Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TL LSĐ vai trò của nguyễn ái quốc trong việc xây dựng đảng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.75 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Dân tộc ta trong quá khứ đã phải trải qua những cuộc chiến tranh đầy
khó khăn và gian lao để rồi giảnh được những thắng lợi vẻ vang.
Thắng lợi Cách mạng của Việt Nam do nhiều yếu tố tạo nên, tuy nhiên
yếu tố quan trọng và cốt lõi nhất là nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng. Ngay từ
khi xây dựng Đảng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc – người sáng lập nên Đảng
ta, đã thấy được tầm quan trọng và sứ mệnh của Đảng đối với cuộc chiến
cách mạng.
Nhìn lại quá trình lịch sử của Cách mạng Việt Nam chúng ta thấy được
vai trị lãnh đạo và tình thần phụ trách trong quá trình chiến đấu. Đảng Việt
Nam ra đời như một điều tất yếu của cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp và
giải phóng dân tộc, là kết quả của một quá trình lựa chọn ra con đường cứu
nước sáng suốt và tài giỏi. Trước khi Đảng ra đời cũng đã có rất nhiều cuộc
khởi nghĩa nổ ra tuy nhiên đều thất bại nhanh chóng cho đến năm 1942,
Nguyễn Ái Quốc trở về thống nhất ba Đảng thành một Đảng Cộng sản Việt
Nam thì cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng mới được giải quyết.
Đảng Việt Nam luôn gắn liền với Nguyễn Ái Quốc - người chiến sĩ cách
mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Song mơn học Lịch sử Đảng đã cho em
tích luỹ được thêm nhiều kiến thức và thấy được vai trò quan trọng của
Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập nên Đảng, và trong q trình đấu tranh
giải phóng dân tộc.
Bài làm sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự phản hồi
từ Thầy để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2021


A. NỘI DUNG
PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ TIỂU SỬ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

Hình 1. Hình ảnh của Nguyễn Ái Quốc


1. Khái quát sơ lược (19/05/1890 – 2/9/1969)
- Tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung
- Tên hoạt động cách mạng: Nguyễn Ái Quốc
- Nguyễn Ái Quốc là 1 nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam
- Bác là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường
Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời
gian
1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động
Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.
2. Gia đình của chủ tịch HCM:
2.1:


- Chủ tịch HCM sinh ra trong 1 gia đình nho yêu nước, lớn lên ở 1 địa
phương có truyền thống chống giặc ngoại xâm (tỉnh Nghệ An). Vì thế mà
người sớm có ý chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, giành lại sự tự
do cho đồng bào ta. Vì vậy tháng 6/1911 Hồ Chí Minh đã quyết định rời bỏ
q hương, ra nước ngồi để tìm lấy con đường cứu nước, giải phóng cho
tồn dân tộc.
- Thân sinh của Bác là ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hồng Thị Loan.
2.2: Gia đình riêng của Bác:
- Hiện nay, chưa có một nguồn thơng tin chính thức nào về việc Bác đã
từng kết hơn. Bản thân Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định mình chưa có vợ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một số sử gia tại Hoa Kỳ, Pháp, và Trung
Quốc, trong thời gian ở Quảng Châu, ông đã kết hôn với một thiếu nữ Trung
Quốc tên là Tăng Tuyết Minh vào ngày 18 tháng 10 năm 1926 và sống với
nhau cho đến khi ông rời Quảng Châu, vào khoảng tháng 4 hoặc 5 năm 1927,
từ đó hai người khơng bao giờ cịn gặp lại nhau.
- Nguyễn Ái Quốc có 3 người con đỡ đầu ở: Nga, Pháp , Đức



PHẦN II. KHÁI QUÁT VỀ XÃ HỘI VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

