1
MỤC LỤC
1
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
2
3
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới
sinh trưởng và phát triển trong điều kiện nóng ẩm, tập chung chủ yếu ở các
nước Châu Á, Châu Phi. Tuy nhiên, ngày nay khi khoa học ngày càng phát
triển thì cây chè cũng được trồng hầu hết ở các nước trên thế giới, có ở những
nước khác xa so với nguồn gốc của nó. [3]
Hiện nay trên Thế Giới có khoảng 60 nước ở khắp các châu lục phát
triển trồng và sản xuất chè với diện tích và sản lượng lớn. Sản phẩm chế biến
từ chè ngày càng đa dạng với chất lượng ngày càng cao. Được tiêu thụ với
nhu cầu ngày càng phát triển trên khắp thế giới. Trên cây chè hầu hết các bộ
phận như lá, búp, nụ hoa… không những là nguyên liệu chính dùng để chế
biến các loại sản phẩm trà uống có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt mà còn có
tác dụng như một vị thuốc trong y học. Chè còn là nguyên liệu để chế biến ra
nhiều hợp chất quan trọng phục vụ cho công nghệ chế biến công nghiệp, dược
liệu quý… Sở thích thưởng thức trà từ lâu đã trở thành thú vui thanh tao, quý
phái và là một nét đẹp văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc trên Thế Giới
nhất là các nước phương đông.
Việt Nam là một trong những nước có diện tích và sản lượng chè tương
đối lớn so với các nước trong khu vực. Chè được trồng chủ yếu ở các vùng
trung du và miền núi phía bắc như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang,
Phú Thọ, Yên Bái…. Ở miền nam có vùng cao nguyên Lâm Đồng.[3]
Thái Nguyên đã nổi tiếng với vùng chè Tân Cương ở phía tây thành
phố Thái Nguyên, làng chè Trại Cài ở xã Minh Lập (Đồng Hỷ) và làng chè La
Bằng (Đại Từ). Ngoài ra, ở tất cả các làng đều trồng chè và có ngững vùng
sản xuất chè cao cấp, đặc sản như: Phúc Thuận, Thành Công (Phổ Yên), Trại
3
4
Cài, Minh Lập, Sông Cầu (Đồng Hỷ)…. Năm 2001 cả tỉnh có 13,534 ha, năng
suất đạt 59,22 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 68,40 tấn. Đến năm 2009
diện tích 17,309 ha, năng suất đạt 98,9 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt
158,702 tấn.[1]
Cây chè phát triển đã trở thành một trong những đặc sản của Thái
Nguyên và là một trong những mặt hàng chủ lực tham gia xuất khẩu đem lại
ngoại tệ mạnh cho tỉnh, là cây “xóa đói giảm nghèo” trước đây, cây “ làm
giàu của nông dân hiện nay”.
Hiện nay sản phẩm chè của Thái Nguyên đã có mặt ở các thị trường:
Trung Quốc, Pakistan, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ…. Năm 2009 toàn tỉnh
xuất khẩu được 5,980 tấn chiếm gần 19% sản lượng chè búp khô. Trong đó
chè xuất khẩu tập chung chủ yếu vào 2 loại chè chính: chè xanh và chè đen.
Số ngoại tệ thu được 7,098 triệu USD, tăng 8.9% so với cùng kỳ. Đối với thị
trường trong nước sản lượng chè tiêu thụ chiếm 70% sản lượng cả tỉnh. Sản
phẩm chính cung cấp cho thị trường trong nước là chè xanh các loại, xanh đặc
sản, xanh cao cấp, ướp hương đóng gói hay đóng hộp. Nghề trồng và chế biến
chè đã đem lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Chè thật sự là
cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu của nông dân Thái Nguyên.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn vè kinh tế, xã hội do ngành
sản xuất chè mang lại, việc sản xuất chè của nước ta nói chung và Thái
Nguyên nói riêng đều còn nhiều bất cập tồn tại từ khâu quy hoạch sản xuất,
chọn tạo giống, kỹ thuật trồng trọt, công nghệ chế biến chất lượng và thương
hiệu sản phẩm…. chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và chưa đáp ứng
được nhu cầu, thị hiếu của thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước đối với
sản phẩm này.
Trong số những tồn tại và bất cập của ngành sản xuất và chế biến chè,
nổi lên vấn đề quan trọng nhất đó là chất lượng và thương hiệu của các sản
phẩm. Sản phẩm chè của ta chưa thực sự đảm bảo “ độ sạch, an toàn” theo
4
5
tiêu chuẩn, chất lượng chè chưa cao, chưa ổn định, kém bền vững. Mặt khác,
thói quen sử dụng nhiều phân hóa học, hóa chất trong quá trình sản xuất chè
đã làm cho chất lượng sản phẩm chè của ta có nguy cơ ngày càng suy giảm,
mất dần thương hiệu, làm ô nhiễm và suy thoái dần môi trường đất, nguồn
nước… Sự nhận thức và việc áp dụng các quy trình công nghệ sản xuất tiên
tiến như sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ,
an toàn, sử dụng nước tưới sạch, phân vi sinh hữu cơ vừa cung cấp dinh
dưỡng cho cây vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất… để sản xuất ra các sản
phẩm chè an toàn mang tính bền vững của một bộ phân không nhỏ người sản
xuất còn hạn chế, nhất là đối với người dân sản xuất chè ở các vùng miền núi
còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp [1]. Để từng bước thay đổi quan
niệm trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng bằng con đường hữu cơ
vi sinh, giảm dần và tiến tới thoát ly sự phụ thuộc vào phân hóa học để hướng
tới một nền nông nghiệp bền vững.
Xuất phát từ thực tế nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến
năng suất và phẩm chất chè lai LDP1 tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá, so sánh ảnh hưởng của hai loại phân bón hữu cơ vi sinh:
phân hữu cơ sinh học NTT và phân vi sinh Sông Gianh đến năng suất, chất
lượng đất của giống chè lai LDP1 trồng tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra tình hình sản xuất chè tại thị trấn Sông cầu, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên
- Xác định ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất.
