Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Báo cáo thực tập thực trạng thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.25 KB, 51 trang )

MỤC LỤC


2

A. MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc bao gồm 54 dân tộc, trong đó 53 dân
tộc là dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã đã
ban hành và thực hiện chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển tồn diện đối
với vùng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số. Từ sau Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng, kinh tế - xã hội của đất nước phát triển thuận lợi,
nhiều mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được thực hiện,
phát triển trên mọi mặt, với những chủ trương Đường lối đúng đắn của Đảng
và Nhà nước về công tác dân tộc, với trách nhiệm của cả hệ thơng chính trị từ
Trung ương đến địa phương, các chính sách mới ban hành đã phát huy tác
dụng và hiệu quả, một số chính sách đã được sửa đổi bổ sung theo hướng thiết
thực, phù hợp với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc tổ chức
tốt công tác dân tộc và các chính sách dân tộc góp phần thay đổi đáng kể bộ
mặt của vùng dân tộc và miền núi, đời sống vật chất và tinh thần của đồng
bào dân tọc thiểu vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ
rệt, tỷ lệ hộ nghèo được giảm nhanh chống trong thời gian gần đây, cũng
tương đương như trât tự, an toàn xã hội được ổn định, an ninh, quốc phòng
đươc giữ vững, đồng bào các dân tộc thiểu số đoàn kết, tin tưởng và sự lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước, nỗ lực phấn đấu vươn lên thốt nghèo.
Đại hội địa biểu tồn quốc lần thứ XII cũng khẳng định từ thực tiễn 30
năm đổi mới, nhất quán với quan điểm, Đảng ta đề ra nhiệm vụ tiếp tục hồn
thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tơn trọng, đồn
kết, giải quyết hài hoà quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo
chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, nâng cao chất
lượng giáo dục – đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ người tộc thiểu số, người uy tín của trơng cộng đồng các dân tộc,


tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính


3

sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp, chống kỳ thị dân tộc, nghiêm trị
những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Thực hiện phương châm “lý thuyết gắn với thực tiễn” tôi xin nghiêm cứu
về đề tài “Thực trạng thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay”.


4

B. NỘI DUNG
I. Khái quát về thành phố Hà Nội
1.1. Điều kiện tự nhiên
a, Vị trí và lãnh thổ
Thủ đơ Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34’ đến 21°18’ vĩ độ Bắc và từ
105°17’ đến 106°02’ kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Ngun, Vĩnh
Phúc ở

phía

Bắc, Hà

Nam, Hịa

Bình phía


Nam, Bắc

Giang, Bắc

Ninh và Hưng n phía Đơng, Hịa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.Hà Nội cách
thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo
thành 3 cực chính của Đồng bằng sơng Hồng. Hiện nay, thành phố có diện
tích 3358,6 km², chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng
thứ 41 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta, và là 1 trong 17 thủ đơ
có diện tích trên 3000 km².
Thủ đơ Hà Nội có bốn điểm cực là:
- Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
- Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
- Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
- Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
b, Địa hình
Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Địa hình
Hà Nội có thể chia ra làm hai bộ phận.
Vùng đồng bằng thấp và khá bằng phẳng, chiếm đại bộ phận diện tích
của các huyện thị xã và các quận nội thành, được bồi đắp bởi các dịng sơng
với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi
hiện đại và các bãi bồi cao cịn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết
của các dòng sơng cổ). Đó là các ơ trũng tự nhiên rất dễ bị úng ngập trong


5

mùa mưa lũ và khi có mưa lớn ở các huyện Đơng Anh, Gia Lâm, Thanh Trì,

Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức.
Do được khai phá và canh tác từ lâu đời nên hiện nay ở Hà Nội có hệ
thống đê điều ngăn lũ chạy dọc những triền sông. Hệ thống đê điều này khiến
cho các cánh đồng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm và phải xây
dựng nhiều cơng trình thủy lợi để tưới và tiêu nước.
Vùng đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố, thuộc các
huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao
như Ba Vì (1296 m), Gia Dê (707 m), Hàm Lợn (462 m)... Khu vực nội thành
có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Địa hình của Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của
các con sơng chính chảy qua Hà Nội.
c, Thủy văn
Sơng Hồng là con sơng chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở
huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng
Yên rồi xi về Nam Định, thành phố có nhiều gắn kết với Thăng Long từ thời
nhà Trần. Sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần
ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội cịn có sơng Đà là
ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dịng sơng Hồng ở phía Bắc
thành phố tại huyện Ba Vì. Ngồi ra, trên địa phận Hà Nội cịn nhiều sơng khác
như sơng Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Các sông nhỏ chảy trong
khu vực nội thành như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, (riêng sông Tô
Lịch đang xử lý)... là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết cịn lại
của các dịng sơng cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất,
khoảng 500 ha, đóng vai trị quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay
được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự. Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch
sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với



