Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Vận dụng rào cản kỹ thuật trong bảo hộ cá tra có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.74 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------- ✪ --------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH KINH TẾ QUỐC TẾ

Đề tài: Vận dụng rào cản kỹ thuật trong bảo hộ cá tra có nguồn gốc xuất xứ từ Việt
Nam của EU. Phân tích tác động của rào cản kỹ thuật đối với cá tra nhập khẩu vào
thị trường này.

Nhóm

:7

Lớp học phần

: 2302FECO2051

GV hướng dẫn

: Lê Hải Hà

Hà Nội, tháng 3 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT

Họ và tên


Mã sinh viên

61

Nguyễn Thị Nga

20D260036

62

Lê Như Ngọc

20D260096

63

Phùng Thị Bích Ngọc

20D260037

64

Cao Ngọc Trung Nguyên

20D260097

65

Lê Minh Nguyệt


20D260038

66

Vũ Thị Hoài Nhi

20D260039

67

Nguyễn Thị Kiều Oanh

20D260099

68

Dương Thị Phượng

20D260041

69

Nguyễn Thị Kim Phượng

20D260101

70

Nguyễn Văn Quân


20D260102

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 4
1.1. Khái niệm rào cản kỹ thuật (TBTs) .....................................................................................4
1.2. Đặc điểm và vai trò của rào cản kỹ thuật ............................................................................ 5
1.3. Phân loại TBTs và tác động của các TBTs ......................................................................... 8
1.4. Rào cản kỹ thuật trong bảo hộ cá tra của EU .................................................................... 10
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG EU ÁP DỤNG RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÁ TRA
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ........................................................................................ 17
2.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào thị trường EU ...................... 17
2.2. Thực trạng TBTs của EU áp dụng với mặt hàng cá tra của Việt Nam. .............................23
2.3. Tác động của TBTs của EU đến việc Nhập khẩu cá tra của Việt Nam vào thị trường này
28
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÁ TRA XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU .................................................................................. 33
3.1. Kiến nghị đối với nhà nước ............................................................................................... 33
3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp. ....................................................................................... 34
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................37

2


PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thương mại quốc tế nói chung và trong chính sách thương mại của các
nước nói riêng, vấn đề tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại luôn đi liền với
nhau. Bởi nước nào cũng muốn tự do hóa thương mại nhằm thu được những lợi ích to
lớn từ việc mở cửa thị trường, nhưng mặt khác, mỗi nước có chính sách thương mại
riêng nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, như bảo vệ thị trường nội địa, đảm bảo
chất lượng cuộc sống hay những mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khác.
Thị trường EU được coi là một thi trường tiềm năng với sức tiêu thụ khá lớn đối
với các mặt hàng. Mặt hàng thuỷ sản cũng không nằm ngoại lệ. Tuy nhiên các quốc
gia xuất khẩu mặt hàng này hiện đang vấp phải những rào cản rất lớn về kỹ thuật khi
vào thị trường EU. Rào cản kỹ thuật hiện nay đang là một vấn đề tồn cầu, khơng chỉ
riêng các nước xuất khẩu mà cũng là vấn đề của các nước nhập khẩu. Mối quan hệ
giữa chính sách của nước nhập khẩu và quyền lợi của các nhà sản xuất trong nước có
thể chưa đựng những yếu tố phức tạp và mâu thuẫn. Tiền trình tự do hố thương mại
đang được tăng tốc bởi các hàng rào phi quan thuế sẽ được bãi bỏ và những hàng rào
thuế quan cũng sẽ bị cắt giảm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các nhà xuất
khẩu có thể dễ dàng tiếp cận vào thị trường EU. Việc tiếp cận thị trường EU trở nên
khó khăn hơn nhiều do việc tăng những quy định và các yêu cầu thị trường trong các
khía cạnh về an tồn, sức khỏe, chất lượng, các vấn đề môi trường và xã hội. Trước
đây, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhìn chung nhằm bảo vệ các nhà sản
xuất của Châu Âu. Nhưng ngày nay, việc bảo vệ môi trường và bảo vệ cho người tiêu
dùng ngày càng tăng đã dần thay thế cho việc bảo vệ nhà sản xuất và lao động.
Với những lý luận và thực tiễn trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu: “Vận dụng rào
cản kỹ thuật trong bảo hộ cá tra của EU. Phân tích tác động của rào cản kỹ thuật
đối với cá tra nhập khẩu vào thị trường này ” là rất cần thiết và có ý nghĩa.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm rào cản kỹ thuật (TBTs)
● Khái niệm rào cản kỹ thuật (TBTs)
Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barriers to Trade - TBTs) là
những tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập
khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ
những lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, mơi trường, an ninh,... Vì vậy mỗi
nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật
riêng đối với hàng hóa của mình và hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên trên thực tế, các
biện pháp kỹ thuật có thể là các rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng
có thể được sử dụng vì mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho
việc thâm nhập của hàng hóa nước ngồi vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng
cịn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.
● Các loại hàng hóa thường là đối tượng
- Máy móc thiết bị
+ Các cơng cụ lắp ráp và xây dựng chạy điện
+ Các thiết bị chế biến gỗ và kim loại
+ Thiết bị y tế
+ Thiết bị chế biến thực phẩm
- Các sản phẩm tiêu dùng
+ Dược phẩm
+ Mỹ phẩm
+ Bột giặt tổng hợp
+ Đồ điện gia dụng
+ Đầu máy video và tivi
+ Thiết bị điện ảnh và ảnh
+ Ơ tơ
+ Đồ chơi
4



