Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

So sánh bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại và so sánh bảo hiểm xã hội bắt buộc với bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.07 KB, 17 trang )

BÀI THẢO LUẬN
So sánh Bảo hiểm xã hội với Bảo hiểm thương mại và so sánh Bảo
hiểm xã hội bắt buộc với Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mục lục
Mục lục 1
1. So sánh Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm thương mại (BHTM) 1
2. So sánh Bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH BB) với Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN) 8
2.1. Cơ sở pháp lý 8
2.2. Đối tượng tham gia 8
2.3. Tính chất 8
2.7. Quỹ BHXH 11
2.8. Chế độ hưu trí 12
2.9. Chế độ tử tuất 16
3. Một số vấn đề được giải quyết trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi 17
3.1. Các câu hỏi 17
1. So sánh Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm thương mại (BHTM)

BHXH BHTM
1.1. Khái niệm Là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế
một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị giảm
hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm,
thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ
tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia
BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác nhằm
góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho NLĐ
và gia đình họ đồng thời góp phần đảm bảo an
toàn xã hội
Là quá trình tạo lập quỹ dự trữ bằng
tiền do những người có cùng khả năng
gặp một loại rủi ro nào đó đóng góp
tạo nên và từ quỹ đó dùng để bồi


thường hoặc chi trả cho người tham
gia khi họ gặp những rủi ro bất ngờ
gây thiệt hại và đáp ứng một số nhu
cầu khác của họ.
1.2. Lịch sử ra
đời
Ra đời giữa TK XIX (năm 1850, 1 số bang
của nước Phổ lần đầu tiên thành lập quỹ trợ
giúp nỗi đau), trên cơ sở quan hệ thuê mướn
LĐ và mâu thuẫn lợi ích không tự giải quyết
được dẫn tới sự can thiệp của Nhà nước nhằm
ổn định xã hội-chính trị.
Bắt đầu từ loại hình BH Hàng hải
(HĐBH đầu tiên ký kết 23-10-1347
tại Ý) do quan hệ giao thương bằng
đường biển phát triển mạnh và gặp
nhiều rủi ro. (xuất phát từ lợi ích kinh
tế giữa các bên tham gia)
1.3. Đối tượng
BH
Thu nhập của NLĐ Rộng hơn bao gồm tài sản; trách
nhiệm dân sự; con người (tính mạng,
sức khỏe, tuổi thọ và những vấn đề
liên quan tới con người)
1.4. Đối tượng
tham gia
Người LĐ, người sử dụng LĐ
(Nhà nước được tính là NSD LĐ)
Không chỉ dành cho NLĐ, NSD LĐ
mà dành cho tất cả các thành viên

trong XH có tư cách pháp nhân; có đủ
năng lực hành vi, năng lực pháp lý
1.5. Bên thực
hiện BH
BHXH Việt Nam DNBH trong nước và nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam (vì vậy còn có
nghiệp vụ tái bảo hiểm giữa các
DNBH)
1.6. Đối tượng
được hưởng
BH
NLĐ hoặc thành viên gia đình họ khi thỏa
mãn đầy đủ các điều kiện BHXH theo quy
định của pháp luật
Người tham gia hoặc người được chỉ
định có ghi rõ trong HĐBH
1.7. Phạm vi
hoạt động
Chỉ hoạt động trên cơ sở quan hệ LĐ và trong
phạm vi từng quốc gia
Mọi lĩnh vực xảy ra rủi ro cần được
BH và có sự mở rộng đa quốc gia
1.8. Thời hạn
BH
- Mối quan hệ giữa người tham gia BH với cơ
quan BH là dài hạn, trọn đời (lương hưu, trợ
cấp hăng tháng), tương đối ổn định.
- Sau khi xảy ra rủi ro, BHXH vẫn tiếp tục tồn
tại chứ không chấm dứt.
- Mối quan hệ này chỉ phát sinh và tồn