6

Hà Nội. Trong khu vực nội ơ có thể kể tới những hồ khác như Trúc
Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngồi ra, cịn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa
phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn – Đồng Mô, Suối Hai, Mèo
Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn.
Do q trình đơ thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các
sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng, lượng nước thải
chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường quá lớn. Chỉ tính riêng trong khu vực
nội đơ, mỗi ngày lượng nước thải xả thẳng ra hệ thống sông hồ vào khoảng
650.000 m3/ngày (2015). Sơng Tơ Lịch, trục tiêu thốt nước thải chính của
thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 250.000 m³ nước thải xả thẳng
xuống dịng sơng mà khơng hề qua xử lý. Nó bị ơ nhiễm nặng nề: nước sông
càng lúc càng cạn, màu nước càng ngày càng đen và bốc mùi hôi thối nặng.
Với chiều dài gần 20 km chảy qua địa bàn thủ đô, nhiều khúc của sông
Nhuệ nước đen kịt, đặc quánh, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc và gần như
khơng cịn xuất hiện sự sống dưới lịng sơng. Tương tự, sơng Kim Ngưu nhận
khoảng 125.000 m³ nước thải sinh hoạt mỗi ngày. Sơng Lừ và sơng Sét trung
bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Lượng nước
thải sinh hoạt và cơng nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các
sông mương nội và ngoại thành, ngồi vai trị tiêu thốt nước cịn phải nhận
thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng
nghề thủ cơng cũng góp phần vào gây nên tình trạng ơ nhiễm này.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a, Kinh tế
Năm 2020, GRDP của Thành phố tăng 3,98% so với năm 2019 (quý 1
tăng 4,13%; quý II tăng 1,76%; quý III tăng 3,95%; quỷ IV tăng 3,77%), đạt
mức thấp so với kế hoạch và mức tăng trưởng của năm 2019, chủ yếu do ảnh
hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 ước tính tăng 4.2% so

với năm 2019, đóng góp 0,09% vào mức tăng GRDP. Đây là khu vực ghi


7

nhận tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung và cao hơn mức tăng của nhiều
năm qua. Nguyên nhân chủ yếu do dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm
sốt, cơng tác tái đàn được quan tâm, quy mơ đàn lợn hiện có 1,36 triệu con,
tăng 26,2% so với cùng kỳ; chăn nuôi gia cầm và hoạt động thủy sản phát
triển tốt (quy mơ đàn gia cầm hiện có 39,9 triệu con, tăng 9,3%; sản lượng thịt
gia cầm xuất chuồng năm 2020 tăng 25,3%; sản lượng thủy sản tăng 3,5%).
Bên cạnh đó, thời tiết giai đoạn lúa trỗ bơng khá thuận lợi, cùng với công tác
bảo vệ thực vật được chú trọng đã góp phần tăng năng suất lúa; sản lượng lúa
vụ mùa 2020 toàn Thành phố ước đạt 447,2 nghìn tắn, tăng 2,4% so với vụ
mùa 2019.
Khu vực cơng nghiệp và xây dựng ước tính năm 2020 tăng 6,39% so
với năm 2019, đóng góp 1,43% vào mức tăng GRDP. Trong đó: Ngành cơng
nghiệp cả năm tăng 4,91%, đóng góp 0,69% vào mức tăng chung. Năm 2020,
ngành cơng nghiệp Hà Nội đang dần chuyển dịch theo hướng phát triển các
lĩnh vực cơng nghiệp hiện đại có giá trị xuất khẩu lớn như: Điều khiển kỹ
thuật số, tự động hóa, rô-bốt, nano, plasma, laser, công nghệ sinh học. Tuy
nhiên, ngành này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhất là
các ngành sản xuất, xuất khẩu sản phẩm và sử dụng nhiều nguyên, vật liệu,
phụ kiện nhập khẩu; Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ cũng ảnh
hưởng đến ngành sản xuất đồ uống của Thành phố.
Ngành xây dựng tiếp tục tăng cao 8,9% so với năm 2019, đóng góp
0,74% vào mức tăng chung, trong đó cơng tác giải ngân vốn đầu tư cơng có
chuyền biến tích cực; đã khởi cơng một số cơng trình lớn và hồn thành đưa
vào sử dụng một số cơng trình trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Thủ đô.

Khu vực dịch vụ năm 2020 tăng 3,29% so với năm trước (đóng góp
2,1% vào mức tăng GRDP), thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,27% năm 2018
và 7,59% năm 2019 do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại địch Covid-19, nhất là
các ngành, lĩnh vực: Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xuất nhập khẩu,
vui chơi, giải trí...


8

Ngành bán buôn, bán lẻ là điểm sáng trong khu vực dịch vụ năm 2020
với mức tăng 8,84%, là một trong những ngành đóng góp tích cực vào tăng
trưởng chung của Thành phố (đóng góp 0,81% vào mức tăng GRDP). Một số
ngành duy trì tăng trưởng khá: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 7,21%;
thông tin và truyền thông tăng 6,89%.
Năm 2020, hoạt động y tế, giáo dục được quan tâm, chú trọng; giá trị
tăng thêm ngành y tế và trợ giúp xã hội ước tăng 14,23% so với năm 2019;
ngành giáo dục và đào tạo tăng 7,01%.
Một số ngành dịch vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 có mức
tăng trưởng âm trong năm nay, trong đó: Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm
18,93% so với 2019; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (trong đó du
lịch, lữ hành chiếm 30%) giảm 16,88%; hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải
trí giảm 6,15%; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,25%; kinh doanh bất động sản
giảm 0,16%.
Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ
đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (tương đương 5.285
USD), tăng 2,34% so với năm 2019. Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm 2,24% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
23,67%; khu vực dịch vụ chiếm 62,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
chiếm 11,3% (Cơ cầu tương ứng năm 2019 là: 2,02%; 22,9%; 63,73% và 1
1,35%).

