MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN I. NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ( HAY CHẾ ĐỘ DÂN
CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA).............................................................................2
1. Dân chủ..............................................................................................................2
2. Nền dân chủ xã hội ch nghĩa.............................................................................7
3. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa....................................................13
PHẦN II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỚI VIỆT NAM.............20
1. Vai trị của hệ thống chính trị trong q trình xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa và việc đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay...............................................20
2. Phương hướng đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, phát huy dân chủ ở
Việt Nam hiện nay...............................................................................................23
KẾT LUẬN........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................31
1
MỞ ĐẦU
Trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa được xác lập, từng bước phát triển với tính cách là một
hình thức nhà nước, một chế độ chính trị (thể chế chính trị) mà trong đó các
phương tiện, công cụ cùng với một hệ thống các tổ chức thiết chế chính trị xã
hội của nền dân chủ được xác lập nhằm đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về tất
cả công dân trong xã hội. Do vậy, việc hiểu rõ về bản chất của nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa là vơ cùng cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc
xây dựng, phát triển và đổi mới đất nước ta hiện nay
2
PHẦN I. NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(HAY CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA)
1. Dân chủ
a, Khái lược lịch sử của vấn đề dân chủ
Từ trước công nguyên, cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết hợp lực
với nhau để sản xuất, để chống thiên tai, thú dữ và đã tự tổ chức ra những hoạt
động chung mang tính xã hội, trong đó có việc cử ra những người đứng đầu các
cộng đồng người để thực thi những quy định chung và phế bỏ những người đó nếu
họ khơng thực hiện những quy định chung theo ý nguyện, lợi ích chung của cộng
đồng. Từ thời Hy Lạp cổ đại, khi có ngơn ngữ, chữ viết, con người đã biết diễn đạt
nội dung dân chủ: trong xã hội nguyên thuỷ, việc “cử ra và phế bỏ người đứng đầu”
là do quyền và sức lực của dân.
Khi xã hội có chế độ tư hữu, có giai cấp - chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, giai
cấp chủ nô đã lập ra nhà nước, lấy tên là nhà nước dân chủ (ở Aten, Hy Lạp cổ đại,
từ thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ VI trước công nguyên) - tức là nhà nước dân chủ
chủ nô thống trị đại đa số người lao động là giai cấp nơ lệ. Khi đó nhà nước chủ nơ
mới chính thức sử dụng danh từ “dân chủ”, tiếng Hy Lạp cổ gọi là “demos”(đề mô)
là “dân” và “kratos” (cratoo) là “quyền lực”. Có nghĩa là nhà nước dân chủ chủ nơ
có “quyền lực của dân”. Nhưng “dân” lúc này là dân theo quy định của luật pháp
do giai cấp chủ nô quy định gồm giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số trí
thức và người tự do, cịn đại đa số nhân dân trở thành nơ lệ thì khơng được coi là
dân. Về thực chất, đây là giai cấp tư hữu, áp bức bóc lột đầu tiên lập ra nhà nước
đã dùng pháp luật và nhà nước của nó lạm dụng khái niệm dân chủ để chiếm mất
quyền lực thực sự của nhân dân lao động.
Sau hàng ngàn năm nay, các giai cấp tư hữu, áp bức bóc lột thống trị xã
hội (như phong kiến, tư sản) vẫn là những giai cấp chiếm mất quyền lực của
nhân dân lao động. Trong chế độ dân chủ tư sản, dù chế độ này có nhiều thành
tựu to lớn (chủ yếu là do nhân dân lao động tạo ra...), dù chế độ đó có mang tên
chế độ dân chủ, nhà nước dân chủ đó, về thực chất vẫn khơng phải là nhà nước
3
thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân , mà chỉ là nhà nước của giai cấp tư
sản.
Chỉ đến khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) thắng
lợi, mới bắt đầu một thời đại mới, khi đó nhân dân lao động đã giành lại chính
quyền, tư liệu sản xuất... giành lại quyền lực thực sự của dân - tức là dân chủ
thực sự và lập ra Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, thiết lập nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực đó của nhân dân.
Từ việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo
cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mac - Lênin cho rằng,
dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những
giá trị tiến bộ của nhân loại, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm
quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội.
Tóm lại, nhân loại từ lâu đời đã có nhu cầu về dân chủ và quan niệm đó là
việc thực thi quyền lực của dân (Đây là một khái niệm lịch sử, dân là những ai
còn do bản chất của chế độ xã hội quy định, nhất là từ khi xã hội phân chia
thành giai cấp, thì dân cịn do bản chất giai cấp thống trị xã hội quy định cụ thể
trong từng xã hội nhất định).
b, Quan niệm của chủ nghĩa Mac - Lênin về dân chủ
Thứ nhất, chủ nghĩa Mac - Lênin kế thừa những nhân tố hợp lý những
hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ, đặc biệt là việc tán
thành cho rằng dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động; dân
chủ là quyền lực của nhân dân (hay dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân).
Thứ hai, khi xã hội có giai cấp và nhà nước - tức là mộ chế độ dân chủ thể
hiện chủ yếu qua nhà nước thì khi đó khơng có “dân chủ chung chung, phi giai
cấp, siêu giai cấp”, “dân chủ thuần tuý”. Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn với
nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Lịch sử nhân loại đã
chứng minh rõ các kiểu dân chủ: chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản,
chế độ dân chủ vô sản (hay dân chủ xã hội chủ nghĩa). Riêng chế độ phong kiến
là chế độ quân chủ, (rồi “quân chủ lập hiến”) không phải là chế độ dân chủ,
4
nhưng những nhu cầu dân chủ, những biểu hiện dân chủ trong nhân dân, trong
xã hội, thậm chí ngay cả trong một số triều đình phong kiến... của xã hội phong
kiến vẫn có.
Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ ln ln với tư cách một
phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị.
Thứ ba, từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ cịn với ý nghĩa là một
hình thức nhà nước, trong đó có chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên nhà
nước, có quản lý xã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nhà nước đó
“quyền lực thuộc về nhân dân” (cịn dân là những ai thì do bản chất giai cấp
thống trị xã hội quy định), gắn liền với một hệ thống chuyện chính của giai cấp
thống trị xã hội.
Thứ tư, với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng, đều do một giai
cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của tồn xã hội, do vậy tính
giai cấp thống trị cũng gắn liền với và chi phối tính dân tộc, tính chất của chế độ
chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội... ở mỗic quốc gia dân tộc cụ thể.
Chủ nghĩa Mac - Lênin nhấn mạnh, dân chủ với những tư cách nêu trên
phải được coi là mục tiêu, là tiền đề và cũng là phương tiện để vươn tới tự do,
giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Dân chủ với tư
cách là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị, một hình thức hay hình thái nhà
nước, nó là một phạm trù lịch sử, ra đời và phát triển gắn liền với nhà nước và
mất đi khi nhà nước tiêu vong. Song, dân chủ với tư cách một giá trị xã hội, nó
là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển
của con người, của xã hội loài người. Chừng nào con người và xã hội lồi người
cịn tồn tại, chừng nào mà nền văn minh nhân loại chưa bị diệt vong thì chừng
đó dân chủ vẫn còn tồn tại với tư cách một giá trị nhân loại chung.
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mac - Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng Dân chủ trước hết là
một giá trị nhân loại chung. Và, khi coi dân chủ là một giá trị xã hội mang tính
tồn nhân loại, Người đã khẳng định: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ.
5
Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân,vì dân là chủ”. Khi
coi dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội, Người khẳng định: “Chế
độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người
đầy tớ trung thành của nhân dân”. Rằng, “ chính quyền dân chủ có nghĩa là
chính quyền do người dân làm chủ”; và một khi nhà nước ta đã trở thành một
nước dân chủ, “chúng ta là dân chủ” thì dân chủ là “dân làm chủ” và “dân làm
chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, uỷ viên này khác... làm đầy tớ. Làm đầy
tớ cho nhân dân, chứ khơng phải là quan cách mạng”.
Dân chủ có nghĩa là mọi quyền hạn đều thuộc về nhân dân. Dân phải thực
sự là chủ thể của xã hội và hơn nữa, dân phải được làm chủ một cách toàn diện:
Làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình, làm chủ và
sở hữu mọi năng lực sáng tạo của mình với tư cách chủ thể đích thực của xã hội.
Mặt khác, dân chủ phải bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội, từ dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị đến dân chủ trong xã hội và
dân chủ trong đời sống văn hoá - tinh thần, tư tưởng, trong đó hai lĩnh vực quan
trọng hàng đầu và nổi bật nhất là dân chủ trong nền kinh tế và dân chủ trong
chính trị. Dân chủ trong hai lĩnh vực này quy định và quyết định dân chủ trong
xã hội và dân chủ trong đời sống văn hoá - tinh thần, tư tưởng. Không chỉ thế,
dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị cịn thể hiện trực tiếp quyền con
người (nhân quyền) và quyền công dân (dân quyền) của người dân, khi dân thực
sự là chủ thể xã hội và làm chủ xã hội một cách đích thực.
Trên cơ sở những quan niệm dân chủ nêu trên, nhất là tư tưởng vì dân của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng chế độ
dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi nhấn
mạnh phát huy dân chủ để tạo ra một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất
nước, Đảng ta đã khẳng định, “trong toà bộ hoạt động của mình, Đảng phải
quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động”. Nhất là trong thời kì đổi mới, nhận thức về dân chủ của
6
Đảng Cộng sản Việt Nam có những bước phát triển mới: “Toàn bộ tổ chức và
hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng
và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc
về nhân dân. Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện trong
thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội thông
qua hoạt động của nhà nước do nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ
trực tiếp. Dân chủ đi đôi với kỉ luật, kỉ cương, phải được thể chế hoá bằng pháp
luật và pháp luật bảo đảm”.
Từ những tiếp cận trên, dân chủ có thể hiểu Dân chủ là một giá trị xã hội
phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một phạm trù chính trị gắn với
các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; là một phạm trù lịch sử
gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại.
c, Sự ra đời và phát triển của dân chủ
Nhu cầu về dân chủ xuất hiện từ rất sớm trong xã hội tự quản của cộng
đồng thị tộc, bộ lạc. Trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ đã xuất hiện hình thức
manh nha của dân chủ mà Ph. Ăng Ghen gọi là “dân chủ nguyên thuỷ” hay còn
gọi là “dân chủ quân sự”. Đặc trưng cơ bản của hình thức dân chủ này là nhân
dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua “Đại hội nhân dân”. Trong “Đại hội nhân
dân”, mọi người đều có quyền phát biểu và tham gia quyết định bằng cách giơ
tay hoặc hoan hơ, ở đó “Đại hội nhân dân” và nhân dân có quyền lực thực sự
(nghĩa là có dân chủ), mặc dù trình độ sản xuất cịn kém phát triển.
Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển dẫn tới sự ra đời của chế độ
tư hữu và sau đó là giai cấp đã làm cho hình thức “dân chủ nguyên thuỷ” tan rã,
nền dân chủ chủ nô ra đời. Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước với
đặc trưng là dân tham gia bầu ra Nhà nước. Tuy nhiên, “Dân là ai?”, theo quy
định của giai cấp cầm quyền chỉ gồm giai cấp chủ nô và phần nào thuộc về các
công dân tự do (tăng lữ, thương gia và một số tri thức). Đa số cịn lại khơng phải
là “dân” mà là “nơ lệ”. Họ không được tham gia vào công việc nhà nước. Như
vậy, về thực chất, dân chủ chủ nô cũng chỉ thực hiện dân chủ theo thiểu số,
7
quyền lực của dân đã bó hẹp nhằm duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích của “dân”
mà thơi.
