Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Quản lý nhà nước về xuất khẩu chè của Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.38 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH
THÁI NGUYÊN

NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực tập

- Họ và tên: Ths. Vũ Thị Hồng Phượng

- Họ và tên: Nguyễn Thị Phương

- Bộ môn: Quản lý kinh tế

- Lớp

HÀ NỘI, 2021

: K54F5


TĨM LƯỢC
Cây chè có vai trị rất quan trọng trong đời sống của người dân. Cây chè được coi
như một người bạn đối với người dân Thái Nguyên. Cây chè đã từng là cây xóa đói


giảm nghèo và cịn là cây làm giàu của nhiều hộ nông dân Thái Nguyên, giúp giải
quyết việc làm cho một lượng lao động đáng kể. Ngày nay, chè Thái Nguyên đã có
mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy nên, công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu
chè của Tỉnh Thái Nguyên là rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh kéo
dài như hiện nay.
Đề tài chỉ ra nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu chè trên địa bàn Tỉnh Thái
Nguyên, thực trạng công tác quản lý đối với xuất khẩu chè trong những năm gần đây.
Từ đó chỉ ra những mặt tích cực, những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý để có
những giải pháp, kiến nghị hợp lý để tăng cường quản lý về xuất khẩu chè của tỉnh
Thái Nguyên.

i


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Kinh tế- Luật, Trường Đại học Thương Mại và sự
đồng ý của Cô giáo hướng dẫn Ths. Vũ Thị Hồng Phượng em đã thực hiện đề tài:
“Quản lý nhà nước về xuất khẩu chè của Tỉnh Thái Nguyên”.
Trong quá trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận em đã nhận được sự hỗ trợ,
giúp đỡ của nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân đặc biệt là Sở Công thương tỉnh Thái
Nguyên. Với tình cảm chân thành, cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các
tập thể và cá nhân đã giúp đỡ em xuyên suốt quá trình em thực tập đến khóa luận.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến Quý thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế-Luật
Trường Đại học Thương Mại đã giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt khóa học. Đặc
biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo Vũ Thị Hồng Phượng, người đã tận tình giúp
đỡ, đầy trách nhiệm để em hồn thành khóa luận.
Dù cố gắng rất nhiều nhưng khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế. Em kính mong q thầy giáo, cơ giáo giúp đỡ, đưa ra những góp ý để đề tài của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021
Người thực hiện khóa luận
Phương
Nguyễn Thị Phương

ii


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................................................ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận ...................................................... 1
2.Tổng quan về cơng trình nghiên cứu ........................................................................ 2
3.Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 3
4.Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 4
5.Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 4
6.Kết cấu khóa luận tốt nghiệp .................................................................................... 5
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI XUẤT KHẨU CHÈ .............................................................................................. 6
1.1Một số lý luận về chè và xuất khẩu chè .................................................................. 6
1.1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm, công dụng của chè ........................................... 6
1.1.2 Khái niệm xuất khẩu chè ...................................................................................... 7
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu chè chủ yếu ................................................................. 8
1.2 Một số lý luận về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu chè ............................... 10
1.2.1 Khái niệm của quản lý nhà nước về kinh tế ...................................................... 10

1.2.2 Khái niệm về QLNN đối với XK chè................................................................... 10
1.2.3 Đặc điểm QLNN đối với XK chè ......................................................................... 11
1.3 Nội dung QLNN về xuất khẩu chè ....................................................................... 12
1.3.1 Ban hành văn bản cụ thể hóa và triển khai thực thi chính sách, pháp luật nhà
nước về xuất khẩu chè. ................................................................................................ 12
1.3.2 Xây dựng và thực thi các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình dự
án phát triển xuất khẩu chè trên địa bàn .................................................................... 12
1.3.3 Xây dựng và thực thi cơ chế chính sách đặc thù của địa phương. .................. 14

iii


1.3.4 Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính
sách, pháp luật về xuất khẩu chè trên địa bàn. .......................................................... 14
1.3.5 Thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết các khiếu nại về xuất khẩu chè. .. 15
1.4 Các công cụ và chính sách quản lý nhà nước về xuất khẩu chè. ...................... 15
1.4.1 Công cụ pháp luật ............................................................................................... 15
1.4.2 Công cụ kế hoạch hóa ......................................................................................... 16
1.4.3 Cơng cụ chính sách ............................................................................................. 17
1.5 Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu chè .................... 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QLNN VỀ XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH THÁI
NGUYÊN GIAI ĐOẠN (2018-2020). ........................................................................ 20
2.1 Tổng quan tình hình và những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
xuất khẩu chè của Tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2018-2020. ......................... 20
2.1.1 Tình hình về xuất khẩu chè của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2018-2020). .. 20
2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu chè của Tỉnh Thái
Nguyên .......................................................................................................................... 25
2.2 Phân tích thực trạng QLNN về XK chè của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
(2018-2020) ................................................................................................................... 26
2.2.1 Thực trạng ban hành văn bản cụ thể hóa và triển khai thực thi chính sách,

pháp luật nhà nước về xuất khẩu chè. ........................................................................ 26
2.2.2 Thực trạng xây dựng và tổ chức thực thi chiến lược, kế hoạch và chương trình
xuất khẩu chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2018-2020). .................... 28
2.2.3 Thực trạng xây dựng và thực thi chính sách đặc thù về xuất khẩu chè trên địa
bàn Tỉnh Thái Nguyên. ................................................................................................ 30
2.2.4 Thực trạng tổ chức bộ máy QLNN đối với XK chè của Tỉnh Thái Nguyên..... 32
2.2.5 Thực trạng kiểm tra, giám sát xuất khẩu chè của Tỉnh Thái Nguyên ............. 32
2.3 Kết quả về hoạt động QLNN về XK chè tại Tỉnh Thái Nguyên ....................... 33
2.3.1 Những kết quả đạt được ..................................................................................... 33
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong QLNN về XK chè của Tỉnh Thái
Nguyên. ......................................................................................................................... 34
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN. ............................. 38

