Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đánh giá tác động của kinh tế chia sẻ đến sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.24 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------🙞✪🙞--------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHIA SẺ

Đề tài: Đánh giá tác động của kinh tế chia sẻ đến sự thay
đổi trong hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng

Nhóm

:8

Lớp học phần
GV hướng dẫn

: 2303FECO1911
: Nguyễn Bích Thủy, Lê Hải Hà

Hà Nội, tháng 3 năm 2023
0


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT

Họ và tên

Mã sinh viên



64

Lê Minh Nguyệt

20D260038

65

Vũ Thị Hoài Nhi

20D260039

66

Nguyễn Thị Kiều Oanh

20D260039

67

Dương Thị Phượng

20D260041

68

Nguyễn Thị Kim Phượng

20D260101


69

Tạ Thị Phượng

20D260042

70

Nguyễn Văn Quân

20D260102

71

Nguyễn Thị Quyên

20D260043

72

Đinh Thị Quỳnh

20D260103

73

Hoàng Thị Lưu Quỳnh

20D260044


1


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
B. NỘI DUNG ................................................................................................................4
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................................4
1.1. Kinh tế chia sẻ và sự phát triển của nó trong thời đại cơng nghệ số .................4
1.2. Ưu điểm và hạn chế của kinh tế chia sẻ ............................................................5
1.3. Hành vi tiêu dùng ..............................................................................................6
2. NGUYÊN NHÂN KINH TẾ CHIA SẺ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ............................................................................8
2.1. Tiết kiệm thời gian và chi phí ...........................................................................8
2.2. Tính tương tác, kết nối và nâng cao trải nghiệm cho người dùng ....................9
2.3. Tính tiện lợi .....................................................................................................10
3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRƯỚC VÀ
SAU KHI KINH TẾ CHIA SẺ PHÁT TRIỂN (Năm 2000) .....................................11
4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ CHIA SẺ TỚI HÀNH VI TIÊU
DÙNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ..........................................................................15
4.1. Tác động tích cực ............................................................................................15
4.2. Tác động tiêu cực ............................................................................................16
5. XU HƯỚNG CỦA HÀNH VI TIÊU DÙNG TRONG TƯƠNG LAI VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP ....................................................................................................17
5.1. Xu hướng của hành vi tiêu dùng trong tương lai ............................................17
5.2. Đề xuất giải pháp ............................................................................................18
C. KẾT LUẬN..............................................................................................................20
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................21

2



A. MỞ ĐẦU
Trong vài năm gần đây, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một
thời đại “công nghệ số” đã hình thành, dẫn đến việc ứng dụng công nghệ vào các lĩnh
vực đời sống trở thành xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Dựa trên kinh tế nền tảng,
nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đạt được những bước tiến nhanh
chóng với sự ra đời của hàng loạt mơ hình kinh tế mới dựa trên nền tảng kỹ thuật số,
trong đó có mơ hình kinh doanh mới gần gũi và phổ biến nhất là mơ hình kinh tế chia
sẻ. Kinh tế chia sẻ là mơ hình kinh doanh mới, có khả năng mang lại siêu lợi nhuận cùng
với lợi ích chung cho xã hội trên nền tảng nền kinh tế số. Kinh tế chia sẻ là một cơ hội
mới về thay đổi các quan điểm của người tiêu dùng về nền tảng kinh tế này, qua đó tác
động đến chính hành vi tiêu dùng của họ. Đây là một vấn đề mới và quan trọng cho nền
kinh tế trong tương lai. Vì vậy nhóm 8 xin thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động của kinh
tế chia sẻ đến sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng”.

3


B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Kinh tế chia sẻ và sự phát triển của nó trong thời đại công nghệ số
1.1.1. Khái niệm kinh tế chia sẻ
Khái niệm: Kinh tế chia sẻ là một mơ hình kinh doanh mới của kinh doanh ngang
hàng, tận dụng lợi thế của phát triển cơng nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và
tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thơng qua các nền tảng số (Nguyễn Bích Thủy,
2020).
Đặc trưng của kinh tế chia sẻ là: trao đổi, chia sẻ quyền sử dụng; hình thức cộng tác
cộng đồng và hỗ trợ của một nền tảng.
1.1.2. Sự phát triển của kinh tế chia sẻ trong thời đạt công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, kinh tế chia sẻ đang phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng
đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế tồn cầu, từ đặt phịng khách sạn, thuê xe đến dịch
vụ giao nhận hàng hóa. Điều này bắt nguồn từ xu hướng chia sẻ nguồn lực và thông tin
qua các nền tảng kỹ thuật số, như Uber, Airbnb, và TaskRabbit. Những nền tảng này
cho phép người dùng chia sẻ nguồn lực và trở thành nhà cung cấp dịch vụ cho những
người khác một cách thuận tiện và linh hoạt hơn.
Theo một báo cáo của PwC, tổng giá trị của các hoạt động kinh tế chia sẻ toàn cầu
đã tăng từ 15 tỷ đô la Mỹ vào năm 2014 lên tới 85 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018. Ngoài ra,
PwC dự báo rằng tổng giá trị này có thể đạt tới 335 tỷ đơ la Mỹ vào năm 2025.
Theo PwC, khoảng 63% người dùng trên toàn thế giới đã sử dụng dịch vụ của kinh
tế chia sẻ vào năm 2018. Trong số đó, 61% đã sử dụng dịch vụ vận chuyển và 52% đã
sử dụng dịch vụ lưu trú. Theo Inc, vào năm 2019, thị trường chia sẻ ơ tơ tồn cầu đạt
khoảng 6,5 tỷ đơ la Mỹ. Dự kiến thị trường này sẽ đạt tới khoảng 23 tỷ đô la Mỹ vào
năm 2025.
Theo Payscale, năm 2019, khoảng 36% người lao động ở Hoa Kỳ đã làm việc trong
kinh tế chia sẻ hoặc các hình thức làm việc tương tự. Theo một nghiên cứu của trang
web Payscale cho thấy rằng, những người làm việc trong kinh tế chia sẻ có thu nhập
trung bình cao hơn so với những người làm việc trong ngành công nghiệp truyền thống.
Các nhà cung cấp dịch vụ trên các nền tảng chia sẻ như Uber và Airbnb có thể kiếm
được từ 15-20% chi phí, trong khi các cơng ty truyền thống chỉ trả lương tối đa 10-15%
cho nhân viên của họ.
4


Theo một báo cáo của PwC, năm 2025, kinh tế chia sẻ có thể đạt mức giá trị lên đến
335 tỷ đơ la Mỹ. Ngồi ra, các nền tảng kinh tế chia sẻ cũng đang trở thành một lực
lượng quan trọng trong nền kinh tế tồn cầu, với các cơng ty như Uber và Airbnb đứng
đầu danh sách những công ty có giá trị lớn nhất trên thế giới.
Kinh tế chia sẻ đang có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và đang phát triển mạnh mẽ
tại Việt Nam.:



Theo Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2020 của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất của
các công ty kinh tế chia sẻ tại Việt Nam đạt khoảng 4,9 tỷ USD vào năm 2018, tăng
gấp đôi so với năm 2016.



