Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 197 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HOÀNG NGỌC ÂU

QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HOÀNG NGỌC ÂU

QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 62 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS NGUYỄN QUỐC THÁI
2. PGS.TS ĐINH THỊ NGA

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Ngọc Âu


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................... 7

1.1. Tổng quan về các công trình liên quan đến đề tài.............................................. 7
1.2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án ..............................................27
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ...........................................................28

2.1. Khái quát về nợ công và quản lý nợ công trong hội nhập quốc tế.....................28
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ công
trong hội nhập quốc tế ....................................................................................42
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ công và bài học rút ra cho Việt
Nam về quản lý nợ công trong hội nhập quốc tế .............................................64
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG HỘI
NHẬP QUỐC TẾ ..................................................................................72


3.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế...................................72
3.2. Thực trạng quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế giai
đoạn 2011 - 2017 ...........................................................................................79
3.3. Đánh giá chung về quản lý nợ công Việt Nam trong hội nhập quốc
tế giai đoạn 2011 - 2017 ............................................................................. 103
Chương 4: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............. 123

4.1. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội
nhập quốc tế giai đoạn 2018 - 2022 .............................................................. 123
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc
tế giai đoạn 2018 - 2022 ...............................................................................132
4.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp.................................................................... 155
KẾT LUẬN ..........................................................................................................157
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .............. 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 161
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB

:

Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển châu Á

ASEAN


:

Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á

ATIGA

:

ASEAN Trade in Goods Agreement - Hiệp định thương mại
hàng hóa ASEAN

BHXH

:

Bảo hiểm Xã hội

BOT

:

Xây dựng vận hành chuyển giao

BTC

:

Bộ Tài chính


CP

:

Chính phủ

CPTPP

:

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên
Thái Bình Dương

CQĐP

:

Chính quyền địa phương

CQTW

:

Chính quyền trung ương

CSTK

:


Chính sách tài khóa

CSTT

:

Chính sách tiền tệ

DNNN

:

Doanh nghiệp nhà nước

ĐTPT

:

Đầu tư phát triển

EU

:

European Union - Liên minh châu Âu

FTA

:


Free trade agreement - Hiệp định thương mại tự do

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HNQT

:

Hội nhập quốc tế

ICOR

:

Incremental Capital-Output Ratio - Hệ số sử dụng vốn

IDA

:


International Development Association - Hiệp hội phát triển
quốc tế

IMF

:

International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế


KBNN

:

Kho bạc nhà nước

KH & ĐT

:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

KTNN

:

Kiểm toán nhà nước

KTVM


:

Kĩnh tế vĩ mô

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

NHCSXH

:

Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNN

:

Ngân hàng nhà nước

NHTM

:

Ngân hàng thương mại

NHTW


:

Ngân hàng trung ương

NN

:

Nhà nước

NSĐP

:

Ngân sách địa phương

NSĐP

:

Ngân sách địa phương

NSNN

:

Ngân sách nhà nước

NSTW


:

Ngân sách trung ương

ODA

:

Official Development Assistance - Viện trợ phát triển chính thức

PDMO

:

Public Debt Management Office - Văn phòng quản lý nợ công

PPP

:

Đối tác công tư

QLN & TCĐN :

Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

QLNC

:


Quản lý nợ công

QLRR

:

Quản lý rủi ro

TPCP

:

Trái phiếu chính phủ

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VAT

:

Thuế giá trị gia tăng

VDB

:


Ngân hàng Phát triển Việt Nam

WB

:

World Bank - Ngân hàng thế giới

XDCB

:

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mục tiêu bổ sung trong quản lý nợ công .................................................38
Bảng 2.2: Mô hình tổ chức của các cơ quan QLNC ................................................41
Bảng 3.1: Nợ công và tỷ lệ nợ công/GDP giai đoạn 2006 – 2017 (tỷ đồng) ............74
Bảng 3.2: Cơ cấu nợ công của Việt Nam (% tổng nợ công) ....................................76
Bảng 3.3: Cơ cấu nợ công trong nước và nợ nước ngoài (% tổng nợ công).............76
Bảng 3.4: Nghĩa vụ trả nợ/ tổng thu........................................................................78
Bảng 3.5: Huy động vốn vay nợ công giai đoạn 2006 -2017 (nghìn tỷ đồng)..........87
Bảng 3.6: Hệ số ICOR theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2017 ........................99
Bảng 3.7: Bản đồ nhiệt đánh giá tính bền vững nợ công Việt Nam 2017 .............. 105
Bảng 3.8: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các quan QLNC ..................... 107
Bảng 3.9: Thực hiện các chỉ tiêu nợ công 2011-2017 ........................................... 112
Bảng 4.1: Chỉ tiêu nợ giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2030 ........................127
Bảng 4.2: Nghĩa vụ trả nợ giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2030 .................129



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nợ công/GDP (%) của Việt Nam và các nước ............................75
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nợ công theo đồng tiền nhận nợ năm 2015..............................77
Biểu đồ 3.3: Nghĩa vụ trả nợ công của Chính phủ 2006 - 2016 (tỷ đồng)................91


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý nợ công .......................................................................36
Sơ đồ 2.2: Tổ chức quản lý nợ công theo mô hình phi tập trung .............................40
Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý rủi ro nợ công............................................................51
Sơ đồ 2.4 : Các thành tố chính trong Khuôn khổ DSA............................................58
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức cơ quan QLNC ở Việt Nam ......................................... 110