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện
280,5 nghìn tỷ đồng, đạt 100,6% dự tốn HĐND Thành phố giao, tăng 3,9%
so với thực hiện năm 2019, trong đó: Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước
thực hiện 18,9 nghìn tỷ đồng, đạt 102,7% dự tốn và bằng 99,8% so với thực
hiện năm 2019; thu từ dầu thơ 2,1 nghìn tỷ đồng, đạt 99,5% và bằng 63,2%;
thu nội địa (khơng kể đầu thơ) 259,5 nghìn tỷ, đạt 100,5% và tăng 4,7%.
b, Xã hội
- Dân số


9

Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong
nửa cuối thế kỷ 20. Vào thời điểm năm 1954, thành phố có 53 nghìn dân, trên
một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên
tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng
thủ đơ lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu
người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km²,
nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, với
việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn,
đạt con số 2.675.166 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây
nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm
trong 17 thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân
số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số toàn Hà Nội là 6.451.909 người, dân số
trung bình năm 2010 là 6.561.900 người. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm
2015, dân số Hà Nội là 7.558.956 người. Tính đến năm 2018, dân số Hà Nội
là 8.215.000 người, 55% dân số (tức 4,5 triệu người) sống ở thành thị, 3,7
triệu sống ở nơng thơn (45%).
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2505 người/km². Mật độ dân số
cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những

huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dưới 1.000
người/km². Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội
và Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác
như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73%
dân số, người Mường 0,75% và người Tày chiếm 0,23%.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn thành phố có 9 tơn giáo khác
nhau đạt 278.450 người, nhiều nhất là Cơng giáo có 192.958 người, tiếp theo
là Phật giáo đạt 80.679 người, đạo Tin lành có 4.226 người. Cịn lại các tơn
giáo khác như đạo Cao Đài có 410 người, Hồi giáo có 125 người, Baha'i
giáo có 25 người, Phật giáo Hịa Hảo có 13 người, 8 người theo Minh Lý đạo,
4 người theo Minh Sư đạo và 2 người theo Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam.


10

- Y tế
Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011 thì năm 2010,
thành phố Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố,
trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số
giường bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 11.536 giường, chiếm khoảng một
phần hai mươi số giường bệnh toàn quốc; tính trung bình ở Hà Nội 569
người/giường bệnh so với 310 người/giường bệnh ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện 1 giường bệnh có đến 2-3
bệnh nhân nằm điều trị là thường xuyên gặp. Cũng theo thống kê năm 2010,
thành phố Hà Nội có 2.974 bác sĩ, 2.584 y sĩ và 3.970 y tá.
Do sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội,
cũng là của cả miền Bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội ô thành phố. Các
bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Phụ
sản Hà Nội đều trong tình trạng quá tải. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước,
Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện, phịng khám tư nhân đang dần phát

triển. Năm 2007, tồn thành phố có 8 bệnh viện tư nhân với khoảng 300
giường bệnh. Theo đề án đang được triển khai, đến năm 2010, Hà Nội sẽ có
thêm 8 đến 10 bệnh viện tư nhân. Khi đó, tổng số giường bệnh tư nhân sẽ lên
tới khoảng 2.500 giường.
Cũng giống như Thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện chăm sóc y tế giữa
nội ô và các huyện ngoại thành Hà Nội có sự chênh lệch lớn. Sau đợt mở rộng
địa giới hành chính năm 2008, mức chênh lệch này càng tăng, thể hiện qua
các chỉ số y tế cơ bản. Nếu như tại địa phận Hà Nội cũ, tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng là 9,7%, thì ở Hà Tây, con số lên tới 17%. Tương tự, tuổi thọ trung
bình tại khu vực Hà Nội cũ khá cao, 79 tuổi, nhưng sau khi mở rộng, con số
này bị giảm xuống còn 75,6 tuổi. Tại khơng ít khu vực thuộc các huyện ngoại
thành, cư dân vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinh yếu kém, thiếu nước sạch
để sinh hoạt, phải sử dụng nước ao, nước giếng.
- Giáo dục


11

Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long – Hà Nội trở thành
trung tâm giáo dục của Việt Nam. Từ giữa thế kỷ XV cho tới cuối thế kỷ XIX,
Hà Nội luôn là một trong những địa điểm chính để tổ chức các cuộc thi thuộc
hệ thống khoa bảng, nhằm chọn những nhân vật tài năng bổ sung vào bộ máy
quan lại. Tuy vậy, về số lượng trạng nguyên, Hà Nội lại thấp hơn những vùng
đất truyền thống khác như Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định. Tới thời Pháp
thuộc, với vị trí là thủ đơ của Liên bang Đơng Dương. Một thời kì trường thi
Hà Nội bị nhập vào với trường Nam Định gọi là trường Hà Nam thi tại Nam
Định (1884 đến 1915). Hà Nội là một trung tâm giáo dục của khu vực, nơi
người Pháp đặt các trường dạy nghề và giáo dục bậc đại học, trong đó có Viện
Đại học Đơng Dương, Trường Y khoa Đông Dương, Trường Bách nghệ Hà
Nội là các trường mà sau này trở thành nền móng của giáo dục đại học ở Việt

