Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than khánh hòa đến môi trường nước xã phúc hà TPThái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 66 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
BKHCN : Bộ Khoa học Công nghệ
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
CNH- HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
HST : Hệ sinh thái
KLN : Kim loại nặng
ONMT : Ô nhiễm môi trường
QLMT : Quản lý môi trường
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
THCS : Trung học cơ sở
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
VSV : Vi sinh vật
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
5
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề
Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong đời sống sinh hoạt con
người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù đã có nhiều
tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới, song
chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hoá thạch và có khả năng cạn kiệt bất cứ
lúc nào như than đá, dầu mỏ. Quá trình khai thác và đốt cháy các nhiên liệu hoá
thạch có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đặc biệt là khai thác và sử dụng than.
Nếu như quá trình đốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì quá trình
khai thác và chế biến than lại gây ô nhiễm, suy thoái, và có những sự cố môi
trường diễn ra ngày càng phức tạp đặt con người trước sự trả thù ghê gớm của
thiên nhiên đã ảnh hưởng trở lại tới phát triển kinh tế của con người.


Trong những năm gần đây Thái Nguyên không ngừng đẩy mạnh CNH -
HĐH, những lợi ích của quá trình này mang lại thể hiện rất rõ qua tình hình
tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội. Tuy nhiên sự gia tăng tốc độ đô thị hóa
kéo theo sự gia tăng các chất thải công nghiệp, giao thông và sinh hoạt làm
giảm chất lượng môi trường sống, gia tăng bệnh tật ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe con người. Hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên
nói riêng (tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước), xong việc khai
thác thiếu quy hoạch tổng thể, không quan tâm đến cảnh quan môi trường đã
và đang làm biến động nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh
tác, gây ô nhiểm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm ảnh hưởng tới
tài nguyên sinh vật và sức khoẻ cộng đồng. Cho nên việc chống ô nhiễm môi
trường là một bài toán vô cùng phức tạp và khó khăn đòi hỏi mọi người cùng
tham gia thì mới hy vọng giảm thiểu ô nhiễm. Vì vậy, tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Khánh Hòa
5
6
đến môi trường nước xã Phúc Hà TP.Thái Nguyên” với mục đích đánh giá
được hiện trạng môi trường nước tại xã Phúc Hà- thành phố Thái Nguyên. Đề
tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, giảng
viên khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá được các ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi
trường nước.
- Đề xuất các biện pháp quản lý cho đơn vị tổ chức khai thác cũng như
việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này nhằm giảm thiểu hạn chế tối đa các
ảnh hưởng của hoạt động khai tác tới môi trường và con người.
1.2.2. Yêu cầu
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.

- Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn
nghiên cứu
- Các giải pháp đề xuất mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực
tế của cơ sở.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Củng cố và nâng cao kiến thức thực tế.
- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường và vận dụng kiến
thức vào thực tế
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra các tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước,
từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa,
giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nước, cảnh quan và con người.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho mọi thành viên tham gia hoạt động khoáng sản.
6
7
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của để tài
2.1.1 Cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu
2.1.1.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường
a. Khái niệm về môi trường:
- Theo quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam thi: "Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật." (Luật Bảo vệ Môi
trường của Việt Nam,2005).[8]
b. Khái niệm ô nhiễm môi trường có rất nhiều khái niệm khác nhau:

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm,
đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học… của môi trường cũng thay
đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
- Theo Luật BVMT Việt Nam thì “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
các thành phần của môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
2.1.1.2. Ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã".
7
8
• Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
• Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm
bởi các tác nhân vật lý
2.1.1.3. Tầm quan trọng của nước?
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật
trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít
nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp.
Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44%
trọng lượng cơ thể con người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn
đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.

Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất
mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều
hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể
nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km
3
,
tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km
3
), còn lại trong khí quyển và
thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong
băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước
trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối
0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng
8
9
xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km
3
/năm. Lượng nước
con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km
3
, trong đó 8% cho sinh
hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp).
2.1.1.4. Tác nhân và thông số ô nhiễm môi trường nước
* pH:
pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường
xuyên nhất trong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn
nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng
ăn mòn…. Và trong nhiều tính toán về cân bằng axit bazơ
Giá trị pH chỉ ra mức độ axit (khi pH<7) hoặc kiềm (khi pH>7), thể

hiện ảnh hưởng của hóa chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH
thấp hay cao đều có nguy hại tới thủy sinh và môi sinh. (Nguyễn Tuấn Anh và
cs, 2011) [11].
* Kim loại nặng
Kim loại nặng có nhiều trong nước do nhiều nguyên nhân: quá trình
hòa tan các khoáng sản, các thành phần kim loại có sẵn trong tự nhiên hoặc
được sử dụng trong các công trình xây dựng, các chất thải công nghiệp, ảnh
hưởng của kim loại nặng thay đổi tùy thuộc vào nồng độ của chúng có thể là
co ích nều ở nồng độ thấp và rất độc nếu ở nồng độ cao. Kim loại nặng trong
nước thường bị hấp thụ bởi các hạt sét, phù sa lơ lửng trong nước. Các chất lơ
lửng này dần dần roi xuồng làm cho nồng độ kim loại nặng trong trầm tích
thường cao hơn trong nước rất nhiều. Các loài động vật thủy sinh, đặc biệt là
động vật đáy sẽ tích lũy lượng lớn các kim loại nặng trong cơ thể. Thông qua
dây chuyền thực phẩm mà kim loại nặng được tích lũy trong con người và gây
độc với tính chất bệnh lý rất phức tạp. (Nguyễn Tuấn Anh và cs, 2011)[11]
* Tác nhân coliform
9
10
Nhiều VSV gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho nguồn nước
phục vụ vào mục đích sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hoặc gây bệnh
cho người và động vật. Một số các vi sinh vật gây bệnh có thể sống một thời
gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Để đánh giá
mức ô nhiễm vi sinh vật của nước, người ta thường dùng chỉ tiêu colifofm.
(Trần Thị Hồng Hạnh, 2009) [17]
Số liệu coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh
nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh khu vực lấy mẫu
2.1.1.5. Các vấn đề môi trường phát sinh do khai thác và sử dụng khoáng sản
thể hiện trong các hoạt động cụ thể sau
• Khai thác khoáng sản làm mất đất, mất rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm
bụi, khí độc, lãng phí tài nguyên.

• Vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm bụi, khí, nước và chất
thải rắn.
• Sử dụng khoáng sản gây ra ô nhiễm không khí (SO
2
, bụi, khí độc ), ô
nhiễm nước, chất thải rắn
2.1.2. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước
CHXHCNVN khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHXNVN thông
qua ngày 29/11/2005.
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ xung nghị định 80/2006/NĐ-
CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT.
10
11
- Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về
BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước
- Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCN ngày 5/6/2000 của BKHCN về
việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (31 tiêu chuẩn)
- Quyết định số 34/2004/QĐ- BKHCN ngày 9/10/2004 về việc ban
hành tiêu chuẩn Việt Nam
- Quyết định số 22/2006/QĐ- BTNMT ngày 18/12/2006 của BTNMT
về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam (5 tiêu chuẩn)
- Quyết định số 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31/12/2008 của BTNMT về
việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường
Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu.

Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11:11:1992) - Chất lượng nước - Lấy
mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm
- TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
- QCVN 08: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 09: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước ngầm
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Thực trạng hoạt động khai thác than trên thế giới
Than là một ngành công nghiệp mang tính toàn cầu, 40% quốc gia toàn
cầu sản xuất than, tiêu thụ than thì hầu như là tất cả các quốc gia.
11
12
Toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm. Một số
ngành sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào như: điện, thép và kim loại, xi
măng và các loại chất đốt hóa lỏng. Than đóng vai trò chính trong sản xuất ra
điện (than đá và than non), các sản phẩm thép và kim loại (than cốc).
Hàng năm có khoảng hơn 4,030 triệu tấn than được khai thác, con số
này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Châu Á là châu lục khai thác thác
nhanh nhất trong khi đó Châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần.
Trung Quốc là quốc gia khai thác than trữ lượng lớn nhất trên thế giới,
năm 2008 khai thác 2782 triệu tấn than, tiếp đó là Mỹ và các nước EU. Điều
này cho thấy, than có ở khắp mọi nơi trên trái đất chứ không tập trung tại một
địa điểm nào nhất định cả. (Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Thành, 2010)
[6].

