PHẦN MỘT:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/ Lý do chọn chuyên đề
Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã được đưa vào nghị
quyết của Đại hội Đảng và coi đây là một trong những tiền đề để thúc đẩy
sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa.Tuy
nhiên, thời gian qua nông nghiệp,nông thôn và nông thôn đang đứng
trước những thách thức to lớn do sự biến đổi của xã hội,rất khó để đẩy
mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông thôn,hướng tới xây dựng nông
thôn giàu mạnh,công bằng dân chủ văn minh và chủ nghĩa xã hội.Việc
giải quyết khó khăn đó là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó có vai trò
của thanh niên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:Thanh niên là người chủ
tương lai của nước nhà.Thật vậy,nước nhà thịnh hay suy,yếu hay mạnh
một phần lớn là do các thanh niên”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa VII đã
khẳng định:”Thanh niên ta ngày nay có nhiều mặt mạnh và trình độ học
vấn cao,hiểu biết rông,nhạy cảm với thời cuộc và giàu long yêu nước,có
khát vọng mau chóng đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu,thực
hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn
minh”…Thanh niên ngày nay là lực lượng nòng cốt quyết định sự thắng
lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.
Trong suốt 78 năm qua Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không ngừng
xây dựng,rèn luyện và trưởng thành.Đoàn đã tập hợp được đông đảo tầng
lớp thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hung cách mạng,cống hiến xuất
sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,kế tục trung thành sự nghiệp vẻ
vang của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thời kì đổi mới,công
nghiệp hóa,hiện đại hóa của nước ta hiện nay bên cạnh những mặt tích
cực còn tồn tại nhiều thách thức đòi hỏi lực lượng trẻ phải năng động
hơn,sáng tạo hơn.Hơn bao giờ hết vai trò của Đoàn thanh niên được phát
huy cao độ để định hướng,hướng dẫn,giúp đỡ thanh niên để thanh niên
trưởng thành và đóng góp tối đa công sức mình cho sự nghiệp công
nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và đăc biệt là công nghiệp hóa,hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn.
Trong những năm qua tổ chức Đoàn ở thành phố Hòa Bình tỉnh
Hòa Bình đã và đang có nhiều hoạt động,nhiều phong trào để thu hút
đoàn viên tham gia đóng góp tích cực vào công nghiệp hóa,hiện đại hóa
của quê hương,nâng cao vị thế của tổ chức Đoàn cũng như nâng cao mức
sống,tầm nhìn của người dân nói chung và thanh niên nói riêng.Các cấp
ủy Đảng,chính quyền đã có sự quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp công
1
nghiệp hóa ,hiện đại hóa nông nghiệp ở địa phương và đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế như:Một bộ phận thanh niên đứng ngoài tổ chức Đoàn,thờ
ơ với chính trị,ỷ lại,chưa hiểu rõ vai trò của mình; Đảng, chính quyền đặc
biệt là Đoàn thanh niên cần đưa ra những chính sách,giải pháp hữu hiệu
hơn nữa để giúp thanh niên phát huy được hết khả năng sẵn có,đóng góp
được nhiều hơn nữa vào sụ nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.
Là một thanh niên quan tâm tới sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn tôi luôn trăn trở trước những hạn chế,bất
cập của đời sống nông thôn ; muốn tìm ra giải pháp để phát huy mặt
mạnh và hạn chế những mặt yếu của nông thôn và thanh niên nông thôn ;
góp phần nhỏ bé để phát huy hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hóa,hiên đại
hóa quê hương.Vì vậy tôi đã chọn đề tài : “Đoàn thanh niên thành phố
Hòa Bình tỉnh Hòa Bình với sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn” để làm chuyên đề tốt nghiệp tại Học viện Thanh
thiếu niên Việt Nam.
II/Mục đích của chuyên đề
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và khảo sát thực trạng vấn
đề Đoàn thanh niên thành phố Hòa bình tỉnh Hòa Bình với sự nghiệp
công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn để làm rõ nguyên
nhân của những thành tựu và hạn chế,rút ra những bài học thiết thực; trên
cơ sở đó đề xuất các biện pháp khả thi,những kiến nghị hợp lí với cấp ủy
Đảng,chính quyền,Đoàn cấp trên để nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn
trong việc tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.
III/Nhiệm vụ của chuyên đề
1.Nghiên cứu làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề Đoàn
thanh niên tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.
2.Đánh giá thực trạng công tác của Đoàn thanh niên thành phố Hòa
Bình tỉnh Hòa Bình tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn.
3.Tìm ra nguyên nhân cơ bản của những thành tựu và hạn chế của
Đoàn thanh niên thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình trong sự nghiệp công
nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
4.Đề xuất kiến nghị và đưa ra giải pháp với cấp ủy Đảng,chính
quyền và Đoàn cấp trên để nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn trong việc
2
tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn.
IV/Phạm vi nghiên cứu
Không gian:Địa bàn thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình
Thời gian:từ năm 2006 đến năm 2009
V/Đối tượng khoa học của chuyên dề
Những hoạt động của tổ chức Đoàn thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa
Bình với sự nghiệp công nghiêp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
VI/Khách thể nghiên cứu
Cấp ủy,chính quyền,các ban ngành đoàn thể có liên quan.
Cán bộ Đoàn – Hội và đoàn viên thanh niên thành phố Hòa Bình.
Các mô hình với những gương mặt tiêu biểu.
VII/Phương pháp nghiên cứu
Đọc và phân tích tài liệu
Phân tích thống kê
Điều tra xã hội học
Tọa đàm,trao đổi và phỏng vấn.
3
PHẦN HAI:NỘI DUNG CƠ BẢN
Chương một : ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP
CNH,HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN.
I/CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
1.Khái niệm
Nông nghiệp: LÀ ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người cần phải
dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi.
Bao gồm: Cả nông,lâm,ngư nghiệp
Nông dân: Là những người lao động làm nghề nông nghiệp.
Nông thôn:Là địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn.
Công nghiệp hóa nông nghiệp có nghĩa là đưa máy móc,thiết
bị,ứng dụng những tiến bộ KHCN và các phương pháp,các hình thức tổ
chức kiểu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.Những tiến bộ KHCN sẽ
thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp phát triển và cuãng là động lực
cơ bản,là nhân tố quyết định trong quá trình công nghiệp hóa nông
nghiệp.Nội dung chủ yếu của tiến bộ KHCN trong nông nghiệp nằm ở
các phương thức tiến hành như thủy lợi hóa,cơ giới hóa,điện khí hóa,hóa
học hóa và sinh học hóa.
Như vậy,công nghiệp hóa nông nghiệp còn bao hàm cả việc tạo sự
gắn bó chặt chẽ giữa phương thức sản xuất nông nghiệp với sản xuất công
nghiệp nhằm khai thác triệt để lợi thế của nông nghiệp,nâng cao hàm
lượng chế biến sản phẩm của nông nghiệp để tăng giá trị của chúng,mở
rộng thị trường cho chúng.
Hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình
độ khoa học,kĩ thuật,công nghệ,trình độ tổ chức và quản lí sản xuất nông
nghiệp.Đây là quá trình cần được thực hiện một cách liên tục vì luôn có
những tiến bộ kĩ thuật mới xuất hiện và được ứng dụng trong sản xuất.
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn: Là quá trình
xây dựng cơ sở vật chất ,kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông nghiệp nông thôn với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát
huy có hiệu quả mọi nguồn lực và lợi thế của một nền nông nghiệp nhiệt
đới,mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao
động và xã họi trong nông nghiệp nông thôn ; xây dựng nông thôn giàu
mạnh,công bằng dân chủ văn minh và chủ nghĩa xã hội.
Thực chất công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là
quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ kinh tế,xã hội của một
nước công nghiệp,làm cho mọi mặt đời sống nông thôn thay đổi theo
hướng hiện đại.
4
2. Tính tất yếu khách quan phải thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn
Đối với nước ta,một nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên
CNXH,lại không qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản,muốn xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội không chỉ là một khách
quan kinh tế mà còn phải thực hiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến
ngọn thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Ngoài ra tính khách quan của qua trình công nghiệp hoá, hiện đại
hóa nền kinh tế ở Việt Nam còn xuất phát từ các yêu cầu sau:
Thứ nhất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam là
do đòi hỏi phải đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, thực hiện mục
tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Thứ hai, công nghiệp hoá, hiện đại hóa còn do yêu cầu phát triển
kinh tế thị trường, vì sản phẩm hàng hoá muốn có sức cạnh tranh cả trong
thị trường trong và ngoài nước phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá
thành thấp. Điểu đó chỉ đạt được nhờ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến do
công nghiệp hoá, hiện đại hóa mang lại.