iv


3.1 Quan điểm và định hướng hoàn thiện XK cho mặt hàng chè tại địa bàn Tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2025 ........................................................................................ 38
3.2 Giải pháp hoàn thiện QLNN đối với XK chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên41
3.2.1 Hoàn thiện xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch, chương trình XK chè ...... 41
3.2.2 Hồn thiện các chính sách xuất khẩu chè của Tỉnh Thái Nguyên. ................. 42
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với xuất khẩu chè của Tỉnh Thái
Ngun .......................................................................................................................... 46
3.2.4 Hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát xuất khẩu chè của Tỉnh Thái Nguyên ... 47
3.3 Một số kiến nghị .................................................................................................... 48
3.4 Một số vấn đề đặt ra cần nghiên cứu .................................................................. 48
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Sản lượng xuất khẩu của chè Thái Nguyên (2018-2020) ................................ 21
Bảng 2: Các thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên năm 2019 ........ 21
Bảng 3: Giá chè xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên năm 2019 ....................................... 23
Bảng 4. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của tỉnh Thái Nguyên năm 2019 .......................... 25
Bảng 5. Một số sản phẩm bảo hiểm XK chè ở tỉnh Thái Nguyên ................................ 32

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1. Cơ cấu các doanh nghiệp chế biến theo ngành hàng năm 2019 ...................... 22
Hình 2. Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu chè uy tín trong năm 2018 ........................ 23
Hình 3. Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu chè uy tín trong năm 2019 đến 2020 ......... 24

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm
Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CNH: Cơng nghiệp hóa
GTGT: Giá trị gia tăng
HĐH: Hiện đại hóa
KH-CN: Khoa học-công nghệ
KT-XH: Kinh tế xã hội
KNXK: Kim ngạch xuất khẩu

QLNN: Quản lý nhà nước
TMĐT: Thương mại điện tử
TMQT: Thương mại quốc tế
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
XK: Xuất khẩu
XTTM: Xúc tiến thương mại
UBND: Uỷ ban nhân dân

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
Nói đến Thái Ngun chắc hẳn ai cũng hình dung ra được một sản phẩm đặc sản
đi kèm với tên vùng đó là chè, chè Thái Nguyên được biết đến với cái tên “Đệ nhất
danh trà”. Thái Nguyên là một trong những vùng chè trọng điểm của cả nước, được
trời phú cho khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây chè, đặc biệt là vùng chè
Tân Cương. Hiện diện tích chè tồn tỉnh là 21.585 ha, trong đó có 19.647 ha chè kinh
doanh. Sản xuất chè trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu về chè uống cho
nhân dân, đồng thời còn xuất khẩu ra nước ngồi. Có những thời điểm xuất khẩu chè
gặp nhiều khó khăn như trong bối cảnh dịch bệnh Covid hiện nay, nhưng cây chè vẫn
giữ một vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Thái Nguyên, góp phần tạo cơng ăn việc
làm cho người dân.
Diện tích trồng chè đang ngày một tăng lên, địa bàn cũng mở rộng thêm do cây
trồng này phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm dễ tiêu thụ, lợi nhuận cao. Nguồn
thu từ cây chè khơng chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi, tăng thu nhập,
giải quyết việc làm cho người dân mà cịn thúc đẩy nhanh cơng cuộc giảm nghèo bền
vững, thúc đẩy KT-XH các địa phương miền núi phát triển. Tuy nhiên hiện nay trên
địa bàn Tỉnh Thái Nguyên hoạt động quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu chè trên
địa bàn nhìn chung vẫn chưa phát huy được mọi thế mạnh của xuất khẩu chè trên địa

bàn. Có thể thấy rõ được rằng xuất khẩu chè trên địa bàn chưa thật sự được chú trọng
một cách nghiêm túc, công tác thanh tra, kiểm tra mặt hàng chè còn rất lỏng lẻo, tiêu
chuẩn đặt ra cho đội ngũ quản lý là chưa cao, kiến thức chuyên môn của một số bộ
phận đội ngũ còn thấp, các chương trình cũng như tổ chức xúc tiến hoạt động xuất
khẩu chè trên địa bàn cịn ít, việc áp dụng khoa học- cơng nghệ vào khâu chế biến hầu
như cịn rất hạn chế và một số vấn đề bất cập trong quá trình quản lý gây ra nhiều sự
chồng chéo dẫn đến QLNN đối với XK chè trên địa bàn chưa thật sự phát huy một
cách hiệu quả.
Qua đó để thúc đẩy xuất khẩu chè trên địa bàn, cần phải tiếp tục hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với xuất khẩu nơng sản trong nước nói chung và xuất khẩu chè trên
địa bàn Tỉnh Thái Ngun nói riêng, tìm được những phương pháp thiết thực, khả thi
để nâng cao hiệu quả và đảm bảo cho xuất khẩu chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
phát triển vững chắc. Đó là lý do em lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về xuất khẩu
chè của Tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp.

1


2.Tổng quan về cơng trình nghiên cứu
Trần Thị Thùy Linh (2020) “Quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Sở
Công Thương tỉnh Thái Nguyên” Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh. Luận văn phân tích thực trạng quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại
Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá những
thành công, hạn chế làm cơ sở đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Sở
Công thương tỉnh Thái Nguyên.
Nguyễn Thị Phong Lan (2017) “Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản
trong hội nhập kinh tế thế giới”. Là một luận án tiến sỹ cụ thể hóa các lý luận liên quan
đến quản lý nhà nước về xuất khẩu của Việt Nam trong thời buổi kinh tế hội nhập, tìm
ra được những ngun nhân và thành cơng trong quản lý nhà nước về xuất khẩu trong

