Tải bản đầy đủ (.docx) (182 trang)

hân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 182 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÂM THANH HÀ

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021


LÂM THANH HÀ

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Ma số: 9.340.410

Người hướng dẫn khoa hỌc: PGS, TS. BÙI VĂN HUYỀN

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Lâm Thanh Ha


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC...................................23

1.1. Nghiên cứu về xuất khẩu nông sản của Việt Nam.................................... 23
1.2. Nghiên cứu về tình hình xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam và
Trung Quốc..................................................................................................... 28
1.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp.................................................................................................. 31
1.4. Nghiên cứu về các thước đo hoạt động xuất khẩu.................................... 39
1.5. Khoảng trống cần nghiên cứu.................................................................. 41
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN..................43
2.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. 43
2.2. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất
khẩu nông sản................................................................................................. 49
2.3. Thước đo về hoạt động xuất khẩu............................................................ 61
Chương 3: THỰC TRẠNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC.............................................................................................63


3.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2009-2020............................................ 63
3.2. Phân tích thực trạng nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc......73
3.3. Đánh giá chung về nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc....125
Chương 4: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC....................129

4.1. Dự báo bối cảnh mới và định hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc.......................................................................... 129
4.2. Hệ thống giải pháp, kiến nghị về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu............................................. 135
KẾT LUẬN.............................................................................................................................157
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN......................................................................................................................160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................161
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục các chữ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

DN


Doanh nghiệp

XK

Xuất khẩu

XKNS

Xuất khẩu nông sản

NS

Nông sản

NK

Nhập khẩu

2. Danh mục các chữ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt
Hiệp định thương mại tự do
ASEAN, Trung Quốc - Trung
Quốc
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á


ACFTA

ASEAN – China Free Trade Area

ASEAN

Association of South East Asian
Nations

CFA

Confirmatory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khẳng định

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

OECD

Organization
for
Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Cooperation and Development
Kinh tế

PLS - PM


Partial
least
modeling

RCEP

Regional
Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
Economic Partnership
diện Khu vực

SEM

Structural Equation Modeling

Mơ hình cấu trúc tuyến tính

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


squares

path Mô hình phương trình cấu trúc
bình phương nhỏ nhất một phần


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 0.1. Các biến số và thang đo........................................................................... 12
Bảng 3.1. Độ tin cậy................................................................................................ 74
Bảng 3.2. Kiểm định KMO và Barlett's................................................................... 76
Bảng 3.3. Bảng eigenvalues và phương sai trích..................................................... 77
Bảng 3.4. Ma trận mẫu nhân tố với phương pháp xoay Principal Axis Factoring
với phép quay Promax................................................................................ 78
Bảng 3.5. Trọng số đã chuẩn hoá............................................................................. 81
Bảng 3.6. Độ tin cậy tổng hợp, giá trị hội tụ............................................................ 82
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định các quan hệ cấu trúc.................................................. 83
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định Bootstrap................................................................... 87
Bảng 3.9. Khẳng định các giả thuyết nghiên cứu..................................................... 87
Bảng 3.10. Mức cung thực phẩm hàng ngày tại một số quốc gia Châu Á (19612000), dự báo 2009-2030.......................................................................... 116


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Kim ngạch XKNS Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn
2009 - 2020................................................................................................. 63
Biểu đồ 3.2. Lợi nhuận XKNS Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn
2009 - 2020................................................................................................. 64
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu xuất khẩu các nhóm hàng nơng sản chính của doanh
nghiệp XKNS Việt Nam sang Trung Quốc năm 2020................................65

Biểu đồ 3.4. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chính của doanh nghiệp
XKNS Việt Nam sang Trung Quốc, giai đoạn 2009 - 2020........................66
Biểu đồ 3.5. Top 5 quốc gia Trung Quốc nhập khẩu Gạo năm 2019........................67
Biểu đồ 3.6. Thị phần NSXK của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong
tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020.......................................................... 68
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu các loại rau quả chính của doanh nghiệp XKNS Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc........................................................................ 70
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ diện tích trồng một số loại cây lương thực tại Việt Nam và
Trung Quốc................................................................................................. 71
Biểu đồ 3.9. Số lượng và tốc độ phát triển của DN XKNS Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc..................................................................................... 72
Biểu đồ 3.10 Cơ cấu quy mô DN XKNS Việt Nam sang Trung Quốc.....................93
Biểu đồ 3.11 Thời gian hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nơng sản.....................95
Biểu đồ 3.12. Trình độ của các nhà lãnh đạo DN XKNS Việt Nam sang Trung
Quốc........................................................................................................... 97
Biểu đồ 3.13 Số lượng nhân viên làm việc tại doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
Việt Nam sang Trung Quốc biết tiếng Trung.............................................. 98
Biểu đồ 3.14. Số lượng đối tác Trung Quốc của các DN XKNS Việt Nam...........104
Biểu đồ 3. 15. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc giai đoạn 2009 - 2019.117


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 0.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................. 5
Hình 0.2. Mơ hình nghiên cứu ban đầu..................................................................... 8
Hình 2.1. Lý thuyết về nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu........................50
Hình 3.1. Mơ hình nghiên cứu................................................................................. 73
Hình 3.2. Kết quả phân tích CFA đã chuẩn hố....................................................... 80
Hình 3.3. Kết quả phân tích SEM đã chuẩn hóa...................................................... 82
Hình 3.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng Gạo xuất khẩu sang Trung Quốc........................122



