Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh doanh bảo hiểm: Giải pháp phát triển ngành bảo hiểm tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.49 KB, 6 trang )

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM
TS. Nguyễn Thanh Nga
Viện trưởng, Viện Phát triển bảo hiểm Việt Nam
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bợ Tài chính
Tóm tắt
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển với tớc
đợ tăng trưởng nhanh, đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất, kinh
doanh và đời sống xã hội; cải thiện môi trường đầu tư; giảm bớt gánh nặng cho ngân sách
nhà nước; thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội... Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 tác
động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nhưng thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn
giữ mức độ tăng trưởng ổn định. Năm 2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 214.958 tỷ
đồng, tăng 15,59%; chi trả quyền lợi bảo hiểm đạt 49.561 tỷ đồng, tăng 1,68% so với cùng
kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển và tăng trưởng, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn
đang phải đối mặt với những vấn đề bất cập như: trục lợi, gian lận bảo hiểm, sự cạnh tranh
không cơng bằng về phí bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), khó khăn trong
công tác quản lý thông tin, dữ liệu kinh doanh bảo hiểm… Một trong những nguyên nhân
dẫn đến những bất cập đó là việc thị trường đang thiếu cơ sở dữ liệu chung cho toàn ngành.
Trong bài viết này, tác giả muốn chia sẻ về sự cần thiết phải xây dựng một cơ sở dữ liệu
chung cho toàn ngành Bảo hiểm và định hướng xây dựng cơ sở dữ liệu này trong thời gian
tới nhằm phát triển đồng bộ thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Từ khóa: Bảo hiểm, cơ sở dữ liệu
1. Khái quát về xây dựng cơ sở dữ liệu kinh doanh bảo hiểm ở một số quốc gia
trên thế giới
Hiện nay, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã xây dựng cơ sở dữ liệu bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới và cơ sở dữ liệu về bồi thường bảo hiểm xe tự nguyện.
Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra đó là các DNBH chưa thực sự tự nguyện chia sẻ thông
tin nên việc thống kê không được đầy đủ và chính xác, dẫn đến các thơng tin chiết xuất từ hệ
thống không mang lại hiệu quả quản lý như kỳ vọng. Hệ thống AVICAD (hệ thống phần
mềm quản lý đại lý bảo hiểm) cũng chỉ có dữ liệu đại lý của DNBH nhân thọ. Ngay tại cơ


quan quản lý (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) cũng chưa có hệ thống dữ liệu chung tồn ngành.
Hiện nay, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đang triển khai Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu
13


quản lý, giám sát”. Tại các DNBH, hệ thống công nghệ thông tin đều đã được xây dựng
nhằm phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, nhưng trên bình diện chung toàn thị trường,
mỗi DNBH đang sử dụng một hệ thống cơng nghệ thơng tin khác nhau, khơng có sự liên
thơng dữ liệu chung, tình trạng phân tán dữ liệu, gây khó khăn cho cơng tác quản lý, chia sẻ
dữ liệu, chia sẻ thơng tin… trong tồn ngành dẫn đến tình trạng trục lợi bảo hiểm đã xảy ra.
Trên thực tế, các ngành nói chung và cụ thể như ngân hàng, chứng khoán đều xây
dựng cơ sở dữ liệu chung phục vụ cho hoạt động của ngành, đối với hoạt động kinh doanh
bảo hiểm, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh doanh bảo hiểm của các nước trên thế giới
cũng đã được triển khai thực hiện song hành cùng sự phát triển của thị trường bảo hiểm
các nước. Luật pháp tại một số quốc gia cũng quy định rõ về trách nhiệm cung cấp dữ liệu
về bảo hiểm của các đối tượng kinh doanh trên thị trường bảo hiểm nhằm tạo cơ sở cho
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành Bảo hiểm. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu, đề
xuất mức phí sàn, thống nhất phương pháp định phí bảo hiểm và phương pháp trích lập dự
phòng thường do các hiệp hội ngành nghề lĩnh vực bảo hiểm thực hiện (Ủy ban Bảo hiểm
NAIC - Hoa Kỳ; JAIL - Nhật Bản...). Tuy nhiên, tại một số quốc gia (điển hình là Hàn
Quốc), các viện về bảo hiểm có nguồn gốc từ cơ quan Chính phủ là đơn vị chuyên biệt để
xây dựng cơ sở dữ liệu.
1.1. Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia mà pháp luật có quy định cụ thể ngay tại cấp độ Luật về bảo
hiểm đối với hoạt động định phí, cung cấp dữ liệu cho các cơ quan định phí và cơ quan quản
lý, giám sát bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm Hàn Quốc quy định cụ thể về hoạt động và
quyền hạn của tổ chức tính tốn tỷ lệ phí bảo hiểm trực tiếp liên quan đến công tác thu thập
dữ liệu và định phí bảo hiểm. Nghị định thi hành Luật Bảo hiểm của Hàn Quốc cũng quy
định chi tiết việc tính tốn và xác minh mức phí bảo hiểm ròng tham chiếu cho thị trường,
quy định việc thu thập, cung cấp và quản lý các dữ liệu về tai nạn giao thông, bệnh tật. Trên

