Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bảo hiểm-trụ cột chính đảm bảo an sinh xã hội quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.47 KB, 4 trang )

BẢO HIỂM – TRỤ CỢT CHÍNH ĐẢM BẢO
AN SINH XÃ HỘI QUỐC GIA
PGS.TS. Nguyễn Văn Định
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các loại hình bảo hiểm đã và đang triển khai có
thể kể đến như: bảo hiểm xã hợi (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm thất nghiệp
(BHTN); bảo hiểm tiền gửi (BHTG) và bảo hiểm thương mại (BHTM). Trong đó, BHXH,
BHYT, BHTN là những chính sách an sinh xã hợi (ASXH) chủ ́u nằm trong hệ thớng các
chính sách xã hội của Nhà nước. BHTG và BHTM là những loại hình bảo hiểm kinh doanh,
do các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) thực hiện. Bởi vậy, có quan điểm
cho rằng, chỉ có BHXH, BHYT và BHTN mới hợp thành trụ cột chính đảm bảo ASXH; cịn
BHTG và BHTM là những loại hình bảo hiểm kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nên khơng có
vai trị là trụ cột chính đảm bảo ASXH. Bên cạnh đó, lại có quan điểm cho rằng, đã là bảo
hiểm thì tất cả đều hợp thành một trụ cột chính đảm bảo ASXH. Nội dung bài viết này mong
muốn làm rõ thêm về từng quan điểm để có sự thớng nhất trong nhận thức đới với vai trị của
bảo hiểm hiện nay.
Từ khóa: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tiền gửi,
bảo hiểm thương mại, an sinh xã hội
1. Khái quát về các loại hình bảo hiểm
- BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động
khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, hết tuổi lao động, chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH (Luật BHXH năm 2014).
Đối tượng bảo hiểm ở đây là thu nhập của người lao động, còn đối tượng tham gia là người
lao động và người sử dụng lao động. Khi tham gia, các bên phải đóng vào Quỹ BHXH. Quỹ
này được Nhà nước bảo trợ, thậm chí cịn hỗ trợ thêm. BHXH có nhiều đặc điểm, song nổi
bật nhất là được thực hiện trên cơ sở đóng hưởng. Thời hạn dài, diễn ra liên tục từ khi người
lao động tham gia đến khi chết.
- BHYT là một chính sách xã hội thường do Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm huy
động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể để thanh tốn chi phí y tế cho người tham gia, trên
cơ sở đóng góp của người tham gia vào Quỹ BHYT. Nhà nước cũng bảo trợ và bù đắp cho


Quỹ BHYT khi cần thiết. Đối tượng tham gia BHYT rất rộng, bao gồm: các cá nhân, các tổ
chức, hiện nay ở nước ta là BHYT toàn dân. Đặc điểm nổi bật của BHYT về cơ bản cũng là
có đóng có hưởng.
- BHTN là chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm huy động sự đóng
góp của người lao động và người sử dụng lao động để hình thành Quỹ BHTN. Quỹ BHTN
trợ cấp cho người lao động khi họ bị mất việc làm, góp phần ổn định thị trường lao động.
45


Quỹ BHTN cũng được Nhà nước bảo trợ và có thể đóng góp thêm. Đặc điểm nổi bật của
BHTN cũng như BHXH là có đóng góp mới được thụ hưởng.
- BHTG là loại hình bảo hiểm nhằm bảo vệ an toàn tiền gửi cho những người gửi tiền
tại các tổ chức tham gia BHTG, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, đảm
bảo sự phát triển an toàn lành mạnh cho các cá nhân, doanh nghiệp và cho toàn bộ nền kinh
tế. Đối tượng tham gia BHTG là các tổ chức tín dụng. Tổ chức BHTG nhận bảo hiểm trách
nhiệm cho các tổ chức tín dụng đối với các khoản tiền gửi. Đặc điểm nổi bật của loại bảo
hiểm này cũng là có đóng vào Quỹ BHTG mới được chi trả bồi thường khi gặp rủi ro.
- BHTM là một hoạt động dịch vụ tài chính, thơng qua đó, một cá nhân hay một tổ
chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo
hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho bên thứ ba. Khoản tiền
bồi thường hay chi trả này do DNBH đảm nhận. DNBH có trách nhiệm trước rủi ro hay sự
kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê. Đối tượng tham gia BHTM là các cá
nhân, tổ chức và các doanh nghiệp. Khi tham gia, họ phải đóng góp phí bảo hiểm để hình
thành quỹ. Đặc điểm chủ yếu của loại hình bảo hiểm này là kinh doanh kiếm lời cho nên “có
đóng có hưởng” gắn liền với cơng tác bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm.
Theo quan điểm trên thế giới hiện nay, tất cả các loại hình bảo hiểm nêu trên hợp thành
một trụ cột của ASXH. Điều này đã được chứng minh qua thời gian và thực tế cuộc sống.
2. Mối quan hệ giữa bảo hiểm với an sinh xã hội
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), “ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho
các thành viên của mình thơng qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với

