Website: Email : Tel : 0918.775.368
BÀI TẬP LỚN MÔN AN SINH XÃ HỘI
-----o0o-----
Đề tài: Vấn đề nâng cao nhận thức về An sinh xã hội ở Việt Nam.
MỤC LỤC
1. Sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về An sinh xã hội(ASXH).
1.1. Vai trò, chức năng của ASXH.
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về ASXH.
2. Nhận định về ASXH ở Việt Nam.
3. Nhận thức về ASXH ở Việt Nam.
3.1. Nhận thức của Đảng và Nhà nước.
3.2. Nhận thức của người dân.
4. Trách nhiệm của Nhà nước đối với vấn đề ASXH.
4.1. Trách nhiệm của Chính phủ.
4.2. Trách nhiệm của chính quyền địa phương.
5. Trách nhiệm của các tổ chức kinh tế – xã hội và các cá nhân đối với vấn đề ASXH.
5.1. Trách nhiệm của các tổ chức kinh tế – xã hội.
5.2. Trách nhiệm của các cá nhân trong xã hội.
6. Các biện pháp nâng cao nhận thức về ASXH.
Nhóm 10 – Lớp ASXH 01
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về ASXH.
1.1. Vai trò và chức năng của ASXH..
* Vai trò của ASXH:
- ASXH luôn khơi dậy được tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã
hội.
- ASXH góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
- ASXH vừa là nhân tố ổn định vừa là nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế - xã
hội.
- ASXH giúp các nước, các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau hơn không phân biệt
thể chế chính trị, màu da và văn hóa.
* Chức năng của ASXH:
- Đảm bảo duy trì thu nhập liên tục cho các thành viên trong xã hội ở mức tối thiểu
giúp họ ổn định cuộc sống.
- Tạo lập quỹ tiền tệ tập trung để phân phối lại cho những người không may gặp rủi ro,
khó khăn, bất hạnh bị giảm hoặc mất thu nhập do các nguyên nhân khác nhau.
- Gắn kết các thành viên trong cộng đồng xã hội để phòng ngừa, giảm thiểu, chia sẻ rủi
ro và đối phó với những hiểm họa xảy ra giúp các thành viên ổn định cuộc sống góp phần đảm
bảo an toàn xã hội.
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về ASXH.
ASXH bao gồm nhiều chính sách, nhiều chương trình khác nhau và diện bảo vệ của
ASXH là rất rộng. Vì vậy cần phải tuyên truyền để người dân biết được các chính sách ASXH,
biết họ có thể tham gia và thuộc diện bảo về của chương trình, chính sách nào trong hệ thống
ASXH (ASXH gồm nhiều chính sách, nhiều chương trình khác nhau ,diện bảo vệ của ASXH
rất rộng).Từ đó, họ sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng đồng vốn và tích cực tham gia quản
lý.
Nâng cao nhận thức về ASXH giúp khắc phục những tư tưởng cục bộ, bản vị, lối sống
ích kỷ; tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước. Từ đó, phát huy tác dụng của các chính sách cứu trợ xã
hội tốt hơn. Đồng thời nâng cao nhận thức về ASXH giúp cá nhân, tổ chức tự lựa chọn cho
Nhóm 10 – Lớp ASXH 01
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mình chính sách phù hợp. Chẳng hạn như: tham gia BHXH, BHYT bắt buộc hay tự nguyện;
BHXH hay Bảo hiểm thương mại; tự bảo hiểm hay chuyển giao rủi ro...
Đối với Nhà nước, các cấp chính quyền thực thi chính sách ASXH việc nâng cao nhận
thức về ASXH có ý nghĩa rất quan trọng.
Vấn đề tài chính cơ chế quản lý trong mỗi chính sách, chương trình ASXH khác nhau
là khác nhau. Nhà nước cần có định hướng đúng đắn để phổ biến, giúp người dân hiểu và
tham gia các chính sách một cách tự giác.
Nâng cao nhận thức về ASXH cho các cấp chính quyền địa phương trong cả nước làm
giảm thiểu hiện tượng tham nhũng, sử dụng không đúng mục đích, trục lợi quỹ ASXH.
Nâng cao nhận thức về ASXH giúp Chính phủ lựa chọn xây dựng hệ thống chính sách
ASXH phù hợp, đồng thời huy động tối đa nguồn lực người dân vào các quỹ ASXH, giảm nhẹ
gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
2. Nhận định về hệ thống ASXH ở Việt Nam.
- Hệ thống ASXH mà đặc biệt là cơ chế Bảo hiểm xã hội(BHXH) đã hình thành rất
sớm ở Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều
này đã khẳng định tầm nhìn của những người lãnh đạo và chính sách xã hội của Nhà nước ta –
Nhà nước của giai cấp công – nông, của những người lao động.
- Về nội dung thực hiện, xét từ năm 1945 đến nay, ở nước ta gần như thực hiện đầy đủ
các chế độ cần có của cơ chế BHXH và rất nhiều cơ chế khác của ASXH mà các quốc gia
khác trên thế giới đang thực hiện, hơn nữa, cơ chế ưu đãi xã hội được chú trọng thực hiện thể
hiện nét riêng có, sáng tạo trong hệ thống ASXH của Việt Nam. Hiện nay, hệ thống này tương
đối phức tạp bao gồm: BHXH, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, chăm sóc xã hội, dịch vụ xã hội
và các đảm bảo khác cung cấp bởi người sử dụng lao động.