tại trong 1 khoảng thời gian xác định
kể từ khi người tham gia BH ký kết
HĐBH, thời hạn có thể là ngắn hạn,
dài hạn tùy thuộc vào từng nghiệp vụ
BH và lựa chọn của bên tham gia BH
1.9. Vai trò - Đều nhằm chia sẻ tổn thất để giúp ổn định cuộc sống, ổn định kinh doanh.
- Đều kích thích hoạt động đầu tư, huy động vốn đầu tư, góp phần phát triển KT, tạo
thêm nhiều công ăn việc làm,…
Là 1 hoạt động phi lợi nhuận nhằm đảm bảo
ASXH và công bằng XH
Là 1 hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
nhằm thúc đẩy tăng trưởng KT
1.10. Nguyên tắc
áp dụng
- Số đông bù số ít
- Có đóng có hưởng
1.11. Cơ quan
quản lý Nhà nước
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Bộ Tài chính
1.12. Phân loại
(theo tính chất)
Đều gồm 2 loại hình: bắt buộc và tự nguyện
Chủ yếu mang tính bắt buộc Chủ yếu mang tính tự nguyện. BH bắt
2
buộc ở BHTM là bắt buộc nhưng
không làm mất đi tính tự nguyện và
bình đẳng trong quan hệ hợp đồng
1.13. Phí đóng BH Dựa trên tiền lương hằng tháng của NLĐ; quỹ
lương NSD LĐ tham gia BHXH với 1 tỷ lệ
nhất định do Nhà nước quy định

Phí đóng do DNBH tính toán:
Dựa trên cơ sở xác suất xảy ra rủi ro
của đối tượng BH
Dựa trên phạm vi BH, giá trị BH, số
tiền BH (do thỏa thuận giữa 2 bên)
1.14. Phương thức
đóng
Được đóng đều đặn hằng tháng từ lúc bắt đầu
tham gia cho đến khi kết thúc
Thường được nộp ngay khi HĐBH
được ký kết, hoặc có sự thỏa thuận
giữa 2 bên về số lần nộp, thời điểm
nộp.
1.15. Quỹ BH
1.15.1. Nguồn hình
thành
1.15.2. Cơ chế
quản lý
1.15.3. Mục đích
sử dụng
2 nguồn chính: đóng góp của NLĐ và NSD
LĐ; ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước;
tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư; các nguồn
thu hợp pháp khác
1 nguồn chính: đóng góp từ phí BH
của các đối tượng tham gia; và được
bổ sung 1 phần lãi từ hoạt động đầu tư
quỹ nhàn rỗi (không có sự hỗ trợ của
Nhà nước)
Cân bằng thu chi (hoạt động đầu tư có lãi

nhằm cân bằng thu chi trong dài hạn vì bị ảnh
hưởng của yếu tố lạm phát)
(không bị Nhà nước đánh thuế)
Hạch toán kinh doanh có lãi
(bị Nhà nước đánh thuế thu nhập DN
và thuế thu nhập cá nhân)
- Chi trả bồi thường
- Chi phí quản lý
- Chi khen thưởng
- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ
- Dự trữ, dự phòng
- Đề phòng hạn chế tổn thất
- Nộp ngân sách Nhà nước
- Đầu tư
 Một số thông tin về BHTM
1/ Điều kiện về vốn pháp định quy định như thế nào để DNBH vừa nâng cao năng lực kinh doanh vừa
đảm bảo cam kết với khách hàng?
Trả lời:
Vốn pháp định của DNBH phải đủ lớn để có thể tăng cường khả năng thanh toán cho DNBH và là điều kiện
để DNBH phát triển công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm và đầu tư.

Mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 và Điều 5 NĐ 46/2007 như sau
Điều 4 Vốn pháp định:
“1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam.”
Điều 5 Vốn điều lệ
“1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn do các thành viên,
cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm,

doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì
mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định này và phải
được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Tài
chính quy định cụ thể mức vốn điều lệ bổ sung.
3
3. Trường hợp thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đơn đề
nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và
hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường
hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số
vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trong thời hạn 3 năm, kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.” Vốn
pháp định nhằm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trong đó có hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh
bảo hiểm, phục vụ khách hàng và là một nguồn tài chính duy trì khả năng thanh toán cho các hợp đồng bảo
hiểm đã cam kết với khách hàng.
2/ Quỹ dự trữ bắt buộc có làm tăng khả năng tài chính của DNBH, có đánh giá tiềm năng tài chính
của DNBH không?
Trả lời:
Điều 47 Luật KD BH quy định:

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn
điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận
sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.

2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ
của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.”