5
6
- Xác định ảnh hưởng của phân hữu cơ đến chất lượng đất nhằm đề ra
các biện pháp nâng cao chất lượng đất.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Góp phần cải thiện quy trình bón phân cho chè ở Thái Nguyên, giảm
dần sử dụng phân hóa học để hướng tới một nông nghiệp bền vững.
Đóng góp vào thực tiễn về khả năng sử dụng phân hữu cơ về các chế
phẩm, phế phụ phẩm trong chăn nuôi, chế phẩm vi sinh vật và sử lý phế thải,
giảm chi phí về phân bón tăng hiệu quả kinh tế cho người làm chè.
Kết quả nghiên cứu là tiền đề có giá trị cho khoa học nghiên cứu và
ứng dụng cho người sản xuất.
6
7
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC BÓN PHÂN CHO CHÈ
Phân hữu cơ sinh học là một loại phân bón bao gồm nhiều chủng loại vi
sinh vật hữu ích như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, phân
giải xenluloza, và các chất khó tan, vi sinh vật kích thích quá trình quang hợp,
vi sinh vật kháng bệnh…. Kết hợp với các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc tự
nhiên như: Than bùn, than bùn thải từ các ao hồ, rác thải trong sinh hoạt, các
sản phẩm phụ nông nghiệp…. Trong quá trình phân giải tạo mùn và cung cấp
các nguyên tố cần thiết cho cây trồng, đồng thời có tác dụng cải thiện độ phì
cho đất, bảo vệ môi trường.
Việc thử các loại phân hữu cơ vi sinh thay thế phân khoáng cho cây chè
là hết sức cần thiết, trong thực tế hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về quy
trình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ xong phạm vi ứng dụng ra thực tế còn
nhiều khó khăn vì chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp, thời gian chuyển đổi ngắn
các giải pháp kỹ thuật chưa bộc lộ hết hiệu quả. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay thế dần dần và tiến tới loại bỏ các loại phân khoáng đối với cây chè, có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ tác động đến năng suất và chất lượng sản
phẩm mà còn cải thiện môi trường, cải thiện độ phì cho đất.
Bón phân cho chè kinh doanh là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm
thúc đẩy sinh trưởng của cây chè để tăng năng suất và chất lượng chè.
Khi xây dựng quy trình bón phân cho chè căn cứ vào điều kiện đất
đai, khí hậu, đặc điểm sinh lý của cây và khả năng cho năng suất của
nương chè. Cây chè có khả năng hút chất dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ
phát dục cá thể của cây. Ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp
cây chè tạm ngừng sinh trưởng xong vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng
nhất định, vì thế việc cung cấp dinh dưỡng cho cây chè vẫn tiến hành
thường xuyên trong năm.
7
8
Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và quá trình sinh trưởng sinh thực
của cây chè không có giới hạn rõ ràng và là một quá trình mâu thuẫn thống
nhất. Vì vậy cần phải bón phân hợp lý điều chỉnh quá trình sinh trưởng, sinh
dưỡng đối với cây chè hái búp và điều chỉnh sinh trưởng sinh thực đối với chè
thu hoạch quả, giống…
Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rộng, nó có
thể sống ở nơi đất màu mỡ cũng có thể sống ở đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng
nhưng vẫn cho năng suất nhất định. Tuy nhiên muốn nương chè cho năng suất
cao, phẩm chất tốt, nhiệm kỳ kinh tế kéo dài cần bón phân đầy đủ cho chè.
Trong búp chè non của cây chè có 4,5%N, 1,5%P
2
O
5
, VAF 1,2 -
2,5%K
2
O (Eden 1958) mà hàng năm chúng ta hái đi 5 - 15 tấn búp tươi/ha và
đốn đi một lượng thân lá đáng kể. Như vậy hàng năm qua hái và đốn ta đã lấy
đi từ chè một lượng lớn N, P, K và các chất khoáng khác, hơn nữa hàng năm
một lượng dinh dưỡng đáng kể trong đất bị rửa trôi, xói mòn (theo Daraseha
thì lượng N bị rửa trôi thường bằng 1/3 lượng N bón vào đất). Do vậy cần bón
bổ sung lượng dinh dưỡng đã lấy đi từ cây chè và lượng dinh dưỡng bị rửa
trôi để cây chè sinh trưởng phát triển tốt.
Trong quá trình chăm sóc thì bón phân là một việc không thể thiếu cho
bất kỳ loại cây trồng nào.
Mỗi giống chè sẽ thích hợp với mỗi loại phân bón và liều lượng
khác nhau.
Trên cơ sở đó chúng ta cần xây dựng một chế độ bón phân hợp lý sẽ
giúp cho chè sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất cao, ổn định và chất
lượng tốt.
2.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA CHÈ
2.2.1. Nguồn gốc
Nguồn gốc của cây chè là vấn đề phức tạp, cho đến nay có nhiều
quan điểm khác nhau về nguồn gốc của cây chè, dựa trên những cơ sở về
8
9
lịch sử khảo cổ học và thực vật học. Một số quan điểm được nhiều người
công nhận là:
- Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam - Trung Quốc
Theo Daraselia (1989) từ những nghiên cứu về cây chè, các giải thích
về sự phân bố của cây chè mẹ ở Trung Quốc, dựa theo học thuyết: Trung tâm
khởi nguyên cây trồng của Vavilop ông kết luận rằng: Cây chè có nguồn gốc
ở Trung Quốc, nó phân bố ở phía đông, phía nam, phía đông nam men theo
cao nguyên Tây Tạng.
- Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam - Ấn Độ
Năm 1823 R.Bruce đã phát hiện được những cây chè dại lá to ở vùng
Atxam (Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng: Nguyên sản của cây
chè là ở vùng Atxam chứ không phải ở vùng Vân Nam Trung Quốc.
- Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam
Những công trình nghiên cứu của Djemukhatze (1961 - 1976) về những
biến đổi sinh hóa của phức catechin trong lá chè dại và cây chè được trồng
trọt, chăm sóc đã cho kết luận: Nguồn gốc cây chè là ở Việt Nam.
Tuy có sự khác nhau nhưng những quan điểm trên đều có thống nhất
rằng: “ Cây chè có nguồn gốc ở châu Á, nơi có điều kiện khi hậu nóng ẩm”.
[4]
2.2.2. Phân loại của cây chè
Năm 1735, Line nhà khoa học người Thụy Điển đã đặt tên cho cây chè
là Thea Sinesis. Sau Line nhiều nhà khoa học khác đã đặt nhiều tên gọi cho
cây chè. Hiện nay tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công
nhận và được sử dụng phổ biến là Camellia Sinesis (L) O Kuntze
Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật sau:
Ngành: hạt kín Angrospermae
Lớp: Song tử diệp Dicotyledonae
Bộ: chè Theales
9
10
Họ: Chè Theaceae
Chi: Chè Camellia (Thea)
Loài: Camell (Thea) Sinensis
Căn cứ vào đặc điểm hình thái, các đặc tính sinh lý sinh hóa và khả
năng chống chịu của cây chè nhà bác học người Hà Lan là Cohen Stuart
(1961) đã phân chia cây chè thành 4 thứ (Varietas) chè chính:
- Chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinesis var.macrophylla)
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Sinesis var.bohea)
- Chè Shan (Camellia Sinesis var.shan)
- Chè Ấn Độ (Camellia Sinesis var.Asamica)
Hiện nay cả bốn thứ chè trên đều có mặt tại Việt Nam nhưng phổ biến
hơn cả là thứ chè Trung Quố lá to, phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du miền
núi, thứ chè Shan phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía bắc.[4]
2.2.3. Sự phân bố của chè
Cũng như các loại cây trồng khác chè là cây chịu ảnh hưởng lớn của
các điều kiện sinh thái nguyên sản của chè là vùng khí hậu nhiệt đới. Tuy
nhiên trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, bằng các con
đường lai tạo chọn lọc nâng cao các kỹ thuật canh tác mà cây chè được trồng
ở những nơi khác xa so với nguyên sản của chúng. Hiện nay cây chè được
trồng ở khắp 5 châu lục (trên 50 nước). Theo PGS Đỗ Ngọc Quý [20] thì cây
chè đã được trồng ở khắp nơi từ 42
0
vĩ bắc Pochi (Liên Xô cũ) đến 27
0
vĩ nam
Coriente (Achentina).
Sự phân bố chè theo những vùng có điều kiện tự nhiên (đất đai, khí
hậu, độ cao) khác nhau đã tạo ra những vùng chè có chất lượng khác nhau đó
là các vùng chè đặc sản.
2.3. CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHÈ CHỦ YẾU
- Vùng chè Tây Bắc
- Vùng chè Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn
10
11
- Vùng chè Trung Du - Bắc Bộ
- Vùng chè Bắc Trung Bộ
- Vùng chè Tây Nguyên
Ngoài ra chè còn được trồng ở các vùng Duyên Hải Miền Trung như:
Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi…Ở các vùng này chè được trồng rải
rác, phân tán với trình độ canh tác và chế biến chưa phát triển.[4]
2.4. VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CHÈ
Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố sinh
trưởng nội tại bên trong và các yếu tố ngoại cảnh tác động trong suốt quá
trình sinh trưởng và phát triển cây trồng.
Chè là cây trồng cho sản phẩm thu hoạch là búp và lá non do vậy khi
bón các loại phân khoáng vì nhiều lý do như: điều kiện kinh tế, hạn chế về
hiểu biết kỹ thuật, dẫn đến mất cân đối thừa hay thiếu nguyên tố nào đó đều
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây, sâu bệnh phát sinh
phát triển nhiều, năng suất chất lượng giảm. Đồng thời với các vùng trồng chè
chủ yếu là đồi dốc việc sử dụng các phân khoáng như: Ure, kalyclorua…. Với
phương pháp bón trên bề mặt thì rất dễ bị rửa trôi, hiệu quả sử dụng phân
thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước.
Để đạt được tiêu chuẩn chất lượng nông sản, bón phân cân đối cả đa
lượng, trung lượng và vi lượng, với mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế tối đa trên
đơn vị đất, lượng bón phải đủ, nhưng không thừa để tiết kiệm và tránh ô
nhiễm môi trường đất, nước và nông sản.
Đối với cây chè phân vi sinh có vai trò quan trọng, nó không những
cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như
làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước
của đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các
thành phần dinh dưỡng: N, P, K và các nguyên tố trung, vi lượng…. Nhưng
11
12
thực trạng hiện nay việc sử dụng phân hữu cơ cho chè còn gặp nhiều khó
khăn: do phải cạnh tranh nguồn hữu cơ với các cây trồng khác, đồi chè
thường xa nhà, cây chè vào giai đoạn kinh doanh đã khép tán nên việc vận
chuyển và bón phân thường gặp khó khăn. Những giải pháp để tăng cường
hữu cơ cho chè là làm phân tự chế bằng cách đào hố ủ ngay tại vườn chè,
trồng cây xanh, cây họ đậu để lấy thân lá ép xanh cho chè, ép xanh cành, lá
già sau khi đốn chè, ngoài ra việc bón phân cho chè phải được chú ý ngay từ
khi bón lót trước khi trồng.
Sang thập niên 70 các giống mới, năng suất cao đã được gieo trồng trên
diện rộng, thay dần các giống cũ lượng đạm ngày càng tăng, giống mới không
những cần nhiều đạm mà còn cần một lượng gấp đôi giống cũ, năng suất
trước đó tăng sau chúng lại giảm xuống, sự cân bằng dinh dưỡng bị phá vỡ.