Theo báo cáo của Deloitte Việt Nam, thị trường chia sẻ vận tải tại Việt Nam dự kiến
sẽ đạt tới khoảng 2 tỷ USD vào năm 2025.



Theo VietnamNet, vào năm 2019, thị trường chia sẻ phòng cho thuê tại Việt Nam đạt
khoảng 10,2 triệu đêm lưu trú, tăng 39% so với năm trước đó.



Theo báo cáo của Savills Việt Nam, thị trường chia sẻ văn phòng tại Việt Nam đang
phát triển mạnh mẽ, với hơn 110.000 m2 diện tích văn phịng chia sẻ đến cuối năm
2020.



Theo báo cáo của iPrice Group, các ứng dụng gọi xe chia sẻ như Grab và Gojek đang
chiếm khoảng 95% thị phần tại Việt Nam. Ngoài ra, các ứng dụng thuê xe đạp đang
trở thành lựa chọn phổ biến cho việc đi lại tại một số đô thị lớn như Hà Nội và
TP.HCM.

1.2. Ưu điểm và hạn chế của kinh tế chia sẻ

1.2.1. Ưu điểm của kinh tế chia sẻ
Tận dụng tài nguyên, nguồn lực của xã hội: Kinh tế chia sẻ cho phép người dùng
tận dụng các tài nguyên và nguồn lực có sẵn, dư thừa để phục vụ cho nhu cầu cá nhân
hoặc cộng đồng, như xe hơi, phịng trọ, vật dụng gia đình, cơng cụ, kỹ năng, thời gian,
không gian, v.v. Điều này giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và giảm thiểu lãng phí.
Giảm chi phí giao dịch trong các hoạt động kinh doanh: Kinh tế chia sẻ giảm bớt
các chi phí về tài sản, mặt bằng, quảng cáo, marketing, v.v. thông qua việc sử dụng các
nền tảng kết nối người dùng, cung cấp dịch vụ và thu tiền. Điều này giúp giảm chi phí
cho người cung cấp dịch vụ và giúp người dùng tiết kiệm chi phí so với các dịch vụ
truyền thống.
Tạo cơ hội việc làm: Kinh tế chia sẻ giảm bớt các chi phí về tài sản, mặt bằng,
quảng cáo, marketing, v.v. thông qua việc sử dụng các nền tảng kết nối người dùng,
5


cung cấp dịch vụ và thu tiền. Điều này giúp giảm chi phí cho người cung cấp dịch vụ và
giúp người dùng tiết kiệm chi phí so với các dịch vụ truyền thống.
Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ: Kinh tế chia sẻ là một nguồn động lực quan
trọng cho sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là các cơng nghệ mới như trí tuệ nhân
tạo, blockchain, Internet of Things, v.v. Các nền tảng kết nối người dùng, cung cấp dịch
vụ và thu tiền của kinh tế chia sẻ cần sử dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo tính an
tồn, bảo mật và tiện lợi cho người dùng.
Tạo môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định: Kinh tế chia sẻ đòi hỏi các nhà
cung cấp dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, đáng tin cậy.
1.2.2. Hạn chế của kinh tế chia sẻ
Vấn đề về bảo mật: Do kinh tế chia sẻ thường phụ thuộc vào các nền tảng trực tuyến
và việc chia sẻ thông tin cá nhân của người dùng là không thể tránh khỏi, nên vấn đề về
bảo mật thông tin đã và đang được đặt ra. Các sự cố bảo mật thông tin đã xảy ra trên các
nền tảng như Uber, Airbnb và Dropbox, đưa ra cảnh báo rõ ràng về những rủi ro liên
quan đến việc chia sẻ thông tin cá nhân và tài sản.

Cạnh tranh không lành mạnh: Trong môi trường kinh tế chia sẻ, sự cạnh tranh là
không thể tránh khỏi, nhưng cạnh tranh khơng lành mạnh có thể xảy ra khi những người
cung cấp dịch vụ sử dụng các phương thức không đúng đắn để thu hút khách hàng, hoặc
khi các doanh nghiệp lớn sử dụng quyền lực của mình để ngăn chặn sự phát triển của
các công ty mới trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ.
Tác động tiêu cực đến người dùng: Một số người cho rằng kinh tế chia sẻ có thể
gây ra những tác động tiêu cực đến người dùng. Ví dụ, khi nền tảng chia sẻ khơng kiểm
sốt được các nội dung vi phạm, hoặc khi người cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất
lượng, sức khỏe và an toàn cho khách hàng, điều này có thể dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng cho người dùng.
Vấn đề liên quan đến thuế: Do tính chất của kinh tế chia sẻ, các nền tảng và người
cung cấp dịch vụ thường không phải chịu các chi phí liên quan đến việc đăng ký, nộp
thuế và tuân thủ các quy định liên quan. Điều này đã dẫn đến sự tranh cãi về việc liệu
những người cung cấp dịch vụ trong kinh tế chia sẻ có nên phải chịu trách nhiệm về việc
nộp thuế
1.3. Hành vi tiêu dùng
Hành vi tiêu dùng là các hoạt động mà người tiêu dùng thực hiện để tìm kiếm, mua
và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Hành
6


vi tiêu dùng bao gồm các quyết định liên quan đến việc mua hàng, sử dụng và tiêu thụ
các sản phẩm và dịch vụ.
Hành vi tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng kinh tế, mức độ đáp
ứng nhu cầu, sự tác động của các yếu tố xã hội và văn hóa, các giá trị và niềm tin cá
nhân, cũng như các yếu tố khác như thơng tin sản phẩm, quảng cáo và marketing.
Một số ví dụ về hành vi tiêu dùng bao gồm:


Tìm kiếm thơng tin về sản phẩm trên mạng trước khi mua




Quan tâm đến chất lượng sản phẩm và đánh giá của người dùng trước khi quyết
định mua



Chọn mua các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc được sản xuất bằng cách
bảo vệ động vật



Tham gia vào các cộng đồng trực tuyến để chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm về sản
phẩm



Chọn mua các sản phẩm đang được ưa chuộng và theo xu hướng để tạo phong
cách và ấn tượng.