nước nói chung. Từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng
thực tiễn, góp phần hồn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trong nước.
Nguyễn Quang Vinh (2016) “Quản lý nhà nước về phát triển và xuất khẩu cây
chè trên địa bàn tỉnh Lai châu” Luận văn thạc sỹ, Đại học quản trị và kinh doanh. Luận
văn nêu lên tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Lai Châu, giới thiệu
lợi thế phát triển và xuất khẩu cây chè, phân tích, làm rõ thực trạng, những kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về
xuất khẩu và phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ đó đề xuất được những
giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần hồn thiện cơng tác
quản lý nhà nước về phát triển và xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời
gian tới.
Huỳnh Minh Tuấn (2015) “QLNN đối với sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy
sản” Luận văn thạc sỹ. Luận văn chỉ ra được những nội dung, chức năng, nhiệm vụ, các
phương pháp, công cụ QLNN về kinh tế trong mối quan hệ tồn tại khách quan giữa Nhà
nước, thị trường, doanh nghiệp trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước, làm thế nào
để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước nói chung và trong nơng nghiệp,
trong XK thủy sản nói riêng, nhằm tháo gỡ kịp thời, đồng bộ tạo điều kiện cho nền kinh
tế thị trường phát triển đúng theo những quy luật và đáp ứng các mục tiêu đã đề ra.
Vũ Chí Lộc (2015) “Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam trên
thị trường Châu Âu” không chỉ thể hiện tầm quan trọng của quản lý nhà nước, luận
văn cịn chỉ ra các giải pháp vĩ mơ để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản
xuất khẩu Việt Nam trên thị trường châu Âu.

2


Cùng với những nghiên cứu nêu trên, ngồi ra cịn rất nhiều cơng trình nghiên
cứu về QLNN đối với xuất khẩu. Tuy nhiên thực tế hiện nay vẫn chưa có một đề tài
nghiên cứu sâu trong công tác QLNN về xuất khẩu chè trên địa bàn Tỉnh Thái
Nguyên.

Những kế thừa và rút kinh nghiệm từ các cơng trình nghiên cứu trên:
- Đề tài đã đưa ra được hệ thống lý luận chặt chẽ, phù hợp với phạm vi nghiên
cứu, đi sâu vào nội dung, thực trạng QLNN đối với xuất khẩu nông sản cũng như xuất
khẩu chè trên địa bàn nghiên cứu.
- Kế thừa những nghiên cứu về nội dung các quy định, chính sách QLNN đối với
xuất khẩu thuộc phạm vi cả nước để có sự so sánh khi phân tích thực trạng nội dung và
việc thực hiện các hoạt động quản lý tại Tỉnh Thái Nguyên.
- Sự khác biệt của luận văn đối với các cơng trình nghiên cứu trên: Đề tài nghiên
cứu công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu chè của Tỉnh Thái Nguyên là đề tài có sự
khác biệt về đối tượng và phạm vi nghiên cứu so với những cơng trình trên. Vì vậy,
em có thể khẳng định đề tài: “Quản lý nhà nước về xuất khẩu chè của Tỉnh Thái
Ngun” có tính mới về nội dung và không trùng lặp với đề tài nghiên cứu nào khác.
3.Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu chè của Tỉnh Thái
Nguyên.
- Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng của xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có những
đánh giá khách quan về thuận lợi, khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp và
công cụ nhằm tổ chức, quản lý về xuất khẩu chè của Tỉnh. Đề tài sẽ đưa ra một số đề
xuất, kiến nghị và giải pháp hoàn thiện các chính sách tổ chức quản lý về xuất khẩu
chè của Tỉnh Thái Nguyên.
-Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước đối với xuất khẩu
chè.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với xuất khẩu mặt hàng
chè Tỉnh Thái Nguyên sang thị trường quốc tế giai đoạn 2018-2020.
+ Đề xuất các giải pháp có tính khả thi về hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất
nhập khẩu chè Tỉnh Thái Nguyên sang thị trường quốc tế giai đoạn 2018-2020.

3



4.Phạm vi nghiên cứu
Để phù hợp với quy mô của khóa luận, đề tài luận văn giới hạn phạm vi nghiên
cứu như sau:
- Về không gian: Địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Từ năm 2018-2020.
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu một số nội dung QLNN đối với xuất khẩu chè
của Tỉnh Thái Nguyên như sau: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết
định nhằm tăng cường xuất khẩu chè của Tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã
mang lại hiệu quả quản lý hay chưa?
5.Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp như:
- Phương pháp giải quyết vấn đề lý luận: Phương pháp liệt kê, hệ thống hóa lại
những vấn đề lý luận về đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp giải quyết các vấn đề thực tế gồm:
+ Phương pháp dùng bảng biểu, sơ đồ phân tích: Phương pháp này phản ánh một
cách trực quan các số liệu phân tích với những biến phân tích được thiết lập theo dịng,
cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. So sánh số thực hiện năm nay với năm
trước hoặc so sánh số cá biệt với chỉ tiêu tổng thể.
+ Phương pháp so sánh: Là phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện
tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu, tương hỗ sự vật, hiện tượng này với sự vật,
hiện tượng khác để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ % hoặc số chênh lệch
tăng hoặc giảm.
+ Phương pháp duy vật biện chứng: Trong đó vận dụng các quan điểm khách
quan tồn diện lịch sử khi xem xét các vấn đề cụ thể.
+ Phương pháp phân tích- tổng hợp được sử dụng trong tồn bộ bài khóa luận,
tuy nhiên phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2. Phân tích, tổng hợp
bằng cách tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật liên quan,
các thông tin về tình hình kinh tế- xã hội liên quan, phân tích các số liệu thống kê

nhằm rút ra những nét nổi bật, những đặc điểm qua các năm để nhận định và đánh giá
những cơ hội, thách thức, thành công, hạn chế về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu
chè của Tỉnh.

4


6.Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngồi phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết
tắt, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham thảo thì khóa luận được triển khai
thành 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu chè.
Chương 2: Thực trạng QLNN về xuất khẩu chè của Tỉnh Thái Nguyên (20182020).
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu
chè của Tỉnh Thái Nguyên.

