Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bảo hiểm thương mại với phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.93 KB, 4 trang )

BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI VỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Thị Thía
Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Lao động - Xã hội

Tóm tắt
Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam luôn đóng vai trò trụ đỡ cho tồn bợ nền kinh tế,
nhất là khi đất nước có chiến tranh hoặc thiên tai, dịch bệnh hồnh hành. Thế nhưng trong
q trình phát triển sản xuất nơng nghiệp, người sản xuất lại thường phải đối diện với rất
nhiều rủi ro, thách thức và hậu quả của rủi ro lại đôi khi mang tính thảm họa. Nhận thức rõ
vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khắc phục, trong đó có
chính sách bảo hiểm cho sản xuất nơng nghiệp. Những chính sách thể hiện rõ nhất trong
những năm gần đây là Qút định sớ 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013; Quyết định số 358/QĐTTg ngày 27/02/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg...
Tuy vậy, cho đến nay, sự cần thiết và vai trị của bảo hiểm đới với sản xuất nông nghiệp vẫn
chưa được nhận thức một cách đầy đủ, kể cả từ người nông dân cho đến các doanh nghiệp
bảo hiểm (DNBH) và một số nhà quản lý. Đây là vấn đề mà tác giả bài viết này ln trăn trở
và mong ḿn được trao đổi thêm.
Từ khóa: Bảo hiểm, sản xuất nông nghiệp, rủi ro
1. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và xu hướng phát triển
Từ trước đến nay, Việt Nam luôn được coi là một nước nông nghiệp và thực sự là một
trong những nước có nền nơng nghiệp phát triển khá tồn diện trên thế giới. Bắt đầu từ
những năm nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, trên thế giới, người ta đã
biết đến sản lượng lương thực, cà phê, hồ tiêu và một số mặt hàng thủy, hải sản xuất khẩu
của Việt Nam luôn lọt top các nước đứng đầu trên thế giới. Tiếp đến hơn 10 năm qua, rau
quả của Việt Nam lại có mặt tại những thị trường lớn và khó tính nhất thế giới như: Mỹ, Liên
minh châu Âu và Nhật Bản... Trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam, cho dù tỷ trọng nông
nghiệp trong GDP có xu hướng giảm đi tương đối, nhưng vẫn luôn chiếm từ 22% đến 26%.
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn đang thu hút hơn 35 triệu người lao động. Qua hai năm
đại dịch COVID-19 bùng phát, vai trị trụ đỡ của sản xuất nơng nghiệp lại một lần nữa thể


hiện rõ trong một loạt các vấn đề lớn của đất nước như: góp phần giải quyết tình trạng thất
nghiệp, trợ cấp lương thực, thực phẩm cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội... Trên đây là
275


một vài nét phác thảo thể hiện vai trò to lớn của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Thực tế
ngành sản xuất này đang được phát triển theo những xu hướng sau đây:
- Phát triển nông nghiệp theo các chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến và xuất khẩu
để nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản Việt Nam;
- Phát triển nơng nghiệp xanh, an tồn và thân thiện với môi trường để bắt kịp với xu
hướng chung của các nước phát triển;
- Từng bước phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia,
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và các nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp.
2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm trong q trình phát triển sản xuất
nơng nghiệp bền vững
Bảo hiểm, mà ở đây là loại hình bảo hiểm thương mại (BHTM) ra đời từ rất sớm
nhưng các sản phẩm BHTM được các nhà bảo hiểm triển khai trong sản xuất nông nghiệp
mới chỉ bắt đầu phổ biến từ những năm 40 của thế kỷ 20. Bảo hiểm nông nghiệp ra đời và
phát triển chủ yếu là do những đặc điểm vốn có của ngành sản xuất này địi hỏi. Cụ thể:
- Sản xuất nông nghiệp trải trên địa bàn rộng và chủ yếu được tiến hành ở ngoài trời.
Vì vậy, nó chịu sự tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên. Rủi ro trong nông nghiệp rất phổ
biến, phức tạp và khó lường, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nhanh
như hiện nay. Qua đó mà hậu quả của rủi ro cũng rất lớn và đơi khi mang tính thảm họa.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp rất đa dạng, phong phú. Hầu hết chúng đều là
những cá thể sống, như: cây trồng, vật ni. Vì thế, chúng khơng chỉ chịu sự tác động của
môi trường, của điều kiện tự nhiên, mà còn chịu sự tác động của các quy luật sinh học như:
quy luật biến dị, di truyền, quy luật đồng hóa, dị hóa...
- Chu kỳ trong sản xuất nông nghiệp thường kéo dài, tùy từng loại cây, con, giống cây,
giống con; từng vùng khí hậu và tập quán canh tác, mà thời gian trong mỗi chu kỳ cho sản