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nợ công là khoản nợ do các cơ quan nhà nước vay trong và ngoài nước
nhằm trang trải các khoản chi tiêu theo luật định và góp phần thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của mình. Việc vay nợ là hình thức huy động vốn cho phát triển khá
phổ biến của mọi quốc gia trên thế giới, về thực chất là mang cầm cố chủ quyền của
quốc gia nên nợ công còn gọi là nợ chủ quyền (sovereign debt).
Nợ công và quản lý nợ công đang là đề tài nóng, được thảo luận sôi nổi trên
các diễn đàn từ phạm vi toàn cầu, châu lục, các liên minh đến các tổ chức quốc tế,
cũng như tại từng quốc gia. Với đầy đủ mọi giới, từ các chính trị gia, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà nghiên cứu và công chúng. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn

cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Trên thế giới, nợ công
và quản lý nợ công đã được nghiên cứu từ lâu nhưng ở Việt Nam chỉ mới được đề
cập nhiều trong những năm gần đây, nhất là sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ
(2007-2009) và khủng hoảng nợ công châu Âu (2009-2011), khi nợ công đang gia
tăng nhanh chóng và sắp vượt ngưỡng an toàn. Quản lý nợ công có vai trò hết sức
quan trọng, bởi vì: nếu quản lý nợ công không hiệu quả có thể đưa một nước lâm
vào tình trạng khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng
nợ. Việc giám sát quá trình vay và trả nợ công không chặt chẽ có thể dẫn tới sự mất
cân đối nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia. Việc sử dụng nguồn vốn vay công
kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với
bối cảnh hội nhập quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành những
nước mắc nợ trầm trọng. Chính vì vậy, quản lý nợ công như thế nào cho hiệu quả là
vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Quản lý nợ công trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả quan trọng,
huy động được lượng vốn lớn góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội (KT-XH). Khuôn khổ pháp lý về quản lý nợ công (QLNC) đang từng bước
được hoàn thiện, đã huy động được khối lượng vốn lớn bổ sung cho đầu tư phát
triển; việc phân bổ, sử dụng vốn vay về cơ bản đúng mục đích và có hiệu quả,
Chính phủ vẫn kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép, cho đến nay đã bố trí trả


2
nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia; công tác
giám sát, quản lý rủi ro, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về nợ công được chú trọng,
đẩy mạnh, hiệu quả và thường xuyên hơn ở tất cả các cấp; vốn vay nước ngoài về
cho vay lại, cấp và quản lý bảo lãnh CP được thực hiện chặt chẽ, thận trọng hơn;
Việt Nam đến nay đã phát hành được năm số Bản tin về nợ công. Tuy nhiên, thực
tiễn QLNC ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập cần phải sớm khắc phục, như: quy
định về QLNC được đề cập ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, còn có
sự mâu thuẫn, chồng chéo; phạm vi nợ công chưa phản ánh đúng bản chất từng

khoản nợ và còn khác biệt so với thông lệ quốc tế; chưa xác định rõ ràng các mục
tiêu, công cụ quản lý nợ để quản lý nợ chủ động, các loại trần nợ công chưa được
xác định khoa học; quy định về thẩm quyền, trách nhiệm QLNC còn phân tán, hiệu
lực thấp; tốc độ gia tăng nợ công nhanh tác động tiêu cực tới việc đảm bảo an toàn
nợ trong lúc hiệu quả sử dụng vốn của khu vực công thấp và chậm được cải thiện;
công tác quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, cơ cấu nợ công tiềm ẩn các loại rủi ro;
việc kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, quyết toán và báo cáo về nợ công chưa
được chú trọng đúng mức; hệ thống thông tin, số liệu về nợ công chưa được cập
nhật thường xuyên; chế độ báo cáo chưa chấp hành đầy đủ, chậm so với yêu cầu và
chất lượng không cao.
Nợ công Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, năm 2010 đạt 56,3%GDP
(889 nghìn tỷ VNĐ) đến cuối năm 2017 nợ công đã tăng lên 61,3%GDP (3,1 triệu
tỷ VNĐ), tình trạng ngân sách liên tục bị thâm hụt, hiệu quả đầu tư công thấp, chỉ
số ICOR tuy có được cải thiện (6,91 giai đoạn 2011 - 2017 so với 6,96 giai đoạn
2006 -2010) nhưng vẫn ở mức cao, hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế sụt giảm
so với nhiều nền kinh tế trong khu vực. Nợ công hiện đang huy động dưới nhiều
hình thức, trong đó việc phát hành trái phiếu chính phủ đang tạo ra sự lo ngại cả về
quy mô huy động, lãi suất cũng như kỳ hạn. Trong khi nhu cầu đầu tư không ngừng
mở rộng với hàng loạt các dự án lớn sắp triển khai: sân bay Long Thành, cao tốc
Bắc-Nam, các dự án giao thông đô thị, hay các đề án về Giáo dục, Y tế, Văn hóa-xã
hội và khoản chi phí rất lớn để cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh đó,
Việt Nam do đã “tốt nghiệp” IDA (7/2017) nên thời gian tới sẽ phải vay nợ nước
ngoài dưới hình thức ưu đãi và thương mại với chí phí cao hơn, song tình trạng thất


3
thoát, lãng phí trong đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) cũng như
tình trạng thua lỗ, tham nhũng tại các dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) vẫn ít biến chuyển. Nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục, phát triển
chưa bền vững. Bối cảnh này đã đặt ra cho công tác QLNC nhiệm vụ rất khó khăn,

đó là vừa phải huy động đủ nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế vừa phải đảm
bảo nợ công trong giới hạn cho phép, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã diễn ra trên 20 năm và ngày
càng sâu, rộng sẽ tác động rất lớn đến nền KT-XH nói chung, cũng như an ninh
tài chính - tiền tệ quốc gia nói riêng, trong đó nợ công là vấn đề then chốt. Tuy
nhiên, thực tiễn cho thấy QLNC của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các yêu
cầu của hội nhập, chưa theo kịp những chuẩn mực quốc tế, chưa xây dựng được
một hệ thống QLNC có hiệu lực, hiệu quả. Ở Việt Nam, QLNC là lĩnh vực mới
mẻ cả về lý luận và thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý
luận khoa học, đúc rút các kinh nghiệm QLNC tốt trên thế giới, cũng như phân
tích, đánh giá thực trạng QLNC của nước ta trong giai đoạn vừa qua, không chỉ
có ý nghĩa mang tính học thuật mà còn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách. Để làm rõ,
tôi chọn đề tài: “Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế” để
nghiên cứu làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành quản lý kinh tế (QLKT) với
mong muốn góp phần nhỏ vào việc tìm lời giải cho vấn đề này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng khung lý thuyết QLNC trong điều kiện hội nhập quốc tế (HNQT);
nghiên cứu, đánh giá QLNC ở Việt Nam trong HNQT giai đoạn 2011-2017, trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp khả thi hoàn thiện QLNC nhằm đảm bảo sự bền vững
của nợ công ở Việt Nam trong HNQT.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan gọn rõ, phân tích tình hình nghiên cứu về nợ công và QLNC ở Việt
Nam và quốc tế, trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết về QLNC trong HNQT.
- Đi sâu nghiên cứu hệ thống hóa, kế thừa có chọn lọc, bổ sung, phát triển
nhằm làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý NN đối với nợ công