Nam.
Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm
2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186
trường trung học phổ thông với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh. Hệ thống
trường trung học phổ thơng, Hà Nội có 40 trường cơng lập, một vài trong số
đó có chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời, như Trung học Chuyên
Hà Nội – Amsterdam, Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, Trung học
Chu Văn An, Trung học Trần Phú. Bên cạnh các trường công lập, thành phố
cịn có 65 trường dân lập và 5 trường bán công. Hà Nội cũng là địa điểm của
ba trường trung học đặc biệt, trực thuộc các trường đại học, là Trường Trung
học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự
nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội và Trường Trung học phổ thông Chuyên thuộc Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội. Các trường trung học chuyên này là nơi tập trung nhiều học sinh phổ
thông ưu tú khơng chỉ của Hà Nội mà cịn của tồn Việt Nam. Cùng với các
trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy trì những


12

trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ. Sau khi Hà Tây được sáp nhập
vào thành phố, Hà Nội hiện đứng đầu Việt Nam về số lượng người không biết
chữ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đạo tạo Việt Nam năm 2008, tồn
thành phố có gần 235.000 người mù chữ trên tổng số 1,7 triệu người của cả
quốc gia.
Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên địa
bàn Hà Nội có trên 50 trường đại học cùng nhiều cao đẳng, đạo tạo hầu hết
các ngành nghề quan trọng. Năm 2007, tại thành phố có 606.207 sinh viên,
Hà Tây cũng tập trung 29.435 sinh viên. Nhiều trường đại học ở đây như Đại

học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học
viện An ninh nhân dân, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là những trường đào tạo đa ngành
và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam.
Dẫu vậy thì giáo dục đại học phải đối mặt với nhiều bất cập. Khuôn
viên có tính truyền thống, phong cách sư phạm và có hồn văn hóa của những
trường lập ra từ xưa nay bị xẻ thịt thành nhà ở, nhà hàng, nhà băng... Đại học
Bách khoa bị cắt bởi đường phố, và còn lập ra cả phường như phường Bách
Khoa quận Hai Bà Trưng. Khn viên cổ kính của Viện Đại học Đơng
Dương thì chen vào nhà hàng 23 Lê Thánh Tơng phục vụ dân nhậu. Các ký
túc xá cũ lẫn mới thường được tạo điều kiện để sinh viên không ở được, như
cho hộ gia đình thuê trọ, mở nhà hàng, ... để sinh viên tự tìm chỗ ở yên tĩnh
mà học tập, từ đó chuyển đổi sử dụng ký túc. Phái thực dụng còn lên tiếng đòi
các trường phải di dời đi đâu đó quang đãng mà học, nhường lại "đất vàng"
cho các hoạt động hái ra tiền trước mắt.
c, Giao thơng
Là thành phố thủ đơ và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên
cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam
tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường


13

thủy và đường sắt. Giao thơng đường khơng, ngồi sân bay quốc tế Nội
Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố cịn có sân bay Gia Lâm ở phía
Đơng, thuộc quận Long Biên, từng là sân bay chính của Hà Nội những năm
1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực
thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó là sân bay Bạch Mai thuộc
quận Thanh Xuân được xây dựng từ năm 1919 và có thời gian đóng vai trị

như một sân bay qn sự.[104] Ngồi ra, Hà Nội cịn có sân bay qn sự Hịa
Lạc tại huyện Thạch Thất, sân bay quân sự Miếu Môn tại huyện Chương Mỹ.
Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một
tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu, một tuyến
quốc tế sang Cơn Minh, Trung Quốc. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Nước
Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi
khắp đất nước theo các Quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam và rẽ Quốc lộ
21 đi Nam Định, Quốc lộ 2 đến Hà Giang, Quốc lộ 3 đến Bắc Kạn, Cao
Bằng, Thái

Nguyên; Quốc

lộ

5 đi Hải

Phòng, Quốc

lộ

17 đi Quảng

Ninh, Quốc lộ 6 và Quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc.
II. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBDT,
Vụ pháp chế
2.1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBDT
a, Vị trí và chức năng
Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý
nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo

quy định của pháp luật.
b, Nhiệm vụ và quyền hạn
Ủy ban Dân tộc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định
số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và
những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây (bao gồm 25 nhiệm vụ, quyền hạn).