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tai nghiên cứu
Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh
vực, đặc biệt là lĩnh vực thương mại. Trung Quốc không những là thị trường gần gũi
mà cịn là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn các sản phẩm nông sản, thuỷ sản phục
vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như phục vụ chế biến hàng xuất khẩu. Đồng thời,
Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu hàng nông sản lớn nhất và quan trọng của
Việt Nam trong nhiều năm và nông sản cũng là ngành hàng xuất khẩu lớn thứ hai sang
Trung Quốc, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu hàng hố của Việt Nam
sang thị trường này. Hàng nơng sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong
giai đoạn 2010 – 2019, gồm 10 mặt hàng chủ yếu là thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê,
chè, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn, cao su và sản phẩm từ cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, sản
phẩm mây tre cói thảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng nơng sản sang thị trường Trung
Quốc chiếm bình quân 28,16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.
Trong đó, nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn như rau quả, thủy sản, hạt điều,
gạo, cao su và sản phẩm cao su, sắn và sản phẩm sắn. Có thể khẳng định, đây là những
điều kiện cho thương mại hai bên nói chung và cho ngành xuất khẩu nơng sản nói riêng
có thêm nhiều cơ hội để nơng sản Việt Nam xâm nhập hơn nữa vào thị trường Trung
Quốc.
Mặc dù, quan hệ hợp tác giữa hai nước vẫn trên đà phát triển ổn định, bền vững
và thu được những tín hiệu khả quan, phát huy được tiềm năng và thế mạnh kinh tế của
hai nước. Tuy nhiên những năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu nông sản (XKNS) của Việt
Nam sang Trung Quốc sụt giảm 5,5% trong năm 2018 và 5,85% trong năm 2019. Lý do
cho sự sụt giảm này gồm các lý do khách quan và chủ quan, trong đó phải kể đến các
yếu tố chủ quan như trình độ sản xuất, năng suất lao động, khả năng quản lý, hay chất
lượng nông sản không đáp ứng được u cầu từ phía Trung Quốc thì hoạt động XKNS
lại không ngừng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan từ phía Trung Quốc như

thay đổi về tỉ giá, yêu cầu về an toàn thực phẩm, yêu cầu về xuất xứ hay thay đổi trong
chính sách xuất nhập khẩu biên mậu. Trong nhiều năm qua, tình trạng nơng sản Việt
Nam bị ùn tắc tại cửa khẩu không


thông quan được với những lý do được kể đến như thủ tục thơng quan mất nhiều
thời gian hay chính sách biên mậu thường xuyên có thay đổi hoặc giá nông sản bị ép
xuống quá mức đã trở thành câu chuyện lặp đi lặp lại của hoạt động XKNS Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc trong nhiều năm. Đây thực sự là bài toán khiến các doanh
nghiệp (DN) XKNS Việt Nam trăn trở và đau đầu. Một thực tế cho thấy, nhiều doanh
nghiệp XKNS của Việt Nam chưa nắm được hoặc chưa cập nhật được các quy định
nhập khẩu hàng hóa hay quy định về kiểm dịch đối với hàng nhập khẩu của Trung
Quốc. Vì vậy, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này cịn gặp khó
khăn ở khâu xâm nhập thị trường và kiểm dịch, dẫn tới hàng nông sản vẫn chủ yếu
được xuất theo đường tiểu ngạch và hiệu quả thu được thấp. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp cịn chậm, hạn chế trong việc tìm hiểu sự đa dạng về nhu cầu ở các vùng miền
và những thay đổi về thị hiếu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc để có cách thức tổ
chức sản xuất phù hợp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn cho rằng Trung Quốc là thị
trường lớn và dễ tính, quan điểm này, đến nay khơng cịn phù hợp. Trung Quốc đúng
là thị trường lớn nhưng khơng phải cái gì cũng dùng, người tiêu dùng Trung Quốc
ngày nay đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn an tồn thực phẩm, thân
thiện mơi trường và đặc biệt phải có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Vì vậy, để khai thác được tiềm năng và lợi thế sẵn có trong hoạt động xuất khẩu
nơng sản sang thị trường Trung Quốc thì các DN XKNS Việt Nam phải có tư duy
thích ứng chứ khơng chỉ đối phó với những quy định về u cầu, điều kiện xuất
khẩu. Để thích ứng tốt thì các doanh nghiệp cần nhận diện và đánh giá đúng tầm quan
trọng của những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XKNS, từ đó đưa ra nhưng biện
pháp thích ứng kịp thời giúp DN XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Với mục đích cung cấp một cách tiếp cận tổng thể về những nhân tố ảnh hưởng
tới hoạt động XKNS của các doanh nghiệp Việt Nam, dựa trên những căn cứ lý luận và

thực tiễn để xác định những cách thức, chiến lược phù hợp cũng như những biện pháp
tác nghiệp cụ thể giúp cho các DN chủ động hơn trong việc phát triển hoạt động XKNS
sang thị trường Trung Quốc, đồng thời có những gợi ý giúp


