Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phát triển bền vững các điểm đến thông qua công cụ thuế du lịch ở thành phố Venice, Italy và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 10 trang )

Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC ĐIỂM ĐẾN
THÔNG QUA CÔNG CỤ THUẾ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ VENICE, ITALY
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
ThS. Trần Duy Minh, HVCH. Phan Cao Nguyên
TÓM TẮT
Du lịch tăng trưởng mạnh không chỉ đem lại những hiệu quả tích cực mà cịn gây ra các
tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Khi lượng khách du lịch tăng lên nhanh chóng sẽ
làm cho các điểm đến rơi vào nguy cơ bị quá tải. Kiểm soát lượng khách, tránh vượt qua giới
hạn sức tải của điểm đến là một trong những việc làm cần thiết để góp phần cho sự phát triển
du lịch bền vững. Trong số nhiều biện pháp nhằm hạn chế lượng du khách, sử dụng thuế du
lịch là biện pháp có nhiều đặc tính ưu việt. Khơng chỉ giúp làm giới hạn lại lượng khách đến
tham quan, nguồn tiền thu được này có thể sử dụng cho các hoạt động đầu tư công hoặc phân
bổ cho cộng đồng địa phương. Nhằm giúp hiểu rõ hơn về nguyên tắc của thuế du lịch, bài viết
tổng hợp một số lý thuyết chủ yếu về cơng cụ này. Từ đó, nhóm tác giả nghiên cứu trường hợp
cụ thể là thành phố Venice - Cộng hòa Italy để tìm hiểu và giới thiệu lại một bài học kinh
nghiệm cho việc áp dụng hiệu quả thu thuế du lịch với đối tượng du khách. Bài học này có thể
vận dụng để triển khai vào thực tế tại Việt Nam nhằm đem đến hiệu quả cho mục tiêu phát triển
bền vững du lịch.
Từ khóa: thuế du lịch, các điểm đến, thành phố Venice, phát triển bền vững
ABSTRACT
DEVELOPING SUSTAINABLE DESTINATIONS BASED ON THE TOURIST
TAX TOOL IN VENICE CITY, ITALY AND EXPERIENCE LESSONS FOR
VIETNAM
The strong growth of tourism not only brings positive effects but also causes negative
impacts on the environment and society. When the number of tourists increases rapidly,
destinations will be at risk of overcrowding. Controlling the number of visitors, avoiding
exceeding the destination's capacity limit is one of the necessary actions to contribute to the
sustainable tourism development. Among many measures to limit the number of tourists, the
use of tourist tax is the one with many outstanding properties. Not only helping to limit the
number of visitors to visit, this revenue can be used for public investment activities or


distributed to the local community. To help better understand the principles of tourist tax, the
article summarizes some key theories about this tool. From there, the authors study the specific
case of Venice - Italy to learn and re-introduce a lesson learned for the effective application of
tourist tax collection to tourists. This lesson can be applied to practice in Vietnam in order to
effectively achieve the goal of sustainable tourism development.
Keywords: tourist tax, destinations, Venice City, sustainable development
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch Việt Nam trong thời gian qua đã có được những bước phát triển nhanh chóng về
nhiều mặt. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất đó chính là sự tăng trưởng số lượng khách du
lịch. Năm 2019 là thời điểm lần đầu tiên Việt Nam đón được hơn 18 triệu lượt khách quốc tế,
tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018, khách nội địa ước đạt 85 triệu lượt người; tổng thu từ
khách du lịch ước đạt 755 nghìn tỷ đồng (Tổng cục Thống kê, 2020). Sau thời gian hai năm
895


Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới
ngưng trệ gần như hồn tồn vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đến nay hoạt động du lịch
đã có những dấu hiệu khởi sắc trở lại. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến
nước ta là 413.358 lượt người, khách nội địa ước đạt 60,8 triệu lượt người (Tổng cục Thống kê,
2022). Những số liệu trên cho thấy, dù những ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn còn nhưng du lịch
Việt Nam đã hồi phục nhanh chóng và sẽ sớm lấy lại quy mô phát triển như trước dịch.
Bên cạnh những hệ quả tích cực mà sự phát triển du lịch đem lại thì các tác động tiêu cực
lên môi trường và xã hội cũng tồn tại song song đó. Sự phát triển du lịch nhanh chóng gây nên
những áp lực cho tài nguyên, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm suy giảm chất lượng
môi trường, tác động không tốt đến đời sống xã hội của cộng đồng địa phương... Những tác
động này không chỉ xảy ra trong ngắn hạn, mà chắc chắn với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch
thì những tác động này sẽ còn kéo dài và để lại những hậu quả ngày càng nặng nề hơn. Để đảm
bảo được tính ổn định bền vững của phát triển du lịch, cần chú trọng tìm kiếm các giải pháp
phù hợp để áp dụng vào thực tế hầu giúp cân bằng hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan trong
quá trình phát triển. Một trong những giải pháp cho vấn đề này là sử dụng cơng cụ kinh tế để

