Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

BÁO CÁO THỰC tập THỰC tế CHUNG THỰC tập THỰC tế TẠI NHÀ MÁY cơ sở thực tế công ty cổ phần dược phẩm và sinh học y tế mebiphar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.78 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ CHUNG
THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY

Cơ sở thực tế : Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Và Sinh Học Y Tế Mebiphar
Địa chỉ : Lơ III - 18, Đường số 13, KCN Tân Bình, Quận Tân Phú, Tp.HCM

Sinh Viên : Lê Quý Khương
Lớp/Mã Số: KPB2D19/ 515196044
Giảng Viên Hướng Dẫn : ThS. Nguyễn Công Phi

TP.HCM, 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................. i
DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................iv
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC
TRONG MỘT NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM GMP................................1
1.1. Tổng quan về công ty cổ phần dược phẩm và sinh học y tế mebiphar............1
1.2. Lịch sử hình thành...........................................................................................1
1.3. Qui mô nhà máy..............................................................................................2
1.4. Dịch vụ - lĩnh vực hoạt động...........................................................................3
1.5. Các vị trí công việc trong một nhà máy sản xuất dược phẩm GMP................3
1.5.1. Khối chất lượng........................................................................................3
1.5.2. Khối sản xuất............................................................................................3
1.5.3. Các phân xưởng của công ty.....................................................................4
1.5.4. Tổng kho...................................................................................................4


1.5.5. Cơ điện......................................................................................................4
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÁCH THIẾT KẾ MỘT NHÀ MÁY
SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM THEO GMP.................................................................5
2.1. Vị trí xây dựng nhà máy..................................................................................5
2.2. Thiết kế nhà máy.............................................................................................5
2.2.1. Yêu cầu.....................................................................................................5
2.2.2. Nguyên tắc thiết kế...................................................................................5
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CHỊ TIẾT CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT CỦA
MỘT DẠNH BÀO CHẾ THUỐC VIÊN..................................................................6
3.1. Các phòng chức năng cơ bản của phân xưởng bào chế thuốc non-betalactam 6
3.2. Quy trình sản xuất viên nén tại công ty Mebiphar...........................................7
3.3. Hồ sơ lô..........................................................................................................7
CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU KHO ĐẠT CHUẨN GMP..........................................8
4.1. Điều kiện thực tế tại kho non-betalactam của công ty.....................................8

i


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

4.2. Điều kiện bảo quản.........................................................................................9
4.3. Hồ sơ, và hoạt động chính của kho.................................................................9
CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU VỀ GLP......................................................................10
5.1. Bố trí khu vực của phòng kiểm nghiệm công ty mebiphar............................10
5.2. Sơ đồ tổ chức của phòng kiểm nghiệm..........................................................11
5.3. Cơ sở vật chất................................................................................................11
5.4. Hồ sơ tài liệu của lab GPL............................................................................11
CHƯƠNG VI: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG HẬU CẦN CỦA NHÀ MÁY GMP.....12

6.1. Hệ thống hậu cần của nhà máy được giới thiệu.............................................12
CHƯƠNG VII: GIỚI THIỆU HOẠT ĐỢNG CỦA PHÒNG QA...........................12
7.1. Những hoạt đợng chính của phòng qa được giới thiệu..................................12
CHƯƠNG VIII: GIỚI THIỆU HOẠT ĐỢNG CỦA PHÒNG RD..........................13
8.1. Tở chức.........................................................................................................13
8.2. Chức năng và nhiệm vụ.................................................................................13
8.2.1. RD-bào chế.............................................................................................13
8.2.2. RD-QC....................................................................................................13
8.2.3. RA........................................................................................................... 13
CHƯƠNG IX: GIỚI THIỆU VỀ THẨM ĐỊNH......................................................13
9.1. Hoạt động thẩm định của phòng QA.............................................................13
9.2. Hoạt động thẩm định của phòng QC.............................................................14
CHƯƠNG X: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DƯỢC SĨ TRONG PHÒNG KẾ HOẠCH ,
PHÒNG CUNG ỨNG VẬT TƯ..............................................................................14
10.1. Vai trò của một người dược sĩ trong công tác lên kế hoạch.........................14
10.2. Vai trò của một người dược sĩ trong công tác cung ứng..............................14
KẾT LUẬN.............................................................................................................15

ii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình ảnh

Trang

Hình 3.1

Nhóm hình phân xưởng non Betalactam


6

Hình 3.2

Sơ đồ quy trình sản xuất viên nén tại cơng ty

7

Hình 4.1

Nhóm hình kho của nhà máy

8

Hình 5.1

Phòng kiểm nghiệm hóa lí

10

Hình 5.2

Sơ đờ bớ trí khu vực phòng QC

10

Hình 5.3

Sơ đờ tở chức phòng QC


11

iii


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

LỜI CẢM ƠN
Em xin được cảm ơn Ban Đào tạo Khoa Dược – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh và Ban lãnh đạo Cơng Ty Cổ Phần Dược Phẩm Và Sinh Học Y Tế Mebiphar
đã tạo điều kiện cho em được có cơ hội được học hỏi thực tế tại công ty cũng như
hoàn thành đợt thực tập chung môt cách trọn vẹn và đầy đủ nhất có thể.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Cao Thị Mộng Ngân – Giám đốc chất lượng,
chị Huỳnh Thị Diệu Hiền – Giám đốc cung ứng, chị Võ Thị Ngọc Thuyết – Giám
đốc sản xuất, anh Giang Minh Quân – phó phòng QA của công ty đã dành ra quỹ
thời gian quý báu để có thể tận tình hướng dẫn chỉ bảo và hỗ trợ giải đáp các thắc
mắc của em giúp em cũng cổ thêm kiến thức đồng thời hình dung khái quát được
công việc, hoạt động cũng như quy trình làm việc thực tế tại một nhà máy sản xuất
dược phẩm đạt chuẩn GMP.
Thời gian thực tập và kiến thức thực tế của sinh viên chúng em cịn hạn chế do vậy
khơng thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
q báu từ q cơng ty và q thầy cơ để có thể nhìn nhận được những gì bản thân
còn thiếu và cố gắng hoàn thiện bản thân hơn trên con đường hành nghề phía trước.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Lê Quý Khương


iv


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, CÁC VỊ
TRÍ CÔNG VIỆC TRONG MỘT NHÀ MÁY SẢN XUẤT
DƯỢC PHẨM GMP
1.1. Tổng quan về công ty cổ phần dược phẩm và sinh học y tế mebiphar