các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ các
doanh nghiệp XKNS Việt Nam một cách kịp thời, đồng bộ. Với những lý do nêu
trên, tác giả lựa chọn nội dung “Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” làm đề
tài nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích va nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu (XK) của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, tiếp
cận dưới góc độ quản lý kinh tế.
Từ đó, xác định cường độ ảnh hưởng của nhân tố tới DN XKNS của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc để có thể đưa ra các giải pháp, khuyến nghị với cơ quan
quản lý Nhà nước để có được những chính sách, biện pháp hiệu quả hỗ trợ các doanh
nghiệp XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng thuật tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm xác định rõ nội
dung đã được nghiên cứu và có thể kế thừa, những nội dung chưa được giải quyết và
những khoảng trống nghiên cứu, từ đó xác định câu hỏi nghiên cứu và định hướng
nghiên cứu của đề tài.
Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và xây dựng khung
phân tích về nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK của DN XKNS; qua đó làm cơ sở
khoa học để phân tích thực trạng hoạt động XK của DN XKNS Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc.
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động XK của DN XKNS, thực trạng ảnh
hưởng của các nhân tố tới hoạt động XK của DN xuất khẩu nông sản xác định những

kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động XK, từ đó,
có cơ sở đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện.
Đề xuất phương hướng, hệ thống giải pháp chủ yếu có cơ sở khoa học nhằm tiếp
tục phát triển hoạt động XK của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
trong thời gian tới.


3. Đối tượng va phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XK
của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về thời gian
Luận án nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK của DN XKNS
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, đề xuất
các giải pháp đến năm 2030.
Dữ liệu thứ cấp: được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2021;
Dữ liệu sơ cấp: được điều tra trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2020 đến
tháng 7 năm 2020
* Về không gian
Luận án nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK của DN XKNS của
Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế.
DN nghiên cứu là các DN Việt Nam có hoạt động XK những nông sản chủ lực
sang Trung Quốc.
* Về nội dung
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK chính ngạch của DN xuất nông
sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên
thuận tiện.
* Phạm vi mặt hàng: Hàng hóa nơng sản mà luận án nghiên cứu là các loại nông
sản chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam như: Gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều,

chè, rau, hoa, quả, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn theo công bố của Bộ Nông
nghiệp - Phát triển nông thôn trong “Chiến lược Phát triển trồng trọt đến năm 2020”.
Nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt
động XK của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Để đánh giá nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK của DN XKNS luận án dự
kiến sử dụng các tiêu chí như tiêu chí tác động nội tại và bên ngoài của DN… Tuy


nhiên, các nội dung được phân tích và đánh giá trong luận án sẽ hướng tới đề xuất các
giải pháp, các chính sách đối ứng nhằm đẩy mạnh sản lượng và kim ngạch XKNS Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, hoạt động XKNS được hiểu là kết
quả của hoạt động XKNS.
4. Phương pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu trong luận án được nghiên cứu sinh tiến hành như sau:

Hình 0.1. Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả xây dựng
4.1. Mơ hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết nghiên cứu
Trong số các nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động XK của DN được xem xét tại
luận án này (Phụ lục 4) có 15 bài khơng cung cấp thơng tin về các lý thuyết nền


tảng, 109 bài nghiên cứu còn lại được xem xét trên 41 lý thuyết nền tảng (hoặc mơ
hình) khác nhau. Trong đó được sử dụng rộng rãi là thuyết nguồn lực (RBV) (50 nghiên
cứu), lý thuyết dự phòng (CoT) (15 nghiên cứu), quan điểm dựa trên thể chế (IBV)
(10 nghiên cứu) và lý thuyết tổ chức học tập (OLT) (11 nghiên cứu) (Phụ lục 4).
Theo thuyết nguồn lực, một công ty như một tập hợp các nguồn lực hữu hình và
vơ hình có giá trị và các nguồn lực, khả năng có thể kiểm sốt này xác định lợi thế cạnh
tranh của công ty và kết quả hoạt động trên thị trường xuất khẩu Katsikeas và cộng sự

(2000) [107], Barney và cộng sự (2001) [76]. Các giả định cơ bản của RBV là thị
trường sản phẩm ổn định và không đổi, vì khơng thể bắt chước và chuyển giao tài
ngun một cách hoàn hảo Barney (1991) [74], Kraaijenbrink và cộng sự (2010) [108],
Cadogan và cộng sự (2002) [84] chỉ ra vai trò quan trọng của định hướng thị trường
khả năng cải thiện hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, một doanh nghiệp xuất khẩu có lợi
thế cạnh tranh khơng chỉ được xác định bởi các nguồn lực của doanh nghiệp mà cịn bị
ảnh hưởng bởi thị trường bên ngồi và các nhân tố môi trường mà doanh nghiệp phải
đối mặt Calantone, R.J., và cộng sự (2006) [85].
Lý thuyết dự phòng (CoT) làm nổi bật sự phù hợp giữa các yếu tố chiến
lược bao gồm chiến lược tiếp thị và bối cảnh tổng thể. Khác với RBV và IBV, lý thuyết
này cho rằng hoạt động xuất khẩu vượt trội được tạo ra bởi khả năng tương thích
ngẫu nhiên, có thể thay đổi và được cá nhân hóa cho từng cơng ty hoặc xuất khẩu.
Theo Morgan (2018) [121] chỉ ra rằng, hiệu quả của chiến lược xúc tiến xuất khẩu
phụ thuộc vào sự tương tác phức tạp giữa kinh nghiệm xuất khẩu và khoảng cách
văn hóa xã hội bên ngồi, quyết định chiến lược, kinh nghiệm và bối cảnh văn hóa xã
hội ảnh hướng tới thành công xuất khẩu. Tuy nhiên, dựa trên lý thuyết dự phịng các
phân tích chỉ đưa ra các kết luận mô tả về từng trường hợp hoạt động xuất khẩu
trong các tình huống cụ thể hạn chế khả năng khái quát hóa và ứng dụng
Chabowski và các cộng sự (2018) [81].
Quan điểm thể chế được đề cập nhiều trong giai đoạn gần đây, sự xuất hiện này
cho thấy sự cân nhắc ngày càng tăng về ảnh hưởng của thể chế trong tiếp thị


