Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quản lý tranh cổ động chính trị trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 208 trang )

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********

TRIỆU MINH LÂM

QUẢN LÝ TRANH CỔ ĐỘNG CHÍNH TRỊ
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

HÀ NỘI, 2022


BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********

TRIỆU MINH LÂM

QUẢN LÝ TRANH CỔ ĐỘNG CHÍNH TRỊ
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 9319042

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA



Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Nghị
2. PGS.TS. Cao Đức Hải

HÀ NỘI, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Luận án được
hồn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Xuân Nghị và PGS.TS. Cao Đức
Hải. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực. Các
nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy
định. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày... tháng... năm 2022
Tác giả

Triệu Minh Lâm


1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC .......................................................................................................... 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU................................................................................ 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KHÁI QUÁT VỀ TRANH CỔ ĐỘNG CHÍNH TRỊ ......................................... 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý tranh cổ động chính trị .................. 12

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tranh cổ động chính trị .................................................. 20
1.3. Khái quát về tranh cổ động chính trị ..................................................................... 40
Tiểu kết ........................................................................................................................... 55
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRANH CỔ ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2015-2020 ...................................................................................... 57
2.1. Chính sách quản lý tranh cổ động chính trị .......................................................... 57
2.2. Tổ chức quản lý tranh cổ động chính trị ............................................................... 62
2.3. Hoạt động quản lý tranh cổ động chính trị............................................................ 72
2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sáng tác và phổ biến tranh cổ động
chính trị .................................................................................................... 85
2.5. Đánh giá chung ....................................................................................................... 88
Chương 3: BỐI CẢNH XÃ HỘI, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ TRANH CỔ ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ......................................................................................................103
3.1. Bối cảnh xã hội hiện nay ...................................................................................... 103
3.2. Định hướng quản lý tranh cổ động chính trị ....................................................... 117
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tranh cổ động chính trị ........................ 123
Tiểu kết ......................................................................................................................... 142
KẾT LUẬN .....................................................................................................145
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................152
PHỤ LỤC ........................................................................................................161


2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CT-KT-VHXH

Chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội

CTTT

Cơng tác tư tưởng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KTTT

Kinh tế thị trường

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NCS

Nghiên cứu sinh


Nxb

Nhà xuất bản

Tp

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

VHCS

Văn hóa cơ sở

VHNT

Văn hóa nghệ thuật

VH-TT

Văn hóa - Thơng tin

VHTT

Văn hóa, Thể thao

VHTT&DL


Văn hóa, Thể thao và Du lịch

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng tranh cổ động chính trị ..................................................... 94
Biểu đồ 2.2: Nguồn tranh cổ động của các địa phương ................................................... 95
Biểu đồ 2.3: Đánh giá về hạn chế của tranh cổ động chính trị của cơng chúng ........... 100
Biểu đồ 3.1: Mức độ hấp dẫn của tranh cổ động chính trị đối với công chúng............ 114
Biểu đồ 3.2: Mức độ hấp dẫn về nội dung của tranh cổ động chính trị đối với công
chúng...............................................................................................................115
Biểu đồ 3.3: Yếu tố hấp dẫn của tranh cổ động chính trị............................................... 116


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ở Việt Nam, tranh cổ động là loại hình nghệ thuật cổ động trực quan gắn liền
với các giai đoạn cách mạng, là thứ vũ khí tinh thần mạnh mẽ, là cơng cụ quan trọng
của Đảng và Nhà nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Với tài năng và ngòi bút sắc bén, các họa sĩ đã thổi tinh thần lạc quan,
yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng vào từng tác phẩm. Có thể khẳng định tranh
cổ động khơng chỉ là một tác phẩm nghệ thuật thơng thường mà chúng cịn truyền tải
được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tranh cổ động ngoài giá trị nghệ thuật, chúng cịn mang một thơng điệp khác
vơ cùng quan trọng về lịch sử, về cuộc kháng chiến hào hùng bảo vệ đất nước của cả
dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm có nội dung sâu sắc, hình thức đẹp, phong cách
thể hiện mới mẻ độc đáo, phản ánh được truyền thống vẻ vang trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Đặc biệt có nhiều tác giả đã chọn chủ đề sáng tác về hình ảnh người chiến
sĩ trong thời kỳ mới, chủ đề về bảo vệ biên giới và hải đảo, hay mối quan hệ qn
dân, tình đồn kết quốc tế cao cả. Thời gian qua, trên nhiều tỉnh thành phố đã xuất
hiện khơng ít những tranh cổ động kêu gọi tinh thần đoàn kết, bảo vệ chủ quyền biển
đảo của Việt Nam có sức lan toả rộng rãi trong cộng đồng, gợi nhớ lại một thời hoàng
kim của tranh cổ động chính trị trong hai cuộc kháng chiến.
Trải qua diễn trình lịch sử, tranh cổ động nói chung và tranh cổ động chính trị
nói riêng thơng qua nhận thức và khả năng sáng tạo của đội ngũ họa sỹ nước nhà đã
ln hồn thành sứ mệnh góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, cùng sự phát triển vượt bậc của cơng nghệ truyền thơng
với nhiều loại hình truyền thông đại chúng hiện đại, đa dạng, hấp dẫn đã làm cho giá
trị và chức năng tuyên truyền của tranh cổ động chính trị càng gần với cơng chúng
hơn để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước...
Là một phương tiện cổ động trực quan và một loại hình mỹ thuật, việc quản lý
nhà nước đối với tranh cổ động chính trị là tất yếu. Quản lý đối với tranh cổ động
chính trị là sự định hướng, tạo điều kiện, tổ chức điều hành của Nhà nước. Mục đích
làm cho tranh cổ động chính trị có thể phát huy hết vai trị của mình trong thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị xã hội.


5

Trải qua các thời kỳ lịch sử hình thành và phát triển, hiện nay là thời điểm cần
thiết để nghiên cứu, đánh giá, tổng kết lại những kết quả, tác động và vai trò của hoạt
động quản lý nhà nước đối với tranh cổ động chính trị; chỉ ra những tồn tại, những
nhân tố tác động đến định hướng phát triển và phát huy giá trị của tranh cổ động chính

trị dưới góc nhìn khách quan, qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể mang tính thực tiễn
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tranh cổ động chính trị. Bên cạnh
đó, trong bối cảnh chính trị - xã hội của đất nước có nhiều biến đổi quan trọng trên
lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thì vấn đề nâng cao giá trị của tranh cổ động chính trị đối
với cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay càng trở nên cần thiết nhằm khơi
phục, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật từng có vai trị rất quan trọng trong
cơng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, NCS đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu về “Quản lý tranh cổ động chính trị trong bối cảnh hiện nay” làm luận án tiến
sĩ, chun ngành Quản lý văn hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý tranh cổ động chính
trị, đánh giá thực trạng quản lý tranh cổ động chính trị, luận án đề xuất hệ thống các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tranh cổ động chính trị ở Việt Nam trong
bối cảnh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý tranh cổ động chính trị.
- Làm rõ thực trạng quản lý tranh cổ động chính trị ở Việt Nam thời gian qua.
- Phân tích những vấn đề đặt ra trong bối cảnh xã hội hiện nay đối với tranh cổ
động chính trị.
- Xác định các định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý của tranh cổ động chính trị trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động quản lý tranh cổ động chính trị
trong bối cảnh hiện nay, tiếp cận từ khía cạnh quản lý nhà nước.