kiểm sốt lượng khách du lịch đến với những điểm mà khả năng đón tiếp có giới hạn. Trong số
các cơng cụ đã được xây dựng và áp dụng nhiều nơi trên thế giới, thuế du lịch được xem như
một công cụ dễ triển khai và phát huy hiệu quả rõ rệt. Thông qua việc đánh thuế tham quan, các
điểm đến vốn có sức tải giới hạn có thể khéo léo giảm bớt được lượng khách phải đón tiếp,
tránh để việc quá tải du khách gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội. Đồng
thời, thuế chính là nguồn thu cho ngân sách địa phương để sử dụng cho các hoạt động quản lý
và hồi phục tài nguyên, phục vụ khai thác du lịch bền vững lâu dài.
Nhiều địa phương tại Việt Nam trong giai đoạn phát triển bùng nổ du lịch trở lại sau dịch
cũng đã phải chịu những tác động tiêu cực đáng kể. Sau một thời gian dài phải hạn chế đi lại
do các biện pháp phòng chống dịch, nhu cầu du lịch tăng lên rất mạnh mẽ. Áp lực do lượng du
khách lớn đã gây nên sức ép cho nhiều điểm đến. Vì thế, giới hạn số lượng du khách không
vượt quá sức tải của điểm đến đang là một nhu cầu cấp thiết được đặt ra trong thời gian gần
đây. Bằng việc tìm hiểu cách làm cụ thể ở những nơi đã đi trước trong việc sử dụng thuế du
lịch để kiểm soát lượng du khách, chúng ta có thể có được những kinh nghiệm quý giá để áp
dụng vào thực tiễn quản lý du lịch tại Việt Nam. Từ đó, có những phương án triển khai hợp lý
cho các điểm đến du lịch có tính nhạy cảm, đang đứng trước nguy cơ bị tác động tiêu cực bởi
áp lực du khách gia tăng nhanh chóng.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Lý thuyết về thuế du lịch dành cho đối tượng du khách
Theo Guido Candela và Paolo Figini (2010), “Mối quan hệ giữa khách du lịch và cộng
đồng địa phương có thể trở nên “không thân thiện” nếu như thời gian lưu trú của khách du lịch
tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân”, lượng khách tham quan đổ về
điểm đến quá đông sẽ tạo sức ép vô cùng lớn lên cơ sở hạ tầng tại địa phương đồng thời tạo ra
những tác động tiêu cực. Hệ quả có thể là việc cộng đồng địa phương mất đi cảm giác thân
thuộc, gia tăng tình trạng ách tắc và tư nhân hố khơng gian cơng cộng (Seraphin, Sheeran, &
Pilato, 2018). Chính điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân địa
phương và dẫn đến sự bất bình đẳng trong du lịch. Vì thế, một trong những vấn đề quan trọng
của phát triển du lịch bền vững đó là xác định sức tải của điểm đến du lịch (Ignazio Musu,
2001), từ đó đề xuất các giải pháp nhằm điều tiết lượng khách nhằm hạn chế tình trạng quá tải
tại điểm đến và giảm thiểu các tác động tiêu cực.

