VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM ĐẮC THẮNG
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội - 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM ĐẮC THẮNG
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y VIỆT NAM
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đặng Thị Phƣơng Hoa
2. PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi và các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Các
kết luận khoa học đưa ra của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ cơng trình nào của người khác.
Tác giả luận án
NCS Phạm Đắc Thắng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
THUỐC THÚ Y............................................................................................... 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu .............................................................................. 6
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về năng lực cạnh tranh ..... 6
1.1.2 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp ........................................................................... 9
1.1.3 Các cơng trình nghiên cứu về mơ hình năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp .................................................................................. 12
1.1.4 Các cơng trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh động của
doanh nghiệp ......................................................................................... 18
1.1.5 Nhận xét chung về các cơng trình nghiên cứu ............................. 23
1.1.6 . Khoảng trống nghiên cứu........................................................... 24
1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................... 25
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản .............................................................. 25
1.2.2 Năng lực động .............................................................................. 33
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...... 38
1.2.4. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh động của các
doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y ........................................................ 40
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam .................................................. 45
1.3 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y thế giới và bài học cho các doanh
nghiệp Việt Nam........................................................................................... 51
1.3.1 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y trên
thế giới ................................................................................................... 51
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y
Việt Nam ................................................................................................ 59
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 61
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 62
2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 62
2.1.1. Nghiên cứu tổng quan ................................................................. 62
2.1.2. Thiết kế bảng khảo sát sơ bộ....................................................... 63
2.1.3. Nghiên cứu định lượng chính thức ............................................. 64
2.1.4. Giải pháp và kiến nghị ................................................................ 65
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .................................................... 65
2.2.1 Xây dựng phiếu điều tra ............................................................... 65
2.2.2. Nội dung phiếu điều tra............................................................... 67
2.2.3. Thiết kế thang đo ........................................................................ 70
2.2.4. Quy trình chọn mẫu và thu thập số liệu ...................................... 74
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ..................................... 76
Kết luận chƣơng 2: ........................................................................................ 81
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y VIỆT NAM ................. 82
3.1. Tổng quan thị trƣờng thuốc thú y ........................................................ 82
3.1.1. Thị trường thuốc thú y thế giới ................................................... 82
3.1.2. Thị trường thuốc thú y Việt Nam................................................ 85
3.2. Doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam..................................... 87
3.2.1 Số lượng doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y ............................... 87
3.2.2 Một số nhân tố ảnh đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam .................................................. 89
3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp sản xuất
thuốc thú y Việt Nam .................................................................................... 95
3.3.1. Năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp sản xuất
thuốc thú y lựa chọn điển hình tại Việt Nam ........................................ 95
3.3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp
sản xuất thuốc thú y Việt Nam thông qua dữ liệu khảo sát ................ 103
3.3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp
sản xuất thuốc thú y Việt Nam bằng mơ hình kinh tế lượng .............. 112
3.4. Đánh giá tổng hợp về thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam ...................................................... 123
3.4.1. Kết quả điều tra ......................................................................... 123
3.4.2. Kết quả đo lường ....................................................................... 124
Kết luận chƣơng 3: ...................................................................................... 125
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC THÚ
Y VIỆT NAM ............................................................................................... 126
4.1 Bối cảnh thị trƣờng thuốc thú y trong nƣớc và thế giới .................... 126
4.1.1 Bối cảnh trong nước ................................................................... 126
4.1.2 Bối cảnh quốc tế ......................................................................... 130
4.2 Quan điểm, định hƣớng chính sách của Việt Nam trong việc phát
triển các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y ............................................ 131
4.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản
xuất thuốc thú y Việt Nam.......................................................................... 135
4.3.1 Xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo từ phía các doanh
nghiệp .................................................................................................. 135
