Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TL LSĐCSVN đảng lãnh đạo giành chính quyền trong cách mạng tháng tám năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.01 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG:..................................................................................................................4
1.1, Bối cảnh lịch sử :.........................................................................................4
1.1.1, Trên thế giới:.........................................................................................4
1.1.2, Trong nước:...........................................................................................4
1.2, Chủ trương của Đảng và diễn biến cuộc đấu tranh giành chính quyền:.....5
1.2.1, Chủ trương của Đảng:...........................................................................5
1.2.2, Diễn biến khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám
1945:................................................................................................................8
1.3, Kết quả cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám
1945:.................................................................................................................12
CHƯƠNG 2: TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý
NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM 1945:..........................................................................................13
2.1, Nguyên nhân thắng lợi:.............................................................................13
2.2, Ý nghĩa lịch sử:.........................................................................................14
2.2.1, Đối với Việt Nam:...............................................................................14
2.2.2, Đối với quốc tế:...................................................................................14
2.3, Bài học kinh nghiệm:................................................................................15
KẾT LUẬN........................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................19


MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài:
Lịch sử Đảng ta như Bác Hồ khẳng định là một pho lịch sử bằng vàng.
Việc nghiên cứu và học tập lịch sử Đảng một cách có hệ thống và sâu sắc cũng
góp phần làm sáng tỏ kho tàng quý báu đó, đồng thời đem giá trị về lý luận và


thực tiễn đến cho mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người dân trong giai đoạn cách
mạng hiện nay.
Lịch sử như mọi sợi dây vơ hình gắn kết giữa q khứ với thực tại. Muốn
hiểu về một dân tộc thì cần phải tìm hiểu về lịch sử, đi về cội nguồn của dân tộc
đó.
Lịch sử Việt Nam ta là trang sử hào hùng với hơn 4000 năm dựng nước và
giữ nước. Từ thời Lạc long Quân-Âu cơ khai hoang bờ cõ, đến đời vua Hùng có
cơng dựng nước và giữ nước đến thời Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi giết giặc.
Những trang sử hào hùng cứ nối tiếp nhau:
Tuy mạnh, yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
(Bình ngơ đại cáo-Nguyễn Trãi)
Dân tộc ta đã viết nên những trang sử hào hùng, chói lọi với bao chiến
cơng vang dội, gắn với đó là tên tuổi của những vị anh hùng dân tộc và là máu
xương, nước mắt của bao con người ưu tú của đất nước. Họ đã ngã xuống lấy
thân mình để vẽ nên dáng hình xứ sở, quê hương. Nói đến những trang sử vàng
của dân tộc Việt nam, những mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng, sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước không thể khơng nói đến thắng lợi của cuộc
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nó đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong
lịch sử dân tộc ta, mở ra một thời đại mới và cũng là một thách thức mới với
Chính quyền nước Việt nam dân chủ cộng hòa lúc bấy giờ trước ba kẻ thù “giặc
đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Cách mạng tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh
1


đạo giành chính quyền của Đảng cộng sản Việt Nam kết thúc thắng lợi đã mở ra
một thời đại đấu tranh cho hịa bình, giải phóng dân tộc, đấu tranh vì “Tự do,
bình đẳng, bác ái” theo lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Có thể nói, với đường lối, chủ trương đúng đắn và sự lãnh đạo sáng suốt,

tài tình của Đảng đã góp phần đẫn dắt đưa dân tộc ta sang một trang mới trong
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về lịch sử
Đảng nói chung và lịch sử về đường lối đấu tranh của Đảng trong cuộc đấu tranh
giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 có một ý nghĩa vai trị vơ
cùng quan trọng trong việc bồi đắp tư tưởng, nhận thức chính trị, ý thức tự hào
tự tôn dân tộc của mỗi cá nhân.
Xuất phát từ những cơ sở thực tiễn trên, em xin lựa chọn đề tài “Đảng
lãnh đạo giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945” làm đề tài
nghiên cứu cho bài tiểu luận.
2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1, Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ các sự kiện trong cuộc đấu tranh giành
chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945, chủ trương đường lối trong cuộc
đấu tranh dẫn đến thắng lợi của Đảng từ đó đánh giá ý nghĩa lịch sử và rút ra bài
học kinh nghiệm.
2.2, Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu gồm những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu hoàn cảnh, chủ trương, diễn biến, kết quả cuộc đấu tranh
giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945
- Nghiên cứu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh
nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945.