cơ sở quy định của pháp luật, hệ thống cơ sở dữ liệu bảo hiểm của Hàn Quốc hiện được triển
khai tại Viện Phát triển bảo hiểm Hàn Quốc (KIDI) như sau:
Viện Phát triển bảo hiểm Hàn Quốc (KIDI) được thành lập vào năm 1983 với mục
đích thu thập và sử dụng dữ liệu bảo hiểm tài sản và thiệt hại (P&C). Ban đầu, KIDI thu thập
dữ liệu của các dịng sản phẩm chính như: bảo hiểm ô tô (bao gồm cả bảo hiểm trách nhiệm
dân sự bắt buộc); bảo hiểm hỏa hoạn và bảo hiểm hàng hải. Mục đích chính của việc thu thập
dữ liệu từ các DNBH là để hình thành một cơ sở dữ liệu, từ đó ngành cơng nghiệp bảo hiểm
có thể áp dụng Luật số lớn để tính tốn.
Trong những năm đầu tiên, số liệu thống kê chỉ được thu thập bằng các biểu mẫu đơn
giản, giới hạn với một số sản phẩm bảo hiểm như đã đề cập ở trên. Sau đó, khi lượng dữ liệu
tăng lên, KIDI đã đẩy mạnh áp dụng cơng nghệ để có thể thu thập dữ liệu theo từng trường hợp.
Số lượng các dòng sản phẩm bảo hiểm được thu thập cũng được mở rộng, bao gồm: bảo hiểm
14


bồi thường người lao động, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tồn diện…
Cùng với đó, thơng qua việc đổi mới hệ thống thông tin vào năm 1998, số liệu thống kê do
máy tính xử lý đã được tiêu chuẩn hóa.
Cơ sở pháp lý để KIDI thiết lập một cơ sở dữ liệu cho việc định phí và phân tích thống
kê là Luật Kinh doanh bảo hiểm. Luật này đặt cơ sở cho việc giám sát hoạt động kinh doanh
của các DNBH và quy định vai trò của các cơ quan liên quan, trong đó có KIDI. Theo khoản
3, Điều 176 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, KIDI có thể thu thập và cung cấp thơng tin liên
quan đến bảo hiểm và tổng hợp số liệu thống kê. Ngồi ra, theo khoản 5, Điều 176, KIDI có
quyền tích hợp và tổng hợp một cách có hệ thống các số liệu thống kê liên quan đến bảo
hiểm cho các hoạt động được định nghĩa trong Luật này và có thể yêu cầu dữ liệu từ các
DNBH khi cần thiết. KIDI bắt đầu thu thập dữ liệu thô về bảo hiểm ô tô từ năm 1985. Dữ
liệu thô của các dòng bảo hiểm tài sản và tổn thất được thu thập từ năm 1987. Ngày nay, dữ
liệu bảo hiểm ô tô được phân thành hai loại là hợp đồng và yêu cầu bồi thường, được thu
thập hàng tháng (tương tự đối với bảo hiểm hỏa hoạn). Dữ liệu bảo hiểm hàng hải được chia
thành dữ liệu bảo hiểm thân tàu và dữ liệu bảo hiểm hàng hóa. Các dịng sản phẩm này cũng