Thứ ba, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam còn
do yêu cầu mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia và phân công lao
động của khu vực và thế giới để thúc đẩy tiến trình hội nhập nền kinh tế
Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.
Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam còn do
yêu cầu tăng tiềm lực quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì
trong điều kiện kinh tế, chính trị thế giới đang diễn ra vô cùng phức tạp
các lực lượng phản động không ngừng cản trở công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta bằng diễn biến hoà bình và các con đường khác.
Do đó việc hiện đại hoá quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ có
thể thực hiện được bằng tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh
tế.
3. Quan điểm,mục tiêu,bước đi,nội dung và kết quả đạt được của quá
trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
a)Quan điểm:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn nông nghiệp với công
nghiệp chế biến,gắn sản xuất với thị trường,gắn phát triển nông nghiệp
với xây dựng nông thôn mới ;nâng cao dân trí.đào tạo nhân lực ở địa
phương,thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo.
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phải tạo ra
một nền nông nghiệp hang hóa đa dạng,phát huy các lơi thế so sánh,đáp
ứng nhu cầu trong nước và hướng mạnh vầ xuất khẩu.
5
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phải ưu tiên
phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn với mục tiêu
khai thác nguồn nguyên vật liệu tại chỗ,sử dụng nhiều lao động quy mô
vừa và nhỏ,ít vốn ; giải quyết được các vấn đề bức xúc của xã hội.
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phải kết hợp
giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ và kinh nghiệm truyền thống để
tạo ra sản phẩm có chất lượng cao,đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong nước và quốc tế.
Phát triển nông nghiệp nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước
giữ vai trò chủ đạo,cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng hợp
tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng loại hình hợp tác xã
dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân ; Tạo điều kiện và khuyến khích hộ nông
dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
nông nghiệp,công nghiệp dịch vụ ở nông thôn.
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phải dựa trên
cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường sinh thái.
Trên quan điểm như vậy đề ra các mục tiêu:
b)Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát lâu dài: Là xây dựng một nền nông nghiệp nông
thôn có: Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại,cơ cấu kinh tế hợp lí,có quan hệ
sản xuất tiến bộ và phù hợp nhằm giải quyết việc làm,xóa đói giảm
nghèo,tăng thu nhập cho người dân, tiến tới xây dựng nông thôn giàu
có,văn minh,hiện đại.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp từ 4 lên 4,5%
+ Tăng tốc độ phát triển kinh tế nông thôn từ 10 đến 12%
+ GDP bình quân đầu người là 500 USD
+ Lương thực đạt 40 triệu tấn
+ Kim ngạch xuất khẩu khu vực nông nghiệp đạt 5 tỉ USD
+ Tạo thêm 800.000 việc làm mới mỗi năm
+ 100% xã có đường ô tô,điện,trạm xá,trường học,nước sạch…
c)Bước đi:
Để thực hiện mục tiêu cần có những bước đi phù hợp trong những
giai đoạn khac nhau như sau:
- Từ nay đến 2010 đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng lạc hậu bằng
cách:
+Chuyển dịch cơ cấu,hình thành các vùng chuyên canh tập trung
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn
+ Áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất
+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ
+ Giải quyết cơ bản việc làm
6
- Từ 2010 đến 2020 thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp bằng cơ giới
hóa,điện khí hóa và áp dụng công nghệ sinh học ở mức cao.
d) Nội dung cơ bản
Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng ,xây dựng các vùng
chuyên canh sản xuất trên quy mô lớn,từng bước được hiện đại hóa,đáp
ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng bao gồm nông-lâm-ngư
nghiệp ; Trong nông nghiệp phải phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi ;
Trong trồng trọt phải cả cây lương thực,cây ăn quả,cây công nghiệp ;
Trong chăn nuôi phải phát triển cả chăn nuôi gia súc,gia cầm,thủy hải
sản.Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất theo quy mô lớn,cho phép
ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,từng bước hiện đại hóa để
tăng năng suất,chất lượng.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản,công
nghiệp dệt may,giày dép,sành sứ thủy tinh,cơ khí sửa chữa và các ngành
nghề truyền thống ở địa phương.Phát triển ngành công nghiệp,tiểu thủ
công nghiệp nhằm chế biến bảo quản sản phẩm nông nghiệp,tạo thêm
việc làm cho nông dân,chuyển dịch cơ cấu sản xuất,chuyển dịch cơ cấu
lao động,giảm tỉ lệ lao đông nông nghiệp.
Phát triển các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn
như dịch vụ thủy nông,dịch vụ thú y,dịch vụ bảo vệ thực vật,dịch vụ tiêu
thị sản phẩm.Xây dựng cơ sở hạ tầng là nền tảng cho sự phát triển kinh
tế, xã hội nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới có môi trường sạch sẽ,giàu có,dân
chủ.Đây là vấn đề quan trọng vì nó nói lên chất lượng của sự phát triển
nông thôn. Công nghiệp hóa,hiện đại hóa phải đảm bảo nông thôn giàu có
văn minh hơn, không còn hiện tượng dung thuốc hóa học,thuộc tăng
trọng,chất lượng dinh dưỡng cho bữa ăn được tăng lên.Người dân quan
tâm đến sức khỏe,y tê,văn hoa,giáo dục,nâng cao nhận thức,có đời sống
văn hóa lành mạnh.
e) Kết quả
Trên quan điểm,mục tiêu,bước đi như vậy nông nghiệp nông thôn
đã đạt được nhiều kết quả cao:
Sản xuất nông lâm nghiệp liên tục phát triển mặc dù gặp nhiều khó
khăn về thời tiết: giá trị giá trị sản xuất nông nghiệp trong cả nước tăng
3,2% trong đó trồng trọt tăng 1,3% ,chăn nuôi tăng 11,6% ,lâm nghiệp
tăng 1,2% ,dịch vụ nông nghiệp tăng 2,6%.
Tổng sản phẩm trong nước ngành nông lâm nghiệp tình theo giá trị
hiện hành là 142.685 tỉ đồng,tăng 14,166 tỉ đồng so với năm 2004.
Lĩnh vực trồng trọt:do ảnh hưởng của thiên tai nên nhiều loại sản
phẩm năng suất giảm nhưng vần có những sản phẩm tăng mạnh.Sản
lượng lúa vụ đông xuân 2007-2008 giảm 500 nghìn tấn so với năm 20062007 do hạn hán kéo dài.Sản lượng mía năm 2008 chỉ đạt 995.000 tấn
7
giảm so với vụ trước 20,3%.Sản lượng ngô và nhiều cây công nghiệp
tăng mạnh: Ngô đạt 4 triêu tấn (2008) tăng gần 10% ,lạc tăng 3,5% so với
năm ngoái.Tổng diện tích cây ăn quả tăng mạnh:Năm 1995 có 346 nghìn
ha đến năm 2008 đã mở rộng thành 767 nghìn ha.Sản lượng các loại cây
công nghiệp không ngừng tăng và đem lại giá trị xuất khẩu cao: trong 9
tháng đầu năm 2008 ta đã xuất khẩu được 449,33 nghìn tấn cao su, 53,3
nghìn tấn chè,1 triệu tấn cà phê nhân…
Đàn gia súc tăng nhanh.Dự báo trong năm 2009 tăng 8% sản lượng
các loại thịt so với năm 2008.Theo điều tra tại thời điểm 1.4.2009 thì cả
nước có 26,5 triệu con lợn tăng 3,57% ;gia cầm có 256 triệu con,tăng
11,4% so với cùng kì năm 2008.
Các địa phương tiếp tục thực hiện dự án trồng và bảo vệ rừng,hiện
nay độ che phủ rừng đạt 37,5%.Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến
nông lâm sản đạt tốc độ tăng trưởng 15,3% /năm.Ngành chế biến lương
thực thực phẩm cũng có tốc độ tăng trưởng cao.
Ngành nghề ở nông thôn tiếp tục được phát triển.Giá trị sản lượng
11 mặt hàng thủ công mĩ nghệ có tốc độ tăng trưởng bình quân 15% /
năm,đã có hơn 40% sản phẩm ngành nghề thủ công ở nông thôn được
xuất khẩu,đạt kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD.Tỉ lệ cơ giới hóa
các khâu trong sản xuất nông nghiệp liên tục tăng.
Hiện nay,nước ta đang trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại
hóa đất nước,chúng ta đang từng bước áp dụng khoa học kĩ thuật công
nghệ cao vào quá trình sản xuất,đòi hỏi người dân phải học tập nâng cao
trình độ học vấn để sử dụng được các máy móc công cụ sản xuất hiện
đại.Người nông dân đã thấy rõ trách nhiệm của mình trong thời kì đổi
mới nên rất tích cực chủ động học tập,nâng cao nhận thức,tay nghề,tiếp
thu khoa học công nghệ và không ngừng sáng tạo trong lao động để đáp
ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
4. Những thuận lợi,khó khăn của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn
a) Thuận lợi:
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có những chủ
trương,chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn như:giao quyền sử
dụng đất lâu dài cho nông dân,chuyển đổi mô hình và cách thức tổ chức
hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp,triển khai các chương trình
quốc gia về nông nghiệp và nông thôn như chương trình 120,327,773…
Kết quả là ngành nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực và ngày
càng phát triển hơn.