4

trong HNQT, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn về QLNC của một số nước trên thế
giới, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam về QLNC trong HNQT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNC ở Việt Nam giai đoạn 2011-2017, chỉ
ra những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những hạn chế, yếu kém đó.
- Xác định rõ và luận chứng mang tính thuyết phục các quan điểm, mục tiêu
và đề xuất có căn cứ khoa học các giải pháp cơ bản về QLNC ở Việt Nam trong bối
cảnh HNQT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quản lý NN đối với nợ công
ở Việt Nam đặt trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh
tế thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu quản lý NN của chính quyền cấp Trung ương đối với nợ
công của Việt Nam, bao gồm: Quốc hội (QH), Chính phủ (CP), các Bộ, ngành có
liên quan đến QLNC.
Nợ công ở Việt Nam được đề cập trong luận án bao gồm: Nợ Chính phủ; nợ
được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương của Việt Nam.
Phân tích thực trạng nợ công giai đoạn 2006-2016; nghiên cứu, đánh giá thực
trạng QLNC giai đoạn 2011-2017, các đề xuất được thực hiện trong bối cảnh
HNQT cho thời kỳ đến năm 2022, tầm nhìn 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án dựa trên cơ sở, nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những thành tựu tiến bộ của Khoa học kinh tế hiện đại.
- Phương pháp luận: Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu luận án và quán
triệt xuyên suốt trong sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận án sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp hệ thống: là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, đó

là một cách tiếp cận toàn diện và rộng. Phương pháp này cho phép luận án làm rõ


5
mối quan hệ biện chứng giữa cơ chế, chính sách về huy động, phân bổ, đầu tư vốn,
cơ chế giám sát của NN đối với hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn vay
của nợ công. Từ đó, chọn lọc kế thừa, hệ thống hóa và bổ sung, phát triển cơ sở lý
luận, phân tích, đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân. Đồng thời đề xuất luận
chứng có căn cứ khoa học những giải pháp đồng bộ cho quản lý nợ công.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích định tính, định
lượng,...để đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của QLNC nhằm làm rõ
những thành công, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong QLNC ở Việt
Nam trong HNQT giai đoạn 2011-2017.
- Phương pháp lịch sử và lôgic: Phương pháp này được sử dụng trong tiếp cận
và đi sâu nghiên cứu việc xác định cơ chế, chính sách quản lý nợ công phù hợp với
những điều kiện lịch sử cụ thể. Đồng thời phương pháp này còn đảm bảo các luận
điểm, luận cứ, luận chứng nêu ra trong luận án, tuân theo trình tự lôgic, chặt chẽ.
- Các phương pháp xây dựng dữ liệu và kiểm chứng giả thiết:
+ Nghiên cứu tài liệu: Thu thập tư liệu, tài liệu liên quan trong và ngoài nước
từ cũ đến mới nhất về QLNC. Việc nghiên cứu, tổng hợp tài liệu cho phép kế thừa
các kết quả nghiên cứu đã công bố, cộng với những phân tích, luận chứng mới, có
thể đạt mục tiêu nghiên cứu hiệu quả cao.
+ Phỏng vấn sâu chuyên gia: Thông qua trao đổi, phỏng vấn sâu một số
chuyên gia đã có kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu về QLNC và về các vấn đề liên
quan đến đề tài luận án để thu thập các ý kiến, các luận chứng mới, có chuyên sâu
cao về nội dung cần trao đổi. Phương pháp này còn giúp kiểm chứng, điều chỉnh
hoặc khẳng định một số giả thiết nghiên cứu trong giai đoạn luận chứng và hoàn
chỉnh đề tài (Bảng hỏi bán cấu trúc và danh sách các chuyên gia tại Phụ lục 02, 03).
5. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn sau đây:

Luận án đã góp phần bổ sung lý luận về quản lý nợ công, cụ thể như sau:
- Qua tổng quan các kết quả nghiên cứu đã đạt được về QLNC, tác giả chỉ ra
những khoảng trống về mặt lý thuyết, những vẫn đề còn chưa được đồng thuận cần
đi sâu nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa QLNC ở Việt Nam trong HNQT;


6
- Trên cơ sở hệ thống hóa các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu
về QLNC, tác giả đưa ra khái niệm về QLNC của một quốc gia trong HNQT; trên
cơ sở các tiêu chuẩn QLNC theo thông lệ quốc tế, luận án đã bổ sung các những
tiêu chuẩn QLNC áp dụng cho quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và trong quá
trình HNQT. Việc luận bàn, xác định các tiêu chuẩn này là cần thiết cho QLNC ở
các quốc gia có trình độ phát triển còn hạn chế trong HNQT.
- Làm rõ căn cứ lý luận, xây dựng khung phân tích QLNC; khái quát, đúc
rút những kinh nghiệm thực tiễn về QLNC có giá trị tham khảo đối với Việt Nam
trong HNQT.
- Luận án đã xác định được các tiêu chí đánh giá QLNC và chỉ ra những
nhân tố ảnh hưởng đến QLNC Việt Nam trong HNQT, bao gồm việc cắt giảm thu
ngân sách, thúc đẩy cạnh tranh về huy động vốn, thay đổi chính sách QLNC, đặc
biệt cần tăng cường đối phó với các tác động tiêu cực của việc tự do hóa tài khoản
vốn trong việc bảo đảm an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia.
Về thực tiễn, dựa trên các đã tiêu chuẩn xác định, trên cơ sở phân tích, đánh
giá đúng thực trạng chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về
QLNC ở Việt Nam giai đoạn 2011-2017. Dự báo về nợ công, về tình hình kinh tế
trong nước và thế giới trong bối cảnh HNQT thời gian tới, luận án đề xuất các giải
pháp đồng bộ mang tính khả thi về QLNC ở Việt Nam trong HNQT, góp phần hoàn
thiện QLNC theo hướng tiệm cận thông lệ quốc tế.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận án bao gồm 4 chương và 11 tiết.