14

1) Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án
pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị
định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng
năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân cơng của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2) Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm,
hàng năm và các dự án, cơng trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực do Ủy
ban Dân tộc quản lý.
3) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách dân
tộc, chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã
hội hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thơn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới,
xã an toàn khu, vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao; các chính sách đầu tư,
hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; các chính sách, dự án
hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; các chính sách, dự án bảo
tồn và phát triển đối với các nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và tổ chức
thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án sau khi ban hành.
4) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đối với
người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách đặc thù đối với
cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; phối hợp với

Bộ Nội vụ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thu hút,
tăng cường cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số và
miền núi.
5) Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn
bản khác về công tác dân tộc theo phân cơng.
6) Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trình cấp có
thẩm quyền ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc
thiểu số và miền núi; chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người
dân tộc thiểu số, nâng cao dân trí ở vùng dân tộc thiểu số; chính sách để đồng


15

bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản
sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn
hóa tốt đẹp của mình; chính sách đầu tư, phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo
đáp ứng về cơ sở vật chất để phục vụ công tác giáo dục, đào tạo cho vùng dân
tộc thiểu số và miền núi.
7) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền
tiêu chí xác định thành phần dân tộc, danh mục các thành phần dân tộc Việt
Nam; tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát
triển, danh mục phân định các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo
trình độ phát triển, danh mục các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc
vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.
8) Ban hành các thơng tư, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Ủy ban Dân tộc; kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các
bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương ban hành có liên quan đến lĩnh vực cơng tác dân tộc; được cơ quan chủ
trì thẩm định mời tham gia thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
quan trọng do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ

trì soạn thảo có liên quan trực tiếp đến thực hiện chính sách dân tộc.
9) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách,
chương trình, dự án, đề án, cơng trình quan trọng quốc gia, quyết định, chỉ thị
đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban
Dân tộc.
10) Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ
chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ định kỳ và đột xuất theo quy định; rà soát việc thực hiện chính
sách dân tộc ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ở các


16

địa phương; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung
hồn thiện chính sách dân tộc cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu,
nhiệm vụ công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước.
11) Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng những điển hình tiên tiến là tập thể, cá
nhân tiêu biểu, người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số; khen thưởng theo thẩm
quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu
biểu có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, xây dựng, phát triển kinh
tế - xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở vùng dân tộc thiểu số.
12) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc tổ chức Đại hội đại
biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức các hoạt động giao lưu,
trao đổi kinh nghiệm giữa đại biểu dân tộc thiểu số, người có uy tín trong
đồng bào dân tộc thiểu số và các sự kiện khác liên quan đến công tác dân tộc
nhằm tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

13) Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy
những phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy
ban Dân tộc; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức
thực hiện các đề án, dự án tăng cường công tác truyền thông, đưa thông tin về
cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, truyền phát trực tuyến các kênh phát
thanh, truyền hình dân tộc trên mạng Internet; phối hợp thực hiện chính sách
trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số.
14) Tổ chức, chỉ đạo nghiên cứu khoa học, những vấn đề chiến lược, cơ
bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc; nghiên cứu lý luận và
tổng kết thực tiễn công tác dân tộc; ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ
và bảo vệ môi trường cho vùng dân tộc và miền núi; các hoạt động thực hiện
ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực công tác dân tộc đối với hệ thống
cơ quan làm công tác dân tộc và địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.


17

15) Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình vùng dân tộc thiểu số, tình
hình thực hiện nhiệm vụ cơng tác dân tộc ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các địa phương, đề xuất, kiến nghị các cơ quan có
thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác dân tộc và
đồng bào dân tộc thiểu số.
16) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê thuộc phạm vi quản lý nhà
nước về công tác dân tộc, hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc, bộ dữ
liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam.
17) Điều tra, khảo sát, nghiên cứu, tổng hợp về tình hình phát triển kinh
tế - xã hội của các dân tộc, thành phần dân tộc, tên gọi, phong tục, tập quán
các dân tộc thiểu số và những vấn đề khác về dân tộc.

18) Phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trong việc lập kế hoạch,
trình Chính phủ phân bổ nguồn lực giảm nghèo và các nguồn lực khác cho
các địa phương vùng dân tộc thiểu số; thẩm định hoặc tham gia thẩm định các
chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số theo quy định của pháp luật.
19) Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật; phối hợp với các tổ chức, cá
nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm
về công tác dân tộc, thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
theo quy định của pháp luật; quản lý, chỉ đạo hoặc tham gia thực hiện các
chương trình, dự án do nước ngồi, tổ chức quốc tế tài trợ, đầu tư vào vùng
dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
20) Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính,
cơng khai các loại thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; thực
hiện các nhiệm vụ khác về cải cách hành chính theo quy định của pháp luật.
21) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh
vực công tác dân tộc; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân;


18

phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo quy định của
pháp luật.
22) Tiếp đón, thăm hỏi và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương giải
quyết nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ, chính sách và
quy định của pháp luật.
23) Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực công tác dân tộc;
thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân

tộc theo quy định của pháp luật.
24) Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế cơng chức, viên chức, người
lao động; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số
lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, quyết định việc bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái,
khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện chế độ tiền lương và các
chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức do Ủy ban
Dân tộc quản lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ban hành
tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan làm công tác dân tộc
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phối hợp với
các cơ quan chức năng có liên quan trong việc hướng dẫn quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống
chính trị.
25) Xây dựng dự tốn ngân sách hàng năm; phối hợp với Bộ Tài chính
lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý để trình Chính phủ; quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán ngân
sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà nước, tài chính,
tài sản theo quy định của pháp luật.
c, Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc gồm có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm,
các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm (hiện nay có 4 người) và 19 Vụ, đơn vị trực