Vào đầu thế kỷ XIX, tình hình thế giới có nhiều biến động, sự phân
chia của chủ nghĩa đế quốc ngày càng táo bạo và ngang tàn. Từ đó mà ý thức
dân tộc và phong trào đấu tranh tự giải phóng khỏi áp bức tăng lên một cách
mạnh mẽ. Việt Nam cũng chịu sự tác động trong bối cảnh lịch sử đó.
Từ năm 1858, Việt Nam bị thực dân Pháp xâm chiếm, chúng thiết lập
những chế độ thống trị tàn bạo, tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa
nhằm cướp bóc tài nguyên thiên nhiên, bóc lột sức lao động nhân cơng rẻ
mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hố chính quốc.
Chúng kìm hãm sự phát triển của dân tộc ta trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính
trị, văn hố tư tưởng.
1. Tình hình chính trị:
Thực dân Pháp dùng chính sách “chia để trị”, chúng trực tiếp nắm giữ
các chức vụ chủ chốt của bộ máy nhà nước, thiết lập một hệ thống chính
quyền tay sai bù nhìn người Việt. Thậm chí chúng cịn thi hành những chính
sách cai trị dân ta một cách tàn bạo, dã man, chia rẽ dân tộc tôn giáo... Điều
này đã làm cho nhân dân ta mất đi quyền tự do, tự chủ, mọi phong trào của
nhân dân đều bị chúng đàn áp dã man.
2. Tình hình kinh tế:
Trong thời kỳ bị thực dân Pháp xâm lược, chúng không từ một thủ
đoạn nào để bóc lột nhân dân ta: bần cùng hố nơng dân, cho vay nặng lãi,
nắm các mạch máu kinh tế chính của Việt Nam...
Thậm chí chúng đã trắng trợn khơng cho nhân dân ta trồng lúa nữa mà
lập ra các đồn điền để trồng cao su, cà phê,...và bóc lột sức lao động không
công của dân ta. Chúng đặt ra nhiều thứ thuế vơ lý và bắt dân ta phải đóng.



Bọn thực dân và địa chủ đã kìm hãm nơng nghiệp Việt Nam trong vòng lạc
hậu để làm lợi cho chúng. Bên cạnh đó thiên tai cũng diễn ra khiến dân ta rơi
vào cảnh lầm than, gặp vô vàn nhiều khó khăn. Do bị chúng kìm hãm sự phát
triển của nền công nghiệp nên nước công nghiệp nước ta rất nhỏ hẹp, hạn chế.
3. Tình hình văn hố – xã hội:
Từ khi nước ta bị xâm chiếm, thực dân Pháp thực hiện các chính sách
ngu dân, khuyến khích văn hố nơ dịch, vong bản, tự ti, sùng Pháp để kìm
hãm nhân dân ta trong vòng tối tăm, dốt nát và lạc hậu. Cùng với chính sách
khai thác thuộc địa triệt để của chúng, xã hội Việt Nam có những biến đổi
lớn, chia làm 2 giai cấp mới: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Bên cạnh
đó xã hội Việt Nam cũng xuất hiện 2 mâu thuẫn: mâu thuẫn vốn có của chế
độ phong kiến cũ và mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc
thực dân Pháp. Hai mâu thuẫn này có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó
mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc thực dân Pháp vừa là mâu thuẫn cơ
bản vừa là mâu thuẫn chính. Vì vậy, nhiệm vụ chống thực dân Pháp và nhiệm
vụ chống bọn tay sai phong kiến là không thể tách rời nhau. Đấu tranh giành
độc lập tự do phải gắn liền với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Hơn
nữa, cuộc đấu tranh vì sự vong tồn của dân tộc sẽ gay gắt và mạnh mẽ hơn
cuộc đấu tranh về quyền lợi riêng của mỗi giai cấp. Hồ Chí Minh đã vạch rõ
vấn đề này từ năm 1924:” Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở
phương Tây... Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó,
khơng thể chối cãi được.”


PHẦN III. CÁC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TRƯỚC KHI ĐẢNG
VIỆT NAM RA ĐỜI

