Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thực trạng rèn luyện phong cách làm việc cán bộ, công chức, viên chức ở huyện bá thước (tỉnh thanh hóa) theo phong cách hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.47 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
A. Mở đầu.................................................................................................................2
B. Nội dung...............................................................................................................4
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của người cán bộ.......................4
2. Thực trạng rèn luyện phong cách làm việc cán bộ, cơng chức, viên chức ở huyện
Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) theo phong cách Hồ Chí Minh..................................... 9
2.1. Khái quát về huyện và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương.....9
2.2. Thực trạng rèn luyện phong cách làm việc cán bộ, công chức, viên chức ở
huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) theo phong cách Hồ Chí Minh........................ 10
2.2.1. Ưu điểm......................................................................................................... 10
2.2.2. Hạn chế..........................................................................................................12
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc rèn luyện phong cách làm việc của cán bộ,
công chức, viên chức ở huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) theo phong cách Hồ
Chí Minh................................................................................................................. 13
C. Kết luận............................................................................................................. 16
D. Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................17


2
A. MỞ ĐẦU
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ.
Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ là cái dây chuyền của
bộ máy”, “cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể” và đi đến kết luận: “Công việc thành
công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vai trò của người cán bộ lớn bao
nhiêu thì trách nhiệm của người cán bộ cũng nặng nề bấy nhiêu. Do đó, để làm tốt
chức trách, người cán bộ phải đủ đức, đủ tài. Và đức, tài của người cán bộ lại được
thể hiện sinh động qua phong cách làm việc. Với thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn
của một nhà tư tưởng lớn, Người cho rằng, bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm
việc tốt là yêu cầu thường xuyên, cấp bách cho từng con người trong bộ máy nhà
nước phục vụ nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ cần coi trọng việc học
tập, rèn luyện phong cách làm việc đúng đắn, khoa học; bản thân Người là tấm


gương trong việc rèn luyện phong cách làm việc mẫu mực của một lãnh tụ, một nhà
khoa học chân chính, thể hiện rõ sự thống nhất biện chứng giữa chính trị - giai cấp,
tính khoa học, vừa thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn cao cả và triết lý hành động vì
con người của nhà văn hóa lớn. Phong cách làm việc và phong cách lãnh đạo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn riêng, gắn liền với tư tưởng, đạo đức, lối
sống, mục đích sống của Người; vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách
mạng, vừa cao cả vừa thiết thực; thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của
Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức, thẩm mỹ; là
tấm gương sáng cho mọi người, mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo.
Trong giai đoạn hiện nay, để góp phần xây dựng phong cách làm việc của
cán bộ, công chức, viên chức cần tiếp tục đổi mới giáo dục, nâng cao nhận thức về
tư tưởng và phong cách làm việc của Hồ Chí Minh, gắn liền với việc thực hiện Chỉ
thị 05 -CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Những năm qua, đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức ở huyện Bá Thước đã thể hiện được vai trò và trách nhiệm trong


3
thực hiện công tác, không ngừng phấn đấu học tập, lao động, sáng tạo, phát huy
khả năng, trí tuệ để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời có ý thức, trách
nhiệm cao trong việc phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít cán bộ, cơng
chức, viên chức chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc rèn luyện phong cách
làm việc đúng đắn, nên trong tiếp xúc với nhân dân và thực hiện nhiệm vụ còn thể
hiện thái độ “quan cách mạng”, hạch sách, gây phiền hà cho dân; thực hiện dân
chủ một cách hình thức, làm việc tùy tiện, khơng có kế hoạch… dẫn đến hiệu quả
công tác chưa cao. Những vấn đề này đặt ra nhu cầu phải bồi dưỡng, rèn luyện, học
tập tác phong làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn huyện,
đây là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, cấp thiết, nhất là trong tình hình đất nước
đổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay.