Kinh tế chia sẻ có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng theo một số cách như sau:
- Giá cả: Kinh tế chia sẻ thường cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ với giá thành thấp
hơn so với các sản phẩm tương tự được cung cấp bởi các công ty truyền thống. Điều này
có thể làm cho người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ từ kinh
tế chia sẻ thay vì mua các sản phẩm tương tự từ các công ty truyền thống.
- Trải nghiệm: Kinh tế chia sẻ thường tạo ra trải nghiệm đa dạng cho người dùng, đặc
biệt là các sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo và phong phú hơn so với các sản phẩm tương
tự từ các công ty truyền thống. Điều này có thể làm cho người tiêu dùng muốn trải
nghiệm các sản phẩm hoặc dịch vụ từ kinh tế chia sẻ thay vì sử dụng các sản phẩm tương

tự từ các cơng ty truyền thống.
- Tính tiện lợi: Kinh tế chia sẻ thường cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ thơng qua
các ứng dụng di động, đơn giản hóa quy trình đặt hàng và thanh tốn. Điều này có thể
làm cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ từ kinh
tế chia sẻ hơn so với các sản phẩm tương tự từ các cơng ty truyền thống.
Tóm lại, kinh tế chia sẻ có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bằng cách cung cấp
các sản phẩm hoặc dịch vụ với giá cả thấp hơn, tạo ra trải nghiệm đa dạng và phong phú
hơn, và cung cấp tính tiện lợi cho người tiêu dùng.
7


2. NGUYÊN NHÂN KINH TẾ CHIA SẺ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
2.1. Tiết kiệm thời gian và chi phí
Kinh tế chia sẻ cung cấp các nguồn lực nhàn rỗi đến người có nhu cầu một cách nhanh
chóng thơng qua cơng nghệ, hay nói cách khác là tận dụng một cách có hiệu quả các
nguồn lực này trong xã hội; tận dụng hiệu quả về cả thời gian và tiết kiệm chi phí. Các
loại trao đổi ngang hàng này giữ mức giá trần bằng cách hỗ trợ các nhà bán lẻ thương
mại, làm cho mọi thứ trở nên rẻ hơn cho mọi người. Grab hay Uber cũng như Airbnb
dùng phần lớn tiền đầu tư của họ để đổ vào các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành
cho những khách hàng mới, voucher giảm giá các dịp lễ hội,...Nhờ đó mà các mơ hình
kinh tế chia sẻ ngày càng được người tiêu dùng đón nhận.
Với mơ hình kinh tế chia sẻ, các tài sản được sử dụng liên tục, hiệu suất sử dụng được
nâng cao. Những người có nhu cầu sử dụng tài sản nhàn rỗi như xe hay th phịng ngắn
hạn, thì sẽ phải bỏ ra một mức chi phí thấp để có thể thỏa mãn nhu cầu của mình.
Việc giảm được mức chi phí là do kinh tế chia sẻ hoạt động nhờ nguồn lực từ cộng
đồng mà ở đó, mỗi người tự lo tốt cho việc kinh doanh của chính mình - và khối lượng
thường không quá lớn. Chẳng hạn với Airbnb, việc xây dựng phịng ốc, đón trả khách,
vệ sinh phịng, chụp ảnh chất lượng cao để đăng lên nền tảng…đều được thực hiện bởi
người cho thuê.

Ở phía ngược lại, người đi thuê sẽ giữ vai trị giám sát, thơng qua việc đánh giá sao,
viết nhận xét hay báo cáo lên Airbnb để đảm bảo những phịng kém chất lượng ln bị
đào thải ra khỏi nền tảng. Airbnb chủ yếu lo những vấn đề kỹ thuật, cơng nghệ, kiểm
sốt rủi ro hay marketing.
Bên cạnh đó, thơng qua các nền tảng trực tuyến, kinh tế chia sẻ cho phép người mua
và người bán nhanh chóng tìm được nhau. Trong q trình giao dịch sẽ giảm thiểu những
khâu trung gian do nhà cung cấp và khách hàng có thể tương tác một cách trực tiếp. Tiết
kiệm thời gian thương lượng và chốt giao dịch. Do công khai các thông tin về sản phẩm
trước người tiêu dùng nên khi sử dụng mơ hình kinh doanh giá cả và chất lượng sản
phẩm hoặc dịch vụ được người tiêu dùng tự đánh giá, so sánh và lựa chọn. Kết quả cuối
cùng là người tiêu dùng được hưởng lợi và hiệu quả sản xuất trong nền kinh tế tăng lên.
Chẳng hạn như, đối với dịch vụ vận tải trực tuyến, theo báo cáo 5 năm kể từ khi thành
lập của Grab thì ứng dụng kinh tế chia sẻ này đã giúp khách hàng tiết kiệm rất nhiều
thời gian dành cho việc di chuyển, (Grab giúp giảm 1/2 thời gian di chuyển). Ngoài tiết
8


kiệm thời gian, Grab còn giúp khách hàng giảm 20 – 30% chi phí đi lại, giảm 40% những
lỗi giấy tờ khi quyết tốn chi phí đi lại, minh bạch thông tin cho người dùng.
Một báo cáo tương tự nêu chi tiết lợi thế về chi phí của dịch vụ chia sẻ chỗ ở Airbnb
so với không gian khách sạn khi chủ nhà tận dụng các phòng ngủ trống. Airbnb cho
phép người dùng thuê phòng trọ với giá rẻ hơn so với các khách sạn truyền thống. Giá
của Airbnb được báo cáo là rẻ hơn từ 30-60% so với giá khách sạn trên tồn thế giới.
Theo thống kê, đặt phịng trên hệ thống của Airbnb sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm
được 30% chi phí so với việc đặt phịng trên khách sạn.
2.2. Tính tương tác, kết nối và nâng cao trải nghiệm cho người dùng
Tính tương tác thể hiện trải nghiệm chủ quan của một cá nhân đối với các tương tác.
Tính tương tác cao dẫn đến sự hứng thú và tham gia ngày càng nhiều của khách hàng.
Với sự ra đời của Internet và việc sử dụng dữ liệu lớn của nó đã giúp chủ sở hữu tài sản
và những người muốn sử dụng những tài sản đó dễ dàng tìm thấy nhau hơn. Loại động