Trụ sở chính : số 31 Ngô Thời Nhiệm, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ nhà máy : Lơ III -18 đường số 13, Khu cơng nghiệp Tân Bình, phường Tây
Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.
Tel: (84-8)38.150.974 - 38.156.101
Fax : (84-8)38.155.683
Email:
Website: />1.2. Lịch sử hình thành
Năm 1988: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm và Sinh Học Y Tế được thành lập với tên
gọi đầu tiên là Xí nghiệp Vật liệu sinh học MEBIFAC, theo quyết định số 103/QĐUB ngày 11/6/1988 của UBND TP Hồ Chí Minh, tiền thân là một phân xưởng của
công ty YTECO, với mặt hàng chủ yếu Chỉ phẫu thuật và chuẩn bị tiếp nhận dự án
viện trợ sản xuất vòng tránh thai của UNFPA với hơn 30 CBCNV với số vốn ban
đầu là 390 triệu đồng.
Năm 1993: Đổi tên thành XN Dược phẩm & Sinh học y tế theo Quyết định số
105/QĐ-UB, ngày 22/03/1993 của UBND TP.HCM. Tiếp nhận một phân xưởng
của XN Dược phẩm 2/9 và cơng ty hợp doanh Kính An Tài, đưa tổng số CBCNV xí
nghiệp lên gần 200 người, đồng thời mở rộng thêm nhiều mặt hàng như: dược
phẩm, sản phẩm kính, các mặt hàng sinh học.
Cuối năm 1996: Tiến hành xây dựng dây chuyền sản xuất thuốc viên, cốm bột tại
223B Hoàng Văn Thụ.

1



Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

Năm 1998: Được Cục Quản lý Dược công nhận là 1 trong 5 đơn vị đầu tiên trên
toàn quốc và là đơn vị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn GMP
ASEAN trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm .
Năm 2000: Sáp nhập Công ty Dược và Các sản phẩm Sinh học (Biopha) vào Xí
nghiệp dược phẩm và Sinh học y tế theo Quyết định số 2950/QĐ-UB-VX ngày
12/5/2000 của UBND TP.Hồ Chí Minh.
Năm 2001: Lập dự án xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN tại khu cơng
nghiệp Tân Bình theo chủ trương di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư của UBND TP.
Tháng 5/2002: Khởi công xây dựng nhà máy mới tại lô III-18, đường 13, KCN Tân
Bình, quận Tân Phú với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 52 tỷ đồng trên diện tích đất
14.500m2 .
Tháng 8/2003: một dây chuyền đầu tiên sản xuất thuốc viên nhóm Betalactam đi
vào hoạt động tại nhà máy mới.
Năm 2004: Chuyển toàn bộ nhà máy trong nội thành ra nhà máy mới và đi vào sản
xuất ổn định.
Tháng 2/2005: Được Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận nhà máy đạt
tiêu chuẩn GMP ASEAN trên các dây chuyền Non Betalactam, thuốc nhỏ mắt,
Betalactam.
Năm 2007: Chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm & Sinh
học y tế theo Quyết định số 5838/QĐ –UBND, ngày 18/12/2006 của UBNDTP
HCM. Là doanh nghiệp do nhà nước giữ 100% vốn điều lệ và hoạt động theo mơ
hình cơng ty mẹ- con theo quyết định số 3749/QĐ-UBND ngày 15/08/2006 của
UBND TP.HCM.
Năm 2009: Nhà máy được Cục Quản lý Dược công nhận đạt tiêu chuẩn GMP

WHO. Tháng 4/2013: Được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng - Trung
Tâm Chứng Nhận Phù Hợp - QUACERT cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2008
1.3. Qui mô nhà máy
- Công ty hiện có hơn 200 Cán bợ cơng nhân viên trình độ cao.
- Phân xưởng sản xuất gồm 8 dây chuyền theo công nghệ mới nhất:
1. Dây chuyền Non - Betalactam.
2. Dây chuyền Betalactam.
3. Dây chuyền Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi.
4. Dây chuyền Thuốc nước uống - Thuốc nước dùng ngoài.
5. Dây chuyền Thuốc dược liệu.
6. Dây chuyền Trang thiết bị y tế.
7. Dây chuyền Thực phẩm chức năng.
8. Dây chuyền Mỹ phẩm

2


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

* Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP
* Hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP - WHO
* GMP-ASEAN
* GMP – WHO
*Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, ISO
13485:2004/13485:2003.
1.4. Dịch vụ - lĩnh vực hoạt động
Phân Phối thuốc: Hiện Mebiphar đang có hơn 200 sản phẩm được phân phối đến

khoảng 2000 nhà thuốc, bệnh viện trải đều khắp các tỉnh thành
Cho thuê kho thuốc và bảo quản:

- Kho thuốc được thiết kế theo tiêu chuẩn của GSP-WHO.
- Được trang bị các loại kệ tiêu chuẩn, có thể điều chỉnh linh hoạt, hệ thống xe
nâng hiện đại.
- Hệ thống kho được trang bị hệ thống điều hòa bảo đảm nhiệt độ bảo quản
thuốc.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động hiện đại.
- Vệ sinh sạch sẽ, an toàn tuyệt đối, bảo mật thông tin cho khách hàng.
Đấu Thầu : Mebiphar có năng lực đáp ứng hầu hết các yêu cầu về đấu thầu thuốc.
Đội ngũ chuyên trách thầu có nghiệp vụ chun mơn cao, có kinh nghiệm, tham gia
tập huấn hướng dẫn việc đấu thầu thuốc của Sở Y Tế và được sự tín nhiệm từ khách
hàng. Hàng năm, tỉ lệ thắng thầu cao ở hầu hết các khu vực trên toàn quốc.
Nhập Khẩu và Ủy Thác: Mebiphar có uy tín nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu với đội ngũ chuyên nghiệp làm thủ tục hải quan nhanh chóng và
chính xác. Hàng hóa sau khi thông quan được giao nhận và bảo quản theo đúng các
điều kiện bảo quản nhà sản xuất yêu cầu với hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP
WHO.
Hướng dẫn khách hàng tỉ mỉ, chính xác trong các khâu làm thủ tục đặt cọc, thanh
toán tiền hàng, Giao hàng đến tận kho của khách hàng.
1.5. Các vị trí công việc trong một nhà máy sản xuất dược phẩm GMP
1.5.1. Khối chất lượng
- Phịng kiểm tra chất lượng (Quality Control – QC): có nhiệm vụ lấy mẫu và kiểm
tra nguyên liệu, bao bì, thành phẩm, bán thành phẩm… so với tiêu chuẩn cơ sở.
- Phòng đảm bảo chất lượng (Quality Assurance – QA): có nhiệm vụ kiểm sốt tất
cả các hồ sơ, tài liệu từ khi nhập nguyên liệu đến khâu cuối cùng sản xuất thành
thành phẩm như là đánh giá nguồn cung cấp, công ty cung cấp, đánh giá việc thực
hiện các SOP trong quá trình sản xuất thuốc, đánh giá việc rửa tay, thay đồng phục
của nhân viên, đánh giá phòng thực hiện sản xuất có sạch khơng,… Mục tiêu của


3


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

phịng QA là đảm bảo q trình sản xuất thuốc khơng gặp bất kỳ vấn đề gì gây ảnh
hưởng đến chất lượng của thuốc.
1.5.2. Khối sản xuất
Phòng kế hoạch kinh doanh – cung ứng:
Chịu trách nhiệm cung ứng tất cả những nguyên liệu, vật liệu phụ trợ cần thiết liên
quan đến sản xuất và bán hàng.
Nghiên cứu lên kế hoạch sản xuất các mặt hàng của công ty.
Chịu trách nhiệm về các lệnh sản xuất cho phân xưởng.
Nhập kho – quản lí xuất nhập tồn của kho.
chịu trách nhiệm giao hàng cung ứng cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến
đầu ra của sản phẩm cũng như hàng trả lại.
1.5.3. Các phân xưởng của công ty
Phân xưởng dành cho các sản phẩm non- Betalactam.
Phân xưởng sản xuất betalactam.
Phân xưởng sản xuất trang thiết bị Y-tế và các sản phẩm khác.
1.5.4. Tổng kho
- Kho bao bì,nguyên vật liệu dành cho sản xuất sản phẩm non-betalactam.
- Kho bao bì,nguyên vật liệu dành cho sản xuất sản phẩm betalactam.
- Kho thành phẩm.
1.5.5. Cơ điện
- Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các trang thiết bị.
- Hiệu chuẩn các trang thiết bị.

- Đảm bảo an tồn lao động cho cơng nhân.
Hệ thống phụ trợ trong nhà máy đạt GMP như hệ thống xử lý khơng khí HVAC, khí
nén, nguồn điện, nguồn nước, máy móc thiết bị.

1.6. Sơ đờ tở chức nhà máy

4


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

Hình, sơ đồ tổ chức nhà máy

5


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÁCH THIẾT KẾ
MỘT NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM THEO GMP
2.1 Sơ đồ tổng quát thiết kế nhà máy theo GMP

Hình, sơ đồ thiết kế nhà máy
2.2. Vị trí xây dựng nhà máy
Xây dựng nhà xưởng tại vị trí địa lý thuận lợi cho sản xuất, cách xa nguồn gây ô
nhiễm, vận chuyển hàng hóa, nhân lực.

- Xây dựng tại khu vực có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc sản xuất và bảo
quản thuốc.
- Tránh khu vực bị ảnh hưởng tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm nghiệm.
- Vị trí thuận lợi các yếu tố về kinh tế phù hợp cho thời gian di chuyển của công
nhân và đảm bảo các công nhân tuân thủ quy định.
- Bản thân nhà máy cũng không được là nơi tạo ra nguồn gây ô nhiễm cho môi
trường xung quanh nên kiểm tra bể nước thải không cho thải một số sản phẩm như
kháng sinh ra ngồi mơi trường xung quanh.
2.3. Thiết kế nhà máy

6


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

2.2.1. Yêu cầu
- Cẩn phải thiết kế sao cho giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn:
+ Nguyên tắc một chiều phải tn thủ. Mọi cơng đoạn nằm một phịng riêng.
+ Quản lý bằng hồ sơ lưu.
- Bản vẽ thiết kế sao cho việc vệ sinh dễ dàng:
+ Đủ không gian cho nhân viên vệ sinh toàn và vận hành.
- Thiết kế sao cho bảo trì thuận tiện:
+ Hạn chế nhân viên kỹ thuật cơ điện đi vào khu vực sản xuất.
Thiết kế chống được nhiễm chéo và tích tụ bụi bẩn.
- Có các cấp vệ sinh (cấp sạch) phù hợp với nguyên liệu đang tồn trữ hoặc sản
phẩm đang được sản xuất.
Thiết kế có các biện pháp ngăn ngừa cơn trùng để tránh sự xâm nhập côn trùng
và các súc vật