Một thuận lợi nữa cho quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông
nghiệp là hiện nay nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh
tế,mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.Vì vậy ta có thể tiếp thu
8
được những kinh nghiệm,những tiến bộ KHKT và vận dụng vào sản xuất
ở trong nước.
b) Khó khăn:
Hiện nay nền nông nghiệp nước ta vẫn mang tính chất một nền
nông nghiệp nhỏ lẻ,manh mún,diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp,điều
kiện canh tác còn khó khăn,khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ
vào sản xuất còn chậm chạp và yếu kém.
Phát triển kinh tế nhưng chưa chú trọng đúng mức tới việc bảo vệ
môi trường khiến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc gia bị
suy thoái nghiêm trọng,ảnh hưởng xấu tới việc phát triển kinh tế và kìm
hãm quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.
Thị trường trong và ngoài nước luôn biến động không ngừng.
Như vậy,đứng trước những khó khăn và thử thách này,yêu cầu đặt
ra với Đảng và nhà nước ta là phải sáng suốt đề ra những định
hướng,những giải pháp đúng đắn,kịp thời để tiếp tục đưa sự nghiệp công
nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phát triển không ngừng.
II/ ĐOÀN THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN
ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN.
1.Vai trò,vị trí của tổ chức Đoàn.
Đoàn TNCS Hồ Chi Minh là một tổ chức chính trị - xã hội của
thanh niên do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập,lãnh đạo và rèn luyện. Tổ chức Đoàn là người đại diện chăm lo bảo vệ
quyền,lợi ích chính đáng của tuổi trẻ trước Hiến pháp và pháp luật.Để
làm được điều đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải là người đi đầu trong
mọi lĩnh vực kinh tế,chính trị,văn hóa,phải trang bị cho thanh niên những
phẩm chất chính trị đạo đức tư tưởng,những kiến thức cần thiết trong
cuộc sống,phù hợp với thời kì đổi mới đúng như Đảng nhận định:
“Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không,cách mạng
Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần
lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên”.Vì vậy công tác thanh niên là đặc
biệt quan trọng,là một trong những nhân tố quyết đinh sự thành bại của
cách mạng.
Từ khi ra đời đến nay trong thời chiến cũng như trong thời bình
Đảng luôn đặt niềm tin vững chắc vào thanh niên,trao cho thanh niên
nhiều trọng trách nhưng cũng đòi hỏi rất cao ở thanh niên sự phấn đấu
vươn lên.Trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa,xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN,Đảng rất quan tâm xây dựng nguồn
9
lực con người Việt Nam nhất là nguồn nhân lực trẻ tuổi,chăm lo đào tạo
giáo dục bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn
đấu; hình thành nên một thế hệ thanh niên mới có lí tưởng độc lập dân tộc
và CNXH,có phẩm chất tốt đẹp,có bản lĩnh chính trị,năng lực trí tuệ,có
khả năng tiếp cận nền kinh tế tri thức,có sức khỏe và tinh thần dân tộc để
đưa nước nhà sánh vai cùng thế giới như Bác Hồ từng mong đợi.
Đoàn phải có những chương trình hiệu quả,phù hợp với nhu cầu
của thanh niên nhằm thu hút tập hợp thanh niên vào tổ chức để giáo dục
rèn luyện.Trong những năm gần đây các phong trào của Đoàn thực sự
được nâng lên cả về chất và lượng,bằng nhiều phương pháp khác nhau
hình thành trong thanh niên lí tưởng XHCN cùng nhiều đức tính cần thiết
của thanh niên thời đại mới như tính kỉ luật,tinh thần trách nhiệm,khả
năng đôc lập và bản lĩnh hội nhập… Có thể nói rằng vị trí và vai trò của
tổ chức Đoàn ngày càng được khẳng định,luôn xứng đáng là cánh tay đắc
lực,là lực lượng kế tục của Đảng và là người bạn tin cậy của thanh niên.
Nước ta hiện nay có gần 30 triệu người đang trong độ tuổi thanh
niên (từ 15 đến 34) chiếm 35,5% dân số và lao động trẻ chiếm 54,5% lao
động toàn xã hội.Họ là những người được sinh ra và lớn lên trong thời
bình và được trực tiếp chứng kiến sự đổi thay của đất nước.Trong công
cuộc đổi mới thanh niên đã góp phần to lớn vào thành tực chung của cả
nước.Trên khắp mọi miền đất nước xuất hiện nhiều điển hình thanh niên
trong các phong trào “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ giữ nước”,
“Thanh niên lập thân lập nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”… do TW
Đoàn phát động.
Trên lĩnh vực kinh tế:Từ công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp đến
nông-lâm-ngư nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều thanh niên làm ăn
giỏi,đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của quê hương đất nước.Thanh
niên là lực lượng sáng tạo trẻ đồng thời họ cũng không ngừng tiếp thu
khoa học công nghệ và biết vận dụng sáng tạo,đem lại nhiều thành tựu to
lớn trong công cuộc phát triển kinh tế.
Trên lĩnh vực văn hóa xã hội: Thanh niên là lực lượng xung
kích,tuyên truyền vận động mọi người thực hiện lối sống văn hóa mới
nhưng vẫn gìn giữ được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ; tham
gia giải quyết các vấn đề xã hội nóng bỏng như tệ nạn xã hội,vấn đề việc
làm,vấn đề môi trường sinh thái…
Đoàn đã tổ chức được nhiều hoạt động,nhiều loại hình câu lạc
bộ,nhiều cuộc thi để thanh niên có môi trường giao lưu học hỏi,thư giãn
và khẳng định mình.Đội ngũ cán bộ Đoàn năng nổ giỏi giang luôn là tấm
gương sáng cho các đồng chí của mình.Các hoạt động của Đoàn góp phần
xây dựng nên một thế hệ thanh niên ngày càng trưởng thành hơn,năng
động hơn,giỏi giang hơn,là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển rực
rỡ của nước nhà.
10
Bên cạnh những mặt tích cực ở thanh niên vần còn tồn tại những
hạn chế nhất định.Một bộ phận thanh niên sa đà vào tệ nạn xã hôi,suy
thoái về lối sống,thực dụng chạy theo đồng tiền,dửng dưng với chính trị
và các hoạt động Đoàn,chưa nhận thức được vai trò và vị trí của mình
trong sự nghiệp đổi mới của đất nước… Đây là vấn đề lớn đòi hỏi sự
quan tâm của toàn xã hội và tổ chức Đoàn cần trực tiếp tham gia giải
quyết.
2.Những hoạt động của tổ chức Đoàn trong sự nghiệp công nghiệp
hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Đoàn là một tổ chức chính trị,xã hội của thanh niên Việt Nam,là
lực lượng có vai trò to lớn trong xây dựng,bảo vệ và phát triển đất
nước.Trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế đòi hỏi dân tộc ta phải không ngừng trang bị kiến thức
tâm lí và cả vật chất để bắt kịp xu thế của thời đại và tiến lên CNXH.Để
thực hiện điều đó trước tiên phải công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.Thanh niên là lực lượng đông đảo trong xã hội vì vậy
thanh niên phải đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.
Nghị quyết TW4 khóa VII của Đảng ta đã chỉ rõ: “Sự nghiệp công
nghiệp hóa,hiện đại hóa có thành công hay không,đất nước bước vào thế
kỉ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không,cách mạng
Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần
lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên,vào việc bồi dưỡng rèn luyện
thanh niên”.
Thành tựu của công cuộc đổi mới và sự phát triển kinh tế,xã hội đã
tạo điều kiện cho thanh niên nông thôn trưởng thành về mọi mặt.Hơn lúc
nào hết Đoàn phải phát huy tính năng động sáng tạo và là lực lượng tiên
phong đi đầu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống để làm gương cho thanh
niên.
Tổ chức Đoàn đã nghiêm túc thực hiện có hiệu quả việc học
tập,nghiên cứu ,quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ
IX,chủ động trong công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng,chính quyền và
tăng cường phối hợp với các ngành chức năng để tạo cơ chế nguồn lực
cho hoạt động Đoàn và phong trào thanh niến.Nhiều Nghị quyết đưa ra để
giúp thanh niên phát triển kinh tế như: Nghị quyết 04 NQ/TWĐTN về
“Tăng cường vai trò của Đoàn thanh niên trong việc vận động,hỗ trợ và tổ
chức thanh niên tham gia phát triển kinh tế” ; “Một số chủ trương,giải
pháp xây dựng các hình thức hợp tác để phát triển kinh tế và hợp tác xã
thanh niên” thu hút trên 50 tỉnh ,thành đoàn triển khai thực hiện.