Điều 30 NĐ 46 quy định chi tiết chỉ khi trích lập xong quỹ dự trữ bắt buộc, DNBH mới có quyền phân phối

lợi nhuận.
“Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định của pháp luật”

Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp bảo hiểm không được đem chia cho cổ đông ngay mà phải trích 5% lập
quỹ dự trữ bắt buộc làm tăng vốn chủ sở hữu, tăng khả năng tài chính đảm bảo cho việc bồi thường cho
khách hàng.
3/ Quy định về các DNBH đều phải ký quỹ để đảm bảo dùng tiền ký quỹ thanh toán bồi thường cho
khách hàng trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Ký quỹ là nghĩa vụ bắt buộc của các DNBH để đảm bảo khả năng thanh toán trong tình huống xấu
nhất. Điều 95 Luật KD Bảo hiểm quy định
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt
động tại Việt Nam.
2. Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.“
Điều 6 NĐ 46/2007 quy định chi tiết về ký quỹ của các DNBH như sau:
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo
hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt
Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được quy định tại khoản 1
Điều 4 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo
hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời
4
hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã
sử dụng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực,
có số tiền ký quỹ thấp hơn số tiền ký quỹ quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định.

Với số vốn pháp định quy định như hiện nay là 300 tỉ đồng, số tiền ký quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ là 6 tỉ đồng nhằm bổ sung khi khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp bảo hiểm thiếu
hụt, đảm bảo bồi thường kịp thời cho khách hàng.
4/ Doanh nghiệp bảo hiểm phải hình thành quỹ sẵn sàng chi trả cho khách hàng tham gia bảo hiểm.
Trong trường hợp cần thiết được quy định như thế nào?
Trả lời:
Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ cho việc sẵn sàng chi trả cho những nghĩa vụ thanh toán tiền bảo
hiểm hay bồi thường đã cam kết với khách hàng khi rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Điều 96 Luật KDBH quy định:

“1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán
cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần
trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng
nghiệp vụ bảo hiểm.“

Điều 8 NĐ 46/2007 quy định chi tiết về trích lập dự phòng nghiệp vụ:
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng
nghiệp vụ bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong
thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất
đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa
được giải quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, được sử dụng để bồi thường khi có dao động

lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự
phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi
thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.
5/ Vốn nhàn rỗi của DNBH bao gồm vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ có thể đầu tư vào nền
kinh tế để sinh lời được quy định như thế nào?
Trả lời:
5
Về cơ bản, vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ của DNBH có thời gian tạm thời nhàn rỗi nhất định. Để
sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, DNBH có thể đầu tư sinh lời. Lợi nhuận từ đầu tư sẽ gánh vác một phần
chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm làm giảm mức đóng góp của người tham gia bảo hiểm hoặc làm tăng
thêm các dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng.

Điều 98 Luật KD BH quy định:

“1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi
trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực
sau đây:

a) Mua trái phiếu Chính phủ;

b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;

c) Kinh doanh bất động sản;

d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;

đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;


e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.”

Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn
nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì
được khả năng thanh toán.
6/ DNBH được dùng quỹ dự phòng nghiệp vụ để đầu tư sinh lời được quy định như thế nào nhằm
đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho khách hàng ?
Trả lời :
Đa dạng hóa danh mục đầu tư làm dàn trải rủi ro trong đầu tư, đảm bảo đầu tư an toàn hiệu quả.
Điều 13 NĐ 46/2007 quy định:
1. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi thường bảo hiểm thường
xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm
nhân thọ.
2. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức
tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
3. Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng
hoạt động tại Việt Nam.
Điều 14 NĐ 46/2007 quy định cụ thể về tỷ lệ đầu tư như sau:
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1
Điều 13 Nghị định này được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc thông qua uỷ thác đầu tư
và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
6
a) Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng
không hạn chế;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối
đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng
không hạn chế;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối
đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
7/ Điều 97 khoản 3 Luật KHBH sửa đổi bổ sung 2010 có quy định: Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
được thành lập để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp DNBH phá sản hoặc mất khả
năng thanh toán. Và được hướng dẫn cụ thể trong thông tư 101/2013 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành
từ 15-9-2013.
8/ BH hưu trí là sản phẩm BH nhân thọ do DNBH thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người
được BH khi hết tuổi LĐ. Và có thông tư 115/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể, bắt đầu thi hành từ
15-10-2013.
7
2. So sánh Bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH BB) với Bảo hiểm xã hội tự nguyện
(BHXH TN)
2.1. Cơ sở pháp lý
a/ Giống: đều là 1 bộ phận của BHXH và được luật hóa bằng Luật BHXH năm 2006
b/ Khác:
- BHXH BB được áp dụng từ 1-1-2007 và có Nghị định số 152/2006/NĐ-CP (22-12-2006) hướng dẫn.
- BHXH TN được áp dụng từ 1-1-2008 và có Nghị định số 190/2007/NĐ-CP (28-12-2007) hướng dẫn.
2.2. Đối tượng tham gia
a/ Giống: Công dân Việt Nam (theo điều 1 khoản 1, khoản 5 Luật BHXH)
b/ Khác:
- Đối tượng tham gia BHXH BB và BHXH TN là không trùng nhau. Tức là tại cùng 1 thời điểm, 1
người không thể cùng tham gia cả BHXH BB và BHXH TN, cũng không thể tham gia BHXH BB
nếu thuộc đối tượng tham gia BHXH TN và ngược lại. (theo khoản 5 điều 1 Luật BHXH, điều 2 NĐ
số 190/2007).
- BHXH BB còn có người sử dụng lao động (NSD LĐ) phải tham gia (điều 2, khoản 2 Luật BHXH).

- Điều 2 khoản 1 có ghi “Người lao động …”, điều 2 khoản 5 có ghi “…trong độ tuổi lao động, ”.
+ Người lao động (NLĐ) là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp
đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. (điều 3
khoản 1 Luật Lao động 2012) (không có cận trên)
+ Độ tuổi lao động: từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam, từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ
(không thấy có quy định trong luật LĐ) (có cận trên)
2.3. Tính chất
Khác:
- Nếu thuộc đối tượng tham gia BHXH BB thì buộc phải tham gia, nếu không tham gia thì sẽ vi phạm
pháp luật và bị xử phạt hành chính (NĐ số 86/2010)
- Nếu thuộc đối tượng tham gia BHXH TN thì có thể tham gia hoặc không tham gia
2.4. Thời gian có thể tham gia (phần này nhóm không tự trả lời được ạ, nên xin được để câu hỏi ạ)
?1. Một người có thể tham gia BHXH BB, BHXH TN từ khi nào? Và kết thúc khi nào? Phần này nhóm có
gộp chung 1 ít phần hưởng lương hưu và đóng BHXH để cho các bạn dễ hình dung ạ.
1/ Công ty tôi có người lao động năm nay đủ điều kiện hưởng lương hưu (nam, 60 tuổi và có 22 năm tham
gia BHXH bắt buộc). Vậy công ty tôi có quyền cho người này nghỉ hưu hay không? Nếu có thì thủ tục như
thế nào và thời gian báo trước là bao lâu. Trường hợp, cả công ty tôi và người lao động đều muốn tiếp tục
làm việc, thì công ty tôi có phải làm thủ tục thanh lý HĐLĐ cũ và ký kết HĐLĐ mới không? Nếu ký HĐLĐ
mới thì có thể ký tiếp thêm bao lâu nữa và có phải tham gia BHXH tiếp cho người lao động hay không? Nếu
ko thì tiền đóng BHXH (của người LĐ và của cty) xử lý ntn? Hoặc người lao động có thể vừa đi làm vừa
được hưởng lương hưu hay không? (nếu vừa đc hưởng lương hưu vừa đi làm theo hợp đồng mà vẫn phải
đóng BHXH thì cơ quan BHXH sẽ tính thời gian đóng và mức hưởng ntn?)
8
2/ Nếu người lao động này chưa đủ 20 năm tham gia BHXH nên không được hưởng chế độ hưu trí thường
xuyên và người lao động vẩn tiếp tục làm việc với cty thì có thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo
luật BHXH không?
3/ Nếu người lao động này chưa đủ 20 năm tham gia BHXH thì cty tôi có quyền chấm dứt HĐLĐ với người
này với lý do đến tuổi nghỉ hưu hay không?
Theo điều 187 luật Lao động năm 2012 quy định độ tuổi nghỉ hưu "Người lao động đảm bảo điều kiện về
thời gian tham gia BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi

và nữ đủ 55 tuổi." Nghĩa là người lao động phải đáp ứng đủ 2 điều kiện trên thì mới được hưởng lương hưu,
nhưng không bắt buộc phải nghỉ hưu. Bởi vì, điều 166 cho phép người lao động đủ tuổi nghỉ hưu được tiếp
tục tham gia lao động theo dạng người lao động cao tuổi. Hơn nữa, giả sử người lao động đủ 60 mà chưa đủ
20 năm tham gia BHXH chẳng lẻ doanh nghiệp không được quyền chấm dứt HĐLĐ với họ hay sao?
Câu hỏi trên có thể được khái quát theo bảng dưới đây ạ: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có
Thời gian đóng BHXH ≥ 20
năm
15 năm ≤ thời gian đóng BHXH
< 20 năm
Thời gian đóng BHXH <
15 năm
Không đi
làm
Nhận lương hưu - Có thể tham gia BHXH TN cho
đến khi đủ điều kiện nhận lương
hưu (điều 70 khoản 2 Luật
BHXH) (như vậy đã quá độ tuổi
LĐ nên không thuộc đối tượng
tham gia BHXH TN?)
- Người lao động đã đủ tuổi để
hưởng chế độ hưu trí nhưng còn
thiếu thời gian đóng BHXH
không quá 6 tháng quy định tại
Khoản 9, Điều 58 NĐ số
152/2006; Khoản 7, Điều 50 NĐ
số 68/2007 được tự đóng tiếp một
lần thông qua đơn vị cho số tháng
còn thiếu để được hưởng chế độ
hưu trí (điều 4 điểm a khoản 1.11,
quyết định số 1111/2011/BHXH

VN)
- Nhận BHXH 1 lần
(điều 55 đối với BHXH
BB và điều 73 đối với
BHXH TN, luật BHXH
2006)
Tiếp tục đi
làm (có hợp
đồng LĐ từ
đủ 3 tháng
trở lên)
??? ??? ???
Chú ý: - NLĐ vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (điều 5
khoản 3 Luật BHXH).
- Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội
cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng
bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (điều 3 khoản 5 Luật BHXH)
9
2.5. Các chế độ BHXH (điều 4 khoản 1 và khoàn 2 Luật BHXH)
a/ Giống: đều có 2 chế độ là Tử tuất và Hưu trí
b/ Khác:
- BHXH BB có thêm 3 chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
* Tại sao BHXH TN chỉ có 2 chế độ là tử tuất và hưu trí?
- Góp phần làm giảm mức phí đóng cho người tham gia (vốn là những người không có thu nhập ổn định)
- Tử tuất và hưu trí là 2 chế độ mang tính lâu dài sẽ giúp người tham gia và thân nhân của họ lúc họ khó
khăn nhất (người tham gia chết hoặc về già).
- Đây là 2 chế độ duy nhất mà NLĐ tham gia BHXH BB phải đóng (3 chế độ còn lại không phải đóng). Tức
là có sự tương ứng giữa NLĐ tham gia BHXH BB với NLĐ tham gia BHXH TN.
* Rõ ràng đây là lợi thế đầu tiên của BHXH BB so với BHXH TN, NLĐ tham gia BHXH BB không những

có lợi ích về lâu về dài, họ còn được đảm bảo những lợi ích trước mắt với 3 chế độ khác mà không phải
đóng góp (3 chế độ này do NSD LĐ đóng).
2.6. Mức đóng hằng tháng (MĐHT) và phương thức đóng (chỉ xét 2 chế độ hưu trí và tử tuất)
Mức đóng hằng tháng (MĐHT) Phương thức đóng
Giống - Tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của NLĐ (điều 5
khoản 2 Luật BHXH)
- Có dạng: MĐHT = tỷ lệ % × Mức thu nhập tháng
+ Tỷ lệ %: do Nhà nước quy định cụ thể
+ Mức thu nhập tháng: thấp nhất bằng mức lương tối
thiểu chung (hiện tại là 1.150.000), cao nhất bằng 20 lần
mức lương tối thiểu chung (hiện tại là 23.000.000)
Có 3 phương thức:
- Hằng tháng
- Hằng quý
- 6 tháng 1 lần
Khác
- NLĐ
- NSD LĐ
BHXH BB BHXH TN BHXH BB BHXH TN
+) Tỷ lệ %: (xét thời điểm
hiện tại)
 7% (điều 42 khoản 1, khoản
2 NĐ số 152/2006)
 20% (Điều 42 khoản 3 điểm
a NĐ số 152/2006)
 21% (Điều 5 khoản 2 quyết
định số 1111/2011/BHXH
VN) (toàn bộ là do NSD LĐ
đóng)
+) Mức thu nhập tháng (điều

