Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 9 lá đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99, vụ đông năm 2011 tại trường ĐHNLTN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.62 KB, 76 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ được viết tắt
CIMMYT International Maize and Wheat inprovementcentre
(Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa Mỳ Quốc Tế)
cs Cộng sự
CSDTL Chỉ số diện tích lá
CV Coefficient of variation
(Hệ số biến động)
FAO Food Agriculture Oganization
(Tổ chức Nông Lương Thực)
LSD Leat significant difference
(Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
USA Unitead State Depatment of Agriculture
(Bộ Nông Nghiệp Mỹ)
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thị phần giống ngô lai ở Việt Nam
Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kỳ 7-9 lá đến tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây của giống LVN99, vụ đông 2011
4
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, góp
phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Cho đến nay ngô đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa
nước về diện tích, đứng đầu về năng suất và sản lượng (FAO, 1995) [32]. Ngô là cây trồng
giúp loài người giải quyết nạn đói thường xuyên bị đe doạ (Nguyễn Hữu Lộc, 1969) [12].
Vào cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng về ngô lai đã tạo nên các thành tựu kỳ diệu ở
các châu lục, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Ý Đi đôi với việc áp dụng ưu


thế lai trong quá trình chọn tạo giống, những tiến bộ về kỹ thuật canh tác tiên tiến như cơ
giới hoá, thuỷ lợi hoá, bảo vệ thực vật, cũng được áp dụng kịp thời để khai thác tối đa ưu
thế của giống ngô lai. Ngô lai đã được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất
trong việc phát triển nông nghiệp thế giới của thế kỷ XX.
Vai trò của ngô trước hết phải nói đến đó là nguồn lương thực nuôi sống gần 1/3
dân số thế giới. Tất cả các nước trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở mức độ khác nhau. Ngô
là lương thực chính của người dân khu vực Đông Nam Phi, Tây Phi, Nam á và là thành
phần quan trọng nhất trong thức ăn chăn nuôi. Hầu như 70% chất tinh trong chăn nuôi
được tổng hợp từ ngô, 71% sản lượng ngô trên thế giới được dùng cho chăn nuôi. Ở các
nước phát triển phần lớn sản lượng ngô được sử dụng cho chăn nuôi: Mỹ 76%, Bồ Đào
Nha 91%, Italia 9%, Croatia 95%, Trung Quốc 76%, Thái Lan 96%, (Ngô Hữu Tình,
2003) [10].
Ngô được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, tạo
ra cồn, rượu, bia, tinh bột, bánh kẹo. Người ta đã sản xuất ra khoảng trên 670 loại sản
phẩm từ ngô bằng công nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp nhẹ và dược phẩm
(Ngô Hữu Tình, 1997) [8].
Từ những nhận thức về vai trò của cây ngô trong nền kinh tế thế giới nói chung và
nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và
4
4
5
phương hướng đúng đắn cho công tác nghiên cứu khoa học, tiếp thu những thành tựu của
thế giới với mục đích duy trì diện tích, đột phá về năng suất và tăng nhanh sản lượng.
Ngô được đưa vào trồng ở nước ta khoảng 300 năm trước đây. Hiện nay ở một số
vùng miền núi, ngô là cây lương thực chủ yếu. Diện tích trồng ngô đã có bước tăng nhanh từ
sau năm 1995 và năm 2010 trên cả nước ngô được trồng khoảng 800 ha. Về năng suất những
năm trước đây, bình quân cả nước chỉ đạt dưới 20 tạ/ha hạt. Từ sau những năm 90 năng suất
tăng dần lên và đến nay đã đạt gần 30 tạ/ha. Do diện tích và năng suất ngô đều tăng cho nên
đến những năm cuối thế kỷ XX sản lượng ngô nước ta đã đạt gần 2 triệu tấn hàng năm.
Tuy nhiên năng suất trồng ngô ở nước ta vẫn chưa cao và chưa ổn định so với các

nước trong khu vực, giá thành cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Lượng ngô dùng
cho chăn nuôi còn chưa được đáp ứng đủ. Để góp phần làm giảm những hạn chế trên cần xác
định đúng những giống ngô lai mới có năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái
của từng vùng, cần hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố sinh trưởng, phát triển, các yếu tố
cấu thành năng suất với năng suất để có những hướng cụ thể từ khi chọn vật liệu lai tạo
giống đến sử dụng các biện pháp canh tác phù hợp, phát huy tối đa tiềm năng của từng
giống, tại mỗi vùng sinh thái.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99,
vụ Đông năm 2011 tại trường ĐHNLTN“.
5
5
6
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá đến sinh trưởng và
năng suất của ngô. Trên cơ sở đó đề xuất mức đạm thích hợp nhằm tăng năng suất cho
giống ngô LVN99 tại trường ĐHNL Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thờ kì 7 - 9 lá đến sinh trưởng của giống ngô lai
đơn LVN99.
- Ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kì 7 - 9 lá đến năng suất và hiệu quả kinh tế
của giống ngô lai đơn LNV99.
- Xác định lượng đạm phù hợp nhất bón vào giai đoạn 7 - 9 lá cho giống ngô
LVN99.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Giúp cho sinh viên củng cố được những kiến thức đã học, đồng thời gắn liền với
thực tiễn giúp cho mỗi sinh viên nâng cao được chuyên môn, nắm được phương pháp và tổ
chức tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Góp phần tìm ra lượng đạm bón thích hợp ở giai đoạn 7 - 9 lá cho giống ngô LVN99
được trồng ở Thái Nguyên.
6
6
7
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây ngô có những đóng góp to lớn cho con người, bởi cây ngô cũng được con
người chọn làm đối tượng và đầu tư nghiên cứu toàn diện, đặc biệt về di truyền, chọn tao
giống và các biện pháp thâm canh. Đầu thế kỉ 20 đánh dấu một bước ngoặc lịch sử trong
nghề trồng ngô với sự xuất hiện của ngô lai - một tiến bộ kĩ thuật thành công nhất trong
việc ứng dụng thuyết ưu thế lai vào sản xuất. Các nhà khoa học đã thành công trong việc
lai tạo ra những giống ngô lai mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Đặc biệt là những
giống ngô lai mới có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như hạn,
rét, mật độ dầy, sâu bệnh,…
Đạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng nhất, đóng vai trò tạo năng suất và chất
lượng. Đạm được tích luỹ trong hạt 66%. Cây ngô hút đạm tăng dần từ khi cây có 3-4 lá tới
trước trổ cờ. Ở nước ta, một số kết quả nghiên cứu cho thấy thời kỳ hút đạm mạnh nhất là
6-12 lá và trước khi trổ cờ, nếu các giai đoạn này mà thiếu đạm thì năng suất giảm rõ rệt.
Triệu chứng thiếu đạm: cây thấp, lá nhỏ có màu vàng, các lá già có vệt xém đỏ, cây sinh
trưởng chậm, cằn cỗi, cờ ít, bắp nhỏ, năng suất thấp.
Cây ngô cần đạm ngay từ ban đầu, tức là ngay khi cây nảy mần cây ngô cần lượng
đạm rất nhỏ nhưng rất quan trọng. Nhịp độ hút đạm lớn dần đến lúc trỗ cờ, sự hút đạm của
cây ngô kéo dài đến khi hạt chín. Có thể phân tích lượng đạm trong lá để đánh giá hiệu quả
cung cấp đạm và khả năng cho năng suất của ngô. Giống ngô LVN99 là giống ngô lai mới
do viện nghiên cứu ngô chọn tạo. Đây là giống ngô lai có khả năng chịu hạn, có khả năng
sinh trưởng, phát triển tốt và có tiềm năng cho năng suất cao, thích hợp cho sản xuất tại các
tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Do nhu cầu về thị trương ngô ngày càng tăng không chỉ ở trong nước
mà cả trên thế giới nên việc nâng cao năng suất chất lượng ngô là một bài
toán khó đang đi tìm lời giải. Đã có rất nhiều giải pháp mới được đưa ra để
giải quyết vấn đề trên như lai tạo giống mới, nghiên cứu tăng mật độ trồng
trên một diện tích,… nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn bởi
nếu chỉ có giống tốt, mật độ trồng hợp lý, điều kiện ngoại cảnh thích hợp mà
không có một chế độ canh tác hợp lý thì sẽ không mang lại hiệu quả cao.
7
7
8
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và yêu cầu thực tiễn chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài này.
2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây trồng nhiệt đới, được trồng phổ biến trong khoảng vĩ độ 30-55.
Ngô thích hợp với thời tiết ấm, nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn sinh trưởng
mạnh là từ 21-27
o
C. Khi nhiệt độ dưới 19
o
C ngô sinh trưởng phát triển chậm lại.
Lượng mưa thích hợp nhất cho ngô trong khoảng 600-900 mm/năm. Ngô là cây
có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nước ta trồng vụ đông xuân và hè thu ở
miền Nam, vụ xuân, vụ đông ở miền Bắc. Cây ngô không kén đất, do vậy có thể
trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, song thích hợp nhất là đất trung tính
(pH từ 6,0-7,2), tơi xốp, thoát nước tốt, giàu mùn và dinh dưỡng.
Ngô là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 số dân trên toàn thế giới. Bên
cạnh giá trị lương thực, cây ngô còn là cây thức ăn cho gia súc quan trọng 70 %
chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô. Cây ngô còn là thức ăn xanh và ủ
chua rất tốt cho chân nuôi gia súc lớn, đặc biệt là bò sữa.