+ Một số sản phẩm thực phẩm
- Nguyên liệu và các sản phẩm phục vụ nơng nghiệp
+ Phân bón
+ Thuốc trừ sâu
+ Các hóa chất độc hại
1.2. Đặc điểm và vai trò của rào cản kỹ thuật
1.2.1. Đặc điểm của TBTs
Hiệp định TBT đưa ra 6 nguyên tắc mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ
khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá
hợp chuẩn, hợp quy của hàng hóa.
Ngun tắc 1: Khơng đưa ra những cản trở khơng cần thiết đến hoạt động thương
mại. Theo đó, trước hết các cản trở khi đưa ra phải phục vụ cho một mục đích chính
đáng.
Ngun tắc 2: Khơng phân biệt đối xử (được thể hiện qua hai nguyên tắc là
nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia). Giống như các hiệp
định khác quy định rằng “đối với các quy chuẩn kỹ thuật, sản phẩm nhập khẩu từ lãnh
thổ của bất cứ thành viên nào được đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành
cho các sản phẩm tương tự của nước sở tại và sản phẩm tương tự của bất cứ nước thứ
ba nào”. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia được áp dụng
cho cả các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp.
Ngun tắc 3: Hài hịa hóa (Các nước thành viên phải bảo đảm tăng cường việc
thông qua các tiêu chuẩn chung về cùng một đối tượng, mà trước đó mỗi nước có một
số yêu cầu riêng của nước mình). Trong ngun tắc này cịn đề cập đến vấn đề đối xử
đặc biệt và khác biệt đối với các thành viên đang phát triển, đó là: các nước thành viên
bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển; có sự linh hoạt trong ban hành và áp dụng
các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp.
Nguyên tắc 4: Bình đẳng (khuyến khích các nước thành viên hợp tác để công
nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp của nhau).

Nguyên tắc 5: Thừa nhận lẫn nhau (Các nước thành viên được khuyến khích ký
kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với các kết quả đánh giá sự phù hợp: kết quả
thử nghiệm, chứng nhận, hiệu chuẩn, giám định chất lượng hàng hoá).
5


Nguyên tắc 6: Minh bạch hóa (Nguyên tắc này được thể hiện ở việc quy định về
lấy ý kiến cho dự thảo quy định kỹ thuật, thời gian có hiệu lực của chúng).
1.2.2. Vai trò của TBTs
Thứ nhất, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về sức khỏe và an toàn. Bằng cách
thiết lập các tiêu chuẩn, quy định và các yêu cầu kỹ thuật đối với các sản phẩm và dịch
vụ, các cơ quan quản lý có thể đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường
đều đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn và hợp pháp.
Các rào cản kỹ thuật đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn chặn các sản phẩm
giả mạo, hàng giả, hàng nhái hoặc sản phẩm kém chất lượng từ việc nhập khẩu, xuất
khẩu. Theo đó, người tiêu dùng sẽ có được quyền lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt và
an tồn cho sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, TBTs cũng giúp bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng bằng cách đòi hỏi các nhà sản xuất và các nhà cung cấp cung cấp
thông tin rõ ràng và đầy đủ về sản phẩm hay dịch vụ của họ. Các thơng tin này bao
gồm các thành phần, tính năng, giá cả và các yêu cầu khác liên quan đến sản phẩm hay
dịch vụ.
Thứ hai, giúp làm giảm áp lực cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại mà các
nước thường có lợi thế. Bằng cách yêu cầu các sản phẩm này phải đáp ứng tiêu chuẩn
kỹ thuật được đặt ra bởi các cơ quan chức năng của nước nhập khẩu. Như vậy, các sản
phẩm nhập khẩu, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ các nước có lợi thế, sẽ phải
đáp ứng các tiêu chuẩn cục bộ này để được phép tiếp cận thị trường của nước đó.
Điều này có nghĩa là các sản phẩm nhập khẩu sẽ phải đáp ứng các yêu cầu khắt
khe và thường có chi phí cao hơn để tuân thủ các tiêu chuẩn này. Điều này có thể giúp
làm giảm áp lực cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại và tạo điều kiện cơng bằng
cho các nhà sản xuất trong nước.

Ngồi ra, cơ chế kiểm tra và giám sát các sản phẩm nhập khẩu cũng là một yếu tố
quan trọng của TBTs. Điều này giúp ngăn chặn các sản phẩm nhập khẩu trái phép
hoặc giả mạo từ việc cạnh tranh với các sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước.

6


Thứ ba, giúp các doanh nghiệp trong nước có điều kiện đầu tư nâng cao năng
lực sản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng. Bằng cách yêu cầu
các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Các sản phẩm nhập
khẩu phải tuân thủ các yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm,
nếu khơng thì chúng sẽ không được phép tiếp cận thị trường của nước đó.
Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước có thể đầu tư để nâng
cao năng lực sản xuất của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao này. Doanh
nghiệp có thể sử dụng các thiết bị sản xuất và công nghệ tiên tiến hơn để sản xuất các
sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mới. Làm tăng năng lực sản xuất và tăng
khả năng cạnh tranh của họ trong môi trường hoạt động quốc tế.
Ngồi ra, các TBTs cịn giúp các doanh nghiệp trong nước xây dựng một hệ
thống chất lượng cao bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và quy định kỹ thuật
cao hơn cho các sản phẩm của họ. Khơng chỉ giúp đảm bảo an tồn và chất lượng của
sản phẩm mà còn giúp tạo niềm tin và lòng tin của khách hàng, mang lại lợi thế cạnh
tranh cho các doanh nghiệp trong nước.
Thứ tư, bảo vệ môi trường. Bằng cách áp đặt các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định
liên quan đến bảo vệ môi trường, đồng thời giới hạn sự sản xuất và tiêu thụ các sản
phẩm khơng thân thiện với mơi trường.
Các TBTs có thể bao gồm các yêu cầu về thông tin sản phẩm, quy định về khả
năng tái chế và phân hủy, quy định về hóa chất độc hại và các tác động tiêu cực lên
môi trường, quy định về sử dụng năng lượng và cách tiết kiệm tài ngun. Các TBTs
cịn có thể yêu cầu các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt để
đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, hạn chế sử dụng các chất độc hại và

giới hạn các thực phẩm và hàng hóa gây ơ nhiễm.
Việc áp đặt các TBTs có thể giúp tạo ra một môi trường sản xuất riêng biệt, trong
đó các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự như nhau nhằm giảm thiểu các
tác động tiêu cực đến mơi trường. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng
công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên và hạn chế sử dụng các chất độc hại trong quá
trình sản xuất.

