1
MỤC LỤC
1
2
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
“Nông thôn mới” là chương trình mục tiêu quốc gia lớn và dài hơi của
Chính phủ. Quy mô lớn, kỳ vọng cũng nhiều, thế nhưng nhìn nhận nông thôn
trong năm qua, ngành nông nghiệp đã thừa nhận về những bước đi chậm của
chương trình mà rõ nét nhất là nguồn thu của nông dân chưa được cải thiện,
diện mạo nông thôn mới vẫn chưa rõ hình hài vậy đâu là nguyên nhân làm
chậm bước đi của chương trình. Có nhiều nguyên nhân như: sự quản lý lỏng
lẻo, chưa tập trung vào những vấn đề chính trong sự phát triển của nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điêu kiện của địa phương chưa hợp
lý trong đó công tác quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
là khá quan trong trong sự phát triển của địa phương.
Công tác quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi phê duyệt
tại nhiều địa phương chưa được coi trọng trong khâu thực hiện; việc công
khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt còn mang tính hình thức,
các quyền của người sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch ở nhiều nơi còn bị
vi phạm, chẳng hạn như không cấp Giấy chứng nhận, không được sửa chữa
nhà cửa gây nhiều bức xúc cho người dân.
Nhiều nơi để cho dân ngang nhiên lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng
đất trái phép không bị xử lý, gây khó khăn phức tạp và làm tăng chi phí bồi
thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất. Công tác kiểm tra, giám sát,
đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự
nghiêm túc, đặt biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch
đã được phê duyệt.
Trong những năm qua, xã Chi Khê đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai tiến hành giao quyền sử dụng đất lâu dài
cho hộ nông dân, hoàn thành hệ thống thuỷ lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng, đưa
các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Nhờ đó
năng suất các cây trồng chính trên địa bàn xã đều tăng qua các năm. Hiệu quả
kinh tế sử dụng đất được nâng lên. Việc sử dụng đất đai một cách hợp lý, có
hiệu quả luôn được Đảng bộ, chính quyền xã quan tâm chú trọng. Với việc
2
3
thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đất đã đem lại cho Chi Khê nhiều chuyển biến tích cực trong sản
xuất nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi đã tạo điều kiện giải quyết việc làm
và tăng thu nhập cho hộ nông dân, góp phần xoá hộ nghèo của xã
Tuy nhiên, việc sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã vẫn còn những
vấn đề đang đặt ra cần giải quyết: năng suất cây trồng, hiệu quả sử dụng đất
còn thấp, chưa xác định được cơ cấu cây trồng ổn định và hợp lý cho các tiểu
vùng sinh thái của xã.
Xuất phát từ thực tế trên và để góp phần hoàn thiện công tác Quy
hoạch đất nông nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện chương trình
nông thôn mới tại xã Chi Khê - huyện Con Cuông nói riêng và của cả nước
nói chung. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường; Ban chủ nhiệm
khoa TN&MT, dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn thị Yến, em tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
tại xã Chi Khê - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An trong “chương trình xây
dựng nông thôn mới”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nhằm phát hiện những
thuận lợi, khó khăn của việc phát triển các loại hình sử dụng đất thích hợp.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý tại xã Chi Khê -
huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An
- Làm cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch và xây dựng đề án thực hiện
19 tiêu chí nông thôn mới.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu Luật Đất đai 2003, các văn bản, nghị định có liên quan đến
công tác quy hoạch đất nông nghiệp
- Thu thâp tài liệu một cách trung thực, chính xác
- Đưa ra những giải pháp và những kiến nghị phù hợp, khách quan và
có tính khả thi
- Phải có thái độ nghiêm túc, khắc phục mọi khó khăn để học hỏi,
nghiên cứu, biết tranh thủ sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên tại đơn vị thực tập
3
4
- Có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, làm đến nơi đến
chốn, chính xác, kịp thời.