6


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Tiếp cận nghiên cứu về tranh cổ động trên thực tế rất đa dạng, dưới nhiều góc
nhìn khác nhau như nghiên cứu về nội dung tư tưởng, hình thức sáng tác, giá trị nghệ
thuật... Ở luận án này, NCS tiếp cận dưới góc độ quản lý văn hóa, tức là nghiên cứu
hoạt động quản lý loại hình tranh tranh cổ động chính trị. Khi phân tích đánh giá về
tính mỹ thuật và nội dung thể hiện của tranh cổ động chính trị, luận án lựa chọn
nghiên cứu trên cơ sở những bức tranh đã và đang được các cơ quan chịu trách nhiệm
công bố, trưng bày, giới thiệu đến công chúng trong thời gian gần đây.
- Phạm vi không gian nghiên cứu
Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính trị, văn hóa của đất nước, nơi diễn ra
nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Hà Nội cũng là nơi có nhiều cuộc thi, triển lãm
tranh cổ động lớn. Hà Nội hội tụ nhiều họa sĩ có tên tuổi, là nơi có số lượng hội viên
Hội Mỹ thuật nhiều nhất cả nước được đào tạo bài bản ở các trường mỹ thuật có uy
tín như Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Hà Nội... Đặc biệt, Cục VHCS, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và
Triển lãm... là những đơn vị tổ chức các cuộc thi mang tính tồn quốc với sự tham
gia của nhiều họa sĩ ở khắp các tỉnh thành tham gia, nơi tổ chức những cuộc thi và
tuyển chọn tranh cổ động mang tính quốc gia. Vì vậy, luận án lựa chọn Hà Nội là địa
bàn nghiên cứu chính bởi có đầy đủ điều kiện giúp minh chứng cho các vấn đề đặt
ra: Có hệ thống tranh cổ động được công bố, phát hành và phổ biến rộng rãi, thường
xuyên trên các đường phố, triển lãm, cuộc thi trên địa bàn; đảm bảo tiến hành các
hoạt động phỏng vấn, điều tra, lấy tư liệu, số liệu, thông tin từ các đơn vị, các nhà
quản lý, các hoạ sĩ đang sinh sống, công tác tại các cơ quan ban ngành trên địa bàn
Hà Nội cụ thể là các quận huyện: Quận Ba Đình; Quận Bắc Từ Liêm; Quận Cầu Giấy;
Quận Đống Đa; Quận Hà Đông; Quận Hai Bà Trưng; Quận Hoàn Kiếm; Quận Hoàng
Mai; Quận Long Biên; Quận Nam Từ Liêm; Quận Tây Hồ.
Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số tư liệu thông tin của các địa phương
ngồi thành phố Hà Nội để đảm bảo tính đối chứng, xác thực, toàn diện trong một vài

luận điểm cần giải quyết.


7

- Phạm vi thời gian nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý tranh cổ động trong giai đoạn
2015-2020. Đây là khoảng thời gian của Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ Tp Hà Nội,
xuất phát của những quan điểm, chủ trương, chính sách mới trong phát triển văn hóa
của thành phố, trong đó có liên quan đến tranh cổ động chính trị.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản lý tranh cổ động chính trị trong bối cảnh
hiện nay”, NCS đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Tiếp cận từ quản lý nhà nước, các cấp quản lý nhà nước đã thực hiện vai trị
của mình như thế nào trong hoạt động quản lý tranh cổ động chính trị ở Việt Nam?
- Bối cảnh xã hội hiện nay có tác động như thế nào đối hoạt động quản lý tranh
cổ động chính trị?
- Cần phải làm gì để nâng chất lượng quản lý tranh cổ động chính trị?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lý nhà nước đối với tranh cổ động chính trị cần phải có tổ chức quản lý,
nguồn lực để thực hiện quản lý và các hoạt động quản lý tranh cổ động (tổ chức sáng
tác và trưng bày, phổ biến, kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, phổ biến).
Bối cảnh chính trị với nhiều nhiệm vụ mới và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư
tưởng, văn hóa địi hỏi phải tăng cường vai trị của tranh cổ động chính trị. Bối cảnh
văn hóa, xã hội, sự phát triển các loại hình nghệ thuật mới và cơng nghệ thơng tin
vừa tác động thuận chiều, nghịch chiều đến việc phát huy vai trị của tranh cổ động
chính trị.
Để nâng cao chất lượng quản lý tranh cổ động chính trị cần đảm bảo sự lãnh
đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế, tổ chức quản lý, đầu tư nguồn lực để nâng cao chất

lượng hoạt động quản lý, có cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong
hoạt động quản lý.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã:
Trên cơ sở góc độ người nghiên cứu đối với các cụm cổ động thông tin tuyên truyền nhằm bước đầu đánh giá về một số nội dung thực trạng quản lý tranh


8

cổ động chính trị; gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia, họa sỹ, nhà quản
lý trực tiếp trong lĩnh vực cổ động tại Hà Nội những năm gần đây để thu thập những
thơng tin mang tính khoa học, đáng tin cậy và có tính thực tiễn cao. Bên cạnh đó,
NCS thực hiện khảo sát các tranh cổ động chính trị được trưng bày ở một số tỉnh
như Tuyên Quang, Gia Lai, Tp Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thanh Hóa… để từ đó giúp
cho đề tài có nhiều tài liệu minh chứng chân thực. Điền dã giúp tác giả có cái nhìn
tổng qt và hiểu biết sâu giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử của tranh cổ động chính
trị. Trên cơ sở đó đề ra các nhóm giải pháp quản lý có hiệu quả hơn. Trong quá trình
khảo sát sẽ có đối chiếu, bổ sung thơng tin cần thiết từ các thông tin của Cục VHCS
và Sở VHTT Hà Nội cũng như Sở VHTT&DL các tỉnh để minh chứng cho các luận
điểm đưa ra.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
Việc thực hiện phương pháp này nhằm tiến hành tổng hợp và phân tích tài liệu,
chủ yếu các báo cáo tổng kết hàng năm và từng giai đoạn của Cục VHCS, Sở VHTT
Hà Nội. Phương pháp này cho phép NCS nhìn nhận vấn đề một cách chỉnh thể, từ đó
rút ra những kết luận, những tổng kết, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê - so sánh:
Phương pháp thông kê, so sánh nhằm so sánh, phân tích về ưu, nhược điểm, đến
các công tác sáng tác, sử dụng, phổ biến tranh cổ động chính trị và quản lý tranh cổ động
chính trị nhằm đối chiếu, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra xã hội học:

Thực hiện điều tra xã hội học thơng qua khảo sát bằng phiếu hỏi, qua đó cung
cấp thêm thơng tin và số liệu nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu và đánh giá
của cơng chúng đối với tranh cổ động chính trị và thực trạng quản lý tranh lý tranh
cổ động chính trị; qua đó giúp luận án có những kết luận chính xác về giả thuyết của
đề tài.
Việc khảo sát xã hội học nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu và đánh giá
của cơng chúng đối với tranh cổ động chính trị. Thực trạng quản lý tranh cổ động chính
trị thơng qua khảo sát cán bộ làm cơng tác văn hóa tại cơ sở (chủ yếu là cán bộ công
tác tại các phịng VH-TT). Qua đó cung cấp thơng tin khách quan để làm sáng tỏ hơn
một số nội dung về thực trạng trong Chương 2 và nội dung đánh giá trong Chương 3
của luận án.


9

Kết quả điều tra xã hội học này rất quan trọng để có thể đánh giá đúng hiệu
quả của cơng tác quản lý tranh cổ động trong thời gian qua. Đây không chỉ là thước
đo thực tiễn xem hoạt động quản lý đã đáp ứng được nhu cầu thực tế hay chưa
mà còn là những chỉ báo định hướng cho hoạt động quản lý tranh cổ động trong
thời gian tới.
Nội dung khảo sát bao gồm:
+ Nhu cầu, nhận thức, thị hiếu của cơng chúng đối với tranh cổ động chính trị;
+ Đánh giá của công chúng đối với tranh cổ động chính trị;
+ Thực trạng quản lý tranh cổ động chính trị thơng qua khảo sát của cán bộ
làm cơng tác văn hóa tại cơ sở.
Phương pháp tiến hành khảo sát
Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi. Bảng hỏi
được thiết kế với câu hỏi dành cho 03 đối tượng: công chúng, cán bộ làm cơng tác văn
hóa tại cơ sở và họa sĩ sáng tác tranh cổ động. Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên địa
bàn một số quận của Tp Hà Nội. Cơ cấu mẫu khảo sát được thiết kế như sau:

Bảng 1: Cơ cấu mẫu khảo sát 500
Đối tượng

Chọn mẫu
Địa bàn khảo sát
- Quận Ba Đình
- Số lượng mẫu: 300
Cơng chúng
- Cách chọn mẫu: chọn ngẫu Quận Bắc Từ Liêm
- Quận Cầu Giấy
nhiên đơn giản
- Quận Đống Đa
- Số lượng mẫu: 100
Cán bộ làm
- Cách chọn mẫu: chọn ngẫu - Quận Hà Đơng
cơng tác văn hóa
- Quận Hai Bà Trưng
nhiên hệ thống
- Quận Hoàn Kiếm
- Quận Hoàng Mai
- Số lượng mẫu: 100
- Quận Long Biên
Họa sĩ sáng tác
- Cách chọn mẫu: chọn ngẫu - Quận Nam Từ Liêm
tranh cổ động
nhiên hệ thống
- Quận Tây Hồ
- Quận Thanh Xuân
Chọn đối tượng khảo sát:
Đối với phương pháp định tính và phỏng vấn trong quá trình nghiên cứu tác

giả đã tiến hành phỏng vấn nhiều đối tượng khác nhau.
Một là: Nhóm đối tượng là các tầng lớp người dân trong đó: Nhóm trí thức,
người lao động, nông dân, bộ đội, công an, sinh viên ở Tp Hà Nội (Quận Ba Đình,
Quận Cầu Giấy, Quận Đống Đa, Quận Hoàng Mai, Quận Tây Hồ, Quận Long Biên,


10

Quận Nam Từ Liêm, Quận Bắc Từ Liêm, Quận Thanh Xn, Quận Hà Đơng, Quận
Hồn Kiếm, Quận Hà Đơng) khi phỏng vấn tác giả chỉ phỏng vấn về tranh cổ động
chính trị. Trên cơ sở hiểu và cảm nhận khi xem tranh thích và khơng thích, chuyển
tải nội dung và không chuyển tải được nội dung, chất lượng của tranh, nghệ thuật của
tranh có hấp dẫn hay khơng.
Hai là: Nhóm đối tượng là các cán bộ quản lý về tuyên truyền văn hóa thuộc
Bộ VHTT&DL, Cục VHCS, một số bộ ngành, Sở VHTT Hà Nội, các phịng trung
tâm văn hóa của một số quận huyện... phụ trách trong lĩnh vực tuyên truyền trực quan.
Thu thập thông tin cách thức quản lý về nội dung, đề tài, hình thức của tranh cổ động
chính trị như: Kế hoạch đưa ra chủ đề, nội dung và tổ chức thi sáng tác, thể lệ thi,...
giải thưởng, trưng bày triển lãm. In phóng và treo tranh.
Ba là: Nhóm đối tượng các họa sĩ vẽ tranh cổ động chính trị, trong lĩnh vực
này tác giả phỏng vấn mục đích làm rõ tiêu chí vẽ tranh, với các yêu cầu nội dung
gì... chất lượng nghệ thuật, ý tưởng và những quan điểm cá nhân của họ (Trong phần
viết vì lý do thơng tin cá nhân nên tác giả không đưa thông tin của người được phỏng
vấn để tránh ảnh hưởng đến các cá nhân mà tác giả đã phỏng vấn).
Các đối tượng được chia theo độ tuổi, và giới tính để phỏng vấn và thu thập
thơng tin.
Bảng 2: Kết quả điều tra thông tin chung với 3 đối tượng
Câu hỏi và phương án lựa chọn
Năm sinh
1/ Dưới 18 tuổi

2/ Từ 19 đến 30 tuổi
3/ Từ 31 đến 55 tuổi
4/ Trên 55 tuổi
Giới tính
1/ Nam
2/ Nữ
Nghề nghiệp
1/ Học sinh, sinh viên
2/ Cán bộ, công nhân, viên chức
3/ Họa sỹ sáng tác tranh cổ động
4/ Kinh doanh buôn bán
5/ Nông nghiệp và nghề phụ
6/ Lao động tự do
7/ Nghỉ hưu