phẩm rất khác nhau. Vấn đề này liên quan đến rủi ro và tần suất xuất hiện rủi ro mà mỗi cây,
con có thể gặp phải... Bởi vậy, nếu khơng tham gia bảo hiểm, người sản xuất nông nghiệp
rất dễ gặp phải những rủi ro khó lường và xác suất rủi ro đã lớn lại càng lớn hơn và rất khó
kiểm sốt.
- Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa với quy mơ ngày càng lớn địi hỏi người nơng dân
phải đầu tư các nguồn lực ngày càng nhiều, nhất là vốn, sức lao động, công nghệ và cả việc
nghiên cứu, phát triển thị trường... Vì vậy, việc tham gia bảo hiểm có thể coi là một khâu
khơng thể thiếu được đối với các nhà sản xuất nơng nghiệp. Có thể phí bảo hiểm là khá
lớn, song nó sẽ giúp phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định, bền vững, nhất là trong điều
kiện biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng như hiện nay.

276


3. Vai trị của bảo hiểm trong q trình phát triển sản x́t nơng nghiệp bền vững
ở Việt Nam
Vai trị của BHTM đã được đề cập ở nhiều tài liệu, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa
học khác nhau, song vai trị của nó thể hiện trong sản xuất nơng nghiệp vẫn cần phải làm rõ
hơn nữa bởi nhận thức của một bộ phận nông dân Việt Nam, của một số DNBH và nhà quản
lý vẫn chưa thực sự đầy đủ và thống nhất. Sự cần thiết của bảo hiểm trong q trình phát
triển sản xuất nơng nghhiệp bền vững vẫn còn khá mơ hồ. Kết quả triển khai bảo hiểm trong
sản xuất nơng nghiệp những năm gần đây vẫn cịn rất hạn chế. Vậy vai trò của bảo hiểm thể
hiện như thế nào trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam?
Thứ nhất, bảo hiểm nơng nghiệp góp phần ổn định cuộc sống và sản xuất, khắc phục
khó khăn về tài chính cho người sản xuất, nhất là những người sản xuất hàng hóa với quy mô
ngày càng lớn như hiện nay. Trong sản xuất nơng nghiệp, rủi ro ln rình rập và khó lường
do phải đầu tư lớn và rất khó tự quản lý rủi ro, cho nên người sản xuất, dù là các cá nhân hay
các chủ trang trại, cần phải tìm đến các nhà bảo hiểm. Nếu các tổn thất, thiệt hại xảy ra thuộc
phạm vi bảo hiểm sẽ được các DNBH bồi thường, từ đó đảm bảo thu nhập cho người tham
gia bảo hiểm ổn định và có nguồn tài chính để tiếp tục phát triển sản xuất ở các mùa vụ