5


CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CHÈ
1.1Một số lý luận cơ bản về chè và xuất khẩu chè
1.1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm, công dụng của chè
Khái niệm chè: Chè là sản phẩm đồ uống, chế biến từ búp chè tươi gồm 1 tôm
(mầm lá), cọng, kèm 2-3 lá non, gọi chung là nguyên liệu chè. Hiện nay, trên thị
trường có rất nhiều loại sản phẩm chè khác nhau, mỗi loại đều có những tính chất đặc
trưng riêng, khác nhau về ngoại hình, màu nước vè hương vị của chúng.
Phân loại chè:
+ Chè xanh có ngoại hình màu xanh xám hoặc xám bạc, nước pha có màu xanh
tươi hoặc xanh vàng; hương thơm đặc trưng của giống chè và mùi cốm nhẹ; vị chát

đượm, dịu và có hậu ngọt.
+ Chè đen có ngoại hình nâu đen, bóng; nước pha có màu đỏ nâu, tươi sáng, có
viền vàng, sánh; có hương thơm mùi hoa quả, mùi mật ong, vị chát dịu, có hậu.
+ Chè đỏ, hay cịn gọi là chè lên men bán phần, có các đặc tính gần với chè đen;
nước pha màu đỏ, hơi vàng, trong sáng; vị chát mạnh hơn chè đen; hương thơm mạnh
và bộc lộ mùi hoa quả tự nhiên.
+ Chè vàng có các đặc tính gần với chè xanh; có màu nước pha vàng sáng; vị
chát đượm; hương thơm mạnh và bền mùi.
Đặc điểm của chè:
Chè là loài thực vật thân nhỡ, cao từ 5 – 6m, một số cây có thể phát triển đến
10m. Cây mọc thành bụi, phân nhánh nhiều, thân và cành có màu nâu, một số cành
non có màu xanh lục. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, mặt lá nhẵn, mép nguyên hoặc
có răng cưa nhẹ. Hoa mọc ở kẽ lá, cánh hoa màu trắng, nhị vàng và có mùi thơm thanh
mát. Quả nang, có 3 ngăn.
Cơng dụng của chè:
+ Cầm tiêu chảy: Chất tannin trong lá chè xanh khi tiếp xúc với niêm mạc đường
ruột sẽ làm giảm hấp thu canxi và chất sắt, từ đó có tác dụng cầm tiêu chảy.
+ Giảm nguy cơ ung thư: Lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa (quercetin,
flavonoid, carotene, vitamin C, EGCG) có tác dụng tiêu diệt gốc tự do, cải thiện hệ
miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại.

6


+ Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, trà
xanh có tác dụng làm sạch mạch máu và giảm lượng choletsterol trong cơ thể. Sử dụng
nước trà xanh thường xun có thể duy trì sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý về tim
mạch.
+ Chống lão hóa: Các polyphenol trong trà xanh có tác dụng chống lại các gốc tự
do – nguyên nhân gây ra q trình lão hóa của cơ thể.

+ Duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh: Với hàm lượng florua cao, trà xanh cịn có
tác dụng bảo vệ hệ thống xương khớp và hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của các bệnh
viêm khớp mãn tính như viêm khớp dạng thấp, thối hóa khớp …
+ Ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường: Polysaccharides và polyphenol
trong trà xanh có tác dụng giảm đường huyết và cải thiện sự nhạy cảm với insulin. Vì
vậy sử dụng trà xanh mỗi ngày có thể kiểm soát tiến triển và ngăn ngừa biến chứng
của bệnh tiểu đường type II.
+ Giảm nguy cơ sâu răng: Tinh dầu từ trà xanh có tác dụng đánh bật mùi hơi
miệng và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra chất florua trong trà xanh cịn có
cơng dụng duy trì hàm răng chắc khỏe và trắng sáng.
1.1.2 Khái niệm xuất khẩu chè
Xuất khẩu hàng hóa nói chung và XK chè nói riêng là một hoạt động thương mại
quốc tế, xuất hiện từ lâu trên thế giới. Nhiều lý thuyết TMQT đã được hình thành từ
nhiều thế kỉ nay. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã lý giải từ khái niệm, vai trị, lợi ích
nhiều vấn đề khác liên quan đến TMQT nói chung và xuất khẩu hàng hóa, XK chè nói
riêng. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, khái niệm
xuất khẩu hàng hóa nói chung và XK chè nói riêng chưa được thống nhất.
Theo giáo trình Kinh tế ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ
cho nước ngồi. Theo Điều 28 Luật Thương mại (năm 2006) xuất khẩu hàng hóa là
việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật.
Theo Thư viện mở Việt Nam (VOER), xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch
vụ ra nước ngồi một cách có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài, nhằm mục tiêu lợi
nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Theo cách hiểu này, xuất khẩu hàng hóa
khơng đơn thuần chỉ là việc bán hàng hóa cho nước ngồi mà cịn là việc tổ chức
nguồn hàng trong nước, tổ chức mạng lưới tiêu thụ ở nước ngoài nhằm mục tiêu bán