Bảng 2.1. Sản xuất than theo quốc gia (triệu tấn)
Quốc gia 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ
Dự trữ
(năm)
China 1772 1772 1992,3 1992,3 2380 2380 42,5% 41
USA 41 5187,6 1026,5 1053,6 1040,2 1062,8 18% 224
EU 638 628,4 608 595,5 593,4 587,7 5,2% 51
India 638 628,4 428,4 447,3 478,4 521,7 5,8% 114
Australia 351,5 628,4 378,8 385,3 399 401,5 6,6% 190
Russia 276,7 281,7 298,5 309,2 314,2 326,5 4,6% 481
South
Africa
237,9 243,4 244,4 244,8 247,7 250,4 4,2% 121
Indonesi
a
114,3 132,4 146,9 195 217,4 229,5 4,2% 19
Gemany 209,4 207,8 202,8 197,2 201,9 192,4 3,2% 35
Poland 163,8 162,4 159,5 156,1 145,9 143,9 1,8% 52
Total 5187,6 5585,3 5886,7 6195,1 6421,2 6781,2 100% 142
Nguồn: HASC tổng hợp [6]
Điện là ngành tiêu thụ than lớn nhất hiện nay và sẽ còn duy trì trong
12
13
tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên thế giới là từ nguồn
nguyên liệu này.
Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến 1.5%
từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ
tăng khoảng 1.5%/năm trong khi than non, được sử dụng trong sản xuất điện,
tăng với mức 1%/năm. Cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong công
nghiệp thép và kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0.9%.

Thị trường tiêu thụ than lớn nhất là Châu Á chiếm 54% lượng tiêu thụ
toàn thế giới, tập trung chủ yếu tại Trung Quốc.
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện sự so sánh về sản lượng than của 10 quốc gia
tiêu thụ than nhiều nhất thế giới (triệu tấn)
Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ
tăng trưởng cao. Tăng trưởng của thị trường than dành cho đốt lò hơi và than
cốc sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất
xe hơi và nhu cầu dân sinh tiêu thụ tăng cao theo mức sống ngày càng được
cải thiện dẫn theo sự tăng trưởng về kinh tế.
13
14
Than được khai thác thương mại tại hơn 50 quốc gia. Hơn 7.036
Mt/năm của than đá cứng hiện tại đang được sản xuất, tăng đáng kể trong
những năm qua. Năm 2006, sản xuất than cốc và than non hơn 1.000 Mt .
Đức đứng đầu thế giới về sản xuất than đá với 194,4 Mt còn Trung Quốc
đứng thứ 2 với 100.6 Mt.
Vì than là nguồn tài nguyên khoáng sản được vận chuyển với khối
lượng lớn nên chi phí vận chuyển chiếm tỉ trọng lớn về giá thành trong các
sản phẩm về than. Thị trường than xuất khẩu được chia thành 2 thị trường lớn
là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương hiện chiếm 60% lượng than hơi nước
được thông thương.
Úc đứng đầu thế giới về xuất khẩu than chiếm 25.6% toàn thị trường
xuất khẩu lớn. Thị trường tiếp theo là Indonesia chiếm tới 21% tổng lượng
xuất khẩu trên thế giới. (Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Thành, 2010) [6].
Bảng 2.2. Xuất khẩu than theo quốc gia và năm (triệu tấn)
Quốc gia 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Chia
Australia 238,1 247,6 255 255 268,5 278 25,6%
Indonesia 107,8 131,4 142 192,2 221,9 228,2 21%
Nga 41 55,7 98,6 103,4 112,2 115,4 10,6%
Mỹ 43 48 51,7 51,2 60,6 83,5 7,7%