4.3.2 Xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp ......................... 137
4.3.3 Đầu tư phát triển năng lực marketing ........................................ 139
4.3.4 Xây dựng định hướng kinh doanh phù hợp ............................... 141
4.3.5 Tăng cường thực hiện các mô hình liên kết và hợp tác của doanh
nghiệp .................................................................................................. 143
4.4 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nƣớc ................................ 145
Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 148
KẾT LUẬN .................................................................................................. 149
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
Bộ NN&PTNT
NHTM
R&D
NHTMCP
CMCN
Diễn giải
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngân hàng thương mại
Nghiên cứu và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần
Cách mạng cơng nghiệp
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
GMP
Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.3: Một số kết quả kinh doanh của Ecovet giai đoạn 2014-2018 ........ 53
Bảng 1.4: Một số kết quả kinh doanh của Vet Product giai đoạn 2014-2018 ..... 59
Bảng 2.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu ................................................... 65
Bảng 2.2 : Thang đo biến độc lập và biến phụ thuộc của các nhân tố ảnh
hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thuốc thú y ............ 68
Bảng 2.3: thang đo năng lực đổi mới sáng tạo................................................ 71
Bảng 2.4: Thang đo năng lực định hướng học hỏi .......................................... 72
Bảng 2.5: Thang đo năng lực Marketing ........................................................ 72
Bảng 2.6: Thang đo năng lực định hướng kinh doanh .................................... 73
Bảng 2.7: Thang đo năng lực liên kết hợp tác ................................................ 73
Bảng 2.8: Thang đo năng lực cạnh trạnh của doanh nghiệp sản xuất
thuốc thú y ........................................................................................... 74
Bảng 3.1: Danh sách 10 doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y hàng đầu
thế giới năm 2020 ............................................................................... 83
Bảng 3.2. Tổng nhu cầu thuốc thú y tại việt nam từ năm 2016 - 2020........... 86
Bảng 3.3. Số lượng doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam giai
đoạn 2013 - 2020 ................................................................................ 87
Bảng 3.4. Top 15 doanh thu của một số doanh nghiệp thú y Việt Nam
năm 2020 ............................................................................................. 88
Bảng 3.5: So sánh doanh thu một số doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y
của Việt Nam và doanh nghiệp có vốn FDI năm 2020....................... 90
Bảng 3.6. Thống kê mô tả nhân tố năng lực đổi mới và sáng tạo của
doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam ................................... 104
Bảng 3.7. Thống kê mô tả nhân tố năng lực định hướng học hỏi của
doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam ................................... 106
Bảng 3.8. Thống kê mô tả nhân tố năng lực Marketing của doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam .............................................. 108
Bảng 3.9. Thống kê mô tả nhân tố năng lực định hướng kinh doanh của
doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam ................................... 110
Bảng 3.10. Thống kê mô tả nhân tố năng lực liên kết hợp tác của doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam.............................................. 111
Bảng 3.11. Thống kê mô tả nhân tố năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam .............................................. 112
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo ―năng lực đổi
mới và sáng tạo‖ ............................................................................... 113
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo ―định hướng
học hỏi‖ ............................................................................................. 114
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo ―năng lực
Marketing‖ ........................................................................................ 114
Bảng 3.15: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo ―năng lực
định hướng kinh doanh‖ ................................................................... 115
Bảng 3.16: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo ―năng lực
liên kết hợp tác‖ ................................................................................ 115
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo ―năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y‖ ......................... 116
Bảng 3.18: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập ... 117
Bảng 3.19. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc ........................ 118
Bảng 3.20. Hệ số tương quan ........................................................................ 119
Bảng 3.21. Tổng kết mô hình hồi quy........................................................... 120
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình nghiên cứu của Eve D.Rosenzweig & cộng sự ................ 13
Hình 1.2: Mơ hình nghiên cứu của Vinit Parida ............................................. 15
Hình 1.3: Mơ hình nghiên cứu của László Szerb ............................................ 16
Hình 1.4: Mơ hình nghiên cứu của Peter Njuguna Kimemia & cộng sự ........ 17
Hình 1.5: Mơ hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter ............................... 30
Hình 2.1 : Quy trình nghiên cứu của đề tài ..................................................... 62
Hình 2.2 Quy trình xây dựng phiếu điều tra (Bảng hỏi) ................................. 67
Hình 2.3: Mơ hình xây dựng bảng khảo sát và tiến hành điều tra thu
thập số liệu...................................................................................................... 75
Hình 3.1 : Kết quả mơ hình nghiên cứu ........................................................ 121
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao năng lực cạnh tranh là chìa khóa để các doanh nghiệp mở cửa được
cánh cửa thị trường biến động do tác động của bối cảnh mới (dịch bệnh, cách mạng
công nghiệp 4.0, kết nối tồn cầu…) Tuy nhiên, khơng phải doanh nghiệp nào cũng
tìm được chìa khóa thành cơng tạo ra sự thích ứng với sự biến đổi này. Đặc biệt là
các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y, lĩnh vực ít doanh nghiệp tham gia và lãnh
đạo doanh nghiệp thường được đào tạo và trưởng thành từ chuyên môn kỹ thuật.
