Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TL báo chí về chính trị xã hội chiến tranh và hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.42 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Chiến tranh và hồ bình là vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế qua
mọi thời đại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con
người và sự còn mất của mỗi quốc gia. Chiến tranh và hồ bình được mọi
quốc gia, mọi vùng lãnh thổ không kể lớn nhỏ, giàu nghèo nhắc đến như một
chủ đề không bao giờ cũ. Và khi thời gian trôi qua đi, người ta mới nghiên
cứu một cách đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn, khách quan hơn về những cuộc
chiến đã xảy ra để từ đó rút ra được nhiều nguyên nhân gây chiến. Bên cạnh
đó, xã hội lồi người ln ln mong muốn có được cuộc sống hịa bình,
khơng có chiến tranh, mọi người đối xử với nhau bình đẳng, bác ái. Với
mong muốn được hiểu sâu sắc thêm về vấn đề Chiến tranh và hòa bình, em
đã chọn đề tài này, em xin trân trọng cảm ơn thầy Dương Quốc Bình đã
hướng dẫn em đề tài này, trong q trình viết em có tham khảo một số tài
liệu và cũng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót mong thầy chỉ bảo thêm
để em hồn thành tốt bài viết và rút kinh nghiệm trong những bài luận sau.

1


PHẦN NỘI DUNG

1. Các định nghĩa về chiến tranh
Chiến tranh là một khái niệm rất quen thuộc và cũng có nhiều khái
niệm về chiến tranh được đề cập.
Hãy xem một định nghĩa khá điển hình về chiến tranh, trích từ Bách
khoa toàn thư Encyclopaedia Britannica tái bản lần thứ 15: "Chiến tranh là
trạng thái xung đột thù địch có vũ trang thường xun cơng khai và có tun
bố giữa các đơn vị chính trị như nhà nước hay quốc gia, giữa các bè phái
chính trị thù địch trong cùng nhà nước hay quốc gia. Đặc điểm của chiến
tranh là tình trạng bạo lực có chủ ý nhắm đến các nhóm lớn gồm nhiều cá


nhân vốn được tổ chức hoặc đào tạo chuyên nghiệp để tham gia những
hoạt động bạo lực như vậy... Nói chung, chiến tranh được hiểu chỉ gồm các
xung đột vũ trang ở quy mô tương đối lớn, thường khơng bao gồm những
xung đột có ít hơn 50.000 chiến binh tham gia."
Một định nghĩa ngắn gọn về chiến tranh và là định nghĩa mà Jared
Diamon – tác giả cuốn sách Thế giới cho đến ngày hôm qua, cho rằng:
"Chiến tranh là tình trạng bạo lực lặp đi lặp lại giữa các nhóm thuộc về các
đơn vị chính trị thù địch và được chấp thuận bởi các đơn vị đó."
Cịn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chiến tranh là hiện
tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử. Đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ
chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt
được mục đích chính trị nhất định.
Tóm lại, chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính
phủ, xã hội… Biểu hiện của chiến tranh là bạo lực cực đoan, xâm lược, phá
hủy và chết chóc, sử dụng lực lượng quân sự thường xuyên hoặc không
thường xuyên.
2


2. Nguyên nhân của chiến tranh.
Có thể thấy, chiến tranh xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người.
Vậy, đầu tiên, điều gì đã dẫn xã hội truyền thống đến chiến tranh? Câu trả lời
phổ biến nhất là "trả thù" cho vụ giết những người cùng bộ lạc hoặc những
thành viên trong cộng đồng.
Một động cơ khác dẫn xã hội truyền thống đến chiến tranh là "phụ nữ"
và "lợn". Đối với nam giới ở New Guinea cũng như những nơi khác trên thế
giới, phụ nữ làm gia tăng xung đột ngày một nhiều vì dính líu vào hoặc là
nạn nhân của việc ngoại tình, bỏ chồng, bắt cóc tống tiền, hãm hiếp và các
tranh cãi về sính lễ. Người Yanomamo và nhiều tộc người khác cho rằng phụ
nữ là một trong những nguyên nhân chính gây ra chiến tranh. Người New