19

thuộc, gồm: (1) Vụ Kế hoạch - Tài chính; (2) Vụ Tổ chức cán bộ; (3) Vụ Pháp
chế; (4) Vụ Hợp tác quốc tế; (5) Thanh tra; (6) Văn phòng; (7) Vụ Tổng hợp;
(8) Vụ Chính sách dân tộc; (9) Vụ Tuyên truyền; (10) Vụ Dân tộc thiểu số;
(11) Vụ Địa phương I; (12) Vụ Địa phương II; (13) Vụ Địa phương III; (14)
Học viện Dân tộc; (15) Trung tâm Thông tin; (16). Báo Dân tộc và Phát triển;

(17) Tạp chí Dân tộc; (18) Nhà khách Dân tộc.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 13 là các đơn
vị giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng quản lý
nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 14 đến khoản 19 là các đơn vị sự
nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.
Các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách dân tộc, Vụ Địa
phương II, Vụ Địa phương III có 02 Phịng; Vụ Tổ chức cán bộ có 01 Phịng;
Văn phịng Ủy ban Dân tộc có 05 Phịng và Văn phịng đại diện tại Thành phố
Hồ Chí Minh; Thanh tra Ủy ban Dân tộc có 04 Phịng.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Vụ Pháp chế
a, Vị trí chức năng
Vụ Pháp chế là tổ chức chun mơn thuộc Uỷ ban dân tộc có chức
năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc (sau gọi Bộ
trưởng, Chủ nhiệm) thực hiện việc quản lý nhà nước bằng háp luật trong lĩnh
vực công tác dân tộc và tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định
của pháp luật.
b, Nhiệm vụ và quyền hạn
- Cơng tác xây dựng pháp luật;
- Cơng tác rà sốt, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp
điển hệ thống quy phạm pháp luật;
- Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
- Công tác PBGDPL;
- Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật;


20

- Cơng tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực
hiện pháp luật;

- Công tác bồi thường của Nhà nước;
- Công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng;
- Hợp tác với nước ngoài về pháp luật;
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế;
- Nghiên cứu khoa học;
- Công tác thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao hoặc theo
quy định của pháp luật.
c, Cơ cấu tổ chức
Vụ Pháp chế có vụ trưởng, các phó vụ trưởng và các chuyên viên, làm
việc theo chế độ thủ trưởng theo quy chế làm việc làm của Uỷ ban dân tộc và
quy chế làm việc của vụ.
Vụ trưởng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm và miễn nhiệm, chịu
trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm và trước pháp luật về tồn bộ hoạt
động của Vụ.
Các phó vụ trưởng của Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm và miễn nhiệm
theo đề nghị của vụ trưởng, phó vụ trưởng giúp vụ trưởng phụ trách một số
mặt công tác của vụ và chịu trách nhiệm trước vụ trưởng và trước pháp luật
về nhiệm vụ được phân công.
Các chuyên viên thực hiện nhiệm vụ theo chuyên môn do vụ trưởng
phân công và chịu trách nhiệm trước vụ trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ
được giao.
III. Thực trạng thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
3.1. Kết quả thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi
a) Về phát triển kinh tế


21


Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch chiến lược phát triển kinh
tế- xã hội ở vùng DTTS&MN, khu vực biên giới được các bộ, ngành, địa
phương quan tâm thực hiện. Các nghị quyết, kết luận quan trọng của Bộ
Chính trị ban hành mang tính định hướng 12 cùng với các quyết định của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng trọng điểm, khu vực biên giới, vùng DTTS&MN13 đã huy động được
nguồn lực lớn để đầu tư phát triển, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đồng
bộ. Trên cơ sở quy hoạch quốc gia theo từng vùng, ngành, lĩnh vực, các tỉnh
đã xây dựng quy hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương,
trong đó ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng có đơng người
DTTS nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho đồng bào.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết và có ý
nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN, mặc dù
nguồn lực cịn khó khăn nhưng Chính phủ đã tập trung bố trí nguồn vốn đầu
tư cơng ngân sách nhà nước (giai đoạn 2003-2008 khoảng 250.000 tỷ đồng,
giai đoạn 2011-2015 là 690 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 là 998
nghìn tỷ đồng14), tập trung xây dựng hàng vạn cơng trình hạ tầng cho vùng
DTTS&MN, chủ yếu là đường giao thông, hệ thống điện, thủy lợi, các cơng
trình nước sạch, trường, lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa, mạng lưới chợ... Kết
cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội
của vùng; đến nay, 100% huyện có đường đến trung tâm huyện lỵ; 98,4% xã
có đường ơ tơ đến trung tâm xã (năm 2008: 96%); 100% xã được tiếp cận với
điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện của cả vùng đạt 93,9%
(năm 2008: trên 70%); 100% xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, 99,7%
xã có trường mầm non, mẫu giáo; 99,3 % xã có trạm y tế15; gần 100% số xã
có nhà văn hóa hoặc điểm bưu điện văn hóa...
Riêng Chương trình 135 qua 20 năm thực hiện (1998 - 2018) với kinh
phí hợp phần hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng 38.864 tỷ đồng, hoàn thành đưa vào