Kết quả
Số lượng Tỷ lệ (%)
64
146
191
99

12,8
29,2
38,2
19,8

256
244


52
48

55
100
100
58
69
68
50

11
20
20
11,6
13,8
13,6
10


11

6. Đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Trước đây tranh cổ động chính trị thường được tiếp cận dưới góc độ văn hố
học, lịch sử mỹ thuật… Ở luận án này, nội dung nghiên cứu đã cung cấp một cách
nhìn mới về tranh cổ động chính trị từ góc độ khoa học quản lý văn hoá.
- Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động, sáng tác, chấm
thi trưng bày của tranh cổ động chính trị trong bối cảnh hiện nay từ việc nghiên cứu
và phân tích những khái niệm liên quan đến đề tài, xây dựng hệ thống khung phân

tích theo giả thuyết nghiên cứu. Làm rõ những yếu tố cấu trúc trong nội dung quản lý
nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật cũng như quản lý nhà nước về tranh cổ động chính
trị, từ những đặc trưng cơ bản của từng yếu tố cấu thành làm nên chỉnh thể thống nhất
qua việc vận dụng quản lý nhà nước đối với nghệ thuật hội họa cũng như tranh cổ
động chính trị.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, tra cứu trong các trường có
chuyên ngành đào tạo về quản lý văn hóa hóa cũng như quản lý tranh cổ động.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án là một cơng trình nghiên cứu tương đối tồn diện và có hệ thống về
thực tiễn trong quản lý tranh cổ động chính trị trong bối cảnh hiện nay.
Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các cơ quan, đơn vị
trong hệ thống quản lý tranh cổ động chính trị hiện nay trong việc xây dựng cơ chế,
chính sách quản lý; cho các cơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật và mỹ thuật..
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về tranh
cổ động chính trị.
Chương 2: Thực trạng quản lý tranh cổ động chính trị ở Việt Nam giai đoạn
2015-2020.
Chương 3: Bối cảnh xã hội, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý tranh cổ động chính trị ở Việt Nam hiện nay.


12

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRANH CỔ ĐỘNG CHÍNH TRỊ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý tranh cổ động chính trị

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Ở các nước phương Tây, tranh cổ động chính trị chỉ thực sự phát triển mạnh
mẽ, thể hiện vai trò cổ động chính trị xã hội rõ rệt, được phát hành rộng khắp với số
lượng khổng lồ vào thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1917-1918). Kể từ đó,
tranh cổ động chính trị đã trở thành một kênh tuyên truyền chính trị đặc biệt quan
trọng mà các chính phủ sử dụng suốt trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai
hay trong Chiến tranh Lạnh để phổ biến và chuyển tải đến người dân các diễn ngôn
và ý thức hệ chính trị của giới cầm quyền.
Ví dụ nổi bật cho biểu tượng trên tranh cổ động trong thời chiến là hình ảnh
“Chú Sam” của Mỹ được sáng tác và phát hành năm 1917 đã đóng vai trị kêu gọi,
thơi thúc thanh niên Mỹ nhập ngũ để đóng góp sức mình cho đất nước (Lasswell.
1927, James.2009, Caris. 2015, Loftus.2019) [113].
Một số tác phẩm của các tác giả Hoa Kỳ như cuốn sách nổi tiếng và là một
trong những nghiên cứu sớm nhất về tuyên truyền chính trị “Political propaganda”
(1942) của tác giả Frederic Charles Bartlett [110]. Cơng trình nghiên cứu “The
Theory of Political Propaganda”- “Lý thuyết tuyên truyền chính trị” của tác giả
Harold D.Lasswell [113] trên Tạp chí Khoa học Chính trị Hoa Kỳ.
Cuốn sách nổi tiếng “Propaganda” của tác giả Edward Bernays [111] đã
khẳng định vai trò của truyền thông qua việc đánh giá sự ảnh hưởng của việc tuyên
truyền. Những nghiên cứu này cho thấy các nước tham chiến đã sử dụng tranh cổ
động như một vũ khí tuyên truyền thị giác hữu hiệu để kêu gọi thanh niên nhập ngũ
hay kêu gọi phụ nữ ủng hộ cho quân lực của nước nhà... và chính quyền các nước đã
xây dựng các hình ảnh mang tính biểu tượng dễ hiểu và gây ấn tượng mạnh nhằm
chuyển tải và khắc sâu những thơng điệp diễn ngơn chính trị của nhà nước vào tâm
trí người dân.
Cuốn sách “Political posters in central and Eastern Europe 1945-1995: Signs
of the times” - Bộ sưu tập tranh chính trị ở Trung và Đơng Âu giai đoạn 1945-1995
[116]: Dấu hiệu thời đại tác giả của James Aulich và Marta Sylvestrova.



13

Cuốn “Make art not war” - Nghệ thuật không chiến tranh (1996) của Ralph
Young [122] là bộ sưu tập áp phích đại diện cho các phong trào phản kháng tiến bộ
của thế kỷ XX.
Nghiên cứu tranh cổ động Trung Quốc giai đoạn xây dựng XHCN và Cách
mạng Văn hóa coi các áp phích thuộc thời kỳ này như một thế giới của các biểu tượng
của văn bản thị giác “symbolic worlds of the visual text ”. Theo Dean Ashton, áp
phích tuyên truyền trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa mặc dù không thể cho chúng ta
biết cuộc sống thực sự đã diễn ra như thế nào trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa,
nhưng chúng lại cung cấp các văn bản chính trị cực kỳ quan trọng mà giới học thuật
có thể phân tích để h[iểu xem những tư tưởng hay ý thức hệ nào được Đảng và Nhà
nước Trung Quốc triển khai qua việc định hướng chặt chẽ việc sáng tác và xuất bản
các tác phẩm nghệ thuật trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa [109].
Như vậy, các nghiên cứu về tranh cổ động được sử dụng trong các cuộc Thế
chiến và thời kỳ Chiến tranh Lạnh sau này chỉ ra rất rõ các vai trị chính trị của loại
hình tuyên truyền thị giác trong việc xây dựng các hình tượng và biểu tượng nhằm
chuyển tải những thông điệp diễn ngơn chính trị tới người dân. Dù rất thành cơng
trong khía cạnh này, đặc biệt là trong việc chỉ ra các diễn ngôn ẩn trong những tranh
cổ động, nhưng theo Ashton (2010), các nghiên cứu về tranh cổ động thời kỳ này đều
gặp một trở ngại là không ghi nhận và đánh giá được phản ứng của người xem đối
với phương tiện truyền thông này như thế nào. Những nghiên cứu về các tranh cổ
động chính trị thời hiện đại, theo Aston, có thể tránh được điểm yếu này, khi vừa
nghiên cứu được quá trình làm ra tranh cổ động, vừa có cơ hội đánh giá cách thức,
mức độ tiếp nhận của người dân đối với tranh cổ động, hay tranh cổ động có tác động
đến người xem như thế nào.
Các nghiên cứu về tranh cổ động thời kỳ sau Thế chiến thứ hai và trong Chiến
tranh Lạnh tập trung vào tranh của các nước khối XHCN, đặc biệt là hai nước Liên
Xô và Trung Quốc. Các nghiên cứu này tập trung vào hai nội dung chủ yếu là việc
các tranh cổ động đóng vai trị trong việc xây dựng hình ảnh các lãnh tụ và cơng cuộc

