Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đặc điểm, ý nghĩa các dạng địa hình phân theo đặc điểm hình thái với du lịch. Chỉ ra các núi và cao nguyên có ý nghĩa với du lịch.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.21 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368

Đề bài:
Đặc điểm, ý nghĩa các dạng địa hình phân theo đặc điểm hình thái với du lịch.
Chỉ ra các núi và cao nguyên có ý nghĩa với du lịch.
1. Các loại địa hình ít có ý nghĩa với du lịch
1.2. Đồi (trung du)
- Đặc điểm
+ Đồi: dáng mềm mại và thấp hơn núi, độ cao trung bình từ 10m - 200m (ở Việt
Nam chủ yếu là dưới 100m). Đồi là một dạng địa hình được hình thành qua quá
trình phong hóa, bóc mòn từ núi. Giữa miền núi và đồng bằng thường có một vùng
chuyển tiếp, gọi là trung du. Vùng này có nhiều đồi. Đồi là một dạng địa hình nhô
cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, đồi ít khi đứng riêng lẻ mà thường hay tập trung thành
vùng, như vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ...
- Ý nghĩa
Địa hình vùng đồi thường tạo ra một không gian thoáng đãng . Do sự phân cắt của
địa hình nên có tác động mạnh đến tâm lý dã ngoại, rất thích hợp với các loại hình
cắm trại, tham quan. Vùng đồi là nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi
có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát
triển loại hình tham quan theo chuyên đề.
1.3. Đồng bằng
- Đặc điểm
Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, được hình thành dọc theo các con sông.
Đồng bằng là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, canh tác nông nghiệp, tập trung
đông đúc dân cư.
Vì điều kiện địa hình thuận lợi nên con người thường tập trung sinh sống ở đồng
bằng từ rất lâu đời
- Ý nghĩa
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


Sở thích chung của khách du lịch là thích đến những nơi có phong cảnh thiên nhiên
đẹp, có những địa hình khác lạ với nơi họ đang sống. Vì vậy đồng bằng ít có giá trị
về tài nguyên du lịch tự nhiên. Nhưng đồng bằng lại là nơi sinh sống lâu đời, là nơi
tập trung dân cư nên lại có nhiều giá trị về tài nguyên du lịch nhân văn.
Các lễ hội, trong các dạng TNDLNV, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị rất
lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phán ánh đời sống tâm linh
của mỗi dân tộc. Là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày
lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng
đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân,
hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Nhìn chung,
các lễ hội nổi tiếng có tính hấp dẫn rất lớn đối với du khách.
Di tích lịch sử - văn hóa, “Di tích lịch sử – văn hoá là những công trình xây dựng,
địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật,
cũng như các giá trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình
phát triển văn hoá – xã hội”.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, Mỗi một dân tộc có những điều kiện
sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang
những sắc thái riêng của mình và có những địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù
của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch
gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã
hội, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trú, trang phục, ca múa nhạc…Việt Nam
có 54 dân tộc. Nhiều dân tộc vẫn giữ được phong tục tập quán của mình.Nước ta
còn có hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng,
độc đáo thể hiện tư duy triết học, tâm tư tình cảm của con người, đặc biệt là các
nghề chạm khắc, đúc đồng, thêu, dệt, sành sứ… Các món ăn dân tộc độc đáo với
nghệ thuật cao về chế biến và nấu nướng. Nhiều kiến trúc có bố cục theo thuyết
phong thuỷ của triết học phương Đông, rồi những kiến trúc tôn giáo (nhất là kiến
trúc Chăm)… có giá trị, hấp dẫn du khách
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368


Các đối tượng văn hoá – thể thao và hoạt động nhận thức khác. Những đối tượng
văn hoá như các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, bảo
tàng… đều có sức hấp dẫn rất lớn du khách tới tham quan và nghiên cứu. Những
hoạt động mang tính sự kiện: các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu
kinh tế quốc dân, các hội chợ, liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế… cũng
là đối tượng hấp dẫn khách du lịch.Thông thường những đối tượng văn hoá tập
trung ở các thủ đô và các thành phố lớn. Vì vậy những thành phố lớn đương nhiên
trở thành những trung tâm du lịch văn hoá của các quốc gia, vùng và khu vực và là
hạt nhân của các trung tâm du lịch.
Một số địa hình đồng bằng tiêu biểu ở Việt Nam Các di tích của nền văn hóa Đông
Sơn, Thánh địa Cát Tiên ở Đồng Nai, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, nhà thờ Phát
Diệm, làng cổ Đường Lâm, phố cổ Hội An, cố đô Huế…
II. Các dạng địa hình đặc biệt có giá trị đối với du lịch.
2.1. Núi và cao nguyên
Núi và cao nguyên là dạng địa có vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng: sông suối, thác nước,
thác nước, hang động, sinh vật quý hiếm...
Khí hậu mát mẻ, không khí trong lành và là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc
thiểu số.
- Đặc điểm
+ Núi: dạng địa hình lồi, nhô cao lên mặt đất, có sườn dốc và độ cao thường lớn
hơn đồi, nằm trải dài trên một phạm vi nhất định, biểu hiện rõ qua 3 bộ phận: đỉnh,
sườn và chân. Núi được phân ra 3 loại độ cao: 100m – 1.500m (núi thấp), núi trung
bình (1.500 – 2.500), núi cao > 2.500. Là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt
đất. Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển, có đỉnh nhọn, sườn
dốc. Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng ở xung quanh là chân núi. Sườn
núi càng dốc thì đường chân núi càng thể hiện rõ.
- Những ngọn núi nổi tiếng của ý nghĩa với du lịch
Việt Nam
3

Website: Email : Tel : 0918.775.368

• Dãy Trường Sơn núi chạy dọc đất nước, kéo dài
theo miền Trung Tây Nguyên ra tận biển.
Dải Trường Sơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới
tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ
và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt
lồi quay ra Biển Đông.
Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi
đèo Hải Vân và núi Bạch Mã.
• Phan xi Păng đỉnh núi cao nhất Đông Dương
Phan Xi Păng, Fansipan, hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam,
cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà
Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng
9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc
Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá
khổng lồ chênh vênh.
• Núi Tam Đảo
Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba tỉnh
Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn
núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ . Ngọn cao
nhất có độ cao tuyệt đối là 1590 m.
• Núi Bà Đen, thắng cảnh của Tây Ninh.
Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi
Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa Điện
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động
được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông

Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu
hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa
nguy nga tráng lệ. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây
còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).
• Núi Bà Nà thắng cảnh của Đà Nẵng.
Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn,. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm
và độ ẩm càng tăng.
Hệ thực vật đa dạng và độc đáo với khoảng 136 họ, 379 chi và hơn 543 loài (có 251
loài cây thuốc).
Hệ động vật: 256 loài động vật có sương sống (61 loài thú, 178 loài chim và 17 loài
bò sát)
Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối
tượng bảo vệ và là rừng nhiệt đới gồm nhiều loại động thực vật quý hiếm cần được
bảo vệ như trầm hương, gụ lậu, sến mặt , trĩ sao, gấu đen Châu Á... Bà Nà có nhiều
khu rừng nguyên sinh được phân bổ theo các sườn dốc khá hiểm trở.
• Bãy Núi, thuộc An Giang.
Bảy Núi còn có tên là Thất Sơn, các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương tôn xưng là Bửu
Sơn, gồm bảy ngọn núi không liên tục, đột khởi trên đồng bằng miền Tây Nam Bộ,
thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.
5

×