xuất khẩu. Quan điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường thể chế và gợi ý
rằng các lực lượng thể chế định hình các quyết định chiến lược của doanh nghiệp và
xác định hoạt động. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
vì các hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào các thể chế khác nhau ở thị trường trong
nước và thị trường xuất khẩu. Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của các thể chế
đối với xuất khẩu hoạt động vì chất lượng cao của môi trường thể chế dẫn đến xuất
khẩu vượt trội hoạt động. Những nghiên cứu này cung cấp cái nhìn rõ nét hơn về lý

thuyết các yếu tố quyết định đến hoạt động xuất khẩu bằng cách xem xét ảnh hưởng
của thể chế.
Ngoài ra, thuyết học hỏi có tổ chức (OLT) chỉ ra cơ chế gắn kết giữa các
hoạt động tổ chức trước đó với hành vi và kết quả trong tương lai của tổ chức Wei và
cộng sự (2014) [141]. Trong bối cảnh xuất khẩu, các nhà quản lý xuất khẩu cần học hỏi
từ các hoạt động xuất khẩu trong quá khứ sẽ mang lại những thành công từ mối quan hệ
nhân- quả giữa chiến lược xuất khẩu, các điều kiện xung quanh và kết quả xuất khẩu
tương ứng Lages và cộng sự (2008) [113]. Kiến thức hiện tại thúc đẩy các quyết
định chiến lược hiện tại và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong tương lai Ruigrok
và Wagner (2003) [130], Lages và cộng sự (2008) [113] cho biết rằng hoạt động xuất
khẩu của năm trước đóng một vai trị quan trọng trong việc định hình chiến lược tiếp
thị xuất khẩu năm sau và mang lại hoạt động xuất khẩu thơng qua q trình học hỏi.
Điều này cung cấp một cái nhìn theo chiều dọc giải thích ảnh hưởng liên thời gian đến
hoạt động xuất khẩu.
Mơ hình nghiên cứu ban đầu của Luận án có các phần chính như sau:
Nhân tố mục tiêu: Hoạt động XKNS
Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Nhân tố ảnh hưởng bên trong DN XKNS như: “đặc điểm DN”; “đặc điểm quản
lý”; “ chiến lược XK”; “ mối quan hệ kinh doanh”
+ Nhân tố ảnh hưởng bên ngoài DN XKNS: “đặc điểm thị trường nước
ngồi”; “đặc điểm thị trường trong nước”
Mơ hình nghiên cứu ban đầu của Luận án được xác định như sau:


Hình 0.2. Mơ hình nghiên cứu ban đầu
Nguồn: Tác giả xây dựng


Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết,
các giả thuyết được đề xuất trong phạm vi nghiên cứu của Luận án như sau:

4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu là hoạt động XK
của DN XKNS
Kết quả nghiên cứu định tính xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng đến
kết quả XK các DN XKNS của Việt Nam, cụ thể như sau:
Đặc điểm DN: Nhân tố này có hàm ý về quy mơ lao động, vốn, cơng nghệ, kiến
thức và kinh nghiệm XK, nói lên những điểm mạnh của DN trên thị trường XK.
Giả thuyết H1 được đề xuất:
H1: Quy mô DN như vốn, lao động, cơng nghệ, kinh nghiệm XK có ảnh hưởng
thuận chiều với hoạt động XK.
Đặc điểm quản lí: Nói đến đặc điểm và quan điểm của các nhà quản lý, như:
trình độ giáo dục, kinh nghiệm quản lý, nhận thức về XK. Giả thuyết H2 đề xuất:
H2: Nếu các nhà quản lý có trình độ giáo dục cao, kinh nghiệm phong phú về
XK, thái độ và nhận thức XK tích cực sẽ có ảnh hưởng cùng chiều với hoạt động XK
và ngược lại.
Mối quan hệ kinh doanh: Được tất cả các ý kiến đánh giá cao là xây dựng và
phát triển mối quan hệ với khách hàng giúp DN tăng doanh số, mở rộng thị trường XK.
Xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh bền vững sẽ tác động đến mở rộng thị
trường, doanh thu và lợi nhuận XK. Giả thuyết H3 đề xuất:
H3: Nếu mối quan hệ kinh doanh tốt hoặc xấu sẽ ảnh hưởng đến kết quả XKNS
của DN tương ứng hoạt động XK của DN tương ứng.
Đặc điểm thị trường nông sản thế giới: Thang đo khái niệm này có hàm ý
bao gồm sự hấp dẫn thị trường, rủi ro, các rào cản XK, sự biến động cung cầu của thị
trường nông sản thế giới, cạnh tranh giá, quy định pháp lí của các quốc gia NK. Giả
thuyết H4 đề xuất:
H4: Nếu đặc điểm thị trường nơng sản thế giới có biến động tích cực hay tiêu
cực sẽ ảnh hưởng đến hoạt động XK tương ứng
Đặc điểm thị trường trong nước: Là các quy định pháp lí về NK, văn hóa, cạnh
tranh thị trường, sự hấp dẫn thị trường, các rào cản XK, sự biến động của thị trường thế
giới. Giả thuyết H5 đề xuất:



H5: Nếu đặc điểm thị trường nông sản trong nước có những thay đổi tích cực
hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến hoạt động XK tương ứng.
Đặc điểm ngành: Đề cập đến sự ổn định của ngành, dự đoán sự thay đổi hay
biến động của ngành, tốc độ thay đổi, sự biến động theo chu kì hay theo mùa, mức độ
rủi ro, mức độ cạnh tranh ngành; chu kỳ sống của ngành; định hướng XK của ngành.
Giả thiết H6 đề xuất:
H6: Sự biến động ngành ảnh hưởng đến hoạt động XK của DN
Chiến lược Marketing XK: Hầu hết các chuyên gia cho rằng đây nhân tố quan
trọng nhưng là điểm yếu của các DN XKNS trong nước so với các DN đa quốc
gia. Phần lớn các DN XKNS của Việt Nam chưa quan tâm đến chiến lược Marketing,
và đề nghị cần phải đầu tư nhiều cho chiến lược Marketing XK. Giả thuyết H7 đề xuất:
H7: Nếu chiến lược Marketing XK phù hợp hay không phù hợp sẽ ảnh hưởng
hoạt động XK tương ứng.
4.3. Phát triển thang đo biến số, xây dựng lưới câu hỏi phiếu điều tra
* Phát triển thang đo biến số
Các thang đo được sử dụng trong Luận án gồm:
Thang đo biến phụ thuộc “Hoạt động xuất khẩu” gồm các chỉ báo về. Lợi nhuận
xuất khẩu của doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp và thị phần xuất
khẩu của doanh nghiệp Katsikeas và cộng sự (2000) [107]; Zou và Stan (1998) [143],
Chen và cộng sự (2016) [89].
Thang đo biến số “Đặc điểm doanh nghiệp” là câu hỏi về đặc điểm hình thành
và hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ báo như: thời gian hoạt động của
doanh nghiệp, quy mô lao động, quy mô vốn, số lượng người biết ngoại ngữ trong
doanh nghiệp. Theo tổng quan phía trên có rất nhiều chỉ báo được xác định trong thang
đo biến số “đặc điểm doanh nghiệp” của các tác giả Aaby và Slater (1989) [68], Zou và
Stan (1998) [143], Haahti và các cộng sự (2005) [101]. Tuy nhiên trong giới hạn này,
luận án chỉ lựa chọn một số chỉ báo chính như nêu trên.
Thang đo biến số “Đặc điểm quản lý” là câu hỏi về kinh nghiệm về kinh doanh

quốc tế, định hướng quốc tế của nhà quản lý, những cam kết hỗ trợ XK, kiến thức về
XK như: rào cản thương mại, hay ưu đãi tại thị trường XK, trình độ của các nhà quản
lý. Thang đo này được sử dụng trong các nghiên cứu của một số tác giả


như Cavusgil và Zou (1994) [80], O’Cass và Julian (2003)[128], Dean và các cộng sự
(2000) [90], Leonidou và cộng sự (2010) [115].
Thang đo biến số “Chiến lược marketing xuất khẩu” là các câu hỏi về sự
thích ứng của chiến lược Marketing-mix bao hàm nội dung như sự thích ứng sản
phẩm, thế mạnh của sản phẩm, hoạt động xúc tiến XK, khuyến mãi, cạnh tranh về
giá, kênh phân phối, kế hoạch XK, và cách thức tổ chức XK. Thang đo này sử dụng
trong nghiên cứu của các tác giả O’Cass và Julian (2003) [128], Yeoh (2004) [142].
Thang đo biến số “Mối quan hệ kinh doanh” là câu hỏi về mối quan hệ của
doanh nghiệp đối với bên ngồi, trong đó các chỉ báo nghiên cứu gồm: mối quan hệ với
nhà phân phối, nhà cung ứng sản phẩm, khách hàng, với đối tác kinh doanh, quan hệ
với chính phủ và các tổ chức liên quan. Tác giả Anna K (2011) [71] dựa trên mơ hình
lý thuyết nguồn nhân lực đã nghiên cứu các DN kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nông
nghiệp và công nghiệp chế biến tại Anh, và phát hiện ra nhân tố mối quan hệ kinh doanh
với khách hàng. Busayo Ajayi (2016) [78] trong nghiên cứu về xuất khẩu dệt may của
Indonexia có nhận định về mối quan hệ kinh doanh của DN với khách hàng là nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của DN. Trong luận án có sửa đổi thêm một số chỉ
báo như: mối quan hệ với nhà phân phối, với chính phủ và tổ chức liên quan.
Thang đo biến số “Đặc điểm thị trường nước ngoài” là câu hỏi về đặc điểm của
thị trường nước ngoài đối với hoạt động XK của DN XKNS. Dựa trên lý thuyết dự
phòng thang đo này được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Cavusgil và Zou (1994)
[80], O’Cass và Julian (2003) [128], Rose, Gregory M và các cộng sự (2002) [1288].
Các chỉ bảo được sử dụng trong thang đo này là: quy định pháp lí về nhập khẩu, văn
hóa, cạnh tranh thị trường, sự hấp dẫn thị trường, các rào cản XK, sự biến động của thị
trường thế giới.
Thang đo biến số “Đặc điểm ngành” là câu hỏi về ngành hàng XK với một số