tiếp theo.
Thứ hai, bảo hiểm nơng nghiệp kích thích người nông dân và các chủ trang trại vay
vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật và công nghệ vào sản xuất. Có thể nói, trong lúc dịch bệnh lợn châu Phi đang lan nhanh
khắp toàn cầu, sẽ hiếm có chủ trang trại nào dám vay hàng tỷ đồng để đầu tư xây dựng các
trang trại nuôi lợn; chỉ có các nhà bảo hiểm mới dám đảm bảo điều đó nhờ cơ chế của bảo
hiểm. Điều này đúng với tất cả các loại đầu tư, dù dưới dạng đầu tư gì đi chăng nữa: từ đầu
tư xây dựng các giàn khoan dầu khí hay đầu tư xây dựng khu nhà kính để trồng hoa..., chủ
đầu tư khơng thể mạo hiểm ngồi nhìn số tiền đầu tư phút chốc biến mất một khi khơng có
bảo hiểm. Kinh nghiệm thế giới đã chỉ ra rằng, mọi dự án đầu tư phát triển hiện đại, trong
mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều đòi hỏi sự tham gia của nhà bảo hiểm. Nếu khơng có sự
bảo đảm của bảo hiểm thì các chủ đầu tư, các ngân hàng có liên quan sẽ không dám mạo
hiểm đầu tư vốn.
Thứ ba, bảo hiểm nông nghiệp ra đời và phát triển còn là chỗ dựa tâm lý vững chắc
cho người tham gia bảo hiểm và các đối tác có liên quan đến họ: như ngân hàng, các nhà
cung cấp phân bón, giống, khoa học kỹ thuật... Bởi một khi đối tượng bảo hiểm của họ gặp
rủi ro, thì hậu quả của rủi ro đó đã có nhà bảo hiểm gánh chịu. Sản xuất nơng nghiệp hiện đại
thường phải tiến hành theo các chuỗi giá trị, vì thế người nơng dân và các chủ trang trại phải
liên kết với nhiều đối tác có liên quan. Việc liên kết này nếu khơng đảm bảo an tồn ngay từ
đầu, chuỗi giá trị sẽ rất dễ bị đứt gãy và không thể tồn tại bền vững.
277


Thứ tư, bảo hiểm nơng nghiệp góp phần phát triển ngành sản xuất nơng nghiệp an tồn
bền vững. Phát triển nơng nghiệp an tồn, bền vững liên quan đến rất nhiều ngành nghề, quy
mô sản xuất, liên quan đến việc tích tụ ruộng đất, đến các hoạt động đầu tư. Việc tiêu thụ sản
phẩm liên quan đến chất lượng sản phẩm, đến cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh... Với vai trị
bảo vệ các hộ nơng dân, các chủ trang trại trước các rủi ro và cam kết bồi thường khi có tổn
thất, bảo hiểm nơng nghiệp cịn giúp người tham gia xây dựng được các quy trình sản xuất ổn
định và chuẩn mực, loại bỏ dần sự lệ thuộc vào mùa vụ sản xuất, vào sự hỗ trợ của Nhà nước,

vào các rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu nông sản của chúng ta. Vấn đề này đã và
đang được chứng minh ở nhiều nước trên thế giới như: ở Tây Ban Nha, Nhật Bản, Maroc…
Thứ năm, bảo hiểm nơng nghiệp góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đảm
bảo an sinh xã hội. Các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam thường diễn ra trên bình
diện rộng lớn và hậu quả nhiều năm mang tính thảm họa. Mỗi lần như vậy đã ảnh hưởng đến
cuộc sống của hàng triệu người, thậm chí ảnh hưởng đến nhiều mùa vụ, nhiều năm tiếp theo.
Nhiều hộ nơng dân rơi vào tình cảnh kiệt quệ về kinh tế, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến an sinh
xã hội. Bởi vậy, nếu bảo hiểm nông nghiệp được triển khai trên phạm vi rộng, người nông
dân và các chủ trang trại tích cực tham gia sẽ góp phần tạo thêm công ăn việc làm, ổn định
các vấn đề xã hội, ổn định giá cả thị trường từ các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực
phẩm, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định sớ 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013, ban hành ngày
01/3/2011.
2. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định sớ 358/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011
- 2013, ban hành ngày 27/02/2013.

278



×