Colombia 50,4 56,4 59,2 68,3 74,5 81,5 7,5%
Trung
Quốc
103,4 95,5 93,1 85,6 75,4 68,8 6,3%
Nam Phi 78,7 79,4 78,8 75,8 72,6 68,2 6,3%
Canada 27,7 28,8 31,2 31,2 33,4 36,5 3,4%
Total 713,9 764 936 1000,6 1073,4 1087,3 100%
Bên cạnh những nước sản xuất được than họ đem đi để xuất khẩu thì
những quốc gia không sản xuất được than hay lượng sản xuất ra chưa đáp ứng
được nhu cầu của họ trong hiện tại và tương lai thì họ buộc phải đi nhập khẩu
để cân đối nguồn cung cho các hoạt động trong nước của mình.
14
15
Đất nước nhập khẩu lớn nhất là Nhật – quốc gia không sản xuất được
than mà nhu cầu lại rất lớn. Tiếp theo đó là Triều Tiên với 107.1 triệu tấn
được nhập khẩu năm 2008. (Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Thành, 2010)
[6].
15
16
Bảng 2.3. Nhập khẩu than theo Quốc gia và năm (triệu tấn)
Quốc gia 2006 2007 2008 Tỷ lệ
Nhật 199,7 208 206 19,4%
Nam Tiều Tiên 84,1 94,1 107,1 10,1%
Ấn Độ 52,7 29,6 70,9 6,7%
Đài Loan 69,1 72,5 70,9 6,7%
Đức 50,6 56,2 55,7 5,2%
Tổng 991,8 1056,5 1063,2 100%
2.2.1.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than trên thế giới
Hiện nay, khai thác than trên thế giới đang áp dụng hai loại hình công
nghệ khai thác chủ yếu đó là công nghệ khai thác hầm lò và khai thác lộ thiên.

Tuy nhiên, với mỗi loại hình công nghệ khai thác lại có những ưu điểm,
nhược điểm riêng khác nhau và tác động đến môi trường theo những hướng
khác nhau (Nguyễn Khắc Kinh, 2004)[10].
* Công nghệ khai thác hầm lò
Khai thác hầm lò gồm các khâu chủ yếu như thiết kế khai thác, mở
đường, đào lò hoặc giếng, khoan nổ mìn, khai thác, sàng tuyển và khâu cuối
cùng là tập kết than thương phẩm.
- Ưu điểm: Diện tích khai trường nhỏ; lượng đất đá thải thấp từ đó
giảm sức chịu đựng cho môi trường (bằng 1/5 công nghệ khai thác lộ thiên); ít
ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, địa hình; giảm nhẹ tổn thất tài nguyên
sinh học và ít gây ra ô nhiễm môi trường không khí.
- Nhược điểm: Hiệu quả đầu tư không cao; sản lượng khai thác không
lớn; tổn thất tài nguyên cao (50- 60%); gây tổn hại đến môi trường nước;
hiểm hoạ rủi ro cao; đe doạ tính mạng con người khi xảy ra sự cố như sập lò,
cháy nổ và ngộ độc khí lò.
16
17
* Công nghệ khai thác lộ thiên
Công nghệ khai thác lộ thiên gồm những khâu chủ yếu như thiết kế, mở
moong khai thác, khoan nổ mìn, bốc xúc đất đá đổ thải, vận chuyển, làm giàu
và lưu tại kho than thương phẩm.
- Ưu điểm: Đầu tư khai thác có hiệu quả nhanh; sản lượng khai thác
lớn; công nghệ khai thác đơn giản và hiệu suất sử dụng tài nguyên cao (90%).
- Nhược điểm: Khai thác lộ thiên có nhược điểm lớn nhất là làm mất
diện tích đất, diện tích dùng cho khai trường lớn; khối lượng đất đá đổ thải
lớn; phá huỷ HST rừng, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; làm
suy giảm trữ lượng nước dưới đất; gây tổn hại cảnh quan sinh thái; ảnh hưởng
lớn đến môi trường sống cộng đồng.
Qua hai loại hình công nghệ trên, chúng ta thấy tác động của quá trình
khai thác than đến hệ thống môi trường rất khác nhau về quy mô, mức độ và

tuỳ thuộc vào các điều kiện, yếu tố cụ thể như: công nghệ khai thác (đi kèm là
các yếu tố đặc trưng về chất thải, sự cố môi trường …), các điều kiện về địa
lý, địa chất và các điều kiện tự nhiên khác.
Hoạt động khai thác than đem lại hiệu quả về mặt kinh tế rất lớn nhưng
bên cạnh đó khai thác than cũng đã và đang gây ra những tác động không nhỏ
đến chất lượng môi trường tại các khu mỏ khai thác và khu vực dân cư vùng mỏ.
Ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ khai thác than đang là vấn đề lớn
cho các nhà chức trách ở nhiều quốc gia đang khai thác và sử dụng loại tài
nguyên nhiên liệu này. Tại Hoa kỳ, khai thác than là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường. Theo số liệu thống kê cho thấy,
hoạt động khai thác than tại nước này hàng năm thải hồi khoảng 60% lượng
khí SO
2
, 33% lượng Hg, 25% lượng khí NO
x
và 33% thán khí trên tổng số ô
nhiễm không khí toàn quốc (Mai Thanh Tuyết, 2004)[9]. Vậy, chúng ta thấy
dù có những thuận lợi rất lớn về kĩ thuật cũng như công nghệ trong khai thác
17
18
nhưng ngành than Hoa Kỳ vẫn phải gánh chịu những hậu quả xấu do hoạt
động khai thác than để lại đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Hoạt động khai thác than ở Việt Nam
a. Điểm qua tài nguyên than Việt Nam
Tài nguyên than Việt Nam phân bố khắp cả nước gồm có 5 loại than
chính như: than antraxit, than mỡ, than bùn, than ngọn lửa dài và than nâu
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006)[3].
* Than antraxit (than đá)
Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5 tỷ tấn trong đó ở vùng Quảng