Trong khi đó, Việt Nam được biết đến là một quốc gia nông nghiệp với định hướng
sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chăn ni góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói
giảm nghèo đồng thời bảo vệ sức khỏe con người và đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm. Ngành thú y trong nước ra đời với sứ mệnh phịng và chống dịch bệnh trong
chăn ni nhằm tạo nguồn cung thực phẩm an tồn, bảo vệ mơi trường sinh thái và
sức khỏe cộng đồng. Đến nay, ngành sản xuất thuốc thú y đã thể hiện được vai trò
và tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong ngành đối với sự phát triển kinh tế
quốc gia nói chung và ngành nơng nghiệp nói riêng. Mỗi năm ngành chăn ni chi
khoảng 1.000 tỷ đồng cho thuốc thú y, trung bình mỗi doanh nghiệp thuốc thú y có
mức doanh thu khoảng 100 tỷ đồng/năm nhưng đáng buồn là doanh nghiệp nội chỉ
chiếm 20% trong tổng doanh thu thị trường thuốc thú y, cịn lại tới 80% là thuộc về
các tập đồn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam thâu tóm (Nguồn:
vnbusiness.vn, 2015). Điều này cho thấy năng lực các doanh nghiệp trong ngành
sản xuất thuốc thú y hiện nay chưa đủ mạnh để tạo ra sức cạnh tranh cho ngành tại
thị trường nội địa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y đang đối mặt
với thách thức lớn tác động của CMCN 4.0 làm thay đổi toàn bộ phương thức sản
xuất, tổ chức xã hội kể cả con người trong các tương tác của tương lai, thay đổi cả
cách thức bố trí sản xuất và liên kết trong sản xuất hiện nay đã làm cho các doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y trong nước ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu vê năng
lực cạnh tranh. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam
gặp nhiều khó khăn về thơng tin, về thương hiệu và thị trường tiêu thụ. Sản phẩm
chủ yếu được tiêu thụ theo phương thức truyền thống cho nên chủng loại còn thiếu
1
tính đa dạng, thiếu tính chuyên nghiệp, nhận dạng thương hiệu và vấn đề nguồn
gốc, xuất xứ chưa được coi trọng nên khi ra thị trường quốc tế thường không được
công nhận. Sự thiếu chuyên nghiệp trong quản lý và kinh doanh làm cho thuốc thu y
của các doanh nghiệp Việt Nam thực sự kém tính cạnh tranh so với các đối thủ,
ngay cả các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia,...
Ngoài ra, trong bối cảnh dịch Covid – 19 diễn ra phức tạp ảnh hưởng tới các
hoạt động sản xuất và kinh doanh ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y nói
riêng và cả ngành nơng nghiệp nói chung, tác động đến cuộc sống, tâm lý người tiêu
dùng và doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y trong nước và thế giới. Mặc dù, nhiều
doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam đã có nhiều nỗ lực chủ động trong đối
phó với dịch bệnh, tuy nhiên trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên toàn thế
giới, nhiều điểm nghẽn trong kinh doanh vẫn chưa được giải quyết, các doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn và thách
thức mới.
Từ những vấn đề trên đây cho thấy, để tồn tại và phát triển trong môi trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y cần phải nỗ
lực cao trong việc xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ là các
doanh nghiệp nước ngồi. Tuy nhiên đây khơng chỉ là những năng lực cạnh tranh
thông thường mà phải là năng lực cạnh tranh động, từ đó cho phép doanh nghiệp có
thể thích ứng tốt với mơi trường cạnh tranh, tạo điều kiện giúp cho các doanh
nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh cũng như phát triển bền vững.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu tiến sĩ
―Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam‖
nhằm hình thành khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực
cạnh tranh động của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y nói riêng. Từ đó cho
phép các doanh nghiệp trong ngành có được các luận cứ cũng như thực tiễn trong
việc đánh giá năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp
sản xuất thú y Việt Nam.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất
thuốc thú y của Việt Nam
Mục tiêu cụ thể: Luận án nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất thuốc thú ý
Thứ hai, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y
Việt Nam
Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y của Việt Nam.
Thứ tư, đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh động của
doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y của Việt Nam
Phạm vi thời gian: khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2020.
Phạm vi về nội dung: năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh động,
các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh động
của doanh nghiệp, đánh giá năng lực cạnh tranh động của các doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
NCS sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định tính: nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu và thực
hiện nghiên cứu sơ bộ.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng
của các nhân tố thuộc về năng lực cạnh tranh động tới năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu được trình bày cụ thể ở chương 2 của luận án.
3
5. Những kết quả đạt đƣợc của luận án
Trong bối cảnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển ngành nông nghiệp
công nghệ cao, tác động của những rủi ro và biến động của thị trường, với cách tiếp
cận năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y theo 05 năng lực
cạnh tranh động: năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực học hỏi, năng lực liên kết hợp tác,
năng lực định hướng kinh doanh, năng lực marketing sẽ góp phần hồn thiện cơ sở lý
luận cho những nghiên cứu chuyên sâu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành
nơng nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y nói riêng.
Luận án đã đề xuất khung nghiên cứu lý thuyết với đối tượng cụ thể là doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y, xây dựng thang đo đánh giá năng lực cạnh tranh động
của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam bằng mơ hình kinh tế lượng.
Đồng thời, khái qt được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam.