896


Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới
Chính phủ một số nước đã sử dụng công cụ thuế nhằm điều tiết dòng khách để giảm thiểu
sự quá tải tại các điểm đến du lịch, đặc biệt là vào mùa cao điểm, mức thuế được ấn định ở
nhiều mức độ khác nhau sao cho phù hợp với chính sách phát triển du lịch riêng của từng quốc
gia và từng khu vực. Được áp dụng phổ biến tại các thành phố du lịch quan trọng tại Ý như
Milan, Roma, Venice, Bologna, Florence … “biểu thuế hai lần” (Two-part tariff) được xem là
cơng cụ hữu hiệu trong việc kiểm sốt lượng khách du lịch thông qua việc tác động đến tổng
thời gian lưu trú của du khách tại điểm đến. Biểu thuế được mô tả bằng công thức (Guido
Candela, Paolo Figini, 2010):
T = F + tN
Trong đó:
- T là tổng mức thuế mà khách du lịch phải trả
- F là mức thuế cố định được tính dựa trên lượt khách đến tham quan tại điểm
- t là mức thuế cần phải trả cho mỗi đêm lưu trú
- N là tổng số ngày lưu trú của khách du lịch tại điểm đến
Áp dụng lý thuyết đặc tính (Characteristics theory)70 và lý thuyết về hành vi lựa chọn rời
rạc (Discrete choice theory)71 các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực du lịch nhận định rằng với
khả năng chi tiêu có hạn, khách du lịch có xu hướng đưa ra sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn giữa
những sản phẩm và dịch vụ thay thế với mục tiêu quan trọng nhất đó là đưa ra chọn tốt nhất để
tối đa hố lợi ích cá nhân (Astrid Kemperman, 2021). Sự lựa chọn của khách du lịch đối với
các sản phẩm dịch vụ 𝑥i nhằm tối đa hoá lợi ích (Max U) dựa trên giá sản phẩm p(𝑥1, 𝑥2, … 𝑥c)
và các sản phẩm khác (d) với sự ràng buộc về ngân sách (M) có thể được mơ tả bằng công thức
sau (Brida, Meleddu, & Pulina, 2013):
Max U (𝑥1, 𝑥2, … 𝑥c) subject to p(𝑥1, 𝑥2, … 𝑥c) + d = M
Hàm lợi ích có mối quan hệ tuyến tính với tất cả các đặc tính của từng sản phẩm hoặc
dịch vụ, từ việc vận dụng và phát triển các lý thuyết này, các học giả nghiên cứu về tâm lý tiêu
dùng của khách du lịch đã phát triển mơ hình nghiên cứu nhằm tìm hiểu những yếu tố có ảnh

hưởng đến quyết định của khách du lịch về thời gian lưu trú tại điểm đến du lịch. Hàm cầu về
thời gian lưu trú tại điểm đến du lịch có thể được trình bày với dạng cơng thức sau (Alegre,
Mateo, & Pou, 2011):
𝐿𝑗 = (𝑥𝑗 , 𝑝𝑗 , 𝑌,𝑡, 𝜂𝑗 , 𝜀𝑗)
Trong đó 𝐿𝑗 là tổng thời gian lưu trú tại điểm đến j, độ dài của thời gian lưu trú phụ thuộc
vào các mức độ khác nhau của từng đặc tính bao gồm:
- 𝑥𝑗 là tính chất cơ bản của điểm đến
- 𝑝𝑗 là giá thành của sản phẩm dịch vụ
- Y là thu nhập của khách du lịch
- t là thời gian phân bổ để tham quan địa điểm
- 𝜂𝑗 là thuộc tính cá nhân khơng quan sát được
- 𝜀𝑗 là thuộc tính khơng quan sát được của điểm đến

Lý thuyết đặc tính (Characteristics theory) phát triển bởi nhà kinh tế học người Úc Kelvin John Lancaster,
nội dung chính của lý thuyết là mỗi sản phẩm đều có những đặc tính nhất định và các đặc tính này có ảnh hưởng
nhất định đến quyết định của người tiêu dùng
71
Lý thuyết hành vi lựa chọn rời rạc (Discrete choice theory) hoặc cịn được gọi là mơ hình lựa chọn định
tính là lý thuyết tập trung vào việc mơ tả, giải thích và dự đốn giữa hai hay nhiều lựa chọn thay thế rời rạc.
70

897


Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới
Với mức thu nhập và khả năng chi tiêu nhất định cho chuyến tham quan, việc áp dụng
các mức thuế bắt buộc dựa trên số ngày lưu trú sẽ có những tác động đáng kể đến tâm lý tiêu
dùng của du khách. Mức thuế được áp dụng sẽ làm tăng tổng giá thành của sản phẩm dịch vụ
du lịch, đặc biệt đối với những sản phẩm và dịch vụ có độ co giãn cầu cao, khách du lịch sẽ cân
nhắc nhiều hơn về tổng thời gian lưu trú cho chuyến tham quan của mình hoặc có xu hướng