Ninh trên 3,3 tỷ tấn (tính đến độ sâu - 300m); còn lại gần 200 tr.T là nằm rải
rác ở các tỉnh: Thái nguyên, Hải Dương, Bắc giang, Bể than Quảng Ninh
được phát hiện và khai thác rất sớm, đã bắt đầu cách đây gần 100 năm dưới
thời thuộc Pháp. Hiện nay và có lẽ trong tương lai, sản lượng than khai thác từ
các mỏ ở bể than Quảng Ninh chiếm khoảng 90% sản lượng than toàn quốc.
Trong địa tầng chứa than của bể than Quảng Ninh gồm rất nhiều vỉa than:
- Dải phía Bắc (Uông Bí-Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa, trong đó có 6á 8
vỉa có giá trị công nghiệp.
- Dải phía Nam (Hòn Gai, Cẩm Phả) có từ 2 đến 45 vỉa, có giá trị công
nghiệp là 10-15 vỉa.
- Phân loại theo chiều dày, của bể than Quang Ninh: Tính chất đặc
trưng của than Antraxit tại các khoáng sàng bể than Quảng Ninh là kiến tạo
rất phức tạp, tầng chứa than là những dải hẹp, đứt quãng dọc theo phương của
vỉa, góc dốc của vỉa thay đổi từ dốc thoải đến dốc đứng (9o-51o). Các mỏ
than có nhiều vỉa, với cấu tạo và chiều dày của vỉa than thay đổi đột ngột.
Đối với việc khai thác than ở bể Quảng Ninh trước đây, có thời kỳ sản
lượng lộ thiên đã chiếm đến 80%, tỷ lệ này dần dần đã thay đổi, hiện nay còn
18
19
60%, trong tương lai sẽ còn xuống thấp hơn. Vì các mỏ lộ thiên lớn đã và sẽ
giảm sản lượng, đến cuối giai đoạn 2015-2020 có mỏ không còn sản lượng;
các mỏ mới lộ thiên lớn sẽ không có, nếu có là một số mỏ sản lượng dưới 0,5-
1 tr.T/n. Tỷ lệ sản lượng than hầm lò tăng, nói lên điều kiện khai thác khó
khăn tăng, chi phí đầu tư xây dựng và khai thác tăng, dẫn tới giá thành sản
xuất tăng cao. Cho nên, tuy trữ lượng địa chất của bể than Quảng Ninh là trên
3 tỷ tấn, nhưng trữ lượng kinh tế là 1,2 tỷ tấn và trữ lượng công nghiệp đưa
vào quy hoạch xây dựng giai đoạn từ nay đến 2010-2020 mới ở mức 500-600
triệu tấn. Mức độ khai thác xuống sâu là -150m. Còn từ -150m đến -300m,
cần phải tiến hành thăm dò địa chất, nếu kết quả thăm dò thuận lợi, thiết bị và
công nghệ khai thác tiên tiến, việc đầu tư cho mức dưới -150m sẽ được xem