Lân trở thành yếu tố hạn chế năng suất, trong suốt 2 thập kỷ qua không bón
lân thì hiệu của đạm cũng giảm, thậm chí không cho năng suất.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ, lĩnh vực nghiên cứu sản xuất phân bón đã có bước phát triển nhảy vọt
đặc biệt là công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ vi sinh là
sự kết hợp giữa các chất hữu cơ trong tự nhiên và các loại vi sinh có tác dụng
cải thiện môi trường cơ giới, lý, hóa, sinh trong đất, phân giải các chất hữu cơ
thành mùn, các nguyên tố khó tiêu thành dễ tiêu, tăng cường khẳ năng cố định
đạm… làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy chất dinh dưỡng được hoàn trả cho
đất thấp hơn nhiều so với lượng chất dinh dưỡng mà nông sản và sản
phẩm phụ đã lấy đi và không cân đối giữa tỷ lệ N:P
2
O
5
:K
2
O. Để đảm bảo
cho một nền nông nghiệp bền vững phải tăng cường sử dụng phân bón
trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa phân vô cơ và hữu cơ, sử dụng hợp lý với
điều kiện hiện nay.
12
13
* Hàm lượng N; P
2
O
5
; K
2
O
- Hàm lượng N (Đạm): trong chè tập trung ở các bộ phân còn non như:
búp và lá non, N tham gia vào sự hình thành các axit amin và protein. Bón đủ
N lá chè có màu xanh quang hợp tốt, cây chè sinh trưởng tốt cho nhiều búp,
búp to. Thiếu N chồi mọc ít, lá vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. nếu quá nhiều
hàm lượng tanin và cafein giảm, hàm lượng ancolit tăng, chè có vị đắng.
Nguồn cung cấp N cho đất là do quá trình khoáng hóa chất hữu cơ và mùn
trong đất, do hoạt động cố định đạm của các loại vi sinh vật đặc biệt là do con
người bón vào đất…
- Hàm lượng P
2
O
5
(Lân): trong búp non của chè có 1,5% P
2
O
5
. Lân
tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic, lân có vai trò
quan trọng trong việc tích lũy năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của cây chè, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khẳ năng chống rét,
chống hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm, có vết nâu hai bên thân chính,
búp nhỏ, năng suất thấp.
- Hàm lượng K
2
O (Kali) : kali trong tất cả các bộ phận của cây chè
nhất là thân cành và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá
trình trao đổi chất cho cây, làm tăng hoạt động của các men, làm tăng tích
lũy gluxit và axit amin, tăng khả năng giữ nước của tế bào, tăng năng suất,
chất lượng chè, làm tăng khả năng chống chịu cho chè. Hàm lượng kali
trong đất phụ thuốc vào đá mẹ, điều kiện phong hóa đá và hình thành đất,
chế độ canh tác và bón phân.
Khi thay thế dần phân hóa học bằng phân hữu cơ và phân ủ (Compost)
năng suất chè không giảm, chất lượng chè được cải thiện. khi kết hợp 30 tấn
phân ủ (Compost) + NPKMg 3: 1,5: 1: 0,3 đã làm tăng cho năng suất chè tăng
15% so với chứng, chất lượng chè được cải thiện.
13
14
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÂN BÓN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.5.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón trên thế giới
Theo tác giả Eden (1958) khi nghiên cứu về hàm lượng các Nguyên tố
trong búp chè cho rằng: trong búp chè non của chè có 4,5% N, 1,5% P
2
O
5
và
1,2% K
2
O nên có bón phân cho chè.
Theo ML Baziva (1973) khi lượng đạm tăng, sản lượng chè tăng, song
để đạt được năng suất 10 tấn/ha bón 200N hiệu quả nhất.
Kết quả nghiên cứu của Cuxunốp (1954) và T.C Niglollisvili hàm
lượng cafein trong búp chè có lợi cho sản phẩm chè.
Theo A.B Makhrabize (1948) nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến chất
lượng chè cho rằng phẩm chất trong các công thức được xếp theo thứ tự là
N:P:K và sau cùng là phân bón.
Theo nghiên cứu của Truturin (1973) thì NPK phối hợp với Zn, Bo thì
phẩm chất chè, Nguyên liệu sẽ tăng lên.
Ngoài ra cần chú ý rằng: Hàng năm khối lượng cành đốn cũng xấp xỉ
bằng khối lượng búp và lá non đã thu hoạch và theo Daraselia thì lượng đạm
bị trôi đi bằng 1/3 tổng lượng đạm bón vào đất.
Trên thế giới việc sử lý phế thải chăn nuôi được quan tâm đáng kể, hiện
nay phương pháp khi sinh học sản xuất từ phế thải chăn nuôi được sử dụng
tương đối rộng rãi tại các cơ sở chăn nuôi nhỏ ở các nước Trung Quốc, Ấn
Độ, Nepan hoặc các trang trại tập trung ở Đức, Ưu điểm của phương pháp này
là dễ làm, đầu tư ít ở quy mô nhỏ.[11]
Theo Gaur và cộng sự (1980) (Gaur A.C (1980), [22] cho thấy việc bổ
sung các loại vi sinh vật có khả năng phân hủy xenlulo cao cùng các nguyên
tố dinh dưỡng như đạm dạng hữu cơ, lân dạng quặng photphorit và một số
điều kiện môi trường khác đã giúp rút ngắn thời gian ủ phân chuồng từ 4 - 6
tháng xuống còn 2 - 4 tuần. Các chủng vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ
14
15
được bổ sung trong quá trình ủ đống, vai trò vi sinh vật khởi động sản xuất
nhanh phân hữu cơ từ nguồn phế thải giàu xelulo là Aspergillus, Trichoderma
và Penicillium. Cũng từ các kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất, vào
năm 1982 Gaur và cộng sự đã đề xuất kỹ thuật bổ sung thêm quặng photphat
với liều 5% và vi sinh vật phân giải lân (Aspergillus, Penicillium,
Pseudomonas, Bacillus) với mật độ 10
6
- 10
8
VSV/gr cùng với vi sinh vật cố định nito tự do Azotobacter nhằm nâng
cao giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.[16]
2.5.2. Kết quả nghiên cứu phân vi sinh trong nước
Ở Việt Nam vấn đề sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu đang gây ra
những tác hại nhất định đến chất lượng nông sản, đến môi trường sinh thái.