7


1.3. Phân loại TBTs và tác động của các TBTs
1.3.1. Phân loại TBTs
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý làm
chuẩn để phân loại, đánh giá, sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ... nhưng khơng bắt buộc
áp dụng. Tiêu chuẩn trở thành “hàng rào” khi hệ thống tiêu chuẩn này quy định q
chi tiết, q khác biệt, khơng có căn cứ khoa học gây khó khăn cho hàng hóa lưu thông
trên thị trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật: là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu
cầu quản lý mà sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ... phải tuân thủ, bắt buộc áp dụng. Quy
chuẩn kỹ thuật là hình thức của hàng rào kỹ thuật trong thương mại bởi vì: nếu có quy
định chặt chẽ hơn mức cần thiết để đạt được một mục tiêu đã định, hoặc khi nó khơng
đạt được một mục tiêu hợp pháp.
- Quy trình đánh giá sự phù hợp: là việc sử dụng một bên trung lập thứ ba
(không phải người bán, và cũng không phải người mua) để xác định các tiêu chuẩn
hoặc quy định kỹ thuật có được đáp ứng hay khơng. Quy trình này có thể trở thành trở
ngại không cần thiết đối với thương mại khi các thủ tục gây mất nhiều thời gian hơn
hay chặt chẽ hơn mức cần thiết để đánh giá xem liệu một sản phẩm có tuân thủ với
pháp luật trong nước hay với pháp luật của quốc gia nhập khẩu.
1.3.2. Các nhóm nội dung được nêu trong các quy chuẩn - tiêu chuẩn kỹ thuật
- Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính về chất lượng)

- Các quy trình và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng/tác động đến đặc
tính của sản phẩm
- Các thuật ngữ, ký hiệu
- Các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm
1.3.3. Tác động của các TBTs
1.3.3.1. Tác động đối với nước nhập khẩu
Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

+ Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật đã + Không tạo ra động lực phát triển nền
làm nâng cao chất lượng hàng hóa nhập SX trong nước
khẩu vào thị trường này, qua đó quyền + Giảm lợi ích người tiêu dùng và nền
lợi người tiêu dùng được nâng cao

sản xuất của ngành khác trong nền kinh
8


+ Việc áp dụng các biện pháp rào cản kỹ tế
thuật giúp bảo vệ mơi trường

+ Tăng chi phí cho các sản phẩm nhập

+ Bảo hộ nền sản xuất trong nước, hạn khẩu: Các TBTs đặt ra các yêu cầu và
chế nhập khẩu hàng hóa nước ngồi

tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải đáp ứng để

+ Phát triển thị trường nội địa: Về lâu sản phẩm được nhập khẩu. Những yêu

dài, áp đặt các TBTs có thể thúc đẩy các cầu này nhiều khi phức tạp và đòi hỏi
doanh nghiệp trong nước phải cải tiến các nhà sản xuất phải mất nhiều thời gian
các sản phẩm của họ để đáp ứng các tiêu và tiền bạc để đáp ứng. Do đó, nó có thể
chuẩn và quy định kỹ thuật được đề ra dẫn đến sự tăng giá cả sản phẩm đối với
trong các quy định TBTs. Việc cải tiến các nước nhập khẩu và làm giảm lợi thế
sản phẩm sẽ giúp nâng cao chất lượng cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị
sản phẩm nội địa, làm tăng giá trị sản trường.
xuất và phát triển thị trường
1.3.3.2. Tác động đối với nước xuất khẩu
Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

+ Là động lực tạo cho các doanh nghiệp + Lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ giảm
xuất khẩu cần phải được nâng cao năng sút, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải
lực sản xuất, cạnh tranh, nâng cao chất tăng chi phí sản xuất để thay đổi điều
lượng cho sản phẩm của mình

kiện sản xuất sao cho đáp ứng được

+ Là biện pháp bảo vệ môi trường

những yêu cầu về quy định kỹ thuật

+ Phát triển công nghiệp và tiết kiệm tài + Bên cạnh việc gây thiệt hại lớn cho các
nguyên: Các TBTs có thể buộc DN phải doanh nghiệp, nhà xuất khẩu thì cũng
sử dụng các cơng nghệ mới và tiết kiệm ảnh hưởng tới những người lao động sản
tài nguyên để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ xuất trong các ngành sản xuất xuất khẩu
thuật và quy định được đặt ra. Đây là
một cơ hội cho các nước xuất khẩu để

phát triển các ngành công nghiệp mới và
tiết kiệm tài nguyên, tăng cường sáng tạo
và nâng cao năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
9


+ Tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu: Các
doanh nghiệp xuất khẩu có thể sử dụng
TBTs nhằm tăng giá trị sản phẩm của
mình bằng cách đưa ra các sản phẩm đáp
ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao và đáp
ứng các u cầu bảo vệ mơi trường cao.
Điều này có thể giúp tăng giá trị của các
sản phẩm xuất khẩu của các nước nói
chung và giải quyết yêu cầu của các thị
trường xuất khẩu khó tính.
1.4. Rào cản kỹ thuật trong bảo hộ cá tra của EU
1.4.1. Quy chuẩn kỹ thuật
● Yêu cầu bắt buộc là gì?
Để xuất khẩu cá tra sang Châu Âu, hãy đảm bảo rằng nhà xuất khẩu tuân theo
các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt của Châu Âu. Hơn nữa, không cho
phép xử lý cá tra của nhà xuất khẩu với carbon dioxide cho thị trường châu Âu và hãy
kiểm soát hàm lượng chlorate trong sản phẩm của nhà xuất khẩu. Minh bạch về lượng
nước thêm vào là một yêu cầu bắt buộc quan trọng khác khi xuất khẩu cá tra sang
Châu Âu.
● Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phải được đáp ứng
Châu Âu rất khắt khe về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Các sản phẩm bị phát
hiện không tuân thủ sẽ bị báo cáo trong Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và
thức ăn chăn nuôi (RASFF). Nếu công ty nhà xuất khẩu nằm trong danh sách đó, các

container hàng của công ty sẽ bị kiểm tra kỹ lưỡng tại cảng nhập. Việc kiểm sốt này
có thể mất từ ​ ​

2 đến 3 tuần sau khi đến cảng. Mọi chi phí phát sinh nhà xuất khẩu

sẽ phải trả . Ngồi ra, nên kiểm soát nhiệt độ liên tục.

