Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

NHẬT bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.54 KB, 9 trang )

NHẬT BẢN
Mục lục

Câu 1: Cấu trúc thơ Haiku?
- Kết cấu hư không
Khoảng trống là một đặc trưng nghệ thuật của thơ haiku tạo
nên cho haiku một kiểu kết cấu độc đáo: kết cấu hư không. Trong
bài viết này, chúng tôi dùng thuật ngữ hư không thay cho chân
không vẫn được dùng trong nhiều tài liệu bởi lý do, chân không là
thuật ngữ vật lý dùng để chỉ khoảng không trống rỗng tuyệt đối,
cịn hư khơng là thuật ngữ của Thiền tông chỉ cảnh giới tịch lặng
trong tâm hành giả lúc nhập định, một cái tâm trong sáng, không
tạp niệm, do đó có khả năng tri kiến sáng suốt. Khái niệm hư
khơng thâm nhập vào nhiều loại hình nghệ thuật Nhật Bản như
vườn cảnh, tranh mặc hội, thơ haiku… Chính những khoảng trống
này tạo nên ý nghĩa, vẻ đẹp cho một bài haiku. Chúng hồn tồn
khơng phải trống rỗng tuyệt đối. Kết cấu hư không thể hiện ở chỗ:
Mỗi bài haiku chỉ gói gọn trong 17, thi thoảng có bài 19 âm tiết
phân bố thành ba dịng 5-7-5 (5-9-5). Ngơn từ cực tiểu đã tạo ra
khoảng trống tối đa bên ngoài bài thơ.
Ví dụ:
1


Du nữ
Ngủ cùng quán trọ
Hoa Hagi và trăng.
Ngôn từ cực tiểu đã tạo ra khoảng trống tối đa bên ngoài bài thơ
Bài thơ về các du nữ chỉ có 17 âm tiết, tương đương với khoảng
10 từ nên nhà thơ chỉ có thể phác hoạ hay gọi tên một cách khách
quan một hay một vài hình ảnh hoặc âm thanh


khơng thể diễn giải, lý luận dông dài hay biểu cảm; giống như là
trong hư không, nhà thơ nhẹ thả những hình ảnh, âm thanh rồi để
chúng tự bồng bềnh trơi.
Điều này khiến ngay chính giữa các hình ảnh, từ ngữ trong bài
cũng có khoảng trống. Người đọc phải dùng kinh nghiệm, kiến
thức, tưởng tượng để kết nối chúng lại. Trong bài thơ trên, bằng
kinh nghiệm, chúng ta biết du nữ là những người bị coi là đã “lặn
ngụp dưới đáy sâu cuộc đời”, trăng và hoa hagi tượng trưng cho
sự thanh tao, cao quý. Ấy vậy mà chúng lại được đặt cạnh nhau,
tồn tại bên nhau một cách bình đẳng. Bằng thủ pháp liệt kê, Basho
đã trân trọng nâng các cô du nữ vốn bị người đời khinh rẻ lên địa
vị tôn quý cùng với trăng, sao, hoa, cỏ. Bài thơ khẳng định tính
chất vơ sai biệt của vạn vật trong vũ trụ và có cùng chủ đề với bài
thơ sau đây của R.Tagore:
Trong sân chầu vũ trụ
Chiếc lá cỏ bình thường
2


Cũng ngồi chung một thảm
Với ánh mặt trời và sao sáng trong đêm
Trong bài thơ về du nữ của Basho, danh từ chiếm số lượng chủ
yếu; trạng từ, động từ, tính từ bị hạn chế tối đa, đúng như tinh thần
mà một haijin đời sau kêu gọi: “Cần hết sức cắt bỏ các trạng từ và
động từ” (M.Shiki 1867-1902). Lược đi những từ có tính cụ thể
hóa đối tượng, những hình ảnh, âm thanh trở nên khái quát, đa
nghĩa, giàu tính tượng trưng hơn là cụ thể, đơn nghĩa, trực tiếp.
Phần còn lại là khoảng trống dành cho sự chủ động tưởng tượng,
đồng sáng tạo của độc giả. Chẳng hạn bài haiku sau đây của
Basho:

Cành khô / quạ đậu / chiều thu
Liệt kê, ẩn dụ là thủ pháp xuất hiện tương đối nhiều trong thơ
haiku.
Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt của Trung Quốc, thơ ghazal (thơ đôi) của
Ba Tư, Ấn Độ hay lục bát hai câu của Việt Nam cũng có dung
lượng khơng lớn. Một bài ngũ ngơn tứ tuyệt có 20 âm tiết hơn một
bài haiku 3 hoặc 1 âm, một bài lục bát hai câu có 14 âm tiết ít hơn
một bài haiku thậm chí tới 3 âm, có khi 5 âm. Tất cả các thể thơ
này đều coi trọng tính hàm súc, “ngơn tại ý ngoại”. Số lượng từ
giới hạn như vậy cũng để lại khoảng trống mênh mơng bên ngồi
bài thơ. Tuy nhiên, sự hàm súc của thơ ngũ ngôn tứ tuyệt của

