Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tìm hiểu về quy trình thiết kế mạng lan cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.62 KB, 11 trang )

Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Khoa ATTT - Lớp AT8B
================================
TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ MẠNG LAN
CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Nhóm 13:
Hồ Minh Thắng
Hoàng Văn Thái
Phạm Thanh Sơn
Lê Viết Tuấn
Lê Thị Thủy
Hà Nội, 10-2012
CÔNG NGHỆ MẠNG – NHÓM 13, AT8B Page 1
MỤC LỤC
PHẦN I: Khái niệm và ưu nhược điểm của mạng LAN.
1. Khái niệm.
2. Các kiểu mắc mạng LAN.
3. Ưu điểm.
4. Nhược điểm.
PHẦN II: Cách hoạt động của mạng LAN.
PHẦN III: Những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cần một hệ thống mạng máy
tính đảm bảo được các yêu cầu.
PHẦN IV. Các Bước Thực Hiện và Dịch Vụ.
1. Khảo sát.
2. Thi công mạng Lan và kiểm tra.
PHẦN V: Chuyển giao hệ thống.
CÔNG NGHỆ MẠNG – NHÓM 13, AT8B Page 2
PHẦN I-Khái niệm và ưu nhược điểm của mạng LAN.
1. Khái niệm:
LAN là viết tắt của Local Area Network là mạng cục bộ dùng để kết nối. Các máy tính cá
nhân và các máy tính khác trong phạm vi một khu vực hạn chế được nối với nhau bằng các


dây cable sao cho những người sử dụng có thể trao đổi thông tin, dùng chung các thiết bị
ngoại vi, và sử dụng các chương trình cũng như các dữ liệu đã được lưu trữ trong một máy
tính dành riêng gọi là máy dịch vụ tệp (file). Mạng LAN có nhiều quy mô và mức độ phức tạp
khác nhau, nó có thể chỉ liên kết vài ba máy tính cá nhân và dùng chung một thiết bị ngoại vi
như máy in lazer, Các hệ thống phức tạp hơn thì có máy tính trung tâm (Máy chủ Server)
cho phép các máy client trao đổi thông tin với nhau và thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu dùng
chung.
2. Các kiểu đấu nôi mạng LAN
Mạng LAN có 3 kiểu đấu nối cơ bản, ngoài ra còn có thể kết hợp các kiểu đấu nối đó với
nhau.
Các kiểu LAN cơ bản.
• Kiểu Bus
• Kiểu Ring
CÔNG NGHỆ MẠNG – NHÓM 13, AT8B Page 3
• Kiểu Star
Các kiểu khác.
• Kiểu Star-bus
• Kiểu Star-Ring
CÔNG NGHỆ MẠNG – NHÓM 13, AT8B Page 4
3. Ưu điểm.
Khi các máy kết nối thành mạng LAN thì các máy có thể dùng chung một ứng dụng nào
đó, có thể trao đổi thông tin, dữ liệu với nhau dễ dàng trong thời gian không dài. Các máy
còn có thể dùng chung các thiết bị ngoại vi như máy in , ổ CD
4. Nhược điểm.
Tùy mỗi mô hình kết nối mà có những nhược điểm khác nhau:
• Mô hình Bus: dễ bị ùn tắc dữ liệu khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn. Khi có sự
hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện và khi sửa chữa buộc phải ngừng toàn
bộ hệ thống.
• Mô hình Star: Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn bị phụ thuộc vào khả nǎng của
trung tâm và vì vậy, khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng bị ngừng hoạt động. Mạng

yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm. Khoảng
cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (chỉ khoảng 100 m).
• Mô hình Ring: Đường dây bắt buộc phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì
toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng hoạt động.
PHẦN II-Cách hoạt động của mạng LAN
Việc kết nối các máy tính với một dây cáp được dùng như một phương tiện truyền tin chung
cho tất cả các máy tính. Công việc kết nối vật lý vào mạng được thực hiện bằng cách cắm một card
giao tiếp mạng NIC (Network Interface Card) vào trong máy tính và nối nó với cáp mạng. Sau khi kết
nối vật lý đã hoàn tất, quản lý việc truyền tin giữa các trạm trên mạng tuỳ thuộc vào phần mềm
mạng.
Khi một máy muốn gửi một thông điệp cho máy khác thì nó sẽ dùng một phần mềm trong máy
nào đó đặt thông điệp vào một gói tin (packet) bao gồm dữ liệu, thông điệp được bao bọc giữa tín
hiệu đầu và tín hiệu cuối, sau đó dùng phần mềm mạng để gửi gói tin đó đến máy đích
NIC sẽ chuyển gói tín hiệu vào mạng LAN, gói tín hiệu được truyền đi như một dòng các bit dữ
liệu. Khi nó chạy trong cáp chung mọi máy đều nhận được tín hiệu này, NIC ở mỗi trạm sẽ kiểm tra
địa chỉ đích trong tín hiệu đầu của gói để xác định đúng địa chỉ đến, khi gói tín hiệu đi tới máy có địa
chỉ cần đến, đích ở máy đó sẽ sao chép gói tín hiệu rồi lấy dữ liệu ra khỏi gói tin và đưa vào máy
tính.
CÔNG NGHỆ MẠNG – NHÓM 13, AT8B Page 5
PHẦN III-Những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cần một hệ thống mạng
máy tính đảm bảo được các yêu cầu:

Quản lý User, thỏa mãn về các chương trình Antivirus, độ bảo mật. Đây là yêu tố rất quan trọng
trong hệ thống mạng máy tính của bất kì 1 doanh nghiệp nào. Các máy client sẽ chia sẻ data với
nhau, có thể là những thông tin về kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy độ an toàn thông tin là yếu
tố hàng đầu khi triển khai 1 hệ thống mạng LAN. Máy sever phải là máy có độ bảo mật cao nhất,
hoạt động tốt nhất để chịu trách nhiệm quản lí các máy client( cấp quyền cho từng máy hoặc từng
nhóm người dùng, quản lí services, application,….)
Chia sẻ dữ liệu, máy in giữa các máy trong mạng LAN được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.
Công việc văn phòng của các doanh nghiệp rõ ràng cần chia sẻ data, các thiết bị văn phòng có kết

nối với máy tính với nhau ở mức độ tiết kiệm thời gian nhất, nó giúp cho công việc thực hiện được
nhanh chóng nhất, tránh các quá trình không cần thiết làm mất thời gian và công sức.
Hệ thống email (Offline hoặc Online tùy theo nhu cầu). Liên lạc giữa các nhân viên của doanh
nghiệp, đặc biệt là giữa sếp với nhân viên, yếu tố thời gian cũng được đặt lên hàng đầu. Và hệ
thống mail đáp ứng được yêu cầu đó. Trong hệ thống mạng LAN, dịch vụ mail ngày càng được cải
thiện về chất lượng truyền tin, bảo mật thông tin truyền nên 1 hệ thống mail cũng rất cần thiết đối
với các doanh nghiệp.
Truy cập internet là không thể thiếu với 1 doanh nghiệp hay ngành nghề công xưởng nào. Tuy
nhiên truy cập internet cũng cần phải được quản lí chặt chẽ bởi vấn đề bảo mật và ý thức làm việc
của nhân viên.
PHẦN IV. Các Bước Thực Hiện và Dịch Vụ
1.Khảo Sát
a. Khảo sát và ghi nhận thông tin khách hàng.

Phỏng vấn khách hàng, nhân viên các phòng có máy tính sẽ nối mạng. thông thường các
đối tượng mà chúng ta phỏng vấn không có chuyên môn sâu về mạng. Cho nên nên tránh sử
dụng dụng những thuật ngữ chuyên môn để trao đổi với khách hàng. Chẳng hạn nên hỏi
khách hàng “ bạn có muốn người trong cơ quan bạn gửi mail được cho nhau không” thay vì “
bạn có muốn cài đặt mail server cho mạng không”. Những câu trả lời của khách hàng thường
lộn xộn không có cấu trúc, nó xuất phát từ góc nhìn của người sử dụng, không phải góc nhìn
của kĩ thuật viên thi công. Người thực hiện phỏng vấn phải có kinh nghiệm và kĩ năng trong
lĩnh vực này. Phải biết cách đặt câu hỏi và tổng hợp thông tin.
Ngoài ra còn các vấn đề liên quan như kinh phí dành cho hệ thống mạng, công nghệ
hiện đang phổ biến thị trường, thói quen về công nghệ của khách hàng để xây dựng môi
trường phần mềm mà người dùng có thể sử dụng được tối ưu. Yêu cầu về tính ổn định băng
thông hệ thống để việc truy cập mạng được ổn định. Tính ràng buộc về pháp lí cũng cần
được chú trọng.
Mục đích sử dụng của khách hàng vs yêu cầu của họ về thiết bị. Với những mục đích
sử dụng, số lượng máy và yêu cầu thiết bị của khác hàng thì có những cách chọn thiết bị
mạng phù hợp về cả tính năng và giá cả. sau đây là một số hình ảnh Switch, router và cable