Cùng với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, lịch sử xã hội lồi người
bước vào thời kì đen tối với sự thống trị của nhà nước chuyên chế phong kiến,
chế dộ dân chủ chủ nơ đã bị xố bỏ và thay vào đó là chế độ độc tài chuyên chế
phong kiến. Sự thống trị của giai cấp trong thời kì này được khốc lên chiếc áo
thần bí của thế lực siêu nhiên. Họ xem việc tuân theo ý chí của giai cấp thống trị
là bổn phận của mình trước sức mạnh của đấng tối cao. Do đó, ý thức về dân
chủ và đấu tranh để thực hiện quyền làm chủ của người dân đã khơng có bước
tiến đáng kể nào.
Cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV, giai cấp tư sản với những tư tưởng tiến
bộ về tư do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư
sản. Chủ nghĩa Mac - Lênin chỉ rõ: Dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn
của nhân loại với những giá trị nổi bật về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ. Tuy
nhiên, do được xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất, nên trên thực tế, nền dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu số những
người nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động.
Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, một
thời đại mới mở ra - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội,
nhân dân lao động ở nhiều quốc gia giành được quyền làm chủ nhà nước, làm
chủ xã hội, thiết lập Nhà nước công - nông (nhà nước xã hội chủ nghĩa), thiết lập
nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) để thực hiện quyền lực của đại đa
số nhân dân. Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện
quyền lực của nhân dân - tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm
chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân.
Như vậy, với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì
trong lịch sử nhân loại, cho đến nay có ba nền (chế độ) dân chủ. Nền dân chủ
chủ nô, gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư
bản chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa.
8
Tuy nhiên, muốn biết một nhà nước dân chủ có thực sự hay không phải xem
trong nhà nước ấy dân là ai và bản chất của chế độ xã hội ấy như thế nào.
2. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
a, Khái niệm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trong mọi xã hội có giai cấp, trên thực tế, vai trị chủ thể quyền lực chính
trị thuộc về giai cấp nắm tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội. Trong chế độ
chiếm hữu nô lệ, nô lệ không được thừa nhận là một bộ phận nhân dân, chủ nơ
có toàn quyền quyết định số phận của họ. Trong chế độ phong kiến địa chủ ,
quyền lực xã hội được tập trung cao độ vào một ông vua (quân chủ) và được vua
ban phát cho các đẳng cấp với những quyền lực rất khác nhau (quân quyền, quan
quyền, và quyền của thần dân là rất ít ỏi). Trong chủ nghĩa tư bản mọi cơng dân
đều được thừa nhận có quyền ngang nhau nhưng thực chất, quyền lực chín trị lại
thuộc giai cấp tư sản - giai cấp nắm tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội, quyền
lợi của nhân dân lao động luôn bị cắt xén, bị lừa gạt và khơng có cơ sở kinh tế
để thực hiện một cách triệt để trong thực tế. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội , khi
tư liệu sản xuất chủ yếu đã thuộc về xã hội thì quyền lực của nhân dân lao động
mới được thực hiệ trên thực tế ngày càng đầy đủ trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa (dân chủ vô sản) là hình thức tổ chức nhà nước
của giai cấp cơng nhân với hệ thống chính trị tương ứng mà đặc trưng cơ bản là
thừa nhận quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, của quảng đại quần chúng
nhân dân lao động. Trong tương quan với các hình thức tổ chức nhà nước đã
từng xuất hiện, đang tồn tại của xã hội loài người, dan chủ xã hội chủ nghĩa
được xác nhập nhằm thực hiện quyền tự do bình đẳng của mọi công dân chứ
không phải là thiểu số phục tùng đa số trên thực tế, ngày càng đầy đủ nhằm đáp
ứng cho lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và tiến tới là của toàn
xã hội; tương ứng và phù hợp với một nền sản xuất phát triển ngày càng hiện
đại, tiên tiến dựa trên nền tảng của một chế độ sở hữu xã hội ngày càng hoàn
toàn và đầy đủ đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu.
9
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một tập hợp (hệ thống) các thiết chế nhà
nước, xã hội được xác nhập, vận hành và từng bước hoàn thiện nhằm đảm bảo
thực hiện trên thực tế ngày càng đầy đủ các quyền lực chính trị của giai cấp cơng
nhân; các giải cấp và các tầng lớp nhân dân khác và của toàn xã hội. Cũng như
mọi nền dân chủ khác trong lịch sử, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trải qua một
quá trình phát triển lâu dài với các giải đoạn từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện
đến ngày càng hoàn thiện. Sự khác biệt căn bản trong tiến trình phát triển từ thấp
lên cao ấy giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ tư sản là ở chỗ, nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa phát triển, từng bước hoàn thiện tương ứng với các giai
đoạn phân kì trong quá trình phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa, từng bước trở thành dân chủ tiêu vong.
Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa được xác lập,từng bước phát triển với tình cách là một hình thức
nhà nước, một chế độ chính trị (thể chế chính trị) mà trong đó các phương tiện,
cơng cụ cùng với một hệ thống các tổ chức thiết chế chính trị - xã hội của nền dân
chủ được xác lập nhằm đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về tất cả các công dân
trong xã hội (không bao gồm những người mất quyền công dân) của tất cả các
giai cấp mà trước hết là của giai cấp công nhân, các giai cấp và các tầng lớp nhân
dân khác có lợi ích căn bản thống nhất, phù hợp với lợi ích của giai cấp cơng
nhân, quyền lực đó được thiết lập, được thực hiện trên thực tế ngày càng đầy đủ
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua một hình thức nhà nước thích
hợp nhằm quản lý một cách có hiệu quả q trình cài tạo xã hội cũ, xây dựng
thành công xã hội mới xã hội chủ nghĩa, tiến lên chủ nghĩa cộng sản và nhằm thực
hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
b, đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang tính lịch sử
Mọi nền dân chủ đều mang tính lịch sử. Tính lịch sử của nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa thể hiện trước hết ở chỗ, nền dân chủ ấy chỉ ra đời trong những
điều kiện và tiền đề chính trị xác định, tồn tại biến đổi trong mối quan hệ biện
10
chứng với những cơ sở kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội nhất định. Trong đó,
những lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp công nhân giữ vai trò chi phối, quyết
định đến bản chất, các hình thức và phương thức thực thi quyền lực chính trị chủ
yếu của nền dân chủ. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời là sản phẩm tất yếu
của cuộc đấu tranh về tay giai cấp công nhân, xác lập bộ máy nhà nước của giai
cấp công nhân do Đảng cộng sản lãnh đạo, hình thành và xác lập hệ thống các
thiết chế chính trị chủ yếu, bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về giai cấp cơng
nhân và nhân dân lao động.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tồn tại, từng bước phát triển...trong mối
quan hệ biện chứng với những điều kiện, tiền đề kinh tế - xã hội và chính trị - xã
hội xác định. Những điều kiện và tiền đề này lại luôn vận động và biến đổi từng
bước cùng với sự vận động, phát triển của cách mạng do tác động chủ động, tự
giác của quần chúng nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo. Nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa sẽ tất yếu trải qua các giai đoạn cơ bản: thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội; trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, các điều kiện,
tiền đề của chủ nghĩa cộng sản được từng bước xác lập và củng cố, theo đó nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng từng bước tự phủ định mình, từng bước tự tiêu
vong.
Trong quá trình ra đời, phát triển của mình, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
có thể kế thừa các giá trị của nền dân chủ tư sản về hình thức, phương thức thực
thi, vận hành dân chủ phát triển và từng bước hoàn thiện các giá trị ấy theo
hướng đảm bảo để quyền lực chính trị ngày càng thuộc về nhân dân, dân tộc với
tính cách là chủ thể của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
-Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang bản chất giai cấp
của giai cấp công nhân đồng thời là nền dân chủ đại chúng, dân chủ cho đại đa
số.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ đại chúng, cho đại đa số
nhân dân lao động, nhưng trước hết và chủ yếu đó phải là nền dân chủ mang bản
chất giai cấp công nhân.
11
Với tính cách là giai cấp trung tâm của thời đại, có sứ mệnh lịch sử thủ
tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản..., sự nghiệp đấu tranh tự
giải phóng của giai cấp cơng nhân trở thành hạt nhân, nội dung cốt lõi và là bộ
phận hữu cơ của cuộc đấu tranh chung của nhân loại, của xã hội vì tiến bộ, cơng
bằng xã hội thực sự. Với tính cách là nền dân chủ phủ định biện chứng và đối
lập với nền dân chủ tư sản xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền
dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích chính trị cơ
bản đối lập với giai cấp tư sản. Bên cạnh đó, lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp
công nhân lại thống nhất, ngày càng thống nhất với lợi ích chính trị cơ bản của
nhân dân lao động, bộ phận dân cư đông đảo nhất và chiếm đại đa số trong xã
hội. Với sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa , phạm trù
nhân dân, với tính cách là chủ thể quyền lực dân chủ được biểu hiện, thể hiện
trên thực tế rộng rãi nhất, đại đa số nhất... trong lịch sử phát triển của chế độ dâ
chủ của nhân loại.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở phát huy, thể hiện
ngày càng đầy đủ, trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân mà nòng cốt là của
liên minh của giai cấp công nhân với quảng đại quần chúng nhân dân lao động.
Cùng với quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và quá trình xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, khối liên minh này ngày càng đơng đảo, ngày càng trở
thành nền tảng khối đại đồn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng của
giai cấp cơng nhân. Đó chính là động lực xã hội cơ bản của cách mạng xã hôi
chủ nghĩa và là chủ thể của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ có tính chất dân tộc, đồng
thời lại mang tính nhân loại.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng trước hết trong lòng từng
quốc gia dân tộc, trên cơ sở văn hoá xã hội chủ nghĩa với nội dung tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Với tính cách là một giá trị văn hoá, nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa sẽ kế thừa, tiếp biến đối với các giá trị văn hoá truyền thống liên quan để
xây dựng, quản lý đất nước của lịch sử dân tộc.
12
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lại không chỉ tồn tại trong mỗi quốc gia dân
tộc, mà nền dân chủ ấy còn cần trở thành phổ biến trong mọi quốc gia dân tộc,
trước khi nó cần thiết phát triển trở thành nền dân chủ tự tiêu vong. Nhưng ngay
từ khi ra đời trong từng quốc gia dân tộc, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã là nền
dân chủ mang tính phổ biến, tính nhân loại.
Điều đó thể hiện trước hết ở chỗ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây
dựng trên các lập trường, nguyên tắc cơ bản chủ nghĩa Mac - Lênin, hệ thống lí
luận cách mạng - khoa học, phản ánh một cách đúng đắn, chính xác vai trị sứ
mệnh lịch sử tồn thế giới của giai cấp công nhân. Giá trị phổ biến, thống nhất
ấy lại được biểu hiện sinh động thông qua các hình thức đặc thù và đa dạng của
các kiểu tổ chức nhà nước, kiểu tổ chức nền dân chủ trong mỗi giai đoạn cụ thể,
trong mỗi quốc gia dân tộc cụ thể trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cuối cùng trong lịch sử - là
nền dân chủ tự tiêu vong.