4
B. NỘI DUNG
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của người cán bộ
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong cách của cán bộ là một chỉnh thể bắt đầu
từ suy nghĩ đến hoạt động thực tiễn và cuối cùng là phong cách trong sinh hoạt đời
thường. Trong đó, Người cán bộ cần phải chú ý rèn luyện các tác phong làm việc
cơ bản sau:
Một là, phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ”
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đây là phong cách hàng đầu mà người cán
bộ cần phải có. Do bản chất của “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được
tự do”. Vì thế, người cán bộ phải tạo ra được khơng khí dân chủ thực sự trong nội
bộ bằng cách thành tâm lắng nghe và khơi gợi cho quần chúng, cán bộ cấp dưới nói
hết quan điểm, ý kiến của mình. Được như vậy thì cấp dưới và quần chúng mới
hăng hái đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được coi trọng, được khen ngợi thì
những người đó càng thêm hăng hái sáng tạo và làm việc. Ngược lại, nếu người cán
bộ khơng dân chủ thì mọi người “dù có ý kiến cũng khơng dám nói, dù muốn phê
bình cũng sợ, khơng dám phê bình. Thành thử cấp trên và cấp dưới cách biệt nhau.
Quần chúng với Đảng rời xa nhau…” Như vậy, phong cách dân chủ của người cán
bộ không chỉ khơi nguồn sức sáng tạo, phát huy tinh thần cống hiến của quần
chúng nhân dân mà cịn làm cho tổ chức cơ quan, đồn thể thêm gắn bó. Người có
tác phong dân chủ sẽ không bao giờ “độc tôn chân lý” mà ngược lại, họ thành thực
trưng cầu ý kiến phê bình của cấp dưới và nghiêm túc sửa mình với tinh thần cầu
thị. Làm như vậy thì chắc chắn người cán bộ sẽ được nhân dân yêu mến, cấp dưới
nể trọng.
Nói về sức mạnh của dân chủ, Hồ Chí Minh từng nói: “Thực hành dân chủ
là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. Nếu người cán bộ
khơng có phong cách dân chủ hoặc “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ
theo lối “quan” chủ” là họ tự tước đi của mình vũ khí hữu hiệu nhất để hoàn thành



5
nhiệm vụ. Tuy nhiên, dân chủ mà Hồ Chí Minh nói đến là dân chủ có định hướng,
dân chủ phải đi đến sự tập trung chứ không phải dân chủ q trớn, dân chủ vơ tổ
chức.
Theo Hồ Chí Minh “dân chủ tập trung” phải gắn liền với “tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách”. Người cho rằng: Tập thể làm việc là dân chủ. Cá nhân phụ
trách là tập trung. Kết hợp giữa tập thể làm việc với cá nhân phụ trách, đó là dân
chủ tập trung. Tuân thủ quyết định của tập thể, nhưng đòi hỏi người cán bộ phải
năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tức là phải có dũng
khí, quyết đốn thì mới tổ chức thực hiện tốt công việc được giao. “Làm việc khơng
tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc.
Phụ trách khơng do cá nhân, thì sẽ dẫn đến cái tệ bừa bãi lộn xộn, vơ chính phủ.
Kết quả là cũng hỏng việc”.
Hai là, phong cách quần chúng
Trước hết, người cán bộ phải gần gũi quần chúng, lắng nghe và thấu hiểu
mong muốn của quần chúng. Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê bình những cán bộ cậy
thế ở trong ban này, ban nọ rồi coi khinh dân, lên mặt với dân. Người cũng phê
phán lối lãnh đạo quan liêu, chỉ đạo phong trào trên giấy tờ. Người yêu cầu người
cán bộ phải thường xuyên đi xuống cơ sở mà mình phụ trách, lắng nghe ý kiến của
quần chúng. Ngược lại, nếu “cách xa dân chúng, không liên lạc chặt chẽ với dân
chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”. Tuy nhiên, lắng nghe
quần chúng không có nghĩa là “theo đi quần chúng” vì “trong dân chúng, có
nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau. Có lớp tiền tiến,
có lớp chừng chừng, có lớp lạc hậu”. Người cán bộ phải có bản lĩnh vững vàng để
vừa nâng cao trình độ giác ngộ, dân trí của quần chúng, tạo ra sự chuyển biến tích
cực trong nhận thức của một bộ phận quần chúng “chậm tiến”, vừa thực hiện tốt
vai trò lãnh đạo của mình.