7
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Với tính chất là một đề tài quan trọng trong kinh tế học, các nghiên cứu về
nợ công và QLNC đã có lịch sử tích lũy lâu dài. Dưới đây, Tổng quan sẽ nhóm các
nghiên cứu này theo ba cụm vấn đề lớn: Nghiên cứu về nợ công và QLNC; nợ công
và QLNC với nền kinh tế - xã hội; nghiên cứu về tính bền vững của nợ công.
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về nợ công và quản lý nợ công
Theo nhiều giáo trình kinh tế học, như Mankiw, nợ công bắt nguồn từ sự
mất cân bằng thu - chi của NSNN. Khi các khoản chi ngân sách lớn hơn số thuế,
phí, lệ phí thu được, nhà nước phải đi vay trong và ngoài nước để trang trải thâm
hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải được hoàn trả cả gốc và lãi khi đến
hạn. Tại mỗi thời điểm, tổng giá trị luỹ kế cả gốc và lãi chưa hoàn trả của các
khoản vay sẽ cấu thành tổng quy mô nợ công, còn được gọi là nợ CP, nợ nhà
nước, hay nợ chủ quyền [88].
Trong khi cách hiểu về bản chất kinh tế của nợ công như trên là tương đối
thống nhất thì việc đo lường quy mô thực tế của nợ công lại gây nhiều tranh cãi, bắt
nguồn từ những khác biệt trong cách xác định phạm vi khu vực công và cách thức
định giá các khoản nợ. Irwin dẫn một ví dụ cho thấy số liệu báo cáo về nợ công của
Canada năm 2010 có thể dao động trong khoảng từ 38% đến 104% GDP tùy theo
cách định nghĩa khu vực công và lựa chọn về phương thức hạch toán [86].
Theo tài liệu hướng dẫn mới nhất về thống kê tài chính chính phủ của Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF) phát hành, khu vực công được định nghĩa theo 5 cấp độ với
quy mô mở rộng dần theo cấp độ như sau: Cấp độ 1 là cấp hẹp nhất, chỉ bao gồm
khu vực ngân sách với chủ thể hạch toán là CP trung ương; Cấp độ 2 bao gồm thêm

các bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp - công ích hoạt động với nguồn vốn trực tiếp từ
ngân sách CP trung ương; Cấp độ 3 mở rộng thêm đến các cơ quan, chính quyền địa
phương; Cấp độ 4 bao gồm thêm các doanh nghiệp phi tài chính trong đó nhà nước
nắm nguồn vốn chi phối; Cấp độ 5 bao gồm thêm các doanh nghiệp tài chính trong


8
đó nhà nước nắm nguồn vốn chi phối. Cấp độ 5 là khu vực rộng nhất, được gọi tổng
quát là khu vực công (public sector) theo định nghĩa của IMF. Cũng theo tài liệu
này, cách thức tính toán nợ công cũng thay đổi tùy theo cách thức hạch toán giá trị
tài sản nợ và tài sản có trên bảng tổng kết tài sản của các chủ thể thuộc khu vực
công. Theo đó, có 4 nhóm tài sản nợ và tài sản có với quy mô mở rộng dần như sau:
Nhóm 1 là các tài sản nợ và tài sản có bằng tiền mặt hoặc số dư điện tử trên tài
khoản ngân hàng; Nhóm 2 bao gồm thêm các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái
phiếu và các khoản phải trả, phải thu từ các đối tác thương mại; Nhóm 3 bao gồm
thêm các tài sản thực như đất đai, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, tài nguyên; Nhóm 4
bao gồm thêm giá trị hiện hành của các tài sản và nghĩa vụ nợ dự kiến phát sinh
trong tương lai, như các nghĩa vụ nợ về lương hưu và bảo hiểm xã hội hay các nghĩa
vụ nợ tiềm ẩn có thể phát sinh từ các cam kết bảo lãnh của chính phủ [83]. Trong
khi việc hạch toán giá trị các hạng mục thuộc nhóm 1 - 3 có thể được tiến hành
tương đối chính xác và minh bạch thì việc tính toán giá trị các hạng mục thuộc
nhóm 4, đặc biệt về các nghĩa vụ nợ dự kiến phát sinh trong tương lai và các nghĩa
vụ nợ tiềm ẩn, là đặc biệt khó khăn.
Nợ công tùy theo nhu cầu nghiên cứu mà sẽ có những cách tiếp cận phân loại
khác nhau, sau đây là một số cặp phạm trù thường được đề cập nhất. Thứ nhất, xét
về mục đích sử dụng, nợ công có hai dạng là nợ dành cho chi đầu tư phát triển
(productive debt) và nợ dành cho chi ngân sách thường xuyên (unproductive debt).
Nợ công dành cho chi thường xuyên tự nó không tạo ra nguồn chi trả và có thể tạo
ra gánh nặng cho các thế hệ tương lai trong khi bản thân họ không được hưởng lợi
từ các chi tiêu này. Ngược lại, nợ công dành cho chi đầu tư phát triển hay để thực

hiện các cải cách kinh tế và thể chế, nếu được sử dụng hiệu quả, thì tự nó sẽ tạo ra
nguồn trả nợ và mang lại lợi ích cho các thế hệ tương lai, là cơ sở công bằng để yêu
cầu các thế hệ này chia sẻ một phần gánh nặng nợ cho các thế hệ hiện tại. Theo cách
tiếp cận này, một số nhà kinh tế đã đề xuất không tính phần ngân sách vay nợ cho
đầu tư phát triển vào thâm hụt ngân sách. Tinh thần này đã được thể hiện một phần
trong hiến pháp của CHLB Đức và Thỏa thuận chung về Ổn định và Tăng trưởng
(Stability and Growth Pact) của Liên minh tiền tệ châu Âu ban hành 1998 (xem
thêm Blanchard và Giavazzi, Neck và Sturm) [57], [92].