Những năm gần đây cây ngô còn là loại cây thực phẩm được ưa
chuộng. Người ta dùng bắp ngô bao tử để làm rau cao cấp. Đây là loại rau có
hàm lượng chất dinh dưỡng cao và không có dư lượng các hóa chất bảo vệ
thực vật. Các loại ngô nếp, ngô đường được dùng để luộc, nướng hoặc đóng
hộp làm đồ hộp. Ngoài ra, ngô còn là nguyện liệu của nhà máy sản xuất rượu,
cồn, tinh bột, dầu, bánh kẹo và đặc biệt là sản xuất ra ethanol để sản suất xăng
sinh học.
Hiện nay trên thế giới hàng năm sản xuất trên 600 triệu tấn ngô hạt,
trong đó, khoảng gần 100 triệu tấn được xuất khẩu. Ngô được sử dụng chủ
yếu làm thức ăn cho gia súc. Ở một số nước sản lượng ngô dùng làm thức ăn
gia súc chiếm trên 90 %.
Chính vì ngô có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế cho nên rất nhiều
nước trên thế giới đã quan tâm đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản xuất ngô. Trong những
năm gần đây nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cây ngô đã
không ngùng nâng cao về diện tích, năng suất cũng như sản lượng.
8
8
9
Trên thế giới hiện nay có khoảng 75 nước trồng ngô bao gồm cả các nước phát triển
và đang phát triển, mỗi nước trồng ít nhất khoảng 100.000 ha ngô. Trong 25 nước sản xuất
ngô hàng đầu thế giới đang thì có 8 nước phát triển, 17 nước đang phát triển. Có khoảng
200 triệu nông dân trồng ngô trên toàn cầu, 98% là nông dân ở các nước đang phát triển.
Mặc dù diện tích trồng ngô của Châu á nhỏ hơn Châu Mỹ La Tinh nhưng 75% số người
trồng ngô là ở châu á, 15 - 20 % ở châu phi và 5% ở mỹ la tinh (FAOSTAT, 2009) [33].
Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh
vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, điện khí hóa
và tin học… vào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô Hữu Tình, 1997) [8].
Do vậy diện tích, năng suất ngô liên tục tăng trong những năm gần đây.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mỳ, lúa nước của thế
giới giai đoạn 2004 - 2010

Năm
Ngô Lùa mì Lúa nước
Diện
tích
(triệu
ha)
Năng
suất
(tấn/
ha)
Sản
lượng
(triệu
tấn)
Diện
tích
(triệu
ha)
Năng
suất
(tấn/
ha)
Sản
lượng
(triệu
tấn)
Diện
tích
(triệu
ha)

Năng
suất
(tấn/
ha)
Sản
lượng
(triệu
tấn)
2004 145,0 4,9 714,8 217,2 2,9 625,1 150,6 4,0 595,8
2005 145,6 4,8 696,3 218,5 2,8 621,5 152,6 4,1 622,1
2006 148,6 4,7 704,2 212,3 2,8 593,2 153,0 4,1 622,2
2007 159,9 4,95 791,6 217,9 2,8 609,7 154,7 4,2 646,7
2008 156,4 5,03 787,3 224,9 3,03 682,2 155,7 4,3 661,7
2009 155,7 5,19 809,0 225,6 3,01 679,9 155,1 4,3 659,1
2010 162,3 5,06 820,6 222,39 2,91 648,21 158,32 4,3 680,7
(Nguồn: FAOSTAT, 2010; USDA, 2011 [34] [40])
Số liệu bảng 2.1 cho thấy: Ngành sản xuất ngô trên thế giới tăng liên
tục về diện tích, năng suất và sản lượng từ đầu thế kỉ 20 đến nay. Năm 2010
diện tích ngô đã vượt qua lúa nước, với 162,3 triệu ha, năng suất là 5,06
tấn/ha và sản lượng đạt kỉ lục là 820,6 triệu tấn. trong hơn 40 năm qua, ngô là
cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương
9
9
10
thực chủ yếu. So với năm 2004, và năm 2010, năng suất ngô trung bình của
thế giới tăng thêm 0,16 tấn/ha (hơn 4,9 tấn/ha lên đến 5,06 tấn/ha), lúa nước
tăng 0,3 tấn/ha (từ 4 tấn/ha lên 4,3 tấn/ha), còn lúa mỳ thêm 0,01 tấn/ha (từ
2,9 lên 2,91 tấn/ha) (FAOSTAT, 2010; USDA,2011 [34] [40].
Trong công tác cải tạo giống cây trồng trên cơ sở ưu thế lai, ngô lai là một thành
công kỳ diệu của nhân loại. Nhờ sử dụng giống ngô lai và kỹ thuật trồng trọt tiên tiến mà