6
Tiếp đến, người cán bộ phải biết cách tổ chức phong trào phù hợp với trình
độ, năng lực thực tế của quần chúng, không được phép cứng nhắc mà phải căn cứ
vào thực tế để đề nghị cấp trên điều chỉnh quy tắc, kế hoạch chưa hợp lý. Hồ Chí
Minh còn chỉ ra cách thức làm nghị quyết và làm cơng tác chỉnh đốn cán bộ: “Nghị
quyết gì mà dân chúng cho là khơng hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý
kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”. Người cán bộ còn phải
biết dựa vào quần chúng, biết phát huy sức mạnh của quần chúng để triển khai
công việc và hồn thành cơng việc.
Thứ nữa, trong cơng tác và trong sinh hoạt, người cán bộ phải giản dị, hòa
đồng với quần chúng, khơng cho phép mình hưởng điều gì có tính chất “đặc
quyền, đặc lợi”. Người cảnh tỉnh những suy nghĩ lệch lạc trong cán bộ, rằng “phải
ăn mặc bảnh mới giữ được oai tín, giữ được thể diện. Nói thế hết sức sai. Muốn có
oai tín thể diện, thì phải làm việc cho giỏi. Khi người cán bộ thấm nhuần tác phong
quần chúng, họ sẽ được quần chúng nhân dân yêu thương, tin cậy, ủng hộ và khi
đó, việc gì họ làm cũng thành cơng.
Người u cầu cán bộ, đảng viên phải gắn bó với nhân dân, dựa vào nhân
dân, học hỏi nhân dân. Người đòi hỏi: “Cách làm việc, cách tổ chức,... của chúng
ta đều phải lấy câu này làm khuôn phép: Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong
quần chúng”. Từ quần chúng sẽ nắm được “lòng dân”, của thực tiễn từ đó “ý
Đảng” mới hợp “lịng dân”. Nhân dân là người trực tiếp thực hiện đường lối,
chính sách do vậy cán bộ, đảng viên phải sát dân, gần dân, giáo dục, giúp đỡ nhân
dân để “ý Đảng” được thực hiện. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh căn dặn dựa vào dân,
học dân nhưng không được theo đuôi quần chúng. Đó là người làm việc “dựa vào
dân, từ dân, gần dân”.
Ba là, phong cách khoa học
Theo Người, cán bộ làm việc gì cũng phải có mục đích và kế hoạch rõ ràng,
thiết thực. Muốn có kế hoạch khoa học thì người cán bộ phải “xét kỹ hồn cảnh mà



7
sắp đặt cơng việc cho đúng. Việc chính, việc gấp thì phải làm trước. Khơng nên
luộm thuộm, khơng có kế hoạch, gặp việc nào làm việc ấy”. Hết sức tránh chuyện
vạch ra “chương trình cơng tác thì q rộng mà kém thiết thực” và căn bệnh
“đánh trống bỏ dùi” gây lãng phí tiền của, nhân lực và thời gian của nhân dân.
Người làm việc khoa học phải biết quý trọng thời gian, biết giờ nào làm việc
ấy và có năng lực giải quyết công việc một cách tốt nhất trong một thời gian ngắn
nhất. Người từng nói: “Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ. Thì ai đưa thời
giờ vứt đi, là người ngu dại”. Phong cách làm việc khoa học yêu cầu người cán bộ
giải quyết công việc trên cơ sở dữ liệu khách quan, với tầm tư duy chiến lược. Tức
là người cán bộ phải trên nền tảng thực tế để lựa chọn ra phương án khả thi nhất và
phương án ấy phải đặt trong tổng thể chiến lược lâu dài. Người cán bộ khơng được
vì cái lợi nhỏ trước mắt mà làm tổn hại đến lợi ích to lớn, lâu dài. Tầm nhìn - đó
chính là phẩm chất của người có tư duy khoa học và có cách làm việc khoa
học. Phong cách khoa học địi hỏi người cán bộ phải biết nhìn đúng người, nhìn ra
việc, sắp xếp cơng việc cho hợp lý, biết cách kiểm tra, giám sát công việc và cấp
dưới một cách hiệu quả. Phong cách khoa học còn đòi hỏi người cán bộ sau mỗi
công việc phải biết rút ra kinh nghiệm cho lần sau và cho người khác. Đi “từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng” là cách tư duy và hành động của người có
đầu óc khoa học.
Bốn là, phong cách nêu gương, nói đi đơi với làm
Trong văn hóa phương Đơng, nêu gương được coi là phương pháp giáo dục
trọng yếu nhất, “một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn
tuyên truyền”. Thấm nhuần quan điểm mang tính chân lý đó, Hồ Chí Minh căn dặn
cán bộ: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng
dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Người cịn nói
rõ: “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình khơng