10


Để nhập khẩu vào EU, bắt buộc phải có giấy chứng thư vệ sinh kèm theo sản
phẩm. Yêu cầu đại lý giao nhận logistic của nhà xuất khẩu cho một giấy chứng thư vệ
sinh. Điều này là bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm thủy hải sản, bao gồm cả cá tra.
Sức khỏe và vệ sinh là quan trọng đối với khách hàng. Hãy chắc chắn rằng không có
chất gây ơ nhiễm trong thành phẩm. Thủy sản dành cho thị trường châu Âu thường
được kiểm tra trước khi vận chuyển, đơi khi trong phịng thí nghiệm của chính người
mua, đơi khi trong các phịng thí nghiệm được cơng nhận (độc lập).
Các quy tắc của Liên minh Châu Âu về vệ sinh thực phẩm bao trùm tất cả các
công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và đưa ra thị trường đối với tất cả thực phẩm
dùng cho người.
● Kiểm soát hàm lượng Chlorate
Hàm lượng chlorate quá cao trong thực phẩm có thể gây ra các nguy cơ sức khỏe
cho người tiêu dùng, đặc biệt là đối với những nhóm có nguy cơ. Chlorate là một sản
phẩm phụ của các sản phẩm gốc clo. Các chlorate này làm sạch nước uống hoặc được
sử dụng như một chất khử trùng trong cơng nghiệp chế biến thực phẩm. Do đó, thủy
hải sản đơng lạnh, và các sản phẩm có thêm nước, có nhiều khả năng có hàm lượng
chlorate cao hơn nhiều.
Liên minh Châu Âu vẫn chưa thiết lập mức dư lượng tối đa cụ thể (MRL) đối với
chlorate trong thực phẩm và MRL mặc định là 0,01 miligam/kg được áp dụng. Liên
minh châu Âu đang nỗ lực tăng cường quy định về mức dư lượng trong thực phẩm và

nước.
Ngay cả ở MRL mặc định, sản phẩm thường bị vi phạm vì có hàm lượng chlorate
cao hơn. Hồi cuối tháng 10/2019, một số lơ hàng philê cá tra đơng lạnh có thêm nước
từ Việt Nam bị phát hiện có hàm lượng chlorate cao hơn và bị đưa vào cảnh báo nhanh
RASFF. Hàm lượng chlorate cao có thể gây hại cho danh tiếng của sản phẩm, nhà sản
xuất và người bán cá tra.
● Hãy minh bạch về lượng nước được thêm vào sản phẩm

11


Được biết, cá tra thường được bổ sung thêm nước. Một ít nước được thêm vào
bên ngồi sản phẩm (mạ băng) để tạo lớp bảo vệ cho cá tra trong q trình vận chuyển.
Lớp mạ băng q dày có thể bị lợi dụng để điều chỉnh giá bán. Một cách khác khi
thêm nước và điều chỉnh giá là cho nước vào cá tra qua xử lý và ngâm phốt phát. Điều
quan trọng là phải minh bạch về lượng nước được sử dụng trong hoặc xung quanh sản
phẩm để tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng cuối cùng. Thêm nước là hợp pháp,
ghi sai là gian lận.
Theo Quy định của Liên minh Châu Âu (EU) 1169/2011, nhà xuất khẩu phải đề
cập rõ ràng trọng lượng tịnh của sản phẩm cá tra trên bao bì dưới dạng thơng tin thực
phẩm “xác định mua hàng”. Đây là trọng lượng của sản phẩm cá tra không mạ băng.
Bằng cách chỉ đề cập đến trọng lượng tịnh của sản phẩm chứ không phải tổng trọng
lượng, người tiêu dùng cuối cùng có thể hiểu rõ họ mua gì. Nước rẻ hơn cá. Khơng
được phép cung cấp thông tin sai lệch, gây hiểu nhầm hoặc gây nhầm lẫn về các tính
năng chính của sản phẩm.
● Khơng xử lý cá tra bằng oxit cacbon
Việc xử lý cá tra bằng oxit cacbon (CO) không được phép ở Liên minh châu Âu,
khơng giống như ở nhiều nước khác ngồi EU. Xử lý oxit cacbon được sử dụng để cải
thiện bề ngoài của sản phẩm cá tra và giữ cho máu cá tra có màu đỏ và thịt trắng. Liên
minh châu Âu cho rằng việc xử lý bằng oxit cacbon có thể che dấu sự hư hỏng của sản

phẩm và do đó điều này khơng được phép.

12


1.4.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật
● Người mua thường có những yêu cầu bổ sung nào?
Người mua có các yêu cầu bổ sung về an toàn thực phẩm. Đối với các loài cá tra,
cũng như tất cả các loại thủy hải sản khác, cơ sở của nhà xuất khẩu cần được cơng
nhận về an tồn thực phẩm, tùy thuộc vào u cầu cụ thể của người mua. Các chương
trình chứng nhận an toàn thực phẩm được yêu cầu phổ biến nhất cho các sản phẩm
thủy sản là IFS (Tiêu chuẩn Đặc trưng Quốc tế) và hoặc BRC (Hiệp hội Bán lẻ Anh).
Bằng cách có giấy chứng nhận an tồn thực phẩm, nhà xuất khẩu có thể cho
khách hàng thấy rằng nhà xuất khẩu có quy trình làm việc tốt để có thể áp dụng các
biện pháp kiểm sốt và thơng qua đó các mối nguy về an tồn thực phẩm có thể được
ngăn chặn, loại bỏ hoặc giảm xuống mức có thể chấp nhận được (tới hạn). Nó cũng
cho thấy rằng nhà xuất khẩu có thể truy xuất ngun liệu thơ và vật liệu đóng gói của
mình.
● Người mua thường muốn có bằng chứng về tính bền vững
Chứng nhận bền vững cho các sản phẩm cá tra đang chuyển từ yêu cầu thích hợp
sang yêu cầu bổ sung của người mua, đặc biệt nếu nhà xuất khẩu chọn lĩnh vực bán lẻ
(Bắc) Châu Âu là thị trường cuối cùng. Các khu vực khác của châu Âu và các thị
trường cuối cùng đang ngày càng đòi hỏi cá tra được chứng nhận bền vững.
Chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) là chứng nhận
bền vững được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường này. Tuy nhiên, trong những năm
qua, Sáng kiến ​ ​