Đã đến lúc cần thiết phải thay đổi quan điểm về dinh dưỡng cây trồng theo
hướng hữu cơ vi sinh để bảo vệ môi trường, môi sinh.
Chiến lược an toàn dinh dưỡng cho cây trồng và đất trồng là sử dụng
cân đối phân hóa học và phân bón sinh học cho cây trồng phù hợp với nhu
cầu dinh dưỡng và điều kiện đất đai, khí hậu, trong đó phân hữu cơ sinh học
có vai trò vô cùng quan trọng. Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật sống tồn tại
trong đất, nước và vùng rễ cây có ý nghĩa quan trọng trong các mối quan hệ
giữa cây trồng, đất và phân bón. Hầu như mọi quá trình sảy ra trong đất đều
có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật (mùn hóa, khoáng chất
hữu cơ, phân giải , cố định vô cơ…v.v.). Vì vậy từ lâu vi sinh vật đã được coi
là một bộ phận của hệ dinh dưỡng cây trồng tổng hợp.
Trong số các phế phẩm phế thải chăn nuôi chỉ có khoảng 50% được sử
dụng bằng các biện pháp truyền thống, số còn lại được người dân sử dụng
trực tiếp không qua xử lý. Nồng độ khí H
2
S và NH
3
tổng số vi sinh vật, bào tử
nấm, vi trùng gây bệnh cho gia súc và con người…. trong đất, nước, không
khí tại các khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận đều cao hơn mức cho phép từ
15
16
vài lần đến hàng chục lần, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [13]. Đây là
một trong những nguyên nhân gây ra sự bùng phát của các loại dịch bệnh cho
gia súc, gia cầm trong những năm qua và tác động tiêu cực đến ngành chăn
nuôi Việt Nam. Các vấn đề về môi trường ở các khu vực chăn nuôi đã và
đang xuất hiện với xu hướng ngày càng tăng về quy mô và mức độ nghiêm
trọng. Phế thải chăn nuôi, đặc biệt là các vùng chăn nuôi tập trung đã và đang
là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng.
Sản xuất phân hữu cơ sinh học, mỗi loại sản phẩm được tạo thành
thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc
khác nhau (phế thải nông, lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến
phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt…), trong các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới
tác động của vi sinh vật hoặc các hoạt chất sinh học của chúng được chuyển
hóa thành mùn nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật.
Phân bón vi sinh vật được sản xuất bằng cách nhân sinh khối vi sinh
vật trong môi trường và điều kiện thích hợp để đạt được mật độ nhất định sau
đó xử lý bảo quản và đưa và sử dụng.
Từ năm 2003, được sự tài trợ của chính phủ Hà Lan chương trình “Khí
sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” được triển khai 23 tỉnh, mục tiêu
chính của chương trình là cải thiện vệ sinh môi trường và năng lượng cho
người dân và nông thôn phát triển bền vững.[11]
Tại Việt Nam, trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm KC 04 -
DA11, năm 2005 Bộ môn Vi sinh vật - Viện Thổ nhưỡng nông hóa đã sản xuất
thử nghiệm thành công 2500kg chế phẩm Compost Maker phục vụ cho sản
xuất hàng nghìn tấn phân hữu cơ sinh học từ nguồn gốc phế thải chăn nuôi. Các
nhà khoa học Việt Nam đã thử nghiệm thành công phương pháp nuôi giun
bằng rác thải, nhằm giải quyết nạn ô nhiễm môi trường do rác gây ra, đồng thời
cung cấp thức ăn cho gia súc. Loại giun này được nhập từ Philippines, có ưu
16
17
điểm là dễ nuôi, sinh sản nhanh, thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam [14]. Theo
Huỳnh Thị Kim Hối [14] thuộc viện Sinh Thái và Tài Nguyên sinh vật, đã
nghiên cứu kinh nghiệm dân gian, kết hợp với các kiến thức khoa học hiện đại,
để ra cho đời một quy trình sản xuất xử lý phế thải nhờ giun đất Philippines.
Theo tính toán, để phân hủy một tấn rác hữu cơ trong một năm, người ta cần
khoảng 1.000 con giun giống và các thế hệ con cháu của chúng.
Theo Võ Thị Hạnh (2004)[12], nghiên cứu xử lý nguồn phân chuồng,
biến phế thải này thành phân hữu cơ vi sinh khi sử dụng Bio-F, chế phẩm chứa
các vi sinh vật như xạ khuẩn Stetomyces sp…, nấm mốc Trichoderma sp. Và vi
khuẩn Bacillus sp. Những vi sinh vật trên có tác dụng phân hủy nhanh các hợp
chất hữu cơ trong phân lợn, gà và bò gây mùi hôi phân lợn, gà sau khi được
thải xử lý ẩm độ, sau đó ủ với chế phẩm Bio-F. Sau 3 ngày các vi sinh vật hữu
ích phát triển mạnh phân giải và làm mất mùi phân. Nhiệt độ trong khối ủ tăng
lên tới 60 - 70
0
C, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun trong phân.
Sau 7 - 10 ngày, giai đoạn kết thúc và sản phẩm thu được là phân bón hữu cơ
chất lượng cao, có tác dụng phòng chống nấm gây hại cây trồng.