7



được nhiều hàng hóa với giá cao cho nước ngồi. Hoạt động xuất khẩu không chỉ
mang lại lợi nhuận cho chính những chủ thể mà cịn mang lại lợi ích to lớn của cả đất
nước. Đó là thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao năng lực sản xuất trong
nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Khác với xuất khẩu dịch vụ, trong xuất khẩu hàng hóa thì hàng hóa xuất khẩu là
những sản phẩm hữu hình, được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất hoặc các
khu chế xuất nhằm mục đích để tiêu thụ tại nước ngoài. Chủ thể thực hiện xuất khẩu
hàng hóa có thể là Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đối tượng của xuất khẩu
hàng hóa là các loại hàng hóa hữu hình được sản xuất ra ở trong nước.
Từ các phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm XK chè như sau: XK chè là một
loại xuất khẩu hàng hóa, đó là việc bán hàng mặt hàng chè cho nước ngồi nhằm đạt
được các lợi ích kinh tế, xã hội.
Theo đó, chủ thể của hoạt động XK chè là các doanh nghiệp XK chè. Đây là
những doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh hàng chè theo quy định của pháp luật,
có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, thực hiện hoạt động bán các mặt hàng chè ra nước
ngoài. Đối tượng của XK chè là các mặt hàng được làm từ chè, có thể được sản xuất,
chế biến trong nước hoặc mua để xuất khẩu (như tạm nhập, tái xuất).
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu chè chủ yếu
XK chè diễn ra dưới một số hình thức chính sau:
Một là, XK trực tiếp. Đây là hình thức XK chè truyền thống, do chính doanh
nghiệp sản xuất chè trong nước đưa hàng tới khách hàng nước ngồi thơng qua tổ chức
của mình. Có hai hình thức XK chè trực tiếp:
- XK chính ngạch: Là hợp đồng XK theo giấy phép của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, lưu thông qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, phải chấp hành đầy đủ
các thủ tục xuất khẩu theo thơng lệ và tập qn quốc tế. Trong hình thức xuất khẩu
này, tùy vào điều kiện giao hàng có thể chia ra thành các hình thức: xuất khẩu theo giá
FOB, xuất khẩu theo giá CIF, xuất khẩu theo DAF.
- XK tiểu ngạch: Là hợp đồng XK theo giấy phép của ủy ban nhân dân các tỉnh
biên giới. Với hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp không phải thông qua nhiều

thủ tục hành chính, nhưng nó chỉ được thực hiện với điều kiện là xuất khẩu sang các
nước có chung biên giới.
Ưu điểm của XK chè trực tiếp là: doanh nghiệp XK chè trực tiếp tiếp xúc khách
hàng, trực tiếp tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu mới và tâm lý thị hiếu thay đổi của
khách hàng nên kịp thời cải tiến sản phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu đó. Việc trực
8


tiếp tiếp xúc với thị trường nước ngoài, giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp thu các kinh
nghiệm quốc tế. Ngoài ra, ưu điểm khác của hình thức này là doanh nghiệp XK chè
khơng phải chịu những chi phí xuất khẩu trung gian và không phải chia sẻ lợi nhuận.
Hạn chế của hình thức XK chè này là doanh nghiệp XK chè phải dàn trải các nguồn
lực của mình trên phạm vi thị trường rộng lớn phức tạp, phải chấp nhận môi trường
cạnh tranh quốc tế khốc liệt với nhiều rủi ro hơn. Điều này địi hỏi doanh nghiệp phải
có đủ nguồn lực để mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngồi, có khả năng quản lý,
điều hành xuất khẩu hiệu quả.
Hai là, XK chè gián tiếp (XK qua trung gian). Đây là hình thức XK chè mà
doanh nghiệp thơng qua dịch vụ của tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để
tiến hành XK chè. Các trung gian bao gồm: công ty quản lý xuất khẩu, đại lý trung
gian xuất khẩu…
Ưu điểm của hình thức này là các tổ chức trung gian thường nắm rõ phong tục,
tập quán cũng như những quy định của nước nhập khẩu nên có thể đẩy nhanh việc
mua bán. Đồng thời, các doanh nghiệp XK chè giảm chi phí thâm nhập thị trường, tìm
hiểu thơng tin về thị trường, các đối thủ cạnh tranh thông qua các tổ chức trung gian.
Hạn chế của hình thức này là doanh nghiệp kinh doanh XK chè không trực tiếp tiếp
xúc với khách hàng nên không đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của khách hàng. Hơn
nữa, doanh nghiệp XK chè phải chia sẻ lợi nhuận với các trung gian.
Ba là, thương mại điện tử (Electronic commerce): là hình thức XK chè ra đời
trong nền kinh tế số hóa, là hình thức hoạt động thương mại không giấy tờ. Đây là
phương thức hoạt động kinh doanh tiên tiến.

Ưu điểm của hình thức này là nếu doanh nghiệp áp dụng tốt sẽ giảm bớt các thủ
tục hành chính, tạo được bước đột phá trong cạnh tranh xuất khẩu. Mặt hạn chế của
hình thức này là địi hỏi về điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống pháp lý, trình độ cán bộ
để ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử của cả Nhà nước và doanh nghiệp; dễ gặp rủi
ro do giao dịch “ảo”. Đồng thời, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên cần phải
bảo mật hệ thống dữ liệu.
Bốn là, XK chè thông qua các sở giao dịch hàng hóa. Đây là một hình thức XK
chè hiện đại mà nhiều nước trên thế giới thực hiện. Mặt tích cực của hình thức XK chè
thông qua sở giao dịch là giá ổn định, chất lượng được kiểm định và các doanh nghiệp
XK chè có thể biết được giá quốc tế trong từng tháng, từng quý để chủ động kế hoạch
sản xuất chè, cân đối cung cầu; cho phép người nông dân, doanh nghiệp chế biến,
doanh nghiệp xuất khẩu chè xích lại gần nhau; giảm thiểu các rủi ro về vấn đề biến

9


động về giá do thời tiết, do mùa vụ cho nông dân cũng như doanh nghiệp XK chè. Mặt
hạn chế của hình thức này địi hỏi cao về trình độ tổ chức quản lý của nhà nước trong
việc tổ chức thực hiện mơ hình, trong kết nối với các sở giao dịch khác trên thế giới.
Thêm vào đó, chất lượng hàng nơng sản phải ở mức độ cao, đồng đều.
Ngồi ra, cịn có các hình thức XK chè khác như: tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu
hàng hóa, quá cảnh hàng hóa; XK chè theo nghị định thư (để gán nợ các loại theo Nghị
định thư giữa hai nước); Buôn bán đối ứng (là phương thức xuất khẩu hàng đổi hàng).
1.2 Một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu chè
1.2.1 Khái niệm của quản lý nhà nước về kinh tế
Theo Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, “Quản lý nhà nước đối với nền
kinh tế quốc dân (hoặc văn tắt gọi là quản lý nhà nước về kinh tế) là sự quản lý có tổ
chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có
hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt
được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở

rộng giao lưu quốc tế”. (GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn và PGS.TS. Mai Văn Bưu (2005),
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Lao động và xã hội).
Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý ở tầm vĩ mô, giải quyết những cơng việc
vĩ mơ có liên quan đến tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhà nước không can thiệp,
không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh nội bộ của các chủ thể
hoạt động trong nền kinh tế.
1.2.2 Khái niệm về QLNN đối với XK chè
Theo nghĩa hẹp, QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Theo nghĩa rộng,
QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hành pháp
đến hoạt động tư pháp. Còn hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các hoạt động từ
ban hành văn bản pháp luật, các văn bản mang tính luật và tư pháp đến việc chỉ đạo
trực tiếp hoạt động của đối tượng quản lý. Hoạt động QLNN chủ yếu và trước hết
được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, và có thể ủy quyền cho các các tổ
chức chính trị xã hội, đồn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện.
Theo giáo trình “Quản lý nhà nước về thương mại” của Đại học Thương Mại ghi
rằng: Quản lý nhà nước về thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nước
về kinh tế, đó là sự tác động có định hướng, tổ chức của các cơ quan nhà nước về
thương mại đến các đối tượng quản lý là thương nhân và chủ thế kinh tế khác cùng với
hoạt động trao đổi mua bán của họ thông qua việc sử dụng công cụm chính sách,

10


nguyên tắc, và phương pháp quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong từng giai đoạn
phát triển.
Quản lý nhà nước về thương mại bao giờ cũng là một quá tình thực hiện và phối
hợp bốn loại chức năng cơ bản: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát của các cơ
quan quản lý nhà nước.
Từ những nghiên cứu trên ta có thể rút ra khái niệm: QLNN về XK chè là quá
trình thực hiện và phối hợp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát

xuất khẩu chè trên thị trường trong sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống bị
quản lý (XK chè) nhằm đạt mục tiêu bền vững và có hiệu quả thơng qua các cơng cụ
và chính sách quản lý.
1.2.3 Đặc điểm QLNN đối với XK chè
Từ khái niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm của QLNN đối với XK chè như
sau:
Một là, đối tượng QLNN đối với XK chè là hoạt động XK chè trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia. Lĩnh vực XK chè được xem xét ở đây bao gồm sản xuất, chế biến và
XK chè.
Hai là, chủ thể QLNN đối với XK chè là Nhà nước, cụ thể là các cơ quan QLNN
có chức năng, thẩm quyền, bao gồm: cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan hành pháp
(Chính phủ với các cơ quan chức năng thuộc Chính phủ như Bộ Cơng Thương, Bộ
NN&PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Cơng an...) và cơ quan tư pháp (Tịa án, Viện kiểm sốt,
Bộ Cơng an, thực hiện các chức năng tư pháp liên quan đến các XK chè).
Ba là, cơ chế quản lý đối với XK chè là những quan điểm, chủ trương, nguyên
tắc, biện pháp, công cụ, phương tiện mà chủ thể quản lý sử dụng tác động vào XK chè.
Cơ chế QLNN đối với XK chè bao gồm những quan điểm, nguyên tắc, chủ trương, hệ
thống các luật, chính sách chung và đặc thù có liên quan đến sản xuất và XK chè,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển XK chè, các chính sách, biện pháp XK chè
của Nhà nước.
Bốn là, QLNN đối với XK chè có các mục tiêu cụ thể sau: Thúc đẩy XK chè,
tăng số lượng và kim ngạch XK chè; Nâng cao chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu;
Mở rộng thị trường XK chè; Tạo thương hiệu chè quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập,
mục tiêu QLNN đối với XK chè là nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả và tính bền
vững XK chè.

11


1.3 Nội dung QLNN về xuất khẩu chè

Quản lý về xuất khẩu chè của chính quyền cấp Tỉnh phải dựa trên phân cấp giữa
cấp Tỉnh với Trung ương. Trên cơ sở đó Tỉnh phân cơng cho các UBND cấp Huyện và
giao nhiệm vụ, quyền hạn cho cơ quan chuyên ngành có trách nhiệm trên địa bàn. Do
đó nội dung QLNN về xuất khẩu chè phân cho cấp Tỉnh gồm có các nội dung sau:
1.3.1 Ban hành văn bản cụ thể hóa và triển khai thực thi chính sách, pháp luật
nhà nước về xuất khẩu chè.
Chính quyền địa phương cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có trách
nhiệm ban hành các văn bản cụ thể hóa nội dung trách nhiệm quản lý xuất khẩu chè
trên địa bàn lãnh thổ theo quy định phân cấp và hướng dẫn của Chính Phủ. Các cơ
quan chức năng thuộc Sở quản lý ngành của địa phương có trách nhiệm soạn thảo các
văn bản quản lý trình UBND phê duyệt và văn bản phân cơng và hướng dẫn nghiệp vụ
của Bộ quản lý ngành xuất khẩu.
Các văn bản quản lý do địa phương soạn thảo chủ yếu tập trung vào cụ thể hóa
và hướng dẫn các Nghị định, quyết định của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng, các
quyết định, thông tư của Bộ quản lý du lịch và các bộ ngành khác có liên quan đến như
Bộ công thương, Tài nguyên & Môi trường, Khoa học & Công nghệ, lao động, nội vụ,
thông tin & truyền thông…
Văn bản pháp luật vừa là yếu tố tạo lập môi trường, vừa là công cụ QLNN tác
động tới XK chè trên địa bàn. Tác động đến tất cả các khâu của XK chè (bao gồm từ
trồng trọt đến khâu xuất khẩu), tác động đến tất cả các chủ thể tham gia XK chè, điều
chỉnh cả các yếu tố môi trường và bản thân XK chè. Nội dung điều chỉnh của văn bản
pháp luật trong từng địa bàn cũng rất đa dạng, tuy nhiên đều tuân thủ theo pháp luật
chung của nhà nước: từ những quy định về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể kinh
doanh (trong đó, đặc biệt là quyền sở hữu); quy định về tiếp cận nguồn lực, quy định
về cạnh tranh, công bằng... đến các quy định về chất lượng, VSATTP của chè.
1.3.2 Xây dựng và thực thi các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương
trình dự án phát triển xuất khẩu chè trên địa bàn
Chính quyền các cấp tỉnh/thành phố chịu trách nhiệm chính về xây dựng và quản
lý các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương và định hướng, mục tiêu chiến
lược, quy hoạch phát xuất khẩu chè. Đây là một nội dung chủ yếu và quan trọng của

quản lý chính quyền đối với hoạt động du lịch trên địa bàn lãnh thổ.