Thủy sản Bền vững Toàn cầu đã xây dựng một hệ thống tiêu

chuẩn cho các chứng chỉ về tính bền vững. Thơng qua đó, chúng đảm bảo tất cả các

chứng nhận được GSSI phê duyệt đều phù hợp với tiêu chuẩn của FAO, vì vậy được
coi là chứng nhận tốt nhất. Hiện nay, một số tiêu chuẩn chứng nhận đã được đưa vào,
rất nhiều nhà bán lẻ (và các công ty thủy sản khác) tự tuân thủ GSSI.
Điều này mang lại cơ hội cho nhà xuất khẩu vì sẽ có nhiều chương trình chứng
nhận thủy sản tham gia vào thị trường, chẳng hạn như Thực hành Nuôi trồng Thủy sản
Tốt nhất (BAP) của Liên minh Ni trồng Thủy sản Tồn cầu. Tuy nhiên, hầu hết
người tiêu dùng châu Âu vẫn chưa quen với các tiêu chuẩn khác này. Do đó, các nhà
bán lẻ có thể tiếp tục tập trung vào ASC ngay từ bây giờ. Các tiêu chuẩn bền vững này
sẽ là giấy phép để sản xuất trong một vài năm.
13


● Các yêu cầu đối với thị trường ngách là gì?
Ở Liên minh Châu Âu, nếu nhà xuất khẩu muốn tiếp thị sản phẩm của mình là
sản phẩm hữu cơ, trước tiên sản phẩm đó phải được chứng nhận. Ni hữu cơ có nghĩa
là tơn trọng các ngun tắc, quy tắc và yêu cầu của nuôi hữu cơ. Chứng nhận hữu cơ
vẫn được coi là một yêu cầu của thị trường ngách. Ở một số nước châu Âu, chẳng hạn
như Đức và Thụy Sĩ, các sản phẩm hữu cơ đang trở thành một thị trường ngách quan
trọng. Có chứng nhận hữu cơ có thể thúc đẩy cơ hội kinh doanh của nhà xuất khẩu ở
thị trường châu Âu và cho phép nhà xuất khẩu tính giá cao hơn cho cá tra của mình.
Tiêu chuẩn ni trồng thủy sản hữu cơ của Liên minh Châu Âu là yêu cầu tối
thiểu mà người mua đối với phân khúc hữu cơ sẽ có. Một số người mua có thể yêu cầu
các chứng chỉ bổ sung như Naturland từ Đức hoặc Agricultural Biologique từ Pháp.
1.4.3. Quy trình đánh giá sự phù hợp của EU đối với cá tra
Sau khi chính phủ nước xuất khẩu nộp đơn xin Liên minh Châu Âu chấp thuận
cho xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, các cơ quan có thẩm quyền của Châu Âu sẽ
tham có một cuộc đối thoại và chỉ định một “cơ quan có thẩm quyền”. Cơ quan này sẽ
chịu trách nhiệm triển khai và thực hiện các quy định đáp ứng các yêu cầu của Châu
Âu.
Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan chính phủ ở quốc gia của bên xuất khẩu mà

Liên minh Châu Âu chỉ định có năng lực (có thẩm quyền) cao nhất trong việc giám sát
các sản phẩm thủy sản được XK sang Liên minh Châu Âu để đảm bảo an toàn và chất
lượng của thực phẩm. Liên minh châu Âu ký một thỏa thuận với bộ này, giao cho họ
trách nhiệm về các biện pháp kiểm soát bắt buộc trước khi xuất khẩu.
Thơng thường, cơ quan có thẩm quyền là một cơ quan trong bộ, quản lý nuôi
trồng và khai thác thủy sản. Ví dụ, cơ quan có thẩm quyền ở Peru là Organismo
Nacional de Sanidad Pesquera (SANIPES); ở Costa Rica là Dịch vụ Thú y Quốc gia
(SENASA); ở Senegal là Tổng cục Công nghiệp Chế biến Thủy sản; ở Bangladesh là
Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Phát triển Nông thôn; và tại Việt
Nam là Cục NAFIQAD thuộc Bộ NN và PTNT.

14


Sau khi cơ quan có thẩm quyền được chỉ định và sau khi Liên minh Châu Âu
chấp thuận cho xuất khẩu thuỷ sản sang Châu Âu, cơ quan đó có thể phê duyệt các cơ
sở của nhà xuất khẩu để xuất khẩu sang Châu Âu. Cơ quan có thẩm quyền có trách
nhiệm cập nhật danh sách các cơ sở. Nếu có bất kỳ thay đổi nào xảy ra, họ sẽ sử dụng
hệ thống TRACES-NT để thông báo cho Liên minh Châu Âu.
Đại diện của cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia của nhà xuất khẩu sẽ đến kiểm
tra các cơ sở của nhà xuất khẩu để đảm bảo rằng các quy định được đáp ứng. Các yêu
cầu chính mà nhà xuất khẩu với tư cách là nhà cung cấp cần đáp ứng là thực hiện các
tiêu chuẩn phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và khả năng truy
xuất nguồn gốc sản phẩm của nhà xuất khẩu trở lại tàu cá hoặc trang trại nuôi trồng
thủy sản đã đăng ký.
HACCP là một phương pháp để kiểm soát hoạt động chế biến của nhà xuất khẩu.
Phương pháp này giúp nhà xuất khẩu xác định các vấn đề có thể xảy ra và hướng dẫn
nhà xuất khẩu cách ngăn ngừa và giải quyết chúng, với mục đích đảm bảo vệ sinh, an
toàn và truy xuất nguồn gốc. Châu Âu có một trong những tiêu chuẩn an tồn thực
phẩm cao nhất trên thế giới. Các sản phẩm bị phát hiện không tuân thủ sẽ được đăng

tải và báo cáo trong Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
(RASFF).
Các quy định của Liên minh Châu Âu về vệ sinh thực phẩm bao gồm tất cả các
giai đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và đưa ra thị trường thực phẩm dùng cho người.
Các quy định vệ sinh của Liên minh Châu Âu bao gồm những điều sau đây:
- Người kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm chính về an tồn thực phẩm;
- An tồn thực phẩm được đảm bảo trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, bắt đầu từ
sản xuất chính;
- Thực hiện chung các thủ tục dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và các
điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);
- Áp dụng các yêu cầu vệ sinh cơ bản, có thể được quy định thêm đối với một số
loại thực phẩm.