- Chủ động thu thập và chuẩn bị tài liệu để viết báo cáo thu hoạch đợt
thực tập được thuận lợi
- Giữ mối quan hệ tốt với cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị
thực tập
- Tham gia đầy đủ tích cực mọi hoạt động phong trào của đơn vị thực tập
- Hoàn thành chuyên đề thực tập đúng thời hạn quy định
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Giúp cho sinh viên nắm được tình hình thực tế của công tác quản lý
nhà nước về đất đai tại đơn vị thực tập. Qua đó liên hệ với phần lý luận ở nhà
trường nhằm đưa ra giải pháp công tác quản lý của đơn vị, củng cố thêm nhận
thức và nâng cao tay nghề chuyên môn
- Qua đợt thực tập sinh viên học được: tính tổ chức, kỷ luật trong nghể
nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tinh thần khắc
phục mọi khó khăn, phát huy tính tích cực trong học tập.
4
5
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm về đất
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau:
"đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, boa gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu,
bề mặt,thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước ( hồ, sông, suối, đầm lầy, ). Các
lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất,
tập đoàn thựcvật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả
của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ
thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. )".
Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật,
động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng
đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa
hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan
trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của
xã hội loài người.
Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với
quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất
đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào,
cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những
tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực
vật và con người trên trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã
hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công
trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác.
Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch
ngói, xi măng, gốm sứ…
5
6
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định. Là
thước đo sự giầu có của mộ quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc
sống, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ
và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.
Luật Đất đai 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới
tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay !".
Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý
nghĩa đặc biệt quan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mại
quá trình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và
nơi sinh tồn của xã hội loài người.
Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau :
Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với
chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là
kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình
sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu
của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá
trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng
lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới
xáo ) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn
nuôi ). Quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ
phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, thành
tựu kỹ thuật vật chất - văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ
bản - sử dụng đất.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của con
người còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật
6
7
chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển
ở mức cao, công năng của đất đâi từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai
cũng phức tập hơn là căn cứ của khu vực 1, vừa là không gian và địa bàn của
khu vực 2. Điều này có nghĩa đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật
chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng
thụ và đấp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại. Mục đích sử dụng đất
nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển.
Kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm
cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên
tục của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại mội trường
đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai
càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu.
2.1.1.2. Vị trí, vai trò của đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các
ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử
dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Ngoài tên gọi đất nông
nghiệp, đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất.
Đất nông nghiệp là một loại đất chủ yếu trong vốn đất đai của Nhà
nước. Tầm quan trọng đặc biệt của nó được xác định bởi phần lớn loại đất này
đóng vai trò là tư liệu sản xuất chính tạo ra sản phẩm nông nghiệp mà chủ yếu
là lương thực, thực phẩm - yếu tố cơ bản để duy trì sự tồn tại và phát triển của
xã hội.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của việc phát triển kinh tế nông
nghiệp đến năm 2000 mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra tại Đại hội toàn
quốc lần thứ VII là: “Sản xuất nông nghiệp đi vào chuyên canh kết hợp với
kinh doanh tổng hợp nhằm đạt giá trị cao nhất trên một đơn vị diện tích.
Thâm canh tăng vụ là chính và mở thêm diện tích ở những nơi có điều kiện.
Tăng sản lượng lương thực đủ nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.
Đất nông nghiệp là người ta nghĩ ngay đến vấn đề sử dụng đất vào sản
xuất các ngành nông nghiệp, bởi vì trên thực tế có trường hợp đất đai được sử
dụng vào những mục đích khác nhau của các ngành. Trong trường hợp đó, đất
đai được sử dụng chủ yếu cho mục đích hoạt động sản xuất nông nghiệp mới
7
8
coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là loại đất khác (tuỳ theo việc sử dụng
vào mục đích nào là chính).