những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu
nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do người lao động mất sức lao động hoặc tử vong. Cung
cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em”2... Đặc điểm của ASXH là:
diện bảo vệ rất rộng, các chính sách thiết kế đều liên quan đến rủi ro, đến việc đảm bảo an
toàn cho người dân, nhất là những người yếu thế trong xã hội. ASXH thường do Nhà nước
ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách. Ngày nay, mơ hình ASXH trên thế giới
khá đa dạng, nhưng đứng trên góc độ quản lý rủi ro để thiết kế, mơ hình sau đây được áp
dụng phổ biến, nhất là ở các nước Anglo-saxon.
Hình 1. Mơ hình ASXH theo hướng quản lý rủi ro
ASXH

1
Thị trường lao
động tích cực

2
Bảo hiểm

3

4

Trợ giúp xã hội,
cứu trợ xã hội

Dịch vụ
xã hội

Nguồn: Tác giả tổng hợp
“ASXH ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học (Ban Tuyên giáo Trung ương - Tạp chí

Cộng sản - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Hội đồng Lý luận Trung ương), Hà Nội, 2012.
2

46


Mơ hình ASXH theo hướng quản lý rủi ro bao gồm 4 trụ cột, trong đó: bảo hiểm và trợ
giúp xã hội, cứu trợ xã hội luôn được coi là hai trụ cột chính. Mối quan hệ giữa bảo hiểm với
đảm bảo ASXH luôn là mối quan hệ hai chiều, cụ thể:
- Nếu đảm bảo ASXH quốc gia sẽ góp phần to lớn vào việc ổn định thể chế chính trị,
từ đó tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội. Khi kinh tế - xã hội phát triển, các loại hình
bảo hiểm cũng phát triển theo. Điều này thể hiện rất rõ ở các khía cạnh sau:
+ Số người tham gia các loại hình bảo hiểm sẽ ngày càng đông, diện bảo vệ của bảo
hiểm ngày càng rộng;
+ Kinh tế - xã hội phát triển thì thu nhập của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp
trong xã hội ngày càng cao, khả năng tham gia bảo hiểm, khả năng đóng phí bảo hiểm ngày
càng lớn và các loại quỹ bảo hiểm ngày càng phát triển và tăng trưởng;
+ Kinh tế - xã hội phát triển còn kéo theo nhiều lĩnh vực trong nội tại nền kinh tế phát
triển như: thu hút đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu gia tăng, khả năng tích lũy của nền kinh
tế lớn... Tất cả đều giúp cho các loại hình bảo hiểm phát triển;
+ Ngoài ra, nếu kinh tế - xã hội phát triển, ngân sách nhà nước sẽ có nhiều điều kiện
hơn để bảo trợ và hỗ trợ cho các loại quỹ bảo hiểm khi cần thiết, nhất là Quỹ BHXH, Quỹ
BHYT và Quỹ BHTN...
- Ngược lại, nếu các loại hình bảo hiểm phát triển thì mục tiêu đảm bảo ASXH sẽ được
thực hiện tốt hơn bởi đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm rất lớn, rất rộng. Thậm chí,
một cá nhân, một tổ chức có thể cùng một lúc tham gia nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau.
Khi không may gặp rủi ro hay sự kiện bảo hiểm, họ có thể cùng một lúc nhận được nhiều
quyền lợi từ bảo hiểm chi trả hoặc bồi thường. Bên cạnh đó, nếu bảo hiểm phát triển cịn góp
phần tiết kiệm cho tương lai, từ đó góp phần đảm bảo ASXH lâu dài và bền vững... Đặc biệt,
khi bảo hiểm phát triển, đối tượng tham gia sẽ tăng nhanh và Quỹ ASXH chỉ cịn phải chi

cho một số ít đối tượng rơi vào tình cảnh yếu thế trong xã hội như: trẻ mồ côi, người tàn tật,
người già cô đơn khơng nơi nương tựa…
3. Các loại hình bảo hiểm hợp thành trụ cột chính đảm bảo an sinh xã hội quốc gia
Ngày nay, trên thế giới, bảo hiểm luôn được coi là trụ cột chính của hệ thống ASXH quốc
gia, cho dù đó là BHTM hay BHTG. Tác giả đồng tình với quan điểm này bởi lẽ:
Thứ nhất, đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm rất lớn và ngày càng lớn, do kinh
tế - xã hội ngày càng phát triển, từ đó, làm cho diện bảo vệ của các chính sách ASXH khác
ngày càng giảm đi. Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao mức trợ giúp xã hội và thực hiện
cứu trợ xã hội tốt hơn. Đồng thời, các dịch vụ xã hội cũng sẽ có điều kiện được mở rộng trên
thực tế.
Thứ hai, bảo hiểm đóng vai trị điều tiết chính sách trong hệ thống các chính sách
ASXH. Thật vậy, ASXH bao gồm rất nhiều chính sách xã hội hợp thành. Nếu nhìn vào mơ
hình trên, ta thấy có các chính sách như: trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội, thị trường lao động,
dịch vụ trợ giúp pháp lý, dịch vụ vệ sinh môi trường... Một khi đối tượng tham gia và đối
tượng thụ hưởng của các loại hình bảo hiểm ngày càng tăng thì các đối tượng khác ngồi bảo
hiểm sẽ ngày càng giảm đi. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến việc điều tiết các chính sách
47