năng suất ngô trên thế giới đã tăng 1,83 lần trong vòng 30 năm (1960-1990), nhất là các
nước có điều kiện thâm canh như Mỹ, Trung Quốc, Brazil. Tình hình sản xuất ngô của một
số nước trên thế giới được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2010
Nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Mỹ 32,96 95,92 316,16
Trung Quốc 32,51 54,59 177,54
Brazil 12,81 43,74 56,06
Mexico 7,14 32,59 23,3
Ấn Độ 7,18 19,58 14,06
Italia 0,92 95,33 8,82
Đức 0,46 87,85 4,07
Hy Lạp 0,18 117,26 2,19
Israel 0,0029 283,91 0,084
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, năm 2011 [35])
Mỹ là một nước có sản xuất ngô lớn nhất thế giới, chiếm hơn 40% tổng sản lượng
ngô thế giới. Theo Rinke.E (1979) [38] việc sử dụng các giống ngô lai ở Mỹ bắt đầu từ
năm 1930. Hiện nay 100% diện tích ngô của Mỹ là trồng các giống ngô lai trong đó hơn
90% là giống ngô lai đơn (Ngô Hữu Tình, 2009) [11]. Nhiều thí nghiệm ở Mỹ về các giống
ngô lai đơn đã cho năng suất đạt 25 tấn/ha/vụ. Người ta tính được mức độ tăng năng suất
ngô ở Mỹ trong giai đoạn 1930 - 1986 là 103 kg/ha/năm, trong đó sự đóng góp do cải tiến
10
10
11

nền di truyền là 63 kg/ha/năm. Vào cuối thế kỷ 19 Mỹ đã có 770 giống ngô cải lượng
(Duvick D.N, 1990) [29]. Trong thời gian gần đây, nếu như phần lớn các nước phát triển
năng suất ngô tăng không đáng kể, thì năng suất ngô ở Mỹ lại có sự tăng đột biến.
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích trồng ngô theo dự báo, sản
lượng ngô năm 2010 - 2011 của Trung Quốc sẽ tăng 7,1% so với năm 2009, và vượt kỷ lục
163,12 triệu tấn năm 2009. Do có trình độ khoa học kỹ thuật và thâm canh cao nên Israel là
nước đứng đầu về năng suất với 16,23 tấn/ha, năng suất ngô thấp nhất là Ấn Độ (2,06
tấn/ha). Trong sản xuất hiện nay có sự khác biệt rõ ràng về năng suất giữa các nước phát
triển và các nước đang phát triển. Năng suất ngô trung bình của các nước phát triển là 7,8
tấn/ha, các nước đang phát triển là 2,7 tấn/ha. Hai nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh
lệch này là:
- Tỷ lệ sử dụng giống ngô lai khác nhau trong sản xuất. Ở các nước phát triển 90-
100% diện tích ngô được trồng bằng các giống lai có ưu thế lai cao, trong khi đó các nước
đang phát triển diện tích trồng giống ngô lai rất thấp (37% diện tích) chủ yếu là trồng các
giống thụ phấn tự do (63% diện tích) (CIMMYT, 1991-1992) [27].
- Khả năng đầu tư và trình độ thâm canh của người sản xuất.
Theo dự báo của viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới, năm 2020 tổng nhu cầu
ngô của thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức
ăn chăn nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng
5% sản lượng ngô làm lương thực. Nhưng ở các nước đang phát triển ngô sử dụng làm
lương thực chiếm 22% (IPRI,2003), (Trần Hồng Uy và cs, 2002) [20].
Bảng 2.3. Dự báo nhu cầu ngô thế giới năm 2020
Vùng
Năm 1997
(triệu tấn)
Năm 2020
(Triệu tấn)
% Thay đổi
Thế giới 586 852 45
Các nước đang phát triển 295 508 72

Đông Á 136 252 85
Nam Á 14 19 36
Cận Sahara - châu phi 29 52 79
11
11
12
Mỹ la tinh 75 118 57
Tây và Bắc phi 18 28 56
(Nguồn: IPRI (2003)[36])
Thực tế cho thấy, nhu cầu ngô trên thế giới từ 1997 đến 2020 sẽ thay đổi rất lớn,
đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trong đó Đông Á và cận Sahara - Châu Phi là hai khu
vực có mức độ thay đổi lớn nhất dự báo nhu cầu năm 2020 tăng 85% và 79%. Nguyên
nhân là do dân số thế giới tăng nhanh, nhu cầu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật
tăng đòi hỏi cần lượng ngô lớn dùng cho chăn nuôi. Vấn đề đặt ra là 80% nhu cầu ngô thế
giới tăng (từ 586 triệu đến 852 triệu tấn) lại tập trung ở các nước đang phát triển. Trong khi
đó chỉ khoảng 10% sản lượng ngô từ các nước công nghiệp có thể xuất sang các nước đang
phát triển. Vì vậy các nước đang phát triển phải tự đáp ứng nhu cầu của mình bằng cách
thúc đẩy sản xuất ngô trong nước phát triển.
Ngô lai là thành công kỳ diệu của nhân loại trong quá trình cải tạo giống cây trồng trên cơ
sở ưu thế lai. Hiện tượng ưu thế lai đã được Koelreuter miêu tả đầu tiên vào năm 1776, khi
tiến hành lai các cây trồng thuộc chi Nicotiana, Dianthus, Verbascum, Mirabilis và Datura
với nhau. Vào năm 1877, Charles Darwin sau khi làm thí nghiệm so sánh hai dạng ngô tự
thụ và giao phối đã đi tới kết luận: "Chiều cao cây ở dạng ngô giao phối cao hơn 19% và
chín sớm hơn 9% so với dạng ngô tự phối" (Hallauer và Miranda, 1981) [30]. Ngô là cây
điển hình nhất về sự thành công trong ứng dụng ưu thế lai - một thành tựu khoa học nông
nghiệp cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Ngô lai đã làm thay đổi không những
bức tranh cây ngô trong quá khứ mà còn làm thay đổi kế hoạch của các nhà hoạch định
kinh tế, kỹ thuật và quản lý. Công tác nghiên cứu lai tạo giống ngô mới hiện nay cũng đang
bước sang giai đoạn mới, hứa hẹn nhiều triển vọng nhờ vào sự hiểu biết sâu sắc hơn và sự
hỗ trợ tốt hơn của khoa học kỹ thuật tiên tiến.