45 NĐ số 152/2006)
+) 20% (điều 26 khoản 3
điểm b NĐ số 190/2007)
+) = L
min
+ m × 50.000
(Điều 26 khoản 3 điểm a
NĐ số 190/2007)
Được đăng ký lại ít nhất
là sau 6 tháng kể từ lần
đăng ký trước.
Buộc phải đóng
hằng tháng (các
trường hợp đặc
biệt khác được
quy định tại
điều 42 khoản
2, khoản 3 điểm
b NĐ số
152/2006)
Được lựa chọn
1 trong 3
phương thức
(1;3 hoặc 6
tháng). Đóng
vào nửa đầu của
thời gian chọn,
được đăng ký
lại phương thức
đóng ít nhất là

sau 6 tháng kể
từ lần đăng ký
trước (điều 26
khoản 1;2;4 NĐ
số 190/2007)
Đóng: 13% × quỹ tiền lương,
tiền công của những NLĐ
tham gia BHXH BB (điều 43
khoản 1 điểm c NĐ 152/2006)
Hằng tháng,
đóng cùng 1 lúc
vào quỹ BHXH
mức đóng của
mình và của
10
NLĐ (điều 43
khoản 2;3 NĐ
số 152/2006)
* 1 số thông tin cần chú ý:
- Theo điều 15 NĐ 190/2007 thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dừng đóng bảo hiểm xã hội mà
chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian
đã đóng BHXH.
- Điều 27 NĐ 190/2007: “Tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được coi là tạm dừng đóng khi không tiếp tục đóng bảo
hiểm xã hội và không có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần.
2. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại
phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng với tổ chức bảo hiểm xã hội. Việc đăng ký lại
được thực hiện ít nhất sau 3 tháng, kể từ tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tạm dừng đóng”.
- Điều 44, NĐ số 152/2006 có quy định về các trường hợp NSD LĐ được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
nhưng vẫn phải đóng quỹ ốm đau và thai sản; tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp.

- Theo điều 57 Luật BHXH thì NLĐ khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định
hoặc chưa hưởng BHXH một lần theo quy định thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.
- Các trường hợp NLĐ là đối tượng tham gia BHXH BB nhưng không phải đóng BHXH BB:
+ Điều 35 khoản 2 Luật BHXH: “Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng
bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã
hội”.
+ Việc đóng BHXH khi nghỉ việc không hưởng lương: Căn cứ quy định tại điểm 3, Mục I, Phần B Thông
tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, thời gian người lao
động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người
sử dụng lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó, thời gian này không tính là thời gian đóng
BHXH. Tại Điều 54 khoản 2 điểm 2.1 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc
BHXH Việt Nam quy định trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở
lên trong tháng thì người lao động, người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN của
tháng đó. Như vậy, người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên, không kể liên tục hay
cộng dồn thì không tính đóng BHXH.
* NLĐ tham gia BHXH BB có lợi thế hơn so với NLĐ tham gia BHXH TN vì ko phải đi lại để đóng BHXH
hằng tháng, nhưng đây cũng là 1 điều đáng lo ngại nếu NSD LĐ không tuân thủ theo quy định của pháp luật,
NLĐ sẽ không biết được là mình có được NSD LĐ đóng BHXH cho không. Như vậy, sẽ rất thiệt thòi cho
NLĐ khi mà tiền thì vẫn đóng nhưng không được hưởng BHXH. Đó là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng doanh nghiệp nợ đọng tiền đóng BHXH.
2.7. Quỹ BHXH
Về cơ bản là giống nhau, không có gì đặc biệt vì vậy nhóm xin được trích dẫn luật. Nếu cô và các bạn có các câu hỏi
cụ thể liên quan tới quỹ BHXH thì nhóm sẽ có câu trả lời sau ạ.
11
Đối với quỹ BHXH BB: nguồn hình thành quỹ - điều 41, sử dụng và quản lý quỹ - điều 46, 47, 48, 49, 50 NĐ số
152/2006.
Đối với quỹ BHXH TN: nguồn hình thành quỹ - điều 25, sử dụng và quản lý quỹ - điều 28, 29, 30, 31, 32 NĐ số
190/2007.
?2. Quỹ BHXH TN và quỹ BHXH BB được hạch toán độc lập với nhau (điều 30 NĐ 190/2007), nhưng
các quỹ thành phần (đối với quỹ BHXH BB) có được hạch toán độc lập với nhau không? Nếu có thì trong