được thu thập dữ liệu hàng tháng, tách biệt giữa hợp đồng và yêu cầu bồi thường. Trong bảo
hiểm tai nạn, nhiều loại dữ liệu khác nhau cùng được tổng hợp, ví dụ như bảo hiểm tai nạn
nói chung và bảo hiểm du lịch nước ngồi. Bên cạnh đó, đối tượng thu thập dữ liệu cịn có
bảo hiểm bồi thường cho người lao động, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm
toàn diện và bảo hiểm trộm cắp…
Ban đầu, KIDI thu thập dữ liệu từ các DNBH bằng các biểu mẫu đơn giản và lưu trữ
trên các đĩa từ. Sau đó, phương pháp thu thập liên tục được phát triển. Ngày nay, Hàn Quốc
sử dụng mạng nội bộ chuyên dụng INTAS – Information transmission automatic service
(Dịch vụ truyền thông tin tự động) làm phương thức để trao đổi thông tin. Mạng nội bộ giúp
ngăn chặn rị rỉ thơng tin, tăng cường bảo mật, giảm chi phí và thời gian gửi dữ liệu so với
mạng thơng thường
Cơ sở dữ liệu tại Hàn Quốc được phân loại theo dòng sản phẩm bảo hiểm và được sử
dụng để tính tốn, xác minh phí bảo hiểm và quản lý chi phí sản phẩm bảo hiểm. Ngồi ra, cơ
sở dữ liệu cịn có tác dụng tham khảo cho việc thẩm định khi các DNBH lập hợp đồng hay
làm dữ liệu chứng minh để kiểm tra các khoản thanh toán bồi thường. Cơ sở dữ liệu bảo
hiểm tại Hàn Quốc cũng là nền tảng để các cơ quan quản lý, giám sát đưa ra các chính sách
và cải tiến hệ thống khi cần thiết.
KIDI sử dụng cơ sở dữ liệu nêu trên để đưa ra nhiều loại số liệu thống kê liên quan đến
hoạt động kinh doanh, phân loại rủi ro, định phí bảo hiểm... Bằng cách kết nối các DNBH với
mạng thông tin bảo hiểm, KIDI cung cấp dữ liệu giúp các DNBH phân tích dữ liệu yêu cầu
bồi thường, thông tin xếp hạng khách hàng, đánh giá rủi ro kết hợp, thậm chí cả lập hợp đồng
bảo hiểm. Ngồi ra, KIDI sử dụng dữ liệu thu thập được để hỗ trợ quản lý yêu cầu thẩm định
15


của các DNBH. Dữ liệu về hợp đồng bảo hiểm và yêu cầu bồi thường được cung cấp trên hệ
thống nhằm hỗ trợ DNBH kiểm tra xem một người có hợp đồng bảo hiểm trùng với cùng
phạm vi bảo hiểm hay khơng và liệu người đó có gây ra nhiều vụ tai nạn để gian lận hay
khơng? Ngồi ra, thơng qua các phương pháp ngăn ngừa gian lận bảo hiểm như: phân tích chi
phí y tế tại các cơ sở y tế hoặc các phương pháp phát hiện gian lận trong Hệ thống tổng hợp