network.
Một số hình ảnh Switch
CÔNG NGHỆ MẠNG – NHÓM 13, AT8B Page 6
CÔNG NGHỆ MẠNG – NHÓM 13, AT8B Page 7
Một số loại cable mạng:
Cable thông thường
CÔNG NGHỆ MẠNG – NHÓM 13, AT8B Page 8
Cable RJ45 dây rút
b. Tư vấn và báo giá về linh kiện máy tính bao gồm : Server, Router, Modem, Các chương
trình cài đặt,… Với nhiều chi phí phải trả cho 1 hệ thống LAN, doanh nghiệp cần được tư
vấn về giá cả các loại thiết bị, máy tính,…nhằm đạt được thỏa thuận tốt nhất, giá cả nằm
trong khả năng có thể chi trả của doanh nghiệp và khả năng hoạt động của các thiết bị,
máy móc ứng với số tiền đã chi ra.
c. Khảo sát mặt bằng, kết cấu tòa nhà, vị trí lắp đặt thiết bị, các điều kiện có thể ảnh
hưởng đến hệ thống mạng. 1 mạng LAN muốn được tiết kiệm mặc dù vẫn đạt mức hoạt
động tốt nhất có thể thì mặt bằng, kết cấu của khu vực lắp đặt xây dựng hệ thống mạng
cần được khảo sát kỹ để bố trí các kết nối vật lí được tối ưu nhất, xem xét kỹ các ảnh
hưởng do các yếu tố bên ngoài như thời tiết, động vật gặm nhấm,… nhằm đảm bảo được
vấn đề sửa chữa các kết nối vật lí khi xảy ra sự cố do các kết nối này gây ra.
d. Chủng loại vật liệu thi công( cable, ống nẹp…)
e. Xây dựng, thiết kế và vẽ kỹ thuật chi tiết hệ thống mạng bằng bản vẽ, nó phải có đủ các
yếu tố về độ thẩm mỹ, tính an toàn, bền vững của hệ thống trong điều kiện hiện tại, sau
đó dựa vào bản thiết kế để áp dụng vào xây dựng hệ thống mạng thật ở khu vực của
khách hàng cần [ bản vẽ bao gồm các chi tiết: Loại thiết bị được dùng (biểu giá, tính
năng kỹ thuật, thời hạn bảo hành,…), số lượng dây cable và các linh kiện đi kèm, thời
gian thi công,…]
CÔNG NGHỆ MẠNG – NHÓM 13, AT8B Page 9
2.Thi công mạng Lan và kiểm tra.
a) Lắp đặt phần cứng: Triển khai, thi công hệ thống cáp mạng, thiết bị dẫn (ống nhựa,
nẹp,…), switch, modem, máy tính và các thiết bị ngoại vi theo sơ đồ thiết kế.

b) Cài đặt hệ thống phần mềm (bao gồm các phần mềm, chương trình cần thiết để bảo
mật, truy cập mạng và theo yêu cầu khách hàng)
c) Cấu hình Sever ( File Server, Mail Server, Print Server…), cấu hình Router hay Modem,
cài đặt giao thức và các dịch vụ mạng.
d) Tạo nhóm người dùng (Theo phòng ban, theo tính chất công việc, ), thiết lập tài
khoản người dùng, cài đặt local policy, security policy, giao thức cho các máy con…
e) Chia sẻ tài nguyên máy con
CÔNG NGHỆ MẠNG – NHÓM 13, AT8B Page 10
f) Đo kiểm tín hiệu đường truyền, kiểm tra sự tương thích và ổn định, tính thẩm mỹ của
hệ thống.
g) Tổ chức training cho người dùng cuối (nhân viên của công ty khách hàng).
h) Thời gian chạy thử.
(Tùy theo điều kiện khách quan mà có thể bỏ qua một số bước nếu Công ty
cảm thấy nó không cần thiết)
PHẦN V- Chuyển giao hệ thống.
a. Kiểm tra sự tương thích và ổn định của hệ thống.
b. Nghiệm thu hệ thống.
c. Chuyển giao hồ sơ thiết bị (Phiếu bảo hành, tài liệu kỹ thuật,…)
d. Chuyển giao hồ sơ thiết kế lắp đặt và sơ đồ mạng.
e. Hướng dẫn sử dụng và quản trị mạng
f. Các dịch vụ kèm theo (bảo trì, lắp đặt device mới, cài đặt chương trình mới, nâng cấp
hệ thống) (nếu có)
Mô hình mạng LAN cho DN vừa và nhỏ
CÔNG NGHỆ MẠNG – NHÓM 13, AT8B Page 11

×