2.2.2. Nguyên tắc thiết kế
- Luồng di chuyển (thứ tự vận hành) của qui trình là quan trọng nhất, bắt buộc
tuân thủ nguyên tắc một chiều nhẳm mục đích:
+ Chống nhầm lẫn.
+ Chống nhiễm và nhiễm chéo.
- Luồng di chuyển của ngun liệu:
+ Di chuyển theo quy trình.
+ Phịng nào chưa cần thì khơng được vào.
- Luồng di chuyển của nhân viên:
+ Không bắt buộc một chiều.
+ Phải đến đúng khu vực làm việc

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CHỊ TIẾT CÁC CÔNG ĐOẠN
SẢN XUẤT CỦA MỘT DẠNH BÀO CHẾ THUỐC VIÊN

7


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

Hình 3.1. Nhóm hình phân xưởng non Betalactam

3.1. Các phòng chức năng cơ bản của phân xưởng bào chế thuốc nonbetalactam
- Phòng cân nguyên liệu (Cân Kỹ
- Phòng bao phim (Nồi bao phim đục
thuật)
lỗ cải tiến)
- Phòng tạm trữ nguyên liệu sau khi

- Phòng vào nang (máy vào nang tự
cân
động)
- Phòng xay, rây, nghiền nguyên liệu
- Phòng ép vỉ, vào gói (máy ép vỉ tự
(máy nghiền búa, máy rây)
động)
- Phòng trộn cao tốc và tạo hạt (máy
- Phòng vào chai (máy đếm viên, thủ
xát hạt siêu tốc)
công)
- Phòng sấy tầng sôi
- Phòng sửa hạt (máy sát hạt trục
- Phòng trộn hoàn tất
đứng)
- Phòng biệt trữ cốm
- Phòng I.
- Phòng dập viên (máy dập viên xoay
tròn)

8


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

3.2. Quy trình sản xuất viên nén phân liều non-betalactam:
Tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất với tiêu chí mức tồn kho thấp nhất có thể mà b ộ
phận sản xuất sẽ tiến hành sản xuất với năng suất khác nhau. Tuy nhiên, mỗi quy

trình bào chế mỗi dạng thuốc viên sẽ đảm bảo theo dây chuyền sản xuất chung như
sau:

Thuốc rắn phân liều bao gồm: viên nạng, viên nén, thuốc bột, viên bao phim được
sản xuất tại nhà máy được thực hiện theo quy trình cụ thể như sau:

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình sản xuất viên nén tại công ty

9


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

khu vực sản xuất có 2 khu vực: tầng trên – tầng kỹ thuật; tầng dưới – khu vực sản
xuất.
- tầng kỹ thuật: bao gồm hệ thống xử lý khí – hvac, hệ thống xử lý nước ro, hệ
thống xử lý khí nén, hệ thống điện.
- khu vực sản xuất: bao gồm các khu vực làm việc, thay đồ, rửa tay – khử khuẩn.
3.2.1. Xuất kho- cân nguyên liệu:
- Nguyên liệu, tá dược (sau khi đã được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn) nhận từ kho
sẽ qua phòng xử lý bao bì sạch → airshower / passbox → phịng cân.
- Phịng cân được đặt trong khu vực sạch cấp D nhưng có màn che để tránh nhiễm
chéo và có hệ thống thổi bụi chiều thẳng đứng.
3.2.2. Pha chế:
- Nguyên liệu, tá dược sau khi cân được đưa qua rây hoặc nghiền/ xay mịn để đạt
được kích thước như yêu cầu để tăng độ mịn, tăng hiệu suất trộn hay tạo hạt..
Thiết bị bao gồm: máy rây với nhiều lưới rây có kích thước khác nhau tùy theo nhu
cầu; máy xay bột; máy nghiền búa…

- Sau đó, bột được trộn khơ bằng máy trộn siêu tốc, tùy vào mục đích tạo hạt để tạo
hạt khô → dập trực tiếp hoặc thêm tá dược dính vào để tạo hạt ướt.
- Hạt ướt sau khi trộn được đưa qua máy xát hạt trục đứng và sửa hạt theo kích
thước mong muốn hay mục đích sử dụng (kích thước lỗ lưới, loại cánh xát hạt,
cánh sửa hạt, tốc độ vòng quay của cánh xát / sửa hạt). → xát hạt lần 1.
- Nếu chưa đạt được kích thước như mong muốn sẽ đưa qua máy nghiền búa để
xát hạt lần 2.
- Cốm sau khi xát hạt được sấy bằng máy sấy tầng sôi, tủ sấy.
- Sau đó được đưa trở lại máy xát hạt trục đứng để sửa hạt.
- Cốm sau khi sửa hạt được thêm tá dược rã ngoại, tá dược trơn chảy, tá d ược độn
rồi trộn hoàn tất trên máy trộn hành tinh hoặc máy trộn lập phương. Về mặt vận
hành, 2 thiết bị có hiệu suất trộn phụ thuộc vào thời gian trộn, tốc độ trộn không
ảnh hưởng do morto đã được cố định khi lắp đặt.