XHCN của đất nước như thế nào.
Calhoun (2014) [108] trong một nghiên cứu về việc xây dựng hình ảnh các
lãnh tụ Xơ Viết trong các tranh cổ động chỉ ra cách các nghệ sĩ vẽ tranh cổ động Nga
đã nỗ lực khi họ tái chế các biểu tượng tơn giáo chính thống của Nga và ý nghĩa của
chúng trong các hình ảnh chính trị gia của Xơ Viết. Ơng lấy ví dụ hình ảnh của vầng


14

hào quang vốn trước được dùng tôn vinh các vị Thánh trong tơn giáo, sau này có thể
được dùng trong các áp phích chính trị để tơn vinh các lãnh tụ ở Nga. Calhoun gọi
đây là quá trình tái liên hợp lại của tái chế văn hóa (re-associative process cultural
recycling). Theo ơng, các biểu tượng có thể được tái chế về mặt văn hóa bởi vì một
khi một tập hợp đã được thiết lập về mặt văn hóa giữa một biểu tượng và ý nghĩa của
một hình ảnh, sự liên kết đó cũng giúp tổ chức các nhận thức trong tương lai của
người tiếp nhận. Tương tự, ở Trung Quốc, hình ảnh những lãnh tụ cách mạng như
Mao Trạch Đơng cũng được thể hiện nổi bật trên các tranh cổ động (Zang, 2020).
Các học giả sau này nghiên cứu nhấn mạnh tới trải nghiệm của người xem khi
đứng trước tranh cổ động. Calhoun (2014) [108] cho rằng việc nhìn - xem như là một
thực hành văn hóa chủ quan. Theo Calhoun, các học giả trong các lĩnh vực văn hóa
hình ảnh chính trị và tơn giáo lập luận rằng, việc nhìn thấy trực tiếp thực sự là một thực
hành văn hóa chủ quan. Như Edelman (1995), đã cảnh báo, do có khuynh hướng cho
rằng nhìn thấy những ký hiệu biểu tượng là một q trình khách quan, mà theo ơng
quan điểm này đã đánh giá thấp mức độ mà việc nhìn thấy được kiến thành và phản
ánh các mơ hình mà các hình thức nghệ thuật cung cấp. Calhoun (2014) [108, tr.56]
cho rằng, gắn liền với hoạt động mang tính xã hội của “nhìn thấy” (seeing) là những
hiện tượng mang tính phi - khách quan, chẳng hạn cảm xúc, niềm tin hay đức tin, hay
nhận thức về sự thật, tất cả đều là những khía cạnh trung gian về mặt văn hóa của việc
“nhìn thấy”. Calhoun lấy ví dụ một tấm áp phích có hình khối đổ ra từ các ống khói
nhà máy. Theo ơng, nếu hình này được xem bởi một nhà hoạt động môi trường trong

thế kỷ XXI, hình ảnh này có thể dễ dàng tượng trưng cho thiệt hại to lớn cho môi trường
do ô nhiễm công nghiệp tràn lan. Nhưng nếu áp phích này, dưới con mắt của những
người Nga vào khoảng năm 1920, các đám khói có ý nghĩa gợi lên các mục tiêu của
Liên Xơ cho cơng nghiệp hóa nhanh chóng. Chú thích của poster, trên thực tế, được
dịch là “Khói của ống khói là hơi thở của nước Nga Xơ viết”. Do đó, tùy thuộc vào bối
cảnh văn hóa, chủ đề và cách đưa hình thể, biểu tượng vào bố cục mà nó được nhìn
thấy”, cùng một hình ảnh có thể tượng trưng cho sự hủy hoại môi trường bừa bãi hoặc
tăng trưởng công nghiệp mong muốn.
Cuốn sách “Image Politics in the Middle East: The role of the visual in Political
Struggle” - Hình ảnh chính trị ở Trung Đơng [118]: Vai trị của hình ảnh trong cuộc
đấu tranh chính trị của Lina Khatib đã phân tích văn hóa thị giác ở Ai Cập, Tunisia và
các quốc gia ở Trung Đông [112]. Những nghiên cứu về tranh cổ động cũng theo sát


15

lịch sử phát triển đặc thù đó của dịng tranh này. Một mảng rất lớn các nghiên cứu tập
trung phân tích vai trị ý nghĩa của tranh cổ động trong chiến tranh.
Cuốn “Off the wal: Political Posters og the Lebanese” (2016) của Zena Maasri
[125] truyền đạt những thay đổi về chính trị và các phong trào nghệ thuật ở châu Mỹ
La tinh. Sức mạnh của áp phích khơng chỉ đơn thuần là biểu tượng vũ khí mà cịn là
đấu tranh quyền lực trong cuộc nội chiến ở Lebanon. Cuốn sách là một tác phẩm phong
phú và hấp dẫn trực quan nhằm giải quyết một chiều hướng chiến tranh mới.
Với tranh cổ động trong bối cảnh hiện đại, một số nghiên cứu lại chỉ ra góc độ
khác trong cách nhìn, hay chịu ảnh hưởng của quần chúng với tranh cổ động, cũng
như mở ra hướng tiếp cận mới tìm hiểu ảnh hưởng mang tính thẩm mỹ của tranh cổ
động với đời sống đương đại, khi tranh cổ động khơng cịn được người dân chủ tâm
lĩnh hội như trước đây và phần lớn các diễn ngơn và lời hùng biện chính thức của nhà
nước đã trở nên quá lỗi thời và lạc điệu với thực tế cuộc sống hiện tại đến nỗi chúng
chịu sự chế giễu rộng rãi và khơng được đón nhận. Qua nghiên cứu của mình về phản

ứng của sinh viên đại học với các tranh và áp phích cổ động, một số học giả chỉ ra
rằng, hoạt động tuyên truyền không chỉ sử dụng để truyền bá các giá trị và thái độ
ủng hộ nhà nước, theo cách hiểu truyền thống, mà quan trọng không kém là để báo
hiệu cho sức mạnh của chính phủ trong việc duy trì sự kiểm sốt xã hội và trật tự
chính trị. Các học giả chỉ ra rằng bằng sự thể hiện có thể đủ khả năng cung cấp các
nguồn lực quan trọng để trình bày một thơng điệp tun truyền thống nhất và áp đặt
nó cho cơng dân, chính phủ thể hiện mình như một chính phủ có năng lực mạnh mẽ
trong việc duy trì kiểm sốt xã hội và trật tự chính trị có thể gửi tín hiệu đáng tin cậy
về năng lực này. Nói cách khác, việc tuyên truyền như vậy nhất thiết phải hướng toàn
bộ mục tiêu vào điều chỉnh suy nghĩ và hành động của người dân mà để thể hiện trước
xã hội sức mạnh của nhà nước thông qua việc sở hữu và vận hành bộ máy tuyên
truyền khổng lồ và thống nhất.
Bên cạnh đó về mặt lý luận, quản lý tranh cổ động chính trị hiện nay vẫn chưa
có nhiều các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đi sâu để cho ra đời những tác phẩm
chun khảo có quy mơ và có tính hệ thống. Những nghiên cứu của các học giả trên
là những cơ sở khoa học cho NCS tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để phù
hợp với bối cảnh của kinh tế thị trường hiện nay từ đó tìm ra một số giải pháp phù
hợp với quản lý tranh cổ động chính trị trong bối cảnh hiện nay ở nước ta.