Tuy nhiên, để sử dụng đầy đủ, hợp lý ruộng đất trên thực tế người ta
coi đất đai có thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà không cần
có đầu tư lớn nào là đất nông nghiệp cho dù nó đã đưa vào sản xuất nông
nghiệp hay chưa. Vì vậy, trong Luật Đất đai năm 1993, Điều 17 ghi rõ:
“Khoanh định các loại đất nông nghiệp điều chỉnh việc khoanh định cho
phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi từng địa
phương và cả nước. Những diện tích đất đai phải qua cải tạo mới đưa vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp được coi là đất có khả năng nông nghiệp.
Nhà nước xác định mục đích sử dụng chủ yếu của đất nông nghiệp là sử dụng
vào sản xuất nông nghiệp. Song, do đặc điểm tính chất từng loại đất này có sự
khác nhau, dẫn đến tác dụng sử dụng cụ thể cũng khác nhau, người ta chia đất
nông nghiệp thành 4 loại sau đây:
- Đất trồng cây hàng năm: Là toàn bộ diện tích thực tế trồng các loại
cây mà thời gian sinh trưởng và tồn tại thường không quá 1 năm như đất trồng
lúa, đất trồng màu, đất trồng chuyên rau,
- Đất trồng cây lâu năm: là toàn bộ diện tích thực tế đã trồng các loại
cây mà thời gian sinh trưởng và tồn tại trên một năm như đất trồng cà phê,
dừa, cam, chanh, xoài, kể cả đất làm vườn ươm, cây giống.
- Đất trồng cây nông nghiệp lâu năm không bao gồm cây lâm nghiệp,
cây công nghiệp lâu năm trồng xen, trồng kết hợp trên các loại đất khác như
xen đường giao thông, xung quanh các vùng đất chuyên dùng khác.
- Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi: bao gồm diện tích đồng cỏ tự nhiên;
đồng cỏ trồng, bãi cỏ để thả gia súc.
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai
2.1.2.1. Khái niệm về quy hoạch và sử dụng đất đai
“Quy hoạch" ta có thể hiểu chính là việc xác định một trật tự nhất
định bằng nhũng hoạt động như: phân bố, xắp xếp, bố trí, tổ chức.
" Đất đai " là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạc
đất, mảnh đất, miếng đất. ) có vị trí, hình thể, diện tích với nhữnh tính chất
tự nhiên hoặc mới được tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình,
8
9
địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ ánh sáng, thảm thực vật, các tính
chất lý hoá tính ) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sự dụng đất vào
các mục đích khác. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm qui hoạch đây kà
quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục
đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất những phương hướng sử dụng đất đai
hợp lí, hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đôí tượng của các mối quan hệ
sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng đất đai. Nó giữ vai trò rất quan trọng
trong phát triển kinh tế xã hội,nó gắn chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế
xã hội. Đất đai là địa điểm, là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển
kinh tế xã hộicủa đất nước. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là một hiện
tượng kinh tế xã hội thể hiện đồng thời ở tính chất: kinh tế (bằng hiệu quả sử
dụng đất), kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát,
xây dụng bản đồ, khoanh định, sử liệu số liệu ) và pháp chế (xác nhận tính
pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý
đất đai theo phấp luật).
Qua phân tích ta có thể định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ
thống các biện pháp của nhà nước (thể hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh
tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết
kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoan định cho các mục đích
vàcác ngành ) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều
kiện bảo vệ đất đai môi trường.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình
thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để
mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉ các mối
quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục
đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Từ đó, ta thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc
điểm, điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành
nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế
9
10
hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình; xác lập ổn định về mặt pháp lý cho
công tác quản lý nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và
đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu
dân sinh, văn hoá - xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của
nhà nước nhầm tổ chức lại việc sử dụng đất đai,hạn chế sự chồng chéo gây
lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút
nghiêm trọng quỹ đất lâm nghiệp, lâm nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa và đất
lâm nghiệp có rừng ), ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu cực, chanh chấp,
lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường
dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và
rất nhiều các hiện tượng gây ra các hiệu quả khó lường về tình hình bất ổn
chính trị, an ninh quốc phòng ở tùng địa phương, đặc biệt là trong những năm
gần đây khi nhà nước hướng nền kinh tế theo hướng thị trường. Một cơ chế
vô cùng phức tạp.