chỉ bảo được nghiên cứu bởi Reis J, Forte R (2016) [131], Guner, Berrin và cộng sự
(2010)[97] đề cập đến sự ổn định của ngành, tốc độ thay đổi, sự biến động theo chu kì
hay theo mùa, mức độ tập trung,, mức độ cạnh tranh ngành.
Thang đo biến số “Đặc điểm thị trường trong nước” là câu hỏi về đặc điểm cụ
thể của thị trường trong nước đối với ngành hàng XK được đề cập đến tại nghiên Zou
và Stan (1998) [164], Sousa và cộng sự (2008) [157], và Chen và cộng sự


( 2016) bởi các chỉ báo như: những quy định về XK của chính phủ, sự hỗ trợ XK,
cạnh tranh của thị trường trong nước.
Danh mục các biến số (phụ thuộc và độc lập), thang đo biến số và nguồn gốc thang
đo được sử dụng trong Luận án được thể hiện trong bảng 0.1 dưới đây:
Bảng 0.1. Các biến số va thang đo
TT

Biến số

1

Hoạt động
XK

2

Đặc điểm
DN

3

Mối quan

hệ kinh
doanh

4

Đặc điểm
quản lý

Thang đo (biến số)

Thang đo khoảng

Nguồn gốc
thang đo

Biến phụ thuộc
XK1: Trong 10 năm gần
Likert theo mức độ
đây, kim ngạch XKNS của
đồng ý:
Katsikeas

DN sang Trung Quốc ổn
- Rất không đồng ý
cộng sự (2000)
định
- Không đồng ý
[107], Cavusgil
XK2: Trong 10 năm gần
- Trung lập

và Zou (1994)
đây, lợi nhuận của hoạt
- Đồng ý
[143] Chen và
động XKNS của DN sang
- Hoàn toàn đồng ý
cộng sự (2016)
Trung Quốc tăng đều
[89]
XK3: Trong 10 năm gần
đây, hoạt động XKNS của
DN sang Trung Quốc tăng
trưởng tốt.
Các biến độc lập
Moen
(2008)[120],
Aaby và Slater
DN1: Quy mô DN về lao Likert theo mức độ
(1989)
[68],
động, vốn
đồng ý:
Zou và Stan
DN2: Kinh nghiệm của DN - Rất không đồng ý
(1998) [143],
trong lĩnh vực XK
- Không đồng ý
Baldauf và các
DN3: Năng lực của DN - Trung lập
cộng

sự
trong lĩnh vực kinh doanh - Đồng ý
(2000)[73],
quốc tế
- Hoàn toàn đồng ý
Haahti và các
cộng sự (2005)
[101]
QH1: Mối quan hệ với nhà Likert theo mức độ
phân phối, nhà cung ứng đồng ý:
BusayoAjayi
sản phẩm
- Rất không đồng ý
(2016)
[78],
- Không đồng ý
QH2: Đối tác kinh doanh
Anna K (2011)
- Trung lập
QH3: Quan hệ với chính
[71] (có điều
- Đồng ý
phủ và các tổ chức liên
chỉnh)
quan
- Hồn tồn đồng ý
QL1: Kinh nghiệm quản lí Likert theo mức độ Cavusgil

kinh doanh quốc tế của nhà đồng ý:
Zou

(1994)


TT

Biến số

Thang đo (biến số)
quản lý
QL2: Kiến thức và kinh
nghiệm về XK của nhà
quản lý
QL3: Định hướng quốc tế
của nhà quản lý QL1:
QL4: Cam kết và hỗ trợ
XK của nhà quản lý
QL5: Nhận thức lợi thế XK
của nhà quản lý
QL6: Nhận thức các rào
cản XK của nhà quản lý

5

6

Thang đo khoảng
- Rất không đồng ý
- Không đồng ý
- Trung lập
- Đồng ý

- Hồn tồn đồng ý

Nguồn gớc
thang đo
[80], O’Cass và
Julian (2003)
[128] Dean và
các cộng sự
(2000)
[90],
Chen và cộng
sư (2016) [89]

CL1: Định hướng hoạt
động thị trường
CL2: Sự thích ứng của sản
phẩm đối với thị trường
nước NK
CL3: Thế mạnh của sản
Chiến lược
phẩm trên thị trường nước
Marketing
NK
XK
CL4: Thúc đẩy hoạt động
xúc tiến XK
CL5: Tổ chức hoạt động
khuyến mãi, cạnh tranh về
giá
CL6: Kế hoạch XK