2


3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1, Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung của cuộc tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945.
3.2, Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Những vấn đề xoay quanh sự kiện cuộc tổng khởi nghĩa
giành chính quyền Cách mạng tháng 8 năm 1945 (Hồn cảnh lịch sử, nội dung
chủ trương, đường lối của Đảng, diễn biến cuộc đấu tranh, nguyên nhân thắng
lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm).
- Về không gian: ở Việt Nam (sự lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng
nhân dân)
- Về thời gian: Cách mạng tháng Tám- năm 1945.
4, Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận biện chứng
- Phương pháp lịch sử và logic
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
5, Ý nghĩa thực tiễn:
Với đề tài “Đảng lãnh đạo giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám
năm 1945”, em hy vọng có thể đóng góp vào kho tàng nhận thức chung về lịch
sử Việt Nam cụ thể là cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại, từ đó có thể trở thành
tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu có liên quan.
6, Kết cấu của tiểu luận:
Tiểu luận gồm 3 phần:
-

Mở đầu

-

Nội dung:

3


Chương 1: Cuộc đấu tranh giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám

năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng
Chương 2: Tổng kết, đánh giá nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và
bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945
-

Kết luận

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG:
1.1, Bối cảnh lịch sử :
1.1.1, Trên thế giới:
- Vào cuối năm 1944, đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước
vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên
chiến trường Châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt
phát xít Đức tại Béc-lin. Ở Tây Âu, Anh-Mỹ mở mặt trận thứ hai, đổ quân lên
đất Pháp (2-1945) rồi tiến về phía Tây nước Đức. Nước Pháp được giải phóng,
chính phủ Đờ Gơn về Paris.
- Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện,
chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.
- Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đánh vào quân đội Nhật.
Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện, Chiến
tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc.
=> Trước tình hình thế giới đó, nhận thấy có lợi cho ta Đảng nhanh chóng
kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh , tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa.
4


1.1.2, Trong nước:

- Quân Nhật và bè lũ tay sai của chúng ở Đơng Dương hoang mang đến
cực độ, lính Nhật mất hết tinh thần chiến đấu. Trong khi đó, lực lượng cách
mạng của ta ngày càng lớn mạnh, nhân dân ta sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành
lại độc lập, Đảng ta có sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm.
- Đến năm 1945, phong trào cách mạng, tinh thần chiến đấu của nhân dân
ta ngày càng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng
Pháp ra khỏi Đông Dương, Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Sau
khi đảo chính thành cơng, Nhật thi hành một loạt chính sách củng cố quyền
thống trị. Chính phủ Bảo Đại- Trần Trọng Kim được Nhật dựng ra với cái bánh
vẽ “độc lập” để phục vụ cho nền thống trị của chủ nghĩa phát xít. Nội các Trần
Trọng Kim do có lợi ích gắn liền với quân phiệt Nhật nên đã ra Tuyên cáo, kêu
gọi “quốc dân phải gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành
thực hợp tác với nước Đại Nhật Bản trong sự kiến thiết nền Đại Đông Á, vì cuộc
thịnh vượng chung của Đại Đơng Á có thành thì sự độc lập của nước ta mới
khơng phải là giấc mộng thống qua”.
=> Trước tình hình đó,ngay trước lúc Nhật nổ súng Pháp, Tổng Bí Thư
tRường Chinh triệu tập Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết
định đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
1.2, Chủ trương của Đảng và diễn biến cuộc đấu tranh giành chính
quyền:
1.2.1, Chủ trương của Đảng:
* Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng
phần:
- Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước:
Ngay đêm 9-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở
rộng ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ
5


Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".

Với những nội dung cơ bản là:
+Nhận định tình hình: Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm
Đông Dương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện
khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi. Tuy vậy, hiện đang có những cơ hội tốt làm
cho những điều kiện Tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi.
+Xác định kẻ thù: Sau cuộc đảo chính, phátxít Nhật là kẻ thù chính, kẻ
thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đơng Dương, vì vậy phải thay khẩu
hiệu "đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp" bằng khẩu hiệu "đánh đuổi Phát xít Nhật";
nêu khẩu hiệu “thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đơng Dương” để
chống lại chính phủ thân Nhật.
+Chủ trương: Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước manh mẽ,
làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ
chức và đấu tranh lúc này phải thay đổi cho thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa
như tuyên truyền xung phong, biểu tình tuần hành, bãi cơng chính trị, biểu tình
phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, đẩy mạnh xây đựng các đội tự vệ
cứu quốc,…
+Phương châm đấu tranh lúc này là phát động chiến tranh du kích, giải
phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa.
+Dự kiến những thời cơ thuận lợi để thực hiện Tổng khởi nghĩa như quân
Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn
cản quân Đồng minh phía sau sơ hở. Cũng có thể là cách mạng; Nhật bùng nổ và
chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được thành lập, hoặc Nhật bị mất
nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần.
-

Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận:

6



+Trong lúc Cao trào kháng Nhật, cứu nước đang dâng lên mạnh mẽ, ngày
15-4-1945, Ban Thường vụ Trung tromg Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách
mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hịa (Bắc Giang).
+Hội nghị nhận định: Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các
nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này. Chúng ta phải tích cực phát triển
chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa kháng Nhật để chuẩn bị cuộc tổng khởi
nghĩa cho kịp thời cơ.
+Hội nghị đã quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có thành
Việt Nam giải phóng quân; quyết định xây dựng bảy chiến khu trong cả nước và
chủ trương phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang,...
Giữa lúc phong trào quần chúng trong cả nước đang phát triển mạnh mẽ ở
cả nơng thơn và thành thị thì nạn đói diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ do Nhật, Pháp đã vơ vét hàng triệu tấn lúa gạo của nhân dân. Hơn
hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Xuất phát từ lợi ích sống còn trước mắt của
quần chúng, Đảng kịp thời đề ra khẩu hiệu "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói".
Chủ trương đó đã đáp ứng được nguyện vọng cấp bách của nhân dân, vì vậy
trong thời gian ngắn, Đảng đã động viên được hàng triệu quần chúng tiến lên
trận tuyến cách mạng.
*Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa
- Trung ương quyết định họp Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào
(Tuyên Quang) từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945, do lãnh tụ Hồ Chí Minh và
Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì, tập trung phân tích tình hình và dự đốn
“Qn Đồng minh sắp vào nước ta và đế quốc Pháp lăm le khôi phục lại địa vị
cũ ở Đông Dương” . Hội nghị nhận định: Cơ hội rất tốt cho ta giành chính quyền
độc lập đã tới và quyết định phát động tồn dân Tổng khởi nghĩa, giành chính
quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai, trước khi quân Đồng minh vào Đông
Dương.
7



- Hội nghị chi rõ khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: "Phản đối xâm lược";
"Hồn tồn độc lập"; "Chính quyền nhân dân". Những nguyên tắc để chỉ đạo
khởi nghĩa là tập trung, thống nhất kịp thời, phải đánh chiếm ngay những nơi
chắc thắng, không kể thành phố hay nông thơn; qn sự và chính trị phải phối
hợp; phải làm tan rã tinh thần quân địch,…
- Hội nghị còn quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội
và đối ngoại trong tình hình mới. Về đối nội, sẽ lấy Mười chính sách lớn của
Việt Minh làm chính sách cơ bản của chính quyền cách mạng, về đối ngoại, thực
hiện nguyên tắc bình đẳng, hợp tác, thêm bạn bớt thù, triệt để lợi dụng mâu
thuẫn giữa Pháp - Anh và Mỹ - Tưởng, hết sức tránh trường hợp một mình phải
đối phó nhiều kẻ thù trong cùng một lúc; phải tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô,
của nhân dân các nước trên thế giới, nhất là nhân dân Pháp và nhân dân Trung
Quốc. Hội nghị quyết định của ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do Trường Chinh
phụ trách và kiện toàn Ban Chấp hành Trung ương. Ngay đêm 13-8-1945, ủy
ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng khởi nghĩa.
1.2.2, Diễn biến khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng
Tám 1945:
- Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp, độc
chiếm Đơng Dương.Dự đốn trước tình hình, ngay trước lúc Nhật nổ súng Pháp,
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng do tổng Bí thư Trường Chinh tập
hợp mở rộng tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) quyết định phát động một
cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức
tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp.
- Ngày 12-3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”, chỉ rõ bản chất cuộc đảo chính giành lợi ích của Nhật,
xác định kẻ thù trước mắt và duy nhất lúc này là phát xít Nhật. Dưới sự lãnh đạo
của đảng và Việt Minh, từ giữa tháng 3-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu
nước diễn ra sơi nổi mạnh mẽ. Chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng
8