trường hợp thừa; thiếu thì sẽ xử lý như thế nào? Nếu không hạch toán độc lập thì tại sao phải chia quỹ ra
thành các quỹ thành phần? Được quy định trong văn bản pháp luật nào?
2.8. Chế độ hưu trí
2.8.1. Đối tượng áp dụng: là đối tượng tham gia
2.8.2. Điều kiện hưởng
a/ Giống:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (điều 9 khoản 1 NĐ 190/2007; điều 26
khoản 1 NĐ 152/2006).
- Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm so với
quy định (20 năm) thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm.
?3. Vậy tức là không có quy định về giới hạn thời gian đóng? Số tiền phải đóng (của 5 năm còn thiếu) thì
đóng theo phương thức nào, trong thời gian là bao lâu?
b/ Khác:
- BHXH TN không có trường hợp được nghỉ hưu sớm tức là nam chưa đủ 60 tuổi, nữ chưa đủ 55 tuổi mà có
đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (giả sử chỉ tham gia BHXH TN) nhưng muốn nhận lương hưu thì không
được. (điều 70 Luật BHXH 2006)
- Còn BHXH BB có các trường hợp được nghỉ hưu sớm (giả sử chỉ tham gia BHXH BB), quy định tại điều
26 khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điều 27 NĐ 152/2006.
* 1 số chú ý
- Điều 9 khoản 1 NĐ 190/2007 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu đối với trường hợp người tham
gia BHXH TN mà trước đó đã có thời gian tham gia BHXH BB (bao gồm 2 trường hợp: thời gian tham gia
BHXH BB và BHXH TN là không xen kẽ; thời gian tham gia BHXH BB và BHXH TN là xen kẽ nhau
nhưng thời gian cuối cùng là tham gia BHXH TN), thì được hưởng lương hưu theo quy định giống với
người tham gia BHXH BB. Nhưng với 1 điều kiện là phải có tổng thời gian đóng BHXH BB trước đó đủ 20
năm trở lên.
- Đối với trường hợp thời gian tham gia BHXH BB và BHXH TN là xen kẽ nhau nhưng thời gian cuối cùng
là tham gia BHXH BB thì được hưởng theo quy định giống với người tham gia BHXH BB.
- Đối với trường hợp thời gian tham gia BHXH BB và BHXH TN là không xen kẽ và thời gian cuối cùng là
tham gia BHXH BB thì thời gian tham gia BHXH TN được cộng với thời gian tham gia BHXH BB (điều 68
khoản 1 Luật BHXH 2006).

12
?4. Và nhóm hiểu là coi như người đó chỉ tham gia BHXH BB mà không bị tính là vừa tham gia BHXH
BB vừa tham gia BHXH TN?
* Như vậy, trong khi, người tham gia BHXH BB có được sự linh hoạt trong điều kiện hưởng thì người tham
gia BHXH TN lại bị đóng gông vào 1 trường hợp duy nhất. Rõ ràng, đây là 1 lợi thế rất lớn của người tham
gia BHXH BB khi họ muốn nhận lương hưu sớm.
2.8.3. Mức lương hưu hằng tháng: điều 10 NĐ 190/2007; điều 28 khoản 1,2,3,5 NĐ 152/2006 (giống nhau)
2.8.4. Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu: điều 11 NĐ 190/2007; điều 28 khoản 4 NĐ 152/2006 (giống nhau).
2.8.5. Lương hưu được điều chỉnh: điều 12 NĐ 190/2007; điều 29 NĐ 152/2006 (giống nhau).
2.8.6. BHXH 1 lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
a/ Giống:
- Về điều kiện hưởng: điều 13 khoản 1, 4 NĐ 190/2007; điều 30 khoản 1 điểm a, d NĐ 152/2006
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục
đóng BHXH.
+ Ra nước ngoài để định cư.
- Về mức hưởng: điều 14 khoản 1, 2 NĐ 190/2007; điều 30 khoản 2, 3 NĐ 152/2006.
+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm
tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
+ Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6
tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm.
b/ Khác:
- Về điều kiện hưởng:
+ Người tham gia BHXH TN có thể yêu cầu nhận BHXH 1 lần bất cứ lúc nào khi không muốn đóng
BHXH TN nữa, còn người tham gia BHXH BB chỉ có thể yêu cầu nhận BHXH 1 lần nếu sau 12 tháng nghỉ
việc không tiếp tục đóng BHXH. (đều xét trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm).
- Về mức hưởng: BHXH TN có quy định thêm so với BHXH BB (điều 14 khoản 3, 4 NĐ 190/2007)
+ Trường hợp người tham gia BHXH TN có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng
BHXH bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
+ Trường hợp người vừa có thời gian tham gia BHXH BB vừa có thời gian tham gia BHXH TN thì