- Do ảnh hưởng của chiến tranh liên miên, kinh tế – xã hội không ổn định, thay đổi qua
nhiều thời kỳ dẫn đến tình trạng nội dung các chế độ đảm bảo của BHXH nói riêng, ASXH
nói chung có tính ổn định không cao, đôi lúc chạy theo việc giải quyết nhu cầu xã hội trước
mắt, chứ không được xây dựng có hệ thống, lâu dài.
Nhóm 10 – Lớp ASXH 01
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Do cơ chế quản lý kinh tế – xã hội theo kiểu tập trung bao cấp nên một thời gian dài,
cũng như các vấn đề khác, BHXH, ASXH với rất nhiều chế độ đều gần như được bao cấp
miễn phí từ Nhà nước, cơ chế huy động từ nhiều phía vốn có và vốn là thế mạnh của hệ thống
này không được vận dụng. Điều này, một mặt, là gánh nặng cho NSNN trong điều kiện xây
dựng và phát triển kinh tế thời chiến, khủng hoảng kinh tế kéo dài, một mặt, không thể đáp
ứng nhu cầu đảm bảo tốt cho các đối tượng được đảm bảo trong xã hội, nếu có chỉ trong một
nhóm nhỏ, thời gian ngắn rồi không có điều kiện tiếp tục duy trì.
- Một thời gian dài, cũng do đặc điểm cơ chế quản lý kinh tế-xã hội, chế độ đảm bảo
của BHXH và ASXH chỉ mới chăm lo cho công nhân – viên chức Nhà nước, lực lượng vũ
trang, người có đóng góp cho cách mạng chứ chưa thực sự mở rộng đảm bảo cho mọi người
lao động trong xã hội.
- Hiện nay, hệ thống ASXH nói chung, hệ thống BHXH nói riêng ở Việt Nam đã bắt
đầu thực hiện công cuộc đổi mới và đang đứng trước một đói hỏi bức bách là phải nhanh
chóng hoàn thiện các chế độ đảm bảo (số lượng, nội dung đảm bảo, nguồn huy động,…),
nhằm đảm bảo tốt cho mọi người lao động (hưởng lương và cả tự do, công chức Nhà nước lẫn
hợp đồng lao động với mọi chủ sử dụng lao động khác) trong một điều kiện mới (kinh tế thị
trường, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, hội nhập quốc tế).
- Việc tổ chức quản lý tài chính và nghiệp vụ đối với các cơ chế của ASXH trong thời
gian qua thay đổi nhiều lần (BHXH), phân tán manh mún và không hợp lý (bảo hiểm y tế),
nhập nhằng, chưa xác định rõ ràng (ưu đãi xã hội), hoặc quản lý chưa chặt chẽ (cứu trợ xã hội)
cũng đặt ra một yêu cầu hoàn thiện để thích ứng cho giai đoạn mới.
3. Nhận thức về ASXH ở Việt Nam.
3.1. Nhận thức của Đảng và Nhà Nước.
Đối với nước ta, bảo đảm ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội luôn là một chủ
trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý
nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước.
Trong nhiều thập kỷ qua, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, cùng với việc không ngừng cải
tiến chế độ tiền lương, tiền công và nâng cao thu nhập cho người lao động, Đảng và Nhà nước
Nhóm 10 – Lớp ASXH 01
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
rất quan tâm chăm lo đến ASXH và phúc lợi xã hội cho nhân dân. Ngay từ Đại hội lần thứ III,
Đảng ta đã xác định “… Cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân thêm một bước,
làm cho nhân dân ta được ăn no mặc ấm, tăng thêm sức khoẻ, có thêm nhà ở và được học tập,
mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị…”.
Những năm sau đó, mặc dù trong điều kiện còn hết sức khó khăn, thiếu thốn, nhưng Đảng và
Nhà nước vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo đảm ASXH và phúc lợi xã
hội. Nhận thức, quan điểm và cơ chế chính sách phát triển hệ thống ASXH và phúc lợi xã hội
được hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội của Đảng. Đến Đại hội IX của Đảng chủ trương này
trở thành một định hướng chiến lược để phát triển bền vững đất nước: “Tăng trưởng kinh tế đi
liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường…”. Đại hội X của Đảng
xác định: “Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân”, “Từng bước
mở rộng và cải thiện hệ thống ASXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi
tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo”.
Đặt trọng tâm vào công tác xoá đói, giảm nghèo, cùng với việc đẩy mạnh phát triển
kinh tế, xã hội để nâng cao mức sống chung của nhân dân, Đảng và Nhà nước đã ban hành và
tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án và huy động nguồn lực của
toàn xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.
Các chính sách và giải pháp xoá đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương
diện: (1) Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo
dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; (2) Hỗ trợ phát triển sản xuất thông
qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát
triển ngành nghề; (3) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó
khăn.
Bước sang giai đoạn chiến lược mới, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục coi bảo đảm ASXH
và phúc lợi xã hội là một nhiệm vụ chủ yếu thường xuyên. Dự thảo Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011 - 2020 đã xác định: Tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hoà với tiến bộ và công
bằng xã hội, nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển hệ thống
Nhóm 10 – Lớp ASXH 01
5