lực này có thể được gọi là nền kinh tế chia sẻ, tiêu dùng hợp tác, nền kinh tế hợp tác
hoặc nền kinh tế ngang hàng.
Kinh tế chia sẻ là hoạt động dựa trên mạng ngang hàng để nhận, cho hoặc chia sẻ
quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ, được điều phối thông qua các dịch vụ trực
tuyến dựa vào cộng đồng. Tham gia vào nền kinh tế này, người tiêu dùng có nhiều lựa
chọn nguồn cung sẵn có hơn so với những lựa chọn được cung cấp bởi các hàng hóa,
dịch vụ hiện có, được tương tác nhiều hơn trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Trái ngược với hoạt động đặt phòng khách sạn được trung gian bởi nền tảng OTA
của bên thứ ba, Airbnb khuyến khích chủ nhà và khách hàng giao tiếp với nhau thông
qua hệ thống nhắn tin trực tiếp. Thông tin bổ sung được trao đổi trong quá trình tương
tác giữa chủ nhà và khách hàng cho phép người tiêu dùng cảm thấy an tâm, có nhiều
thông tin hơn trước khi đưa ra quyết định đặt phịng. Do đó, tính tương tác có thể được
coi là một lợi ích thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng Airbnb.
Ngồi ra, khi sử dụng một hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng tìm kiếm những trải
nghiệm xác thực và cố gắng cá nhân hóa những trải nghiệm đó. Tính xác thực là một
trải nghiệm về dịch vụ thực tế. Trong mơ hình kinh tế chia sẻ nhà ở, tính xác thực được
thể hiện qua nội thất chỗ ở và sự tương tác với văn hóa địa phương. Airbnb mang đến
những trải nghiệm độc đáo, mới lạ khi lưu trú. Khách hàng sẽ được ở tại các căn hộ của
người dân bản địa, trải nghiệm đời sống, văn hóa địa phương. Điểm mạnh của Airbnb
là khả năng tích hợp các thuộc tính thực tế vào trải nghiệm đích thực. Trong khi đó, các

9


khu nghỉ dưỡng mặc dù có thương hiệu quốc tế và các gói trọn gói thống trị ngành khách
sạn, nhưng chúng không mang đến cho khách hàng trải nghiệm về văn hóa thực sự.
2.3. Tính tiện lợi
Sự tiện lợi là một trong những đặc điểm thu hút người dùng tham gia vào các nền
tảng kinh tế chia sẻ. Nền tảng ngang hàng này mang lại sự thuận tiện cho người dùng và
doanh nghiệp. Các nền tảng chia sẻ cho phép người dùng đăng ký và sử dụng dịch vụ

một cách dễ dàng và nhanh chóng. Người dùng cũng có thể sử dụng các dịch vụ này
mọi lúc, mọi nơi thông qua các ứng dụng trên điện thoại.
Các nền tảng kinh tế chia sẻ thường được thiết kế đơn giản và dễ sử dụng, với các
tính năng giúp người dùng tìm kiếm, đặt hàng và thanh toán một cách dễ dàng. Các nền
tảng kinh tế chia sẻ thường có giao diện trực quan và thân thiện với người dùng, giúp
họ dễ dàng tìm kiếm và đặt hàng các sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình cần. Một người
dùng muốn đặt xe dịch vụ trên Grab chỉ cần tải ứng dụng di động của nền tảng, đăng
nhập vào tài khoản, chọn điểm đi và điểm đến, chọn loại xe mình muốn sử dụng, xác
nhận đặt xe và chờ tài xế đến đón. Đối với những người mới sử dụng, việc đăng ký trên
ứng dụng Grab cũng rất đơn giản, được hướng dẫn cụ thể các bước và chỉ mất khoảng
vài phút để tạo tài khoản. Giao diện của Grab hiển thị đầy đủ những thông tin về chuyến
đi, tuyến đường, tài xế, gợi ý lộ trình di chuyển tối ưu với một giao diện hết sức trực
quan.
Bên cạnh đó, các nền tảng kinh tế chia sẻ thường có hệ thống hỗ trợ khách hàng, giúp
người dùng giải đáp các thắc mắc và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sử dụng
nền tảng. Khách hàng khi gặp những khó khăn trong việc sử dụng hay có những thắc
mắc đều có thể liên hệ với hệ thống hỗ trợ khách hàng để được tư vấn. Việc phản hồi
cũng thường diễn ra rất nhanh. Chẳng hạn như, Grab cung cấp phương thức liên hệ với
Trung tâm hỗ trợ thơng qua 2 hình thức trị chuyện hoặc gọi điện. Nhờ đó, khách hàng
cảm thấy dễ dàng, thuận tiện hơn khi sử dụng ứng dụng.
Việc thanh toán qua các nền tảng kinh tế chia sẻ cũng rất thuận tiện. Các nền tảng
này thường có hệ thống thanh tốn trực tuyến tiện lợi và an tồn, giúp người dùng có
thể thanh tốn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thanh tốn Grab qua thẻ ngân hàng
là một phương thức thanh tốn chính của Grab cung cấp cho khách hàng hiện nay. Trong
đó với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, khách hàng đều có thể sử dụng khi đặt xe qua ứng
dụng Grab. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể sử dụng các loại ví điện tử như Momo,
Zalopay,...để thanh toán khi sử dụng các dịch vụ của Grab.

10



3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRƯỚC VÀ
SAU KHI KINH TẾ CHIA SẺ PHÁT TRIỂN (Năm 2000)
Trước khi kinh tế chia sẻ phát triển

Sau khi kinh tế chia sẻ phát triển

Thị trường dịch vụ có sự khác biệt lớn Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng
giữa giá cả do các doanh nghiệp cung dịch vụ kinh tế chia sẻ nhiều hơn do
cấp. Điều này dẫn dẫn đến người tiêu giá cả cạnh tranh. Giá cả là một yếu
dùng khó khăn trong việc đưa ra quyết tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi
định sử dụng dịch vụ, đặc biệt là khi họ người tiêu dùng sau khi kinh tế chia
không biết được giá cả chính xác của sẻ phát triển. Khi có nhiều sự lựa chọn
đối tượng cạnh tranh. Bên cạnh đó, giá và sự cạnh tranh giữa các nhà cung
cả thường được sử dụng như một yếu cấp dịch vụ, giá cả sẽ được canh tranh
tố chính để đánh giá chất lượng và tính và giảm xuống để thu hút khách hàng.
cạnh tranh của từng sản phẩm hoặc Điều này có thể dẫn đến hành vi tiêu
dịch vụ.

Giá cả ảnh
hưởng đến
hành vi
người tiêu
dùng

dùng và sử dụng dịch vụ nhiều hơn:
Ví dụ: sự ra đời của G7 taxi đã mở ra Giá cả cạnh tranh giúp người tiêu
kỳ vọng mới cho taxi truyền thống bởi dùng có thể tiêu dùng và sử dụng dịch
có sự bắt tay tham gia của 3 hãng taxi vụ nhiều hơn mà không phải chi trả
nổi tiếng là: Thành Công, Ba Sao và quá nhiều.

