Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

VIÊM PHỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.59 KB, 19 trang )

VIÊM PHỔI
GV: ThS.BS. Phạm Thị Phương Thanh


Mục tiêu
1. Trình bày được các dấu hiệu và triệu
chứng, nguyên tắc điều trị của viêm phổi.
2. Nhận định vai trị của người điều dưỡng
trong chăm sóc bệnh nhân viêm phổi.
3. Lập kế hoạch chăm sóc.
4. Thực hiện chăm sóc.
5. Đánh giá hiệu quả chăm sóc điều dưỡng.


Định nghĩa
Viêm phổi là bệnh lý viêm cấp hay mãn tính
của nhu mơ phổi
Ngun nhân: nhiễm trùng, dị ứng, tác nhân
vật lý hay hóa học…


Nguyên nhân
Nguyên nhân nhiễm trùng:
1. Viêm phổi trong cộng đồng
Streptococcus pneumoniae
Mycoplasma pneumoniae
Virus
Haemophillus influenzae
Legionella….



Nguyên nhân(tt)
2. Viêm phổi trong bệnh viện
Vi khuẩn Gram âm:
Klebsiella
Proteus
Pseudomonas
Vi khuẩn Gram dương:
Staphylococcus aureus
Streptococcus pneumoniae


Triệu chứng viêm phổi điển hình
1. Triệu chứng lâm sàng
Sốt, ho khạc đàm, đau ngực kiểu màng
phổi…
Khám:
+ Thở nhanh, hạn chế cử động lồng
ngực bên bệnh
+ Gõ đục, rung thanh tăng, âm phế bào
giảm, ran nổ…


2. Triệu chứng cận lâm sàng
Công thức máu: bạch cầu tăng cao đặc
biệt là BC đa nhân trung tính. VP do virus
BC có thể bình thường hay giảm
X Quang ngực: tổn thương nhu mô phổi…


ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc chung:
+ Nghỉ ngơi
+ Thuốc ho nếu ho khan nhiều
+ VLTL khi tăng tiết phế quản, RL phản xạ
ho, đặt nội khí quản
+ Oxy liệu pháp
+ Phịng ngừa thun tắc ĐM phổi
+ Thở máy khi có suy hơ hấp


ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị kháng sinh:
1. Điều trị sớm trong 8 giờ đầu nhập viện
2. Nhuộm gram đàm
3. Nên chọn thuốc diệt khuẩn
4. Khởi đầu với đường tiêm, liều đủ cao
5. Thời gian điều trị phù hợp với lâm sàng,
X Quang, tác nhân gây bệnh…
6. Lựa chọn kháng sinh tùy theo dịch tễ học
và kinh tế.


CHĂM SĨC
A. Nhận định chăm sóc
1. Hỏi bệnh
+ Hồn cảnh khởi phát bệnh
+ Triệu chứng hiện tại: sốt, ho đàm,
tính chất đàm, đau ngực, khó thở…
+ Tiền sử: bệnh tật, dùng thuốc lá,
nghiện rượu…



2. Thăm khám
+ Hội chứng nhiễm trùng
+ Dấu hiệu sinh tồn: M, HA, NĐ, Nhịp thở,
Nước tiểu.
+ Tri giác
+ Tím tái
+ Tính chất đàm


3. Thực hiện các xét nghiệm theo y lệnh
và tham khảo kết quả
+ Công thức máu
+ X Quang ngực


B. Lập kế hoạch chăm sóc
+ Tăng cường lưu thơng đường thở
+ Giảm mất năng lượng cho người bệnh
+ Chống mất nước cho người bệnh
+ Giáo dục sức khỏe cho người bệnh


C. Thực hiện chăm sóc
1. Tăng cường lưu thơng đường thở
+ Khuyến khích uống nhiều nước
+ Làm ẩm và ấm khơng khí hít vào
+ Hướng dẫn bệnh nhân ho đúng cách:
tư thế ngồi, hơi cúi trước, đầu gối và hông

gấp lại, hít mũi-thở mơi mím…


1. Tăng cường lưu thông đường thở(tt)
+ Dẫn lưu đàm theo tư thế kết hợp vỗrung. Hd bệnh nhân thở sâu và ho mạnh
để tống đàm hoặc hút đàm (BN yếu)
+ Thở oxy và dùng thuốc theo y lệnh


2. Giảm mất năng lượng
+ Nằm nghỉ, đầu cao, thay đổi tư thế
thường xuyên
+ Thực hiện y lệnh thuốc giảm ho và giảm
đau khi có chỉ định


3. Chống mất nước
+ Uống nhiều nước, sữa, cháo, trái cây…
+ Truyền dịch khi có chỉ định


4. Giáo dục sức khỏe
+ Tăng cường hoạt động thể lực khi hết
sốt
+ Hướng dẫn BN tập thở và ho có hiệu
quả
+ Chụp X Quang ngực kiểm tra khi tái
khám
+ Kiêng thuốc lá, vận động nặng
+ Chích ngừa cúm



D. Đánh giá việc chăm sóc
Chăm sóc BN hiệu quả khi:
+ Cải thiện các triệu chứng lâm sàng: sốt,
ho, khó thở, đau ngực
+ Sinh hiệu tốt
+ Ăn uống được, tăng cân
+ Cải thiện triệu chứng cận lâm sàng:
CTM, X Quang
+ BN tuân thủ điều trị



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×