Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nghệ thuật Tạo thời cơ và chớp thời cơ của trong cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.03 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
-----------------
TIỀU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ, TIẾN LÊN TỔNG
KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1945
Đề tài : Nghệ thuật Tạo thời cơ và chớp thời cơ của trong cách mạng
tháng Tám năm 1945 của Đảng
1
NGHỆ THUẬT TẠO THỜI CƠ VÀ CHỚP THỜI CƠ
TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM CỦA ĐẢNG
Cách mạng tháng tám là một sự kiện lịch sử vĩ đại trong toàn bộ
lịch sử đấu tranh cách mạng để tự giải phóng của dân tộc Việt Nam. Nó
đã kết thúc vẻ vang một quá trình vận động cách mạng dưới sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân và đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Đông
Dương, đồng thời mở ra một quá trình vận động cách mạng mới. Thắng
lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi về chiến lược và sách lược cách
mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách
mạng vm. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã dẫn tới nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà ra đời, nhà nước công nông đầu tiên được thành lập ở
Đông Nam Á, đây là đỉnh cảo cách mạng trong khu vực Đông Nam Á, và
trong phong trào giải phóng dân chủ thế giới.
Cuộc cách mạng dân tộc và khởi nghĩa dân tộc năm 1945 là một
cuộc cách mạng vô cùng nhân đạo, thể hiện một chủ nghĩa dân tộc sáng
suốt. Đó là một cuộc cách mạng tập hợp được tuyệt đại bộ phận nhân dân
cả nước, diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu.
Cách mạng tháng Tám thắngl ợi là do sự tác động, chuyển hoá, tổng
hợp của nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật tạo thời cơ và chớp thời cơ của
Đảng là một nhân tố vô cùng quan trọng.


Cách mạng tháng Tám đã chọn đúng thời cơ, nắm bắt thời cơ và tận
dụng những thuận lợi của thời cơ. Chỉ trong vòng 20 ngày (15-8 đến 5-9)
cách mạng Việt Nam đã có một bước ngoặt quyết định, cuộc tổng khởi
nghĩa diễn ra rất nhanh, rất mạnh và rất gọn. Nếu sớm hơn thời gian đó,
khi phát xít Nhật chưa đầu hàng, hoặc muộn hơn thời gian đó. Khi quân
Anh, Tưởng đã vào Đông Dương thì tình hìh sẽ diễn biến phức tạp khôn
lường.
2
Chọn đúng thời cơ khởi nghĩa là vấn đề vô cùng quan trọng vì khởi
nghĩa vũ trang; một hình thức đặc biệt của đấu tranh vũ trang, chí thành
công khi trước hết đã có thể “dựa vào một bước ngoặt quyết định trong
lịch sử của cuộc cách mạng đang lên. Khi mà tính tích cực của các bộ
phận tiên tiến trong nhân dân được biểu lộ cao hơn hết, khi mà những dao
động trong hàng ngũ địch và trong hàng vũ những người bạn mềm yếu do
dự và không kiên quyết của cách mạng biểu hiện ra mạnh hơn hết” (Lê-
nin - Chủ nghĩa Mác và khởi nghĩa vũ trang). Chọn đúng thời cơ khởi
nghĩa còn hết sức quan trọng vì thời cơ đó có thể qua đi rất mau. Lênin
trong buổi chiều ngày 24-10-1917 đã viết rõ “Rõ ràng hơn ban ngày là
hiện nay nếu khởi nghĩa chậm thì thật lá xuống hố… lịch sử sẽ không tha
thứ cho các nhà cách mạng, nếu chậm trễ, họ có thể thắng ngày hôm nay
(và nhất định sẽ thắng ngày hôm nay) nếu chậm đến ngày mai thì sẽ mất
nhiều và có thể mất hết…”.
Nắm vững lý luận cuả Chủ nghĩa Mác-Lênin về khởi nghĩa vũ trang
và nhận thức được sâu sắc quá trình phát triển của tình thế. Đảng đã sớm
vạch được lúc nào xuất hiện thời cơ khởi nghĩa ở Việt Nam và đã biết
trước thời cơ đó sẽ đi qua rất mau. Để có thể chọn đúng thời cơ, nắm bắt
đúng thời cơ và tận dụng những thời cơ thì trước hết phải tạo được thời
cơ, tạo thời cơ đó chính là quá trình xây dựng, chuẩn bị về đường lố,
phương pháp và lực lượng cách mạng… Đó là yếu tố vật chất tạo nên thực
lực của cách mạng, tạo nên sức mạnh vô địch giành thắng lợi trong giờ