8

chính, mà muốn người khác chính là vơ lý”, “mình trước hết phải siêng năng,
trong sạch mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”.
Theo Hồ Chí Minh, sinh ra là con người, ai cũng có 3 mối quan hệ: Với
mình, với người và với việc. Người cán bộ phải thực hành nêu gương trên cả 3 mặt
đó. Với mình thì khơng tự cao tự đại; ln thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư. Với người thì ln chân thành, khiêm tốn, đồn kết, khoan dung. Với
việc thì luôn thực hành nguyên tắc “dĩ công, vi thượng”. Và đạo đức cơng vụ của
người cán bộ khơng nằm ngồi đạo đức công dân. Họ trước hết phải là một công
dân tốt, phải vận động mọi thành viên trong gia đình sống và làm việc theo pháp
luật. Nếu người cán bộ khơng vận động được những người trong gia đình mình
sống gương mẫu thì cũng khơng đủ tư cách vận động quần chúng. Khi người cán
bộ thực hiện công tác dân vận thì phải thực hiện phương châm “óc nghĩ, mắt trơng,
tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” chứ không phải chỉ đứng trên cao diễn
thuyết. Tức là người cán bộ phải biết gương mẫu mọi nơi, mọi lúc, trong công việc
cũng như trong cuộc sống đời thường.
Một trong những nội dung quan trọng mà người cán bộ cần nêu gương là nói
đi đơi với làm. Với Hồ Chí Minh, nói đi đơi với làm khơng chỉ là một chuẩn mực
trong đạo đức truyền thống mà còn là chuẩn mực đạo đức cơng vụ tối thiểu. Việc
nói đi đơi với làm mang lại cho quần chúng lòng tin và sự tơn trọng đối với người
cán bộ, do đó, người cán bộ dễ dàng thực thi quyền lãnh đạo của mình. Nhân dân
khơng bao giờ tin cậy những cán bộ nói mà khơng làm, nói nhiều làm ít, nói hay
làm dở, nói một đàng làm một nẻo. Muốn rèn luyện được phong cách nói đi đơi với
làm, người cán bộ phải thường xun tự kiểm điểm, soi xét chính mình, đồng thời
phải khuyến khích cấp dưới và quần chúng nhận xét, phê bình, góp ý cho mình,
nhắc nhở mình về những điều mình đã hứa.
Năm là, tổ chức tốt việc kiểm tra, kiểm soát:


9
Kiểm tra, giám sát là mặt hoạt động không thể thiếu trong hoạt động làm

việc của Đảng và cũng là một trong những nội dung cơ bản trong phong cách làm
việc Hồ Chí Minh.
Theo Người: Khơng có kiểm tra, giám sát thì coi như khơng có lãnh đạo.
Đường lối, nghị quyết dù có hay đến mấy mà khơng có kiểm tra, đơn đốc thì cuối
cùng chỉ là mớ giấy lộn. Người đã nhiều lần nhắc nhở cán bộ các cấp, nhất là cán
bộ chủ trì, phải thường xuyên coi trọng và thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát,
kiểm soát, rút kinh nghiệm các hoạt động lãnh đạo, nhằm đảm bảo cho nghị quyết,
chỉ thị của Đảng được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả và có giá trị thiết
thực đối với đời sống nhân dân. Kiểm tra, kiểm sốt cịn nhằm: “Huy động được
tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết
điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”.
2. Thực trạng rèn luyện phong cách làm việc cán bộ, công chức, viên chức
ở huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) theo phong cách Hồ Chí Minh
2.1. Khái quát về huyện và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở địa
phương
Bá Thước là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa
khoảng 110km về phía Tây Bắc, diện tích tự nhiên gần 777,2 km 2, dân số khoảng
108 nghìn người (cuối năm 2019), trong đó có trên 85% là người đồng bào dân tộc
thiểu số (chủ yếu là dân tộc Mường và dân tộc Thái), mặt bằng dân trí của huyện
cịn thấp so với tỉnh và cả nước. Huyện có 21 xã, thị trấn, 205 thôn, phố. Lao động
chủ yếu là lao động phổ thông nông thôn, đời sống Nhân dân gặp rất nhiều khó
khắn. Những năm qua, Bá Thước có tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, quốc
phịng, an ninh tương đối ổn định. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn
2016 - 2020 ước đạt 16,1% gấp 1,25 lần so với bình quân giai đoạn 2011 - 2015.
Tổng giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 4.835 tỷ đồng, gấp 1,66 lần năm 2015. Thu
nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 31,6 triệu đồng, gấp 2,18 lần so với năm