Năm 1998 - 2000 Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nôi [13] đã
nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM) trong
nông nghiệp và vệ sinh môi trường, xác định hỗn hợp các vi sinh vật đặc hiệu
có tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí của bãi rác, rác
thải sinh hoạt và ô nhiễm nước do các chế phế thải hữu cơ gây nên và xác
định các vi sinh vật hữu hiệu có tác dụng ức chế một số vi sinh vật gây bệnh
đường ruột ở động vật. Sử dụng EM hoặc sản phẩm thứ cấp từ EM (Bocashi)
có thể giảm thiểu mùi hôi của các chuồng trại chăn nuôi.
2.6. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.6.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời (khoảng hơn 4000 năm). Ngay nay chè
là thứ nước uống chủ yếu và phổ biến đa dạng và phong phú. Ngoài việc thỏa
17
18
mãn nhu cầu về giải khát, dinh dưỡng thưởng thức chè ở nhiều nước đã được
nâng lên tầm văn hóa với cả nghi thức trang trọng và thanh cao của trà đạo.[4]
Hiện nay, hàng tỷ người trên Thế Giới đã sử dụng chè làm thứ nước
uống hàng ngày, ngay cả nước Tây Âu thì số người chuyển từ uống cà phê
sang trà ngày càng nhiều.
Theo Đỗ Ngọc Qũy [20] quốc gia đầu tiên trên Thế Giới phát triển sản
xuất chè là Trung Quốc, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào những
năm 805 sau công nguyên, vào Indonexia năm 1654, vào Ấn Độ năm 1780,
vào Nga năm 1833, vào Malaixia năm 1914, đến năm 1920 tiến tới các nước
Châu Phi như: Kenia, Malavi, Ghine….Trên Thế Giới cây chè được phát triển
với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là từ thế kỷ 18 trở lại. Đến nay trên Thế Giới có
trên 50 quốc gia trồng chè, cây chè được phân bố từ 30 vĩ độ nam đến 45 vĩ
độ bắc tập chung chủ yếu vẫn là Châu Á và Châu Phi.
Theo FAO (2011) thì tình hình và sản xuất chè tính đến năm 2010
như sau:
2.6.1.1. Diện tích
Bảng 2.1. Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2005 - 2010
(Đơn vị: ha)
Nước
Năm
2007 2008 2009 2010
Trung Quốc 1.175.732 1.215.174 1.437.873 1.437.873
Ấn Độ 567.020 474.000 470.000 583.000
Indonexia 110.524 106.948 107.000 107.800
Việt Nam 126.200 129.300 111.600 113.200
Mianma 74.500 74.500 77.000 76.800
Nhật Bản 48.200 48.200 47.300 46.800
Bangladest 57.580 58.005 59.000 59.700
Kenya 149.190 157.700 158.400 171.900
Thế Giới 2.847.323 T2.806.443 3.014.909 3.117.531
(Nguồn: theo FAO Satistics Division 2011)[21]
18
19
Như vậy, tính đến năm 2010 diện tích chè Thế giới đạt 3.117.531 ha
tăng 401.056 ha tương đương với 14,77% so với năm 2005. Trong đó Trung
Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới với diện tích là 1.437.873 ha
tăng 379.309 ha tương đương với 47,7% diện tích chè toàn thế giới. Ấn Độ là
nước đứng thứ 3 với diện tích là 583.000 ha, tăng 62,000 ha tương đương với
11,90% so với năm 2005. Diện tích chè Việt Nam đạt 113.200 ha giảm 9300
ha so với năm 2005.
2.6.1.2. Năng suất
Bảng 2.2: Năng suất chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2005 - 2010
(Đơn vị: Tạ chè khô/ha)
Nước
Năm
2007 2008 2009 2010
Trung Quốc 9,046 9,820 10,416 10,338
Ấn Độ 17,140 17,986 17,005 17,001
Indonexia 135,920 14,105 12,992 13,915
Việt Nam 152,700 15,947 16,670 17,532
Mianma 3,640 3,771 3,935 4,219
Nhật Bản 195,230 20,104 18,182 18,162
Bangladest 101,600 10,172 10,085 10,050
Kenya 24,774 21,928 19,830 23,211
Thế Giới 13,264 14,184 14,148 14,441
(Nguồn: theo FAO Satistics Division 2011) [21]
Qua bảng 2.2 cho thấy năng suất chè của thế giới ở mức khá ổn định.
Trong đó Kenya là nước có năng suất chè cao nhất 23,211 tạ khô/ha, vượt quá
năng suất bình quân của thế giới 60,73%. Nhật Bản là nước đứng thứ 2 có
năng suất chè là 18,162 tạ khô/ha tương đương với 25,77% năng suất thế giới
và Mianma là nước có năng suất chè thấp nhất 4,219 tạ khô/ha tương đương
với 29,28% năng suất chè thế giới. Trong đó Việt Nam tính đến năm 2010 đạt
năng suất là 17,532 tạ khô/ha.
2.6.1.3. Sản lượng
19
20
Bảng 2.3. Sản lượng của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2007 - 2010
(Đơn vị: Tấn)
Nước
Năm
2007 2008 2009 2010
Trung Quốc 1.183.002 1.275.384 1.375.080 1.467.467
Ấn Độ 973.000 987.000 972.700 991.180
Indonexia 150.224 150.851 146.440 150.000
Việt Nam 164.000 173.500 185.700 198.466
Mianma 27.700 29.000 30.500 32.400
Nhật Bản 94.100 96.500 86.000 85.000
Bangladest 58.500 59.000 59.500 60.000
Kenya 369.600 345.800 314.100 399.000
Thế Giới 3.971.051 4.211.397 4.241.120 4.502.160
(Nguồn: theo FAO Satistics Division 2011) [21]
Qua bảng 2.3 cho thấy sản lượng chè trên thế giới năm 2010 là
4.502.160 tấn tương đương với 24,84% so với năm 2005. Trung Quốc là nước
có sản lượng chè lớn nhất thế giới đạt 1.467.467 tấn chiếm 32.59% tổng sản
lượng thế giới. Sản lượng chè thấp nhất là nước Mianma đạt 32.400 tấn chiếm
0,72% tổng sản lượng chè thế giới. Việt Nam đạt sản lượng 198.466 tấn
chiếm 4,41% tổng sản lượng chè thế giới.