Hơn nữa quy hoạch sử dụng đất đai còn tạo điều kiện để sử dụng đất
đai hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng đất đai, bố trí sắp xếp các loại đất đai
quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra cái khung bắt các đối tượng quản lý và sử
dụng đất đai theo khung đó. Điều đó cho phép việc sử dụng đất đai sẽ hợp lý,
tiết kiệm và hiệu quả hơn. Bởi vì, khi các đối tượng sử dụng đất đai hiểu rõ
được phạm vi ranh giới và chủ quyền về các loại đất thì họ yên tâm đầu tư
khai thác phần đất đai của mình, do vậy hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn.
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành,
cáclĩnh vực hoạt động trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các
ngành,chỉ rõ các địa điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên
tâm trong đầu tư phát triển. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai cũng góp một
phần rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.1.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại qui hoạch có tính lịch sử xã hội,
tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp chung và dài hạn, là bộ phận
hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc
dân.Các đặc điểm qui hoạch sử dụng đất đai được cụ thể như sau:
10
11
+ Tính lịch sử - xã hội.
Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử
phát triển của mỗi loại giai đoạn khác nhau. Chính vì thế, ta có thể nói rằng
lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của qui hoạch sử dụng đất
đai. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện
theo hai mặt : Lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự
nhiên trong quá trình sản xuất ) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với
người trong quátrình sản xuất). Trong qui hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy
sinh mối quan hệ giữa người với đất đai. Các công việc của con người như
điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế đều liên quan chặt chẽ với đất đai,
nhằm đưa đất đai vào sử dụng sao cho đầy đủ, hợp lý và hiệu quả cao nhất.
Quy hoạch đất đai thể hiện động thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực
lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó
luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội.
Mặt khác, ở mỗi nước khác nhau đều có Luật Đất đai riêng của mình.
Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai của các nước cũng có nội dung khác nhau.
ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu sử dụng đất và quyền
lợi của toàn xã hội. Bởi vì vậy theo Luật Đất đai thì đất đai nước ta thuộc sở
hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý và nhà nước giao đất cho các hộ
gia đình và tổ chức sử dụng. Điều đó góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất
ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân làm chủ mảnh đất, tự tin trong sản xuất
và đầu tư, giúp cho việc bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.
Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp
phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế xã hội và môi
trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi
ích trên với nhau.
*Tính tổng hợp
Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các
hoạt động xã hội. Cho nên quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp rất
cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế, xã hội như: Khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai, sản xuất công - nông nghiệp, môi
trường sinh thái Quy hoạch sử dụng đất đai thường động chạm đến việc sử
11
12
dụng đất của sáu loại đất chính: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân
cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng, cũng như ảnh
hưởng đến toàn nhu cầu sử dụng đất đai của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu
sử dụng dất, nó phân bố, bố trí và điều chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hoà các
mâu thuẫn về đất đai các ngành, lĩnh vực xác định và điều phối hương thức,
phương hướng phan bổ sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế -xã hội, bảo
đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững phát triển bền vững,
đạt tốc độ cao và ổn định.
* Tính dài hạn
Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất đâi được thể hiện rất rõ trong
phương hướng, kế hoạch sử dụng đất. Thường thời gian của qui hoạch sử
dụng đất đai trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Căn cứ vào các dự
báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như:
Sự thay đổi nền nhân khẩu học, tiển bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá
hiện đại hoá nông nghiệp và các lĩnh vực khác, từ đó xác định qui hoạch trung
và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện
pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng
đất hàng năm và ngắn hạn. Để đáp ứng được nhu cầu đất cho phất triển lâu
dài kinh tế -xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai phải có tính dài hạn. Nó tạo cơ
sở vững chắc, niềm tin cho các chủ đầu tư, tạo ra môi trường pháp lý ổn định.
* Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô.