Guinea xếp lợn ngang bằng với phụ nữ trong những nguyên nhân dẫn đến
chiến tranh là vì ở New Guinea, lợn khơng chỉ là thực phẩm có nguồn
protein lớn nhất, mà cịn là đại diện cho sự giàu có và danh dự, đồng thời
dùng để đổi phụ nữ như một phần thiết yếu trong sính lễ. Cũng như phụ nữ,
lợn dễ đi lang thang và trốn khỏi "chủ sở hữu", do đó chúng dễ bị đánh cắp,
từ đó dẫn đến các cuộc chiến tranh liên miên.
Có ít nhất hai lý do khác thường xuyên được con người trong các xã
hội truyền thống đề cập đến như những động cơ cho chiến tranh. Một là
phù thủy: thông thường người New Guinea và nhiều xã hội quy mô nhỏ khác
hay đổ lỗi cho phù thủy của kẻ địch khi có bất cứ điều gì xấu xảy ra (chẳng
hạn như một căn bệnh hay một cái chết mà chúng ta coi là tự nhiên),
người này phải bị giết chết. Một động cơ khác là quan niệm chung rằng
những người láng giềng là những kẻ có bản chất xấu xa, thù địch, cấp thấp và
nguy hiểm; do đó đáng bị trừng trị, bất kể họ có hành động thiếu thiện chí
nào gần đây hay khơng.
Bên cạnh các cuộc xung đột vì yếu tố con người và động vật, tranh
chấp đất đai cũng thường xuyên được xem như động lực chiến tranh.
3


Nhân tố sâu xa thường được đưa ra cho chiến tranh truyền thống là
chiếm đất hoặc các tài nguyên khan hiếm khác như thủy sản, nguồn muối, mỏ
đá hoặc sức lao động con người. Ngoại trừ những mơi trường có nhiều biến
động khắc nghiệt khiến mật độ dân số thấp trong dài hạn hoặc vĩnh viễn, các
nhóm người thường gia tăng kích thước quần thể để tận dụng được hết đất
đai, tài nguyên, sau đó có thể tăng thêm bằng cách chiếm đoạt của những
nhóm khác. Do đó, con người đi đến chiến tranh để tước đoạt đất hoặc tài
nguyên của những nhóm khác, hoặc để bảo vệ đất đai và tài ngun của
mình. Chính quyền nhà nước tiến hành chiến tranh để chiếm đoạt đất đai và
lao động thường tuyên bố động cơ này một cách rõ ràng.

Những lý do sâu xa khác để giải thích cho chiến tranh truyền thống liên
quan đến các yếu tố xã hội. Con người có thể tiến hành chiến tranh để giữ
những người láng giềng hay gây rắc rối xã hội, để loại bỏ những người láng
giềng như vậy, hoặc để tạo dựng hình ảnh hiếu chiến từ đó ngăn chặn khả
năng bị tấn công bởi kẻ láng giềng vốn không ngần ngại tấn cơng những thị
tộc khơng phịng thủ.
Nhìn chung, kể cả ở quá khứ hay là hiện tại, nguyên nhân của chiến
tranh thường do mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo phát triển
đến mức gay gắt nhất hoặc do mâu thuẫn trong nội bộ một dân tộc, tôn giáo.
Chiến tranh là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng
khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn này xuất phát từ tham vọng
riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau
đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra.
Hậu quả của chiến tranh không chỉ có sự hoang tàn mà cịn có cả sự
tiến bộ. Chiến tranh là thành phần không thể thiếu trong quá trình tiến hóa
của tất cả các sinh vật, đồn thể, tổ chức hòng đạt được mục tiêu sống còn và
phát triển.
4


3. Các loại hình chiến tranh truyền thống
Ở đây, hãy cùng nghiên cứu kỹ hơn về chiến tranh truyền thống.
Chúng ta có ba nguồn thơng tin dồi dào về chiến tranh truyền thông - từ
những người quan sát hiện đại, từ những nhà khảo cổ học và từ những nhà sử
học nghệ thuật trong những xã hội quy mô nhỏ đủ kích cỡ, từ các thị tộc nhỏ
đến các tù trưởng quốc lớn và các nhà nước sơ khai.
Hầu hết thông tin của chúng ta về chiến tranh truyền thống hoàn toàn là
gián tiếp và dựa trên các câu chuyện những người tham gia cung cấp cho
khách phương Tây, hoặc nếu khơng thì dựa trên những quan sát trực tiếp của
người châu Âu (như quan chức chính phủ, nhà thám hiểm, thương nhân),

những người vốn không phải những nhà khoa học được đào tạo về khâu thu
thập dữ liệu để làm luận án tiến sĩ.
Chiến tranh đã được biến tấu dưới nhiều hình thức, cả trong quá khứ và
ngày nay. Chiến tranh truyền thống là một khái niệm dùng để chỉ một cuộc
chiến tranh sử dụng tất cả chiến thuật cơ bản mà nhà nước hiện đại sử dụng
và có tính khả thi về kỹ thuật đối với các xã hội bộ lạc.
Các chiến thuật cơ bản đó được gọi là các loại hình chiến tranh truyền
thống. Một chiến thuật quen thuộc và vẫn còn được áp dụng là đánh dàn trận,
trong đó rất nhiều các chiến binh đối mặt nhau và chiến đấu công khai.
Chiến thuật quen thuộc tiếp theo là các cuộc đột kích, theo đó một
nhóm nhỏ các chiến binh ẩn mình, di chuyển dưới lùm cây hoặc vào ban
đêm, tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào lãnh thổ đối phương với mục
tiêu giết chết một số quân địch hoặc phá hoại tài sản của đối phương, sau đó
rút lui chứ khơng kỳ vọng tiêu diệt toàn bộ quân địch hoặc chiếm được lãnh
thổ của đối phương. Đây có lẽ là hình thức phổ biến nhất của chiến tranh
truyền thống, chẳng hạn như các cuộc đột kích của người Nuer chống lại
người Dinka.
5