2.6.1.4. Tình hình tiêu thụ chè trên Thế Giới
Năm 2007 chè đen tiêu thụ trên Thế Giới ước đạt 2,67 triệu tấn, tăng
trung bình hàng năm là 2,8%. Trong đó mức tăng chủ yếu ở các nước phát
triển đạt 1,95 triệu tấn tăng 3%. Tiêu thụ chè đen của các nước phát triển cũng
đạt mức tăng hàng năm là 2% đạt 719.000 tấn. Đặc biệt tiêu thụ chè đen của
Ấn Độ tiếp tục tăng khá mạnh đạt 832.000 tấn tính trung bình 3,2% (theo
FAO Satistic tation 2006).
Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, các nước tiêu thụ chè hàng
năm thường phải nhập khẩu chè bao gồm 115 nước 34 nước Châu Phi, 29 nước
Châu Á, 28 nước Châu Âu, 19 nước Châu Mỹ, 5 nước Châu Đại Dương.
20
21
Năm 2008 tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất Thế
Giới đạt 2,18 tỷ đô la mỹ chiếm 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn Thế
Giới. So với cũng kỳ năm 2007 kim ngạch chè các nước này tăng trung bình
16,89%. Nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất năm 2008 là Nga (510,6
triệu đô la), Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu đô la), Nhật Bản (182,1
triệu đô la) và Đức (181,4 triệu đô la). Trong khi đó tổng kim ngạch của 10
nước xuất khẩu chè lớn nhất Thế Giới đạt 3,5 tỷ đô la mỹ tăng 18,8% so với
cùng kỳ năm 2007. Danh sách các nước trong bảng xếp hạng 10 nước xuất
khẩu chè lớn nhất Thế Giới năm 2008 không có nhiều thay đổi so với năm
2007 với 3 nước dẫn đầu là Srilanka (đạt 1,2 tỷ đô la), Trung Quốc (682,3
triệu đô la) và Ấn Độ (501,3 triệu đô la).[21]
Sản lượng chè của Kenya nước xuất khẩu chè đen lớn nhất Thế Giới
đã giảm 9% xuống còn 278 triệu kg trong 11 tháng đầu năm 2009. Srilanka
nước xuất khẩu chè lớn nhất thứ 4 trên Thế Giới đã sản xuất 263,8 triệu kg
chè trong 11 tháng đầu năm 2009 cũng giảm 12% so với cùng kỳ năm
trước đó. Theo thống kê chính thức trong giai đoạn tháng 1 - 9 năm 2009,
sản lượng chè thế giới đạt 1275.5 triệu kg , giảm khoảng 89 triệu kg so với
cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự báo của Hội đồng Chè Kenya, sản lượng chè của nước này cả
năm 2011 sẽ sụt giảm 9% so với năm 2010, đạt mức 365 triệu kg.
Kenya xuất khẩu 221,7 triệu kg chè, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường chè xuất khẩu của nước này trong những tháng vừa qua đã được
mở rộng tới 40 nước và vũng lãnh thổ. Pakistan hiện vẫn đang là nước nhập
khẩu chè lớn nhất của Kenya với sản lượng nhập khẩu 40,1 triệu kg, chiếm
18% tổng lượng chè xuất khẩu của cả nước. Tiếp đó là Ai Cập với 36,9 triệu
kg.
Mặc dù sản lượng chè xuất khẩu cả năm 2011 của Kenya giảm nhưng
do nhu cầu tiêu tiêu thụ chè thế giới tăng cao dẫn tới giá xuất khẩu của mặt
hàng này có nhiều thuận lợi trong thời gian vừa qua. Dự báo doanh thu xuất
21
22
khẩu chè của nước này trong năm 2011 đạt 1,06 tỉ USD, tăng 9.3% so với
năm 2010.
Theo số liệu của Ủy ban Chè, sản lượng chè Ấn Độ tăng 10% đạt
114.700 tấn trong tháng 6/2011. Tháng 6/2010, Ấn Độ chỉ sản xuất được
104.300 tấn. Sản lượng chiếm 50% chè của Ấn Độ, tăng 24% lên 62.820 tấn
trong tháng 6/2011 từ 50.700 tấn của cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu chè từ Ấn Độ, nước trồng chè thứ 2 thế giới sau Trung Quốc,
giảm 18% còn 74.600 tấn trong 6 tháng tính đến hết ngày 30/6/2011. Xuất khẩu
trong tháng 6 giảm còn 12.300 tấn so với 12.800 tấn của cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm 2011 Tại Kenya, giá bình quân các loại chè hàng đầu đạt 3,80
USD/kg, so với 3,74 USD/kg trong tuần cuối năm 2010.
Tại Bănglađét, giá trung bình các loại chè tăng 1,59% lên 195,72 taka, tương
đương 2,76 USD/kg nhờ chất lượng tốt cho dù nhu cầu giảm.
Tại Chittagong, đã có 1,33 triệu kg chè được đem ra chào bán nhưng tỷ lệ thu
hồi chiếm tới 16,49%.
Giá của các loại chè dao động từ 165 taka đến 264 taka/kg, trong đó có lô
500kg chè bụi Red Dust được giá nhất.
Tại Ấn Độ năm 2011 giá chè Coonoor với 12,45 lakh kg (1 lakh = 100.000),
cao hơn 81.000 kg so với phiên đấu giá cuối năm 2010.
Trên thị trường thế giới hiện tại tiêu thụ chè đang tăng mạnh, người tiêu dùng
tại Mỹ vẫn có xu hướng chuyển từ những đồ uống đắt tiền như cafe, nước trái
cây sang các sản phẩm rẻ hơn như chè. Đặc biệt là những loại chè có chất
lượng trung bình. Tại Châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga cũng đều có xu
hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè trong thời gian tới.