Với đặc tính trung và dài hạn, qui hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến
trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử
dụng đất. Nó chỉ ra được tính đại thể, không dự kiến được các hình thức và
nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là
qui hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của qui hoạch mang tính chỉ đạo
vĩ mô,tính phương huớng và khái lược về sư dụng đất của các ngành như:
Phương hướng, mục tiêu và trỏng điểm chiến lược của sư dụng đẩt đai trong
vùng; cân đối tổng quát các nhu cầu sử dụng đất của các ngành; điều chỉnh cơ
cấu sử dụng và phân bố đất đai trong vùng; phân định ranh giới và các hình
thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng; đề xuất các biện pháp, các chính
12
13
sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất. Quy hoạch có
tính dài hạn, lên khoảng thời gian dự báo tương đối dài, mà trong quá trình dự
báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác định, nên chỉ
tiêu qui hoạch càng khái lược hoá qui hoạch sẽ càng ổn định. Do đó, qui
hoạch thường có giá trị trong thời gian, tạo nền tảng và định hướng cho các
ngành khác sử dụng đất đai, tạo nền tảng và định hướng cho các ngành khác
sử dụng đất đai theo phương hướng đã vạch ra.
* Tính chính sách
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính
sách xã hội. Mỗi đất nước có các thể chế chính trịnh khác nhau, các phương
hướng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau, nên chính sách qui hoạch sử dụng
đất đai cũng khác. Khi xây dựng phương án phải quán triện các chính sách và
quy định có liên quan đến đất đai của đảng và nhà nước, đảm bảo cụ thể mặt
bằng đất đai của các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định
kinh tế chính trị xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các qui định khống chế về dân
số, đất đai và môi trường sinh thái. Trong một số trường hợp ta có thể hiểu
qui hoạch là luật, qui hoạch sử dụng đất đai để đề ra phương hướng, kế hoạch
bắt mọi người phải làm theo. Nói chính sách cứng, là cái khung cho mọi hoạt
động diễn ra trong đó. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện tính chính
sách rất cao. Nhưng không phải thế mà qui hoạch sử dụng đất đai là vĩnh
viễn, không thay đổi.
* Tính khả biến
Với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi. Vì
vậy, dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước, đoán truớc, theo
nhiều phương diện khác nhau, qui hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong
những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp
hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời lỳ nhất định. Càng ngày xã hội
càng phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đời sống của con người
đòi hỏi càng cao, các nhu cầu luôn biến đổi, cùng với những thay đổi đó các
chính sách của nhà nước và tình hình kinh tế cũng thay đổi theo. Do đó, các
dự kiến qui hoạch là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của qui hoạch.
Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là qui hoạch động.
13
14
2.1.3. Căn cứ của quy hoạch, kê hoạch sử dụng đất
Theo điều 22 Luật Đất đai 2003:
* Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh của cả nước, quy hoạch phát triển của các ngành và các địa
phương.
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường.
d) Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất.
đ) Định mức sử dụng đất.
e) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
g) Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
* Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định, xét duyệt.
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước.
c) Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư.
d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.
đ) khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.
2.1.4.Các loại hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy
hoạch quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mọi quan điểm điều dựa trên
cơ sở hoặc căn cứ chung nhất:
+ Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch;
+ Số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy hoạch;
+ Phạm vi lãnh thổ quy hoạch ( cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như
nội dung và phuơng pháp quy hoạch.
Đối với nước ta, Luật Đất đai năm 1993 (Điều 16,17,18) quy định:
Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành.
Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ có các dạng sau:
+ Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cả nước;
14
15
+ Quy hoạch sử dụng đất các vùng;
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp xã;
Quy hoạch theo ngành: Dựa trên cơ sở đánh giá khả năng thích nghi
của đất mà phân cho các ngành sử dụng và định hướng cho người sử dụng đất
phù hợp với đặc điểm từng ngành để có hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay một số ngành đã triển khhai lập quy hoạch sử dụng đất đai
của ngành mình như: Ngành nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi… nhưng tiến
hành còn chậm.