Liên quan đến các cuộc đột kích và cũng phổ biến trong chiến tranh
truyền thống, là phục kích, một hình thức tấn cơng bất ngờ, trong đó những
kẻ gây hấn, thay vì di chuyển lén lút, lại ẩn mình và chờ tại một địa điểm mà
kẻ thù khơng hồi nghi.
Ngồi ra cịn có chiến thuật mời hàng xóm đến dự tiệc, sau đó bất ngờ
giết chết họ khi họ đã bỏ khí giới xuống và tập trung vào việc ăn uống.
Ví dụ là vụ thảm sát vị chỉ huy người Phi gốc Hà Lan (người Bua) tên Piet
Retief cùng toàn bộ đồn gồm một trăm người của ơng do vua Zulu
Dingane, thực hiện vào ngày 6/2/1838 khi những người Phi gốc Hà Lan
đang là khách mời của Dingane tại một bữa tiệc ở trại của ơng ta.

Một loại hình chiến tranh truyền thống khác là các cuộc tụ hợp
không gài bẫy bị thối hóa thành những trận đánh nhau. Loại hình này
thường xảy ra giữa các dân tộc láng giềng gặp nhau trong một buổi lễ mà
khơng có bất kỳ ý định đánh nhau nào.
Có thể thấy, có rất nhiều loại hình chiến tranh truyền thống. Hiện nay,
chiến tranh truyền thống đã kết thúc sớm hơn ở các đảo Thái Bình Dương
khác, Bắc Mỹ, châu Úc bản địa, châu Phi và Đại lục Á - Âu, mặc dù gần
đây các hình thức hiện đại của chiến tranh truyền thống đang tái xuất hiện ở
một số vùng, đặc biệt là châu Phi và New Guinea.
4. Đấu tranh bảo vệ hịa bình thế giới hiện nay
Chiến tranh từ xưa đến nay đều dẫn đến nguy cơ đe dọa hịa bình thế
giới và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả khủng khiếp mà các
cuộc chiến tranh để lại đều khiến các quốc gia, dân tộc nhận thấy tầm quan
trọng của hòa bình, ổn định để phát triển. Bởi khơng nước nào có thể phát
triển được trong điều kiện có chiến tranh. Do vậy, hịa bình đã trở thành
nhu cầu bức xúc của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Vậy, cơng cuộc đấu
tranh bảo vệ hịa bình thế giới hiện nay diễn ra như thế nào?

6


Trước hết, nó được thể hiện bởi vai trị của Liên Hợp Quốc. Vai trị của
Liên Hợp Quốc trong cơng cuộc đấu tranh bảo về hịa bình được thể hiện
trong Hiến chương Liên Hợp Quốc đó là: nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
Liên Hợp Quốc là duy trì hịa bình và an ninh quốc tế nhằm ngăn ngừa,
loại trừ mối đe dọa hịa bình và thủ tiêu hành động xâm lược bằng ý đồ
sử dụng các biện pháp tập thể mang tính đa quốc gia.
Đóng góp lớn nhất của Liên Hợp Quốc là đã góp phần ngăn ngừa
khơng để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ khi thành lập
(1945) đến nay. Một số cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với

sự trung gian hòa giải của Liên Hợp Quốc.
Cho đến 2007, theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tổ chức này đã hỗ trợ
các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hịa bình cho hơn 170 cuộc xung
đột ở các khu vực. Theo yêu cầu của các bên trong xung đột, Liên Hợp Quốc
đã triển khai 60 hoạt động gìn giữ hịa bình nhằm góp phần tạo mơi trường
thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện
thỏa thuận đó. Liên Hợp Quốc cũng đã soạn thảo và xây dựng 15 công ước
quốc tế về giải trừ qn bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hịa bình và ổn
định thế giới.
Trong suốt hơn 70 năm qua, không thể phủ nhận, Liên Hợp Quốc đã
luôn giữ vai trò hàng đầu trong các nỗ lực ngăn ngừa và giải quyết các cuộc
xung đột, góp phần đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và đấu tranh giành lấy hịa
bình cho thế giới.
Thứ hai, để đấu tranh bảo vệ hịa bình thế giới hiện nay cần thực hiện
ngoại giao phòng ngừa. Phòng ngừa xung đột trước khi bùng phát bạo lực là
một trong những biện pháp cần thiết và có triển vọng để bảo đảm hịa bình, an
ninh và xã hội.
Đặc biệt, để đấu tranh bảo vệ hịa bình thế giới cần kiểm sốt và cắt
giảm vũ khí hủy diệt. Ngày 1 tháng 6 năm 1968 được chọn là ngày khởi đầu
7


