sau đây:
Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;
Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;
Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát
sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì khơng phải chi trả giá
dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý (Quốc Hội, 2020).
* Trách nhiệm, vai trò, chức năng của các cơ quan, tổ chức trong
quản lý chất thải rắn sinh hoạt:
Của tổ chức, cá nhân phát sinh CTRSH:
Hộ gia đình, cá nhân phải nộp phí vệ sinh cho thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Hộ gia đình, cá nhân ở đơ thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau
khi thực hiện phân loại theo quy định vào các bao bì để chuyển giao như sau:
Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ
chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt
khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ
sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực
phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn ni.
Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau
khi thực hiện phân loại theo quy định thực hiện quản lý như sau: Khuyến
khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức
ăn chăn ni; Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao
cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được



×