9
Thứ hai, xét về tính chất kinh tế của khoản vay, nợ công bao gồm các khoản
vay thương mại (commercial debt) và các khoản vay ưu đãi (concessionary debt)
mà điển hình là các khoản vay từ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Trong khi
các khoản vay thương mại luôn được thỏa thuận trên cơ sở thị trường với mức lãi
suất và kỳ hạn phụ thuộc vào độ khả tín của CP và tính chất rủi ro của hoạt động
đầu tư thì đặc trưng của các khoản vay ưu đãi là thường có kỳ hạn dài, lãi suất thấp
và chủ yếu hướng đến các dự án phát triển cơ sở hạ tầng hay cải cách thể chế. Các
khoản vay ưu đãi thường chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nợ công của các nước kém và
đang phát triển. Khi các nước này tiến lên ngưỡng thu nhập cao hơn, tỷ trọng các
khoảng vay ưu đãi tất yếu sẽ giảm xuống và thay vào đó là các khoản vay thương
mại. Từ góc độ rủi ro, đặc biệt là rủi ro thị trường (sẽ được đề cập cụ thể hơn ở phần
sau của luận án), các khoản vay thương mại có mức độ rủi ro cao hơn hẳn so với
các khoản vay ưu đãi. Khi cơ cấu nợ công dịch chuyển dần sang nợ thương mại thì
vấn đề quản trị rủi ro trong QLNC càng cần được đặc biệt coi trọng.
Thứ ba, xét về xuất xứ nguồn vốn, nợ công có thể được phân làm hai loại là
nợ trong nước (internal debt) và nợ nước ngoài (external debt). Nợ trong nước do
người cư trú nắm giữ trong khi nợ nước ngoài do người không cư trú nắm giữ. Từ
góc độ phúc lợi xã hội, nợ trong nước tạo ra sự tái sắp xếp và phân phối thu nhập
quốc dân giữa người cư trú với nhau, trong khi nợ nước ngoài tạo ra sự phân phối

thu nhập quốc dân giữa người cư trú và người không cư trú. Bản chất kinh tế này
làm cho nợ nước ngoài nhạy cảm hơn với các biến động thị trường và có rủi ro cao
hơn so với nợ trong nước, đặc biệt về rủi ro tái tài trợ và rủi ro thanh khoản. Ở các
nước đang phát triển, thị trường nợ trong nước thường chiếm quy mô nhỏ và chưa
phát triển đầy đủ nên nợ nước ngoài thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ
công. Lưu ý thêm rằng nợ trong nước hay nợ nước ngoài không đồng nghĩa với nợ
nội tệ và nợ ngoại tệ. Cả người cư trú và người không cư trú đều có thể nắm giữ nợ
phát hành bằng nội tệ hay ngoại tệ, tùy theo lựa chọn công cụ phát hành của CP.
Tuy nhiên, theo Eichengreen et al thực tế tại các nước đang phát triển với đồng tiền
yếu (chưa tự do chuyển đổi), nợ công chủ yếu là nợ bằng đồng ngoại tệ do người
không cư trú nắm giữ, với một phần nhỏ nợ bằng đồng nội tệ do người cư trú nắm


10
giữ [68]. Điều này đặt ra yêu cầu khắt khe về quản trị rủi ro, là chức năng cơ bản
của QLNC sẽ được làm rõ hơn ở phần sau của luận án. Một trong những giải pháp
chiến lược các nước đều theo đuổi là phát triển và tạo chiều sâu tối đa cho thị
trường nợ trong nước để giảm dần tỷ trọng nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ công.
Theo tài liệu Hướng dẫn sửa đổi về quản lý nợ công do IMF và Ngân hàng
thế giới (WB), QLNC là toàn bộ quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chiến
lược quản lý nợ của chính phủ, nhằm mục tiêu huy động được nguồn vốn theo yêu
cầu đặt ra với chi phí thấp nhất, trong bối cảnh tầm nhìn trung và dài hạn, phù hợp
với mức độ thận trọng về quản lý rủi ro [84].
Cách tiếp cận này nêu bật hai điểm đáng lưu ý. Thứ nhất, QLNC được định
nghĩa là một quá trình mang tầm chiến lược, trải dài từ khâu lập kế hoạch đến việc tổ
chức thực hiện quản lý nợ chính phủ, với tầm nhìn trung và dài hạn. Quan niệm này
mang tính chủ động và bao quát hơn, mở rộng khái niệm về quản lý nợ công ra khỏi
không gian truyền thống là tập trung vào các hoạt động nghiệp vụ thuần túy như ghi
chép thống kê và báo cáo về nợ công, quản lý sổ sách nhà đầu tư, thực hiện các khoản
thanh toán gốc và lãi theo kỳ hạn .v.v. Quan trọng hơn, khái niệm này nhấn mạnh tầm

nhìn trung và dài hạn trong QLNC, hướng đến việc khắc phục nhiều sai lầm thực tế
đã diễn ra do thiếu tầm nhìn dài hạn mà ví dụ điển hình là việc theo đuổi mục tiêu
giảm thiểu chi phí vay nợ trong kỳ ngân sách hiện hành bằng cách phát hành các công
cụ nợ ngắn hạn hay vay nợ với lãi suất thả nổi, dẫn tới vòng xoáy gia tăng rủi ro tái
tài trợ, rủi ro thanh khoản và đổ vỡ hệ thống. Thứ hai, theo quan niệm này, vấn đề
QLNC được đặt ra như là một bài toán tối ưu hóa có ràng buộc: mục tiêu cần tối ưu
hóa (giảm thiểu) là chi phí huy động vốn; số vốn cần huy động là tham số đầu vào;
điều kiện ràng buộc là giới hạn về mức độ rủi ro. Ngoài ra, toàn bộ bài toán phải được
xử lý trong bối cảnh thời gian là tầm nhìn trung và dài hạn. Cách đặt vấn đề này giúp
các nhà hoạch định chính sách hình dung rõ hơn về khuôn khổ, tầm nhìn cũng như
chức năng và nhiệm vụ của QLNC. Việc nhấn mạnh ràng buộc tiếp cận thận trọng về
quản lý rủi ro, cũng như yêu cầu về tầm nhìn trung và dài hạn, có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng vì nó đặt ra giới hạn cho việc chạy theo mục tiêu giảm thiểu chi phí bất
chấp rủi ro trong tương lai, điều mà hầu hết các chính phủ với tư duy nhiệm kỳ có