O’Cass

Julian (2003)
Likert theo mức độ
[128]
đồng ý:
Yeoh
(2004)
- Rất không đồng ý
[142], Haddoud
- Không đồng ý
và cộng sự
- Trung lập
(2018) [104],
- Đồng ý
Fernando

- Hồn tồn đồng ý
cộng sự (2017)
[93]

TTNG1: Các quy định
pháp lí về NK
TTNG2: Mức độ tương
đồng văn hóa tại nước NK
Đặc điểm
TTNG3: Tính cạnh tranh
thị trường
của nơng sản tại thị trường

nước ngoài
nước NK
TTNG4: Các rào cản XK
TTNG5: Sự biến động của
thị trường thế giới

Cavusgil

Zou
(1994)
[80] Dean và
các cộng sự.
(2000)
[90],
O’Cass

Julian (2003)
[128], Chen và
cộng sự (2016)
[89] Katsikeas

cộngsự
(2000) [107]
Sousa và cộng
sự
(2008)
[135], Zou và

Likert theo mức độ
đồng ý:

- Rất không đồng ý
- Không đồng ý
- Trung lập
- Đồng ý
- Hoàn toàn đồng ý


TT

7

8

Biến số

Thang đo (biến số)

Thang đo khoảng

Likert theo mức độ
N1: Sự ổn định của ngành
đồng ý:
N2: Sự biến động theo chu - Rất khơng đồng ý
Đặc điểm
kì hay theo mùa
- Không đồng ý
ngành
- Trung lập
N3: Mức độ cạnh tranh
ngành

- Đồng ý
- Hồn tồn đồng ý
TTTN1: Mơi trường pháp
Likert theo mức độ
lý ổn định và thuận lợi
đồng ý:
TTTN2: Chính sách hỗ trợ
- Rất không đồng ý
Đặc điểm
XK, nhu cầu trong nước
thị trường
- Không đồng ý
TTTN3: Môi trường kinh tế
trong nước
- Trung lập
thuận lợi, góp phần thúc
- Đồng ý
đẩy sản xuất và xuất khẩu
- Hồn tồn đồng ý

Nguồn gớc
thang đo
Stan
(1998)
[143]
Reis J, Forte
R(2016) [131],
Guner, Berrin
và cộng sự
(2010) [97]

Zou và Stan
(1998) [143],
Sousa và cộng
sự
(2008)
[135], Chen và
cộng sự ( 2016)
[89]

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
* Xây dựng lưới câu hỏi phỏng vấn sâu và bảng hỏi khảo sát
Lưới câu hỏi phỏng vấn sâu được chuẩn bị để phục vụ nghiên cứu định tính.
Lưới câu hỏi này dành cho 1 nhà quản lý Chính phủ về XKNS, một nhà xây dựng về
chính sách, một nhà nghiên cứu về kinh tế quốc tế, một nhà nghiên cứu về thương mại
và một nhà quản lý DN XKNS để kiểm tra sự hợp lý của các thang đo và xây dựng
phiếu khảo sát. Cho dù các thang đo được sử dụng trong Luận án cơ bản là những thang
đo đã được các nhà nghiên cứu sử dụng, tuy vậy nhưng thang đo đó chủ yếu được sử
dụng trên thế giới, các nghiên cứu có liên quan sử dụng thang đo này tại Việt Nam
cịn ít. Nội dung của lưới câu hỏi phỏng vấn chuyên gia gồm hai phần chính:
Phần 1: Giới thiệu về tác giả, mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn
Phần 2: Lấy ý kiến của các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng tới DN XKNS
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Bảng hỏi (phiếu điều tra) được xác định dựa trên kết tổng quan, cơ sở lý luận và
kết quả phỏng vấn sâu với các chuyên gia để tiến hành xây dựng bảng hỏi. Sau đó
bảng hỏi được gửi đến 5 chuyên gia trong kết quả phỏng vấn sâu để tham vấn ý kiến.
Sau khi bảng hỏi đã xác định, bảng hỏi được gửi đến 5 DN để đánh giá tính


khả thi của bảng hỏi. Sau khi xác định tính khả thi của bảng hỏi, bảng hỏi được gửi đến
các DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (danh sách các DN được sử dụng

thông qua danh sách “Doanh nghiệp XK uy tín các năm 2016, 2017, 2018, 2019” của
Bộ Công Thương, danh sách từ Sở Công Thương các tỉnh và từ mới quan hệ cá nhân
bằng cách đến trực tiếp; bảng hỏi cũng được gửi đi bằng online thông qua mẫu form
của Google.
4.4. Nguồn dữ liệu
* Nguồn dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho luận án bao gồm:
Một số lý thuyết liên quan đến hoạt động XK của DN XK: khái niệm cơ bản về
hoạt động XKNS, xác định nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XKNS; Số liệu thống kê
về những mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam qua các năm sang thị
trường Trung Quốc; Những thông tin về bối cảnh, xu hướng tiêu dùng tồn cầu có ảnh
hưởng tới hoạt động XKNS của DN.
Những dữ liệu này được tiến hành thu thập từ các nguồn:
Văn bản của Chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về các văn bản như: Luật Thương mại, Luật Hỗ trợ DNNVV;
các chương trình, đề án của Chính phủ về XKNS; Trong các thư viện: sách, luận án,
cơng trình nghiên cứu của Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội;
Trong các cơ quan/tổ chức lưu trữ: các báo cáo, văn bản quy định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương; Tổng Cục Thống kê, Tổng Cục Hải quan,
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc, WTO, FAO, Phịng Thương mại
và Cơng nghiệp Việt Nam, trên Internet: kho dữ liệu học thuật google scholar và các
trang tạp chí uy tín như: Proquest/ABI Infor, Emerald, Sciencedirect, Thomson
Sciencetific.
* Nguồn dữ liệu sơ cấp
Các thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho luận án bao gồm: các hoạt động tổ
chức xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc; kết quả và tiềm năng
XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc; đặc điểm cơ bản của thị trường Trung
Quốc. Các phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp cho luận án, gồm
phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp chuyên gia.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia



Phương pháp này được sử dụng trong luận án để thu thập những dữ liệu sơ cấp
sau: góp ý xây dựng phiếu hỏi; Hiệu chỉnh các câu hỏi trong phiếu hỏi; Đánh giá, tư
vấn hoàn thiện phiếu hỏi sau khi khảo sát thử. Nghiên cứu sinh đã tiến hành phỏng vấn
sâu 5 chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, bao gồm:
01 lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương;
01 lãnh đạo Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương;
01 nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương
mại, Bộ Công Thương;
01 nhà khoa học của Trường Đại học Thương mại, Hà Nội;
01 lãnh đạo doanh nghiệp đang XKNS sang Trung Quốc.
Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
(i) Đối tượng điều tra: Các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam tham gia
hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc; Người tiêu dùng tại thị
trường Trung Quốc
(ii) Nội dung điều tra: Đối tượng doanh nghiệp XKNS của Việt Nam; Những
thông tin chung về DN: quy mơ, tuổi đời, mặt hàng xuất khẩu, trình độ học vấn cao
nhất của lãnh đạo DN.
Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XKNS của DN đánh giá mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố theo thang điểm của Likert từ 01 đến 05 tương ứng với mức
“thấp nhất” và “cao nhất”.
Đối tượng người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc:
Thơng tin chung: như tuổi, giới tính, trình độ, công
việc....
Thông tin chuyên sâu: tần suất mua nông sản, nơi mua, mức độ ưu thích đối với
nơng sản của Việt Nam về chất lượng, mẫu mã, giá cả, so sánh đối với hàng nông sản
của một số quốc gia khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ...
(iii) Thiết kế phiếu điều tra
Phiếu điều tra trước tiên được xây dựng dựa trên việc tổng quan tình hình nghiên

cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XKNS.
Sau khi thống kê theo từng nhóm nội dung, phiếu điều tra được trao đổi với 06
chun gia có chun mơn phù hợp để tham vấn hoàn thiện nội dung.
Đặc biệt, đối với phiếu điều tra với đối tượng là các doanh nghiệp XKNS của Việt
Nam sẽ tiến hành khảo sát thử với 5 DN để đánh giá xem các câu hỏi đặt ra có


dễ hiểu không, cần bổ sung hoặc loại bỏ những câu hỏi, nội dung nào. Phiếu điều tra
hoàn chỉnh sau khi tư vấn chuyên gia và khảo sát thử mới được sử dụng để điều tra trên
diện rộng.
Nội dung chi tiết của phiếu điều tra hồn chỉnh được đính kèm trong phụ lục số
05 của luận án.
(iv) Tiêu chí chọn mẫu điều tra và quy mô mẫu
Đối tượng doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản của Việt Nam
Tiêu chí chọn mẫu: là các doanh nghiệp của Việt Nam có tham gia hoạt động
xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, mẫu nghiên cứu được sử dụng phương
pháp chọn mẫu phi xác suất với cách thức chọn mẫu thuận tiện.
Quy mô mẫu: đảm bảo cỡ mẫu n = 5m, với m = 29 Anderson và Gerbing (1988)
[70]. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố.
Đối tượng người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc:
Tiêu chí chọn mẫu: là người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc trên địa bàn
Nam Ninh, Quảng Châu, Côn Minh, Thượng Hải, Hàng Châu, Bắc Kinh. Mẫu nghiên
cứu được lựa chọn theo hình thức ngẫu nhiên.
Quy mơ mẫu:
(v) Gửi phiếu điều tra và phản hồi
Đối tượng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam: tổng số phiếu phát ra
là 530, số phiếu thu hồi là 315. Sau khi phân tích và kiểm tra, có 8 phiếu bị loại do điền
thiếu thông tin hoặc chỉ ghi 1 mức độ đánh giá cho tất cả các phát biểu. Do đó thông
qua phương pháp này thu được 307 mẫu hợp lệ.
Đối tượng người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc: nghiên cứu sinh tận dụng

thời gian có các chuyến cơng tác và học tập ngắn ngày tại Trung Quốc tiến hành phỏng
vấn tại các siêu thị lớn của Trung Quốc ở các thành phố đã đến. Số phiếu phát ra 120,
số phiếu thu về 98, sau khi phân tích và kiểm tra có 82 phiếu hợp lệ dùng để phân tích.
4.5. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp định tính như tổng hợp, phân tích, so sánh cũng được nghiên cứu
sinh sử dụng trong luận án của mình. Các phương pháp này sử dụng để diễn giải
những số liệu thống kê về thực trạng vấn đề nghiên cứu, so sánh giữa thực tế và


×