2.2.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
Năng suất ngô Việt Nam 1960 - 1970 đạt 0,8 - 1,0 tấn/ha, với diện tích chưa đến
300 ha; đến đầu những năm 1980 năng suất cũng chỉ đạt khoảng 1,1 tấn/ha và sản lượng
12
12
13
hơn 400.000 tấn, do vẫn trồng các giống ngô địa phương năng suất thấp với kĩ thuật canh
tác lạc hậu. Từ năm 1980, nhờ hợp tác với trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế
(CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng cao
năng suất lên gần 1,55 tấn/ha vào năm 1990. Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những
bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay do không ngừng mở rộng diện tích
trồng ngô lai trong sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kĩ thuật canh tác đáp ứng
theo nhu cầu của giống mới. Năm 1991, diện tích trồng ngô lai chỉ chiếm chưa đến 1%
trong 430 nghìn ha thì năm 2005, giống ngô lai đã chiếm khoảng 90% diện tích trong hơn
1 triệu ha ngô của cả nước, trong đó giống được cung cấp do các cơ quan nghiên cứu trong
nước chọn tạo và sản xuất chiếm khoảng 50% - 55%, còn lại là của các công ty hạt giống
ngô lai hàng đầu thế giới. Một số giống ngô lai được dùng chủ yếu ở vùng núi hiện nay
như LVN99, LVN4, LVN61, DK888, DK999, B9698, NK54, NK4300, NK66, NK67,
VN8960,…
13
13
14
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1975 - 2010
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sảng lượng
(nghìn tấn)

1975 267,6 10,42 278,4
1980 389,6 11,00 428,8
1985 392,2 14,90 584,9
1990 431,8 15,50 671,0
1995 556,8 21,30 1.184,2
2000 730,2 27,50 2.005,9
2005 1.052,6 36,00 3.787,1
2006 1.033,1 37,30 3.854,6
2007 1.096,1 39,30 4.303,2
2008 1.125,9 40,20 4.531,2
2009 1.086,8 40,80 4.431,8
2010 1.126,9 40,90 4.606,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 [24])
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, sản xuất ngô ở nước ta phát triển mạnh cả về diện tích,
năng suất, sản lượng. Năm 1990 cả nước trồng được 431,8 nghìn ha, tăng 164,2 nghìn ha
so với năm 1975, và 42,2 nghìn ha so với năm 1980. Mười năm sau diện tích trồng ngô đạt
730,2 nghìn ha, tăng 298,4 nghìn ha so với năm 1990. Năm 2010 diện tích trồng ngô của
nước ta là 1.126,9 nghìn ha, tăng 396,7 nghìn ha so với năm 2000. Trung bình 1 năm tăng
39,67 nghìn ha.
Đạt được kết quả đó một phần do chính sách đầu tư đúng đắn của nhà nước cho
nghiên cứu khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Các nhà khoa học Việt
Nam đã tạo ra nhiều giống ngô lai mới đưa vào sản xuất, tự túc được một phần hạt giống
ngô lai, tiết kiệm nguồn ngoại tệ cho đất nước. Các giống ngô lai có năng suất cao hơn các
giống ngô địa phương, lợi nhuận do mức tăng sản lượng của ngô lai đã đem lại cho quốc
gia hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Một thành tựu Việt Nam đạt được đó là việc áp dụng các
biện pháp kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên nền đất ướt đã mở ra hướng cơ cấu cây trồng
mới cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ, mỗi năm tăng khoảng 200.000 tấn ngô đáp ứng nhu
cầu lương thực cho người và thức ăn cho chăn nuôi. Nhờ quy trình sản xuất ngô đông trong
14
14

15
hệ thống canh tác 3 vụ trên đất 2 lúa ở đồng bằng Bắc Bộ mà diện tích ngô vụ đông năm
1992 - 1993 đạt 8.500 ha. Bên cạnh đó, các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến khác được
áp dụng trong sản xuất đã tiết kiệm chi phí đầu vào và tăng thu nhập cho nông dân.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngô đã đạt được kết quả
đáng khích lệ. Công tác chọn tạo, so sánh, khảo nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các liều
lượng phân bón được tiến hành thường xuyên kết hợp với những tiến bộ của các ngành
khoa học khác như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,… đã tạo ra rất nhiều giống
ngô có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện nước ta phục vụ cho nhu cầu sử
dụng của nông dân trong cả nước.
Nhờ làm chủ được công nghệ lai tạo chúng ta đã tạo ra các giống mới cho năng
suất cao, ổn định trong sản xuất với chất lượng tốt, quan trọng là giá thành chỉ bằng 1/2 -
1/3 giống của các công ty nước ngoài. Như vậy sản xuất ngô Việt Nam nói chung và công
tác giống nói riêng đã đang được chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Diện tích ngô lai
năm 2007 chiếm khoảng 95% tổng diện tích trồng ngô cả nước. Phương thức trồng ngô
thâm canh đã thay thế dần trồng ngô quảng canh. Chính yếu tố này đã tạo ra sự tăng trưởng
có tính đột biến về sản lượng ngô ở các vùng trọng điểm.
Mặc dù sản xuất ngô ở nước ta trong những năm gần đây được nhà nước quan tâm
đầu tư song cây ngô ở Việt Nam vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng vốn có của nó. Sản
lượng ngô hàng năm có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước.
Hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu ngô hạt cho chăn nuôi. Theo thống kê của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn diện tích trồng ngô của Việt Nam là 1,1 triệu ha, năng suất
bình quân đạt 40,9 tạ/ha, sản lượng 4,6 triệu tân (năm 2010). Từ đầu năm 2011 đến nay, giá
thứ ăn chăn nuôi đã tăng 5 lần, tình bình quân 3 tháng đầu năm 2011, giá thức ăn chăn nuôi
đã tăng gần 80% so với năm 2009 và 35,5% so với năm 2010, hiện giá ngô là 7.300
đồng/kg, tăng 35,5% so với năm 2010. Hiện trong nước có đến 241 nhà máy sản xuất thứ
ăn chăn nuôi, trên thực tế nguồn nguyên liệu cho các nhà máy này sản xuất hoàn toàn phụ
thuộc vào nhập khẩu. Hiện tại, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 60% nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi. Dự báo, nhu cầu nguyện liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi trong nước
vẫn tiếp tục tăng cao trong những năm tới và nhu cầu nhập khẩu vẫn lên tới từ 8 - 10

triệu/tấn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sản lượng không đáp ứng đủ nhu cầu
sử dụng. Trong khi đó ngô ngoại nhập có chất lượng cao, giá thành hợp lý. Theo tài liệu
của Bộ Nông nghiệp và PTNT mặt bằng giá thức ăn nông nghiệp sản xuất trong nước cao
15
15
16
hơn khu vực khoảng từ 10 - 12% và nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam sẽ tăng lên tới
gần 19 triệu tấn vào năm 2015.
Theo tổng cục Hải quan Việt Nam, trước 1996, Việt Nam là nước xuất khẩu ngô
(khoảng 250.000 tấn). Từ 1997, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu ngô (50.000 tấn năm
2001 và trên 300.000 tấn năm 2002). Giá trị nhập khẩu là 51,6 triệu đôla (2003), 17 triệu
đôla (2004). Hiện nay ngô chủ yếu được sử dụng cho thức ăn chăn nuôi với nhu cầu tăng
liên tục. Kế hoạch cho năm 2010 là mở rộng diện tích lên 1,2 triệu ha với năng suất trung
bình 4,5 - 5,0 tấn/ha và tổng sản lượng là 5,5 - 6,0 triệu tấn.
Tuy nhiên với việc giá nhiên liệu tăng thì giá ngô nhập về Việt Nam tương đương
giá ngô sản xuất trong nước. Như vậy, nếu Việt Nam không thay đổi phương thức sản xuất,
không chủ động thực hiện các biện pháp đồng bộ, chiến lược thì lượng ngô nhập khẩu
ngày càng tăng.
* Khó khăn trong sản xuất ngô của Việt Nam
- Năng suất ngô của nước ta còn thấp so với năng suất ngô trung bình của thế giới
(năm 2008 năng suất ngô của Việt Nam đạt 40,2 tạ/ha, bằng 78,7% năng suất ngô thế giới),
năng suất thực tế thấp hơn nhiều so với tiềm năng, giá thành sản xuất ngô còn cao, cạnh
tranh gay gắt giữa ngô và các cây trồng khác.
- Khí hậu toàn cầu đang biến đổi phức tạp, đặc biệt là hạn hán, lũ lụt ngày càng
nặng nề hơn, nhiều sâu bệnh hại mới xuất hiện, sản xuất ngô ở nhiều nơi đang gây nên tình
trạng xói mòn, rửa trôi đất.
- Các giống ngô thực sự chịu hạn và các điều kiện bất thuận khác như đất xấu, chua
phèn, kháng sâu bệnh, có thời gian sinh trưởng ngắn đồng thời cho năng xuất cao và ổn
định… nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả canh tác cho người sản xuất vẫn chưa nhiều.
Đặc biệt các biện pháp kỹ thuật canh tác, mặc dù đã được cải thiện nhiều song vẫn chưa