Tổ chức Đoàn cũng quan tâm đến chất lượng cán bộ Đoàn,Hội các
cấp chủ động xây dựng,kiện toàn bộ máy hoạt động ở địa bàn nông
thôn.Nhiều tỉnh thành Đoàn coi trọng công tác khảo sát,nghiên cứu,nắm
11
bắt tình hình thực trạng công tác Đoàn và phong trào thanh niên nông
thôn,tăng cường công tác kiểm tra,hướng dẫn đồng thời chú trọng chỉ đạo
và xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến, nhân ra diện rộng.
Phong trào “Thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” được triển khai
sâu rộng trong thanh niên nông thôn,thu hút ngày càng đông đảo thanh
niên nông thôn tham gia,góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển
nông thôn,giữ vững trật tự an ninh và an toàn xã hội.Nhiều hoạt động tình
nguyện vì cuộc sống cộng đồng,đảm nhận các công trình thanh niên,tất cả
tạo ra không khí,sức sống mới cho tổ chức Đoàn ở nông thôn.
Đoàn thanh niên cũng rất quan tâm tới việc ứng dụng và chuyển
giao tiến bộ kĩ thuật,công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nông thôn,đó là
mộ trong những hoạt động trọng tâm của tổ chức Đoàn ở nông thôn.bằng
những mô hình,hình thức hoạt động hiệu quả như: Tập huấn chuyển giao
khoa học kĩ thuật,mô hình trình diễn kĩ thuật,CLB khuyến nông-lâmngư,đội tri thức trẻ tình nguyện…đã góp phần bồi dưỡng một bộ phận
thanh niên có trình độ,có khả năng ứng dụng tốt khoa học công nghệ tiên
tiến vào sản xuất,góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôi,giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập,hiệu quả sản xuất kinh
doanh.Đoàn thanh niên khu vực nông thôn đã thực hiện 96.727 công trình
thanh niên với tổng giá trị gần 400 tỉ đồng,thu hút 3,7 triệu lượt thanh
niên nông thôn tham gia.Các cấp bộ Đoàn thanh niên đảm nhận các công
trình để tạo nguồn quỹ cho hoạt động.
Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên
trong sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn,trong những năm qua
các cấp bộ Đoàn tử TW đến cơ sở đã tích cực,chủ động tham mưu với
Đảng,chính quyền các cấp tạo điều kiện để Đoàn thanh niên thực hiện các
chương trình dự án phát triển kinh tế địa phương,tham gia các chương
trình mục tiêu quốc gia Tổ chức Đoàn đã chủ động phối hợp với chi
nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành lập các tổ vay vốn để phát triển
sản xuất kinh doanh.Tính đến hết tháng 11/2006 đã có 181.000 hộ thanh
niên được vay vốn từ ngân hàng chính sách ,tổng số dư nợ là 934,399 tỉ.
Năm 2007 tổng số dư nợ đạt 1.500 tỉ đồng,tỉ lệ lãi bình quân đạt
trên 96%.Các hộ thanh niên nghèo được vay vốn để sản xuất,trồng
trọt,chăn nuôi,nuôi trồng thủy hải sản và kinh doanh dịch vụ.Các tổ vay
vốn đang hoạt động đã giúp thanh niên có vốn để phát triển sản xuất và
tạo được quỹ hoạt động cho Đoàn thông qua phần hoa hồng được hưởng
theo quy định của ngân hàng chính sách xã hội.
Đối với nguồn vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm: Theo báo cáo
chưa đầy đủ của các tỉnh,thành đoàn trong nửa nhiệm kì qua,Đoàn thanh
niên các cấp đã triển khai thực hiện trên địa bàn nông thôn gần 200 nghìn
dự án với số vốn 220 tỉ đồng,tạo việc làm và tăng thu nhập cho trên 80
nghìn lao động là thanh niên.
12
Với việc được vay vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn Đoàn thanh
niên đã tích cực cùng toàn xã hội đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn giải quyết việc làm,nâng cao thu
nhập,xóa đói giảm nghèo..nhiều cấp bộ Đoàn đã đề ra những chỉ tiêu cụ
thể trong việc xóa đói giảm nghèo cho các hộ thanh niên bằng cách phân
công những đoàn viên có điều kiện trực tiếp giúp đỡ những thanh niên
nghèo vươn lên thoát nghèo trong thời gian nhất định.
Những năm qua,các cấp bộ Đoàn đã tăng cường phối hợp với các
ngành chức năng trên cơ sở các chủ chương chính sách của Nhà nước,đẩy
mạnh các hoạt động dạy nghề tại chỗ cho thanh niên nông thôn,thường
xuyên tổ chức các hoạt động tập huấn chuyển giao tiến bộ kĩ thuật công
nghệ cho thanh niên nông thôn… và đã cho thấy tác dụng tích cực.
Từ những hoạt động trên,ta có thể khẳng định Đoàn thanh niên các
cấp đã tích cực chủ động tuyên truyền,hỗ trợ và tổ chức được nhiều mô
hình có ý nghĩa,hiệu quả,đóng góp rất lớn vào sự nghiệp công nghiệp
hóa,hiện đại hóa nông thôn.
Chương hai: ĐOÀN THANH NIÊN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH VỚI SỰ
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN
I/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,VỊ TRÍ ĐỊA LÍ,KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA
THÀNH PHỐ HÒA BÌNH – TỈNH HÒA BÌNH
1. Tỉnh Hòa Bình
BẢN ĐỒ TỈNH HÒA BÌNH
13
Hòa Bình là tỉnh miền núi,tiếp giáp với vùng đồng bằng sông
Hồng,có nhiều tuyến đường thủy,đường bộ nối liền với với các tỉnh Bắc
Bộ;là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc,cách thủ đô Hà Nội 76km về phía
Tây Nam;Phía bắc giáp Phú Thọ và Hà Tây,phía Nam giáp Ninh Bình và
Thanh Hóa,phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam và phía Tây giáp Sơn La.
Tỉnh có 11 huyện,thành phố: Đà Bắc,Tân Lạc,Lạc Sơn,Kim
Bôi,Lương Sơn,Lạc Thủy,Yên Thủy,Kỳ Sơn,Cao Phong và thành phố
Hòa Bình.
Hòa Bình có địa hình núi cao,chia cắt phức tạp,độ dốc lớn theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam,phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao về
phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700m,địa hình hiểm trở,diện
tích 212.740 ha,chiếm 44,8% diện tích toàn vùng ; vùng núi thấp nằm ở
phia Đông Nam,diện tích 262.202 ha,chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh,địa
hình gồm các dải núi thấp,ít bị chia cắt,độ dốc trung bình từ 20 – 250,độ
cao trung bình từ 100 – 200m.
Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa,mùa đông lạnh ,ít mưa ;
mùa hè nóng,mưa nhiều.Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230 độ
C.Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm,trung bình 27 – 29 độ C; tháng
1 có nhiệt độ thấp nhất,trung bình 15,5 – 16,5 độ C.
Bên cạnh đó,hệ thống sông ngòi trên địa bàn được phân bố tương
đối đều với các sông lớn là sông Đà,sông Bôi,sông Bưởi,sông Bùi,sông
Lạng.
Từ lâu Hòa Bình đã được biết đến là khu du lịch sinh thái nổi tiếng
của cả nước,nơi đây có địa hình đồi núi điệp trùng vói các hang động nổi
tiếng Như Thác Bờ,Thác Rết,Hoa Tiên,vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh
Pù Nọoc…Lần đầu tiên đặt chân đến Hòa Bình chắc hẳn ai cũng ấn tượng
với một vùng đất đa dân tộc,giàu bản sắc văn hóa truyền thống.Sức người
và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Đà nên thơ cho
phép phát triển du lịch và đem lại nguồn điện năng to lớn.Thấp thoáng
các bản Mường,bản Dao,bản Tày rải rác ven hồ,ven thung lũng tạo nên
một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình.
Dân tộc Mường ở Hòa Bình
14
Nói đến Hòa Bình ta không thể không nhắc đến bãi tắm đẹp bên hồ sông
Đà và suối nước khoáng Kim Bôi thực sự là chén thuốc vàng cho du
khách.