3.2.3. Phân liều:
Cốm sau khi sửa hạt được đưa qua máy dập viên xoay tròn hay máy đóng nang
để phân liều nhỏ. Cách 15 phút, IPC sẽ lấy mẫu kiểm tra hình thức – cảm quan,
độ đồng đều khối lượng, độ rã, độ mài mòn.
- Nhà máy có 3 hình thức đóng gói: ép vỉ, đóng chai, đóng gói bột cốm.
• Máy ép gói: dành cho thuốc bột, thuốc cốm. Thuốc bột, cốm sẽ được đưa qua
phễu đong đầy bằng chén (định mức thể tích tương đương khối lượng trước)
để đổ đầy vào gói đã in nhãn trước rồi hàn mép gói. Cách 15 – 30 phút sẽ có
bộ phận IPC đến kiểm tra đồng đều khối lượng, hình thức, độ kín.

10


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19


• Máy ép vỉ: Thuốc viên sau khi nén thành viên hay đóng thành nang được đưa
vào phịng ép vỉ qua các trạm:

Trạm định hình: màng PVC được đưa qua thiết bị nhiệt làm nóng chạy theo hình
dạng khn được cố định trước tương ứng với hình dạng thuốc viên chuẩn bị ép.
Trạm cấp thuốc: do máy hoặc nhân công lấp đầy khuôn bằng thuốc viên
Trạm hàn Al-PVC / Al-Al: Màng nhơm có nhãn in trước được ép mép dính với
màng PVC đã được làm chảy.
Trạm đóng số lơ: thực hiện để theo dõi chất lượng và phân biệt sản phẩm
Trạm cắt hờ: thực hiện theo yêu cầu của khách hàng để tăng tính cảm quan cho vỉ
Trạm cắt vỉ - đóng bao bì cấp 2, dán nhãn. Vỉ sau khi được cắt sẽ do IPC kiểm tra
hình thức – cảm quan, độ kín vỉ
• Máy đóng chai: đối với chai có số lượng viên ít thì có thể đóng thuốc vào chai
bằng máy đếm, tuy nhiên, đối với chai có số lượng viên nhiều, nhà máy s ử dụng
nhân công để đếm sẽ hiệu quả hơn.
3.3. Hồ sơ lô
Hồ sơ lô thể hiện lịch sử sản xuất của một lơ th́c nhằm truy x́t lại ngun nhân
nếu có sự cố xảy ra.
Ngun tắc hồ sơ lơ:
- Viết những gì cần làm.
- Làm những gì đã viết.
- Ghi kết quả vào hồ sơ lơ.
Những gì cần làm được in sẵn trong hồ sơ lô. Những thông tin được viết tay là
những thơng tin ghi nhận trong q trình sản xuất, thời điểm thực hiện mỗi thao tác,
sau khi hoàn thành hồ sơ ghi ngày tháng, chữ ký người chịu trách nhiệm pha chế.
Hồ sơ lô gồm:
- Ghi rõ công thức gồm các chất và khối lượng tương ứng.
- Các thiết bị sử dụng và mục đích sử dụng của thiết bị.
- Tất cả các thông số kĩ thuật đều phải được ghi nhận, một người làm và một

người kiểm tra. Tất cả những người có trách nhiệm đều phải tham gia kí tên.
- Các kết quả kiểm nghiệm bán thành phẩm và thành phẩm.
- Các phiếu xuất của kho và phiếu kiểm nghiệm với màu được quy định cụ thể.

11


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

Các nhãn tình trạng:
- Nguyên liệu, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm: biệt trữ (nhãn vàng), chấp
nhận (nhãn xanh), loại bỏ (nhãn đỏ).
- Phịng sản xuất: sạch, bẩn, khơng được sử dụng, đang sản xuất.
- Thiết bị: sạch, bẩn, không được sử dụng, đang được sử dụng.

CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU KHO ĐẠT CHUẨN GMP

Hình 4.1. Nhóm hình kho của nhà máy

4.1. Điều kiện thực tế tại kho non-betalactam của công ty
Cơ sở vật chất: nhà kho thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và bảo trì một cách có
hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, nguyên liệu tránh đượccác bất lợi có thể cụ
thể:
+ Kho được xây dựng nơi cao ráo, an toàn thuận tiện việc xuất, nhập vận chuyển,
bảo vệ.
+ Diện tích: Phải đủ rộng đảm bảo việc bảo quản theo yêu cầu.
+ Có khu vực phù hợp như khu tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản thuốc,nguyên liệu
chờ nhập kho

+ Có các phương tiện, thiết bị phù hợp như: quạt thơng gió, hệ thống điều hịa
khơng khí,xe chở hàng, xe nâng, nhiệt ẩm kế tự ghi.
+ Có đủ ánh sáng để đảm bảo các hoạt động được chính xác và an tồn
+ Có đủ các trang bị, giá, kệ để sắp xếp hàng hóa.
+ Nguyên liệu được kê lên pallet đặt trên các kệ, khoảng cách giữa các kệ, giữa kệ
với nền kho đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra, đối chiếu, cấp phát,
xếp dỡ hành hóa.
+ Có đủ trang thiết bị, bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chốngcháy nổ
như: hệ thống báo cháy tự động, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy,