đưa ra lựa chọn đến các điểm đến du lịch khác phù hợp hơn với ngân sách của họ. Theo các
chuyên gia, công cụ thuế cho phép nhà quản lý du lịch tại điểm đến đạt được những mục tiêu
nhất định như là phân bổ lượng khách du lịch khi xảy ra tình trạng quá tải (Candela, Guido &
Figini, Paolo & Scorcu, Antonello, 2009). Ngoài ra, các khoản thu từ thuế du lịch giúp nâng
cao nguồn thu ngân sách nhà nước được sử dụng cho các hoạt động đầu tư công hoặc phân bổ
nguồn lợi về lại cho người dân địa phương (Azzurra Rinaldi, 2012).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích tổng hợp và hệ thống hóa lý
thuyết trên cơ sở các tài liệu khoa học liên quan đã được cơng bố như sách, tạp chí, báo cáo của
cơ quan chun mơn, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước để làm rõ lý thuyết về
thuế du lịch.
Bên cạnh đó, bài viết sử dụng phương pháp thu thập và phân tích số liệu để phân tích xu
hướng phát triển du lịch thơng qua các số liệu về du khách thu thập được từ nguồn dữ liệu thứ
cấp. Thơng qua đó, nội dung bài biết đánh giá được sự phát triển mạnh mẽ của du lịch dẫn đến
sự quá tải của điểm đến do lượng du khách tăng cao.
Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) với trường hợp cụ
thể là thành phố Venice - Cộng hòa Italy, bài viết phân tích thực tế triển khai thuế du lịch trong
hoạt động quản lý du lịch của chính quyền thành phố. Từ đó, nội dung bài viết làm rõ những
vấn đề có thể trở thành bài học kinh nghiệm cho các nơi khác khi áp dụng công cụ thuế du lịch
trong thực tế.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Chính sách thu thuế du lịch của Venice, Italy trong phát triển bền vững các điểm đến
3.1.1. Sự bùng nổ du lịch tại Venice sau đại dịch Covid-19
Trong báo cáo thường niên về hoạt động du lịch của chính quyền Venice, Cộng hịa Italy,
thì trong năm 2019 thành phố này đón tiếp 5.523.283 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế,
tăng 5.1% so với cùng kỳ năm 2018 (City of Venice Tourism Department, 2020). Dưới tác động
từ dịch bệnh Covid 19, lượng khách du lịch đến Venice giảm mạnh trong năm 2020 khi chỉ ước
đạt 1.337.626 lượt khách (giảm 75,8% so với năm 2019) . Biểu đồ sau thể hiện sự thay đổi về
lượt khách du lịch đến tham quan tại Venice từ năm 2008 đến năm 2021 (City of Venice
Tourism Department, 2021), (Statista Research Department, 2022).


898


Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới

Biểu đồ 1: Lượng khách du lịch đến tham quan tại thành phố Venice giai đoạn
2008-2021
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2022
Trước thời điểm dịch bệnh bùng phát, Venice đã trở thành ví dụ điển hình trong nghiên
cứu phát triển du lịch bền vững, nhiều chuyên gia nhận định rằng Venice vẫn cịn đang gặp phải
những khó khăn trong việc giải quyết tình trạng lượng khách quá tải tại điểm đến khi lượng
khách tham quan luôn liên tục tăng mạnh qua từng năm trong khi đó tổng dân số hiện đang sinh
sống tại vùng lõi di sản của thành phố Venice chỉ ước đạt 50.000 người (Venice Population,
2022). Sự chênh lệch rất lớn giữa lượng khách du lịch và người dân địa phương có thể dẫn đến
sự mất cân bằng, gia tăng áp lực đến cơ sở hạ tầng và gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
Năm 2021, ngành du lịch tại thành phố Venice chứng kiến những dấu hiệu hồi phục tích
cực khi dịch bệnh Covid 19 dần được kiểm sốt . Chính sách mở cửa trở lại của Ý và các nước
trên thế giới đã góp phần thúc đẩy sự phục hồi của hoạt động du lịch, ước tính lượng khách du
lịch đến thăm quan tại thành phố Venice trong năm 2021 ước đạt hơn 2.121.000 lượt khách
(tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2020), và dự báo lượng khách sẽ tiếp tục tăng mạnh trong
tương lai (City of Venice Tourism Department, 2021). Thách thức được đặt ra cho chính quyền
thành phố Venice đó là cần đưa ra những chính sách phù hợp hơn trong bối cảnh mới góp phần
cải thiện mơi trường hoạt động du lịch tại điểm đến, đảm bảo sự công bằng về mặt lợi ích cho
tất cả các bên đặc biệt là cho cộng đồng địa phương.
3.1.2. Chính sách thuế du lịch dành cho du khách tại Venice
Sở du lịch thành phố Venice áp dụng mức thuế bắt buộc đối với khách du lịch dựa trên
tổng thời gian lưu trú tại các cơ sở lưu trú tại địa phương. Mức thuế chỉ áp dụng tối đa cho 5
ngày lưu trú liên tục đầu tiên của kì nghỉ (từ 1 Euro cho đến 5 Euros cho trên một lượt khách

mỗi đêm). Mức thuế có thể thay đổi tuỳ vào loại hình lưu trú và các khoảng thời gian khác nhau
trong năm (mùa cao điểm bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 đến 31 tháng 12 hằng năm, mùa thấp điểm
rơi vào khoảng thời gian tháng 1) (Venezia Unica, n.d.). Bên cạnh đó, thuế du lịch còn được
miễn giảm đối với một số trường hợp như:
- Giảm 30% cho khách lưu trú qua đêm trên đất liền (Mestre và các khu vực lân cận) và
giảm 20% khi lưu trú qua đêm tại các cơ sở lưu trú trên các đảo trong đầm phá
899


Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới
- Giảm 50% cho trẻ em từ 10 đến 16 tuổi
- Miễn thanh toán cho trẻ em dưới 10 tuổi và miễn trừ cho người tàn tật
- Miễn phí cho tài xế xe khách và trưởng đồn du lịch với đồn có từ 25 du khách trở lên
Bên cạnh việc áp dụng biểu thuế dành cho khách du lịch khi lưu trú tại Venice, chính
quyền thành phố cịn ban hành mức phí đặc biệt khác. Quy định “Khu vực giao thông hạn chế
cho các phương tiện cơ giới tiếp cận trung tâm lịch sử của Venice” và “Áp dụng mức phí lên
tất cả các loại phương tiện nào di chuyển đến Venice và các đảo lân cận” được hội đồng thành
phố thông qua vào tháng 2/2019, được cập nhật chỉnh sửa tháng 11/2021 sau một thời gian áp
dụng thử nghiệm. Cùng với đó, theo Nghị định số 57 của Hội đồng thành phố Venice “Các biểu
thuế tiếp cận cho khách du lịch” cũng đã được phê duyệt (Città di Venezia, 2021). Điều này
đồng nghĩa với việc khách du lịch tiếp cận điểm đến bằng bất kì phương tiện nào cũng sẽ phải
trả một khoản đóng góp bắt buộc theo quy định mới, nhờ đó chính quyền thành phố Venice có
thể dễ dàng tiếp cận và thu phí từ khách du lịch trong ngày (Daytrippers). Mức phí sẽ được áp
khác nhau tùy theo thời điểm trong năm và được phân loại thành 3 mức độ:
- Mức độ 1 (nhãn xanh): Ngày dự kiến khách du lịch đến tham quan tại Venice không
quá đông, mức phí được áp dụng là 3 Euros/ du khách
- Mức độ 2 (nhãn đỏ): Ngày dự kiến khách du lịch đến tham quan tại Venice với số lượng
lớn, mức phí được áp dụng là 8 Euros/ du khách
- Mức độ 3 (nhãn đen): Thể hiện mức độ quá tải của điểm đến lên mức báo động, mức
phí được áp dụng ở khung cao nhất 10 Euros/ du khách

Người cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ có nhiệm vụ thu phí trực tiếp và cấp/phát biên lai
cho khách du lịch, đồng thời người cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ thực hiện thống kê và gửi
thông báo đến các cơ quan có liên quan. Đối với du khách có phương tiện cá nhân khi lưu thông
vào trung tâm thành phố sẽ được hướng dẫn thanh tốn phí bắt buộc theo quy định hiện hành.
Đối với khách du lịch có lưu trú tại Venice, mức phí trên sẽ được xét giảm trên cơ sở thỏa thuận
do hội đồng thành phố và các cơ sở lưu trú. Đây hứa hẹn là một giải pháp có tính căn cơ trong
việc hạn chế sự gia tăng của “khách du lịch ma” (turisti fantasma)72, đồng thời làm giảm thiểu
tác động tiêu cực do khách du lịch trong ngày gây ra và góp phần nâng cao chất lượng của hoạt
động du lịch thay vì tập trung vào số lượng.
3.1.3. Hiệu quả và thách thức của việc áp dụng chính sách thuế mới
Thuế du lịch được áp dụng với kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực trong việc
điều tiết dịng khách du lịch tại các điểm đến và góp phần nâng cao nguồn thu cho chính quyền
địa phương. Bên cạnh đó, sau nhiều lần sửa đổi bổ sung, mức phí áp dụng cho khách du lịch
đến tham quan Venice và các đảo lân cận sẽ chính thức được áp dụng vào tháng 01 năm 2023
hứa hẹn sẽ mang lại những chuyển biến tích cực trong việc kiểm sốt dịng khách du lịch, nâng
cao hiệu quả quản lý, tăng cường ngân sách và đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân
địa phương.
Bên cạnh đó, mục tiêu khác của việc áp dụng chính sách thuế này với mong muốn sẽ
mang lại những thay đổi tích cực trong việc nâng cao nhận thức đối với chiến dịch
#EnjoyRespectVenezia về du lịch có ý thức và tơn trọng. Theo thị trưởng Luigi Brugnaro cho
biết “Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc quản lý dòng khách du lịch ở Venice”, bằng