Với tính cách là chế độ nhà nước, các nền dân chủ trong lịch sử nhân loại
là sản phẩm của cuộc cách mạng xã hội, được xác lập trên cơ sở kinh tế là chế
độ sở hữu tư nhân đối với các tư liệu sản xuất. Những nền dân chủ ấy, về bản
chất là dân chủ cho thiểu số giai cấp thống trị, là những giai cấp đại diện cho các
chế độ sở hữu tư nhân, có lợi ích chính trị cơ bản đối lập với lợi ích của quảng
đại quần chúng nhân dân lao động, với lợi ích chính trị cơ bản chính đáng của
toàn dân tộc và với toàn xã hội. Sự phát triển khách quan của sản xuất, kinh tế
kéo theo những phát triển tương ứng trong chính trị... tất yếu dẫn đến sự bị diệt
vong của nền dân chủ ấy.Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì trái lại là sản phẩm
tất yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do chính đảng của giai cấp công
nhân lãnh đoạ. Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan trong phương thức sản
xuất, giai cấp công nhân là sản phẩm, là đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ,
cách mạng của một phương thức sản xuất mới ra đời từ trong lòng chủ nghĩa tư
bản. Chính điểm khác biệt căn bản ấy đã quy định sự thống nhất về lợi ích chính
trị cơ bản của giai cấp cơng nhân với lợi ích chính trị của nhân dân lao động, với
dân tộc và tồn xã hội. Đến lượt nó, sự khác biệt căn bản này sẽ quy định, tạo
nên sự khác biệt căn bản chi phối quá trình vận động, biến đổi và phát triển của
13
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa so với các nền dân chủ trước đó trong lịch sử.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân tham
gia ngày càng nhiều và càng có hiệu quả vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Đúng như V.I.Lenin đã từng khẳng định rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân
chủ của đại đa số, dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản. Kết quả là nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ tự tiêu vong, nền dân chủ cuối cùng trong lịch
sử xã hội loài người kể từ khi phân chia thành giai cấp và đối lập giai cấp.
c, Cấu trúc của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
-Chủ thể quyền lực của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là tồn thể nhân
dân, trước hết là giai cấp cơng nhân, các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao
động.
Xét về mặt chủ thể quyền lực chính trị, thì cấu trúc của nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa bao gồm: quyền lực chính trị của giai cấp cơng nhân, các giai cấp và
các tầng lớp xã hội khác và mối quan hệ giữa các chủ thể quyền lực đó
+Chủ thể cơ bản và quan trọng nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là
giai cấp công nhân.
+Các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động khác, trước hết là nông dân,
tri thức... là chủ thể của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
+Các chủ thể của dân chủ xã hội chủ nghĩa còn là các giai cấp, càng tầng lớp
xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nịng cốt là liên minh các giai cấp
cơng nhân với các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động... ngày càng phát triển và
mở rộng.
-Hệ thống các tổ chức, thiết chế đại diện cho chủ thể của dân chủ xã hội
chủ nghĩa bao gồm Đảng cộng sản, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và
các đoàn thể chính trị - xã hội.
Chủ thể đích thực của các quyền lực chính trị trong nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa , như đã phân tích trên tổng thể các giai cấp, các tầng lớp nhân dân lao
động trong toàn xã hội. Nhưng cũng như mọi nền dân chủ khác, các giá trị dân
chủ, các quyền dân chủ của chủ thể chỉ có thể được thực hiện thơng qua một hệ
14
thống các thiết chế, các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho chủ thể dân chủ.
Điểm khác biệt căn bản chính là ở chỗ, hệ thống các thiết chế ấy được xác lập
bao gồm những tổ chức đại diện nào, giữa chúng có các mối quan hệ ra sao để
đảm bảo đó thực sự là các thiết chế đại diện cho chủ thể đích thực của nền dân
chủ. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hệ thống các thiết chế chính trị - xa
hội ấy bao gồm: Đảng cộng sản, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các
tổ chức, đồn thể chính trị - xã hội, được xác lập với tư cách là các thiết chế đại
diện cho chủ thể dân chủ là nhân dân lao động.
-Hệ thống cơ chế, công cụ, phương tiện... thực thi dân chủ, bảo đảm sự
thống nhất. giữa quan hệ trao quyền lực với nhận quyền lực, giữa thực thi
quyền lực với giám sát thực thi quyền lực.
Giữa các chủ thể của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: giai cấp công nhân,
các giai cấp và các tầng lớp nhân dân lao động với một hệ thống các thiết chế
chính trị đại diện cho các chủ thể ấy của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được kết
nối với nhau bởi một hệ thống các công cụ, phương tiện, quy định... mang tính
pháp lý, được xây dựng, vận hành nhằm đảm bảo các quyền dân chủ của nhân
dân được thực hiện trên thực tế, ngày càng đầy đủ.
Hệ thống các công cụ, phương tiện dân chủ cơ bản ấy được xác lập, từng
bước củng cố và ngày càng hoàn thiện với tính cách là những sự thể hiện, thực
hiện đồng thời hai mối quan hệ cơ bản: thứ nhất, quan hệ trao nhận quyền lực
của các chủ thể cho các tổ chức, các thiết chế chính trị, nhà nước, chính trị - xã
hội đại diện cho các chủ thể, đồng thời với giám sát quá trình thực thi quyền lực
của nhân dân đối với các thiết chế đại diện ấy; thứ hai, quan hệ nhận và thực thi
quyền lực được trao cho các thiết chế đại diện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Cả hai mối quan hệ (hai phương diện) trên đây tồn tại trong sự thống nhất,
biện chứng, hữu cơ với nhau và được thể hiện, thực hiện thông qua và bằng một
hệ thống các công cụ, phương tiện quy định... mang tính pháp lý khơng ngừng
được củng cố, hoàn thiện... nhằm hướng tới một mục đích duy nhất: phát huy
ngày càng đầy đủ, trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân và của toàn xã hội.