xét vào sau năm 2020. Khai thác tối đa hợp lý cũng chỉ nên là 15 tr.T/n ở giai
đoạn 2010-2015. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006)[3].
-Than antraxit ở các vùng khác. Có nhiều trữ lượng than đá antraxit khác
nằm rải rác ở các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng
Nam, với trữ lượng từ vài trăm nghìn tấn đến vài chục triệu tấn. ở các nơi này, quy
mô khai thác thường từ vài nghìn tấn đến 100-200 ngh.T/n. Tổng sản lượng hiện
nay không quá 200 ngh.T/n. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006)[3].
* Than mỡ
Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ
lượng địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 2 mỏ Làng Cẩm (Thái
Nguyên) và mỏ Khe Bố (Nghệ An). Ngoài ra, than mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn
La, Lai Châu, Hoà Bình song với trữ lượng nhỏ. Than mỡ được dùng chủ yếu
cho ngành luyện kim với nhu cầu rất lớn sau năm 2000, nhưng trữ lượng than
mỡ ở ta lại rất ít, điều kiện khai thác rất khó khăn. Sản lượng than mỡ khó có
khả năng cao hơn 0,2-0,3 tr.T/n, trong khi nhu cầu sẽ tăng đến 5-6 tr.T/n vào
giai đoạn 2010-2020. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006)[3].
19
20
* Than bùn
Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng chủ yếu tập
trung ở đồng bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U-Minh-Thượng và
U-Minh-Hạ). Cụ thể: - Đồng bằng Bắc Bộ: 1.650 tr.m3
- Ven biển Miền Trung: 490tr.m3
- Đồng bằng Nam Bộ: 5.000tr.m3 Trước đây vùng đồng bằng Nam Bộ
được đánh giá có trữ lượng là 1 tỷ tấn và còn cao hơn nữa. Nhưng nạn cháy
rừng đã phá huỷ làm mất rất nhiều trữ lượng than. Từ trước tới nay than bùn
được khai thác chủ yếu dùng làm chất đốt sinh hoạt (pha trộn với than antraxit
của Quảng Ninh) và làm phân bón ruộng với quy mô nhỏ, khai thác thủ công
là chính, sản lượng khai thác hiện nay được đánh giá là chưa đến 10 vạn T/n.
Khai thác than bùn làm chất đốt hay làm phân bón đều không có hiệu quả cao,

mặt khác việc khai thác than sẽ ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh trong
vùng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh đó điều kiện khai
thác, vận chuyển tiêu thụ, chế biến sử dụng than bùn cũng gặp không ít khó
khăn. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006)[3].
* Than ngọn lửa dài
Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), với trữ lượng địa chất
trên 100 triệu tấn. Hiện nay khai thác được thực hiện bằng phương pháp lộ
thiên, than khai thác chủ yếu phục vụ sản xuất xi măng ở Hải Phòng và Bỉm
Sơn với sản lượng trên dưới 100 nghìn tấn/năm. Than Na Dương là loại than
có hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính tự cháy, nên việc khai thác, vận chuyển,
chế biến sử dụng rất khó khăn và hạn chế. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006)[3].
* Than nâu
Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự báo 100 tỷ tấn.
Theo đánh giá sơ bộ, than có chất lượng tốt, có thể sử dụng cho sản xuất điện,
xi măng và công nghiệp hoá học. Nhưng để có thể khai thác được, cần tiến
20
21
hành thăm dò ở khu vực Bình Minh - Khoái Châu Hưng Yên, để đánh gía một
cách chính xác trữ lượng, chất lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa than,
nghiên cứu công nghệ khai thác thiết kế. Nói chung việc khai thác than này
rất khó khăn về mặt địa hình, dân cư trong vùng và về phương pháp khai thác
v.v Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất và khai thác, đối với
than Nâu ở đồng bằng sông Hồng thì có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ và
khai thác từ 2015-2020.
Hiện nay, Việt Nam có trữ lượng than đá vào khoảng 5 tỷ tấn. Hàm
lượng khí than ở các mỏ than này là khá cao, từ 4 đến 10 m3/tấn than. Tại
vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là miền võng Hà Nội, trong quá trình
thăm dò dầu khí đã phát hiện ở tất cả các bồn trầm tích đều gặp các lớp than
(mà chủ yếu là than nâu). Theo ước tính sơ bộ, tại miền võng Hà Nội có
khoảng 210 tỷ tấn thân phân bố trong khoảng chiều sâu 3500m. (Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, 2006)[3].
Như vậy, tài nguyên than Việt Nam rất đa dạng, phong phú và có trữ
lượng lớn trong đó trữ lượng than có khả năng khai thác cao đặc biệt là vùng
bể than Quảng Ninh.
b. Sản lượng khai thác than trong những năm gần đây ở Việt Nam
Theo thống kê năm 2010 của BP Năng lượng khảo sát, kết thúc 2009
Việt Nam có lượng dự trữ than đá là 150 triệu tấn, đưa vào sản xuất được 45
triệu tấn chiếm 0.73% của tổng số thế giới. (Công ty Cổ phần Chứng khoán
Hà Thành, 2010)[6].
Từ những năm trước Việt Nam chủ yếu sản xuất than để xuất khẩu, tuy
nhiên đến năm 2010 kế hoạch này đã thay đổi, hạn chế xuất khẩu để đáp ứng
nhu cầu than trong nước. Theo số HASC thống kê được, sản lượng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2003-2009 như sau:
21
22