Sao Hà Nội. Tuy nhiên có thể thấy giá
mở cửa của hãng là 20.000 đồng; từ
km tiếp theo đến km 20 là 15.000
đồng; giá chờ là 30.000 đồng/h. Trong
khi đó, giá mở cửa taxi Mai Linh là
15.000 đồng, giá chạy từ km tiếp theo
đến km 20 là 10.000 đồng. Mặc dù giá
taxi G7 đắt hơn rất nhiều nhưng người

Ví dụ: thị trường cho thuê căn hộ tại
một thành phố. Khi kinh tế chia sẻ
phát triển, nhiều chủ nhà đã đưa căn
hộ của mình vào dịch vụ cho thuê trên
các nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên,
khi số lượng căn hộ cho thuê trên thị
trường tăng lên, giá cả cũng có thể
giảm xuống để cạnh tranh với các căn

tiêu dùng khơng có sự lựa chọn nào
khác bởi hệ thống G7 nhiều hơn Mai
Linh và người tiêu dùng cũng tin chắc
rằng dịch vụ và chất lượng xe của G7
tốt hơn taxi Mai Linh.

hộ khác. Khi đó, người tiêu dùng có
thể sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn một
căn hộ với giá rẻ hơn, đáp ứng được
nhu cầu của họ về tiết kiệm chi phí.
Như vậy, giá cả giảm sẽ ảnh hưởng
Cùng với sự đắt đỏ của việc sử dụng đến hành vi tiêu dùng, khiến người

xe taxi truyền thống trong thời gian tiêu dùng có xu hướng sử dụng dịch
11


dài, người tiêu dùng có xu hướng tích vụ cho thuê căn hộ nhiều hơn, hoặc có
lũy để sở hữu tài sản cá nhân hơn là sử thể sử dụng dịch vụ của một chủ nhà
dụng các dịch vụ truyền thống.
khác để có giá tốt hơn.
Hay việc sử dụng xe công nghệ (như
Uber, Grab, GoViet...) so với xe
truyền thống (như taxi truyền thống)
sẽ gây ra ảnh hưởng đến hành vi của
người tiêu dùng. Xe cơng nghệ
thường có giá cả thấp hơn so với taxi
truyền thống. Người tiêu dùng có xu
hướng sử dụng dịch vụ xe công nghệ
nhiều hơn do giá cả hợp lý hơn, đồng
thời còn được hưởng các dịch vụ tiện
ích như đặt xe qua ứng dụng trên điện
thoại, theo dõi tình trạng chuyến đi,
phản hồi của khách hàng trước đó,
thanh tốn trực tuyến...
Theo khảo sát và đánh giá về phía Mơ hình này đã thay đổi cách mà
người tiêu dùng về các sản phẩm, dịch
vụ trước khi nền kinh tế chia sẻ phát
triển, đa đó người tiêu dùng phàn nàn
về chất lượng dịch vụ; thông tin chi tiết
về dịch vụ:

người tiêu dùng sử dụng và tiếp cận

các sản phẩm và dịch vụ.

500 chiếc, điều này gây khó khăn cho
người tiêu dùng bởi khi họ muốn di
chuyển đến nơi khác bằng taxi thì rất
tốn thời gian chờ đợi. Mặc dù vậy
nhưng người tiêu dùng khơng có lựa
chọn nào khác ngoài việc phải chờ đợi.

chia sẻ xe hơi như Uber, Grab đã giúp
người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy các
tài xế gần nhất và đặt chuyến đi của
mình chỉ trong vài phút. Ngoài ra, các
nền tảng chia sẻ chỗ ở như Airbnb đã
cho phép người tiêu dùng dễ dàng tìm

Kinh tế chia sẻ đã mang lại cho người
tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn.

Nhờ vào nền tảng công nghệ và
Trải
Một vài ví dụ cụ thể:
truyền thơng, người tiêu dùng có thể
nghiệm của + Các hãng taxi truyền thống đều hạn tìm thấy và tiếp cận với các sản phẩm
người tiêu chế về nguồn lực, số lượng xe taxi tại và dịch vụ chia sẻ nhanh chóng và dễ
dùng
Việt Nam tính đến năm 2017 khoảng dàng hơn. Chẳng hạn, các ứng dụng

12



+ Taxi công nghệ cũng thiếu sự rõ ràng kiếm và đặt phòng trọ giá rẻ và tiện
và minh bạch trong quá trình di chuyển lợi hơn.
khiến cho người tiêu dùng cảm thấy Kinh tế chia sẻ đã mang lại trải
khơng hài lịng bởi dịch vụ của hãng: nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng.

Gần đây, lan truyền clip do một người
Với các dịch vụ chia sẻ, người tiêu
phụ nữ quay lại cảnh trao đổi với tài xế
dùng có thể sử dụng các sản phẩm và
taxi khi người phụ nữ đi từ bệnh viện
dịch vụ tiện lợi và linh hoạt hơn.
mắt Trung Ương về khu đô thị
Chẳng hạn, với ứng dụng chia sẻ xe
Vinhome Cenpark Gia Lâm hết
hơi, người tiêu dùng có thể chọn loại
519.000 đồng. Khi được hỏi thì tài xế
xe phù hợp với nhu cầu của mình và
cho biết giá 20.000 đồng/km. Tuy
đặt chuyến đi theo ý muốn. Ngoài ra,
nhiên khi được gọi lên tổng đài và hỏi
kinh tế chia sẻ cũng đã giúp người tiêu
về giá thì nhận được giá 12.500
dùng tiếp cận với các sản phẩm và
đồng/km. Điều này khiến cho người
dịch vụ mới mà trước đây họ chưa có
tiêu dùng dịch vụ khơng hài lịng bởi
cơ hội trải nghiệm. Với các nền tảng
giá cả khi sử dụng taxi truyền thống đã
chia sẻ, người tiêu dùng có thể truy

rất đắt đỏ kèm thêm tính khơng minh
cập vào các sản phẩm và dịch vụ độc
bạch rõ ràng.
đáo, như nhà trên cây, phòng trọ ở
những địa điểm đẹp mắt, hoặc thậm
chí là các trải nghiệm khám phá thiên
nhiên, du lịch, thể thao và văn hóa.