15
3. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Từ việc nắm vững và phân tích thực tế lịch sử đã diễn ra trong sự phát
triển dân chủ của nhân loại, nhất là qua những quy luật của chế độ dân chủ chủ
nô, chế độ dân chủ tư sản..., các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac - Lênin đã dự
báo khoa học - qua nhiều luận điểm cơ bản - về tính tất yếu xảy ra và thắng lợi
của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, gắn liền với tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
Chính những luận điểm khoa học đó đã được nhận thức và vận dụng đúng đắn,
sáng tạo để dẫn dắt nhân dân lao động trong thực thiễn cách mạng, làm nên
thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917), từ đó hình
thành và từng bước phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, sau đó
là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trên thế giới... Theo chủ nghĩa
Mac - Lênin thì: chuyên chính vơ sản và dân chủ xa hội chủ nghĩa về căn bản là
thống nhất. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta thống nhất gọi
chuyên chính vơ sản là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (vẫn thực hiện nội dung cơ
bản của chuyên chính vơ sản):
Như mọi loại hình dân chủ khác, dân chủ vô sản, theo V.I.Lênin, không
phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người; nó chỉ là dân chủ đối với quần
chúng nhân dân lao động và bị bóc lột; dân chủ vô sản là chế độ dân chủ vì lợi
ích đa số. Rằng, dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời
sống xã hội, trong đó dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở; dân chủ đó càng
hồn thiện bao nhiêu, càng nhnah ngày tiêu vong bấy nhiêu. Dân chủ vô sản loại
bỏ quyền dân chủ của tất cả các giai cấp là đối tượng của nhà nước vô sản, nó
đưa quảng đại quần chúng nhân dân lên địa vị của người chủ chân chính của xã
hội.
Với tư cách là đỉnh cao trong tồn bộ lịch sử tiến hố của dân chủ, dân
chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất cơ bản sau:
Bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp
côngnhân - đảng Mác-Lênin mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền
16
lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người,
thoả mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân.
Dân chủ trên lĩnh vực chính trị là nội dung quan trọng hàng đầu với
những yêu cầu đa dạng. Nó bảo một hệ thống quyền lực chính trị liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của mọi công dân, mọi thành viên, mọi giai tầng, mọi cộng
đồng, mọi tổ chức trong q trình thiết lập, hồn thiện nền dân chủ ở nước ta
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm đảm bảo quyền lực chính trị tối
cao thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, chính đảng của giai
cấp cơng nhân, đại biểu cho lợi ích chính đáng của nhân dân và dân tộc.
Chủ nghĩa Mac - Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp cơng nhân thơng qua Đảng của họ
đối với tồn xã hội, nhưng khơng phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích
riêng cho giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích
của tồn thể nhân dân, trong đó có giai cấp cơng nhân. Nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo - yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực
thực sự thuộc về nhân dân, bởi vì Đảng cộng sản đại diện cho trí tuệ, lợi ích của
giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc. Với nghĩa này, dân chủ
xã hội chủ nghĩa mang tính chất nguyên về chính trị. Sự lãnh đạo của giai cấp
cơng nhân thơng qua Đảng cộng sản đối với tồn xã hội về mọi mặt V.I.Lenin
gọi là sự thống trị chính trị.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là những người
làm chủ những quan hệ chính trị trong xã hội. Họ có quyền giới thiệu các đại
biểu tham gia vào bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia
đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ,
nhân viên nhà nước. Quyền được tham gia rộng rãi vào cơng việc quản lý nhà
nước của nhân dân chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị. V.I.Lenin
còn nhấn mạnh rằng: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ của đại đa số
dân cư, của những người lao động bị bóc lột, là chế độ mà nhân dân ngày càng
tham gia nhiều vào công việc của Nhà nước. Với ý nghĩa đó, V.I.Lenin đã diễn
17
đạt một cách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa
rằng: đó là nền dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tư sản”.
Bàn về quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị, Hồ Chí Minh
cũng đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực
đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì
dân... Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa do đó về thực
chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa, khác với các cuộc cách mạng xã hội trước đây là ở chỗ nó là cuộc cách
mạng của số đơng, vì lợi ích của số đông nhân dân. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
của nước Việt Nam dân chủ cộng hồ (1946) theo Hồ Chí Minh là một dịp cho
toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công
việc nhà nước, “... hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ
là cơng dân thì đều có quyền đi bầu cử. Quyền được tham gia rộng rãi vào công
việc quản lý nhà nước chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị.
Xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai
cấp cơng nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc. Do vậy, nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa khác về chất so với nền dân chủ tư sản ở bản chất giai
cấp (giai cấp công nhân và giai cấp tư sư; ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đa
nguyên; một đảng hay đa đảng; ở bản chất nhà nước (nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư sản).
Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sờ hữu xã
hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày
càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại
nhằm thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể
nhân dân lao động.
Dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là nội dung có vị trí nền tảng trong chế độ
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ trên lĩnh vực kinh tế trong thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bao gồm hệ thống các quyền lực chính trị liên quan đến quyền
và nghĩa vụ kinh tế của mọi công dân, mọi thành viên, mọi giai tầng, mọi cộng
18
đồng, thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi tổ chức trong quá trình hoạt động
kinh tế hoặc quan hệ kinh tế nhằm tạo mọi điều kiện chính trị, luật pháp cho mọi
thành phần kinh tế (kể cả kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi), mọi chủ thể kinh tế,
mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật trong quá trình tham gia hoạt động
kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là nền
tảng để thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực khác.
Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một q trình ổn định
chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh
đạo của đảng Mac - Lenin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Trước hết đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản
xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lí và
phân phối, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có
sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Bản chất kinh tế của nền dân chủ xa chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế
của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất cơng, nhưng cũng như toàn bộ nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa, nó khơng hình thành từ “hư vơ” theo mong muốn của
bất kì ai. Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu
nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lạc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu
cực, kìm hãm... của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức,
bóc lột, bất cơng.. đối với đa số nhân dân.
Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế
độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.
Bản chất tư tưởng - văn hoá - xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ
tư tưởng Mac - Lenin - hệ tư tưởng của giai cấp cơng nhân, làm chủ đạo đối với
mọi hình thái ý thức xã hội... mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân
tộc...Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ những giá trị
văn hố tinh thần; được nâng cao trình độ văn hố, có điều kiện để phát triển cá
19
nhân. Dưới góc độ này dân chủ là một thành tựu văn hố, một q trình sáng tạo
văn hố, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người.
Dân chủ trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, xã hội là nội dung rất quan trọng
và cơ bản trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, nó bao gồm hệ thống các quyền lực chính trị liên quan đến quyền
và nghĩa vụ trên lĩnh vực văn hố, tư tưởng, xã hội của mọi cơng dân, mọi thành
viên, mọi giai tầng, mọi cộng đồng thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi tổ chức
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm đáp ứng ngày càng cao đời
sống văn hoá tư tưởng trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mac - Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh theo ngun tắc tiến bộ và cơng bằng xã hội chủ nghĩa; tạo
môi trường, điều kiện cho sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng; thực
hiện sự bình đẳng trong việc tận dụng thời cơ, điều kiện xã hội để phát triển con
người ngày càng tồn diện.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hồ về lợi ích giữa
cá nhân, tập thể và lợi ích của tồn xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra sức
động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng xã hội đất nước.
Với những bản chất nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ
yếu được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt
động tự giác của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân,
dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có được với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò
lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản. Bởi lẽ, nhờ nắm vững những hệ tư tưởng
cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mac - Lenin và đưa nó vào quần chúng,
Đảng mang lại cho phong trào quần chúng tính tự giác cao trong quá trình xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; thơng qua cơng tác tun truyền, giáo dục
của mình, Đảng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, trình độ văn hố dân chủ
của nhân dân để họ có khả năng thực hiện hữu hiệu những yêu cầu dân chủ phản
ánh đúng quy luật phát triển xã hội. Chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản,
nhân dân mới đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợi dụng dân chủ vì
những động cơ đi ngược lại lợi ích của nhân dân.
20
Với những ý nghĩa như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên về
chính trị, bảo đảm vai trị lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản khơng loại trừ
nhau mà ngược lại, chính sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cho dân chủ xã hội
chủ nghĩa ra đời, tồn tại và phát triển.
Với tất cả những đặc trưng đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ
cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền
lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm
trong sứ thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đao Đảng cộng sản.
4. Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ
nghĩa
Một là: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và
hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chỉ trong xã hội dân chủ xã hội chủ
nghĩa, người dân mới có đầy đủ các điều kiện cho việc thực hiện ý chí của mình
thơng qua việc lựa chọn một cách cơng bằng, bình đẳng những người đại diện
cho quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước, tham gia một cách
trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động quản lý của nhà nước, khai thác và phát huy
một cách tốt nhất sức mạnh trí tuệ của nhân dân cho hoạt động của nhà nước.
Với những tính ưu việt của mình, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ kiểm soát một
cách hiệu quả quyền lực của nhà nước, có thể dễ dàng đưa ra khỏi cơ quan nhà
nước những người thực thi cơng vụ khơng cịn đáp ứng u cầu về phẩm chất,
năng lực đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu hướng đến lợi ích của người dân.
Ngược lại, nếu các nguyên tắc của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bị vi phạm, thì
việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng sẽ khơng thực hiện được. Khi đó,
quyền lực của nhân dân sẽ bị biến thành quyền lực của một nhóm người, phục
vụ lợi ích cho một nhóm người.
Hai là: Ra đời trên sở nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ
nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người
dân. Bằng việc thể chế hố ý chí của nhân dân thành các hành lang pháp lý,
21
phân định một cách rõ ràng quyền và trách nhiệm của mỗi công dân, là cơ sở để
người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời là cơng cụ bạo lực để
ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng
của người dân, bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa
nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phương thức thể hiện và thực hiện
dân chủ. Theo V.I.Lenin, con đường vận động và phát triển của nhà nước xã hội
chủ nghĩa là ngày càng hồn thiện các hình thức đại diện nhân dân thực hiện và
mở rộng dân chủ, nhằm lôi cuốn ngày càng đông đảo nhân dân tham gia quản lý
nhà nước, quản lý xã hội. Thông qua hoạt động quản lý của nhà nước, các nguồn
lực xã hội được tập hợp, tổ chức và phát huy hướng đến lợi ích của nhân dân.
Ngược lại, nếu nhà nước xã hội chủ nghĩa đánh mất bản chất của mình sẽ tác
động tiêu cực đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, sẽ dễ dẫn tới việc xâm phạm
quyền làm chủ của người dân, dẫn tới chuyên chế, độc tài, thủ tiêu nền dân chủ,
hoặc dân chủ chỉ cịn là hình thức.
Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước là thiết chế có trức
năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hoá và tổ chức thực hiện những yêu cầu
dân chủ chân chính của nhân dân. Nó cũng là cơng cụ sắc bén nhất trong cuộc
đấu tranh với mọi mưu đồ đi ngược lai ích của nhân dân; là thiết chế tổ chức có
hiệu quả việc xây dựng xã hội mới; là cơng cụ hữu hiệu để vai trị lãnh đạo Đảng
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xa hội được thực hiện... Chính vì vậy trong
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Đảng ta xem nhà nước là “trụ cột”, “một
công cụ chủ yếu, vững mạnh” của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
22
PHẦN II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỚI VIỆT NAM
1. Vai trị của hệ thống chính trị trong q trình xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa và việc đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
a, Vai trị của tồn bộ hệ thống chính trị đối với q trình xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là thành tố trung tâm của nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa. Toàn bộ sự vận hành của hệ thống chính trị ấy đóng vai trị
quyết định đối với quá trình xác lập, củng cố và phát triển nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa cũng như đối với toàn bộ tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vai
trị quyết định ấy được quy định một cách tất yếu bởi bản chất của nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa là dân chủ cho nhân dân lao động và cho toàn xã hội.