1. Phong trào Cần Vương
Sau khi đầu hàng thực dân Pháp năm 1884, song phong trào chống

thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra. Phong trào Cần Vương (1885-1896),
một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát
động, mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế. Tuy nhiên
việc khơng thành, Tơn Thất Thuyết đã phị vua Hàm Nghi lánh vào núi, thảo
chiếu Cần Vương, tiếp tục kêu gọi các sĩ phu văn thân cùng toàn dân tiếp tục
chiến đấu và phát triển phong trào ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ cho đến những năm
cuối thế kỷ XIX.
Trong cuộc khởi nghĩa này các thủ lĩnh sĩ phu văn thân đã kêu gọi
đông đảo quần chúng trong vùng, sử dụng các vũ khí thơ sơ để chống cuộc
bình định của thực dân Pháp, dành lại thế lực bị tước đoạt, nông dân chống
lại sự bóc lột tơ thuế vơ lí và cướp đoạt ruộng đất. Nhưng cuối cùng phong
trào Cần Vương vẫn thất bại và thể hiện sự bất lực của hệ tư tưởng phong
kiến trong việc gỉải quyết nhiệm vụ giành độc lập mà dân tộc đã đề ra.
2. Phong trào dân tộc – dân chủ của tầng lớp sĩ phu yêu nước:
2.1 Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam và những ảnh hưởng của
tác động bên ngoài:
- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: xã hội Việt Nam có nhiều chuyển
biến trước những chính sách cai trị của Pháp.
- Giai cấp cơng nhân Việt Nam hình thành ở đô thị xuất hiện 1 tầng lớp
công thương và tiểu tư sản thành thị. Tầng lớp sĩ phu nho học bên cạnh đọc
các sách nho giáo thì họ cũng đã đọc những cuốn sách của châu Âu và Trung
Quốc. Vì vậy, Việt Nam chịu sự tác động của cải cách chính trị - văn hố ở


Trung Quốc và tư tưởng Pháp. Từ đó mà các sĩ phu thấy sự suy tàn của chế
độ phong kiến và tầm quan trọng của việc cải cách xã hội.
2.2. Trào lưu dân tộc chủ nghĩa
Tầng lớp khởi xướng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ.
LÒng yêu nước của họ đã thoát ra khỏi những suy nghĩ cũ là “trung quân” mà
thay vào đó là nghĩ đến lợi ích chung của một dân tộc. Họ cho rằng muốn

đánh đuổi được thực dân Pháp không chỉ là việc thay đổi hình thức khởi
nghĩa vũ trang như trước đây mà cịn phải thay đổi về mặt chính trị, ngoại
giao. Trong đó hai gương mặt nổi bật của phong trào này là: Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh.
Phan Bội Châu là 1 sĩ phu có lịng u nước từ sớm, tổ chức bạo động
để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng nền chính trị
dựa vào dân. Ông lập ra Hội Duy Tân, vượt biển sang Nhật cầu ngoại viện, tổ
chức phong trào sinh trường Bách Nghệ và cịn có những cuộc bạo động khởi
nghĩa chống Pháp của dân tộc ít người.
Do Pháp đã sử dụng chính sách dùng người Việt để trị người Việt. Các
binh lính Việt đã tận mắt thấy tội ác của giặc và sự đối xử khinh miệt, bạc đãi
họ nên họ đã vùng lên đấu tranh. Như vậy ngoài các tầng lớp sĩ phu, quần
chúng cơng nơng thì cịn 1 lực lượng khác là binh lính người Việt trong quân
đội Pháp.
=> Nhận xét:
Tóm lại, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Việt Nam trước khi có
Đảng ra đời đểu được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia, tuy không
thành công nhưng đã để lại tiếng vang lớn trong lịch sử. Đây cũng là những
bước đi đầu tiên cho việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc.


Song qua các cuộc khởi nghĩa đã cho thấy tinh thần yêu nước bất khuất
vì độc lập, tự do của Việt Nam. Đồng thời tạo cơ sở cho phong trào yêu nước
trở thành một trong ba yếu tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Việt Nam.


Sự yếu kém trong tiến trình giải phóng dân tộc của giai cấp tư sản,
những hạn chế về giai cấp, đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt
chẽ, chưa tập hợp rộng rãi được lực lượng dân tộc đã cho thấy con đường cứu
nước của những nhà yêu nước rơi vào bế tắc. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc quyết

tâm rời quê hương đi tìm con đường cứu nước mới, con đường đấu tranh cách
mạng giải phóng dân tộc.
3. Cách mạng thế giới:
- Năm 1917: Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi,
Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: Cách mạng tháng Mười như tiếng sét đã
đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thể kỷ nay.
- Tháng 03/1919: Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời gắn với vai trò
sáng lập của Lênin. Đối với Việt Nam, Quốc tế cộng sản có vai trị quan trọng
trong việc truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh “An Nam muốn làm cách mệnh thành
cơng thì phải nhờ Đệ tam quốc tế”