Hai loại quy hoạch này có liên quan chặt chẽ với nhau. Các ngành tuy
có khác nhau về mục đích sử dụng nhưng đều được phân bố trên cùng một
lãnh thổ cụ thể nào đó (tức là trên một lãnh thổ tồn tại một lúc nhiều ngành).
Do đó, tuỳ thuộc vào đặc điểm phân bố lực lượng sản xuất và sự phát triển
của các ngành mà mỗi dạng quy hoạch theo lãnh thổ hành chính có thể bao
hàm toàn bộ hoặc một số quy hoạch theo ngành.
2.1.5. Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất đai
Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta, sự dịch
chuyển cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ sang Công
nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với
đất nên vấn đề làm quy hoạch là hết sức bức xúc và cần được quan tâm hàng
đầu. Nó liên quan chặt chẽ tới hoạt động của từng ngành từng lĩnh vực, quyết
định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của từng người dân cũng như vận
mệnh của cả Quốc gia.
Thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là qua trình hình thành các quyết
đinh nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững phát huy lợi thế
của thổ nhưỡng và lãnh thổ để mang lại lợi ích kinh tế cao, thực hiện đồng
thời hai chức năng chính đó là: Điều chình các mối quan hệ đất đai và tổ chức
sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cai hiệu quả sản
xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất và môi trường được thể hiện như sau:
- Sử dụng đất đai hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế.
15
16
- Phân phối hợp lý cơ cấu đât đai trên diện tích đất đai được sử dụng,
hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất
một cách kỹ thuật, tập trung thâm canh.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ, khai thác đất đai một
cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc không gây ô nhiễm môi trường.
Đối với nước ta thì vấn đề quy hoạch càng trở nên nghiêm trọng. Với
một đât nước 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu biến đổi theo mùa và lũ lụt thì
nhiều, vậy ta cần phải làm quy hoạch chi tiết phù hợp với từng vùng sao cho
diện tích đât được sử dụng là lớn nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà vẫn
không ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Vậy, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất
và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở
nông thôn, nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải
quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy
sinh trong quá trình sử dụng đất cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với
nhau.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu tổ chức sử dụng đất đa dạng và
phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tập quán sản xuất
của từng địa phương. Cần phải nắm rõ đặc điểm đó để đưa ra những phương
hướng sử dụng đất tốt nhất, phù hợp nhất, khoa học nhất.
2.1.6. Lập quy hoạch. Kế hoạch sử dụng đất.
Điều 25 Luật Đất đai 2003 nêu rõ: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1. Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của cả nước.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực
hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
3. Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của thị trấn thuộc huyện.
16
17
Uỷ ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương,
Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại khoản 4
Điều này.
4. Uỷ ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị
trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của địa phương.
5. Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn
với thửa đất (sau đây gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết); trong quá trình
lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với
thửa đất (sau đây gọi là kế hoạch sử dụng đất chi tiết).
6. Uỷ ban nhân dân cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt.
7. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được trình đồng thời với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.7. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 29 Luật Đất đai 2003:
1. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của cả nước; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của địa phương; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của địa phương cấp dưới trực tiếp.
17
18
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; phát hiện, ngăn chặn các
hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
công bố.
2. Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có
diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi
thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo
mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu
người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất và bồi
thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng, đầu tư bất động
sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với
đất phải thu hồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải
thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất
mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ và
công bố.
2.2. Cơ sở pháp lý
2.2.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Với đặc điểm “ Đất chật người đông” nên Đảng và Nhà nước ta luôn
luôn quan tâm, chú trọng tới vấn đề qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai để
nhằm sử dụng hợp lý các quỹ đất giúp người dân yên tâm sản xuất, đưa đất
nước phát triển đi lên trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay.
Sự quan tâm cảu Đảng và Nhà nước thể hiện ngay trong hệ thống các
văn bản pháp luật như: Hiến pháp, Luật, các Văn bản duới luật và các Nghị
18
19
định hướng dẫn thi hành luật. Những văn bản này là cơ sở pháp lý cho các cấp
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
2.2.2. Chính sách đất đai và những quy định về quy hoạch sử dụng đất đai
cấp xã trong thời kỳ mới
* Luật Đất đai năm 2003
Luật Đất đai 2003, tại chương II Mục 2 quy định:
Điều 21: Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điều 22: Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điều 23: Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điều 24: Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điều 25: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điêù 26: Thẩm quyền quyết định xét duyệt quy hoạch , kế hoạch sử dụng.