Xây dựng những luận cứ để phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc thú y Việt Nam trong bối cảnh mới ( tác
động của dịch bệnh Covid, tác động của cách mạng khoa học cơng nghệ 4.0, tác
động của suy thối kinh tế…)
Kết quả của nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý
các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam. Có thể dựa vào kết quả cũng như
cách thức thực hiện nghiên cứu này để thực hiện cũng như nghiên cứu triển khai tiếp
theo cho các chương trình cụ thể đối với lĩnh vực sản xuất thuốc thú y. Từ đó, có thể
rút ra được những yếu tố vơ hình tạo nên năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Kết hợp những yếu tố hữu hình để có được cơ sở để có thể thực hiện đánh giá hàng
năm và đưa ra những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án đã đề xuất khung nghiên cứu lý thuyết với đối tượng cụ thể là doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y, xây dựng thang đo đánh giá năng lực cạnh tranh động
của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam bằng mơ hình kinh tế lượng.
Đồng thời, khái qt được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam.
4
Xây dựng những luận cứ để phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc thú y Việt Nam trong bối cảnh mới ( tác
động của dịch bệnh Covid, tác động của cách mạng khoa học công nghệ 4.0, tác
động của suy thoái kinh tế…)
Luận án đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y trong thời gian tới.
Kết quả của nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý
các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam. Có thể dựa vào kết quả cũng như
cách thức thực hiện nghiên cứu này để thực hiện cũng như nghiên cứu triển khai tiếp
theo cho các chương trình cụ thể đối với lĩnh vực sản xuất thuốc thú y. Từ đó, có thể
rút ra được những yếu tố vơ hình tạo nên năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Kết hợp những yếu tố hữu hình để có được cơ sở để có thể thực hiện đánh giá hàng
năm và đưa ra những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Luận án được kết
cấu theo bốn chương với nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất thuốc
thú y Việt Nam
Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y
1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực cạnh tranh
1.1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu về phương pháp tiếp cận năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia:
Các nghiên cứu về nỗ lực cạnh tranh cấp quốc gia nhằm đề xuất các chính
sách và cải cách khác nhau. Một số chiến lược để tăng cường khả năng cạnh tranh
quốc gia bao gồm các chương trình tài chính để tăng tiết kiệm, tỷ giá hối đối được
quản lý, chính sách thuế và chính sách kinh tế vĩ mơ. Bên cạnh các chiến lược tài
chính, các chương trình nâng cao kỹ năng của người lao động, quản lý chất lượng,
thiết lập các tiêu chuẩn giáo dục và tiêu chuẩn đạo đức cũng nổi bật trong nỗ lực
của quốc gia nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh.
Trong một báo cáo của Hội đồng nghiên cứu kinh tế và xã hội, Porter và
Ketels (2003) đã đề cập đến tình trạng cạnh tranh của Vương quốc Anh. Thực trạng
nền kinh tế của quốc gia được đánh giá bằng các biện pháp như mức độ thịnh
vượng, năng suất, quốc tế hóa, đổi mới và tăng trưởng năng suất. Kiggundu và
Uruthirapathy (2010) đã so sánh khả năng cạnh tranh của Canada với hai đối tác
kinh tế truyền thống mạnh mẽ là Mỹ và Anh và hai quốc gia mới nổi là Ấn Độ và
Trung Quốc. Đối với các nền kinh tế mới nổi, Pillania (2008) đã nghiên cứu khả
năng cạnh tranh của Ấn Độ với dưới cả góc độ vĩ mơ và vi mơ trong giai đoạn
1999-2006. Trong nghiên cứu này tác giả đã nhấn mạnh đến ngành chế biến chế tạo
trong việc hình thành năng lực cạnh tranh của quốc gia. Trong một nghiên cứu so
sánh giữa các quốc gia mới nổi và quốc gia phát triển, Waheeduzzaman (2011) đã
khám phá khả năng cạnh tranh và hội tụ của các quốc gia G7 với các quốc gia mới
nổi bằng việc sử dụng dữ liệu theo chiều dọc và các chỉ số so sánh phổ biến. Hiệu
suất cạnh tranh của các quốc gia được đo lường bằng cách sử dụng một số chỉ tiêu
kinh tế, nhân khẩu học, thương mại, đầu tư và tự do và quản trị. Mặc dù các quốc
gia mới nổi được phát hiện với tốc độ nhanh hơn nhưng vẫn tụt hậu so với các quốc
gia G7 về hiệu suất cạnh tranh
6
Adams, Gangnes và Shachmurove (2004) đã nghiên cứu các yếu tố chính ảnh
hưởng tới khả năng cạnh tranh gia tăng của Trung Quốc so với các quốc gia cạnh
tranh ở Đơng Á. Trong đó, hiệu suất của hoạt động xuất khẩu được sử dụng như
một chỉ số thực nghiệm về khả năng cạnh tranh của Trung Quốc. Bốn yếu tố quyết
định khả năng cạnh tranh của Trung Quốc được xác định trong nghiên cứu này là:
lợi thế so sánh (RCA); tỷ giá; chi phí lao động và FDI.