2. Thành phố Hòa Bình
a) Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hòa Bình có diện tích tự nhiên là 148,2 km2,dân số là
93.409 người (số liệu tháng 7 năm 2009); bao gồm 15 đơn vị hành chính
gồm 8 phường :Phương Lâm,Đồng Tiến,Chăm Mát,Thái Bình,Tân
Thịnh,Tân Hòa,Hữu Nghị,Thịnh Lang và 7 xã: Dân Chủ,Sủ Ngòi,Thống
Nhất,Hòa Bình,Yên Mông,Thái Thịnh,Trung Minh.
Địa giới hành chính thành phố: Phía Đông giáp huyện Kỳ Sơn và
huyện Kim Bôi; phía Nam giáp huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc; phía
Nam giáp huyện Cao Phong; Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn – Phú Thọ.
b). Tình hình kinh tế,chính trị,xã hội thành phố Hòa Bình
Kinh tế
* Về sản xuất nông nghiệp:
Điều kiện khí hậu thuận lợi đã tạo nền móng cho sự phát triển kinh
tế nông nghiệp ở địa phương: Năm 2007 tổng diện tích gieo trồng của
toàn thành phố đạt 49.841ha,tăng 12,8% so với năm 2006; Tổng sản
lượng lương thực đạt 46.000 tấn/năm,tăng bình quân 3000 tấn/năm..
Trong những năm gần đây lương thực bình quân đàu người liên tục
tăng hiện đã đạt mức 389kg/người/năm,an ninh lương thực trên địa bàn
được giữ vững và ổn định.
Lĩnh vực chăn nuôi: Tốc độ tăng trưởng đạt từ 3-5% chủ yếu tập
trung phát triển các loại gia súc,gia cầm truyển thống
như:trâu,bò,dê,lợn,gà vịt…
Trong hoạt động lâm nghiệp: Thành phố đã thực hiện tốt các
chương trình,dự án 661,HPM…Qua đó trồng thêm được 1000 ha rừng
nâng độ che phủ của rừng tại địa phương lên 41%.Ngoài ra còn thực hiện
chuyển dần vườn tạp sang vườn rừng kinh tế,góp phần nâng cao thu nhập
cho bà con.
Sản xuất nông nghiệp nhìn chung đã được cơ khí hóa,nhiều hộ gia
đình đã mạnh dạn mua sắm trang thiết bị và ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất.
* Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Với quy mô ngày càng mở rộng,nhất là lĩnh vực chế biến mía
đường,khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.Đặc biệt đầu năm 2006 đã
ra đời một số cơ sở công nghiệp quy mô vừa như: Nhà máy lắp ráp ô tô
nhẹ TRA-EMC công suất 1000 chiếc/năm; Nhà máy lắp ráp khung xe
15
máy công suất 1.500 chiếc/năm đóng trên địa bàn đã đưa vào hoạt
động…Điều này góp phần kích thích các thành phần kinh tế trên địa bàn
đầu tư sản xuất công nghiệp,giải quyết nhiều công ăn việc làm cho lao
động địa phương.
* Thương mại,dịch vụ: Được phát triển rộng rãi thông qua hệ thống
chợ,siêu thị,các điểm giao dịch bán lẻ đã lan tận các xã vùng sâu vùng
xa.Các chủng loại hàng hóa,vật tư khá phong phú,giá cả ổn định,đáp ứng
kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Kết cấu hạ tầng được xây dựng mới và kiên cố hóa với tốc độ khá
nhanh,nhất là đường giao thông,thủy lợi,xây dựng cơ bản,trường học,trạm
truyền thanh,trạm tiếp sóng truyền hình…
Song song với quá trình phát triển kinh tế,các lĩnh vực văn hóa xã
hội như giáo dục-đào tạo,văn hóa-thông tin,y tế,thể dục thể thao cũng
được quan tâm chính đáng.
Nhìn chung trong giai đoạn từ 2006 – 2009 thành phố Hòa Bình đã
có nhiều bước tiến vượt trội trong lĩnh vực kinh tế: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế của thành phố đạt 11,5%/năm;Trong đó giá trị sản xuất nông - lâm
nghiệp tăng từ 6-7% , công nghiệp,xây dựng tăng 15-16% so với giai
đoạn trước; thu nhập bình quân đầu người đạt 5,5 triệu đồng/năm.Đay là
một tín hiệu đáng mừng,tạo tiền đề cho bước phát triển mới,góp phần
thúc đẩy công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Chính trị
Đảng bộ thành phố thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính
trị,tư tưởng ,nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên cũng như
nhân dân về sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,kiên định
chủ nghĩa Mac–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Thực hiện phương châm
hướng về cơ sở,chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục truyền
thống,giáo dục pháp luật để tạo sự nhất quán nhận thức trong Đảng và
nhân dân; Các chỉ thị,nghị quyết của Đảng được nghiêm túc triển
khai,quán triệt học tập trong nhân dân.
Tư tưởng của cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân cơ bản ổn
định và tin tưởng vào sự lãnh đạo và bước đường đổi mới do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo.
Công tác quốc phòng an ninh địa phương thường xuyên được củng
cố và giữ vững.Công tác xây dựng lực lượng rất được Đảng,chính quyền
quan tâm và đã xây dựng được cả lực lượng thường trực và dự bị,thường
xuyên được luyện tập và sẵn sàng chiến đấu,hoàn thành đuọc nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc và trị an tại địa phương.
Văn hóa – Giáo dục
Mạng lưới văn hóa ngày càng được phát triển và củng cố.Hiện nay
tất cả các xã trong toàn thành phố đã có trạm thu phát sóng truyền thanh
và truyền hình,các nhà văn hóa cơ sở,các hoạt động văn hóa thường
xuyên được tổ chức vói nội dung phong phú,hình thức hấp dẫn đáp ứng
16
được phần lớn nhu cầu văn hóa của người dân.Bên cạnh đó các đường lối
về văn hóa của Đảng thường xuyên được tuyên truyền và phổ biến rộng
rãi,toàn thành phố đã xây dựng được rất nhiều trung tâm văn hóa,khu dân
cư văn hóa,gia đình văn hóa; người dân rất hăng hái và tích cực hưởng
ứng cuộc vận động xây dựng nếp sống mới, “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”,bài trừ các hủ tục lạc hậu,mê tín dị đoan và các tệ nạn
xã hội…
Hiện nay giáo dục đào tạo là một yêu cầu,một nhu cầu không thể
thiếu của một xã hội phát triển.Nhận thức được điều đó nên chính quyền
thành phố Hòa Bình luôn chú trọng và ưu tiên cho sự nghiệp phát triển
giáo dục và hiện nay đã có nhiều thành tích đáng kể:Đến nay thành phố
đã hoàn thành phổ cập THCS,tất cả các ngành học từ mầm non,tiểu
học,trung học cơ sở,trung học phổ thông và các trường chuyên nghiệp
đều đã có mặt trên địa bàn thành phố đáp ứng nhu cầu học tập của nhân
dân.Hơn nữa hệ thống trường lớp,phương pháp ,hình thức tổ chức giáo
dục ngày càng được hoàn thiện và mở rộng,nội dung dạy và học phong
phú…đã xây dựng được trường chuyên Hoàng Văn Thụ - nơi đào tạo
những học sinh xuất sắc của toàn tỉnh,số lượng học sinh giỏi đạt thành
tích trong các kì thi học sinh giỏi cấp thành phố,tỉnh,quốc gia và quốc tế
ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng.
II/ TỔ CHỨC ĐOÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH TỈNH HÒA BÌNH VỚI
SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
NGHIỆP NÔNG THÔN.
1.Tình hình tổ chức Đoàn,Hội,Đội của thành phố Hòa Bình
Toàn tỉnh Hòa Bình hiện nay có có trên 40 vạn đoàn viên thanh
niên,chiếm 35% dân số và 54% lực lượng lao động.Đây là nguồn lực
hung hậu có nhiều đóng góp cho quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa
quê hương đất nước.Phát huy truyền thống yêu nước,truyền thống Cách
mạng của quê hương,phần lớn thanh niên Hòa Bình có hoài bão lí tưởng
cao đẹp,luôn tin vào sự lãnh đạo của Đảng,có chí hướng phấn đấu trở
thành những công dân tốt,không ngừng học tập rèn luyện nâng cao trình
độ chuyên môn,nghiệp vụ,trình độ lí luận chính trị.Công tác Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi toàn thành phố luôn được giữ vững và liên tục
phát triển.
Theo báo cáo ngày 30/9/2006 tổng số dân của toàn thành phố là
83.457 người trong đó tổng số thanh niên là 26.908 người.Tổng số học
sinh THPT và THCN là 4581người.Tổng số thanh niên có mặt trên địa
bàn là 14.634 người.