Tính tiện

Khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ
truyền thống người tiêu dùng an tâm
khi bảo vệ thơng tin cá nhân của mình
bởi họ khơng cần cấp thơng tin vẫn có
thể được sử dụng dịch vụ như: thuê

Người tiêu dùng được hưởng nhiều
tiện ích hơn khi sử dụng các dịch vụ
chia sẻ.
Các dịch vụ kinh tế chia sẻ thường
được cung cấp thông qua các nền tảng

lợi mang lại nhà, đi taxi công nghệ…Bên cạnh đó, trực tuyến, cho phép người tiêu dùng
cho người người tiêu dùng ít được hưởng lợi ích truy cập và sử dụng chúng một cách
tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ truyền thống. nhanh chóng và dễ dàng. Thay vì phải
Các sản phẩm của dịch vụ này hướng tìm kiếm và liên lạc với các nhà cung
tới mục tiêu lợi nhuận nhiều hơn là cấp dịch vụ truyền thống, người tiêu
chất lượng và tính tiện ích cho người dùng có thể truy cập vào các ứng dụng
tiêu dùng bởi vì:
kinh tế chia sẻ, tìm kiếm các dịch vụ

13


+ Người tiêu dùng lựa chọn sử dụng cần thiết và đặt chúng một cách nhanh
Taxi truyền thống để thuận tiện đi lại, chóng.
tránh thời gian phải chờ đợi đón khách Ngoài ra, việc sử dụng các dịch vụ
tuy nhiên họ lại mất rất nhiều thời gian kinh tế chia sẻ cũng mang lại tính tiện
vào việc chờ xe đến đón.

lợi cao bởi vì chúng thường được
+ Người tiêu dùng phải trả thêm khoản cung cấp trên nhiều nền tảng khác
chi phí di chuyển xa hơn do phải đi nhau, bao gồm các ứng dụng di động,
qua những đoạn đường cấm taxi.
trang web và các kênh khác. Điều này
+ Một người tiêu dùng cho rằng: họ chỉ có nghĩa là người tiêu dùng có thể tiếp
muốn muốn đặt đồ ăn bên ngồi để có cận và sử dụng các dịch vụ này bất cứ

thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng lúc nào và ở bất cứ đâu mà họ có kết
các dịch vụ truyền thống không đáp nối Internet.
ứng được nhu cầu đó. Để có thể đặt đồ Ngồi ra, các nền tảng kinh tế chia sẻ
ăn bên ngồi thì họ chỉ có thể gọi taxi cũng cung cấp các cơng cụ và tính
ra ngồi mua sau đó đi taxi về. Như năng tiện lợi cho người tiêu dùng, như
vậy vừa tốn kém vừa mất thời gian.
đánh giá và nhận xét, hỗ trợ khách
hàng và thanh tốn trực tuyến. Các
tính năng này giúp người tiêu dùng có
thể quản lý và sử dụng các dịch vụ
kinh tế chia sẻ một cách dễ dàng và
tiện lợi hơn.
Tóm lại, tính tiện lợi của việc sử dụng

các dịch vụ kinh tế chia sẻ là một
trong những lợi ích lớn nhất mà nó
mang lại cho người tiêu dùng. Bằng
cách cung cấp các nền tảng trực tuyến
và các công cụ tiện lợi, kinh tế chia sẻ
giúp cho việc tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ này trở nên dễ dàng và thuận
tiện hơn bao giờ hết.

14


4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ CHIA SẺ TỚI HÀNH VI TIÊU DÙNG
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
4.1. Tác động tích cực
Dựa trên mong muốn của người tiêu dùng, nhà phê bình Bul Majewski Mike tại
Meta, Washington cho rằng, kinh tế chia sẻ thành cơng vì mơ hình này khai thác cảm
xúc, nhu cầu thuộc về một cộng đồng của người tiêu dùng. Các nhà nghiên cứu cho rằng,
ý thức cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến niềm tin trong việc chia sẻ, đặc
biệt là khi chia sẻ có bù đắp chi phí. Tiến sĩ Kristina De Ojeda, Quản lý cao cấp tại PWC
Hà Lan và cộng sự đã nhận định đối với mơ hình kinh doanh này, việc xây dựng một
cộng đồng và tạo ra sự phù hợp với xã hội là điều cốt yếu. Tuy nhiên, lòng tin này cũng
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như học vấn, sắc tộc, giới tính… để kinh tế chia sẻ vận hành
trơn tru, người dùng phải tin tưởng vào những người lạ và hàng hóa mà họ chia sẻ và để
tạo lịng tin thì các nền tảng dựa vào hệ thống xếp hạng hoặc đánh giá để tạo ra một
vịng phản hồi tự điều chỉnh.
Mơ hình kinh tế chia sẻ đã có tác động lớn đến hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng
trong nhiều khía cạnh, có thể kể đến một số tác động tích cực sau:
Thứ nhất, tiết kiệm chi phí.
Kinh tế chia sẻ đã khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ chia sẻ thường

xun hơn, do đó giảm chi phí và thúc đẩy các hoạt động tiêu dùng bền vững. Bằng cách
chia sẻ các tài sản và dịch vụ thay vì mua mới, mọi người có thể tiếp cận hàng hóa và
dịch vụ mà trước đây không thể tiếp cận được hoặc quá đắt đỏ. Điều này đã dẫn đến sự
gia tăng tần suất sử dụng các dịch vụ kinh tế chia sẻ như Airbnb, Lyft và Uber, trong số
những dịch vụ khác. Người dùng có thể chia sẻ phịng trọ trên Airbnb thay vì th phịng
khách sạn, hoặc sử dụng các dịch vụ như Uber hoặc Grab thay vì mua một chiếc xe hơi
mới. Việc tiết kiệm chi phí này có thể thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng kinh tế chia sẻ
hơn là mua tài sản hoặc dịch vụ mới.
Thứ hai, tăng trải nghiệm và sự lựa chọn, có xu hướng sử dụng các dịch vụ chia
sẻ.
Kinh tế chia sẻ cung cấp cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn để trải nghiệm sản
phẩm và dịch vụ. Ví dụ, nếu người tiêu dùng quyết định sử dụng các dịch vụ chia sẻ
thay vì mua sản phẩm mới, họ có thể chọn những sản phẩm đắt tiền hơn, nhưng đáp ứng
nhu cầu sử dụng của họ một cách tốt hơn. Điều này có thể làm thay đổi các tiêu chuẩn
sản phẩm và khuyến khích các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt hơn.
15