Trong giai đoạn 2009 - 2010 nhập khẩu chè của Nga tăng từ 223.600 tấn
lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3%. Tuy nhiên mức tiêu
thụ chè đen (loại chè chiếm 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽ có xu hướng
giảm.
Như vậy có thể thấy nhu cầu sử dụng chè của các nước phát triển đang
chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống
liền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và Châu Á vẫn
thích dùng các sản phẩm chè truyền thống. Điều này giúp cho các nước
trồng và xuất khẩu chè trên thế giới có phương pháp chế biến chè phù hợp
cho từng vùng cũng như định ra được vùng sản xuất chè phù hợp cho sản
phẩm của mình.
2.6.1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
22
23
Với ¾ là diện tích đồi núi Việt Nam có điều kiện tự nhiên phong phú
phù hợp cho cây chè sinh trưởng ở nhiều vùng trong cả nước. Tuy nhiên chè ở
Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1925. Trước năm 1925 chè chỉ dùng
làm chè xanh để uống và chưa được chế biến thành chè khô như ngày nay.
Lịch sử phát triển của cây chè có thể chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1890 - 1945: Thời kỳ này diện tích chè phân tán, mang tính
tự cấp tự túc, kỹ thuật canh tác sơ sài, chế biến thủ công chủ yếu sử dụng chè
tươi, phương thức quảng canh là chủ yếu.
- Giai đoạn 1945 - 1954: Giai đoạn này do ảnh hưởng của chiến tranh,
các vườn chè bị bỏ hoang, ít được đầu tư chăm sóc. Diện tích, năng suất, sản
lượng chè trong thời gian này đều giảm sút nhiều.
- Giai đoạn 1954 - 1990: Giai đoạn hàng loạt các nông trường chè được
thành lập, công nghiệp chế biến phát triển mạnh nhiều nhà máy chè xanh, chè
đen được xây dựng ở Nghĩa Lộ, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái
Nguyên, Phú Thọ… với sự giúp đỡ về kỹ thuật của Liên Xô (cũ), Trung
Quốc…. Chè được xuất khẩu sang một số nước Đông và một số nước Tây Âu.
- Giai đoạn 1990 đến nay: Từ 1990 - 1997 diện tích và sản lượng chè
tăng đáng kể nhưng do thị trường tiêu thụ biến động nên sản xuất chè gặp
nhiều khó khăn, công nghệ chế biến chè chưa đáp ứng được nhu cầu thị
trường. Trước thực trạng đó tổng công ty chè Việt Nam đã được thành lập,
công nghệ chế biến được đổi mới, thị trường được mở rộng. Giá cả ổn định
tạo niềm tin cho người dân làm chè.[4]
Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều cơ chế chính sách đầu tư
ưu tiên phát triển cây chè, cây chè được xem là cây trồng có khả năng xóa
đói, giảm nghèo làm giàu của hộ nông dân. Do đó diện tích, năng suất và sản
lượng chè không ngừng tăng lên từ những năm 90 trở lại đây.
Thời gian gần đây chè đã phát triển mạnh do liên kết sản xuất với nước
ngoài và hiện nay nhu cầu sử dụng chè chuyển sang một giai đoạn mới, giai
23
24
đoạn sử dụng chè sạch. Từ đó cũng đã có nhiều bước chuyển đổi để đưa
ngành chè Việt Nam mở rộng và phát triển cùng thế giới.
Do đặc điểm địa hình của nước ta phức tạp đã tạo nhiều vùng khí hậu
khác nhau do đó cũng chia ra nhiều vùng chè phân bố khác nhau.
- Vùng chè Tây Bắc
- Vùng chè Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn
- Vùng chè Trung Du - Bắc Bộ
- Vùng chè Bắc Trung Bộ
- Vùng chè Tây Nguyên
24
25
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam
từ năm 2004 - 2010
Năm
Diện tích
(Nghìn ha)
Năng suất
(tạ /ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2004 120.8 55,6 513,8
2005 497.4 58,3 570,0
2006 122.9 63,6 648,9
2007 126.2 65,8 705,9
2008 125.6 69,4 746,2
2009 127.3 69,2 771,0
2010 129.7 72,8 823,7
(Nguồn: theo niên giám thống kê tỉnh Thái nguyên 2011) [6]
Việt Nam là nước có ngành chè truyền thống hàng trăm năm với nhiều
vùng chè đặc sản nổi tiếng, có 34/63 tỉnh, thành phố trồng chè, tập trung chủ yếu
ở trung du miền núi phía bắc và cao nguyên Lân Đồng với gần 130.000 ha. Hiện
có khoảng 690 nhà máy chế biến chè trong đó có 31 nhà máy có quy mô sản
xuất lớn, 103 nhà máy có quy mô sản xuất vừa còn lại là các cơ sở sản xuất chế
biến nhỏ và hàng vạn các lò thủ công chế biến do các hộ gia đình tự chế, đội ngũ
làm chè lên tới 3 triệu lao động, chiếm 50% tổng số dân sống trong vùng chè.
Theo báo cáo quý I năm 2009 ngành hàng chè Việt Nam của trung tâm
thông tin. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGROINFO) xuất khẩu
chè của Việt Nam năm 2008 và quý I năm 2009 đều tăng về giá trị so với năm
2007. Trong số các thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam trong quý I, Nga
vượt qua Pakistan trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất , tăng 85,99% về
lượng. Tính chung 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,4 nghìn tấn
chè sang thị trường Nga với trị giá 7 triệu USD. Chiếm 13% lượng chè xuất
khẩu của cả nước, Ấn Độ đứng thứ 2 với lượng xuất trong tháng 3 là 1,1
nghìn tấn, trị giá 1,4 triệu USD, tăng 69% về trị giá và 33% về lượng so với
tháng đầu năm 2010.
25