10
2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông - lâm

nghiệp và thủy sản giảm từ 48,43% năm 2015 xuống cịn 39%, ngành cơng nghiệp xây dựng tăng từ 17,66% lên 25,5%, ngành dịch vụ tăng từ 33,91% lên 35,5% năm
2020.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà
nước (gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức) trên địa bàn huyện (tính đến ngày
30/6/2020) có 3.383 người, trong đó: Khối cơ quan Đảng, đồn thể huyện 58 người
(bằng 1,71%); khối cơ quan chính quyền huyện, 75 người (bằng 2,21%); khối xã,
thị trấn 515 người (bằng 15,2%); công chức các cơ quan ngành dọc của tỉnh và
viên chức các đơn vị sự nghiệp 2.735 người (bằng 80,88%).
Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng chuyên
nghiệp, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, là nguồn lực quan trọng góp phần đưa
huyện Bá Thước vươn lên thành huyện khá của tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định: Xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ của thời kỳ mới là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ. Việc
quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức chính là sự thấm
nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
2.2. Thực trạng việc rèn luyện phong cách làm việc của cán bộ, công
chức, viên chức ở huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) theo phong cách Hồ Chí
Minh
2.2.1.Ưu điểm
Xác định cơng tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
là nhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền trong
sạch vững mạnh, Đảng bộ huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) ln chú trọng đổi
mới nội dung, hình thức tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cách mạng, bản


11
lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên (trong đó có đội ngũ cán bộ,
cơng chức, viên chức). Tổ chức quán triệt tới 100% cán bộ, đảng viên trong toàn

Đảng bộ nghiêm túc học tập, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)
về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị 05 –CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị
(khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh”. Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên phát huy tính tự giác rèn luyện, tự trau
dồi, hồn hiện bản thân, giữ gìn phẩm chất đạo đức, nâng cao ý thức cách mạng.
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập và làm theo
tấm gương của Hồ Chí Minh, đặc biệt là Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cùng với tình
cảm kính trọng, ngưỡng mộ đối với Bác và lòng biết ơn trước công lao trời biển của
Bác, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở của huyện Bá
Thước (tỉnh Thanh Hóa) đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc rèn
luyện phong cách làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức của huyện theo phong
cách của Bác. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh đã trở thành việc làm tự giác, thường xuyên, là tình cảm, trách nhiệm của cán
bộ, đảng viên, nhân dân trong huyện nói chung và đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên
chức nói riêng đối với Bác kính yêu. Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo cấp ủy
đảng cơ sở, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị nghiêm túc học tập, quán triệt để
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nắm vững những nội dung chủ yếu của
phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là phong cách làm việc; mối cán bộ, công chức,
viên chức xây dựng kế hoạch thực hiện, bản cam kết tự rèn luyện theo phong cách
làm việc của Bác, đó chính là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá, nhận xét, xếp
loại đối với cán bộ, công chức, viên chức hằng năm. Việc rèn luyện theo phong
cách làm việc Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng xây dựng Đảng, xây dựng cơ