Có thể kể đến, Airbnb đã cung cấp cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn khách sạn và chỗ
ở độc đáo mà họ có thể khơng tìm thấy trong các kênh truyền thống.
Thứ ba, thúc đẩy thực hành tiêu dùng bền vững.
Bằng cách thúc đẩy chia sẻ tài nguyên, nền kinh tế chia sẻ làm giảm lãng phí và khuyến
khích mọi người sử dụng hàng hóa và dịch vụ hiệu quả hơn. Điều này lần lượt làm giảm
tác động môi trường tổng thể của tiêu dùng. Các dịch vụ kinh tế chia sẻ như chia sẻ ô tô
và chia sẻ xe đạp cũng giúp giảm tắc nghẽn giao thông và ơ nhiễm khơng khí, góp phần
hơn nữa vào một tương lai bền vững hơn. Ví dụ, các dịch vụ xe chia sẻ như Uber và
Grab có thể giúp giảm lượng xe cá nhân lưu thông trên đường phố và giảm ùn tắc giao
thông.
Thứ tư, sự thuận tiện.
Kinh tế chia sẻ cũng có thể tác động đến sự thuận tiện của người tiêu dùng. Ví dụ, việc

sử dụng các dịch vụ chia sẻ như Uber hoặc Grab có thể làm giảm sự bất tiện khi phải
tìm kiếm một chỗ đỗ xe, hoặc tìm kiếm một tài xế taxi phù hợp. Điều này có thể thúc
đẩy người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ kinh tế chia sẻ thay vì sử dụng các dịch vụ
truyền thống.
Thứ năm, tăng cường tính linh hoạt.
Kinh tế chia sẻ cũng có thể dẫn đến sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người tiêu
dùng, họ có thể ưa thích sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ có tính linh hoạt cao, cho
phép họ thay đổi sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhu cầu của họ một cách dễ dàng.
Như vậy có thể thấy, khi kinh tế chia sẻ phát triển, người tiêu dùng có xu hướng thay
đổi hành vi tiêu dùng của mình để sử dụng các sản phẩm và dịch vụ được chia sẻ, giảm
thiểu lượng rác thải, tập trung vào trải nghiệm và tăng cường tính linh hoạt và sự thuận
tiện.
4.2. Tác động tiêu cực
Trong khi nền kinh tế chia sẻ đã mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, nó cũng có
một số tác động tiêu cực đến hành vi của người tiêu dùng.
Thứ nhất, an toàn và chất lượng sản phẩm.
Các dịch vụ chia sẻ thường không được quy định chặt chẽ như các doanh nghiệp truyền
thống và do đó, người tiêu dùng có thể khơng cảm thấy hồn toàn thoải mái khi sử dụng
các dịch vụ này. Điều này có thể dẫn đến sự do dự và giới hạn sự lựa chọn của họ. Khi
sử dụng kinh tế chia sẻ, người tiêu dùng có thể khơng biết chất lượng của sản phẩm hoặc
dịch vụ được cung cấp bởi người khác. Điều này có thể gây ra rủi ro về an toàn và sức
16


khỏe cho người sử dụng. Ví dụ, người sử dụng Airbnb có thể khơng biết chất lượng của
chỗ ở trước khi đến đó, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của họ. Việc sử dụng sản phẩm
và dịch vụ kém chất lượng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi tiêu dùng của
người tiêu dùng.
Thứ hai, bảo mật thông tin cá nhân.
Việc chia sẻ thông tin cá nhân để sử dụng các dịch vụ kinh tế chia sẻ có thể gây ra các

vấn đề về bảo mật thông tin. Người tiêu dùng có thể khơng biết được các rủi ro liên quan
đến việc chia sẻ thông tin của họ trên các nền tảng kinh tế chia sẻ và có thể bị mất kiểm
sốt về quyền riêng tư của mình.
Thứ ba, tác động đến nghề nghiệp truyền thống.
Kinh tế chia sẻ có thể gây ra tình trạng cạnh tranh khơng công bằng trong các ngành
kinh doanh truyền thống. Việc cung cấp các dịch vụ kinh tế chia sẻ thường không yêu
cầu các giấy phép hoặc chứng chỉ như các công ty truyền thống, gây ra sự bất công trong
cạnh tranh kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp truyền thống có thể bị giảm
doanh thu khi người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các dịch vụ chia sẻ. Điều này có thể
dẫn đến giảm cơ hội việc làm và có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ví dụ, sự phát
triển của Uber và Grab đã ảnh hưởng đến ngành taxi truyền thống và có thể gây ra sự
mất việc làm cho người lái taxi.
Thứ tư, tiềm ẩn rủi ro tài chính.
Kinh tế chia sẻ cũng có thể gây ra các vấn đề về tài chính cho người tiêu dùng. Ví dụ
như khi sử dụng dịch vụ cho thuê nhà hoặc xe, người tiêu dùng có thể bị tính phí bất
thường hoặc phải chịu các chi phí phụ như phí dọn dẹp hoặc phí bảo trì. Những rủi ro
tài chính này có thể làm giảm sự tin tưởng và ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi tiêu dùng
của người tiêu dùng.
Như vậy, kinh tế chia sẻ có những tác động tiêu cực đối với hành vi tiêu dùng của
người tiêu dùng, do đó, cần có các biện pháp để quản lý và giảm thiểu những tác động
này.
5. XU HƯỚNG CỦA HÀNH VI TIÊU DÙNG TRONG TƯƠNG LAI VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP
5.1. Xu hướng của hành vi tiêu dùng trong tương lai
Về quy mơ, có thể khẳng định mơ hình kinh tế chia sẻ sẽ có sự phát triển vơ cùng
mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Xuất phát từ những lợi ích đã nêu trên cũng như thành
cơng của một số thương hiệu trong thời gian qua, mơ hình kinh tế này chắc chắn là sự
17



lựa chọn của rất nhiều nhà kinh doanh. Quy mô kinh doanh theo mơ hình này sẽ tăng
trưởng cả về vốn đầu tư, giá trị kinh tế mà nó thu được cũng như đóng góp cho nền kinh
tế.
Về xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng, nền kinh tế chia sẻ tồn tại dưới một
số hình thức, nhưng sự hợp lưu của các công nghệ đã ảnh hưởng đáng kể giảm chi phí
tìm kiếm và giao dịch truyền thống và cho phép mơ hình này phát triển nhanh chóng
thành nhiều các ngành nghề. Kết hợp với sự tin tưởng ngày càng tăng của người tiêu
dùng đối với các hệ thống trực tuyến như đánh giá ngang hàng, xếp hạng, và xác minh
phương tiện truyền thông xã hội, nền kinh tế chia sẻ đã trở thành xu hướng chủ đạo. Nếu
nền kinh tế chia sẻ quản lý, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với nền kinh tế
truyền thống, người tiêu dùng sẽ chuyển sang kinh tế chia sẻ. Cách người tiêu dùng mua
hàng và sử dụng tài sản sẽ thay đổi khi họ tương tác với nền kinh tế chia sẻ và điều này
sẽ ảnh hưởng đến thói quen chi tiêu và nhu cầu của họ. Sự thay đổi này đã có thể được
nhìn thấy trong ngành ô tô và khách sạn... Nền kinh tế chia sẻ mở rộng khả năng lựa
chọn của người tiêu dùng. Quy trình cơng nghệ tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ và sản
phẩm cho nhiều người tiêu dùng. Nhận thấy sự chuyển niềm tin từ các tổ chức kinh
doanh được thành lập, được cơng nhận sang những người bình thường. Sự thay đổi tư
duy của người tiêu dùng mang lại sự tái định nghĩa về kinh tế truyền thống kiểu mẫu.
Trong hệ thống mới, quyền sở hữu đối với hàng hóa có thể được thay thế bằng quyền
tiếp cận và sử dụng các mặt hàng. Các sản phẩm và dịch vụ trở nên sẵn có, một số người
tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dùng mơ hình dựa trên quyền truy cập và không dựa trên
quyền sở hữu. Nền kinh tế chia sẻ có thể tạo ra những tác động có lợi cho một bộ phận
lớn của xã hội, cũng như cho mơi trường, và có thể biến thành một vectơ của một loại
hình kinh tế mới, nơi các nguồn tài ngun có thể được sử dụng nhiều hơn khơn ngoan
và hiệu quả hơn.
5.2. Đề xuất giải pháp
Kinh tế chia sẻ đang cho thấy rõ ảnh hưởng của nó đến kinh tế thế giới nói chung
và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Sự phát triển nhanh chóng về quy mơ, ngành nghề
kinh doanh trong thời gian qua đã thể hiện tiềm năng của kinh tế chia sẻ tại nước ta.
Tuy nhiên, mơ hình kinh tế chia sẻ cũng thể hiện những mặt trái và ảnh hưởng không