15


Cứ vài năm một lần, một nhóm kiểm tốn của các cơ quan có thẩm quyền của
Liên minh Châu Âu sẽ đến thăm quốc gia của nhà xuất khẩu và gặp gỡ với cơ quan có
thẩm quyền của nhà xuất khẩu. Liên minh Châu Âu sẽ kiểm tra các hệ thống tại chỗ và
sẽ thăm một số cơ sở trong toàn bộ chuỗi cung ứng ở nước nhà xuất khẩu để xem liệu
các quy định có được thực hiện đúng hay khơng. Trong báo cáo kiểm tốn, các kiểm
tốn viên của Liên minh Châu Âu sẽ báo cáo về những phát hiện của họ và đưa ra các
khuyến nghị để cải thiện nếu các thiếu sót được xác định.
Điều quan trọng là cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan trong chuỗi cung
ứng thủy sản ở nước nhà xuất khẩu phải hợp tác với các kiểm toán viên và có hành
động để thực hiện các khuyến nghị đã đưa ra. Nếu các khuyến nghị được đáp ứng,
Liên minh Châu Âu sẽ không thực hiện bất kỳ hành động nào. Tuy nhiên, nếu các cơ
quan có thẩm quyền của nhà xuất khẩu từ chối thực hiện theo các khuyến nghị, Liên
minh Châu Âu có thể áp dụng các biện pháp chống lại quốc gia của nhà xuất khẩu.
Trong những trường hợp cực đoan nhất, tình huống này có thể dẫn đến lệnh cấm

thương mại đối với toàn bộ ngành.
Điều quan trọng cần nhận ra là nếu nhà xuất khẩu muốn xuất khẩu thuỷ sản nuôi
trồng sang châu Âu, các cơ quan chính phủ của nhà xuất khẩu cần được phê duyệt đặc
biệt dựa trên Kế hoạch giám sát dư lượng (RMP). RMP cần được các cơ quan có thẩm
quyền của Châu Âu phê duyệt và sẽ được đánh giá riêng biệt sau mỗi 2 hoặc 3 năm.
Mặc dù các quy định này đã được áp dụng trong nhiều năm và không thay đổi
thường xuyên, nhưng yêu cầu này là điều quan trọng nhất mà nhà xuất khẩu và quốc
gia của nhà xuất khẩu cần phải đáp ứng. Có những quốc gia chỉ mới tiếp cận thị trường
Liên minh Châu Âu đối với các sản phẩm nuôi trồng thủy sản, chẳng hạn như
Myanmar, hoặc các quốc gia vẫn đang nỗ lực tiếp cận, chẳng hạn như Nigeria. Đây là
một quá trình kéo dài địi hỏi sự cam kết của tất cả các bên liên quan ở quốc gia của
nhà xuất khẩu.

16


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG EU ÁP DỤNG RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI
CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào thị
trường EU
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào thị trường EU.

Bảng 1. Tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU từ năm 2018 đến năm
2022
Nguồn: Tự tổng hợp
Năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 243,9 triệu USD. Năm 2019, tổng
giá trị XK đạt 235,4 triệu USD, giảm 3,5% so với năm trước. Nguyên nhân cho việc
năm 2018 lẫn năm 2019 tổng giá trị xuất khẩu cá tra ngày càng giảm là do năm 2017,
Việt Nam đã bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng vì khơng tuân thủ quy định
IUU. Điều này đồng nghĩa thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay

vì kiểm tra xác suất, tức doanh nghiệp mất nhiều chi phí phát sinh hơn.

17


Năm 2020, xuất khẩu cá tra đạt 127,778 triệu USD, giảm gần 50% so với năm
trước đó do những khoảng thời gian cách ly bởi dịch bệnh Covid-19 trong nước ảnh
hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng thủy sản.
Năm 2021 là một năm chật vật đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt
Nam. Covid-19 đã tấn công vào từng nhà máy khiến cho cả hoạt động nuôi trồng, vận
chuyển, xuất khẩu đều gặp rất nhiều khó khăn. Tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang khối
thị trường này đạt 106,2 triệu USD, giảm 17% so với năm 2020. Giảm liên tiếp trong
3-4 năm trở lại đây, nhiều DN đã chủ động chuyển hướng thị trường. Giá trị xuất khẩu
cá tra sang bốn thị trường lớn nhất Châu Âu là Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha và Đức đều
giảm lần lượt 20%; 23,5%; 9,3% và 43,6% so với năm ngoái.
Năm 2022, nhu cầu của các thị trường bùng nổ sau 2 năm kìm nén, sản xuất nội
địa khơng đủ đáp ứng. Đặc biệt bối cảnh địa chính trị thế giới là xung đột Nga –
Ukraine dẫn đến hàng loạt lệnh trừng phạt của các nước với kinh tế và thương mại của
Nga. Từ khi xảy ra chiến sự Nga – Ukraine, EU đã đưa ra 7 gói trừng phạt với kinh tế
thương mại Nga trong đó có lệnh cấm NK hải sản của Nga, trong khi Nga là nguồn
cung cá thịt trắng lớn nhất cho EU.Do đó, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU nửa
cuối năm tiếp tục tăng trưởng cao và cả năm 2022 sẽ mang về lượng ngoại tệ khoảng
trên 200 triệu USD, tăng 90% so với năm 2021.
2.1.2. Khả năng cạnh tranh mặt hàng cá tra của Việt Nam ở thị trường EU
Việt Nam chiếm phần lớn nhập khẩu cá tra của châu Âu. Các nhà cung cấp Việt
Nam và các nhà nhập khẩu Châu Âu đã xây dựng được mối quan hệ bền vững và lâu
dài với nhau, do đó Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao. Lao động Việt Nam có giá cả
phải chăng và các nhà máy được thành lập để chế biến cá tra nguyên liệu thành sản
phẩm ưa thích của người tiêu dùng châu Âu. Phần lớn các sản phẩm cá tra, basa được
xuất khẩu sang châu Âu dưới dạng phi lê đông lạnh. Đặc biệt là khi Liên minh Châu