Năng lực cạnh tranh cấp ngành:
Năng lực cạnh tranh đã được nghiên cứu rộng rãi ở cấp độ công ty và quốc
gia, nhưng ở cấp độ ngành, nó vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Các
chính sách cơng, hiệp định thương mại, v.v., tất cả đều phụ thuộc vào năng lực cạnh
tranh ở cấp độ ngành, làm cho nó trở thành mấu chốt trong khả năng cạnh tranh của
một quốc gia (Momaya, 1998). Theo Porter (1990), là ngành công nghiệp là ngành
cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh. Trong một nghiên cứu về sự chuyển đổi các
ngành công nghiệp ở Mỹ từ địa phương sang toàn cầu, Mitchell và cộng sự (1993)
đã xem xét mối quan hệ giữa các hoạt động của công ty với sự thay đổi trong sự
hiện diện quốc tế của nó trong giai đoạn 1978 - 1989. Mở rộng quốc tế là cần thiết
cho sự sống cịn khi các cơng ty nước ngồi bắt đầu chiếm lĩnh thị trường trong
nước, nhưng các cơng ty có kinh nghiệm và thị phần đáng kể chỉ có thể trở nên
thành công.
Chandra và Sastry (1998) đã nghiên cứu thực trạng, chiến lược, điểm mạnh và
điểm yếu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất Ấn Độ. Mục tiêu là giúp các
công ty đánh giá hiệu suất của họ bằng cách phổ biến các thông lệ tốt nhất trong
ngành. Mẫu nghiên cứu bao gồm 56 công ty vừa và lớn ở Ấn Độ. So với các nhà
sản xuất đẳng cấp thế giới, người ta lo ngại rằng các công ty Ấn Độ không coi trọng
các hoạt động như thời gian (JIT), gia công chiến lược, hợp tác khách hàng và nhà
cung cấp, sử dụng kiểm sốt quy trình thống kê, thiết kế lại sản phẩm.v.v. Bên cạnh
đó, nghiên cứu của Hayopadhyay (2010) đã làm dấy lên mối lo ngại về sự đóng góp
tụt hậu của ngành sản xuất Ấn Độ. Nhiều lý do như bảo hộ các doanh nghiệp trong
nước, năng suất lao động thấp và tắc nghẽn về cơ sở hạ tầng, v.v., làm giảm khả
năng cạnh tranh của ngành sản xuất Ấn Độ. Một điều đáng nói nữa là không giống
7
như các nước phát triển, các quốc gia mới nổi thiếu các hoạt động thương mại của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở các nước đang phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
thể có ý nghĩa về số lượng, nhưng về khả năng cạnh tranh cơng nghiệp, đóng góp của
họ khá thấp. Cái này có thể được giải thích bởi hai lý do chính: mơi trường kinh doanh
và thiếu khả năng tiếp cận tài chính bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ này.
Sardy và Fetscherin (2009) đã so sánh ngành công nghiệp ô tô của Trung
Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc bằng việc sử dụng mơ hình kim cương kép. Chỉ số cạnh
tranh của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc là tốt hơn trong cả điều kiện trong
nước và quốc tế so với Hàn Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, Shafaei và Shahriari (2009)
đã nghiên cứu hiệu suất cạnh tranh của chuỗi giá trị da của Iran và so sánh với chín
nước xuất khẩu lớn khác. Trong đó lợi thế cạnh tranh đã được sử dụng để đo lường
hiệu suất cạnh tranh. Kết quả cho thấy hiệu suất cạnh tranh của Iran là thấp đáng kể
so với chín quốc gia khác.
Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp:
Sự phát triển của quốc gia và doanh nghiệp có mối quan hệ hai chiều với nhau
bởi vì quốc gia cung cấp môi trường cho các công ty phát triển (hoặc cản trở),
ngược lại doanh nghiệp lại tạo ra giá trị kinh tế cho quốc gia (Garelli, 2012). Chikan
(2008) bằng việc sử dụng mơ hình kim cương để nghiên cứu mối quan hệ vĩ mô và
vi mô về khả năng cạnh tranh. Đã có rất nhiều nghiên cứu khác tập trung vào vấn đề
về các yếu tố khác nhau góp phần vào khả năng cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp,
từ chuỗi giá trị của Porter (1985) rồi đến các yếu tố khác nhau như lãnh đạo, học
tập, R & D, chất lượng và năng suất lao động. Kết quả nghiên cứu của Chacko,
Wacker và Asar (1997) cho thấy rằng chi phí, chất lượng, giao hàng và tính linh
hoạt là những mục tiêu mà một doanh nghiệp nên phấn đấu để đạt được khả năng
cạnh tranh. Để đáp ứng các mục tiêu này, doanh nghiệp nên áp dụng các thực hành
về quản lý kỹ thuật, như tự động hóa, quản lý chất lượng tổng thể, điểm chuẩn, thực
hành nguồn nhân lực, như trao quyền và đào tạo nhân viên, v.v. Bên cạnh đó, Shee,
van Gramberg và Foley (2010) đã xem xét vai trò của lãnh đạo trong việc thúc đẩy
các giá trị tổ chức, năng lực và các giá trị đặc biệt mang lại cho khách hàng sẽ dẫn
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Salazar, Vilchez và Pozo (2012) đã
8
phân tích hiệu quả của huấn luyện, một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi để đào tạo
và phát triển các cá nhân trông một doanh nghiệp, trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh kinh doanh. .
Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, những tiến bộ về cơng nghệ, vai trị của
cơng nghệ là nhân tố quan trọng nhất trong việc mang lại lợi thế cạnh tranh cho một
doanh nghiệp. Nghiên cứu của Lollar, Bheshti và Whitlow (2010) đã chỉ ra rằng
việc sử dụng các cơng nghệ tích hợp giúp giảm chi phí kinh doanh và tăng cường
khả năng thích nghi để đáp ứng với những thay đổi trên thị trường. Ngoài ra để
nâng cao năng lực cạnh tranh và thành cơng, doanh nghiệp cần phải tích hợp chức
năng nội bộ với các chức năng bên ngồi. Do đó, thực tiễn quản lý chuỗi cung ứng
(SCM) ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các công ty. Trong một nghiên cứu
được thực hiện bởi Agus (2011), tác động của các biến số quan trọng của quản lý
chuỗi cung ứng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh đã được đo lường.
Kết quả cho thấy các biến của quản lý chuỗi cung ứng như sản xuất tinh gọn, công
nghệ mới và đổi mới công nghệ, hợp tác nhà cung cấp chiến lược tác động tới năng
lực cạnh tranh của sản phẩm và công ty.
1.1.2 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Đây là một trong những hướng nghiên cứu chủ đạo về năng lực cạnh tranh ở
cấp độ doanh nghiệp. Ambastha and Momaya (2004), đã đưa ra lý thuyết về năng
lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, năng lực cạnh
tranh là những khả năng mà của doanh nghiệp làm được tốt hơn so với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường. Nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố: (1) Nguồn lực (nguồn
nhân lực, cấu trúc, văn hóa, trình độ cơng nghệ, tài sản của doanh nghiệp); (2) Quy
trình (chiến lược, quy trình quản lý, quy trình cơng nghệ, quy trình tiếp thị); (3)
Hiệu suất (chi phí, giá cả, thị phần, phát triển sản phẩm mới). Tuy nhiên, nghiên
cứu chỉ dừng lại ở nghiên cứ năng lực cạnh tranh trên góc độ lý thuyết mà chưa
phân biệt về qui mô, địa lý, lĩnh vực hoạt động. Vì thế, nghiên cứu vẫn cịn nhiều
hạn chế nếu vận dụng nghiên cứu cho doanh nghiệp ở những qui mô và lĩnh vực
khác nhau.
9
Cùng nghiên cứu về chủ đề này, Ho (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa
các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh. Tác giả đưa ra
mơ hình đo lường các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp thơng qua năm khía
cạnh, (1) Cơ cấu hội đồng quản trị; (2) Cương vị quản lý; (3) Chiến lược lãnh đạo;
(4) Sở hữu tập trung và các mối quan hệ vốn - thị trường; (5) Trách nhiệm xã hội có
mối quan hệ với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả phân tích hồi quy
cho thấy, có sự ảnh hưởng của hoạt động quản trị trong doanh nghiệp và năng lực
cạnh tranh, số điểm hoạt động quản trị trong doanh nghiệp càng cao thì đánh giá
năng lực cạnh tranh sẽ càng cao. Kết quả cũng chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa hoạt
động quản trị trong doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sẽ cao hơn khi quản trị
được đánh giá trên cơ sở toàn diện (tất cả năm thơng số đặt cùng nhau) thay vì đánh
giá riêng lẻ. Tuy nhiên, Ho (2005) chỉ tập trung vào các công ty kinh doanh hàng
đầu bao gồm trong danh sách 500 công ty Fortune và danh sách 1.000 công ty
Business Week. Nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ giữa năng lực cạnh
tranh và năng lực quản trị trong doanh nghiệp mà không xét đến những khía cạnh
khác. Do đó, vẫn cịn tồn tại một khoảng trống nghiên cứu rõ ràng trong việc tìm
hiểu mối quan hệ giữa quản trị của các doanh nghiệp ở các nước phát triển và khả
năng cạnh tranh của họ trên thị trường quốc tế.