Nguồn: HASC tổng hợp[6]
Hình 2.2. Sản lượng và xuất khẩu than tại Việt Nam (2003-2009)
Từ biểu đồ trên cho thấy lượng than sản suất ra trong 3 năm trở lại đây khá
đều không có nhiều sự đột biến, nhưng lượng than xuất khẩu gần bằng 50% lượng
sản xuất được là một thực trạng đáng lo ngại cho ngành than Việt Nam.
Ngành than trong năm 2009 sản xuất khoảng 43 triệu tấn than (tăng
9,8% so với năm 2008), trong đó xuất khẩu chiếm hơn một nửa (25,2 triệu
tấn, tăng 28%). Mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng đáng kể, giá trị xuất khẩu
lại giảm 7%. Trung Quốc vẫn là đối tác nhập khẩu than lớn nhất, chiếm đến
81% tổng khối lượng than và 70% tổng giá trị than xuất khẩu của Việt Nam.
Cũng trong thời gian thống kê này, sản lượng tiêu thụ than của Việt
Nam tăng 119.89%. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ than của Việt Nam được dự
đoán tăng trong những năm tiếp theo.
Như vậy, sản lượng khai thác than ở nước ta đang tăng rất nhanh, cung

cấp một phần nhu cầu trong nước ngoài ra còn xuất khẩu sang các nước khác.
Bên cạnh việc tăng sản lượng khai thác, ngành thanh cũng đang để lại những
22
23
hậu quả nặng nề, tác động không nhỏ đến môi trường tại khu vực khai thác và
ảnh lớn đến cộng đồng dân cư nơi đây. (Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà
Thành, 2010)[6].
2.2.2.2. Khai thác than ảnh hưởng đến môi trường nước ở Việt Nam
a. Hiện trạng môi trường tại các mỏ than Việt Nam
Hiện nay, TKV có khoảng 29 mỏ lộ thiên, 14 mỏ hầm lò phần lớn nằm
ở khu vực bể than Quảng Ninh. Trong những năm gần đây, cùng với việc tăng
sản lượng khai thác thì nạn ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác
cũng đang tăng lên ở mức báo động.
Môi trường vùng than Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái và ô nhiễm
nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm về nồng độ bụi, tiếng ồn và chất thải rắn
(đất đá). Theo kết quả thống kê cho thấy: Hàng năm các khu mỏ than khai
thác đổ thải từ vài trăm nghìn đến hàng triệu m
3
nước thải (5 triệu m
3
), hàng
trăm triệu m
3
đất đá và rất nhiều loại khí, bụi độc hại khác nhau (Bộ tài
nguyên và Môi trường, 2006) [4].
Tại Quảng Ninh, thực trạng nạn ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng
không nhỏ đến sức khoẻ người lao động và cuộc sống của người dân trên địa
bàn mỏ. Thực trạng môi trường ở Quảng Ninh đang đến hồi báo động, nhiều
cán bộ công nhân viên và nhân dân trên địa bàn vùng than từ khu vực Đông
Triều, Mạo Khê, Uông bí, Vàng Danh đến khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Cọc