3


Trung Quốc, thơ ghazal của Ba Tư, Ấn Độ hay lục bát ngắn của
Việt Nam có điểm khác haiku.
Nhận xét về đặc điểm ngắn gọn của haiku, Roland Barthes, một
nhà phê bình người Pháp đã viết: “Sự ngắn gọn của haiku khơng
phải là vấn đề hình thức. Haiku khơng phải là một tư tưởng phong
phú rút vào một hình thức ngắn mà là một sự tình vắn tắt đã tìm ra
được hình thức vừa vặn của mình”1. Ý kiến trên đúng ở chỗ trong
thơ haiku, một “sự tình vắn tắt” thực sự đã tìm ra được hình thức
vừa vặn của mình. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng bản thân “sự tình
vắn tắt” ấy lại hàm ẩn một “tư tưởng phong phú”, một ý tứ sâu xa
chứ không giới hạn chỉ ở sự tình ấy nên haiku vẫn là “một tư
tưởng phong phú rút vào một hình thức ngắn”.
Câu 2: Nội dung thơ Haiku?
Haiku là thể thơ ngắn nhất thế giới, mỗi bài thường chỉ có 17 âm
tiết (có thể ngắn hoặc dài hơn một vài âm tiết). Trong nguyên bản

tiếng Nhật, 17 âm tiết này thường được viết thành một dòng
nhưng khi phiên âm la-tinh lại ngắt thành 3 dòng 5-7-5. Haiku cổ
điển có niêm luật chặt chẽ. Một bài thơ haiku phải thể hiện được
cảm thức về thời gian qua quý ngữ (kigo). Quý ngữ có thể là từ
miêu tả các mùa xuân, hạ, thu, đông hoặc là các hình ảnh, hoạt
động mang đặc trưng của mùa. Việc dùng quý ngữ chỉ mùa thể
hiện sự gắn bó sâu sắc của người Nhật với thiên nhiên. Người Phù
Tang rất nhạy cảm với bốn mùa, có cảm quan tinh tế về thời tiết,
4


nhất là sự thay đổi của thiên nhiên. Tuy vậy, thiên nhiên trong thơ
haiku thường là những cảnh vật bình dị, nhỏ bé, tầm thường và dễ
bị lãng quên như chú ếch, con quạ, chú khỉ nhỏ bé, chim đỗ
quyên, tiếng ve, đóa hoa dại nở bên bờ suối, hịn đá… Hai đề tài
nổi bật của haiku là thiên nhiên và cuộc sống đời thường.
Về phương thức biểu hiện, do một bài thơ chỉ gồm 17 âm tiết nên
các thi sĩ haiku thường bắt đầu từ những điểm nhìn đơn lẻ, chớp
lấy một khoảnh khắc có thần của thực tại, đẩy lên đỉnh điểm của
cảm xúc và sáng tạo theo ngun lý mùa và tính tương quan hình
ảnh. Trong một bài thơ haiku thường có một hình ảnh lớn (vũ trụ)
tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường). Haiku không mô
tả cảm xúc mà chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Nhà thơ ít
dùng tính từ và trạng từ làm hạn chế sự tưởng tượng của người
đọc, vì thế, haiku rất giàu sức gợi. Ở thơ haiku, ta bắt gặp bút pháp
của tranh thủy mặc, thiên về thần thái hơn là đường nét. Kết cấu
bỏ lửng của thơ haiku chính là cái hư khơng bảng lảng khó nắm
bắt của tinh thần Thiền tơng.
Từ một thể thơ được làm với mục đích hài hước, bơng lơn, đùa
vui, về sau, do ảnh hưởng của tư tưởng Thiền tông, thơ haiku thể

hiện những cảm thức thẩm mỹ khác nhau. Những cảm thức thẩm
mỹ này thể hiện cái nhìn của các thi sĩ haiku về thiên nhiên và con
người mang đậm màu sắc Thiền tông. Thơ haiku đề cao những

