Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

hội chứng tràn khí màng phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.85 KB, 2 trang )

HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI.
MỤC TIÊU:
1. Nêu được định nghĩa và các nguyên nhân gây tràn khí màng phổi.
2. Mô tả được triệu chứng cơ năng và thực thể của tràn khí màng phổi.
3. Nêu được chẩn đốn xác định, chẩn đoán mức độ nặng, chẩn đoán nguyên nhân
của tràn khí màng phổi
NỘI DUNG:
Mở đầu: tràn khí màng phổi là hội chứng thường gặp trong cấp cứu nội ngoại khoa, tại
khoa cấp cứu hồi sức viện lao và bệnh phổi (1990 - 1994) có 946 bệnh nhân tràn khí
màng phổi chiếm tỷ lệ 20, 12% số bệnh nhân vào khoa (Hồng Minh, 1994). Từ lâu
tràn khí màng phổi được kể đến trong các y văn trong và ngoài nước như là một cấp
cứu phải xử trí ngay.
1. Định nghĩa: Tràn khí màng phổi là sự có khí một cách bất thường trong khoang
màng phổi, giữa màng phổi thành và màng phổi tạng do tổn thương những lá này gây
xẹp một phần hay toàn bộ một phổi.
2. Các nguyên nhân gây tràn khí màng phổi: Lao, kén hơi, chấn thương ngực, tụ
cầu màng phổi, hen phổi, khí phế thủng, tai biến thở máy.
2. 3 Tự phát: > 80% trường hợp, thường gặp ở người trẻ tuổi (thanh niên)
3. Triệu chứng: Chúng tơi lấy hội chứng tràn khí màng phổi tồn bộ làm điển hình.
3. 1 Triệu chứng cơ năng:
3. 1. 1 Đau ngực: đột ngột, dữ dội như dao đâm ở vùng lồng ngực có tràn khí, tăng lên
thì hít vào khi ho.
3. 1. 2 Ho: ho khan, ho từng cơn ngắn.
3. 1. 3 Khó thở: xuất hiện đột ngột và đi liền sau dấu hiệu đau. Mức độ khó thở tùy
mức độ tràn khí và khả năng hơ hấp của phía phổi cịn lại.
3. 2 Triệu chứng thực thể:
- Nhìn: nửa lồng ngực bên tràn khí kém di động, căng phồng, khoảng liên sườn giãn
rộng.
- Sờ: rung thanh mất.
- Gõ: gõ vang trống.
- Nghe: rì rào phế nang mất.


Ba triệu chứng họp thành tam chứng Galliard.
+ Rung thanh mất.
+ Rì rào phế nang mất.
+ Gõ vang trống
3. 3 Triệu chứng cận lâm sàng:
3. 3. 1 X quang phổi:


- Nửa lồng ngực phía có hơi: phế trường q trong, không thấy các nhánh phế quản,
mạch máu của phổi.
- Nửa lồng ngực căng to, khoảng liên sườn giãn rộng.
- Nhu mơ phổi bị co kéo về phía rốn phổi, trung thất bị đẩy.
4. Chẩn đoán:
4. 1 Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Dấu hiệu lâm sàng: đau, khó thở.
- Dấu hiệu x quang: hình tăng sáng vùng tràn khí, rốn phổi co lại.
4. 2 Chẩn đoán mức độ nặng: Chủ yếu dựa vào dấu hiệu suy hơ hấp, khó thở và tình
trạng tồn thân (ngất xỉu, sốc …).
4. 3 Chẩn đoán nguyên nhân:
- Lao phổi.
- Ung thư phổi.
- Hen phổi.
- Tràn khí do chấn thương.
- Tràn khí tự phát.
4. 4 Chẩn đoán phân biệt:
- Với những nguyên nhân gây khó thở cấp: viêm phổi, phế quản phế viêm, phù phổi
cấp, tắc mạch phổi và nhồi máu phổi.
- Với những nguyên nhân gây đau cấp: tràn dịch màng phổi, xẹp phổi.
5. Tóm lại:
- X quang là dấu hiệu quan trọng nhất trong chẩn đốn tràn khí màng phổi.

- Về lâm sàng:
+ Nên chú ý tới triệu chứng đau ngực và tồn thân nặng ở một người có bệnh
phổi như lao, áp xe, … và ngay cả đối với những người trẻ khỏe mạnh.
+ Tràn khí tồn bộ có thể chẩn đoán được trên lâm sàng dựa vào triệu chứng
thực thể, trong đó triệu chứng gõ vang trống là một dấu hiệu quan trọng.
TÀI LI ỆU THAM KHẢO:
1. Triệu chứng học nội khoa Tập 1, trang 254 - 256, NXB Y học Hà Nội 2000.
2. Cấp cứu ho ra máu, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, trang 56 - 74 NXB Y
học 1996.
3. Bệnh học lao và bệnh phổi, trang 446, 456 Tập 2, NXB y học Hà Nội 1996.



×