Đảng cộng sản - thành tố cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa,
có vai trị lãnh đạo tồn bộ sự nghiệp thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
cơng nhân: giai phóng giai cấp cơng nhân, giải phóng nhân dân lao động, giảii
phóng dân tộc và toàn xã hội. Động lực xã hội cơ bản của sự nghiệp cách mạng
do đảng lãnh đạo là tồn thể. Dưới góc độ đấy, mục đích duy nhất, cao nhất và
cuối cùng của sự lãnh đoạ Đảng cộng sản là đảm bảo rằng sự nghiệp cách mạng
phải trở thành sự nghiệp của chính quần chúng nhân dân, do quần chúng nhân
dân và giải phóng nhân dân lao động, giải phóng xã hội... Tiếp cận lý luận về
dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đoạ Đảng cộng sản
hướng vào mục tiêu chủ yếu, cao nhất nhằm thực hiện ngày càng đầy đủ, thực tế
quyền dân chủ của nhân dân lao động.
Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa thực hiện sự quản lý điều hành đất nước chủ yếu bằng pháp luật. Toàn
bộ hoạt động của nhà nước ấy, bao gồm hoạt động lập pháp, hoạt động hành
pháp và hoạt động tư pháp đều xuất phát trên cơ sở thực hiện hoá các giá trị, các
quyền dân chủ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn xã hội. Toàn
bộ hoạt động quản lý và điều hành xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
23
nghĩa có mục đích chủ yếu, cao nhất là nhằm phát huy ngày càng đầy đủ, trên
thực tế quyền dân chủ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tồn xã
hội.
Các đồn thể chính trị - xã hội của nhân dân là một thành tố cơ bản của hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Trong q trình xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa, các đoàn thể ấy có chức năng cơ bản là vận động đồn viên, hội viên
của tổ chức mình tham gia tích cực vào quá trình thực hiện dân chủ, thực hiện
giám sát nhân dân đối với các hoạt động thực thi quyền lực dân chủ của tồn bộ
hệ thống chính trị xã hội và của từng thành tố trong hệ thống ấy. Mục đích chủ
yếu và cao nhất của tồn bộ hoạt động của các đồ khơng thể là gì khác, ngoài
hướng tới từng bước phát huy ngày càng đầy đủ, trên thực tế quyền dân chủ của
nhân dân.
Có thể thấy rõ rằng, từng thành tố của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
thông qua thực hiện các chức năng, các nhiệm vụ cơ bản của mình... đều có
chung mục đích cao nhất, chủ yếu nhất là phát huy ngày càng đầy đủ, trên thực
tế quyền dân chủ của nhân dân. Nói cách khác, hoạt động của từng thành tố
trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa cũng như sự kết hợp hoạt động các
thành tố với nhau, hoạt động của tồn bộ hệ thống chính trị ấy, về bản chất đều
hướng tới thực hiện quyền dân chủ của giai cấp công nhân, của nhân dân lao
động và của tồn xã hội. Đây chính là mối liên hệ chủ yếu, bản chất của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa đóng vai trị quyết định, quy định đối với tồn bộ sự vận
động, vận hành của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó và chỉ có nhờ đó, nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ là nên dân chủ gấp triệu lần nền dân chủ tư sản.
b, Đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà
nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Đảng ta đã vận dụng, cụ thể hoá và mở rộng một cách đúng đắn về hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa vào điều kiện của nước ta hiện nay.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam thông qua
24
có ghi rõ: “Tồn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong
giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”. Trong hệ thống chính trị ở
nước ta hiện nay có: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước; Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là một
bộ phận nằm trong hệ thống chính trị nhưng có vai trị lãnh đạo tồn bộ hệ thống
chính trị, lãnh đạo cả xã hội ta. Nhà nước ta do nhân dân cử ra để quản lý xã hội
về mọi mặt bằng pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị
của các đồn thể nhân dân... các đồn thể nhân dân vừa để bảo vệ lợi ích chính
đáng của các đoàn viên, hội viên và nhân dân, vừa để tổ chức và giáo dục họ
tham gia bảo vệ, xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa.
Một số vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc chung theo quan điểm của Đảng ta
về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay:
Một là, đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động, tổ chức hoạt động và các mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị hợp pháp
và đang có vai trị đối với cả nước. Vì thế khơng thay đổi mục tiêu, con đường
xã hội chủ nghĩa - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Hai là, trong q trình xây dựng, hồn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
thì những nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ của chun chính vơ sản vẫn được
thực hiện ngày càng tốt hơn.
Ba là, xuất phát từ thực tiễn cách mạng nước ta từ khi có Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo; từ so sán lực lượng chính trị khách quan hiện nay ở nước ta
và từ yêu cầu của nhân dân là ổn định để phát triển mà Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta khơng chấp nhận “đa ngun chính trị, đa đảng đối lập” tạo ra sự rối loạn
xã hội, thiệt hại lợi ích của nhân dân.
Bốn là, đổi mới là một q trình có nội dung tồn diện của cả xã hội ta,
song có trọng điểm: đó là trên cơ sở ổn định, phát triể và đời sống nhân dân, trên
cơ sở đó từng bước đổi mới hệ thống chính trị đáp ứng các yêu cầu ngày càng