16

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Cuốn sách “Công tác thông tin - cổ động - triển lãm” (1988) Nxb Hà Nội do tác
giả Nguyễn Hữu Tòng chủ biên [96] đã dành một chương nói về tranh cổ động chính trị.
Trong đó tác giả nêu lên những đặc điểm của tranh cổ động, vai trò của tranh cổ động
trong cổ động trực quan nói riêng và hoạt động tuyên truyền cổ động nói chung. Đồng
thời tác giả chỉ ra những yêu cầu về bố cục, hình tượng, cách tạo hình, sử dụng màu sắc,
ký hiệu, chữ viết và khẩu hiệu trong tranh cổ động. Cuốn sách chính là cẩm nang hướng
dẫn hoạt động, phục vụ đắc lực cho những cán bộ làm công tác thông tin cổ động.

Cuốn sách “Nguyên lý cơng tác tư tưởng” (2002), Nxb Chính trị Quốc gia của
các tác giả Đào Duy Quát, Lương Khắc Hiếu [78] đã giới thiệu các phương pháp về
CTTT, hệ thống giáo dục và cơng tác giáo dục lý luận chính trị, các phương tiện thông
tin đại chúng, tuyên truyền miệng, văn hóa, văn nghệ trong CTTT; đặc biệt các hình
thức và hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền cổ động trực quan trong CTTT. Các
tác giả đưa ra những lý thuyết cụ thể trong cổ động trực quan, đó là hoạt động tâm lý
con người diễn ra với những q trình tâm lý từ nhận thức cảm tính (cảm giác, tri
giác, trí nhớ) đến nhận thức lý tính (tư duy, biểu tượng và duy lý). Trong cổ động trực
quan, quá trình tâm lý được diễn ra từ tri giác - nhận thức - niềm tin - hành động. Vì
vậy đặc trưng tâm lý của tranh cổ động là tính cụ thể, mơ tả các ý đồ bằng tri giác;
tính ấn tượng, thơng qua đó tạo ra ấn tượng mạnh cho đối tượng và yêu cầu phải tạo
mọi điều kiện cho hoạt động suy nghĩ tích cực trong q trình tri giác khi tiếp xúc với
cổ động trực quan. Cuốn sách là cơng trình chun khảo có ý nghĩa nghiên cứu về nền
tảng, giá trị tư tưởng và nguyên tắc CTTT trong sáng tác, sử dụng và truyền bá tranh
cổ động chính trị.
Cuốn Văn hóa và phát triển từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành
chính của tác giả Phạm Duy Đức [36] đã cung cấp cái nhìn khá đa chiều, tồn diện
các vấn đề từ lý luận đến thực tiễn của văn hóa, sự phát triển của khái niệm văn hóa,
mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển.
Tác giả Phan Hồng Giang - Bùi Hoài Sơn (đồng chủ biên) “Quản lý văn hóa
Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” (2014) [38], đã khái quát
trên cơ sở mang tính kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trước, đưa ra những
kiến giải mới, đồng thời là cơ hội để các nhà nghiên cứu, quản lý thống nhất một
quan điểm chung về quản lý văn hóa trong bối cảnh cơng cuộc đổi mới toàn diện ở


17

nước ta ngày càng được đẩy mạnh khi gia nhập WTO, chủ động hội nhập với thế
giới không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn trong các lĩnh vực văn hố, xã hội.

Cơng trình của các tác giả Nguyễn Chí Bền, Lưu Trần Tiêu và Phan Hồng
Giang (2006) “Chiến lược phát triển văn hóa đến 2015 và định hướng phát triển đến
năm 2020” [6] đã đưa ra một số giải pháp, định hướng về quản lý văn hóa Việt Nam.
Những giải pháp, định hướng này được rút ra từ các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
cũng như trong so sánh với các phương thức quản lý văn hóa của nước ngồi.
Tài liệu “Tăng cường cơng tác thơng tin và cổ động” (2009) [97] của Tổng
cục Thông tin là một cơng trình tổng hợp về tình hình cơng tác thơng tin cổ động từ
năm 1999 đến 2009. Trong đó Tổng cục Thông tin đã thống kê những số liệu cụ thể
về các đợt phát động và chọn ra các mẫu tranh cổ động lớn triển khai trên phạm vi
toàn quốc; đồng thời báo cáo tình hình sử dụng tranh cổ động chính trị trong cơng tác
thơng tin cổ động.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu mang tính chun sâu về lý luận trên, một
số tác phẩm là tổng hợp, thống kê các giai đoạn, quá trình phát triển của tranh cổ động
chính trị Việt Nam. Các tác phẩm này đem lại bức tranh tồn cảnh về tranh cổ động
chính trị Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, tiêu biểu như:
Cuốn sách “Tranh cổ động Việt Nam (1945-2000)” (2001) đã giới thiệu các tác
phẩm tranh cổ động của họa sĩ Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị và các
tác giả khác do Cục VH-TT cơ sở phát hành. Cuốn sách đã giới thiệu tập tranh cổ động
gồm 425 tác phẩm của trên 200 tác giả trong cả nước.
Cuốn sách “Sưu tập tranh cổ động ở Bảo tàng quân đội” (2002) của các tác giả
Nguyễn Bằng Lâm, Hoàng Lâm, Trần Thanh Hằng biên soạn đã giới thiệu 249 bức
tranh cổ động được chia thành 8 chủ đề khác nhau như: Dân tộc, Đảng Cộng sản Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuốn sách “Tác phẩm tranh cổ động” (2003) của Trần Lâm, Nxb Văn hoá dân
tộc, đã giới thiệu các tác phẩm tranh cổ động theo các chủ đề: Chiến đấu, sản xuất, tết...
thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp và chống Đế quốc Mỹ.
Cuốn sách “Những tác phẩm quan trọng và vô giá của hội hoạ Việt Nam và
hiện đại” (2010) của Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Anh Tuấn, Nxb Mỹ thuật, đã giới
thiệu bộ sưu tập tranh của ông Tira Vanichtheeranont gồm một số tranh, ký hoạ, tranh