12


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

các bình chữa cháy, hệ thống phịng cháy chữa cháy tự động.
+ Có nội quy quy định việc ra vào khu vực kho.
+ Có các quy định và biện pháp chống sự xâm nhập, phát triển cơn trùng, sâu bọ,
lồi gặm nhấm như cửa nhập kho riêng kèm theo rèm nhựa và đèn bắt côn trùng.
4.2. Điều kiện bảo quản
Hiện tại, trong kho có 2 khu vực bảo quản là kho ở nhiệt độ phòng và kho mát
Kho nhiệt độ phòng: khoảng 28 độ C, và độ ẩm là 75% vì trong kho hiện nay đang
đang lưu trữ một lượng lớn nang dùng cho sản xuất.
Kho mát : nhiệt độ khoảng 8-15 độ C.
Các khu vực của kho đều trang bị nhiệt/ẩm kế tự ghi đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm liên
tục và xuyên suốt trong quá trình bảo quản thuốc
4.3. Hồ sơ, và hoạt động chính của kho
Quy trình bảo quản: Việc xuất nhập tuân theo S.O.P và chỉ yếu theo nguyên tắc gần

hết hạn trước xuất trước (FEFO:First Expired/ First Out). Kho không tồn trữ hàng
nhiều vì phòng cung ứng chỉ mua theo nhu cầu sản xuất thực tế của công ty
Việc xuất nhập thuốc chủ yếu dựa vào sự phối hợp của phòng kinh doanh và tổng
kho.
‐ Hồ sơ giấy tờ:
‐ Có đầy đủ hồ sơ sổ sách theo dõi báo cáo việc xuất nhập thuốc tại kho.
‐ Có đầy đủ các SOP liên quan đến các hoạt động của một kho thuốc đạt GSP
‐ Có phiếu xuất/nhập bao bì, nguyên liệu sản xuất thuốc, thuốc.
‐ Có đầy đủ hệ thống nhãn tình trạng của nguyên vật liệu (Nhãn vàng :biệt trữ, nhãn
Xanh: chấp nhận, Nhãn đỏ: loại bỏ, trả hàng).

13


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU VỀ GLP

Hình 5.1. Phòng kiểm nghiệm hóa lí

5.1. chức năng
- Tham mưu cho Ban giám đốc hệ thống kiểm tra chất lượng của công ty
- Thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục đảm bảo chất lượng nguyên liệu trước khi
sản xuất và sản phẩm trước khi xuất xưởng.
5.2.Nhiệm vụ: thể hiện qua kết quả báo cáo trên phiếu phân tích (COA Certificate of Analysic)
- Kiểm sốt
- Kiểm tra
- Đánh giá chất lượng

5.1. Bớ trí khu vực của phòng kiểm nghiệm công ty Mebiphar
Phòng lưu mẫu
nhiệt độ thường

Trưởng phòng
QC

Phòng thiết bị
phân tích hóa lý

Phòng hành
chính
Phòng phân
tích vi sinh

HÀNH LANG

Phòng lưu mẫu
Zone 4

Phòng cân
Phòng xử lý mẫu
hóa lý
Phòng phân tích
vô cơ

Kho hóa chất

Hình 5.2. Sơ đồ bố trí khu vực phòng QC


14


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

5.2. Sơ đồ tổ chức của phòng kiểm nghiệm

Trưởng phòng
kiểm nghiệm
Phó Trưởng
phòng kiểm
nghiệm
Tổ trưởng tổ
Hóa Lý

Tổ trưởng tổ Vi
sinh

Kiểm nghiệm
viên Hóa Lý

Kiểm nghiệm
viên Vi sinh

Hình 5.3. Sơ đồ tổ chức phòng QC
5.3. Cơ sở vật chất
Bao gồm 2 khối chính là khối Hóa Lý và Khối Vi Sinh.
Điều kiện: Nhiệt độ: 25 – 30 0C và Độ ẩm: dưới 70%

Các phòng được trang bị Nhiệt ẩm kế riêng và được theo dõi hàng ngày theo đúng
SOP GSP.
Có hầu như đầy đủ các trang thiết bị được hiệu chuẩn định kỳ nhằm đảm bảo các
kết quả kiểm nghiệm chính xác và khách quan.
Có đầy đủ các SOP cần thiết cho phòng thí nghiệm.
Chai lọ hóa chất pha sẵn có ghi người pha, ngày pha, chữ Kí.
Chất đối chiếu hiện nay sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Viện Kiểm Nghiệm TP
HCM và USP.
5.4. Hồ sơ tài liệu của lab GPL
- Sổ tay kiểm nghiệm viên.
- Hồ sơ phân tích mẫu.
- Phiếu kiểm nghiệm, phiếu phân tích.
- Sổ nhận mẫu, lưu mẫu; tiêu chuẩn chất lượng; sổ theo dõi thuốc thử; sổ theo dõi
chất đối chiếu; hồ sơ hiệu chỉnh.
Hồ sơ kiểm nghiệm phải được lưu trong suốt thời hạn sử dụng của thuốc.

15


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

Các quy trình thao tác chuẩn:
- Lấy mẫu, nhận mẫu lưu trữ.
- Kiểm tra mẫu.
- Nhận, sử dụng, bảo quản chất đối chiếu.
- Vận hành, bảo trì, làm vệ sinh và hiệu chỉnh thiết bị.
- Pha chế, dán nhãn, bảo quản thuốc thử.
Xử lý kết quả phân tích và báo cáo kết quả.


CHƯƠNG VI: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG HẬU CẦN CỦA
NHÀ MÁY GMP
6.1. Phòng cơ điện:
- Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chuẩn các thiết bị trong Phân xưởng s ản xuất,
Phịng QC, Khu vực Hành chính định kì và đột xuất khi có sự cố nhằm đảm bảo
các thiết bị hoạt động liên tục, hiệu quả, đạt công suất tối ưu.
- Hệ thống phụ trợ
6.1. Hệ thống phụ trợ của nhà máy được giới thiệu
Là nhóm hệ thống các thiết bị, quy trình phục vụ cho nhu cầu sản xuất cũng như xử
lý chất/khí/nước thải từ khu vực sản xuất trước khi thải ra môi trường. Bao gồm
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Hệ thống xử lí nước RO.
Hệ thống lọc và xử lý nước thải.
Hệ thống lọc không khí HVAC.
Hệ thống khí nén.
Hệ thống máy lạnh.
Hệ thống cơ điện.