Điều 27: Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điều 28: Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điều 29: Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
* Các văn bản dưới luật:
Ngoài ra luật đât đai nhà nước còn ban hành các Nghị định, Thông tư,
Quyết định liên quan đến quy hoạch sử dụng đất:
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển
khai thi hành Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định 181/2004-NĐ/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai 2003;
- Nghị định số 69/2009/NDD-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của
Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 về việc
ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Định
mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ban
19
20
hành kèm theo Thông tư số 06/1010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010
của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Quyết định số 197/2007/QĐ-TTG ngày 29 tháng 12 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế-xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ
tướng Chính phủ về phướng hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế
trọng điểm miền trung đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 31 tháng 10 năm 2008
của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X)
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)
- Kế hoạch số 461/kh-UBND ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc Triển khai công tác Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 của
tỉnh Nghệ An đã được Chính phủ phê duyệt tại nghị quyết số 50/2007/NQ-CP
ngày 13/9/2007;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Con Cuông
đến năm 2020;
- Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch
sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An;
- Hướng dẫn số 797/STNMT ngày 24/9/2009 của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Nghệ An hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu tài nguyên và môi
trường theo đề án thí điểm mô hình xã “Nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh
Nghệ An;
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định
hướng sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An;
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Chi Khê, các nghị quyết của Hội đồng
nhân dân về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội;
20
21
- Đề cương, dự toán, thiết kế quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An;
Do vậy công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thống nhất
trong cả nước mà vẫn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của
từng vùng thì các cấp lãnh đạo cần phải căn cứ vào quy định của Nhà nước và
thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều này đã khẳng định tính
pháp chế của Nhà nước ta trong quản lý và sử dụng đất đai;
- Căn cứ Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/08/2010 của Bộ xây
dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới;
- Căn cứ Quyết định số 3875/UBND-NN ngày 31/8/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An phê duyệt kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng
nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2020;
2.3. Cơ sở thực tiễn
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của xã còn
chậm, đó là: Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa hình chia cắt, diện tích đất
đai hầu hết là núi cao; kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng chính, hoạt động với
hình thức tự cung, tự cấp là chủ yếu; hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp kém, đặc
biệt là hệ thống giao thông và các công trình thuỷ lợi, đã ảnh hưởng tới sự phát
triển kinh tế - xã hội; điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp cùng với trình độ
dân trí không đồng đều, thiếu kinh nghiệm làm ăn, quá trình chuyển dịch cơ
cấu sản xuất diễn ra còn chậm, chưa vững chắc và chưa đáp ứng được yêu cầu
đề ra.
Trước tình hình đó, với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền
vững, phấn đấu đến năm 2010 đưa huyện Con Cuông nói chung và xã Chi
Khê nói riêng đến năm 2015 rút ngắn được khoảng cách phát triển với các
huyện, thị khác trong tỉnh. Việc xây dựng Quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn
xã thực sự cần thiết để nhằm thực hiện thành công Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn,
21
22
chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các xã nghèo
vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Con Cuông và từng bước cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát
triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.
Thông qua đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã, tiến hành
quy hoạch định hướng phát triển về không gian, mạng lưới dân cư, hạ tầng kỹ thuật,
xã hội xã Chi Khê để nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh vốn có, đáp ứng
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo Chương trình Nông thôn mới của Đảng
và Nhà nước đề ra trở thành một yêu cầu cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện
nay. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ
sang Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp đã và đang gây áp lực ngày càng
lớn đối với đất nên vấn đề làm quy hoạch sử dụng đất là hết sức bức xúc và
cần được quan tâm hàng đầu. Nó liên quan chặt chẽ tới hoạt động của từng
ngành từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của
từng người dân cũng như vận mệnh của cả Quốc gia.