Báo chí và cư dân bản địa Ý gọi những vị khách không dành buổi tối lưu trú trong các khu nghỉ dưỡng bản địa
là “khách du lịch ma” (turisti fantasma).
72

900


Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới

việc áp dụng các mức thuế và khoản phí khác nhau đối với từng loại khách du lịch đồng thời
cung cấp thẻ dịch vụ quản lý bằng phần mềm thông minh, các nhà quản lý du lịch tại Venice
có thể ước lượng và điều tiết lượng khách du lịch một cách hiệu quả.
Có thể nói chính quyền thành phố Venice đã có những kỳ vọng lớn về tính hiệu quả khi
tiên phong áp dụng chính sách thuế bắt buộc đối với khách du lịch khi đến tham quan tại thành
phố. Khoản thuế thu được từ khách lưu trú tại Venice sẽ được phân bổ cho hoạt động đầu tư
công và phúc lợi xã hội, góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
Dù hứa hẹn sẽ mang lại những tác động tích cực song việc áp dụng mức thuế mới cho
khách du lịch vẫn còn gặp nhiều thách thức:
- Khó khăn trong việc phổ biến mức thuế mới: Dù quy định được chính thức thơng qua
từ năm 2020, song việc đi vào áp dụng mức thuế mới còn gây nhiều tranh cãi cho đến nay. Phần
lớn khách du lịch có tâm lý khơng hài lịng khi phải trả thêm quá nhiều mức thuế khi đến tham
quan tại Venice hoặc du khách chưa thực sự hiểu ý nghĩa thực sự của việc phải hoàn tất nghĩa
vụ thuế khi đến tham quan, “ngồi ra khách du lịch cịn có tâm lý hồi nghi liệu thuế được thu
về có được phân bổ nhằm mục đích bảo tồn di sản tại điểm đến” (do Valle, Pintassilgo, Matias,
& André, 2012).
- Tính chất phức tạp của chính sách thuế mới: Mức thuế mới được áp dụng có tính chất
phức tạp và chưa từng được áp dụng ở bất kì đâu trên thế giới, bên cạnh đó việc chuyển gánh
nặng thực thi thuế cho đại diện các đơn vị vận tải, tài xế và nhân viên vẫn cần thêm nhiều thời
gian để tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng xử lý tình huống.
- Khó khăn trong cơng tác quản lý: Có rất nhiều cách để khách du lịch có thể tiếp cận
Venice, việc áp dụng chính sách thuế mới tại Venice đặt ra thách thức cho chính quyền thành
phố trong việc hồn thiện các cơng cụ giám sát và quản lý dòng khách tại điểm đến, yêu cầu
phân bổ thêm nguồn lực đồng thời đòi hỏi sự thống nhất cao và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn
vị có liên quan như cơ quan thuế, sở du lịch, cảnh sát địa phương với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực du lịch.
- Đòi hỏi mức độ đầu tư lớn vào lĩnh vực công nghệ thông tin: Điều tối thiểu để áp dụng
thành cơng mức thuế này đó là cần có những website cung cấp đầy đủ thông tin hướng dẫn cho
du khách, đồng thời địi hỏi các tính năng cần thiết để giúp khách du lịch đặt chỗ hoặc thanh
toán khoản thuế. Website và các hệ thống thông tin liên quan cần được xây dựng để thu thập và

xử lý thơng tin, đa ngơn ngữ và cần có một kênh thanh tốn trực tuyến an tồn và có thể cung
cấp hoá đơn điện tử.
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng thuế du lịch nhằm phát
triển bền vững các điểm đến
Tại Việt Nam, sự phát triển du lịch mạnh mẽ trong thời gian qua cũng đã dẫn đến sự quá
tải của các điểm đến. Đặc biệt khi dịch Covid-19 được khống chế, nhu cầu du lịch bùng nổ làm
cho tình trạng quá tải càng trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh việc khách quốc tế bắt đầu quay
trở lại Việt Nam, khách trong nước vẫn ưu tiên du lịch nội địa do vẫn chưa sẵn sàng đi du lịch
nước ngoài. Lượng du khách tăng lên nhanh chóng đã làm cho các khu du lịch trọng điểm như
Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc, Cơn Đảo... có những lúc thời điểm bị q tải.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm, tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 413.358 lượt khách;
tổng số khách du lịch nội địa 6 tháng đầu năm 2022 đạt 60,8 triệu lượt khách (tăng 1,9 lần so
với cùng kỳ năm 2021, tăng 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch
Covid-19) (Tổng cục Thống kê, 2022).
901


Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới

Biểu đồ 2: Sự thay đổi lượt khách du lịch nội địa tại Việt Nam giai đoạn 06 tháng
đầu năm 2022
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2022
Thực tế ghi nhận tại các khu du lịch trọng điểm trên cả nước, du lịch quá tải đã làm tổn
hại đến cảnh quan môi trường, gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng, đẩy giá cả dịch vụ và chi phí
sinh hoạt của người dân tăng cao, phát sinh thêm các vấn nạn xã hội... trong khi đó các giá trị
mang lại cho cộng đồng địa phương lại chỉ ở mức hạn chế. Từ đó có thể nảy sinh những xung
đột giữa hoạt động phát triển du lịch và hoạt động sống của cư dân địa phương. Bên cạnh việc
ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của người dân địa phương, sự quá tải này còn làm cho
chất lượng trải nghiệm của du khách giảm xuống, tính bền vững của hoạt động du lịch bị phá
vỡ. Nếu khơng kịp thời có những giải pháp kiểm sốt thì hệ quả có thể sẽ càng nghiêm trọng

hơn trong tương lai.
Bên cạnh các biện pháp như quy định số lượng khách cụ thể tham quan điểm đến, quy
định thời gian cho phép tham quan, gia tăng chất lượng và giá cả dịch vụ… thì tiến hành đánh
thuế du lịch cũng là một biện pháp có thể cân nhắc đến để giảm sự quá tải lượng khách du lịch.
Vận dụng kinh nghiệm của Venice với việc triển khai thuế du lịch dành cho đối tượng du khách,
các điểm đến du lịch của Việt Nam sẽ có thêm một cơng cụ giúp kiểm sốt hữu hiệu lượng du
khách đến tham quan. Đối với các khu du lịch trọng điểm – là những điểm nóng thường xảy ra
tình trạng quá tải, công cụ thuế du lịch dành cho du khách có thể giúp các nhà nhà quản lý giới
hạn số lượng du khách phù hợp với khả năng tải ở nơi đó. Áp dụng theo cách thành phố Venice
đã triển khai, biểu thuế cụ thể có thể được xây dựng cho phù hợp với từng đối tượng du khách,
từng thời điểm trong năm cũng như từng khu vực tham quan cụ thể. Việc xây dựng này cần
xem xét kỹ lưỡng bối cảnh của Việt Nam để đưa ra mức thuế phù hợp với thực tế và có tính
thuyết phục với người phải nộp thuế.
Việc áp dụng loại thuế này sẽ tác động trực tiếp tới tâm lý tiêu dùng của du khách, bắt
buộc họ phải cân nhắc để đưa ra chọn lựa khi đi du lịch. Chỉ những nhóm khách sẵn lịng trả
thì mới quyết định sẽ đến tham quan du lịch. Như thế hạn chế được một số lượng du khách cụ
thể so với việc mở cửa đón tiếp rộng rãi như thơng thường. Ngồi ra, các khoản thu từ thuế du
902


Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới
lịch giúp bổ sung thêm cho nguồn thu ngân sách tại địa phương. Ngân sách này có thể được sử
dụng cho các hoạt động đầu tư công hoặc phân bổ nguồn lợi về lại cho chính những người dân
tại cộng đồng địa phương. Chính những hiệu quả này sẽ là đóng góp tích cực cho mục tiêu phát
triển bền vững điểm đến du lịch.
Ngồi cái nhìn tích cực từ những hiệu quả mà thuế du lịch mang lại, bài học kinh nghiệm
của Venice cũng cho thấy những khó khăn có thể phải đối mặt khi áp dụng cơng cụ này. Đó có
thể là sự thiếu đồng thuận từ du khách do chưa hiểu rõ ý nghĩa của loại thuế này; cũng có thể
là khó khăn trong tổ chức hoạt động thu và quản lý sử dụng thuế; khó khăn để có được hạ tầng
kỹ thuật hiện đại nhằm tăng sự thuận tiện cho du khách nộp thuế… Do đó, khi triển khai áp