Âu và Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại Tự do vào tháng 6/2019, có hiệu lực
vào tháng 8/2020. Theo hiệp định này, khoảng 99% thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ.
Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn khi sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Liên minh
châu Âu với mức thuế suất 0%.
18


Theo Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến năm
2019, có 50 trang trại cá tra được cấp chứng nhận bền vững (ASC) và số lượng đang
dần được tăng lên cho đến hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 10
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường EU. Phần lớn các doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra có quy mơ lớn đều duy trì hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận theo
yêu cầu của thị trường EU.
Mặc dù sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm EU được cụ thể
hóa bằng Luật IUU (illegal unreported and unregulated fishing-Luật phải chứng minh
được nguồn gốc thủy sản), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam có những sự
biến động khác nhau trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn đưa thuỷ sản lên vị trí
dẫn đầu trong số các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu vào EU, đem lại cho đất nước
một nguồn ngoại tệ lớn. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đã đạt được kết quả ấn
tượng trong năm 2022. Chất lượng hàng thuỷ sản của Việt Nam không ngừng được
nâng cao, hoạt động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy
sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP- là loại
giấy chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU) luôn được cải tiến. Các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu thuỷ sản đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm
và được EU chấp nhận. Những thành tựu và đổi mới đó đã tạo được uy tín trên thị
trường EU.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thúy, Việt Nam chi phối nhập khẩu cá tra vào thị
trường châu Âu. Hiện tại, khơng có đối thủ cạnh tranh đáng kể đối với Việt Nam trên
thị trường này. Hầu hết các sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Bắc Âu đều có xuất xứ từ
Việt Nam khi mà đối với sản phẩm cá tra đông lạnh đang hưởng thuế GSP 5,5% sẽ

được hưởng thuế EVFTA 0% sau 3 năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại khơng ít khó
khăn làm cản trở cho việc thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU, đó là:

19


Thứ nhất, thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế,
những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận dụng tốt
những ưu đãi về thuế mà Hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa
đa dạng, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Tôm, cá tra, cá ba sa, mực, cá ngừ. Mẫu
mã kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Chất lượng hàng thuỷ sản chưa
cao nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và vệ sinh an tồn thực
phẩm chỉ có các doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép
xuất khẩu vào thị trường EU, số cịn lại khơng đủ tiêu chuẩn bị tái xuất.
Thứ hai, EU là thị trường rộng lớn có số lượng đơn đặt hàng nhiều, trong khi
các doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ nhỏ bé hạn chế về tài chính, năng suất lao động
thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất khơng ổn định. Chính điều đó làm lỡ
nhiều đơn đặt hàng từ phía EU.
Thứ ba, hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn thụ
động phụ thuộc nhiều vào phía đối tác EU, chưa thiết lập được hệ thống phân phối
thuỷ sản trên thị trường EU.
Thứ tư, công nghệ chế biến thuỷ sản của Việt Nam dù đã được chú ý đầu tư,
nâng cấp, song vẫn lạc hậu đã ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh cũng như mở
rộng thị phần trên thị trường EU
2.1.3. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam ở thị trường EU.
2.1.3.1. Thuận lợi mà hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam ở thị trường EU
có được.
❖ Hiệp định EVFTA:


20


Ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã và đang
tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của Việt Nam về thuế nhập khẩu với các đối
thủ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập và mở rộng thị phần tại khu
vực này, trong đó có cá tra. Theo đó, các sản phẩm cá tra sẽ được giảm thuế theo lộ
trình 3 năm, riêng cá tra hun khói lộ trình giảm thuế là 7 năm kể từ khi Hiệp định có
hiệu lực. So sánh với các nước khác xuất khẩu thủy sản vào EU, sản phẩm cá tra đông
lạnh đang hưởng thuế GSP 5,5% sẽ được hưởng thuế EVFTA 0% sau 3 năm, trong khi
các nước Indonesia sẽ vẫn chịu thuế GPS 5,5% và Trung Quốc chịu thuế cơ bản 9%.
❖ Brexit:
Các nước EU và Anh đang cố gắng đi đến một thỏa thuận hợp lý về nghề cá,
nhưng để đi đến thống nhất giữa Anh và các nước thành viên EU là một vấn đề nhạy
cảm, khơng dễ.
Do đó, nếu EU và Vương quốc Anh không đạt được một thỏa thuận hợp lý,
thương mại của Vương quốc Anh với EU sẽ gặp khó khăn, trong khi sản lượng khai
thác của EU sẽ giảm mạnh. Khi đó, EU sẽ có thêm nhu cầu nhập khẩu thủy sản từ các
nước ngồi EU. Đó sẽ là cơ hội để Việt Nam và các nước xuất khẩu thủy sản khác tăng
thị phần vào EU, trong đó có sản phẩm cá tra.
❖ Xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine:
Liên bang Nga là một nước sản xuất và xuất khẩu cá thịt trắng đứng đầu thế
giới. Loại cá xuất khẩu chủ lực của Nga là cá minh thái và cá tuyết cod. Cá trắng của
Nga được tiêu thụ nhiều ở EU.
Trước hành động của Nga với Ukraine đã khiến cho nhiều nước trong đó có EU
cấm vận thương mại làm gián đoạn các hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nga vào EU.
Do vậy, đây là cơ hội cho cá tra của Việt Nam thay thế một phần nhu cầu nhập khẩu cá
trắng của EU.