PHẦN IV: Q TRÌNH NGUYỄN ÁI QUỐC TÌM ĐƯỜNG GIẢI
PHĨNG DÂN TỘC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
THEO KHUYNH HƯỚNG VƠ SẢN

1. Vai trị của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển của phong trào
yêu nước theo khuynh hướng vô sản:
- Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang trong cảnh lầm than chưa tìm
được lối đi, Nguyễn Ái Quốc với tên gọi Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc
từ năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước,
Người đã tìm hiểu kĩ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới và đánh giá
cao tư tưởng tự do, bình đẳng và quyền con người của các cuộc cách mạng tư
sản tiêu biểu như: Cách mạng Mỹ (1776), Cách mạng Pháp (1789)... nhưng
cũng nhìn ra được những mặt cịn hạn chế của cách mạng tư sản. Nguyễn Ái
Quốc đã khẳng định con đường tư sản không thể đem lại sự tự do, độc lập
cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm đến cuộc Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917 và đã đưa ra kết luận:” Trong thế giới bây giờ chỉ có riêng

cách mệnh Nga thành công, và thành công đến nơi nghĩa là dân chúng được
hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”2. Vào tháng 06/1917, Nguời đã
thay mặt nhóm người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi “Bản yêu sách 8
điểm” đến Hội nghị Vécxai, tố cáo tội ác của thực dân Pháp mặc dù khơng
được cơng nhận nhưng nó cũng gây tiếng vang với nhân dân và các nước
thuộc địa của Pháp


Hình 2. “Bản yêu sách 8 điểm”
- Vào tháng 07/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên
báo Nhân đạo. Tiếp đó tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (12/1920), Nguyễn Ái
Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành
lập Đảng Cộng sản Pháp. Chính sự kiện này là bước ngoặt đánh dấu cho việc
hoạt động cách mạng của Người. Từ một nhà yêu nước trở thành người cộng
sản đầu tiên của Việt Nam. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc với chủ
nghĩa Mác-Lênin, vạch ra các phương hướng để chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
vào Việt Nam thông qua các bài báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống
công nhân và xuất bản một số tác phẩm... nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước
nồng nàn, thức tỉnh nhân dân đánh đuổi giặc Pháp.
- Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc),
thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với mục đích làm cách mạng,
dân tộc và cách mạng thế giới, tiến lên xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Từ năm 1925-1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên mở các lớp
chính trị cho các cán bộ cách mạng Việt Nam. Đến năm 1928, Hội thực hiện


chủ trương vơ sản hố để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và lý luận giải
phóng dân tộc và phong trào cách mạng Việt Nam.

Có thể thấy quan niệm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam
đã thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước
của nhân dân phát triển theo con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc
đã phải “chọc thủng lưới sắt của bọn thực dân Pháp” mới đưa được việc
truyền bá lý luận giải phóng dân tộc đến với nhân dân Việt Nam ta.
- Năm 1927, tác phẩm “Đường cách mệnh” – đây là tác phẩm tập hợp
các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính của Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên được xuất bản. Tác phẩm này chỉ rõ tính chất và nhiệm
vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Mà cách mạng là việc của tồn dân nên cần sự đồng
lịng hợp sức của tất cả mọi người và phải luôn ghi nhớ rằng cái cốt là công
nông – người chủ cách mệnh, gốc cách mệnh.3

Hình 3. Tác phẩm “Đường cách mệnh”


- Về vấn đề đoàn kết quốc tế của cách mạng Việt Nam: Nguyễn Ái
Quốc xác định: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh
thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của An Nam cả.”
- Về phương pháp cách mạng: Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh đến việc
phải giác ngộ và tổ chức quần chúng cách mạng, phài làm cho quần chúng
hiểu rõ mục đích của cách mạng, biết đồn kết để chiến đấu lại giặc ngoại
xâm để đảm bảo thành cơng cho cuộc khởi nghĩa của tồn dân.
Có thể thấy được tầm quan trong qua tác phẩm “Đường cách mệnh”
của Nguyễn Ái Quốc khi tác động đến ý chí giành độc lập của toàn dân kháng
chiến. Tác phẩm đã đề đến những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị,
chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nó có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam.
2. Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản:
- Trước Chiến tranh thứ nhất, các cuộc đấu tranh của cơng nhân diễn ra