đáp ứng được đòi hỏi của giống mới.
* Định hướng phát triển ngô ở Việt Nam
Ngô là một trong những cây lương thực có giá trị kinh tế quan trọng, vì vậy Đảng
và Nhà nước ta đã xác định được tầm quan trọng của cây ngô và đề ra phương hướng sản
xuất ngô năm 2011 phải đạt được 5,6 - 6 tấn trên diện tích 1,2 triệu ha.
- Định hướng tăng diện tích: Tăng diện tích vụ Xuân trên đất bỏ hóa ở các tỉnh miền
núi phía Bắc. Tăng diện tích vụ 2 (Thu - Đông) ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ. Tăng diện tích vụ Đông ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Chuyển một
16
16
17
số diện tích cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng ngô (lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cà
phê ở Tây Nguyên).
- Định hướng tăng năng suất: Mở rộng diện tích trồng ngô lai, tăng tỷ lệ giống ngô
lai trong sản xuất lên 85 - 90%. Tạo ra những giống lai mới ưu việt hơn (ngắn ngày, có khả
năng chống chịu tốt, năng suất cao, chất lượng tốt). Đầu tư cho một số khâu trong biện
pháp kỹ thuật trồng trọt như phân bón, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh… để tăng năng suất
ngô.
- Kết hợp các phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học trong tạo dòng,
đánh giá dòng và xác định cặp lai (tạo dòng bằng nuôi cấy bao phấn, noãn chưa thụ tinh,
chọn dòng bằng maker phân tử…) bước đầu nghiên cứu công tác chuyển gen trong tạo
giống.
- Nghiên cứu chọn tạo các giống ngô thụ phấn tự do cho những vùng khó khăn, chú
ý phát triển các giống có đặc điểm tốt tại địa phương (ngô đá địa phương, nếp lù,…) để
làm lương thực và tiêu thụ tươi.
- Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu theo định hướng tạo giống: Tạo quần thể theo
nhóm ưu thế lai, tạo dòng thế hệ mới,…
- Cập nhật thông tin, trao đổi vật liệu, tài liệu và kinh nghiệm thông qua hợp tác
quốc tế.
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học tiên tiến, ứng dụng nhanh và hiệu quả

những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin trong
nghiên cứu, đánh giá sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác. Tăng cường trang thiết bị
phục vụ trong công tác nghiên cứu.
2.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi Trung du Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.562.82 km
2
,
dân số hiện nay khoảng 1.046.000 người chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả
nước.
Với điều kiện đất đai phức tạp gây cản trở lớn trong việc sản xuất ngô của tỉnh. Đại
đa số các huyện còn nghèo nàn, cơ sở vật chất, trình độ thâm canh còn thấp. Điều kiện tự
nhiên phức tạp, hệ thống thuỷ lợi còn chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho nên sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô nói riêng còn nhiều hạn chế.
17
17
18
Từ 1995 trở về trước, sản xuất ngô ở Thái Nguyên chủ yếu dùng các giống cũ,
giống địa phương có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp. Sau một thời gian với sự nỗ
lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, có sự tham gia tích cực của đội ngũ
các nhà khoa học, diện tích trồng ngô lai ngày càng tăng, thay thế dần các giống ngô địa
phương. Đến nay diện tích trồng ngô lai tăng mạnh, chiêm trên 90% diện tích mang lại
năng suất, sản lượng vượt trội trong sản xuất.
Bảng 2.6.Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2010
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)

2001 9,7 30,6 29,7
2002 11,6 32,8 38
2003 13,4 32,6 43,7
2004 15,9 34,3 54,6
2005 15,9 34,7 55,1
2006 15,3 35,2 53,9
2007 17,8 42,0 74,8
2008 20,6 41,1 84,6
2009 17,4 38,6 67,2
2010 17,9 42,1 75,4
(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2011 [24])
Qua bảng 2.6 cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng ngô đều tăng đáng kể. Diện
tích trong giai đoạn này tăng khá nhanh từ 9,7 lên 17,9 nghìn ha. Nhìn chung, năng suất
ngô của tỉnh trong 10 năm gần đây đều tăng. Năng suất ngô tăng 0,77 tạ/ha/năm. Sản
lượng ngô tăng từ 29,7 nghìn tấn năm 2001 lên 75,4 nghìn tấn năm 2010 (tăng 45,7 nghìn
tấn/năm). Sản lượng ngô tăng chậm là do diện tích đất trồng ngô ở nhiều vùng ở Thái
Nguyên bị thu hẹp, một số nơi chuyển sang trồng các cây công nghiệp khác, năng suất lại
tăng chậm. Năm 2008 diện tích, năng suất và sản lượng đều tăng lên đáng kể.
Từ những kết quả thống kê trên cho thấy những năm tiếp theo diện tích trồng ngô
của tỉnh có xu hướng ổn định. Tuy nhiên năng suất ngô vẫn tiếp tục tăng lên không ngừng.
2.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô lai trên thế giới
18
18
19
Trong quá trình nghiên cứu và sản xuất hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô được các
nhà khoa học quan tâm từ rất sớm. Thực hành tạp giao đầu tiên ở ngô với mục đích nâng
cao năng suất hạt có lẽ là John Lorain, năm 1812 ông đã nhận thấy rằng việc trộn lẫn các
loài ngô khác nhau như người da đỏ đã làm sẽ cho năng suất ngô cao. Tuy nhiên người
đầu tiên đưa ra lý thuyết về hiện tượng ưu thế lai là Charles Darwin vào năm 1871. Bằng