22

sử dụng trên 200 trung tâm cụm xã và gần 38.700 cơng trình các loại, thực
hiện duy tu bảo dưỡng 9.044 cơng trình, đã làm thay đổi cơ bản diện mạo ở
vùng DTTS&MN, vùng biên giới.
Những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo đã được cả xã hội quan
tâm và chung tay thực hiện. Chương trình 135 cùng với các CTMTQG16, các
chương trình mục tiêu về y tế, văn hóa, xã hội17; các chính sách hỗ trợ nhà ở,
đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt18; cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất,
đào tạo nghề, giải quyết việc làm...19, ; hỗ trợ máy móc thiết bị, phân bón,
giống cây trồng vật ni; giao đất, giao rừng; khuyến nơng khuyến lâm...
được triển khai thực hiện 20; nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN có
nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở hạ tầng ngày càng hồn thiện. Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ 21; ngành
nông nghiệp đang theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Nhờ áp dụng khoa học
kỹ thuật và công nghệ, ngày càng xuất hiện nhiều mơ hình sản xuất tiên tiến,
hiện đại, hiệu quả 22; cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước thay đổi với năng
suất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Nhiều địa phương biết phát huy
tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào DTTS&MN, tập trung phát triển sản
xuất hàng hóa, chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo cơ chế thị trường 23. Các
loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch danh thắng, du lịch sinh thái,
du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa tâm linh đã khởi sắc và phát triển 24.
Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng DTTS&MN khá cao, giai
đoạn 2016 - 2018 đạt bình quân 7% và tăng dần hằng năm, cao hơn bình quân
chung cả nước: Tăng 6,67% năm 2016, 6,89% năm 2017 và 7,56% năm 2018,
trong đó có 21/52 địa phương có tốc độ tăng trên 8% (Phụ lục số 06)25. Đời
sống vật chất của đồng bào các DTTS ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ
nghèo giảm nhanh hằng năm: Bình qn tồn vùng DTTS&MN giảm 23%/năm; riêng các xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%/năm trở lên, các huyện

nghèo giảm 5-6%/năm trở lên26. Giai đoạn 2015-2018 đã có 08/64 huyện
nghèo theo Nghị quyết 30a thốt nghèo; 14/30 huyện nghèo hưởng cơ chế


23

theo Nghị quyết 30a thốt khỏi tình trạng khó khăn; 72/2.139 xã đặc biệt khó
khăn, xã biên giới, xã an tồn khu thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và
ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135.
Sau 8 năm thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nơng
thơn cả nước nói chung và vùng DTTS nói riêng được đổi thay rõ rệt; thu
nhập và điều kiện sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Giai đoạn
2011-2015 đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2018
huy động được 820.674 tỷ đồng đầu tư cho chương trình xây dựng nơng thơn
mới. Đến hết năm 2018, cả nước có 3.838 xã (đạt 43,02%) đạt chuẩn nơng
thơn mới; bình qn cả nước đạt 14,57 tiêu chí/xã; số xã dưới 05 tiêu chí cịn
10 xã, giảm 103 xã so với 2017, tập trung vào các tỉnh vùng dân tộc thiểu số,
miền núi (Hà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên, Kon Tum). Tại vùng DTTS&MN,
đã có 1.052/5.266 xã (chiếm 22,29% số xã của vùng) đạt chuẩn nông thôn
mới, trong đó có 72/2.139 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nơng thơn mới. Có
61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được
nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới27, trong đó có
27 đơn vị cấp huyện thuộc vùng DTTS&MN. Với kết quả đó, các mục tiêu
phấn đấu của CTMTQG xây dựng nơng thơn mới đã hồn thành vượt mức cả
về chỉ tiêu và thời gian so với kế hoạch. Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất,
nước sinh hoạt trên địa bàn các tỉnh vùng DTTS&MN28 sau 13 năm thực
hiện (2003 – 2016) đã hỗ trợ đất ở cho 93.664 hộ, đất sản xuất cho 107.827
hộ và giải quyết nước sinh hoạt cho hàng chục nghìn hộ DTTS. Do mục tiêu
chưa hồn thành, cịn nhiều đối tượng chưa được hưởng chính sách, Chính
phủ đã ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng

DTTS&MN giai đoạn 2017 - 202029 nhằm tiếp tục giúp đồng bào có đất ở,
đất sản xuất để ổn định và cải thiện cuộc sống.
Nhiều chính sách nhằm đầu tư cung cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn được thực hiện đồng bộ, ưu tiên vùng DTTS&MN. Chương
trình mở rộng quy mô vệ sinh và cấp nước nông thôn tại 21 tỉnh đang triển