với hình thức sơ khai: bỏ trốn tập thể, phá giao kèo, đưa đơn phản kháng...,
về sau tiến đến hình thức đấu tranh cao hơn là bãi cơng. Trong đó tiêu biểu là
cuộc bãi công của công nhân Ba Sơn do Tôn Đức Thắng tổ chức (1925) và
cuộc bãi công của công nhân Nhà máy sợi Nam Định (30/4/1925). Mục đích
của những cuộc đấu tranh này nhằm đòi chủ tư bản phải tăng lương, giảm giờ
làm, giãn đuổi thợ...
Nhìn chung, những cuộc đấu tranh cơng nhân giai đoạn 1919-1925 đã
có bước tiến triển hơn so với những cuộc đấu tranh trước Chiến tranh thứ
nhất. Hình thức bãi cơng đã trở nên phổ biến, các cuộc đấu tranh của công
nhân diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian lâu hơn.
- Tiếp đến giai đoạn 1926-1929: Phong trào đấu tranh của công nhân
đã có sự lãnh đạo của các tổ chức như Hội Việt Nam cách mạng thanh niên,
Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời từ năm 1929. Trong những năm
15


1926-1927 đã có hàng chục cuộc bãi cơng. Hai năm tiếp theo 1928-1929 nổ
ra hơn 40 cuộc đấu tranh, tiêu biểu như: cuộc bãi công ở Nhà máy xi măng
Hải Phòng, Nhà máy diêm và Nhà máy cưa Bến Thuỷ, Đồn điền cao su Phú
Riềng... Các cuộc đấu tranh đã kết hợp những khẩu hiệu kinh tế với khẩu hiệu
chính trị, vượt ra ngoài phạm vi 1 nhà máy, đồn điền. Điều đó chứng tỏ trình
độ giác ngộ của cơng nhân đã nâng lên rõ rệt tuy chưa được đều khắp nơi.
Phong trào phát triển mạnh mẽ, có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu
nước nói chung. “ Điều đặc biệt và quan trọng nhất trong phong trào cách
mạng ở Đông Dương là sự tranh đấu của quần chúng cơng nơng có tính chất
độc lập rõ rệt, chứ không phải là chịu ảnh hưởng quốc gia chủ nghĩa như lúc
trước nữa.”5
3. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời:
- Bối cảnh: Đến năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, địi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất

của một đảng cách mạng. Yêu cầu khách quan đó tác động vào các tổ chức
tiền cộng sản, dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hoá tích cực trong
các tổ chức này, hình thành nên các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
- Đông Dương Cộng sản Đảng: ra đời ngày 17/06/1929, tại Hà Nội, đại
biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội, quyết định thành lập
Đông Dương Cộng sản Đảng. Tuyên ngôn của Đảng khắng định tổ chức đại
đa số và thực hành cơng nơng liên hiệp mục đích là đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa, đánh đổ tư bản chủ nghĩa, diệt trừ chế độ phong kiến, giải phóng cơng
nơng, thực hiện xã hội bình đẳng, tự do, bác ái là xã hội cộng sản.
- An Nam Cộng sản Đảng: Nhằm đáp ứng yêu cầu của phong trào cách
mạng, mùa thu năm 1929, các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam Kỳ đã thành lập An Nam Cộng sản
Đảng. Về điều kiện kết nạp đảng viên, Đảng viết:” Ai tin theo chương trình

16


của Quốc tế Cộng sản, hăng hái phấn đấu trong một bộ phận đảng, phục tùng
mệnh lệnh đảng và góp nguyệt phí, có thể cho vào đảng được.”6
- Đơng Dương Cộng sản Liên đồn: Việc ra đời của Đơng Dương Cộng
sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân
hoá mạnh mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đơng
Dương Cộng sản Liên đồn. Tun đạt của Đảng này (9/1929), nêu rõ:” Đơng
Dương Cộng sản Liên đồn lấy chủ nghĩa cộng sản làm nền móng, lấy cơng,
nơng, binh liên hiệp làm đối tượng vận động cách mệnh để thực hành cách
mệnh cộng sản trong xứ Đông Dương, làm cho xứ sở của chúng ta hồn tồn
độc lập xố bỏ nạn người bóc lột áp bức người, xây dựng chế độ Cơng Nơng
chun chính tiến lên cộng sản chủ nghĩa trong tồn xứ Đơng Dương.”
Nhận xét: Chỉ trong bốn tháng ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản
ra đời, điều đó chứng tỏ xu thế thành lập đảng cộng sản là điều tất yếu của