dụng trong bối cảnh của Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có sự cân nhắc và
tính tốn kỹ lưỡng mức thuế phù hợp, tăng cường truyền thông để du khách hiểu được ý nghĩa
và chấp nhận chi trả loại thuế này. Cùng với đó cần có sự minh bạch trong quản lý và sử dụng
nguồn thu từ thuế để phát huy giá trị cách tốt nhất; đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ để việc
nộp thuế thuận tiện cũng như việc quản lý thuế được nhanh chóng và hiệu quả…
4. KẾT LUẬN
Những điểm đến du lịch hấp dẫn khi đứng trước làn sóng phát triển sẽ có khả năng gặp
phải nguy cơ quá tải do lượng du khách muốn du lịch đến đó tăng cao. Kiểm soát lượng khách
đến, tránh vượt qua giới hạn sức tải của điểm đến là một trong những việc làm cần thiết để góp
phần cho sự phát triển du lịch bền vững. Bài học kinh nghiệm từ Venice của Italy đã cho thấy
áp dụng thuế du lịch là biện pháp có nhiều tính ưu việt. Thu thuế giúp giảm bớt du khách tập
trung quá đông vào một điểm đến. Nguồn tiền thu được này có thể sử dụng cho các hoạt động
đầu tư công hoặc phân bổ về lại cho cộng đồng địa phương nhằm thực hiện các hoạt động bảo
tồn tài nguyên hay duy trì tình trạng cân bằng môi trường sinh thái nhân văn tại điểm đến. Mặc
dù vẫn còn những hạn chế trong thời gian đầu triển khai, tuy nhiên những kinh nghiệm hữu ích
của Venice có thể đưa vào áp dụng trong thực tế cho các điểm đến du lịch tại Việt Nam để tránh
đi tình trạng chịu tác động xấu vì áp lực du khách, góp phần phát triển du lịch các điểm đến
ln bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Tổng cục Thống kê. (2020). Số liệu thống kê du lịch Việt Nam năm 2019.
2. Tổng cục Thống kê. (2022). Số liệu thống kê du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. Alegre, J., Mateo, S., & Pou, L. (2011). A latent class approach to tourists’ length of
stay. Tourism Management, 32, 555–563.
2. Astrid Kemperman. (2021). A review of research into discrete choice experiments in
tourism: Launching the Annals of Tourism Research Curated Collection on Discrete Choice
Experiments in Tourism. Annals of Tourism Research.
3. Azzurra Rinaldi. (2012). Externalities and Tourism Tax. Rivista di Scienze del
Turismo. Ambiente Cultura Diritto Economia, 81-82.

4. Brida, J. G., Meleddu, M., & Pulina, M. (2013). Factors Influencing Length of Stay
of Cultural Tourists. Tourism Economics, 6.

903


Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới
5. Candela, Guido & Figini, Paolo & Scorcu, Antonello. (2009). Destination
Management and Tourists' Choice with a Two-Part Tariff Price of the Holiday. Rivista di
Politica Economica. Retrieved from />6. Città di Venezia. (2021). Regolamento per l'istituzione e la disciplina del contributo
di accesso, con qualsiasi vettore, alla città antica del Comune di Venezia e alle altre isole minori
della laguna.
7. City of Venice Tourism Department. (2020). Scarica l'Annuario del Turismo 2019
(Yearbook of Tourism Data 2019).
8. City of Venice Tourism Department. (2021). Scarica l'Annuario del Turismo 2020
(Yearbook of Tourism Data 2020).
9. do Valle, P. O., Pintassilgo, P., Matias, A., & André, F. (2012). Tourist attitudes
towards an accommodation tax earmarked for environmental protection: A survey in the
algarve. Tourism Management, 33(6), 1408–1416.
10. Guido Candela, Paolo Figini. (2010). The economics of tourism destination. Springer
Texts in Business and Economics.
11. Ignazio Musu. (2001). Sustainable Venice: Suggest for Future. Kluwer Academic
Publisher.
12. Seraphin, H., Sheeran, P., & Pilato, M. (2018). Over-tourism and the fall of Venice
as a destination. Journal of Destination Marketing and Management, 9, 374-376.
13. Statista Research Department. (2022). Number of tourist arrivals in the Italian
municipality of Venice from 2003 to 2021. Retrieved 7 2022, from
/>14. Venezia Unica. (n.d.). Tourist Tax. Retrieved 6 2022, from Official City of Venice
Tourist
and

Travel
Information:
/>15. Venice Population. (2022). Retrieved 6 2022, from All about Venice:
/>--Thông tin tác giả:
- ThS. Trần Duy Minh, Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hồ Chí Minh, 12 Đinh Tiên Hồng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Email:
Số điện thoại: 0907600502
Lĩnh vực nghiên cứu: Địa lý, Du lịch, Quản lý Tài nguyên và Môi trường
- HVCH. Phan Cao Nguyên, Học viên cao học Đại học Bologna, Cộng hòa Ý
Email:
Lĩnh vực nghiên cứu: Quản trị Du lịch

904



×