phần nổ ra ở vùng thượng du và trung du Bắc Kỳ. Đội Việt nam tuyên truyền
giải phóng quân và cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị giải phóng
hàng loạt xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang,.. Khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) thắng lợi,
đội du kích Ba Tơ được thành lập và xây dựng căn cứu ở Ba Tơ.
- Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc
Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành
Việt Nam giải phóng quân.
- Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân
tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt
Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
- Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ,
phong phú về nội dung và hình thức.
- Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào
làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân.Ngày 15-51945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng
Bắc Kỳ tại Hiệp Hòa (Bắc Giang). Hội nghị chủ trương thống nhất các lực lượng
vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, phát triển lực lượng bán vũ trang và
xây dựng bảy chiến khu trong cả nước.
- Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập gồm
hầu hết các tỉnh cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà
Giang và một số vùng lân cận thuộc Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên
đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả
nước, bắt đầu thi hành chính sách của Việt Minh. Khu giải phóng Việt bắc trở
thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước. Nhiều chiến khu mới được xây
dựng như chiến khu Vần-Hiền Lương ở vùng giáp giới hai tỉnh Phú Thọ và Yên
Bái, chiến khu Đông Triều (Quảng Yên), chiến khu Hịa-Ninh-Thanh (ở phía
9



Tây ba tỉnh Hịa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa), chiến khu Vĩnh Tuy và Cầu Rái
(Quảng Ngãi)…
+Tại cách đô thị, nhất là những thành phố lớn, các đội danh dự Việt Minh
đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác trừ gian, tạo điều kiện phát
triển các tổ chức cứu quốc trong các tầng lớp nhân dân thành thị và xây dựng lực
lượng tự vệ cứu quốc.
+Ở các tỉnh bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết
nạn đói” đã thổi bừng ngọn lửa căm thù trong đông đảo nhân dân và phát động
quần chúng vùng dậy với khí thế cách mạng hừng hực tiến tới tổng khởi nghĩa
giành chính quyền”. tại nhiều địa phương, quần chúng tự vũ trang, xưng đột với
binh lính và chính quyền Nhật, biến thành những cuộc khởi nghĩa từng phần,
giành quyền làm chủ.
- Ngày 12-8-1945, Ủy ban lâm thời giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa trong
khu.
- Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy
ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, phát đi lệnh tổng khởi nghĩa
toàn quốc.
- Ngày 14 và ngày 15-8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp
tại Tân Trào (Tuyên Quang), do lãnh tụ Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường
Chinh chủ trì, tập trung phân tích tình hình và khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta
giành độc lập đã tới” và quyết định phát động tồn dân khởi nghĩa giành chính
quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông
Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung,
thống nhất, kịp thời.
- Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào, về dự Đại hội có
khoảng 60 đại biểu của các giới, các đảng phái chính trị, các đồn thể quần
chúng cứu quốc, các dân tộc, tôn giáo trong nước và đại biểu kiều bào ở nước
10



ngoài. Tại đại hội tán thành quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền của
Đảng và thơng qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng
khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng
Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong
đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào
hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta…Chúng ta khơng thể chậm
trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước
đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14
đến ngày 18-8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông
thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các
thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam...Bốn tỉnh giành
chính quyền sớm nhất là Hải Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Từ ngày 14-8 trở đi, các đơn vị Giải phóng quân lần lượt tiến công các
đồn binh Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên
Bái,…
- Ngày 16-8-1945, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ
huy từ Tân trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. Từ ngày 14 đến ngày 188-1945, ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung và miền Nam,
quần chúng cách mạng nổi dậy giành chính quyền ở cấp xã và huyện.
- Ngày 17-8-1945 tại Hà Nội , Tổng hội viên chức tổ chức một cuộc mít
tinh ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Đảng bộ Hà Nội bí mật huy động quần
chúng trong các tổ chức cứu quốc ở nội và ngoại thành biến cuộc mít tinh đó
thành cuộc mít tinh ủng hộ Việt minh. Các đội tuyên truyền xung phong bất ngờ
giương cao cờ đỏ sao vàng, kêu gọi nhân dân tham gia khởi nghĩa. Hàng vạn
quần chúng dự mít tinh nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Việt Minh. Lính bảo
an, cảnh sát của chính quyền nhật có nhiệm vụ bảo vệ cuộc mít tinh cũng
11