phong trào dân tộc Việt Nam. Các tổ chức này nhanh chóng xây dựng ở nhiều
địa phương trong nước và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo các cuộc đấu tranh của
quần chúng. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh
của nơng dân và phong trào bãi khố của học sinh, bãi thị của tiểu thương, tạo
thành một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ khắp cả nước. Tuy
nhiên, ba tổ chức này hoạt động phân tán, chia rẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến
phong trào cách mạng Việt Nam lúc này. Vì vậy, việc khắc phục sự việc trên
là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng nước ta, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt
của những người cộng sản Việt Nam.

17


PHẦN V. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH
TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
Đến cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ
chức cộng sản đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc
thống nhất thành một đảng cộng sản duy nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong
phong trào cộng sản ở Việt Nam.
- Ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản gửi tài liệu cho những người của
Đảng Cộng sản Đông Dương yêu cầu họ phải khắc phục ngay sự chia sẻ giữa
các nhóm cộng sản và thành lập một đảng của giai cấp vô sản. Phương thức
tiến tới thành lập là bắt đầu từ việc xây dựng các chi bộ trong các nhà máy, xí
nghiệp, chỉ rõ mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Đông Dương với phong trào
cộng sản quốc tế.
-Sau khi Nguyễn Ái Quốc nhận được tin sự chia rẽ của người cộng sản
ở Đông Dương, Người đã rời Xiêm tới Trung Quốc. Sau đó chủ trì cuộc Hội
nghị hợp nhất Đảng, hợp từ ngày 06/01 đến 07/02/1930 tại Hương Cảng,
Trung Quốc. Nội dung cuộc thảo luận bao gồm 05 điểm lớn như sau:

“ 1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất
các nhóm cộng sản ở Đông Dương;
2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam;
3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng;
4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước;
5. Cử một Ban Trung ương lâm thời gồm chín người, trong đó có hai
đại biểu chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương.”8

18


- Hội nghị đều nhất trí với 05 điểm lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái
Quốc và quyết định hợp nhất các tổ chức lại làm một và lấy tên là “Đảng
Cộng sản Việt Nam”
- Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện như sau: Chánh cương
vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng
và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó Hội nghị quyết định
kế hoạch, phương châm tổ chức cộng sản trong nước, quyết định ra báo, tạp
chí của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ngày 24/02/1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời ra Nghị quyết chấp nhận Đơng
Dương Cộng sản Liên đồn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy,
Đảng Cộng sản đã hoàn thành tốt việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt
Nam.
2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Chương trình
tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, các văn kiện được hợp thành Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Nội dung cơ bản như sau:
- Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam: “làm
tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.”

- Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:
+) Chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm
cho nước Nam hoàn tồn độc lập, dựng ra Chính phủ cơng nơng binh và tổ
chức quân đội công nông.
+) Kinh tế: Tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao
cho Chính phủ cơng nơng binh, tịch thu ruộng đất của bọn để quốc chia cho
dân cày nghèo, mở mang nền công-nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày
nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ.
19


+) Văn hoá-xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, bình đẳng giới nam
nữ, phổ thơng giáo dục theo hướng cơng nơng hố.
Những nội dung cơ bản trên bao gồm cả dân tộc và dân chủ, chống đế
quốc, chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc
giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.
+) Lực lượng cách mạng: Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai
cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông
dân làm cách mạng ruộng đất, lơi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông...đi vào
phe vô sản giai cấp, đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam
mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng
trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Ví dụ
như: Đảng Lập hiến.
Chủ trương về lực lượng cách mạng này thể hiện rõ tinh thần đại đoàn
kết của chủ tịch Hồ Chí Minh. “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất
cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của cơng nơng mà đi vào
đường thoả hiệp.”9
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản.
“Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ
phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.”

- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, “ liên
kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với
quần chúng vơ sản Pháp.”
Nhận xét: về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh
giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí
Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng đủ yêu cầu
khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh
thần dân tộc vì độc lập tự do, tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách
20


mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh
này.
Nhờ sự thống nhất về tổ chức và cương lĩnh chính trị đúng đắn của
Nguyễn Ái Quốc, ngay từ khi Đảng Việt Nam ra đời đã quy tụ được lực
lượng và sức mạnh của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Đây cũng là
một ưu điểm vượt bậc của Đảng, làm cho Đảng trở thành lực lượng duy nhất
của cách mạng Việt Nam, sớm được nhân dân công nhận là đội tiền phong
của mình, thể hiện sự tiêu biểu cho danh dự, lương tâm và trí tuệ của dân tộc.
3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của
cuộc đấu tranh cách mạng dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam, Hồ Chí
Minh có viết:” Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền
lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.”
- Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận
khăng khít của cách mạng thế giới. Từ đây giai cấp công nhân và nhân dân
lao động Việt Nam tham gia 1 cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh giành lại
tự do, tự chủ của cách mạng nhân dân thế giới nói chung, nhân dân ta nói

riêng.
- Sự ra đời của Đảng có tính chất quyết định cho những bước phát triển
nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam, được mở đầu
bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngay từ những ngày mới thành lập, “Đảng ta
liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo tồn dân ta tiến lên
đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói
lọi như mặt trời mọc, xé tan cái màu đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân

21


ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế,
phản phong.”
Thực tiễn quá trình vận động của Cách mạng Việt Nam trong hơn 86
năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tính cách mạng, tính đúng đắn và
tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

22


B. KẾT LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

- Sau gần 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với
chủ nghĩa Mác- Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
đồng thời đó là cơ sở lý luận của Đảng.
- Nguyễn Ái Quốc đã chuyển bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
a) Tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin vào nước ta thông qua các sách
báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường

cách mạng...
b) Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin chuẩn bị thành lập Đảng.
- Đến 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng lại cơng kích lẫn
nhau.u cầu của lịch sử cần phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả
nước. Với sự thiên tài, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản
thành 1 đảng duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Người đã vạch ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đặt nền tảng
cho đường lối cách mạng của Đảng ta.
- Liên hệ thực tiễn vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với Đảng ta ngày nay:
Dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cách xa nhưng vai trò của Người đối với
Đảng và cuộc sống chúng ta hôm nay vẫn là rất lớn. Tư tưởng của Người
khơng chỉ là kim chỉ nam cho định hướng, chính sách của Đảng mà cịn đóng
góp giáo dục thế hệ thanh thiếu niên hôm nay luôn kiên định với con đường
xã hội chủ nghĩa mà Người đã dày công vun đắp. Qua những gì đã chứng
minh ở trên ta thấy được rằng Người đóng vai trị rất lớn đối với việc thành
lập Đảng. Trong những năm tháng chiến tranh cũng chính là Người đã dìu dắt
23


Đảng ta, nhân dân ta vượt qua những khó khăn để dành được thắng lợi cuối
cùng. Trong công cuộc đổi mới hôm nay, chúng ta đã tiến hành nhiều cải
cách nhiều thay đổi để phù hợp với yêu cầu khách quan của thực tiễn. Thế
nhưng vẫn luôn tuyệt đối trung thành theo con đường vô sản mà Người đã
chọn. Bác là người đã đặt nền móng cho chủ nghĩa vơ sản ở đất nước ta, và từ
những tư tưởng của Người đã được Đảng và nhân dân áp dụng sáng tạo trong
cơng cuộc cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước hơm nay. Qn triệt tư
tưởng Hồ Chí Minh,Đảng ta đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trên tất cả
các mặt : tư tưởng-lí luận, chính trị tổ chức và cán bộ đạo đức..làm cho Đảng

trong sạch vững mạnh,đạt tầm cao về đạo đức,trí tuệ bản lĩnh chính trị vững
vàng trước mọi thử thách của lịch sử.

24


MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Hồng Đức, tháng
01 năm 2008,tr20-tr60
2. Giáo trình Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Chính trị quốc gia,2016,tr17-tr43
3. Uyên Vũ, Trí tuệ Việt Nam – trang tin về tiểu sử của Hồ Chí Minh,
25/12/2019, />4. PGS.TS Bùi Đình Phong, trang tin về thực tiễn vai trò của Nguyễn
Ái Quốc với Đảng hiện nay, 07/05/2002, />
tao-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dang-vao-xay-dung-dang-hien-nay-

duk5816.aspx

25



×