5


cảm thức thẩm mỹ tinh tế như cái vắng lặng (sabi), đơn sơ (wabi),
buồn thương (aware), nhẹ nhàng (karumi), u huyền (yùgen),…
Sabi (tịch) là cảm thức về sự tĩnh mịch sâu xa của sự vật, tự chúng
bộc lộ những điều kỳ diệu, như trong một không gian vắng lặng,
tiếng ve như thấm sâu vào đá: Vắng lặng u trầm/ thấm sâu vào đá/
tiếng ve ngâm (Basho). Nếu cảm thức sabi là tâm điểm gắn với tư
tưởng Thiền tơng thì wabi (đà) lại gần gũi với các sự vật bình
thường hơn. Đó là những cảm nhận lắng đọng về những thứ nhỏ
nhoi, mong manh như con ốc nhỏ, một chiếc lá rơi, một giọt
sương mai… Cảm thức aware (bi ai) là niềm bi cảm, xao xuyến
trước mọi vẻ đẹp buồn thương của sự vật. Tuy nhiên, đó khơng
phải là cái bi lụy, bi tráng mà aware là một niềm bi cảm thâm
trầm, đẹp và buồn như trong bài thơ: Trên cành khô/ quạ đậu/
chiều thu (Basho). Karumi (khinh) bắt nguồn từ chữ karushi,
nghĩa là nhẹ nhàng, thanh thoát. Karumi thể hiện phong thái ung
dung, tự tại của thi sĩ. Thi sĩ haiku thường cảm nhận và biểu đạt
được vẻ đẹp của con người và sự vật bé nhỏ tưởng chừng như bị
quên lãng. Phát hiện từ trong những vật bình thường, cái đẹp bình
dị, đơn sơ là một cảm thức mang tính karumi. Karumi thường
mang đến cho người đọc những phút giây bình yên trước những
cảm nhận về đời thường: Từ phương trời xa/ cánh hoa đào lả tả/
gợn sóng hồ Bi-wa (Basho).


6


Từ cảm thức về sự cô tịch (sabi), nhận ra cái đẹp ở sự bình dị, thân
thuộc (wabi) và thể hiện sự nhẹ nhàng thanh thoát, ung dung, tự
tại (karumi) đến vẻ đẹp buồn (aware), haiku đã thể hiện những sắc
thái thẩm mỹ mang dấu ấn Thiền tông và văn hóa Phù Tang.
Về nội dung haiku có luật cơ bản là không đả động đến cảm xúc
mà chủ yếu chỉ ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ giới hạn
trong 17 âm tiết nên thơ haiku thường chỉ diễn tả được một sự
kiện diễn ra nhãn tiền ngay tức thì. Tuy là một sự việc nhưng
haiku lại lồng hai ý tưởng bất ngờ lại với nhau.
Ôi những hạt sương (sự kiện hiện tại)
Trân châu từng hạt (ý tưởng thứ 1)
Hiện hình cố hương (ý tưởng thứ 2)
Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là
bốn mùa của thiên nhiên và tính tương quan giữa hai ý tưởng.
Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa
màng một cách gián tiếp. Trong bài khơng thì khơng nói rõ xuân,
hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết
phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ
trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường.
Tiếng ve kêu râm ran (tiếng ve kêu chỉ mùa hạ)
Như tan vào trong than trong đá
Ôi, sao tĩnh lặng quá!

7


Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngồi sự kiện của tác giả

vì có hình sắc, có âm thanh mà cảm xúc thì khơng bộc bạch.
Cỏ hoang trong đồng ruộng
Dẫy xong bỏ tại chỗ
Phân bón!
Dù khơng nói ra nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình
cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ,
nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm tác
giả thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước
sự vĩnh hằng của thiên nhiên.
Thế giới này như giọt sương kia
Có lẽ là một giọt sương
Tuy nhiên, tuy nhiên...
Thơ có khuynh hướng gợi ý hay ám chỉ gián tiếp nhẹ nhàng qua
hai hình ảnh tương phản: một là trừu tượng sống động và linh
hoạt, một là cụ thể ghi dấu thời gian và nơi chốn.
Trăng soi (hình ảnh trừu tượng)
Một bầy ốc nhỏ (hình ảnh cụ thể)
Khóc than đáy nồi (nơi chốn cụ thể)
Nhà thơ khơng giải thích hay luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh
này, chỉ diễn tả sự vật theo bản chất tự nhiên của nó. Người làm
thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ lúc nào cũng có cảm giác bỡ
ngỡ, lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới. Một bài thơ
8


haiku hay là làm sống lại những gì đã chơn sâu trong ký ức và đưa
ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng
và mơ ước của người đọc để người đọc tự suy diễn, cảm nhận.
Chim vân tước bay
Thở ra sương gió

Dẫm lướt từng mây
Thơ có âm hưởng như một bài kệ, sàn lọc từng chữ, không dư mà
cũng không thiếu, cốt sao nói đến chính cái đang là - "đương hạ
tức thị". Nó nắm bắt thực tại ngay trong giây phút nảy mầm, cái
đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào trong
thời điểm đó, tiểu thế giới và đại thế giới hòa nhập vào nhau. Một
diễn tiến trước mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay
biến cố nào đó trong một kinh nghiệm sống của riêng mình. Kỹ
xảo của haiku là giản lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để vận dụng
trí tưởng tượng nơi người đọc. Kết quả là nó phá bỏ ngăn cách
giữa thi sĩ và độc giả để cả hai nhập làm một, đồng âm cộng
hưởng trong niềm rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa
của đất trời.

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×