CHƯƠNG VII: GIỚI THIỆU HOẠT ĐỢNG CỦA PHÒNG QA
7.1. Những hoạt đợng chính của phòng QA được giới thiệu
- Là công cụ quản lý của công ty nhằm đảm bảo các hoạt động của nhà máy tuân
theo thông tư 35/2018/TT-BYT và đại diện công ty trước pháp luật.
- Điều phối nhân viên thuộc bộ phận IPC theo dõi sát từng thời điểm sản xuất để kịp

thời ngừng lại khi có sự cố xảy ra.
- Ban hành, kiểm tra, sắp xếp hồ sơ lô và ký quyết định xuất xưởng khi đảm bảo an
toàn, đầy đủ các bước lưu trữ trên hồ sơ lô.
- Thẩm định qui trình sản xuất và thẩm định thiết bị: soạn thảo văn bản thẩm định,
theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả thẩm định, theo dõi các đề xuất từ kết qu ả

16


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

thẩm định
- Thực hiện các công tác thẩm định và đánh giá đánh giá sản phẩm theo văn bản
thẩm định gốc của nhà máy
- Giải quyết và theo dõi các sai lệch chất lượng, hệ thống thay đổi tại nhà máy có
tính xu hướng để kịp thời giải quyết sự cố hay khiếu nại khách hàng.
- Theo dõi và đảm bảo áp dụng các hành động khắc phục và phòng ngừa từ các sai
lệch sự cố, thay đổi, khiếu nại khách hàng, thanh tra nội bộ, thanh tra tập đoàn,
thanh tra quy chế
- Soạn thảo, cập nhật quy định có liên quan đến lĩnh vực phụ trách
- Thu thập, xử lí số liệu và lập báo cáo liên quan đến chất lượng khi được yêu cầu
- Thực hiện và theo dõi các hoạt động đào tạo GMP
- Thực hiện và theo dõi hệ thống tài liệu GMP
- Hỗ trợ các hoạt động khác của phịng khi cần
7.2. Hờ sơ lơ:
Nội dung cơ bản của 1 hồ sơ lô cần tuân thủ đảm bảo thực hiện trình tự và đầy đủ:
Tên sản phẩm:
Mã số: Số lô: Ngày sản xuất: Hạn dùng:

Quy cách đóng gói:
1/ Lệnh sản xuất
2/ Hồ sơ lơ:
- Hồ sơ sản xuất: ghi lại cụ thể từng bước/ thao tác mà cơng nhân đã thực hiện có
chữ ký của công nhân và bộ phận IPC.
- Phiếu kiểm tra trước khi sản xuất khâu pha chế
- Phiếu kiểm nghiệm khâu pha chế
- Phiếu kiểm tra trước khi sản xuất khâu phân liều
- Phiếu kiểm sốt khâu phân liều của cơng nhân và IPC
- Phiếu kiểm nghiệm khâu phân liều
- Phiếu kiểm tra trước khi sản xuất khâu bao viên
- Phiếu kiểm sốt khâu bao viên của cơng nhân và IPC
- Phiếu kiểm nghiệm khâu bao viên
- Phiếu kiểm tra trước khi sản xuất khâu đóng gói cấp 1
- Phiếu kiểm sốt khâu đóng gói cấp 1 của cơng nhân và IPC
- Phiếu kiểm tra trước khi sản xuất khâu đóng gói cấp 2
3/ Phiếu kiểm nghiệm thành phẩm
4/ Quyết định của QA: quyết định xuất xưởng hoặc nhập kho

CHƯƠNG VIII: GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG
RD
17


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

8.1. Tổ chức
Dưới sự chỉ đạo trức tiếp của giám đốc chất lượng, phòng R&D được phân thành 3

khối chính: Phòng triển khai, RA, R&D-QC
8.2. Chức năng và nhiệm vụ
8.2.1. Phòng triển khai
‐ Nhận yêu cầu nghiên cứu và phát triển thuốc mới đưa vào sản xuất từ phòng kinh
doanh và cung ứng.
‐ Theo dõi nghiên cứu cải tiến quy trình bào chế cũ.
‐ Theo dõi đánh giá độ ổn định của công thức bào chế.
‐ Tham gia chuyển qui trình bào chế ở qui mô phòng thí nghiệm thành qui trình bào
chế qui mô sản xuất.
8.2.2. RD-QC
Được tách ra từ phòng QC và sáp nhập vào phòng RD nhằm :
‐ Phối hợp RD-bào chế nghiên cứu đánh giá mức độ khả thi của thuốc mới, phối
hợp theo dõi qui trình kiểm nghiệm đối với độ ổn định của công thức bào chế.
‐ Thử tương đương sinh học cho sản phẩm mới
‐ Nghiên cứu tài liệu, soạn thảo ra các tiêu chuẩn kiểm nghiệm sản phẩm mới.
‐ Thẩm định tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng thuốc cũng như thẩm định chất lượng
của sản phẩm.
‐ Cải thiện, cập nhật các tiêu chuẩn kiểm nghiệm mới hiện đại.
‐ Bàn giao, triển khai, hướng dẫn quy trình kiểm nghiệm cho phòng QC.
8.2.3. RA (Regulatory Affairs)
- Phối hợp với 2 phòng ban kể trên, nhận số liệu cùng tiến trình nghiên cứu tiến
hành soạn thảo hồ sơ đăng kí thuốc.
- Lên kế hoạch, soạn thảo và tập hợp các nội dung cần thiết của các phịng ban liên
quan để hồn thiện hồ sơ đăng ký thuốc mới theo thông tư 32/2018/TT-BYT,
29/2020/TT-BYT, Thông tư số 44 / 2014 /TT-BYT
- Tiếp nhận hồ sơ góp ý từ Bộ Y Tế rồi chỉnh sửa, đồng thời cập nhật thay đổi thông
tư từ Bộ Y tế và điều chỉnh kịp thời.
- Lưu ý thời hạn đăng ký thuốc mới để lên kế hoạch đăng ký lại nếu hết hạn.
- Hồ sơ đăng ký lần đầu đối với thuốc generic (chỉ áp dụng đối với thuốc hóa dược),
bao gồm:

Phần I. Hồ sơ hành chính và thơng tin sản phẩm;
Phần II. Hồ sơ chất lượng
8.2.3.1. Hồ sơ hành chính và thơng tin sản phẩm:
- Trang bìa
- Tóm tắt về sản phẩm
- Mục lục

18


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19

- Đơn đăng ký
- Giấy ủy quyền
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với các cơ sở c ủa Việt Nam
- Giấy chứng nhận CPP, GMP (đối với thuốc nước ngoài, thuốc sản xuất nhượng
quyền)
- Giấy phép sản xuất, kinh doanh thuốc + Giấy phép thành văn phịng đại diện (Đối
với thuốc nước ngồi)
- Nhãn thuốc (nộp bản sao nếu đăng ký gia hạn)
- Thông tin sản phẩm: Tờ HDSD (nộp bản sao nếu đăng ký gia hạn)
- Tóm tắt đặc tính sản phẩm (thuốc hóa dược mới, vắc xin, huyết thanh chứa kháng
thể, sinh phẩm y tế)
- Hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất
- Báo cáo quá trình lưu hành thuốc (đối với thuốc đăng ký lại)
- Hợp đồng nhượng quyền (đối với thuốc sản xuất nhượng quyền)
- Tóm tắt lịch sử đăng ký thuốc (đối với thuốc đăng ký gia hạn)
- Các giấy tờ khác: Giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ, hợp đồng chuyển giao

quyền sở hữu đối tượng sở hữu cơng nghiệp có liên quan trong hồ sơ đăng ký thuốc
- GMP hoặc Giấy CN tương đương đối với bao bì tiếp xúc trực tiếp
8.2.3.2. Hồ sơ chất lượng:
Áp dụng theo Phần II - Hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD)
- Mục lục;
- Tóm tắt tổng quan về chất lượng;
- Nội dung và số liệu;
- Các tài liệu tham khảo;
- Hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất theo Mẫu số 10/TT ban hành kèm theo thông
tư 44/2014-TT-BYT quy định việc đăng ký thuốc. Trường hợp một sản phẩm được
sản xuất qua nhiều công đoạn, hồ sơ tổng thể phải là hồ sơ của tất c ả các nhà s ản
xuất tham gia sản xuất sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Ngoài ra, nhà máy cần hoàn thiện các hồ sơ sau:
Hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD);
- Hướng dẫn thẩm định quy trình sản xuất;
- Hướng dẫn thẩm định phương pháp phân tích;
- Hướng dẫn nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học

CHƯƠNG IX: GIỚI THIỆU VỀ THẨM ĐỊNH
9.1. Hoạt động thẩm định của phòng QA
‐ Thẩm định hệ thống nước RO
‐ Thẩm định hệ thống xử lý nước

19


Báo cáo thực tập thực tế chung

Lê Quý Khương - KPB2D19


‐ Thẩm định qui trình làm vệ sinh
‐ Thẩm định hệ thống khí nén
‐ Thẩm định kiểm tra, kiểm soát các cấp sạch, dộ nhiễm khuẩn của không khí.
‐ Thẩm định qui trình thiết bị máy móc
‐ Thẩm định lại qui trình sản xuất nếu có sự thay đổi
9.2. Hoạt động thẩm định của phòng QC
‐ Thẩm định dộ ổn định của thuốc
‐ Thẩm định máy móc phục vụ cho công tác kiểm nghiệm
‐ Thẩm định qui trình phân tích mới.

CHƯƠNG X: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DƯỢC SĨ TRONG
PHÒNG KẾ HOẠCH , PHÒNG CUNG ỨNG VẬT TƯ
10.1. Vai trò của một người dược sĩ trong công tác lên kế hoạch
‐ Tham mưu cho ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm tối ưu
tối đa hiệu suất sản xuất của nhà máy, thiết bị, qui trình, con người, tối ưu hóa lợi
nhuận cho công ty nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm làm ra.
‐ Hỗ trợ soạn thảo các hợp đồng kinh doanh, phân phối sản phẩm cho ban lãnh đạo
‐ Lập nên kế hoạch chiến lượt ngắn hạn cũng như dài hạn cho công ty
‐ Tham gia đánh giá góp ý định hướng đường đi phát triển cho công ty
‐ Thực hiện các báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp sản xuất kinh tế trình ban lãnh
đạo.
‐ Tham gia nghiên cứu khảo sát thị trường nhằm tìm ra xu hướng sản phẩm hoặc
những sản phẩm mới triển khai sản xuất tại công ty.
‐ Kiểm tra giám sát các hoạt động đã triển khai, lập báo cáo tiến độ trình lãnh đạo
10.2. Vai trò của một người dược sĩ trong công tác cung ứng
‐ Tham gia nghiên cứu thị trường cùng phòng kế hoạch
‐ Lên kế hoạch mua hàng cung ứng các nguyên vật liệu kịp thời đúng tiến độ sản
xuất.
‐ Đảm bảo hàng hóa cung ứng đạt đúng các yêu cầu chất lượng đã cam kết
‐ Tham gia hoạt động cung ứng đầu ra của sản phẩm đồng thời phối hợp với phòng

QA xử lí các sử cố có thể xảy ra trên thị trường, nhằm khắc phục các sai sót.
‐ Phối hợp các phòng ban đánh giá nhà cung ứng sản phẩm đồng thời với hiệu quả
về kinh tế.

20


×