cách nghiên cứu hàng loạt các cá thể giao phối và tự phối ở nhiều loài khác nhau như đậu
đỗ, ngô, ông nhận thấy sự hơn hẳn của các cây giao phấn với các cây tự thụ phấn về
chiều cao, tốc độ nẩy mầm của hạt, số quả trên cây và cả sức chống chịu với điều kiện
bất thuận và năng suất hạt. Sử dụng ưu thế lai trong tạo giống ngô lai được nhà nghiên cứu
Wiliam, Janes Beal người Mỹ bắt đầu nghiên cứu từ năm 1876, Ông thu được những cặp
lai hơn hẳn các giống bố mẹ về năng suất từ 10 - 15%. Shull là nhà khoa học dẫn chứng và
nêu khái niệm về ưu thế lai khá hoàn chỉnh trên ngô. Năm 1904 ông đã tiến hành tự thụ
cưỡng bức ở ngô để thu được các dòng thuần và tạo ra các giống lai từ các dòng thuần này.
Năm 1913, nhà khoa học này đã chính thức đưa ra thuật ngữ “Heterosis“để chỉ ưu thế lai,
những công trình nghiên cứu về ngô lai của Shull đã đánh dấu bắt đầu thực sự của
chương trình chọn tạo giống ngô (Hallauer, 1988)[31].
Ngoài Shull, các nhà khoa học người Mỹ như East, Heyes cũng đã nghiên cứu ưu
thế lai ở ngô. Từ năm 1918, khi Jones đề xuất sử dụng lai kép trong sản xuất để giảm giá
thành hạt giống thì việc áp dụng ưu thế lai vào trồng trọt, chăn nuôi được phát triển
nhanh chóng. Ngô lai đơn đã đem lại năng suất và lợi nhuận cao cho người trồng ngô.
Nhờ việc sản xuất lượng lớn hạt giống với giá thành hạ nên đã tạo điều kiện cho cây ngô
lai phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và các nước có kỹ thuật trồng ngô tiên tiến trên thế giới.
Năm 1966, Trung tâm cải tiến ngô và lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT) được thành lập tại
Mêxicô. Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu và đào tạo về ngô, lúa mỳ tại các nước
đang phát triển. Trung tâm đã đưa ra giải pháp là tạo giống ngô thụ phấn tự do (OPV),
làm bước chuyển tiếp ngô địa phương và ngô lai. Hơn 30 năm hoạt động Trung tâm đã
góp phần đáng kể vào việc xây dựng, phát triển và cải tiến hàng loạt vốn gen, quần thể và
giống ngô trên 80 quốc gia trên thế giới. Dòng thuần là nguyên liệu được sử dụng trong
chọn tạo giống ngô lai cũng được chú trọng, theo điều tra của Bauman năm 1981, ở Mỹ
các nhà tạo giống đã sử dụng 15% quần thể có nguồn di truyền rộng, 16% từ quần thể có
nền di truyền hẹp, 14% từ quần thể của các dòng ưu tú, 39% từ tổ hợp lai của các dòng ưu
tú và 17% từ quần thể hồi giao để tạo dòng (Bauman,1981) [26].
19
19
20

2.3.2. Nghiên cứu về một số giống ngô lai ở Việt Nam
Việt Nam tiếp cận với ngô lai không phải là muộn, ngay từ những năm 60 chúng ta
đã có những nghiên cứu về chọn tạo và sử dụng ngô lai vào sản xuất. Song do vật liệu khởi
đầu của chúng ta còn nghèo nàn và không phù hợp, vì vậy ngô lai đã không phát huy được
vai trò của nó. Phải đến những năm đầu của thập kỷ 90 công tác chọn tạo giống ngô lai
được các nhà khoa học coi là nhiệm vụ chiến lược chủ yếu. Góp phần đưa nghề trồng
ngô nước ta đứng vào hàng ngũ những nước tiên tiến ở Châu Á. Trong những năm 1992 -
1994, Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo ra các giống ngô lai không quy ước là: LS-5, LS-6,
LS-7, LS-8. Bộ giống ngô lai này gồm những giống chín sớm, chín trung bình và chín
muộn, có năng suất từ 3-7 tấn/ha và đã được mở rộng trên phạm vi toàn quốc, mỗi năm
diện tích gieo trồng trên 80.000 ha tăng năng suất 1 tấn/ha so với giống thụ phấn tự do
(Trần Hồng Uy, 1997) [19].
Trong giai đoạn từ 1996 đến 2002 các nhà chọn tạo giống ngô Việt Nam đã chú
trọng đến việc tạo dòng thuần để tạo giống ngô lai. Kết quả là nhiều giống ngô lai năng
suất cao được khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau như: LVN4, LVN10, LVN17,
LVN20, LVN25 Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam trong giai đoạn này
cũng nghiên cứu và lai tạo ra giống ngô lai đơn V98 - 1. Đây là giống ngô lai đơn ngắn
ngày có tiềm năng năng suất cao chống chịu đổ ngã, nhiễm khô vằn nhẹ (ở mức độ điểm 1 -
2), trồng được nhiều vụ trong năm, thích hợp với điều kiện sinh thái ở Miền Nam Việt Nam
(Phạm Thị Rịnh và cs) [17].
Bên cạnh việc tạo ra các giống ngô lai có năng suất chất lượng cao thì công tác lai
tạo các giống ngô thích hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau với nhiều đặc tính nông
học quý được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Trong giai đoạn 1995 - 2002 nhóm
nghiên cứu ngô thuộc Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương đã lai tạo
giống ngô lai đơn T9 và giống ngô lai ba T7 triển vọng cho sản xuất tại các tỉnh Duyên
Hải Nam Trung Bộ, trong đó giống T9 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
công nhận là giống khu vực hoá tại Miền Trung tháng 9 - 2002. Năm 2000, Viện nghiên
cứu ngô tiếp tục đưa ra thử nghiệm giống ngô lai HQ2000 có chất lượng cao, hàm lượng
Protein cao hơn hẳn ngô thông thường, đặc biệt là hai loại axit amin thường thiếu ở ngô
là Lyzin và Triptophan, nhờ vậy mà nâng cao được giá trị dinh dưỡng của ngô. Năm

2005, Lưu Văn Quỳnh và cs nghiên cứu tạo giống ngô lai cho vùng sinh thái đồng bằng
sông Cửu Long, bước đầu tạo ra 9 tổ hợp lai có triển vọng trong sản xuất[6].
20
20
21
Thông qua dự án "Phát triển giống ngô chịu hạn nhằm cải thiện thu nhập cho Nông
dân vùng Đông Nam Châu Á" (AMNET), chúng ta đã thu thập được một số nguồn nguyên
liệu mới từ CIMMYT và các nước trong khu vực, bước đầu tạo ra một số tổ hợp lai có triển
vọng. Nhờ nguồn nguyên liệu tạo dòng khá phong phú và được thử nghiệm trong điều kiện
sinh thái và mùa vụ nên các giống ngô lai mới tạo ra đã tỏ ra có nhiều ưu thế như: chịu hạn,
chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh, chất lượng và màu dạng hạt tốt hơn. Điển hình là các giống dài
ngày, tỷ lệ 2 bắp/cây cao như: LVN98, LVN145; một số giống ngô chịu hạn tốt, thích nghi với
nhiều vùng sinh thái như: VN8960, LCH9, LVN61, LVN14.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu và ứng dụng ngô lai trong sản
xuất, đến năm 2007 giống ngô lai chọn tạo của Việt Nam chiếm 32,5% diện tích, giống
nước ngoài chiếm 52,3%. Số giống ngô có mặt trong sản xuất là 114 giống, trong đó 10
giống được ưa chuộng nhất là LVN10, CP888, B9698, CP999, C919, G49, B9681, P11.
LVN4, CP989 với diện tích chiếm gần 73% diện tích gieo trồng, riêng giống LVN10 chiếm
25%. Khác với lúa lai, các giống ngô lai chủ yếu sản xuất trong nước, đơn vị chính tham
gia sản xuất và cung ứng giống ngô lai là CP Group, Bioseed, ĐC, NSC, Syngenta,
Monsanto và Viện nghiên cứu ngô với thị phần được thể hiện ở biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thị phần giống ngô lai ở Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng ngành giống cây trồng Việt Nam, 2007)[1]
* Nghiên cứu về phân bón và bón đạm cho ngô trên thế giới
Cây ngô là một cây ngũ cốc quang hợp theo chu trình C4, là cây ưa nhiệt, có hệ
21
21
22
thống rễ chùm phát triển nên việc bón phân cho ngô có tác dụng tăng năng suất rất rõ rệt.
Theo Berzenny (1996) phân bón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất ngô còn các yếu tố khác