18

cổ động và tranh truyện của các hoạ sĩ nguyên là học sinh Trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương.
Cuốn sách “Hình tượng phụ nữ Việt Nam trong tranh cổ động giai đoạn 19541975” của tác giả Lê Thuý Hoàn tổng hợp các tác phẩm tranh cổ động tiêu biểu của
các họa sĩ Yên Thế, Trần Lâm, Thục Phi, Hoàng Quốc Bảo.
Cuốn sách “Thơng tin cổ động” (2011), Nxb Chính trị Quốc gia [4]. Cuốn sách
là một giáo trình trình bày các vấn đề về thông tin cổ động trong hoạt động tư tưởng
của Đảng; nghiên cứu về chức năng, nguyên tắc, phương châm của công tác thông tin
cổ động cũng như các phương thức tiến hành cổ động như: Cổ động miệng, cổ động
trực quan, tin cổ động chính trị, tổ chức và hoạt động của đội thông tin lưu động và
trung tâm văn hóa thơng tin. Trong Chương 3, cuốn sách đã viết về cổ động trực quan,
tác giả đã phân tích khái niệm, vai trị, đặc điểm, những cơ sở tâm lý và những nguyên
tắc cơ bản của cổ động trực quan. Nội dung về tranh cổ động, tác giả chỉ ra những đặc
trưng, yêu cầu và cách sử dụng, thiết kế tranh cổ động phục vụ cho cơng tác tun
truyền, cổ động chính trị. Tác giả khái quát tranh cổ động là một thể loại đặc biệt của
nghệ thuật đồ họa trong nghệ thuật tạo hình, dùng hình vẽ là chính, kết hợp với khẩu
hiệu làm phương tiện diễn đạt chủ đề tư tưởng cổ động, nhằm thúc đẩy người xem hành
động theo phương pháp, mục đích mà nội dung bức tranh nêu ra.
Bài viết của tác giả Lê Thúy Hoàn (2014) “Tranh cổ động và nghệ thuật tuyên
truyền cách mạng” [43, tr.420] việc phân chia theo chức năng của tranh cổ động đã
được thực hiện với các chủ đề chính như: Chủ đề cổ động chủ trương phong trào; chủ
đề chiến đấu; chủ đề tình quân dân; chủ đề nêu gương điển hình; chủ đề kỷ niệm ngày
lễ lớn.
Bên cạnh đó cịn nhiều tác giả, nhà nghiên cứu như “Các đề tài chủ đạo trong
tranh cổ động Việt Nam giai đoạn 1954 -1975” (2016) của tác giả Trần Văn Đức [37,
tr.72] đã đánh giá cao vai trị của tranh cổ động chính trị ở các giai đoạn lịch sử của
nhiệm vụ chính trị, ghi lại một cách độc đáo của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng đất nước giai đoạn 1954 đến 1975.

Tranh cổ động giai đoạn sau năm 1986, cũng có một số bài viết về vai trò
của tranh cổ động chính trị, điển hình bài viết “Giá trị của tranh cổ động chính trị
trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (2018) của tác giả Triệu Minh Lâm.
Tác giả đã nhấn mạnh tranh cổ động chính trị đã góp phần quan trọng tạo dư luận


19

xã hội tích cực, đồng thuận với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; tác động
mạnh mẽ hiệu quả đến các vấn đề xã hội; cổ vũ, động viên những hoạt động tích
cực của các cơng dân trong hoạt động chính trị, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng trật tự
an tồn xã hội.
Ở góc độ khác khi đứng trước sự phát triển kinh tế và hội nhập một số tác giả
đã phân tích về những tác động của xã hội đối với loại tranh nghệ thuật này, đó là đối
diện với quá trình mở cửa của đất nước cùng với nền kinh tế thị trường, tranh cổ động
chính trị đang bị những thể loại quảng cáo hàng hóa lấn át. Theo đó dịng tranh cổ
động chính trị ngày càng hiện diện ít hơn. Trong đời sống, từ đó tranh cổ động dần
mất đi vị thế chủ đạo vốn có trong đời sống và nghệ thuật một thời. Đây là nhận định
của tác giả Lê Quốc Bảo (2003) trong tác phẩm“Vị trí tranh cổ động chính trị trong
đời sống và nghệ thuật” [5, tr.10].
Một số cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến tranh cổ động như: Tác giả Vũ
Huy Thông với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: “Nghệ thuật tranh cổ động
Việt Nam giai đoạn 1945-1975” (2012) tại Viện Mỹ thuật - Trường Đại học Mỹ thuật
Việt Nam. Bài viết “Nghệ thuật tranh cổ động Việt Nam giai đoạn 1975-1985” của
tác giả Đặng Thị Phong Lan, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 393, tháng 3/2017. Bài
viết “Giá trị lịch sử của tranh cổ động thời chống Mỹ” của tác giả Phạm Phương
Linh, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 359, tháng 5/2014. Các ấn phẩm này đều khẳng
định giá trị của tranh cổ động chính trị Việt Nam quá các thời kỳ lịch sử. Tranh cổ
động đã trở thành những vũ khí sắc bén, xung kích, có tác động mạnh mẽ đến tư
tưởng, tình cảm và hành động của đông đảo quần chúng nhân dân, truyền tải kịp thời

các nhiệm vụ cách mạng và cổ vũ nhân dân hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời chính
những nhiệm vụ cách mạng đã thúc đẩy sự phát triển độc lập về sau này của tranh cổ
động ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ “Nghệ thuật tranh quảng cáo ngoài trời ở thành
phố Hà Nội từ 1986 đến nay” của tác giả Hoàng Minh Của [17] đã bàn về lý luận và
mỹ thuật ứng dụng.
1.1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu
Các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận án tương đối toàn diện cả về
phương diện lý luận và thực tiễn, song các nguồn tài liệu trên mới có giá trị gợi mở,
tiếp cận vấn đề. Qua nghiên cứu các cơng trình khoa học về tranh cổ động, tranh cổ
động chính trị và cơng tác quản lý tranh cổ động như đã nêu, NCS đã đưa ra những
đánh giá, nhận xét như sau:


20

Những kết quả nghiên cứu đã đạt được:
- Các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã đề cập, nghiên cứu dưới
những góc độ và mức độ khác nhau về tranh cổ động, vai trị, ý nghĩa của nó trong
các giai đoạn lịch sử.
- Ở những mức độ khác nhau, các cơng trình nghiên cứu đã đưa ra một số bất
cập, nhất là trong điều kiện các tiến bộ khoa học kỹ thuật đồ hoạ, hội hoạ… đã làm cho
tranh cổ động chính trị có những thay đổi nhất định về nghệ thuật thể hiện.
Những vấn đề được tiếp tục nghiên cứu trong luận án:
Khảo sát tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài, vẫn cịn một
số khoảng trống mà các cơng trình nghiên cứu chưa giải quyết hoặc giải quyết chưa
triệt để như:
- Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập, nghiên cứu dưới những góc
độ và mức độ khác nhau về tranh cổ động, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu
về quản lý tranh cổ động chính trị dưới góc độ quản lý văn hóa.
- Các đề tài đã đề cập đến vấn đề tranh cổ động ở mức độ khái quát, phân tích