22
23
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Sổ sách, tài liệu về tình hình cơ bản của xã, điều kiện kinh tế - xã hội
- Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của xã Chi
Khê – huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An
- Số liệu thông kê đất đai hàng năm của thị xã Chi Khê
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Chi Khê trong chương
trình “xây dựng nông thôn mới”.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm
Phòng tài nguyên môi trường huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An
3.2.2. Thời gian
Từ ngày 20/2/2012 đến ngày 20/4/2012
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Điều kiện tự nhiên
- Các nguồn tài nguyên
* Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
- Hiện trạng kinh tế
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Chi Khê- huyện Con
Cuông – tỉnh Nghệ An
- Tình hình quản lý đất đai
- Hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất của xã
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
23
24
3.3.3. Phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của xã Chi Khê-
huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An
- Định hướng phát triển kinh tế xã hội
- Phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho chương trình nông
thôn mới
- Phương án quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2020
- Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp kỳ đầu (2011-2015)
- Phân bố diện tích đất nông nghiệp trong kỳ kế hoạch đến từng năm.
3.3.4. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 của
xã Chi Khê- huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An
3.3.4. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 của xã
Chi Khê- huyện Con Cuông– tỉnh Nghệ An
- Kết quả biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2011
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất
năm 2011
- Kết quả sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện các công trình dự án
- Hệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.3.5. Đánh giá chung vê quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp xã Chi Khê-
huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An trong chương trình “ Xây dựng nông
thôn mới”
- Đánh giá các căn cứ xây dựng kế hoạch
- Đánh giá nội dung quy hoạch
- Đánh giá việc thực hiện quy hoạch
3.3.6. Khó khăn,tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp cảu xã Chi Khê, nguyên nhân và giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng qhuy hoạch sử dụng đất.
- Khó khăn, tồn tại
- Nguyên nhân
- Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất.
24
25
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Thu thập số liệu tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Con Cuông,
phòng thống kê, qua mạng Internet, qua sách báo… Dùng để thu thập các
thông tin liên quan đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý sử
dụng đất và các tài liệu liên quan đến quy hoạch đất đai khu vực nghiên cứu
3.4.2. Phương pháp điều tra dã ngoại bổ sung
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được trong các phòng ban,
tiến hành điều tra dã ngoại bổ sung nhằm thống nhất các tài liệu số liệu đã thu
thập được. Phát hiện và bổ sung những thiếu sót, những chênh lệch giữa thực
tế và tài liệu thu thập.
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và đánh giá so sánh
Sau khi đã thu thập thống kê đầy đủ các tài liệu số liệu cần thiết. Các
tài liệu, số liệu được thống kê theo hệ thống các bảng biểu có liên quan tới
đề tài nghiên cứu nhằm giúp việc nghiên cứu đạt kết quả tốt. Đồng thời có
thể tiến hành các công tác nội nghiệp nhằm xử lý, chuyển đổi các số liệu từ
phức tạp sang đơn giản tổng quát.Từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá, so
sánh các dữ liệu để rút ra nhận xét về mặt thuận lợi khó khăn từ đó đưa ra
giải pháp khắc phục, phương pháp này đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng.
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm word, excel… để tính toán, xử lý các số liệu. Các
tài liệu, số liệu đã thu thập đòi hỏi cần chọn lọc loại bỏ những yếu tố không
cần thiết, lấy các số liệu hợp lý, có cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực
tế địa phương.
3.4.6. Phương pháp sử dụng bản đồ
Sử dụng bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch để tiến
hành thống kê, phân tích số liệu và dự báo, định hướng phát triển các loại
hình sử dụng đất. Ngoài ra có thể đánh giá được biến động sử dụng đất trong
một giai đoạn nhất định.
3.4.7. Phương pháp đánh giá nhận xét
- Từ những tài liệu, số liệu thu thập được và quá trình phân tích chúng ta
tiến hành đánh giá, nhận xét và từ đó rút ra những kết luận và bài học.
25