12
quan đơn vị ngày càng trong sạch, vũng mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đại đa số cán bộ, công chức, viên chức trong huyện đều thực hiện đúng chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan, có
ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, đoàn kết, phối hợp chặt
chẽ trong công việc, tận tâm, tận lực, trung thực; gần dân, lắng nghe ý kiến của dân,
tôn trọng ý kiến của dân, thấu hiểu nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Khi tiếp
xúc, xử lý công việc với các tổ chức, công dân luôn giữ thái độ lịch sự, tôn trọng,
lắng nghe ý kiến và giải thích cặn kẽ; ngơn ngữ giao tiếp rõ ràng, dễ hiểu. Khơng
có các hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực, thiếu trách nhiệm trong giao
tiếp, ứng xử với các tổ chức, công dân và đồng nghiệp.
Năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu thực
tiễn; năng động, linh hoạt trong xử lý, giải quyết công việc, đảm bảo đúng tiến độ,
đạt kết quả cao, có kế hoạch, nội dung, thời gian cụ thể và chịu trách nhiệm cá nhân
khi giải quyết công việc được giao.
Có tinh thần kiên quyết đấu tranh phịng, chống tham nhũng, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nếp sống văn minh cơng sở, sắp xếp phịng làm
việc gọn gàng, sạch sẽ, khoa học.
Chấp hành nghiêm túc, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc theo quy định
nội quy, quy chế của từng cơ quan, tổ chức, khơng sử dụng giờ hành chính để làm
việc riêng; khơng đi muộn, về sớm; không uống rượu, bia vào buổi sáng, buổi trưa
và trong giờ hành chính của các ngày làm việc.
Ln có tinh thần nêu gương trách nhiệm với công việc, với cơ quan, tổ chức
và với bản thân. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; xây dựng tác
phong làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc tự phê bình và phê bình.
2.2.2. Hạn chế
Một bộ phận nhỏ cán bộ, cơng chức, viên chức cịn có tính kỷ luật chưa cao,
chưa tự giác trong học tập và cập nhật chính sách mới; chưa chủ động nắm bắt


13
công việc. Làm việc thiếu khoa học dẫn đến chậm giải quyết công việc, chưa kịp

thời tham mưu cho lãnh đạo lĩnh vực mình phụ trách, chưa hồn thành nhiệm vụ
chuyên môn…
Tinh thần, thái độ với cấp trên, đồng nghiệp và nhân dân đôi lúc chưa đúng,
chưa gần dân, sát dân, chưa tận tình hướng dẫn cụ thể chi tiết cho nhân dân.
Tác phong làm việc còn chậm, chưa khoa học, dân chủ; một số cán bộ, công
chức, viên chức đi muộn về sớm, lãng phí thời gian làm việc.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên
nhân chủ yếu là do một số cán bộ, công chức, viên chức chưa ý thức đầy đủ về vai
trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác, đặc biệt là trong quan hệ với nhân dân;
năng lực làm việc cịn hạn chế, khơng có tính sáng tạo, chưa dám đổi mới; tác
phong làm việc chưa dân chủ, khoa học, …
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc rèn luyện phong cách làm việc của
cán bộ, công chức, viên chức ở huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) theo phong
cách Hồ Chí Minh
Để phát huy những ưu điểm đã làm được và khắc phục những hạn chế còn
tồn tại, hạn chế trong rèn luyện phong cách làm việc theo phong cách Hồ Chí Minh
của cán bộ, cơng chức, viên chức ở huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) cần thực
hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, tập trung bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức
có phong cách quần chúng, gần gũi đồng chí, đồng nghiệp và Nhân dân, thơng qua
đó tăng cường sự giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến phản hồi từ
đồng chí, đồng nghiệp và đặc biệt là phản ánh của Nhân dân. Rèn luyện cho đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức tinh thần sâu sát, tỉ mỉ trong công việc, từng bước
rèn luyện, điều chỉnh tác phong, phương pháp làm việc, chống lối làm việc tuỳ tiện,
chủ quan. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn bám sát nhiệm vụ được giao
và nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch sát, đúng, có quyết


14
tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch đã đề ra. Yêu cầu mọi cán bộ, công chức, viên