Thompson, Strickland & Gamble (2007) đã đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh tổng thể của một doanh nghiệp dựa trên 10 yếu tố (Hình ảnh/uy
tín, cơng nghệ, mạng lưới phân phối, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, chi
phí sản xuất, dịch vụ khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và trình độ
quảng cáo, khả năng quản lý thay đổi). Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đánh giá nó
dựa trên phương pháp cho điểm nhằm so sánh năng lực giữa các doanh nghiệp mà
chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này đến năng lực cạnh
tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sau này, Onar và Polat (2010) đã
nghiên cứu 104 doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khốn Istabul - Thổ
Nhĩ Kỳ thơng qua phỏng vấn tổng giám đốc hoặc giám đốc nguồn nhân lực dựa trên
bảng câu hỏi Likert 7 điểm. Nghiên cứu này đã phân tích các nhân tố tác động đến
10
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm (1) khả năng quản trị, (2) khả năng
sản xuất, (3) khả năng bán hàng-marketing, (4) khả năng dịch vụ hậu cần logistics,
(5) cơng nghệ thơng tin, (6) tài chính - kế tốn, (7) nguồn nhân lực, (8) dịch vụ
chăm sóc khách hàng, (9) cung ứng, (10) nghiên cứu và phát triển, (11) quản trị
công nghệ, (12) đổi mới và (13) quan hệ khách hàng. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra
rằng quyết định chiến lược càng đúng đắn thì càng tạo ra khả năng cạnh tranh cao.
Trong khi đó, Sauka (2015) đã xác định 7 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh cấp doanh nghiệp, bao gồm: (1) Năng lực tiếp cận các nguồn lực; (2)
Năng lực làm việc của nhân viên; (3) Nguồn lực tài chính; (4) Chiến lược kinh
doanh; (5) Tác động của môi trường; (6) Năng lực kinh doanh so với đối thủ; (7) Sử
dụng các mạng lưới thơng tin liên lạc. Tuy nhiên nghiên cứu có nhược điểm là chỉ
sử dụng phương pháp thống kê và đưa ra nhận xét dựa trên giá trị trung bình.
Nghiên cứu chỉ xác định những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và đo lường mức độ của chúng thông qua khảo sát nhưng không đề
cập đến mối quan hệ với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên
cứu được phân tích, đánh giá cho các doanh nghiệp tại Latvian nói chung, mà không
phân biệt lĩnh các ngành nghề nên kết quả sẽ hạn chế khi áp dụng vào các nước có
nền kinh tế phát triển cũng như những doanh nghiệp có ngành nghề khác.
Cùng định hướng nghiên cứu này, một số tác giả trong nước đã triển khai
nghiên cứu và đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam ở một số lĩnh vực khác nhau. Bùi Đức Tuân (2011) đã đánh
giá được những yếu tố rào cản ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành chế biến thủy sản Việt Nam hiện nay, bên cạnh một số lợi thế cạnh tranh nhất
định so với các quốc gia khác trên thế giới như: lợi thế tự nhiên, sức cầu trong nước,
môi trường cạnh tranh trong nước v.v…Nghiên cứu cho thấy những kết quả hiện tại
của ngành mới chủ yếu đạt được trên cơ sở khai thác và tận dụng các lợi thế tự
nhiên (ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, lợi thế về lao động) mà chưa được
đặt trên một nền móng vững chắc của các lợi thế quốc gia khác (sức cầu trong nước,
môi trường cạnh tranh trong nước, các ngành phụ trợ). Nghiên cứu Lê Thị Hằng
(2013) đã làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông
11
tin di động của doanh nghiệp. Cụ thể: năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
thông tin di động của doanh nghiệp là khả năng dịch vụ thông tin di động của doanh
nghiệp đó được sử dụng nhiều và nhanh chóng trên thị trường khi có nhiều doanh
nghiệp cùng cung cấp dịch vụ thông tin di động. Luận án vận dụng các tiêu chí
chung đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để xác định các tiêu chí đánh
giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ thông tin di động,
bao gồm: chất lượng dịch vụ; giá cước dịch vụ; sự khác biệt hóa dịch vụ; hệ thống
kênh phân phối dịch vụ; thông tin và xúc tiến thương mại; thương hiệu và uy tín
dịch vụ.
Tiếp cận năng lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng, tác giả Hoàng Nguyên
Khai (2016) đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM cụ
thể như: Năng lực tài chính; Năng lực về sản phẩm dịch vụ; Trình độ cơng nghệ
ngân hàng; Nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành; Thị phần và tốc độ tăng
trưởng thị phần của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu này cũng tập trung làm rõ
các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM bao gồm: Chất lượng dịch
vụ; Nỗ lực xúc tiến bán hàng; Cơng nghệ; Giá bán (phí dịch vụ). Vận dụng lý thuyết
năng lực cạnh tranh nhằm đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ,
tác giả Phạm Thu Hương (2017) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp bao gồm: (1) Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp; (2)
Năng lực marketing; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực đổi mới công nghệ; (5)
Năng lực tổ chức dịch vụ; (6) Yếu tố thị trường; (7) Thể chế chính sách; (8) Kết cấu
hạ tầng; (9) Cơng nghiệp phụ trợ; (10) Trình độ nguồn nhân lực.