như mật độ, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại, đất trồng có ảnh hưởng nhưng ít hơn.
Xayo (1995) cho rằng cây ngô hút hầu hết các chất dinh dưỡng trong lớp canh tác
của vỏ trái đất và nguồn dinh dưỡng chủ yếu của cây ngô là từ đất trồng. Hàng chục tấn
nông sản được tạo ra hàng năm, cây ngô đã lấy khỏi đất một lượng lớn về đạm, lân, kali
trên 1 ha đất canh tác. Vì vậy, để thu được năng suất ngô cao, ổn định hàng năm cần bổ
sung một lượng lớn chất dinh dưỡng thông qua việc bón phân từ đất. Theo Smith (1973)
trong trường hợp không bón đạm năng suất ngô chỉ đạt 1,192kg/ha, còn bón đạm năng suất
tăng lên 7,338 kg/ha. Tuy nhiên nghiên cứu của Geus (1967) bón đạm quá cao cho cây ngô
đã làm tăng sự phát triển thân lá, hạn chế đến năng suất hạt ngô. Duque (1998) nghiên cứu
bón phân cho ngô trên đất đồi chua ở Philippin cho rằng bón phân ở mức 100 kg P
2
O
5
/ha năng
suất ngô đạt 7,016 kg/ha.
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng vai trò của phân N và S đến sự sinh trưởng, năng
suất và chất lượng của giống ngô lai (Cargill 707), tác giả Hussain và CS, (1999) [41], cho
rằng sự cung cấp phân bón ở các mức 150N + 30S và 150N + 20S (kg/ha) làm tăng một
cách tương ứng khối lượng chất khô/cây, số hạt/ bắp và khối lượng hạt/ bắp so với các xử
lý khác. Năng suất ngô đạt cao nhất (5,59 tấn/ ha) ở công thức bón 150N + 30S (kg/ha).
Theo Velly và CS (dẫn theo De. Geus, 1973) [28], khi bón cho ngô với liều lượng:
40 kg N/ha năng suất thu được 12,11 tạ/ha; 80 kg N/ha năng suất thu được 15,61 tạ/ha;
120 kg N/ha năng suất thu được 32,12 tạ/ha; 160 kg N/ha năng suất thu được 41,47 tạ/ha;
200 kg N/ha năng suất thu được 52,18 tạ/ha.
* Nghiên cứu về phân bón và bón đạm cho ngô ở Việt Nam
Trong phạm vi nghiên cứu thuộc chương trình phát triển lương thực, Tạ Văn Sơn
(1995) [18] đã nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cây ngô ở vùng Đồng bằng sông Hồng, thu
được kết quả như sau. Để tạo ra 1 tấn hạt, ngô lấy đi từ đất trung bình một lượng đạm, lân,
kali là: N = 22,3 kg; P2O5 = 8,2 kg; K2O = 12,2 kg.Tỉ lệ nhu cầu dinh dưỡng NPK là: 1:
0,35: 0,45.

Tỉ lệ N: P: K thay đổi trong quá trình sinh trưởng phát triển như sau:
22
22
23
Bảng 2.7. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong giai đoạn
sinh trưởng (%)
Nguyên tố 6-7 lá Trổ cờ Thu hoạch
N 51,7 47,4 52,2
P2O5 8,3 9,8 19,1
K2O 40,0 42,7 28,7
(Nguồn: Tạ Văn Sơn, 1995) [18]
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của nước ngoài và thể hiện rõ là hút kali
được hoàn thành sớm trước phun râu, còn các chất dinh dưỡng khác như đạm và lân còn
tiếp tục đến lúc ngô chín.
Để ngô có năng suất trung bình 60 tạ/ha ngô hạt, cây ngô lấy từ đất 155 kg N, 60 kg
P2O5, 115 kg K2O (tương đương 337 kg urê, 360 kg supe lân, 192 kg clorua kali).
Nghiên cứu của Ngô Hữu Tình (1995) [7] cho kết quả, trên đất phù sa sông
Hồng tỷ lệ nhu cầu dinh dưỡng của N, P, K cho cây ngô đạt năng suất cao là 1: 0,35:
0,45 và liều lượng bón phân cho năng suất cao là: 180N - 60P2O5 - 120K2O; ở Duyên
hải miền Trung: 120N - 90P2O5 - 60K2O; miền Đông Nam bộ: 90N - 90P2O5 - 30K2O;
Đồng bằng sông Cửu Long: 150N - 50P2O5 - 0K2O. Với ngô Đông trên đất phù sa sông
Hồng liều lượng phân bón thích hợp là: 150 - 180 kg N; 90 kg P2O5; 50 - 60 kg K2O/ha
(Phạm Kim Môn, 1991) [16].
Trên đất phù sa sông Hồng lượng phân bón phù hợp là: 120N - 90P2O5 - 60K2O
cho năng suất 40 - 50 tạ/ha; 150N - 90P2O5 - 100K2O cho năng suất 50 - 55 tạ/ha; 180N -
90P2O5 - 100K2O cho năng suất 65 - 75 tạ/ha (Trần Hữu Miện (1987) [21]). Trên đất bạc
màu vùng Đông Anh - Hà Nội, giống ngô LVN10 có phản ứng rất rõ với phân bón ở công thức
bón 120N - 120P2O5 - 120K2O/ha và cho năng suất hạt gấp 2 lần so với công thức đối chứng
không bón phân. Cũng theo tác giả thì trên đất bạc màu, hiệu suất của 1 kg NPK là 8,7 kg; 1 kg
N là 11,3 kg; 1 kg P205 là 4,9 kg; 1 kg K20 là 8,5 kg.