các vấn đề thiên về các giá trị của tranh cổ động như tuyên truyền, mỹ thuật… hơn là
về khía cạnh quản lý. Vì vậy các đề tài chưa đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng
tranh cổ động chính trị, chưa nêu ra nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong
hoạt động quản lý tranh cổ động chính trị hiện nay.
- Một số các kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật khá rời rạc, chưa có tính
hệ thống và chưa xây dựng được mơ hình để thực hiện.
Từ những tổng kết trên, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu, kế thừa những giá trị mà
các cơng trình nghiên cứu đã đạt được, đồng thời tiếp tục phát triển, nghiên cứu có tính
hệ thống và tồn diện hơn về cơng tác quản lý tranh cổ động chính trị trong bối cảnh
hiện nay.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tranh cổ động chính trị
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Tranh cổ động
Cổ động là một từ Hán - Việt. Theo nghĩa đen “cổ” là cái trống, cịn “động” là
hoạt động. Vì người xưa thường dùng tiếng trống để làm tín hiệu thúc giục người lính
xung trận chiến đấu, hoặc thúc giục dân làng chống bão lụt, chữa cháy… Theo tiếng


21

La tinh, “cổ động” là Agitatio - nghĩa là tiến hành vận động, thúc đẩy. Còn cổ động
tiếng Pháp (affiche) lại bao hàm những ngữ nghĩa: Niêm yết, quảng cáo, tuyên truyền,
giới thiệu về một lĩnh vực, một nội dung cụ thể.
Cổ động hiểu theo nghĩa chung nhất là giải thích và tập trung vào một việc cụ
thể, thiết thực nhằm tạo ra một ấn tượng mạnh đối với cộng đồng người, kích thích và
thúc đẩy hành động của họ theo một mục đích nhất định. Căn cứ vào cách giải thích
thuật ngữ trên, có thể hiểu: Cổ động là thơng tin, giải thích tập trung vào một sự kiện,
sự việc cụ thể, thiết thực đang diễn ra trong đời sống xã hội nhằm tạo ra ấn tượng trong
một nhóm hay số đông người để cổ vũ, động viên họ đi đến hành động [4, tr.24].
Tranh cổ động thuộc loại hình đồ họa trong nghệ thuật tạo hình. Tranh cổ động

là sự kết hợp giữa nghệ thuật hội họa với thơng tin cổ động nhằm mục đích thơng tin,
tun truyền, cổ vũ, động viên con người hành động. Tranh cổ động dịch nguyên
nghĩa tiếng Anh là tranh tuyên truyền trên tường (propaganda poster), tiếng Pháp là
(affiche) chỉ tờ giấy lớn có chữ hoặc tranh vẽ, dán ở nơi cơng cộng để thông báo,
tuyên truyền, cổ động hay quảng cáo... Các họa sĩ thuộc trường phái tượng trưng buổi
giao thời thế kỷ XIX-XX như Korovin, Benua, Lansere thì cho rằng tranh cổ động
“là phương tiện để truyền bá nghệ thuật khắp nơi nơi”.
Như vậy, tranh cổ động là một loại nghệ thuật đặc biệt nhằm mục đích chuyển
tải thơng tin trực quan một cách ngắn gọn, nhanh chóng, rõ ràng thơng qua ngơn ngữ
hội họa. Từ đó động viên, cổ vũ con người vươn lên, thu hút họ vào các hoạt động
chính trị, xã hội cũng như các lĩnh vực khác của đời sống nhằm đạt mục đích đặt ra.
Tranh cổ động mang tính khái qt, tượng trưng hoặc điển hình hóa, nhằm
thơng báo, biểu thị nội dung thơng tin hoặc mang ý nghĩa nhất định về ngôn ngữ thị
giác. Tranh cổ động thường được biểu đạt qua đường nét, màu sắc, mảng khối rõ
ràng, dễ nhìn, gây ấn tượng mạnh, truyền đạt nhanh trực tiếp nội dung thông tin. Theo
Quyết định số 02/2007/QĐ-BVHTT ngày 06 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
VH-TT về việc ban hành quy chế tổ chức thi sáng tác tranh cổ động và sử dụng tranh
cổ động để tuyên truyền: Tranh cổ động là tranh đồ họa, sử dụng màu sắc, đường nét
và chữ nhằm định hướng nhận thức, suy nghĩ và hành động của mọi người đối với sự
kiện, hoạt động xã hội xảy ra trong một thời điểm nhất định [11].
Tranh cổ động gồm nhiều thể loại: Tranh cổ động quảng cáo hàng hoá, tranh
cổ động quảng cáo phim ảnh, sân khấu, sách báo, văn hố phẩm, tranh cổ động
chính trị…


22

1.2.1.2. Tranh cổ động chính trị
Thuật ngữ “chính trị”, có gốc từ tiếng Hy Lạp là “politika”, nghĩa là công việc
của nhà nước, là các cơng việc có liên quan đến nhà nước, đến xã hội. Ở phương Tây

thời kỳ cổ đại, nổi lên các triết gia, chính trị gia lỗi lạc về chính trị như Herodotus,
Platon, Aristotle. Herodotus được mệnh danh là người “cha của chính trị học”. Từ
chỗ nghiên cứu và phân tích sự khác biệt giữa các hình thức chính thể: Qn chủ, q
tộc và dân chủ, ông khẳng định chính trị tốt nhất là thể chế hỗn hợp của các chính thể
này. Theo Platon, chính trị là “nghệ thuật cung đình” liên kết trực tiếp của người anh
hùng và sự thơng minh. Sự liên kết đó được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng
và tinh thần hữu ái. Chính trị là nghệ thuật cai trị. Cai trị bằng sức mạnh là độc tài,
cai trị bằng nghệ thuật mới là đích thực.
Ở phương Đơng cổ đại, nhất là ở Trung Quốc thời kỳ “bách gia chư tử” - trăm
hoa đua nở - trăm nhà đua tiếng cũng xuất hiện những tư tưởng chính trị kiệt xuất.
Nổi bật nhất là các quan niệm của Khổng tử, Hàn Phi tử, Lão tử. Khổng tử coi chính
trị là cơng việc của người quân tử, là làm cho chính đạo, chính danh. Ơng xây học
thuyết về Nho gia với các quan điểm Tam cương, Ngũ thường - là cơ sở nền tảng cho
các xã hội phong kiến phương Đông lúc bấy giờ và cả sau này.
Nghiên cứu một cách nghiêm túc các quan điểm đi trước về chính trị, đồng
thời vận dụng một cách khoa học các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã
đề xuất những nhận định đúng đắn về chính trị như sauː Chính trị là lợi ích, là quan
hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp. Cái căn bản nhất của
chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước,
là định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung, nhiệm vụ của nhà nước.
Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Đồng thời, chính trị khơng thể khơng
chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế. Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất,
liên quan tới vận mệnh hàng triệu người. Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là
khoa học, vừa là nghệ thuật [82].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan
hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ
chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của
nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính



×