12


Để thực hiện quy hoạch phát triên xuất khẩu chè trên địa bàn, chính quyền và các
cơ quan chức năng Sở quản lý ngành cần phải cụ thể hóa chính sách của Chính phủ,
xây dựng cơ chế chính sách đặc thù của địa phương, các chương trình mục tiêu và dự
án, kế hoạch cụ thể cho từng thời gian của giai đoạn quy hoạch.
Vai trò của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động XK chè thể hiện tập trung
nhất ở việc hoạch định chiến lược, đề ra kế hoạch, quy hoạch phát triển XK chè. Đây
vừa là những định hướng vừa là những công cụ, phương tiện giúp Nhà nước quản lý
XK chè có hiệu quả. Trong q trình hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, quy
hoạch về XK chè, Nhà nước điều chỉnh, quản lý và duy trì sự cân bằng các lợi ích, đặc
biệt là lợi ích phát triển kinh tế gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững trong từng
giai đoạn phát triển.
Chiến lược XK chè là các quan điểm, định hướng lớn về phát triển XK chè trong
dài hạn. Chiến lược XK chè thường được lồng ghép vào chiến lược phát triển KT-XH,
chiến lược phát triển ngành, là một bộ phận của chiến lược phát triển ngành nông
nghiệp, của chiến lược xuất khẩu quốc gia. Nói rộng ra, nó là một bộ phận của chiến
lược phát triển KT-XH. Chiến lược XK chè vạch ra những phương hướng và biện
pháp khai thác nguồn lực của đất nước một cách có hiệu quả nhất, bao gồm nguồn lực
tự nhiên, nguồn lực tài chính và nguồn lực con người, trên cơ sở phát huy lợi thế so
sánh của mỗi địa phương, mỗi ngành. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế, chiến lược XK chè cần căn cứ vào các yếu tố như: nhu cầu thị trường thế giới,
lợi thế (tương đối, tuyệt đối) của từng ngành hàng, từng địa bàn. Năng lực của các
phương thức trao đổi (kể cả thương mại điện tử); năng lực của các chủ thể kinh doanh
liên quan (từ sản xuất đến xuất khẩu).
Việc hoạch định và thực thi chiến lược về XK chè chủ yếu có ba dạng sau:
- Lồng ghép các quan điểm, định hướng vào chiến lược chung của quốc gia.

- Lồng ghép các quan điểm, định hướng phát triển XK chè vào các chiến lược
phát triển ngành.
- Xây dựng chiến lược riêng về phát triển XK chè của từng sản phẩm từ chè.
Kế hoạch XK chè là một công cụ hữu hiệu của Nhà nước nhằm định hướng cho
hoạt động XK chè. Khác với chiến lược mang tính dài hạn, kế hoạch chủ yếu mang
tính trung hạn và ngắn hạn. Kế hoạch XK chè là việc bố trí nguồn lực (nhân lực, vật
lực, tài lực) để thực hiện. Kế hoạch nói chung và kế hoạch XK chè nói riêng có ở
nhiều cấp độ: kế hoạch cấp quốc gia, cấp ngành, địa phương, đơn vị xuất nhập khẩu.

13


Dưới góc độ QLNN, người ta thường chú trọng kế hoạch cấp quốc gia và cấp ngành
trong trung hạn (5 năm).
Chương trình XK chè là tổ hợp các mục tiêu, các chính sách, các thủ tục, các quy
tắc, các nhiệm vụ, các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tố
cần thiết khác để thực hiện một ý đồ lớn, một mục tiêu nhất định về phát triển XK chè.
Chương trình có thể lớn và dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Dựa vào các chương trình,
Nhà nước thành lập trình tự các hoạt động cần thiết để thực hiện các mục tiêu XK chè.
1.3.3 Xây dựng và thực thi cơ chế chính sách đặc thù của địa phương
Chính sách XK chè là một bộ phận của chính sách thương mại quốc tế của một
quốc gia, là tổng thể các biện pháp, công cụ và cách thức mà Nhà nước tác động vào
quá trình XK chè nhằm đạt được các mục tiêu trong từng giai đoạn.
Chính sách XK chè là những cơng cụ QLNN đối với XK chè. Nhà nước sử
dụng những chính sách theo hướng khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy và điều chỉnh
nhằm tác động tới XK chè trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngồi các chính
sách XK chè, Nhà nước cịn sử dụng các cơng cụ thuế quan và phi thuế quan trong
quản lý XK chè. Các công cụ phi thuế quan là các biện pháp chính sách khơng phải
là thuế quan thơng thường và có khả năng tạo ra tác động về mặt kinh tế đối với
thương mại quốc tế, làm thay đổi khối lượng giao dịch thương mại hoặc làm thay đổi

giá cả hoặc cả hai. Khác với biện pháp thuế quan thông thường, các biện pháp phi
thuế quan khó có thể lượng hóa được bằng các con số cụ thể và thường gắn với các
mục đích về an ninh, y tế, xã hội... Các công cụ phi thuế quan bao gồm: hạn ngạch,
giấy phép, các hàng rào kỹ thuật, trợ cấp xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu, tỷ giá hối
đoái (TGHĐ), bán phá giá…
1.3.4 Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi
chính sách, pháp luật về xuất khẩu chè trên địa bàn
Chính quyền phải kiến tạo bộ máy quản lý theo nguyên tắc quyền lực trong tay
nhà nước là thống nhất, triển khai theo hướng dẫn của Chính phủ về phân công, phối
hợp trong nội bộ từng cấp cũng như giữa cấp tỉnh với cấp huyện và cấp xã. Cấp tỉnh
tập trung quản lý chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển du lịch địa phương;
cấp huyện, xã tập trung triển khai, thực hiện và quản lý tác nghiệp theo phân cấp quản
lý về xuất khẩu chè trên địa bàn.