chức luôn gắn bó với tập thể, tơn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý
kiến của tập thể. Có dân chủ, bàn bạc tập thể mới cùng thông suốt, nhất trí, mới cùng
quyết tâm thực hiện, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, tạo ra sự
đồng thuận, thống nhất cao trong tập thể, cơ quan, đơn vị. Mỗi cán bộ, công chức,
viên chức phải xác định mục đích rõ ràng; kế hoạch đặt ra phải tỉ mỉ, chu đáo, thiết
thực, nhìn xa, thấy rộng; nói đi đơi với làm. Phải làm cho mỗi người thấm nhuần
tinh thần làm chủ tập thể, ý thức cần kiệm xây dựng cơ quan, đơn vị. Quá trình bồi
dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc Hồ Chí Minh là q trình tác động qua lại giữa
chủ thể và đối tượng; là sự kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng, rèn luyện và tự bồi dưỡng,
tự rèn luyện trong đó tự bồi dưỡng, rèn luyện có vai trị quyết định đến việc hồn thiện
phong cách làm việc Hồ Chí Minh của bản thân. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức
phải xác định tự hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện phong cách làm việc Hồ Chí Minh,
coi đây là việc làm suốt đời.
Thứ hai, đề cao tính tự giác của mỗi cán bộ, cơng chức về việc đổi mới, rèn
luyện tác phong, lề lối làm việc. Trong đó, cán bộ lãnh đạo phải là người thực hiện
nghiêm túc, có nguyên tắc và có tác phong làm việc đúng đắn để làm gương cho
cấp dưới. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, vận dụng hợp lý trong
cuộc sống và công việc. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng và
nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; cải cách
hành chính thực thi cơng vụ, nhấn mạnh trọng tâm theo quy định số 47 -QĐ/TW
của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, luật cán
bộ công chức, luật viên chức, luật lao động và các văn bản thi hành… Qua đó, tạo
sự chuyển biến rõ nét về chấp hành kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm của
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.


15
Thứ ba, ban hành quy chế, nội quy làm việc của cơ quan, bộ tiêu chí, tiêu
chuẩn đánh giá cán bộ đúng với nội quy, quy định của cấp trên và phù hợp với điều

kiện thực tế của địa phương. Các cơ quan, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trong tồn
huyện phải xây dựng, rà sốt, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, phân công rõ ràng
nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân có liên
quan theo hướng rõ trách nhiệm, rõ người, rõ việc, phù hợp với chức năng của từng
cá nhân, đảm bảo mỗi việc phải có người phụ trách, chịu trách nhiệm chính gắn với
việc thực hiện đề án vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị.
Thứ tư, tiếp tục đề cao trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện các quy
định về chấp hành thời gian, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai
minh bạch, thực hiện thường xuyên, nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.
Thứ năm, tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát đối với việc xây dựng, thực
hiện phong cách làm việc của cán bộ, công chức, viên chức biểu dương, khen
thưởng những người có phong cách làm việc tốt, có hiệu quả, ngăn chặn, uốn nắn
kịp thời những người có phong cách làm việc chưa phù hợp, kém hiệu quả.


16

C. KẾT LUẬN
Phong cách làm việc của người cán bộ theo phong cách Hồ Chí Minh có
nhiều nội dung nhưng tất cả đều gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và
xuất phát từ yêu cầu về tài và đức của người cán bộ. Những người làm việc dân
chủ, gần gũi quần chúng là bởi họ trọng dân, yêu dân, tin dân. Họ làm việc khoa
học vì họ có đầu óc phân tích, có tư duy rành mạch và sự nhạy cảm trong cơng
việc. Họ nói đi đơi với làm, có ý thức nêu gương bởi họ có lịng tự trọng, có tinh
thần trách nhiệm cao. Người cán bộ có đức, có tài sẽ có tác phong làm việc tốt và
ngược lại. Do đó, mỗi cán bộ, cơng chức, viên chức phải nỗ lực rèn luyện theo
phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, coi đó là công việc thường xuyên,
hằng ngày, là bổn phận, danh dự của chính mình. Nhờ đó, sẽ thiết thực góp phần
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vừa hồng, vừa chuyên, tận tâm tận
lực với nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, gắn bó mật thiết với nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ
Chí Minh, mỗi cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung và cán bộ, công chức, viên
chức ở huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa nói riêng phải đề cao ý thức tự
giác tu dưỡng, rèn luyện, thể hiện cụ thể trong suy nghĩ và thực hiện công việc
hàng ngày; trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp; từ đó đẩy lùi sự suy
thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực…
Và đây cũng chính là những chỉ dẫn để người cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục
phấn đấu, vươn lên, toàn tâm, toàn ý phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất
nước, của dân tộc, góp phần quan trọng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp,
văn minh./.


17

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Ngọc Am (2016), Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và
phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Kim Dung (2014), Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện qua lối
sống, Tạp chí Tuyên giáo, số 7.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương khóa XII, Văn phịng Trung ương Đảng.
4. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Khắc Nho (2020), Phong cách Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
8. Nhiều tác giả (2020), Những mẩu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Một số tài liệu, báo cáo của Huyện ủy, UBND huyện Bá Thước (tỉnh
Thanh Hóa).




×