tốt bởi những biến tướng, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh với mơ hình kinh
doanh truyền thống. Sự phát triển nhanh và mạnh của mơ hình này đã đặt ra những u
cầu mới trong cơng tác quản lý Nhà nước để có thể vừa kiểm sốt, vừa khuyến khích
các doanh nghiệp theo mơ hình kinh tế chia sẻ hoạt động hiệu quả:
18


Về môi trường pháp lý: Nhà nước cần điều chỉnh và bổ sung kịp thời các văn bản
pháp quy để quản lý tốt hoạt động kinh doanh theo mơ hình kinh tế chia sẻ và khai thác
tối đa tiềm năng của mơ hình này, qua đó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế.
Về nguồn nhân lực: Xây dựng lực lượng công nghệ chất lượng cao cả về chất và
lượng, triển khai và ứng dụng các cơng nghệ mới trong mơ hình kinh tế chia sẻ. Cần có
chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài công nghệ người Việt ở các nơi trên thế
giới về Việt Nam cũng như cần đào tạo chuyên sâu về công nghệ mới nổi như AI, Big
Data, Blockchain… tại các trường Đại học lớn. nếu chúng ta khơng có các hành động
quyết liệt thì chính các cơng ty nước ngồi, các cơng ty rất mạnh về cơng nghệ sẽ là nhà
cung cấp chính các dịch vụ của nền kinh tế chia sẻ ở Việt Nam.
Về ứng dụng công nghệ và mạng lưới thông tin: Đẩy nhanh thực hiện xây dựng
Chính phủ điện tử và cơ sở hạ tầng thông tin, nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối
với mơ hình kinh tế chia sẻ. Cần tập trung đầu tư phát triển mạng lưới internet, nâng cấp
đảm bảo tính bảo mật tài khoản thanh tốn trực tuyến, cả về số lượng và chất lượng, bởi,
đặc thù cơ bản của kinh doanh chia sẻ chính là các giao dịch thơng qua mạng lưới trực
tuyến. Bên cạnh đó, cần phổ cập hố tồn dân về sử dụng cơng nghệ vào cuộc sống, đào
tạo về kinh tế số giúp người lao động có thể chuyển đổi ngành nghề, thích ứng với các
công việc mới, giảm nguy cơ bị thay thế và phá bỏ rào cản của người dân về việc sợ
công nghệ, sợ rủi ro về bảo mật, an tồn thơng tin và lừa đảo trực tuyến.
Một số biện pháp khác: Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và đảm bảo an tồn
thơng tin trên mơi trường mạng trong bối cảnh nhu cầu sử dụng kinh tế chia sẻ tăng lên
nhanh chóng - nhiều hoạt động kinh tế chia sẻ tăng. Quy định rõ trách nhiệm của các cá

nhân và doanh nghiệp về khai báo thông tin về các hoạt động của kinh tế chia sẻ cho các
cơ quan quản lý Nhà nước, bao gồm các thông tin hoạt động, nghĩa vụ thuế, và các quy
định quản lý chuyên ngành, giúp cho người tiêu dùng có thể sử dụng một cách an tồn,
hiệu quả. Ngồi ra, khuyến khích hơn nữa hoạt động đổi mới, sáng tạo, hiện đại hóa
cơng nghệ bằng các dự án khởi nghiệp chất lượng theo mơ hình kinh tế chia sẻ trên phạm
vi tồn quốc nhằm sử dụng các nguồn lực, thế mạnh về kinh tế, văn hóa, lịch sử …của
từng địa phương trên khắp cả nước.

19


C. KẾT LUẬN
Kinh tế chia sẻ đang cho thấy rõ ảnh hưởng của nó đến kinh tế thế giới nói chung
và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Sự phát triển nhanh chóng về quy mơ, ngành nghề
kinh doanh trong thời gian qua đã thể hiện tiềm năng của kinh tế chia sẻ tại nước ta. Tuy
nhiên, mơ hình kinh tế chia sẻ cũng thể hiện những mặt trái và ảnh hưởng không tốt bởi
những biến tướng, tạo môi trường cạnh tranh khơng lành mạnh với mơ hình kinh doanh
truyền thống. Sự phát triển nhanh và mạnh của mơ hình này đã đặt ra những yêu cầu
mới trong công tác quản lý Nhà nước để có thể vừa kiểm sốt, vừa khuyến khích các
doanh nghiệp theo mơ hình kinh tế chia sẻ hoạt động hiệu quả nhất. Đặc biệt những tác
động của kinh tế chia sẻ tới hành vi người tiêu dùng cần được điều chỉnh và định hướng
đúng để có thể tạo ra nhiều tác động tích cực nhất. Trên cơ sở đó, mơ hình kinh tế chia
sẻ sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam như một xu hướng tất yếu của cách
mạng công nghiệp 4.0.

20


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] CNBC: Airbnb is profitable, has positive cash flow and an IPO 'is still on the table,'

CEO says, 2019: />[2] Payscale: The Gig Economy and Alternative Work Arrangements, 2019:
/>[3] PwC's Global Consumer Insights Survey 2018:
/>[4] Inc: />[5] TechCrunch: />[6] Navigant Research: />[7] Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2020 của Tổng cục Thống kê: />[8] />[9] Bài viết trên VietnamNet: />[10] Quan hệ sử hữu trong xu hướng phát triển KTCS ở Việt Nam:
/>[11] Giới thiệu nền KTCS và khả năng phát triển ở Việt Nam: />[12] Bài viết trên Viet Nam News: />[13] Lợi ích của mơ hình KTCS và những thách thức cho nhà quản lý:
/>[14] />
21



×