Sáu, Cửa Ông , Mông Dương nhiều năm nay phải sống trong bụi than. Đặc biệt
tuyến đường “bão táp” (Mạo Khê – Bến Cân, Vàng Danh ra cảng Điền Công,
khu vực cảng 6, khu vực cầu 4 phường Cẩm Sơn và từ Cửa Ông đến Mông
Dương…) bụi than đã quá đến mức báo động (Bộ tài nguyên và Môi trường,
2006) [4].
Qua kết quả quan trắc môi trường trên khu vực mỏ khai thác, nồng độ
bụi tại các mỏ được quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) nhiều lần
23
24
(như khu vực mỏ Mông Dương, Hà Trung, Hồng Hà, Vàng Danh và Khe
Ngát). Nước thải của công ty than Hà Lầm (Quảng Ninh) có hàm lượng BOD
(nhu cầu ôxi hoá sinh học) và COD (nhu cầu ôxi hoá hoá học) vượt TCCP
nhiều lần (từ 3,9-5,7 lần); hàm lượng Sunfua, TSS của công ty than Mông
Dương (Quảng Ninh) cao gấp đôi mức TCCP; hàm lượng TSS trong nước
thải của công ty than Dương Huy (Quảng Ninh) còn vượt đến 15,6 lần TCCP
(Báo điện tử Quảng Ninh, 2007) [1].
Ngoài ra, khi quan trắc các thông số môi trường (đất, nước và không
khí) tại nhiều cty khai thác than khác thì các thông số được quan trắc đều
không đạt TCCP.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác than có những ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng canh tác nông nghiệp tại các khu vực gần khu mỏ khai thác. Ô
nhiễm môi trường tại Đông Triều (Quảng Ninh) do khai thác than đã làm suy
giảm nghiêm trọng chất lượng đất canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng
suất cây trồng. Ước tính thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại đây làm suy giảm
20% năng suất lúa toàn huyện (Báo điện tử Quảng Ninh, 2007)[1].
Có thể nói, việc tăng sản lượng khai thác than trong những năm qua đã
và đang kéo theo nhiều những tác động xấu cho môi trường, ảnh hưởng không
nhỏ đến HST tại khu vực khai thác và hoạt động sống của người dân quanh
vùng. Trong khi đó thì chính sách đầu tư cho các giải pháp bảo vệ môi trường,
chống ô nhiễm lại chưa tương sứng với sản lượng khai thác hàng năm.

b. Khai thác than ảnh hưởng đến môi trường nước Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của Cục Bảo vệ môi trường cho thấy, môi trường
tại Quảng Ninh môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khai thác than. Đặc
biệt, nước ở một số vùng khai thác than đã bị nhiễm bẩn nitơ, hóa chất cực
độc với sức khỏe con người. (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, 2005).[16]
24
25
Theo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch phát
triển ngành than đến năm 2020, có xét đến năm 2030, các mối nguy hại do ô
nhiễm nước thải từ các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và Khoáng
sản đã được đặt ra cấp thiết.
Lượng nước thải từ mỏ phụ thuộc vào sản lượng khai thác than từng
năm. Dựa trên số liệu kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp của các đơn vị thuộc ngành than, tổng lượng nước thải từ mỏ
(năm 2009) là 38.914.075m3. Con số này chưa phản ánh đầy đủ, vì chưa ai
tính được lượng nước rửa trôi từ các bãi thải mỏ. Đối với hai thông số điển
hình tác động đến môi trường của nước thải mỏ là độ pH và cặn lơ lưởng, các
kim loại nặng (sắt, mangan). Trong đó độ pH giao động từ 3,1 đến 6,5, hàm
lượng chất rắn lơ lửng cao hơn ngưỡng cho phép từ 1,7 đến 2,4 lần. Vì thế,
nước thải từ mỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông, suối, hồ vùng ven
biển - gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy giảm chất lượng nước. Đặc
biệt, ô nhiễm tại vùng mỏ là ô nhiễm tích lũy, cộng với tác động của nạn khai
thác than trái phép trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng một số hồ thủy lợi
vùng Đông Triều đã bị chua hóa, ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp.
Kết quả phân tích nước thải năm 2010 tại một số khai trường trên địa
bàn các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn cho thấy, nước thải từ các
mỏ thường chứa màu sắc cao, độ pH thấp. Nước thải tại các khai trường khai
thác mỏ Cọc Sáu, Cao Sơn, Mông Dương, Mạo Khê, Vàng Danh…đều có
hàm lượng chất lơ lửng cao hơn qui chuẩn. Hầu như nước thải tại các mỏ

than đều bị ô nhiễm mangan, vượt quá qui chuẩn cho phép.
Theo số liệu phân tích tại một số điểm giếng nước tại 3 tỉnh còn cho
thấy, các giếng nước tại các điểm khu dân cư, khu mỏ than, có dấu hiệu ô
nhiễm amoni và coliform ở mức độ nhỏ, có xu hướng giảm.
25

×