phút quyết định, thời cơ tháng Tám không phải là một cơ may.
Như chúng ta đã biết 9-1939 chiến tranh thế giới thứ hài bùng nổ ở
Đông Dương thực dân Pháp đàn áp rất khốc liệt phong trào cách mạng do
Đảng ta lãnh đạo, đồng thời ban bố lệnh tổng động viên, ra sức bắt người,
cướp của tại chỗ để cung cấp cho chiến tranh đế quốc của chúng. Chiến
tranh đã đặt đát nước ta trong tình hình mới. Chính sách vơ vét, cướp bóc
và chính sách khủng bố phát xít của đế quốc trong chiến tranh sẽ đẩy mau
tốc độ cách mạng hoá nhân dân, đẩy mau tình thế tới một thời điểm mà
3
giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ, và giai cấp bị trị cũng không
thể sống như cũ được nữa. Chiến tranh đã đặt nhiệm vụ đánh đổ chính
quyền của đế quốc và tay sai thành nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách
mạng. Đấu tranh hợp pháp giành chính quyền dân chủ, dân sinh không
còn khả năng mà cũng không phải là mục tiêu trực tiếp của cách mạng lúc
ấy nữa. Đảng ta đã kịp thời chỉ thị cho các cơ quan và cán bộ hd hợp pháp
và nửa hợp pháp phải mau lẹ rút vào bí mật, chuyển trọng tâm công tác về
nông thôn để tiến hành công tác phát triển mạnh mẽ lực lượng cách mạng
ở cả nông thôn và thành thị.
Tháng 6-1940 nước Pháp bị quân phát xít Hít le chiếm đóng phát xít
Nhật nhân cơ hội đó đã xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp đã đầu
hàng phát xít Nhật, chúng quỳ gối mở cửa đón phát xít Nhật vào cùng bóc
lột, thống trị. Do sự xúi giục của Nhật, Thái Lan gây chiến với đế quốc
Pháp. Tuy vậy nhân dân Việt Nam bất khuất đã đứng dậy chống cả Nhật
lẫn Pháp. Tháng 9-1940 nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Tháng 11-1940
nổ ra cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, tháng 1-1941 nổ ra cuộc binh biến Đô
Lương. Các cuộc khởi nghĩa này báo hiệu một thời kỳ mới của đất nước.
Thời kỳ toàn dân nổi dậy cầm vũ khí đánh đổ bọn cướp nước và bán nước
giành độc lập, tự do, thời kỳ những cuộc khởi nghĩa từng phần có thể nổ
ra để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước. Mặc dù khách
quan có nhiều thuận lợi nhưng tình thế cách mạng lúc đó cũng mới chỉ là

tình thế cách mạng nói chung. Điều kiện chủ quan chưa cho phép tiến
hành đấu tranh vũ trang ngay để giành lấy thắng lợi toàn bộ cho cách
mạng mà còn phải trải qua một thời kỳ tổ chức và chuẩn bị chu đáo hơn.
Tháng 11-1940 Hội nghị Trung ương Đảng họp tại Đình Bảng (Bắc
Ninh). Hội nghị vạch rõ nguy cơ của các dân tộc Đông Dương bị một cổ
hai tròn. Đông Dương bị hai bọn đế quốc phát xít Nhật - Pháp dày xéo, kẻ
thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là đế quốc phát xít Nhật -
Pháp. Do đó nhiệm vụ trước mắt của Đảng là lãnh đạo nhân dân Đông
Dương chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang đánh đổ phát xít Nhật - Pháp giành
4
chính quyền về tay nhân dân. Hội nghị quyết định duy trì lực lượng vũ
trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, đơn vị tập trung đều tiên củ lực lượng
vũ trang cách mạng do Đảng ta lãnh đạo, làm nòng cốt cho việc xây dựng
cơ sở chính trị và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 5-1941 Họi nghị Trug ương Đảng họp tại Pắc-Bó do Nguyễn
Ái Quốc triệu tập và chủ trì. Khi đó phát xít Đức sắp đánh Liên Xô, hội
nghị nhận định nếu Đức đánh Liên Xô thì chúng sẽ bị tiêu diệt, cách mạng
nhiều nước sẽ thành công, một loạt nước xã hội chủ nghĩa sẽ ra đời. Trên
cơ sở phân tích một cách sâu sắc tình hình trong nước và tình hình trên
thế giới, hội nghị xác định cuộc cách mạng trước mắt là cách mạng giải
phóng dân tộc, các lực lượng cách mạng của dân tộc cần tập trung mũi
nhọn vào bọn phát xít xâm lược Nhật - Pháp bởi vì: “Trong lúc này, nếu
không gq được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do
cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu
mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng
không đòi lại được”.
Hội ngị lập “Việt Nam đọc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh bao
gồm các hội cứu quốc của các tầng lớp nhân dân, áp dụng một sách lược
hết sức mềm dẻo để phân hoá cao độ kẻ thù và tranh thủ mọi lực lượng có
thể tranh thủ được nhằm cứu nước, giải phóng dân tộc.