nghiêng theo Việt Minh. Cuộc mít tinh đã trở thành một cuộc biểu tình, có cờ đỏ
sao vàng dẫn đầu, diễu qua các con phố đông người, tiến đến trước phủ tồn
quyền cũ, nơi tư lệnh qn Nhật đóng, cổ động chương trình Việt Minh khắp các
phố.
- Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội, thủ đô tràn
ngập cờ đỏ sao vàng. Đây là cuộc thắng lợi đã tạo động lực, ảnh hưởng nhanh
chóng đến phong trào đấu tranh giành chính quyền ở các tỉnh thành khác, cỗ vũ
mạnh mẽ phong trào cả nước, làm cho chính quyền tay sai của Nhật ở nhiều nơi
thêm hoảng hốt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổng khởi nghĩa.
- Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hịa Bình, Hải
Phịng, Hà Đơng, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Sáng
25-8, hơn 1 triệu người biểu tình tuần hành thị uy. Quân khởi nghĩa chiếm các
công sở. Cuộc khởi nghĩa thành cơng nhanh chóng.
=> Những cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gịn và các đơ thị đập tan
các cơ quan đầu não của kẻ thù có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong cả nước.
- Ngày 25-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gịn - Gia Định, Kon Tum,
Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo,
Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi
dậy giành chính quyền.
- Ngày 30-8-1945, tại cuộc mít tinh gồm hàng vạn người tham gia ở Ngọ
Môn, thành phố Huế, Bảo Đại thoái vị và giao nộp ấn, kiếm cho Chính phủ lâm
thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
1.3, Kết quả cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng
tháng Tám 1945:
- Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã
giành thắng lợi hoàn tồn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

12



- Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịnh sử, trước cuộc
mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ
Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và
thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.

CHƯƠNG 2: TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN THẮNG
LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM 1945:

2.1, Nguyên nhân thắng lợi:
- Cách mạng Tháng Tám thành công dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình
của Đảng, sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin một cách
đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo.
- Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong bối cảnh quốc tế thuận lợi, kẻ thù
trực tiếp của nhân dân ta là phát xít Nhật đã bị Liên Xơ và lực lượng dân chủ
trên thế giới đánh bại. Quân Nhật ở Đông Dương và tay sai tan rã. Đảng đã chớp
thời cơ ngàn năm có một, phát động tồn dân nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi
nhanh chóng.
- Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian
khổ của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng , đã được rèn luyện qua ba cao trào
13


cách mạng, 1930-1931; 1936-1939; 1939-1945. Quần chúng cách mạng được
Đảng tổ chức lãnh đạo và rèn luyện. Bằng thực tiễn đấu tranh đó trở thành lực
lượng chính trị hùng hậu, có lực lượng vũ trang nhân dân làm nịng cốt.
- Cách mạng Tháng Tám thành công là do Đảng ta đã chuẩn bị lực lượng
vĩ đại toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, dựa trên cơ sở liên minh công
- nông dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Đảng ta là người tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng Tháng Tám, Đảng
có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dạn kinh nghiệm trong đấu tranh, đoàn
kết, thống nhất, nắm đúng thời cơ, chỉ đạo kiên quyết, khôn khéo, biết tạo nên
sức mạnh tổng hợp để áp đảo kẻ thù và quyết tâm lãnh đạo quần chúng khởi
nghĩa giành chính quyền. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố chủ yếu
nhất quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.
2.2, Ý nghĩa lịch sử:
2.2.1, Đối với Việt Nam:
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đập tan xiềng xích nơ lệ của chủ
nghĩa đế quốc trong gần một thế kỷ, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ
chuyên chế lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam từ một
nước thuộc địa, phụ thuộc, thân phận nô lệ trong xã hội cũ đứng lên với một vị
thế mới, vị thế của người làm chủ vận mệnh, tương lai của đất nước.
- Tắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 đánh dấu bước ngoạt lớn của
cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc-kỷ nguyên của
nền độc lập, tự do, kỷ nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước, kỷ
nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng nhân dân
lao động, hướng tới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Về vai trị của Đảng: Đảng Cộng sản Đơng Dương từ chỗ hoạt động bí
mật, trở thành Đảng cầm quyền và hoạt động công khai. Từ đây, Đảng và nhân