yêu cầu bảo hiểm (Insurance claims pooling system – ICPS), KIDI hỗ trợ các chuyên viên
quản lý yêu cầu bồi thường của DNBH tìm ra hành vi gian lận một cách hiệu quả.
1.2. Nhật Bản
Hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có tại Nhật Bản bao gồm dữ liệu bảo hiểm xe cơ giới và
bảo hiểm phi nhân thọ khác, với mục tiêu tư vấn tính phí bảo hiểm thuần và phí bảo hiểm
gộp cho các nghiệp vụ như: bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện, bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo
hiểm hỏa hoạn và chăm sóc sức khỏe, phí bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới và động đất. Đồng
thời, đây cũng là ngân hàng dữ liệu bảo hiểm phi nhân thọ cho thị trường. Liên quan đến việc
cung cấp thông tin về bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới, các DNBH có trách nhiệm cung cấp
thơng tin cần thiết để tính tốn phí bảo hiểm. Các thông tin được thu thập trên hệ thống cơ sở
dữ liệu tại Nhật Bản là các thông tin về hợp đồng bảo hiểm và chi trả quyền lợi bảo hiểm,
ngoại trừ các thông tin cá nhân.
1.3. Đài Loan
Hệ thống dữ liệu bảo hiểm tại Đài Loan bao gồm các thông tin về hợp đồng bảo hiểm
(bao gồm số hợp đồng bảo hiểm, mã sản phẩm, thời hạn bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm),
thông tin về bồi thường bảo hiểm (bao gồm số hợp đồng bảo hiểm, mã số bồi thường, nguyên
nhân tai nạn/rủi ro, ngày xảy ra tai nạn, ngày bồi thường, số tiền bồi thường). Mục tiêu xây
dựng cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ việc công bố thông tin tổng quan định kỳ về kinh doanh
bảo hiểm và cung cấp tất cả các loại số liệu thống kê như: phí bảo hiểm, bồi thường, tỷ lệ tổn
thất hoặc xảy ra sự kiện bảo hiểm; xây dựng bảng tỷ lệ tử vong cho bảo hiểm nhân thọ, tỷ lệ
rủi ro và tỷ lệ tham chiếu của các sản phẩm bảo hiểm tài sản và thiệt hại chính nhằm tăng
cường giám sát và hỗ trợ tính phí bảo hiểm. Để thu thập thông tin cho hệ thống dữ liệu, tại
Đài Loan, các DNBH cần cung cấp thông tin định kỳ trực tuyến thông qua website. Hệ thống
dữ liệu bảo hiểm tại Đài Loan hiện không kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu khác.
1.4. Trung Quốc
Cơ sở dữ liệu thị trường bảo hiểm Trung Quốc bao gồm: hệ thống thông tin bảo hiểm
chung, hệ thống ngăn chặn trục lợi bảo hiểm, hệ thống bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới, hệ
thống tăng giảm phí bảo hiểm xe cơ giới. Mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường bảo
hiểm tại Trung Quốc nhằm hỗ trợ các hoạt động toàn thị trường như: bồi thường, chi trả,
quản lý hợp đồng, ngăn chặn trục lợi bảo hiểm và đưa ra đề xuất về tăng giảm phí bảo hiểm

xe cơ giới.

16


2. Sự cần thiết phải xây dựng cơ sở dữ liệu kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
Việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất toàn ngành Bảo hiểm là một nhu
cầu cấp thiết và gần như bắt buộc, nhất là trong thời đại công nghệ thơng tin bùng nổ và xu
hướng số hóa đang dần thay đổi ngành Bảo hiểm truyền thống. Đối với thị trường bảo hiểm,
nếu hình thành được cơ sở dữ liệu chung về hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ đáp ứng được
các mục tiêu sau:
Thứ nhất, cơ sở dữ liệu kinh doanh bảo hiểm cung cấp số liệu thống kê của các
DNBH, từ đó giúp các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, giám sát thị trường;
có đánh giá, dự báo tình hình thị trường để có những chính sách, điều chỉnh kịp thời với
những thay đổi của thị trường.
Thứ hai, việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành Bảo hiểm sẽ hỗ trợ các DNBH trong
việc truy cập thông tin, số liệu thống kê của thị trường, đặc biệt là dữ liệu khách hàng của
doanh nghiệp được thống nhất trên toàn hệ thống. Điều này sẽ giúp ích cho DNBH trong việc
đánh giá thơng tin khách hàng để đưa ra các chính sách và phí bảo hiểm phù hợp; phịng,
chống gian lận; trục lợi bảo hiểm từ phía khách hàng.
Thứ ba, cơ sở dữ liệu về kinh doanh bảo hiểm với những thông tin được kết nối từ các
DNBH trong thị trường, các cơ sở dữ liệu của ngành có liên quan sẽ hỗ trợ các DNBH trong hoạt
động thẩm định rủi ro và giải quyết bồi thường bảo hiểm, đảm bảo việc chi trả bồi thường đúng
với quyền lợi của người được bảo hiểm nhằm phòng tránh hiện tượng trục lợi, gian lận bảo hiểm
cũng như việc quản lý số lượng lớn hợp đồng bảo hiểm của DNBH. Các dữ liệu về tỷ lệ tổn thất
hoặc xảy ra sự kiện bảo hiểm, bảng tỷ lệ tử vong được xây dựng và lưu trữ trên hệ thống cơ sở
dữ liệu sẽ là cơ sở xây dựng mức phí sàn làm mức phí tham chiếu, thống nhất cơ sở mức phí cho
tồn thị trường, đảm bảo mức phí bảo hiểm phù hợp với thị trường bảo hiểm Việt Nam; giám sát
mức độ đầy đủ về phí bảo hiểm cũng như giảm thiểu rủi ro trục lợi bảo hiểm. Ngồi ra, nó có vai
trị quan trọng trong việc chuẩn hóa cơng tác thiết kế sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro thị

trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
tăng cường tính minh bạch và chủ động của các bên tham gia thị trường.
Để góp phần thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển, việc xây dựng một cơ
sở dữ liệu chung cho toàn thị trường bảo hiểm là rất cần thiết, nhưng trước hết cần phải có
hành lang pháp lý cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho thị trường. Một trong những
chính sách quan trọng của Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm (trình
Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 2) đã đưa ra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động quản lý, giám sát và kinh doanh bảo hiểm. Dự thảo Luật đã có một nội dung quan trọng
về cơ sở dữ liệu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, việc
xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung cho ngành Bảo hiểm với nội dung của dự thảo Luật
có ý nghĩa rất lớn:
17


Thứ nhất, việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung cho ngành Bảo hiểm sẽ tạo ra
một hành lang pháp lý theo hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc xây dựng cơ
sở dữ liệu chung cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Việc xây dựng Luật Kinh doanh bảo
hiểm (sửa đổi) bao gồm quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh doanh bảo hiểm hướng
theo thơng lệ quốc tế nhằm hồn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển
của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm, bảo đảm cho thị trường bảo hiểm phát triển an
toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, sự an tồn của hệ thống tài chính.
Thứ hai, hệ thống Cơ sở dữ liệu về kinh doanh bảo hiểm được xây dựng theo hướng
kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành có liên quan như: Cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư; Cơ sở dữ liệu của Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải; Cơ sở dữ liệu quốc gia về
bảo hiểm và Cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế… để tăng cường quản lý, giám sát và tiết kiệm
chi phí...
Thứ ba, việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất cho hoạt động kinh doanh
bảo hiểm đáp ứng các yêu cầu kịp thời, chính xác và phục vụ tốt cho hoạt động của các

DNBH, nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động của thị trường bảo hiểm. Cơ sở dữ liệu mang
tính cơng khai, minh bạch sẽ góp phần đánh giá đúng về DNBH.
Để các quy định có tính khả thi cao, ngồi sự đầu tư của Nhà nước, định hướng của
các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm địi hỏi có sự chung tay góp sức của
tất cả DNBH trên thị trường. Các DNBH cần thực sự sẵn sàng cho việc xây dựng một hệ
thống cơ sở dữ liệu thống nhất, cơ sở dữ liệu chung ngành Bảo hiểm, góp phần thúc đẩy thị
trường bảo hiểm ngày một phát triển hơn.

1.
2.
3.
4.
5.
6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, Bản tin Thị trường bảo hiểm tồn cầu.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Đạo luật về Tổ chức xếp hạng bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản.
Luật Bảo hiểm Đài Loan.
Luật Kinh doanh bảo hiểm Hàn Q́c.
Tổ chức định phí bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản (GIROJ), Tài liệu về thu thập dữ
liệu và định phí bảo hiểm.

7. Viện Phát triển bảo hiểm Hàn Quốc (KIDI), Tài liệu về thớng kê dữ liệu và tính phí
bảo hiểm Hàn Q́c.
8. Viện Bảo hiểm Đài Loan (TII), Tài liệu về thu thập dữ liệu bảo hiểm.
9. Website Ủy ban Quản lý bảo hiểm Trung Quốc (CIRC).

18




×