21



2.1.3.2. Khó khăn mà hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam ở thị trường EU
vấp phải
❖ Chưa tận dụng được hết EVFTA
Mặc dù Hiệp định EVFTA có hiệu lực giúp thủy sản Việt Nam có thêm lợi thế
cạnh tranh. Dù là ngành tận dụng được tốt nhất từ EVFTA, xuất khẩu cá tra sang thị
trường EU đang đối diện với nhiều thách thức: vẫn chủ yếu là hàng đơng lạnh, ngun
liệu thơ hoặc sơ chế qua, hàng có giá trị cao. Bởi từng thị trường trong khối thị trường
EU có những kiểm sốt riêng, dẫn tới doanh nghiệp xuất khẩu những hiểu lầm về cấp
CO, quy tắc xuất xứ. Đây chính là trở ngại đối với cá tra khi xuất khẩu sang EU.
❖ Đứt gãy chuỗi cung cầu
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong giai đoạn 2 năm 2020 2021, hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Giãn cách xã hội và phong tỏa khiến phân khúc dịch vụ thực phẩm –
kênh tiêu thụ lớn nhất của các tra phile tại châu Âu bị đóng cửa. Chuỗi cung ứng đứt
gãy vì logistic bị đình trệ, thiếu container xuất hàng và cước vận tải biển 4-10 lần so
với trước dịch là một bất lợi với ngành hàng cá tra vì giá khơng thể bù cho chi phí đội
lên q cao.
Ngồi dịch bệnh, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung
cầu, ảnh hưởng đến các hoạt động hậu cần và vận chuyển, gây ảnh hưởng trực tiếp đến
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị thị trường EU.
❖ Hình ảnh cá tra trong bạn bè quốc tế
Từ sau thời điểm cá tra bị đưa vào danh sách đỏ của Tổ chức Quốc tế về bảo
tồn thiên nhiên (WWF) năm 2010 cùng với chiến dịch truyền thông bôi nhọ ở một số
nước châu Âu với các bài báo, chương trình truyền hình phản ánh sai lệch và tiêu cực
về hình ảnh ni cá tra ở Việt Nam, xuất khẩu cá tra sang thị trường này tuột dốc
không phanh. Trên thị trường nhập khẩu cá thịt trắng EU, cá tra Việt Nam chỉ còn
chiếm 1,6% thị phần.
❖ Thẻ vàng IUU
22



Tháng 10/2017, Việt Nam đã bị Ủy ban châu Âu cảnh cáo thẻ vàng vì khơng
tn thủ Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, và không
theo quy định (IUU). Việc này đồng nghĩa với việc thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ
bị kiểm sốt 100% thay vì kiểm sốt theo xác suất. Kể từ khi bị thẻ vàng IUU, xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã sụt giảm đáng kể, trong đó có cá tra. Nếu việc
này khơng được khắc phục triệt để tháo gỡ thẻ vàng và tránh thẻ đỏ, thủy sản Việt
Nam khó có thể tăng trưởng. Trong trường hợp xấu nhất, thủy sản Việt Nam bị thẻ đỏ
sẽ là lệnh cấm xuất khẩu sang thị trường này.
❖ Lạm phát và một vài lý do khác:
Bên cạnh đó, lạm phát khiến người tiêu dùng EU thắt chặt chi tiêu, tập trung
vào mặt hàng giá vừa phải. Tỷ giá EUR so với USD thấp nhất sau 20 năm khiến người
tiêu dùng hạn chế chi tiêu và điều này khiến cho nhà nhập khẩu sẽ phải thương lượng
lại với nhà nhập khẩu trong việc chậm đơn hàng. Ngồi ra, cịn có các thách thức như
về yêu cầu chứng nhận ngày càng cao hơn của thị trường, hay yêu cầu về môi trường,
lao động cũng là vấn đề nghiêm trọng đối với thuỷ sản Việt Nam khi khai thác thị
trường EU….
2.2. Thực trạng TBTs của EU áp dụng với mặt hàng cá tra của Việt Nam.
2.2.1. Thực trạng áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
- Yêu cầu bắt buộc
Yêu cầu bắt buộc trong các rào cản kỹ thuật của EU đối với cá tra có nguồn gốc
xuất xứ từ Việt Nam đã ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU một
cách đáng kể.
Trong giai đoạn từ 2017 đến 2021, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam
sang EU đã giảm từ khoảng 288 triệu USD xuống còn khoảng 190 triệu USD. Đây là
một mức giảm đáng kể, cho thấy rõ sự ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật của EU đối
với việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Các yêu cầu bắt buộc trong các rào cản kỹ thuật của EU đối với cá tra của Việt
Nam bao gồm yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường và bảo vệ động

vật, cũng như yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và phản ứng nhanh. Những yêu cầu này
23


đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư nhiều chi phí để đáp ứng, từ đó làm
tăng chi phí sản xuất và vận chuyển, và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, các rào cản kỹ thuật còn đưa ra các yêu cầu khắt khe về kiểm tra và
chứng nhận, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có đủ khả năng tài chính, nhân sự và công nghệ để đáp ứng yêu cầu
này, gây ra sự khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tổng thể, các yêu cầu bắt buộc trong các rào cản kỹ thuật của EU đối với cá tra
của Việt Nam đã gây ảnh hưởng đáng kể đến việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang
EU, tuy nhiên việc thực hiện các u cầu này cũng đóng vai trị quan trọng trong bảo
vệ sức khỏe của người tiêu dùng và đảm bảo sự công bằng trong thị trường quốc tế.
- Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo TBT
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, từ đầu năm 2021 đến tháng
2/2023, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 79,000 tấn cá tra sang EU, trị giá khoảng 184 triệu
USD. Trong đó, các nước như Tây Ban Nha, Ý và Pháp là các thị trường lớn nhất của
cá tra Việt Nam tại EU.
Để xác định tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, các tổ chức, cơ quan chức năng và
chuyên gia đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra và đánh giá chất lượng của cá tra nhập
khẩu từ Việt Nam sang EU. Theo báo cáo của Cơ quan An toàn Thực phẩm và Y tế
của EU, số lượng mẫu cá tra nhập khẩu từ Việt Nam đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
của EU đã tăng đáng kể trong những năm gần đây và chỉ có một số lượng nhỏ các mẫu
khơng đạt tiêu chuẩn.
Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của mặt hàng cá tra Việt Nam
xuất khẩu sang EU:
Các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của EU yêu cầu chất lượng nước phải
đáp ứng một số yêu cầu nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các nhà sản
xuất cá tra ở Việt Nam vẫn sử dụng nước bẩn để nuôi cá, điều này dẫn đến việc cá tra

của họ không đạt tiêu chuẩn. Theo một bài báo của trang The Guardian năm 2019,
nhiều nhà sản xuất cá tra ở Việt Nam sử dụng nước bẩn và bị ô nhiễm để nuôi cá. Chất
lượng nước là yếu tố quan trọng đối với sản xuất cá tra, tuy nhiên, chỉ khoảng 5% số
hồ nuôi cá tra ở Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn của EU.

24


×