Hội ngị cũng chỉ rõ chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trug tâm của
Đảng và dân ta trong giai đoạn hiện tại. Căn cứ vào khởi nghĩa của Xô
viết Nghệ tĩnh và khởi nghĩa của các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Sơn, Nam
Kỳ, Hội nghị nhận định khi thời cơ đến “với lực lượng sẵn có, ta có thể
lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương, cũng có
thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to
lớn”.
Như vậy hội nghị tháng 5-1941 đã nắm vững mục tiêu giải phóng
dân tộc là trung tâm, vạch ra những phương hướng, biện pháp tập hợp lực
lượng chống đế quố trong một mặt tận dân tộc thống nhất rất thích hợp là
5
Việt Minh, qua con đường khởi nghĩa vũ trang từng phần tiến đến tổng
khởi nghĩa. Đây là những sáng kiến lớn của Đảng, Hồ Chí Minh trong cao
trào cứu nước những năm 1940 - 1945.
Tháng 12-1941 Trung ương ra thông cáo về “Cuộc chiến tranh Thái
Bình Dương và trách nhiệm cần kíp của Đảng” vạch rõ khi quân đồng
minh kéo vào đất ta tới đâu thì nơi đó nổi cậy lập chính quyền cách mạng
lâm thời của địa phương rồi nhân danh chính quyền đó giao tiếp với họ.
Từ năm 1944 - 1945 những thắng lợi to lớn của Liên Xô ở mặt tận
Stalin grat và các mặt trận tiếp theo đã được cuộc chiến tranh thế giới thứ
hai tới bước ngoặt căn bản, số phận của bè lũ phát xít đang tới bước định
đoạt. Thời cơ thuận lợi cho các dân tộc bị áp bức vùng dậy đang tới gần.
Tháng 8-1945 theo chủ trương của Đảng, tổng bộ Việt minh kêu gọi
và phát động phong trào “Sắm vũ khí, đuổi thù chung” phong trào xây
dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa và chuẩn bị khởi nghĩa vũ
trang được đẩy mạnh ở vùng rừng núi và trung du song song với phong
trào đấu tranh chính trị của quần chúng ở đồng bằng nông thôn và thành
thị. Trên cơ sở phong trào vũ trang và nửa vũ trang cách mạng được xây
dựng, một hệ thống căn cứ địa liên hoàn đã được mở ra từ cao Bằng đến
Hà Giang, Bắc Kạn và Lạng Sơn. Trên phạm vi cả nước không chỉ cách

mạng sục sôi khắp nơi, ở một số địa phương nhất là ở những vùng căn cứ
địa quần chúng nôn nóng muốn hành động nhưng Đảng chỉ rõ thời cơ khởi
nghĩa cả nước chưa đến.
Ngày 22-12-1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được
thành lập, đã cùng với các đội cứu quốc quân đẩy mạnh đấu tranh chính
trị với đấu tranh vũ tranh, đẩy tới phong trào đánh Pháp đuổi Nhật trên cả
nước.
Từ cuối 1944 đầu năm 1945 trên chiến trường Châu Âu quân đội
Xô Viết đã giành được thắng lợi quyết định bằng hàng loạt đòn phản công
chiến lược đưa chiến tranh đến cửa ngõ của sào huyệt phát xít Đức. Giờ
tận số của phát xít Đức đã điểm. Số phận của phát xít Nhật ở Đông Dương
6

×