1.1.3 Các cơng trình nghiên cứu về mơ hình năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Việc đo lường năng lực cạnh tranh bị ảnh hưởng bởi các phương pháp lý
thuyết và phương pháp tiếp cận khác nhau. Các phương pháp đánh giá và kỹ thuật
đo lường năng lực cạnh tranh sẽ tùy thuộc vào đối tượng phân tích đó là doanh
nghiệp, ngành hay quốc gia. Nhiều nhà nghiên cứu thường lựa chọn các yếu tố như
năng suất, chất lượng sản phẩm, cân bằng thương mại, chỉ số công nghệ, thị phần,
12
lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng, v.v., như là thước đo rộng của năng lực cạnh tranh
(Pragya Bhawsar & Utpal Chattopadhyay, 2015).
Một cách tiếp cận khác về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thế giới
cũng như tại Việt Nam trong thời gian gần đây là nghiên cứu đánh giá năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua đo lường hoặc đánh giá sự ảnh hưởng của
chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điển hình là nghiên
cứu của Eve D.Rosenzweig & cộng sự (2002) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng
lực cạnh tranh của DN đồng thời xây dựng mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
Năng lực cạnh tranh
Mức độ tích
hợp chuỗi
cung ứng
- Chất
phẩm
lượng
sản
Hiệu quả kinh
doanh
- ROA
- Chi phí thấp
- Giao hàng tin cậy
- Quy trình linh hoạt
- Tăng trưởng doanh
thu
- Mức độ hài lòng
của khách hàng
- % doanh thu từ sản
phẩm mới
Nguồn: Eve D.Rosenzweig & cộng sự (2002)
Hình 1.1. Mơ hình nghiên cứu của Eve D.Rosenzweig & cộng sự
Thang đo các năng lực cạnh tranh của nghiên cứu được lựa chọn bao gồm:
(1)Thang đo chất lượng sản phẩm (sự phù hợp của sản phẩm; độ bền sản phẩm; độ
tin cậy của sản phẩm; hiệu quả sản phẩm; và mức hài lòng của khách hàng về chất
lượng sản phẩm); (2) Thang đo năng lực sản xuất (Khả năng thay đổi về cấu trúc
sản phẩm; Khả năng sản xuất số lượng sản phẩm lớn; Khả năng tận dụng một công
nghệ cho nhiều sản phẩm và nâng cao tính tiêu chuẩn hóa của sản phẩm); (3) Năng
13
lực giao hàng tin cậy được thể hiện qua các biến đo lường (Giao hàng đúng thời
gian cam kết với khách hàng và giải quyết tốt các phàn nàn của khách hàng); (4)
Năng lực giảm chi phí (Năng lực định giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh; Mức
chi phí sản xuất tối ưu hơn so v với đối thủ cạnh tranh) và (5) hiệu quả kinh doanh
(ROA; Tỷ lệ % doanh thu từ sản phẩm mới và mức độ hài lịng của khách hàng).
Kết quả phân tích hồi quy tác động của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến
hiệu quả kinh doanh của 238 doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (Hóa mỹ phẩm,
dược phẩm, cơng nghệ, tiêu dùng...) đang hoạt động ở thị trường Bắc Mỹ, châu Âu,
Đông Nam Á và Mỹ Latinh thuộc dự án VIM (Vision In Manufactoring) được tiến
hành hai năm một lần bởi Deloitte đã chỉ ra có mối quan hệ tác động tích cực giữa
hai yếu tố này. Cụ thể, trong bốn yếu tố đo lường năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, yếu tố năng lực giảm chi phí có khả năng cải thiện hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp tốt nhất. Đây là một trong những nghiên cứu bước đầu về quan hệ của
năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, trong đó đánh giá được tổng thể cả về
hiệu quả tài chính và hiệu quả khách hàng. Tuy nhiên, số lượng các yếu tố đo lường
về năng lực cạnh tranh của nghiên cứu còn khá nhỏ.
Trong một nghiên cứu khác của Vinit Parida (2008) lập luận các doanh nghiệp
nhỏ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ thị trường là vô cùng lớn, họ đang phải
đấu tranh và cố gắng tìm ra những cách thức cạnh tranh hiệu quả nhất. Nghiên cứu
này cũng cho rằng, doanh nghiệp xây dựng được năng lực cạnh tranh phù hợp là
một trong những cách tối ưu để thích ứng với thay đổi của môi trường và đối thủ
cạnh tranh. Với mục đích xác định về mức độ tác động của năng lực cạnh tranh đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, mơ hình nghiên cứu của đề tài được xây
dựng như Hình 1.2. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng thông qua khảo sát 291 công ty nhỏ của
Thụy Điển để đưa vào phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến cả định hướng kinh doanh và hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, cũng nhấn mạnh sự phối kết hợp
giữa các năng lực cạnh tranh sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đúng định
hướng kinh doanh và phát đồng thời thực hiện được các mục tiêu về kết quả kinh
14