14


dân Việt nam có chính quyền nhà nước cách mạng làm công cụ sắc bén phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.2.2, Đối với quốc tế:
- Cách mạng tháng Tám là một cuộ cách mạng giải phóng dân tộc lần đầu
tiên giành thắng lợi ở một nước thuộc địa, tạo ra một bước đột phá trong hệ
thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời kỳ suy tàn của chủ nghĩa

thực dân cũ.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám không chỉ là chiến công của dân
tộc Việt Nam mà cịn là chiến cơng chung của các dân tộc thuộc địa đang đấu
tranh vì độc lập tự do, từ đó tạo một luồng sóng cổ động mạnh mẽ tinh thần của
phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
- Gợi mở về đường lối đấu tranh giành độc lập, chứng minh rằng một
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc muốn thành cơng cần có sự lãnh đạo, dẫn dắt
của Đảng cầm quyền, đại diện cho giai cấp vơ sản, Đảng Cộng sản lãnh đạo
hồn tồn có khả năng thắng lợi ở một nước thuộc địa.
- Cách mạng tháng Tám góp phần làm giàu thêm kho tàng lý luận của chủ
nghĩa Mác Lê-nin về cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc.
2.3, Bài học kinh nghiệm:
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại nhiều bài học quý báu, nổi bật
là:
+ Bài học thứ nhất là có một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu
chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn
cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, có
phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực
lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.

15


+ Bài học thứ hai là vấn đề lãnh đạo chiến lược giành và giữ chính quyền.
Đảng ta giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và
cách mạng ruộng đất, trong cách mạng thuộc địa nhiệm vụ giải phóng dân tộc là
tiên quyết cần đặt lên hàng đầu. Đảng đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách
mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần
chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời

cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính
quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật
chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết
kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và
đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân.
+ Bài học thứ ba là vấn đề nắm bắt được thời cơ, đề ra được những quyết
định chính xác và kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng
lúc thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3-1945
“Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13-8-1945. Cũng nhờ chọn đúng thời
cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên
gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong
thời gian ngắn.

16


KẾT LUẬN

Có thể nói, cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của
Đảng là cuộc cách mạng nhân dân năng động và sáng tạo của nhân dân Việt
Nam đã giành được thắng lợi một cách thuyết phục. Đây là cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân do Đảng Cộng sản lãnh
đạo đầu tiên và duy nhất trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân
tộc thuộc địa trong lịch sử nhân loại thế kỷ XX.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 của Việt Nam đã đánh đổ ách
thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp câu kết với chế độ phong kiến gần một
trăm năm, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hoà - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Thắng lợi
của cuộc Cách mạng Tháng Tám có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn đối với dân
tộc Việt Nam. Nó chẳng những khẳng định giai cấp cơng nhân và nhân dân lao
17


động Việt Nam đã đồng tâm hiệp lực, chiến đấu quả cảm đã "vung ra nghị lực
phi thường" nhất tề đứng lên giành độc lập tự do mà còn khẳng định sự lãnh đạo
tài tình sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề ra đường lối chiến lược và sự thay đổi sách lược đúng đắn chớp thời cơ,
tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám đã đưa dân tộc ta từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân,
đưa Việt Nam gia nhập đại gia đình vơ sản quốc tế sánh vai với các cường quốc
văn minh trên thế giới.
Nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám đóng một vai trị quan trọng trong
việc học tập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng, tìm hiểu về lịch sử
nước nhà nói chung. Với đề tài “Đảng lãnh đạo giành chính quyền trong cách
mạng tháng Tám năm 1945”, em hy vọng có thể góp tiếng nói nhỏ vào nhận
thức chung về cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại của lịch sử
đất nước.
Do kiến thức lý luận và thực tiễn của em còn hạn chế nên bài tiểu luận
khơng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong thầy cơ có thể góp ý để bài tiểu luận của
em có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. (Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Sử dụng trong các trường Đại học- Hệ chuyên lý luận chính trị, tài liệu
tập huấn giảng dạy năm 2019)
2. Cách mạng tháng Tám: Hoàn cảnh, Nguyên nhân và ý nghĩa.
(giasuhanoigioi.edu.vn, chuyên mục lịch sử)
3. Cách mạng tháng Tám năm 1945- sự kiện vũ đại trong lịch sử dân tộc
Việt Nam. (Tác giả BBT, Nguồn tin Tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên
giáo Trung ương)
4. Tiểu luận Cách mạng tháng tám năm 1945. (123docz.net)
5. Tầm vóc thời đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945. (Báo Điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam)
6. Tóm tắt bối cảnh, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch
sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng 8-1945.
(truongchinhtritinhbentre.edu.vn)
7. Cách mạng tháng Tám năm 1945- sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt
Nam. (trang thông tin điện tử Đảng bộ huyện Nam Trà My).

19



×