Tác giả Vũ Cao Thái cũng cho rằng liều lượng và tỷ lệ phân bón cho ngô khác nhau
trên các loại đất khác nhau. Theo ông, trên đất phù sa nên bón 120 kg N - 60 kg P2O5 - 90
kg K2O/ha, tỷ lệ N:P:K là 1:0,5:0,75. Trên đất xám bạc màu bón 100 kg N - 100 kg P2O5 -
150 kg K2O/ha với tỷ lệ là 1:1:1,5 (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003) [10].
Nghiên cứu Nguyễn Văn Bộ (2007) [14], khẳng định rằng lượng phân bón khuyến
cáo cho ngô phải tuỳ thuộc vào đất, mà còn phụ thuộc giống ngô và thời vụ. Giống có thời
23
23
24
gian sinh trưởng dài hơn, có năng suất cao hơn cần phải bón lượng phân cao hơn. Đất chua
phải bón nhiều lân hơn, đất nhẹ và vụ gieo trồng có nhiệt độ thấp cần bón nhiều kali hơn.
Liều lượng khuyến cáo chung cho ngô là:
+ Đối với giống chín sớm:
- Trên đất phù sa: 8 - 10 tấn phân chuồng; 120 - 150 kg N; 70 - 90 kg P2O5; 60 - 90
kg K2O/ha.
- Trên đất bạc màu: 8 - 10 tấn phân chuồng; 120 - 150 kg N; 70 - 90 kg P2O5; 100 -
120 kg K2O/ha.
+ Đối với giống chín trung bình và chín muộn:
- Trên đất phù sa: 8 - 10 tấn phân chuồng; 150 - 180 kg N; 70 - 90 kg P2O5; 80 -
100 kg K2O/ha.
- Trên đất bạc màu: 8 - 10 tấn phân chuồng; 150 - 180 kg N; 70 - 90 kg P2O5; 120 -
150 kg K2O/ha.
Tác giả Nguyễn Văn Bào (1996) [13] cho rằng lượng phân bón cho ngô còn phụ
thuộc vào điều kiện sinh thái. Lượng phân bón thích hợp cho ngô ở các tỉnh miền núi phía
Bắc (Hà Giang) là 120 kg N - 60 kg P2O5 - 50 kg K2O/ha cho các giống thụ phấn tự do và
150 kg N - 60 kg P2O5 - 50 kg K2O/ha cho các giống lai. Vùng Đông Nam bộ và Tây
Nguyên lượng phân bón thích hợp là: 120 kg N - 90 kg P2O5 - 60 kg K2O cho vụ Hè Thu,
còn vụ Thu Đông (vụ 2) có thể tăng lượng K2O lên 90 kg (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003)
[10]. Trên đất xám của vùng Đông Nam bộ, theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Dạ Thảo
và Nguyễn Thị Sâm (2002), liều lượng phân bón cho ngô có hiệu quả kinh tế cao nhất là

180 kg N - 80 kg P2O5 - 100 kg K2O/ha (giống LVN99) (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003)
[10].
Theo Lê Quý Tường và Trần Văn Minh [5], lượng phân bón thích hợp cho ngô lai
trên đất phù sa cổ ở duyên hải Trung bộ trong vụ Đông Xuân là 10 tấn phân chuồng + 150-
180 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha (tỷ lệ NPK là 1,7:1:0,7 hoặc 2:1:0,7), tiêu tốn
lượng đạm từ 22,6 - 28,8 kgN/1 tấn ngô hạt; vụ Hè Thu bón 10 tấn phân chuồng + 150 kg
N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha (tỷ lệ NPK là 1,7:1:0,7), tiêu tốn lượng đạm từ 27,9 - 28,4
kgN/1 tấn ngô hạt (dẫn theo Trần Văn Minh, 2004) [22].
Bón phân vô cơ kết hợp phân hữu cơ cho ngô đã làm tăng năng suất ngô và giúp cải
thiện độ phì trong đất, theo Bùi Đình Dinh (1988, 1994) để đảm bảo cho cây trồng có năng
24
24
25
suất cao, ổn định, bón phân hữu cơ chiếm 25% tổng số dinh dưỡng, còn 75% phân hoá học
(dẫn theo Trần Văn Minh, 2004) [22].
Hiệu quả của phân bón chỉ có thể phát huy đầy đủ khi có chế độ phân bón hợp lý,
bón cân đối giữa các nguyên tố. Bón phân cho ngô để đạt hiệu quả kinh tế cao phải căn cứ
vào đặc tính của loại giống ngô, yêu cầu sinh lý của cây ngô qua các thời kỳ sinh trưởng,
tình trạng của cây trên đồng ruộng, tính chất đất, đặc điểm loại phân bón, kỹ thuật trồng
trọt và điều kiện khí hậu thời tiết.
Bón cân đối đạm - kali có hiệu lực cao hơn nhiều so với lúa. Bội thu do bón cân đối
(trung bình của nhiều liều lượng đạm) có thể đạt 33 tạ/ha trên đất phù sa sông Hồng; 37,7
tạ/ha trên đất bạc màu; 11,7 tạ/ha trên đất xám và 3,9 tạ/ha trên đất đỏ vàng. Xét về hiệu
quả kinh tế thì bón phân cân đối cho ngô trên đất bạc màu, đất xám có lãi hơn nhiều so với
đất phù sa và đất đỏ vàng (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [14].
Theo tác giả Bùi Huy Hiền (2002)[2], từ năm 1985 đến nay tình hình sử dụng phân
đạm ở nước ta tăng trung bình là 7,2%/năm, phân lân là 13,9%/năm, phân kali là
23,9%/năm. Tổng lượng N + P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0%/năm. Tỷ
lệ N: P2O5: K2O trong 10 năm qua đã cân đối hơn với tỷ lệ tương ứng qua các năm 1990,
1995 và 2000 là 1: 0,12: 0,05; 1: 0,46: 0,12 và 1: 0,44: 0,37. Lượng phân bón/ha cũng đã

tăng lên qua các năm 1990, 1995, 2000 với tổng lượng N: P2O5: K2O tương ứng là 58,7;
117,7 và 170,8 kg/ha, tỷ lệ này còn thấp so với các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc,
Pháp, Nhật với tổng lượng N: P2O5: K2O khoảng 240 - 400 kg/ha. Theo Vũ Hữu Yêm
(1995) [25], ảnh hưởng của bón đạm như sau: Không bón năng suất đạt 40 tạ/ha; bón 40 kg
N năng suất đạt 56,5 tạ/ha; bón 80 kg N năng suất đạt 70,8 tạ/ha; bón 120 kg N năng suất
đạt 76,2 tạ/ha; bón 160 kg N năng suất đạt 79,9 tạ/ha.
Kết quả nghiên cứu bón đạm cho ngô của Đào Thế Tuấn cho thấy ở Đồng bằng
sông Hồng với mức bón đạm 90 kgN/ha, hiệu suất bón đạm đối với ngô địa phương là
13 kg ngô hạt/1 kg N và ngô lai là 18 kg ngô hạt/1 kg N. Bón đến mức 180 kg N/ha đã
đạt 9 - 14 kg ngô hạt/1 kg N (dẫn theo Trần Văn Minh, 2004) [22].
Trần Hữu Miện (1987) [21] để tạo ra 1 tấn ngô hạt trong vụ ngô Đông miền Bắc
cần 25 - 28 kg N, vụ Xuân 28 - 32 kg N, vụ Hè Thu 32 - 35 kg N, Thu Đông 30 - 32 kg N.
Kết quả nghiên cứu của Lê Quý Kha (2001) [8] đã chỉ ra rằng mặc dù trong điều
kiện ít có khả năng đầu tư đạm và thiếu nước, ví dụ như nhờ nước trời, tốt hơn hết vẫn phải
chia nhỏ lượng đạm làm nhiều lần để bón thì hiệu quả sử dụng đạm của cây ngô mới cao.
25
25

×