Trong năm qua thành đoàn Hòa Bình thường xuyên quan tâm tổ
chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng và nâng cao trình độ học
17
vấn tay nghề cho thanh niên.Thành đoàn Hòa Bình đã chỉ đạo đổi mới
nâng cao chất lượng tổ chức,chất lượng hoạt động và thường xuyên chăm
lo đến giáo dục bồi dưỡng đội ngũ các bộ Đoàn-Hội-Đội các cấp,tạo điều
kiện môi trường cho thanh thiếu niên phát huy được tài năng và cống
hiến,trưởng thành.
Bám sát vào các chủ đề trong tháng,các cấp bộ Đoàn toàn thành
phố đã tổ chức được 230 cuộc ra quân bảo vệ môi trường với 7.920 đoàn
viên thanh niên tham gia ; phát quang được 125km hành lang đường giao
thông,thu gom 1.442 m3 rác thải,trồng mới 12,5ha rừng và 14.500 cây
xanh các loại trên đường phố và trong các cơ quan,trường học.
Bên cạnh đó,các cơ sở Đoàn đã thường xuyên tổ chức có hiệu quả
các hoạt động tình nguyện tại chỗ cho thanh niên,làm mới 10,7km
đường,tu sửa và cải tạo 100km đường giao thông liên thôn xóm ,san đắp
12 sân chơi thể thao,nạo vét và vệ sinh 73km kênh mương và 28 giếng
nước công cộng;
Tổ chức cho đoàn viên,thanh niên tham gia giúp đỡ các gia đình chính
sách và có hoàn cảnh khó khăn với 7.670 ngày công lao động và tặng 283
suất quà trị giá trên 50 triệu đồng.Tổ chức 11 đợt khám và cấp phát thuốc
miễn phí cho 1.175 người ở các xã có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Các cơ sở đoàn trong thành phố đã thành lập và duy trì 22 đội
thanh niên tình nguyện với 347 đoàn viên thanh niên tham gia phụ trách
các hoat động: hướng dẫn tham gia giao thông trong các giờ cao điểm,vận
động,tuyên truyền,tháo dỡ các điểm xâm lấn vỉa hè và hành lang giao
thông; tồ chức tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội cho thanh niên
và thành lập 12 câu lạc bộ,tổ,đội,nhóm phòng chống tệ nạn xã hội,tham
gia bảo vệ môi trường…Hằng năm,ban BTV thành đoàn tổ chức tiếp
nhận đọi sinh viên tình nguyện của các trường Đại học trong cả nước về
hoạt động tại địa phương.
Tổ chức Đoàn đã bám sát nhiệm vụ chính trị,có nhiều đổi mới về
nội dung và phương thức hoạt động,mở rộng môi trường đoàn kết tập hợp
thanh niên,luôn chăm lo đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,tạo nguồn cán
bộ cho tổ chức Đảng,chính quyền các cấp ,tổ chức nhiều phong trào thi
đua thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia.
Hoạt động giáo dục truyền thống được chú trọng,các cơ sở Đoàn đã
tổ chức 433 buổi nói chuyện truyền thống cho 20.166 lượt đoàn viên
thanh niên.Tham gia các đợt thi đua,các cuộc thi tìm hiểu do TW Đoàn và
tỉnh Đoàn tổ chức với tổng số 151.380 lượt đoàn viên thanh niên viết bài
dự thi và có nhiều giải cao.
18
Tổ chức cuộc thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
ở các cấp bộ Đoàn,cơ quan đoàn thể được thanh niên hào hứng tham gia
và quan tâm.
Việc tập huấn và bồi dưỡng cán bộ ưu tú là việc làm thường xuyên
và có hiệu quả của thành Đoàn Hòa Bình.Đến nay toàn thành phố đã mở
được 15 lớp tập huấn nghiệp vụ Đoàn – Hội – Đội cho 620 cán bộ Đoàn
cấp cơ sở,tổ chức 19 lớp kết nạp,bồi dưỡng đoàn viên mới cho 1.266
thanh niên ưu tú và giới thiệu 714 đoàn viên ưu tú cho Đảng,trong đó đã
kết nạp được 160 đồng chí vào Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Ngoài ra công tác nâng cao sức khỏe,thể chất cho đoàn viên thanh
niên cũng được chú trọng.các cơ sở Đoàn trong thành phố đã tổ chức
được 43 giải đấu thể thao và ngày hội văn hóa thể thao,67 hội diễn văn
nghệ,thi học sinh thanh lịch và hội trại thu hút 195.860 lượt thanh thiếu
nhi tham dự.
Năm 2007,thành đoàn đã phối hợp với sở y tế tỉnh,dự án hợp tác
với UNFPA chu kì 7 tỉnh Hòa Bình tổ chức 4 lớp tập huấn cho cán bộ
Đoàn các cấp về SKSS tập trung vào các kĩ năng truyền thông.Đội ngũ
cán bộ Đoàn sau khi được tập huấn đã thường xuyên lồng ghép tuyên
truyền về SKSS trong sinh hoạt chi đoàn,giao lưu văn hóa,văn nghệ ở cơ
sở với nội dung,hình thức phong phú thu hút hàng nghìn lượt VTN/TN và
nhân dân tham gia.
Hằng năm,thành Đoàn cùng tổ chức trong và ngoài trường học kí
cam kết không vi phạm pháp luật,không hút thuốc,không gây mất trật tự
trị an trên địa bàn,đăng kí dọn dẹp vệ sinh khu dân cư…tạo ra cảnh quan
thành phố sạch đẹp,văn minh.Bên cạnh đó còn làm tốt công tác giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh: với chủ đề đồng hành cùng thanh niên trong
nghề nghiệp và việc làm,thành Đoàn phối hợp với các Đoàn trường tổ
chức được 23 buổi tuyên truyền,tư vấn tại chỗ,tọa đàm về nghề nghiệp và
lập nghiệp cho thanh niên học sinh,sinh viên; đồng thời đã tổ chức 9
cuocj gặp gỡ với 17 doanh nghiệp để định hướng nghề nghiệp,tuyển
dụng,đào tạo và mở 25 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho trên 1000
học sinh,sinh viên.
Sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
cũng được đưa vào giáo dục cho học sinh thông qua những đợt sinh hoạt
và các cuộc thi như “Em yêu khoa học” , “Nhà khoa học nhỏ tuổi”… từ
đó các em biết chăm lo đến gia đình,biết bảo vệ cảnh quan vệ sinh trong
gia đình khu dân cư và biết định hướng nghề nghiệp ngay từ khi nhỏ tuổi.
Thanh niên nông thôn tích cực học tập áp dụng tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào sản xuất nông nghiệp,mạnh dạn đưa các giống mới vào sản
xuất,đem lại năng suất cao.Ban thường vụ thành đoàn cũng đã phối hợp
với Ban thanh niên nông thôn tỉnh đoàn tổ chức được 5 lớp tập huấn khoa
học công nghệ cho thanh niên.
19
Đoàn thanh niên khối cơ quan hành chính,doanh nghiệp tích cực
lao động,học tập,nâng cao tay nghề và trình độ tin học,ngoại ngữ…..
Với kết quả đạt được trong công tác Đoàn và phong trào thanh
thiếu nhi,đã có nhiều tập thể,cá nhân xuất sắc được các cấp,các ngành
tuyên dương khen thưởng đáng kể nhất là có 2 Huân chương lao động
hạng Ba,7 bằng khen của các bộ,ngành,37 cờ thi đua,285 bằng khen của
Trung Ương Đoàn,5 cờ thi đua và 16 bằng khen của UBND tỉnh…
2. Hoạt động của tổ chức Đoàn thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình tham
gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn.
Thanh niên là lực lượng đóng vai trò quan trọng đối với vận mệnh
đất nước,của dân tộc.Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Thanh niên là rường
cột của nước nhà,là mùa xuân của xã hội,nước nhà thịnh hay say,mạnh
hay yếu phần lớn là do thanh niên”.Người luôn đánh giá cao vai trò của
thanh niên trong quá trình vận động Cách Mạng.Ngay từ những năm
1925 Người đã chỉ rõ: “Muốn hồi sinh một dân tộc trước hết phải hồi sinh
thanh niên”.
Như vậy ở bất kì thời điểm nào,bất kì quốc gia nào thanh niên cũng
giữ một vai trò to lớn,họ là sức sống của hiện tại và là tương lai của quốc
gia dân tộc,thanh niên là lực lượng xung kích đi đầu trong các cuộc đấu
tranh Cách Mạng, trong sự phát triển của lịch sử xã hội, là lực lượng lao
động hùng hậu có mặt trong mọi tầng lớp mọi giai cấp xã hội, mọi lĩnh
vực hoạt động cua đời sống xã hội.