trong hệ thống ASXH như: điều tiết về đối tượng thụ hưởng, điều tiết mức thụ hưởng, điều
tiết các điều kiện thụ hưởng...
Thứ ba, bảo hiểm kích thích nền kinh tế phát triển và tăng trưởng. Chúng ta đều biết,
các loại quỹ bảo hiểm trong nền kinh tế rất lớn và chỉ đứng sau ngân sách nhà nước. Các quỹ
này phần lớn được quản lý theo kỹ thuật tồn tích, nhất là Quỹ BHXH, Quỹ BHNT trong
BHTM... Khi chưa sử dụng đến, các tổ chức, các DNBH phải tiến hành đầu tư để thu lãi. Bởi
vậy, đầu tư là một trong những vai trò trọng yếu của ngành Bảo hiểm. Theo số liệu thống kê,
đến cuối năm 2021 ở Việt Nam, Quỹ BHXH nhàn rỗi đem đầu tư là hơn 420 nghìn tỷ đồng
(Tạp chí BHXH, số 04/2021). Quỹ BHTM đầu tư trở lại nền kinh tế bình quân hàng năm giai
đoạn 2016 - 2021 là hơn 60 nghìn tỷ đồng (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2016 - 2021). Ở
các nước kinh tế phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, con số ngày rất lớn vì thế bảo hiểm rất được

coi trọng. Và như vậy, đầu tư từ các quỹ bảo hiểm trực tiếp kích thích nền kinh tế phát triển
và tăng trưởng.
Thứ tư, với cơ chế và đặc điểm đóng hưởng, bảo hiểm cịn góp phần giảm nhẹ gánh
nặng cho ngân sách nhà nước. Đây được xem là lý do chủ yếu để khẳng định bảo hiểm là trụ
cột chính đảm bảo ASXH. Với cơ chế và đặc điểm này, người tham gia phải đóng phí bảo
hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm mà họ tham gia. Số người tham gia ngày càng đông, quỹ
bảo hiểm ngày càng lớn thì khả năng chia sẻ rủi ro, san sẻ tài chính càng dễ dàng thực hiện.
Cho dù nền kinh tế - xã hội có biến động như thế nào thì ngân sách nhà nước cũng sẽ được
giảm tải. Chẳng hạn, trong hai năm dịch bệnh COVID-19 vừa qua, Chính phủ đã quyết định
huy động hơn 38 nghìn tỷ đồng từ Qũy BHTN để trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp.
Số tiền này cùng với ngân sách nhà nước góp phần ổn định cuộc sống hàng vạn người lao
động và đảm bảo ASXH.
Thứ năm, tham gia các loại hình BHXH, BHNT trong BHTM cịn góp phần thực hành
tiết kiệm, mà đây là sự tiết kiệm có kế hoạch từ nội bộ ngân sách của mỗi cá nhân, gia đình;
tiết kiệm từ khi cịn trẻ, từ trong q trình lao động. Đặc điểm này góp phần đảm bảo ASXH
lâu dài bền vững, qua đó nâng cao nhận thức cho các cá nhân, gia đình và cho tồn xã hội về
việc đảm bảo ASXH ngày nay.
Ngoài những lý do trên, vấn đề tạo thêm công ăn việc làm, ổn định tâm lý cho người
tham gia và nâng cao sự tự tin trong cuộc sống... cũng là những minh chứng cho vai trị trụ
cột chính của ngành Bảo hiểm trong hệ thống ASXH quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học (Ban Tuyên giáo Trung ương - Tạp chí Cộng sản - Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội - Hội đồng Lý luận Trung ương), Hà Nội, 2012.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2021), Tạp chí Bảo hiểm xã hợi, số 04/2021.
3. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2016 - 2021), Cổng thông tin điện tử của Hiệp hội Bảo
hiểm Việt Nam, truy cập tại />4. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo hiểm xã hội
năm 2014, Luật số 58/2014/QH13, ban hành ngày 20/11/2014, NXB Tư pháp.
48




×