11
thiên hướng đi theo. Tuy nhiên, với tính chất là một tài liệu mang tính hướng dẫn
(guidelines), khái niệm trên về QLNC vẫn để ngỏ nhiều vấn đề thuộc về nội hàm mà
các nước, tùy điều kiện cụ thể của mình, cần diễn giải cụ thể. Chẳng hạn, “nợ của
CP” nên được hiểu theo nghĩa hẹp là nợ do CP phát hành hay tất cả các nghĩa vụ nợ
mà CP, với tư cách là người bảo lãnh cuối cùng, chịu trách nhiệm thanh toán? Chi phí
nợ công cần hiểu là chi phí tài chính (tức chi phí dàn xếp vốn và trả lãi tiền vay) hay
chi phí kinh tế (tức bao gồm thêm cả các tổn thất tiềm năng phát sinh từ nguy cơ phá
sản nợ công)? Rủi ro trong quản lý nợ công bao gồm những rủi ro nào? Cần lượng
hóa như thế nào cái gọi là “mức độ thận trọng về quản lý rủi ro”? v.v. Các vấn đề này
sẽ được đề cập rõ hơn ở phần sau của luận án.
The World Bank, “Managing public debt: From diagnostics to reform
implementation” (Quản lý nợ công: Từ chẩn đoán đến thực hiện cải cách) đã thiết kế
chương trình cải cách và các chương trình xây dựng năng lực trong mười hai quốc

gia. Kinh nghiệm từ các nước này (Bulgari, Colombia, Indonexia, Kenya,
Pakistan,…) đã chỉ ra các nội dung cần lưu ý trong quản lý nợ công là: Phối hợp hiệu
quả chính sách quản lý nợ công với chính sách tài khóa và tiền tệ, xác định rõ mục
tiêu quản lý nợ, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, năng lực thể chế
và năng lực nhân viên, thực hiện chiến lược nợ hiệu quả trên nền tảng một thị trường
nợ chính phủ phát triển có độ sâu thanh khoản. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã
nhấn mạnh đến một thách thức lớn nhất là phải có các chính sách, chế đãi ngộ nhằm
thu hút, giữ chân các nhân viên tài năng và giàu kinh nghiệm, hay là những khó khăn
gặp phải khi tổng hợp dữ liệu từ các hệ thống riêng biệt [112].
The World Bank, “Developing the domestic government debt market:From
diagnostics to reform implementation” (Phát triển thị trường nợ chính phủ trong
nước: Từ chẩn đoán để thực hiện cải cách), nhấn mạnh vai trò then chốt của thị
trường tiền tệ đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán chính phủ. Trình tự
để cơ quan có thẩm quyền thực hiện vay trong thị trường nội địa, bao gồm việc lựa
chọn các công cụ, kỹ thuật phát hành và các mối quan hệ với các tổ chức trung
gian tài chính. Nghiên cứu đặc biệt lưu ý về sự phức tạp của chương trình cải
cách, sự tương tác giữa các thị trường nợ và mức độ phụ thuộc trong phát triển thị
trường nợ [109].


12
Tại Việt Nam nợ công và QLNC đang ngày càng trở thành một trong những
vấn đề quan trọng và rất phức tạp. Do vậy, trong thời gian qua đã có không ít công
trình trong nước nghiên cứu về nợ công và QLNC, điển hình như:
Về nội dung, bản chất nợ công, tác động của nợ công đến các biến số kinh tế
vĩ mô (KTVM) và những ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công thế giới đến nền kinh
tế Việt Nam, Nguyễn Đức Độ, Nguyễn Thị Minh Tâm và các cộng sự đã đề cập khá
cụ thể trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của mình. Tuy nhiên, đề tài chưa
phân tích cụ thể tác động của khủng hoảng nợ công của các nước phát triển đến nợ
công Việt Nam, trong bối cảnh mới [19]. Phạm Thế Anh và cộng sự trong cuốn sách

đã cố gắng đánh giá toàn diện thực trạng và dự báo nợ công của Việt Nam nhằm nhận
diện các rủi ro và thách thức trong việc giám sát và quản lý nợ công. Nghiên cứu bao
gồm các nội dung cụ thể như: Xem xét kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam; phân tích thực trạng và những tác động tiêu cực của thâm hụt tài khóa
và nợ công tăng nhanh đối với các biến số vĩ mô; đánh giá rủi ro và tính bền vững của
nợ công; dự báo nợ công của Việt Nam theo những kịch bản kinh tế khác nhau và
đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao tính minh bạch, khả năng giám sát,
QLNC theo hướng bền vững ở Việt Nam [1].
Đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa việc đi vay và sử dụng vốn vay tác
giả Huỳnh Bửu Sơn cho rằng, vay nhiều mà hiệu quả sử dụng cao thì rất đáng hoan
nghênh và ngược lại nó sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế quốc gia, cả trong
ngắn hạn và dài hạn [38].
Bài thảo luận chính sách, CS-10 các tác giả của phòng nghiên cứu VEPR
(Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Viet Nam Institute for Economic and
Policy Research) đã phân tích những điểm khác biệt trong thống kê nợ công của
Việt Nam so với thông lệ quốc tế về các chủ thể nợ cũng như các công cụ nợ. Với
cách tiếp cận này, Việt Nam đã bỏ qua rủi ro phát sinh từ các đơn vị sử dụng vốn
ngân sách nằm ngoài CP và các quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH). Bên cạnh đó, bài viết
đã đánh giá về những đặc điểm bất lợi của nợ công Việt Nam hiện nay, như: Nợ
công chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh; Nợ công chủ yếu là nợ CP; Áp lực trả nợ lớn
do lãi suất cao, kỳ hạn trái phiếu nội địa ngắn;.... Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị


13
về sự cần thiết phải đồng bộ hóa chuẩn mực thống kê về nợ công Việt Nam để giúp
kiểm soát tốt hơn những rủi ro nợ công trong tương lai; Mức trần nợ công cần xem
xét dưới giác độ cứng để cải thiện hiệu quả chính sách tài khóa và là ngưỡng an
toàn để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ công có thể xảy ra trong tương lai [3].
Nguyễn Xuân Thành và Đỗ Thiên Anh Tuấn, cho rằng bội chi ngân sách cao
và kéo dài chính là nguyên quan trọng dẫn đến tình trạng gia tăng nhanh chóng của

nợ CP. Trong khi đó, mặc dù nợ của chính quyền địa phương (CQĐP) rất thấp và
không có dấu hiệu cho thấy nguồn phát sinh nợ công cấp địa phương bởi theo quy
định địa phương (Luật NSNN 2002) không có bội chi ngân sách. Tuy nhiên thực tế
chính ngân sách trung ương đã gánh phần bội chi ngân sách thay cho địa phương nên
vô hình trung điều này đã che đậy bản chất của thâm hụt ngân sách và làm mờ sự yếu
kém tài khóa ở cấp địa phương. Các khoản nợ do CP bảo lãnh cũng có xu hướng tăng
nhanh trong những năm gần đây trong khi chi phí vay nợ bảo lãnh luôn cao hơn chi
phí vay nợ của CP. Tình trạng kém hiệu quả trong các dự án đầu tư công cũng như
vấn đề đội vốn đầu tư trong các dự án cơ sở hạ tầng do các DNNN làm chủ đang đẩy
gánh nặng tài trợ lên ngân sách và góp phần đáng kể vào mức độ gia tăng nợ công
trong những năm gần đây. Bài viết cũng dự báo xu hướng nợ công Việt Nam đến
năm 2030 dựa trên một số kịch bản giả định. Tất cả các kịch bản dự báo cho thấy nợ
công sẽ tiếp tục xu hướng tăng lên trong tương lai với mức độ tùy thuộc vào triển
vọng tăng trưởng kinh tế và nỗ lực cắt giảm bội chi ngân sách của CP [42].
Luận án Đỗ Đình Thu đã phân tích những vấn đề cơ bản về quản lý vay, trả nợ
trong và ngoài nước của CP; Rút ra 10 bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm quản
lý nợ CP của các nước (Thái Lan, Indonexia, Malaysia,…); nêu và đánh giá thực
trạng quản lý vay, trả nợ CP ở Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2006, trên cơ sở đó
tác giả đề xuất các nhóm giải pháp chung, các nhóm giải pháp nợ vay trong nước,
nợ vay ngoài nước của CP; nhóm giải pháp tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nợ CP. Tuy nhiên, do bối cảnh của đất nước và quốc tế đã có
nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, nên những vấn đề mà luận án đã giải quyết
không còn sát với thực tế. Đặc biệt, từ khi Việt Nam có Luật QLNC và sự hội
nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay [43].


14
Nguyễn Kim Thanh, “Vai trò của NHNN trong quản lý nợ công”, Tác giả đã
nêu lên hai lý do chính mà các CP phải QLNC được rút ra từ thực tế, đó là: (i)
Danh mục nợ của CP ngày càng lớn và phức tạp, nó có thể gây ra rủi ro đối với sự

bất ổn vĩ mô, như mất khả năng thanh toán quốc gia đối với phần còn lại của thế
giới và tình trạng ổn định của tài chính quốc gia; (ii) Việc QLNC hợp lý có thể
làm giảm thiểu chi phí và rủi ro. Trên cơ sở Luật QLNC 2009, tác giả nêu lên bốn
vai trò của NHNN trong thực hiện nội dung QLNC là: (1) Góp phần giảm thiểu
ảnh hưởng tiêu cực của thâm hụt ngân sách đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế
thông qua việc điều tiết dòng tiền giữa các lĩnh vực của nền kinh tế một cách hợp
lý bằng các công cụ của chính sách tiền tệ; (2) Hỗ trợ tích cực việc huy động vốn
cho bù đắp thâm hụt ngân sách, thông qua việc góp phần thúc đẩy sự phát triển thị
trường trái phiếu CP; (3) Có vai trò quan trọng trong việc tham gia chiến lược
quản lý nợ nước ngoài của CP; (4) Giảm thiểu rủi ro nợ CP [41].
Luận án Lê Thị Diệu Huyền, đi sâu nghiên cứu nội dung của cơ chế QLNC
nói chung. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế QLNC và đề xuất những giải
pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế QLNC Việt Nam. Tác giả đã sử dụng
mô hình kinh tế lượng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố KTVM đến nợ
công. Tuy nhiên, do quãng thời gian hình thành số liệu ngắn, mức độ chính xác
và đồng bộ của các thông tin, nên kết luận trong mô hình còn có những hạn chế
nhất định [31].
Luận án Vũ Thanh Hải đã đề cập những vấn đề cơ bản về kiểm toán nợ công,
đánh giá tình hình nợ công và QLNC, phân tích thực trạng kiểm toán nợ công ở
Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm một số nước trong việc tổ chức kiểm toán nợ
công, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công Việt Nam.
Luận án đã chỉ rõ: qua gần 20 năm hoạt động, KTNN vẫn chưa tiến hành kiểm toán
nợ công một cách đầy đủ, chưa có ý kiến kiến nghị có tính vĩ mô, chưa có đánh giá
giám sát về cơ cấu, chi phí,... để hoàn thiện công tác QLNC [24].
Bài viết của Phan Đình Nguyên, đã nghiên cứu thực trạng quản lý nợ công ở
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013 bằng phương pháp định tính: về giá trị tuyệt đối,
mức nợ bình quân trên đầu người, tỷ lệ nợ công/GDP. Từ đó tác giả đã chỉ ra một số


