Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

PhƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ĐIỀU TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.5 KB, 12 trang )

PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
ĐIỀU TRA
BÀI 3
1
Tổng thể và mẫu?

Tổng thể nghiên cứu (population) là tất cả các đối tượng
mà người nghiên cứu nhắm tới cho vấn đề nghiên cứu.

Mẫu (sample) là một nhóm đối tượng được chọn lựa từ
tổng thể để điều tra lấy thông tin.
Population
Sample
What you would like
to know about
What you actually
observe in the data
2
Mẫu đại diện?

Trong nghiên cứu định lượng, ta cần thực hiện điều tra
chọn mẫu vì rất khó và tốn nhiều chi phí để lấy toàn bộ
thông tin từ tổng thể.

Mẫu lấy cần có tính đại diện cho tổng thể. Điều này có
thể giúp ta suy rộng ra cho tổng thể.

Tính đại diện của mẫu quan trọng hơn việc xác định cỡ
mẫu điều tra (sample size).

Để chọn mẫu đại diện tốt, ta thường dùng phương pháp


chọn mẫu ngẫu nhiên (probability sampling).
3
Phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên

Trong chọn mẫu ngẫu nhiên, các đối tượng từ tổng thể
có cùng khả năng được chọn vào mẫu.

Một số phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:

Chọn mẫu đơn giản (simple sampling)

Chọn mẫu phân lớp (stratified sampling)

Chọn mẫu theo chùm (cluster sampling)

Chọn mẫu nhiều tầng (multistage sampling)
4
Chọn mẫu đơn giản

Là chọn ngẫu nhiên các đối tượng từ tổng thể vào mẫu.

Phương pháp chọn thường là rút thăm hay bảng số ngẫu
nhiên.

Ví dụ: Chọn ngẫu nhiên 5 sinh viên từ 30 sinh viên thực
hiện như sau:

Đánh số từ 1 -> 30 cho mỗi sinh viên.


Rút thăm ngẫu nhiên từ 30 số trên, chẳng hạn được 2,5,14,21,18

Chọn 5 sinh viên tương ứng với bộ số chọn ra.
5
Chọn mẫu phân lớp (phân tổ)

Trước hết ta phân nhóm (phân tổ) cho các đối tượng của
tổng thể theo một biến số nào đó. Sau đó xác định cỡ
mẫu và thực hiện lấy mẫu đơn giản trên mỗi nhóm.

Ví dụ: Chọn ngẫu nhiên 500 sinh viên từ 4 trường đại
học:
Trường ĐH Số sv Tỷ lệ % Số sv chọn ra
A 2.500 25% 125
B 3.000 30% 150
C 1.800 18% 90
D 2.700 27% 135
Tổng 10.000 100% 500
6
Chọn mẫu theo chùm

Trước hết ta phân các đối tượng của tổng thể theo các
khối dựa vào biến số nào đó. Sau đó chọn ngẫu nhiên ra
một số khối và điều tra tất cả các đối tượng trên các khối
chọn ra.

Ví dụ:
-
Từ 30 lớp học trong 1 trường, chọn ngẫu nhiên ra 5 lớp và điều tra
toàn bộ sinh viên của 5 lớp chọn ra.

-
Từ 20 tổ dân phố, chọn ngẫu nhiên 5 tổ dân phố và điều tra toàn
bộ các hộ gia đình của 5 tổ chọn ra.
7
Chọn mẫu phân tầng

Là chọn mẫu theo khối nhưng được thực hiện ở nhiều
tầng khác nhau.

Ví dụ: Một vùng có nhiều trường đại học, mỗi trường có
nhiều ngành học, mỗi ngành học có nhiều năm học. Ta
thực hiện chọn mẫu phân tầng như sau:
-
Từ các trường trong vùng, chọn ngẫu nhiên 1 số trường.
-
Trên mỗi trường được chọn, chọn ngẫu nhiên 1 số ngành.
-
Trên mỗi ngành được chọn, chọn ngẫu nhiên 1 số năm học.
-
Sau đó điều tra toàn bộ sinh viên ở trường, ngành, năm học được
chọn.
8
Phối hợp các phương pháp chọn mẫu

Thông thường, tùy theo đối tượng nghiên cứu mà ta có
thể phối hợp các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên
để có thể điều tra một cách đơn giản, hiệu quả.

Ví dụ: Trong vấn đề: Tình hình đi làm thêm của sinh
viên”, ta xác định các bước chọn mẫu như sau:

1) Mẫu đại diện yêu cầu: có sv ở các trường, sv ở các năm học.
2) Xác định thông tin ở các trường ĐH: số lớp các năm học (chẳng
hạn, ĐHNN có 15 lớp năm 1, 16 lớp năm 2, ….)
3) Kết hợp chọn mẫu đơn giản, mẫu phân lớp, mẫu phân tầng.
9
Ví dụ

Trường A: chọn 2 lớp năm 1, 3 lớp năm 2, 3 lớp năm 3

Trường B: chọn 4 lớp ở mỗi năm 1, 2, 3.

Điều tra toàn bộ sinh viên ở các lớp được chọn.
Trường ĐH Năm học Số lớp Tỷ lệ % Số lớp chọn
A 1 15 11.5% 2
2 20 15.4% 3
3 18 13.9% 3
B 1 25 19.2% 4
2 28 21.5% 4
3 24 18.5% 4
Tổng 130 100% 20
10
Một số lưu ý khi chọn mẫu
1. Cần phải có sự khoanh vùng tốt các đối tượng của tổng
thể như:
a) Các đối tượng có thể điều tra ở đâu?
b) Các đối tượng có thể chia thành từng lớp, từng tầng hay không?
c) Các đối tượng nào đại diện cho tổng thể?
2. Dựa vào một số nguồn như các trang thống kê, các cấp
quản lý để nắm rõ số lượng các đối tượng, các phân
lớp, phân từng để có thể đưa ra cách thức chọn mẫu

phù hợp
3. Kế hoạch điều tra chọn mẫu phải có tính khả thi cao, dễ
thực hiện.
11
Bài tập nhóm

Mỗi nhóm hãy lập kế hoạch điều tra chọn mẫu cho vấn đề
nghiên cứu đã chọn trong các bài tập nhóm trước. Nếu có
các thông tin chi tiết để điều tra thì càng tốt.

Yêu cầu: các nhóm nộp bài (trình bày trên powerpoint)
qua mail cho giáo viên chậm nhất vào thứ 2 tuần sau.
12

×