Nhận thấy vai trò sức mạnh trong thanh niên, Đảng chính quyền
các tổ chức đoàn thể cũng quan tâm đến chăm sóc giáo dục rèn luyện
thanh niên. Bản than tổ chức đoàn là tổ chức của thanh niên cũng đã nỗ
lực không kém để tạo vị thế của mình trong thời đại mới. Trong không
khí cả nước gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đó là thời cơ
cũng như là thách thức lớn đối với đoàn viên thanh niên. Thành phố Hòa
Bình đã có nhiểu hoạt động thiết thực đóng góp vào mục tiêu, kế hoạch
chung của cả nước bằng những hoạt động sau:
a)Giáo dục chính trị, tư tưởng:
Hồ Chí Minh đã căn dặn toàn Đảng,toàn dân ta: “Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết”.Đại
hội X của Đảng chỉ rõ phải coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện nhân
cách của người Việt Nam.Trong đó: “Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong
thanh niên đặc biệt là lí tưởng sống,năng lực,trí tuệ đạo dức và bản lĩnh
văn hóa con người Việt là việc làm đầu tiên”
Giáo dục chính trị tư tưởng nhằm “Hình thành một lớp thanh niên
nam,nữ ưu tú,vững vàng về chính trị,kiên định con đường xã hội chủ
nghĩa,có lí tưởng sống cao đẹp,giàu lòng yêu nước và có tinh thần quốc tế
20
chân chính….” (Trích Nghị quyết TW4 khóa XII về “Công tác thanh niên
trong thời kì mới”).
Giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên là nhiệm vụ cấp bách
xuyên suốt mọi hoat động của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai
đoạn hiện nay.Đứng trước yêu cầu của Cách mạng Việt Nam trong thời kì
mới,Đoàn TNCS là tổ chức chính trị - xã hội,có chức năng là trường học
XHCN cho thanh niên,Đoàn là đội hậu bị tin cậy của Đảng… Xây dựng
Đoàn vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức làm hạt nhân nòng cốt
cho phong trào thanh niên,góp phần phát triển nhân cách,giúp thanh niên
tham gia một cách tự giác vào các hoạt động chính trị,tư tưởng.
Hiện nay nước ta đang trên bước đường hội nhập.Thanh niên hội
nhập phải được chuẩn bị đầy đủ cả về trình độ chuyên môn và bản lĩnh
chính trị,ý thức công dân,lòng yêu nước….Tính tích cực chính trị trở
thành một động lực thúc đẩy khả năng lao động,sáng tạo,làm chủ của
thanh niên.Hơn bao giờ hết thanh niên cần nhận rõ lí tưởng của mình là lí
tưởng của toàn dân tộc: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì
dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh”.
Nhà bác học Albert Einstein từng nói: “Cái làm nên giá trị của một
con người phụ thuộc trước hết vào việc những tình cảm,suy nghĩ và hành
động của anh ta giúp ích được bao nhiêu cho sự tồn tại của người khác;
Tùy theo thái độ của anh ta trong mối quan hệ này mà đánh giá anh ta
thuộc loaj tốt hay xấu”. Tuổi thanh niên là tuổi đẹp nhất của đời
người,giàu ước mơ,hoài bão và sẽ trở thành những chủ nhân của xã hội
trong tương lai.Do đó thanh niên cần được trang bị những tri thức,lí
luận,định hướng chính trị,giáo dục lí tưởng cách mạng song song với việc
học tập văn hóa,chuyên môn,nghề nghiệp để vững vàng đón nhận trách
nhiệm mà xã hội giao cho.
Giáo dục chính trị tư tưởng là một trong những nội dung cơ bản
cần thiết trong công tác giáo dục của Đoàn. Nội dung này tập trung vào
việc trang bị cho đoàn viên thanh niên những kiến thức đúng đắn về con
đường đi lên của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trên cơ sở đó nhận
thức đúng đắn chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, sự định hướng
XHCN, con đường tiến tới dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ văn mình.
Thực hiện tốt sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Đoàn thành
phố Hòa Bình đã tổ chức nhiều lớp học giáo dục ly tưởng đạo đức cách
mạng, giúp thanh niên nhận thức được sâu sắc đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước nắm vững nhiệm vụ lịch sử của thế hệ trẻ, về những
yêu cầu trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Từ đó giúp cho đông đảo
ĐVTN trong toàn thành phố có trách nhiệm đối với quê hương đất nước.
Tổ chức Đoàn tăng cường bồi dưỡng giáo dục tạo ra sự thống nhất
về chính trị tư tưởng trên cơ sở không ngừng bồi đắp phát huy long yêu
nước vốn là truyền thống quý báu của tuổi trẻ nước ta đi đôi với bồi đắp
lý tưởng cách mạng làm cho tuổi trẻ gắn mình với xã hội quan tâm tới
21
mọi người tới nhân dân và tổ quốc. Từ đó xây dựng hoài bão lớn phấn
đấu hết mình vì Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội vì lợi ích của nhân
dân.
Tổ chức đoàn thành phố Hòa Bình luôn thường xuyên quan tâm bồi
dưỡng lẽ sống cho thanh niên nâng cao hiểu biết về chính trị, tạo niềm tin
đối với chế độ đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, đảm bảo
tính vững vàng kiên định của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ của tổ quốc.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn luôn được chú trọng
và tổ chức với nhiều hình thức đa dạng phong phú thu hut ĐVTN tham
gia,có tác dụng tích cực,góp phần nâng cao nhận thức,củng cố niềm
tin,bồi dưỡng lý tưởng cách mạng ,lối sống văn hóa và ý thức công dân
cho thanh thiếu nhi.Tổ chức Đoàn thanh niên thành phố Hòa Bình đã tổ
chức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh,quán triệt các
chỉ thị,nghị quyết của Đảng.của Đoàn cấp trên cho trên 20.000 lượt
ĐVTN.Tổ chức học tập 6 bài lí luận chính trị cho 465 cán bộ Đoàn chủ
chốt ở cơ sở và 84% ĐVTN.Ngoài ra tổ chức Đoàn còn có nhiều cách
làm sáng tạo hiệu quả như: Diễn đàn thanh niên,xem phim tư liệu,thi báo
cáo viên,tuyên truyền viên giỏi.Hoạt động giáo dục truyền thống được
chú trọng:các cơ sở Đoàn đã tổ chức được 367 buổi nói chuyện truyền
thống,bên cạnh đó có những buổi nói chuyện hướng nghiệp cho học sinhsinh viên thu hút 8200 học sinh,sinh viên tham gia,tổ chức được 120 buổi
tư vấn hướng nghiệp,hội chợ việc làm… xây dựng cho ĐVTN ý thức về
vai trò của mình đối với sự phát triển đất nước mà trước tiên là làm giàu
cho quê hương,cho gia đình và bản thân…
Trong năm 2008 thành Đoàn Hòa Bình đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu
lịch sử 78 năm của Đảng và tổ chức sinh hoạt chính trị với chủ đề “Tiếp
lửa truyền thống – Mãi mãi tuổi 20”,tổ chức diễn đàn “Tuổi trẻ sống
đẹp,sống có ích” và nhận được sự tham gia đông đảo của thanh niên
thành phố,tạo nên một sự kiện chính trị trong giới trẻ.
Tổ chức Đoàn có nhiều hoạt động giáo dục cho thanh niên lòng tự
hào dân tộc,ý chí tự lực tự cường không cam chịu đói nghèo lạc
hậu,quyết tâm cùng Đảng,nhân dân sánh vai cùng cường quốc năm châu
như Bác Hồ hằng mong muốn.Do vậy những buổi tập huấn cung
cấp,trang bị thông tin về các chủ trương mới của Đảng đối với phát triển
nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH,HĐH giúp ĐVTN thấy được vai
trò,trách nhiệm của tuổi trẻ để học tập,lao động,sáng tạo,ứng dụng tiến bộ
mới vào phát triển nông thôn.
Các cấp ủy Đảng,chính quyền đoàn thể cũng đã quan tâm,chỉ
đạo,chăm lo,giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên nhằm nâng cao
tính giác ngộ cách mạng và có ý thức học tập lao động cống hiến trưởng
thành.Tổ chức Đoàn thành phố Hòa Bình ngày càng tìm ra nhiều cơ hội
22
cho ĐVTN phát huy tài năng,cống hiến vào công cuộc CNH,HĐH nông
nghiệp nông thôn.
b)Tham gia phát triển kinh tế - xã hội
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn,chiếm gần 40% dân số cả
nước và 55% lực lượng lao động xã hội.Với trình độ học vấn và kĩ năng
nghề nghiệp ngày càng cao,ý thức vai trò trách nhiệm đối với đất
nước,cộng đồng ngày càng lớn,thanh niên Việt Nam nói chung và thanh
niên thành phố Hòa Bình nói riêng đã và đang đóng góp hiệu quả vào các
lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của quê hương đất nước dưới sự lãnh
đạo,dìu dắt tận tâm của tổ chức Đoàn.