24

khai thực hiện 30, cùng với các chương trình, dự án khác đã xây dựng và nâng
cấp hơn 16.300 công trình nước sạch, góp phần nâng tỷ lệ người dân nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 88,5%, tăng 12,5% so với
năm 2008; tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh tăng từ 55,2% năm 2008 lên 85,2%
năm 2017.
Các chính sách về giao đất giao rừng góp phần tạo việc làm, nâng cao
thu nhập cho đồng bào DTTS, tăng cường kết hợp phát triển kinh tế với
nhiệm vụ quốc phịng an ninh và bảo vệ mơi trường sinh thái. Tổng diện tích
rừng đã giao 805.559 ha cho 12.095 cộng đồng DTTS (trung bình 66,6
ha/cộng đồng và 936.135 ha cho 439.374 hộ gia đình DTTS (trung bình 2,13
ha/hộ). Lợi nhuận của các hộ chủ rừng tham gia mơ hình hợp tác, liên kết theo
chuỗi sản phẩm giai đoạn 2013-2017 tăng thêm từ 25-30%. Chính sách hỗ trợ
gạo cho bảo vệ và phát triển rừng (giai đoạn 2016-2018 đã hỗ trợ 93.224 tấn)
góp phần nâng cao mức sống, giúp người dân gắn bó với rừng, đồng thời phát
huy tính cộng đồng trong cơng tác bảo vệ, phịng cháy, chữa cháy rừng. Nhìn
chung, rừng đã và đang được quản lý có hiệu quả hơn. Tỷ lệ che phủ rừng
năm 2018 đạt 41,65% (năm 2004: 36,7%, năm 2008: 38,7%)31. Tình trạng
phá rừng, khai thác trái phép trên quy mô lớn cơ bản được kiềm chế, giảm các
điểm nóng.
Tại 5 tỉnh Tây Nguyên 32 còn khoảng 52.940 hộ thiếu đất sản xuất (chủ
yếu là hộ DTTS, di cư tự do) với diện tích khoảng 24.075 ha; tồn vùng đã rà

sốt, xác định được 490 khu vực với tổng diện tích khoảng 17.095 ha có khả
năng bố trí đất sản xuất cho đồng bào DTTS, di cư tự do (bằng 54,5% nhu
cầu), trong đó đã xây dựng phương án bố trí trực tiếp đất sản xuất tại 480 khu
vực cho 27.783 hộ với diện tích 16.891 ha. Đã có 7.640 hộ được hỗ trợ bằng
tiền, 4.180 hộ được hỗ trợ bằng hình thức chuyển đổi nghề nghiệp và 18.168
hộ được hỗ trợ bằng hình thức khác. Qua rà sốt, đã sắp xếp giữ lại 108/202
cơng ty nơng lâm trường với diện tích đất 935.120 ha; nhờ đó, việc sử dụng
đất của các công ty nông lâm trường ở Tây Nguyên được hiệu quả hơn, tình
trạng lấn chiếm và tranh chấp đất đai từng bước được giải quyết.


25

Với nguồn kinh phí ngân sách Trung ương 2.717 tỷ đồng và nguồn lồng
ghép khác, chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng
bào DTTS 33 đã giúp 16.742 hộ đồng bào ổn định cuộc sống. Các dự án của
Bộ Quốc phòng tham gia tổ chức di dân, sắp xếp ổn định dân cư, đến hết năm
2012 xây dựng được 276 điểm dân cư mới, chủ yếu là khu vực biên giới, hoàn
thành việc đỡ đầu, đón nhận được trên 100.000 hộ dân34.
Trong những năm qua, tình hình dân di cư tự do xảy ra ở nhiều nơi
trong phạm vi cả nước nhưng đã có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần
đây, đặc biệt số lượng người dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh
Tây Nguyên đã giảm rõ rệt. Từ năm 2005 - 2017, tổng số hộ dân di cư tự do
đến địa bàn các tỉnh khoảng 66.738 hộ, trong đó: vùng Tây Bắc: 5.811 hộ (đã
bao gồm 2.253 hộ dân di cư tự do đến huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên);
Tây Nguyên: 58.846 hộ và Tây Nam bộ là: 2.081 hộ. Đến hết năm 2017, đã
thực hiện bố trí, sắp xếp theo quy hoạch và người dân tự ổn định được
42.237/66.738 hộ (đạt 63,3%). Riêng giai đoạn 2013 - 2017, đã bố trí, sắp xếp
17.510 hộ vào các điểm dân cư theo quy hoạch. Các địa phương đã lập, phê
duyệt được 65 dự án, trong đó: 11 dự án đã hoàn thành, 39 dự án đang thực

hiện và 15 dự án chưa thực hiện. Đã có 3.020 hộ dân di cư tự do tại các tỉnh
Tây Nguyên được đăng ký tạm trú, tạm vắng, nhập hộ khẩu thường trú để địa
phương quản lý.
Đề án 79 “Sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo
quốc phòng, an ninh huyện Mường nhé, tỉnh Điện Biên” đã bố trí, sắp xếp
vào các điểm dân cư theo quy hoạch là 1.647 hộ/2.253 hộ; thành lập 32 bản
mới và bố trí xen ghép vào 06 bản ổn định; số còn lại đang sống phân tán,
chưa được bố trí, sắp xếp vào các điểm dân cư, đang tuyên truyền, vận động
quay về nơi ở cũ.
Đến 2018, cả nước có 197 dự án thủy lợi, thủy điện có hợp phần di dân,
tái định cư, với tổng số 94.323 hộ, trong đó: 93 dự án thuỷ điện với 81.693 hộ
tái định cư, 355.243 nhân khẩu và 104 dự án thuỷ lợi, với 12.630 hộ tái định


×