tiến trình tham gia ký kết Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân NPT
hoặc NNPT và hiệp ước này có hiệu lực từ ngày 5 tháng 3 năm 1970. Hiệp
ước NPT là hiệp ước về kiểm soát vũ khí đang có hiệu lực mà có nhiều quốc
gia tham gia ký kết. Mục đích ra đời của hiệp ước là nhằm chấm dứt các cuộc
chạy đua vũ trang hạt nhân và đi tới việc giải trừ quân bị. Các chuyên gia
khẳng định, nhờ có hiệp ước NPT mà hiện nay số lượng các quốc gia sở hữu
vũ khí hạt nhân hay theo đuổi những chương trình phổ biến vũ khí này giảm
đi đáng kể so với những năm 1960, 1970 và 1980.

Bên cạnh nỗ lực kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân cũng phải kể
đến nỗ lực giải trừ những vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác như vũ khí sinh học
và vũ khí hố học. Đó là Nghị định thư Geneva 1925 cấm sử dụng hơi độc,
hơi ngạt và các loại hình vũ khí sinh học trong chiến tranh; Công ước 1972
cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí sinh học và độc hại và việc thủ tiêu
các loại vũ khí trên…
5. Liên hệ lập trường Việt Nam về ngăn chặn chiến tranh bảo vệ
hịa bình.
Việt Nam chúng ta là một đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh
khốc liệt trong lịch sử nên rất coi trọng hịa bình và bảo vệ hịa bình. Chúng
ta ln xem vấn đề ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hịa bình là vấn đề tồn
cầu cấp bách nhất hiện nay của toàn nhân loại.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta ln kiên trì với ngun tắc vì hịa
bình. Chính sách nhất qn của Việt Nam là không liên minh quân sự với
nước này để chống lại nước khác. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng một lần
nữa khẳng định: “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ
sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là
những yếu tố nguy cơ gây đột biến. (…) Tiếp tục thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực

8


hội nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững mơi trường hịa
bình, ổn định, khơng ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”.
Việt Nam kiên trì thực hiện nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững mơi
trường hịa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia;
đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới
vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Năm 2019, thủ đô Hà Nội của Việt Nam đã được chọn làm nơi tổ chức
Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ. Trong phát biểu của mình, Phó
phát ngơn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Robert Palladino đã nói: “Cảm ơn
Chính phủ Việt Nam khi đăng cai cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 này. Lịch sử
hai nước chúng ta phản ánh các khả năng cho hịa bình và thịnh vượng.
Chúng tôi đã vượt qua xung đột và bất đồng để đi đến quan hệ phát triển
mạnh như hiện nay”. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 16/7/1999, thủ đô Hà
Nội của Việt Nam là thành phố đầu tiên của khu vực châu Á vinh dự được
UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hịa bình”.
Đây là sự ghi nhận và đánh giá của cộng đồng quốc tế về khát vọng
hịa bình của nhân dân ta.

9


LỜI KẾT

Có thể thấy, chiến tranh và hịa bình cho tới bây giờ vẫn ln là đề tài
nóng hổi cho nhiều nhà nghiên cứu. Vẫn biết chiến tranh là một thảm hoạ của
xã hội loài người nhưng hàng ngày, hàng giờ ở nhiều nơi trên thế giới
vẫn có những cuộc chiến tranh nổ ra mà nạn nhân của những cuộc chiến ấy
khơng ai khác chính là những người dân thường vô tội. Bắt đầu một cuộc
chiến tranh bao giờ cũng dễ dàng hơn là kết thúc nó và hậu quả mà nó gây
ra là vơ cùng khủng khiếp đối với một quốc gia, một dân tộc. Nếu như chiến
tranh chỉ reo rắc cho con người những nỗi khổ đau thì hịa bình mang đến
cho con người niềm vui và hạnh phúc. Giá trị của hịa bình là khơng gì sánh
được. Hãy giữ gìn và bảo vệ lấy nó như giữ gìn và bảo vệ sự sống của chính
mình.

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tham khảo
1. Jared Diamond (2015), Thế giới cho đến ngày hôm qua, NXB Thế
giới.
Tài liệu mạng
1. />2. />
11



×