Đoàn TN thành phố Hòa Bình đã có nhiều đóng góp tích cực cho
sự nghiệp phát triển kinh tế,văn hóa,xã hội của thành phố và của tỉnh với
những nội dung như:
Tham gia phát triển kinh tế
Thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình hiện có 18.063 đoàn viên thanh
niên,tham gia vào tổ chức hội đạt 57,2%.Những năm qua nhờ sự quan
tâm của chính quyền địa phương và tổ chức Đoàn,nhiều thanh niên đã
chủ động vươn lên và thực sự là lực lượng xung kích tham gia hiệu quả
vào quá trình phát triển kinh tế tại địa phương.Thông qua các chương
trình dự án lớn của Đoàn,trên địa bàn thành phố đã xuát hiện nhiều tấm
gương thanh niên vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng.
Xác định chương trình phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng để tập
hợp,đoàn kết thanh niên,góp phần xây dựng tổ chức Đoàn vững
mạnh,thời gian qua Thành đoàn Hòa Bình đã triển khai nhiều nội
dung,chương trình cụ thể,gắn phong trào thanh niên thi đua phát triển
kinh tế với nội dung của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” thông qua các nội dung như:
* Cho vay vốn
Các mô hình thanh niên phát triển kinh tế VAC,VACR,tiểu thủ công
nghiệp,dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều.Nhiều cơ sở Đoàn đã linh động
xây dựng được các câu lạc bộ kinh tế,làng thanh niên phát triển kinh
tế,xây dựng các quỹ xóa đói giảm nghèo…Các mô hình này đã phát huy
được tính sáng tạo ,tinh thần tương trợ lẫn nhau thông qua các hoạt động
cho vay vốn,giống và trao đổi kinh nghiệm sản xuất,kinh doanh giữa các
đoàn viên.Một số dẫn chứng cụ thể:
Triển khai chủ trương của Chính phủ về việc hỗ trợ nông dân vay vốn
phát triển sản xuất kinh doanh,Thành đoàn Hòa Bình đã phối hợp với
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,Ngân hàng chính sách
Hòa Bình và các tổ chức có liên quan tổ chức cho thanh niên vay vốn để
sản xuất.Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
thành phố Hòa Bình tính đến cuối tháng 6/2007 tổng dư nợ trên địa bàn
thành phố là 12 tỉ đồng,với 559 khách hàng vay vốn phần đông là thanh
23
niên,nhìn chung thanh niên đã vay vốn và hoạt động đúng mục đích như
xây dựng các trang trại,mua nông cụ phục vụ sản xuất,buôn bán hoặc đi
xuất khẩu lao động…
Các dự án tư vấn,hỗ trợ thanh niên nghèo phát triển kinh tế của TW
Đoàn và các nguồn vốn khác từ TW tới địa phương được thanh niên
thành phố Hòa Bình sử dụng có hiệu quả.Hiện nay có 1.154 hộ gia đình
thanh niên được vay từ nguồn vốn ưu đãi với tổng dư nợ toàn thành phố
trên 13 tỉ đồng.
Bên cạnh việc cho vay, Thành đoàn còn cử ra cán bộ chuyên trách hướng
dẫn và kiểm tra,quản lí bảo toàn vốn.Nhờ vậy mà sau 1 năm thực hiện đã
cho thấy những kết quả tích cực: số vốn vay được hoàn trả cả lãi và đời
sống của những hộ gia đình được vay vốn phát triển hơn và không ngừng
mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngoài các nguồn vốn được vay ưu đãi,các cấp Đoàn còn gópốn
giúp nhau lập nghiệp với số vốn lên tới 80,5 triệu đồng và đứng ra tín
chấp cho hội viên vay vốn.Đến nay mô hình này vẫn đang hoạt động và
đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực: tạo việc làm cho thanh niên,giúp
thanh niên có cơ hội thoát nghèo và từng bước nâng cao chất lượng đời
sống.
Năm 2007 thành đoàn đưa ra đề án “Hỗ trợ lãi suất cho thanh niên
mua máy,thiết bị sản xuất nông nghiệp” được UBND tỉnh phê duyệt với
tổng nguồn vốn thực hiện đề án khoảng 5 tỉ đồng thực sự đáp ứng được
nhu cầu của thanh niên trong việc nâng cao trình độ sản xuất.
STT Đ.vị thực hiện
1
2
3
4
5
Xã Dân Chủ
Xã Sủ Ngòi
Xã Yên Mông
Xã Trung Minh
Xã Thống Nhất
Số hộ
vay
81
50
53
56
55
Tổng số
vốn
Số tổ
(triệuđồng)
535
02
420
01
492
01
476
01
471
01
Lĩnh vực đầu tư
Phát triển kinh tế gia đình
Đầu tư trang trại
Kinh doanh
Phát triển lâm nghiệp
Đàu tư trang trại
BẢNG BIỂU VAY VỐN HỖ TRỢ SẢN XUẤT TRONG NĂM 2007
*Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào phát triển nông nghiệp nông
thôn là một việc làm cần thiết rất cần sự quan tâm và đứng ra chỉ đạo của
tổ chức Đoàn đối với thanh niên nông thôn.Nắm bát được nhu cầu của
thanh niên,Thành đoàn Hòa Bình đã phối hợp vói các cơ quan chức năng
tổ chức tập huấn,ứng dụng kiến thức khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông
lâmchăn nuôi cho thanh niên trên dịa bàn thành phố.Trong gần3năm qua
24
(từ 2006 đến 2009) Thành đoàn đã tổ chức chuyển giao KHKT nông
nghiệp cho 1.400 lượt thanh niên.
Với nỗ lực không ngừng,thanh niên đã tập trung đầu tư,ứng dụng
khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp và đã có nhiều thành tựu đáng
kể.Từ năm 2006 đến năm 2008 sản xuất nông nghiệp của tỉnh liên tục
phát triển.Trong ba năm qua,Hòa Bình sản xuất được 2,3 triệu tấn lương
thực,hơn 1,6 triệu con lợn,191,6 nghìn con trâu,bò và 16,8 triệu gia
cầm.Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 tăng 7,7% so với năm
2006,năm 2008 tăng 3,6% so với năm 2007.
Góp phần vào thành tựu chung đó thành Đoàn Hòa Bình đã có
những đóng góp không nhỏ trong việc vận động thanh niên đẩy mạnh ứng
dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất,vận động thay đổi tư duy,tập quán
canh tác và phương pháp tổ chức sản xuất.Đồng thời phối hợp với các
ban ngành có liên quan như sở nông nghiệp,hội khuyến nông tiến hành áp
dụng nhiều biện pháp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi.Bên cạnh
đó còn mở nhiều lớp tập huấn về phòng chống dịch bệnh cho cây trồng
vật nuôi;đi dần vào cơ khí hóa,điện khí hóa các quá trình sản xuất.Áp
dụng công nghệ vào quá trình sau thu hoạch,chế biến bảo quản sản phẩm
để nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm.
Trong lĩnh vực trồng trọt,ứng dụng khoa học trong việc cải tạo giống lúa
lai có năng suất cao,chất lượng gạo ngon,thời gian sinh trưởng ngắn ngày
đã được đưa vào canh tác như Nhị ưu 838,Th3 -3,Q ưu số 1,Syn
6….100% diện tích ngô được thay bằng các loại ngô lai cho năng suất
cao.Đối với cây mía,cây công nghiệp chủ đạo của vùng được thay thế
bằng các loại giống mới cho năng suất cao và phù hợp với thổ nhưỡng
của vùng như LM 24,VN84-422,VN84-4137…
Trong chăn nuôi đã thực hiện được các hình thức chuyển giao kĩ
thuật và đạt được thành tựu lớn:Tổng số đàn lợn đã tăng bình quân 1520% /năm,chăn nuôi theo hướng trang trại phát triển,hướng mạnh ra xuất
khẩu.Các giống gia cầm nhập khẩu cũng được nông dân nuôi trồng rộng
rãi,chiếm trên 40% tổng đàn…Hiện nay Hòa Bình vẫn tiếp tục có thêm
nhiều chính sách đầu tư vào KHKT có trọng tâm,trọng điểm và hiệu quả.
Hằng năm thành Đoàn phối hợp với các ban ngành mở rộng thị
trường tiêu thị hàng hóa nông sản ,tránh sự tồn đọng sản phẩm,tổ chức
các hội chợ việc làm và quảng bá sản phẩm nông sản.
Bên cạnh đó thành đoàn còn phối hợp với các trung tâm tin học mở
lớp dạy tin học cho ĐVTN và hướng dẫn ĐVTN khai thác thông tin bổ
ích lành mạnh trên Internet để ứng dụng trong học tập lao động sản xuất.
25