15

hạn chế trong công tác quản lý nợ công ở Việt Nam: khung thể chế luật pháp còn
rườm rà chồng chéo; khâu đánh giá nợ còn có độ trễ nhất định so với thực tế; việc
quản lý sử dụng nợ công chưa hợp lý [36].
Bài viết của Đỗ Thiên Anh Tuấn đã thảo luận các mô thức QLNC được IMF
và WB đồng đề xuất trong “Các nguyên tắc chung về quản lý nợ công”, lồng ghép
kinh nghiệm ở các nước và việc áp dụng ở Việt Nam. Tác giả tiếp cận và đánh giá
các mô thức QLNC trên thế giới thiên về giác độ quản trị, có những đánh giá, nhận
định xác đáng về 10 rủi ro chính mà nợ công Việt Nam đang phải đối mặt trong thời
gian tới, từ đó tác giả cũng khuyến nghị rằng: các quy định QLNC hiện nay nếu
được áp dụng tốt nhất cũng chỉ giúp Việt Nam quản lý tốt hơn các khoản nợ công
của mình và từ đó phần nào giảm thiểu rủi ro liên quan, song nó vẫn không đủ và
không thể loại bỏ hết được các nguyên nhân hình thành nợ công vốn có nguồn gốc
sâu xa,…để giải quyết giảm nợ công thì phải tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách thể
chế, giúp nền kinh tế tăng trưởng được một cách bền vững [47].
Phạm Quý Long, đã khảo sát kinh nghiệm quản lý rủi ro nợ công của Nhật
Bản, quốc gia có tỉ lệ nợ công cao nhất thế giới (245%), từ đó tác giả rút ra những
bài học hữu ích cho công tác quản lý rủi ro nợ công Việt Nam. Tuy nhiên, do các đặc
thù của hai nền kinh tế khác nhau nên những khuyến nghị có những hạn chế nhất
định nếu áp dụng một cách máy móc vào thực tiễn Việt Nam [34].
Đào Văn Hùng, đã cung cấp một cách tổng quan về QLNC, phân tích so sách
nợ công của Việt Nam với thông lệ quốc tế, từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm đưa
quản lý nợ công Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực quốc tế hiện hành. Tác giả đã
nghiên cứu các quan điểm, các khái niệm của nhiều tổ chức quốc tế về QLNC,
trên cơ sở đó tác giả đối chiếu với thực trạng QLNC của Việt Nam để chỉ ra các
điểm còn khác biệt. Ngoài ra, tác giả đã giới thiệu một cơ chế quản lý nợ công tiến
tiến là sử dụng phương pháp Quản trị tài sản và nợ (Asset-Liability Management,
ALM) vốn đã được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1970 trong khu vực tư, đặc
biệt là lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. Đối với khu vực công, phải đến đầu những
năm 2000 mới có các nghiên cứu đầu tiên về ứng dụng phương pháp ALM trong
quản lý nợ công. Cho đến gần đây, phương pháp này mới thực sự được đưa vào



16
triển khai tại một số nước với trình độ phát triển khác nhau và mang lại nhiều kết
quả khả quan [29].
Trần Ngọc Hoàng, đã chỉ ra bốn nguyên nhân cơ bản làm gia tăng nợ công của
Việt Nam, như: do bội chi NSNN liên tục ở mức cao; do đà tăng trưởng kinh tế chậm
lại; việc tổ chức QLNC còn hạn chế, cả về hành lang pháp lý, tổ chức quản lý và con
người thực hiện; trong đó nguyên nhân tỷ giá và lạm phát có ảnh hưởng đến việc gia
tăng nợ công Việt Nam nhưng không đáng kể. Từ đó, tác giả đưa ra năm kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả QLNC Việt Nam trong thời gian tới [28].
Theo Đặng Văn Thanh trong QLNC Việt Nam hiện nay, một yêu cầu cấp bách
đặt ra là phải cơ cấu lại nợ công trong bối cảnh chung của tái cơ cấu lại nền kinh tế,
tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công đảm bảo sự bền
vững của nền tài chính quốc gia, lành mạnh hóa tài chính NN và NSNN. Để thực
hiện được điều đó, tác giả cho rằng phải đổi mới phân cấp về phân định trách nhiệm
và thẩm quyền quản lý nợ của các cơ quan thuộc CP. Hiện có nhiều vướng mắc cần
được phân định rõ ràng hơn và khoa học hơn cả về pháp lý và cả trên thực tế. Đặc
biệt, trong các nhiệm vụ xây dựng chiến lược nợ dài hạn; lĩnh vực quản lý vay, trả
nợ nước ngoài; nhiệm vụ tìm kiếm, đàm phán ký kết về vay ODA, vay nước ngoài
của CP; trong lĩnh vực quản lý vay, trả nợ trong nước. Nhận dạng đầy đủ quy trình
và từng công đoạn, từng nghiệp vụ của quy trình vay và trả nợ trong toàn bộ công
tác quản lý nợ công. Cần có sự quản lý tập trung, thống nhất toàn bộ quy trình vay
và trả nợ, tránh phân tán, chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ. Cần xây dựng và
vận hành một đơn vị chuyên trách thực sự làm nhiệm vụ quản lý và điều phối nợ,
vay và trả nợ. Việc QLNC không tập trung dẫn đến thiếu nguồn thông tin đầy đủ,
toàn diện và kịp thời để giám sát tổng thể rủi ro tài khóa từ hoạt động vay nợ của
CP và khu vực công; để hoạch định các chính sách/chiến lược nợ hiệu quả với chi
phí và rủi ro thấp nhất có thể. Không có cơ quan đầu mối/chuyên trách của CP về
QLNC, dẫn đến thiếu sự phối hợp ở cấp vĩ mô giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ

và QLNC. Do phân định trách nhiệm không rõ ràng, dẫn đến thiếu chủ động trong
điều hành vay nợ, không giảm thiểu được chi phí vay nợ. Ngoài ra, việc tổ chức
quản lý phân tán còn dẫn đến không tập trung được nguồn nhân lực có kỹ năng


×