14


1.3.5 Thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết các khiếu nại về xuất khẩu
chè
Cấp tỉnh phải cụ thể hóa các quy định về thanh tra của Chính phủ về quản lý về
xuất khẩu chè của Bộ Công Thương phù hợp với yêu cầu, nội dung phân cấp và điều
kiện của địa phương về nội dung nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và các nguồn lực, phương
tiện, thời gian.
Phối hợp công tác tổ chức thanh tra, giám sát, quản lý thị trường giữa các bộ
phận chức năng quản lý về xuất khẩu chè cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh với cấp huyện. Ngồi
ra cịn phải phối hợp với cơng tác thanh tra, kiểm soát và quản lý xuất khẩu chè của địa
phương với lực lượng chức năng của Bộ ngành của Trung ương.
Xử lý các khiếu nại của doanh nghiệp, hộ kinh doanh xuất khẩu chè trên địa bàn.
Xử lý các vi phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm theo luật pháp
quy định.

Kiểm tra, giám sát là một chức năng cơ bản của QLNN. Cơ quan QLNN thực hiện
công tác kiểm tra, giám sát XK chè phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp
luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của người sản xuất, người
xuất khẩu, đảm bảo cho XK chè diễn ra đúng pháp luật và đúng định hướng.
Do XK chè liên quan đến rất nhiều chủ thể, nhiều mối quan hệ, nhiều quy định...
nên nội dung kiểm tra, giám sát cũng rất phức tạp. Kiểm tra, giám sát XK chè có một
số nội dung: kiểm tra, giám sát tính pháp lý của cơ chế quản lý, của các văn bản chính
sách; Kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, hợp hiến của các văn bản chính sách, cơ chế
quản lý XK chè, sự phù hợp của các văn bản này so với các quy định chính sách và cơ
chế QLNN về XK chè; Kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện chiến lược, kế
hoạch XK chè, các chính sách XK chè như kiểm tra việc cấp giấy phép kinh doanh,
việc thu thuế, quản lý thuế…; Kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể sản xuất và
kinh doanh XK chè (nông dân, các doanh nghiệp sản xuất và XK chè, ngân hàng...).
Nội dung này chủ yếu kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các điều kiện sản xuất kinh
doanh của các chủ cơ sở sản xuất và XK chè, việc thực hiện các quy định về ATVSTP
và môi trường.
1.4 Các công cụ và chính sách quản lý nhà nước về xuất khẩu chè.
1.4.1 Công cụ pháp luật
Pháp luật vừa là yếu tố tạo lập môi trường, vừa là công cụ QLNN tác động tới
XK chè. Trong điều kiện kinh tế hội nhập, pháp luật điều chỉnh tới XK chè bao gồm

15


pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế. Pháp luật trong nước tác động đến tất cả các
khâu của khâu trong XK chè (bao gồm từ trồng trọt đến khâu xuất khẩu), tác động đến
tất cả các chủ thể tham gia XK chè, điều chỉnh cả các yếu tố môi trường và bản thân
XK chè. Nội dung điều chỉnh của pháp luật trong nước cũng rất đa dạng, từ những quy
định về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh (trong đó, đặc biệt là quyền sở
hữu); quy định về tiếp cận nguồn lực, quy định về cạnh tranh, công bằng... đến các quy

định về chất lượng, VSATTP của chè.
Pháp luật quốc tế tác động đến hoạt động XK chè của quốc gia bao gồm 02 loại
là thông lệ (customary) và hiệp ước (convention) hoặc thỏa ước (treaties). Đó là những
quy tắc hành xử của quốc gia mà có thể tìm thấy qua thực tiễn hành xử theo ý thức về
bổn phận pháp lý của các nước khác. Tuy nhiên, chuẩn mực của luật quốc tế theo
thông lệ thường rất mơ hồ. Do vậy, loại thứ hai, các thỏa ước được chú trọng hơn.
Trong việc xây dựng và thực thi pháp luật liên quan đến hoạt động TMQT nói chung,
XK chè nói riêng, cần chú ý lồng ghép các cam kết quốc tế của quốc gia, các thỏa ước
trong các hiệp định song phương, đa phương. Chẳng hạn, cần đưa vào quy định pháp
luật nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), đối xử quốc gia (NT), quy tắc xuất xứ hay các
cam kết về thuế quan cũng các các biện pháp phi thuế. Như vậy, trong các văn bản quy
phạm pháp luật của Việt Nam, nội dung cần phù hợp với nền tảng pháp lý Việt Nam,
đồng thời phải phù hợp với những cam kết quốc tế để vừa bảo vệ được lợi ích quốc
gia, lợi ích của các chủ thể tham gia XK chè. Đồng thời, hạn chế và tránh các khiếu
kiện liên quan đến XK chè. Trong điều kiện trình độ pháp luật của Việt Nam cịn hạn
chế, nếu để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện quốc tế, thường chúng ta phải tốn phí lớn
hoặc bị thua thiệt.
1.4.2 Cơng cụ kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa là hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước theo chương trình mục
tiêu định trước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, hình thành cơ cấu
kinh tế hợp lý để nâng cao đời sống nhân dân và mở rộng sản xuất với hiệu quả kinh tế
- xã hội cao.
Một cách tổng quát, kế hoạch hóa bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển kinh tế, các yếu tố, các quy luật kinh tế
tác động đến nền hoạt động kinh tế. Những mối quan hệ nhân quả khách quan của môi
trường trong nước và quốc tế tác động đến sự phát triển kinh tế.
- Dự báo những xu hướng của nền kinh tế có thể có trong tương lai.

16



×