điều kiện hưởng BHXH một lần thực hiện theo quy định tại Điều 30 khoản 1 điểm c NĐ 152/2006.
2.8.7. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH
13
Ging
Khỏc
- Tng cỏc mc
thu nhp thỏng
úng BHXH
Tng s thỏng
úng BHXH
BHXH BB
(xột NL tham gia t 01-01-2007 tr i)
BHXH TN
+) NL cú ton b thi gian úng BHXH
theo ch tin lng do Nh nc quy
nh thỡ tớnh theo 10 nm cui trc khi
ngh hu (1)
+) NL cú ton b thi gian úng BHXH
theo ch tin lng do NSD L quyt
nh thỡ tớnh ton b thi gian (2)
+) NL va cú thi gian úng BHXH theo
ch tin lng do Nh nc quy nh
v do NSD L quyt nh thỡ tớnh ton b
thi gian (3)
Trng hp 10 nm thỡ tớnh bỡnh quõn
tin lng thỏng ca cỏc thỏng ó úng
bo him xó hi.
+) NL va cú thi gian úng BHXH BB
v BHXH TN thỡ tớnh:
+) (1) 120 thỏng cui trc khi ngh hu

+) (2) Tng s thỏng úng BHXH
+) (3)
+) NL va cú thi gian úng BHXH BB
v BHXH TN thỡ tớnh:
2.8.8. Tm dng hng lng hu hng thỏng: iu 33 N 152/2006; iu 20 N 190/2007 (ging nhau)
2.8.9. Thụng tin bờn l
- Nhng lao ng v hu sau nm 2021 s gp vn vi vic nhn lng hu ca mỡnh do qu Bo him
hu trớ bt u thõm ht v n nm 2034 s mt kh nng chi tr nu cỏc chớnh sỏch v bo him xó hi
khụng thay i. õy l d bỏo va c t chc Lao ng quc t (ILO) v b Lao ng thng binh v
xó hi khng nh trong bui cụng b bỏo cỏo d bỏo v qu bo him xó hi sỏng ngy 22.8 ti H Ni.
14
Mức bình quân thu
nhập tháng đóng
BHXH
Tổng các mức thu nhập tháng
đóng BHXH
Tổng số tháng đóng
BHXH
=
Mức bình
quân tiền l
ơng, tiền
công
tháng
đóng
BHXH bắt
buộc
= +
Tổng
số

tháng
đóng
BHXH
bắt
buộc
Tổng các
mức thu
nhập
tháng
đóng
BHXH tự
nguyện
x
Tổng số tháng
đóng BHXH
bắt buộc
=
Tổng số tháng
đóng BHXH tự
nguyện
+
Tổng số tháng
đóng BHXH
(1)
=
Tổng số tháng
đóng BHXH
(2)
+
Mức bình

quân tiền l
ơng, tiền
công
tháng
đóng
BHXH (1)
= +
Tổng
số
tháng
đóng
BHXH
(1)
Tổng các
mức thu
nhập
tháng
đóng
BHXH
(2)
x
Với hệ thống các quy định pháp luật hiện thời, quỹ Bảo hiểm hưu trí đang đối mặt với nhiều vấn đề và chắc
chắn việc thâm hụt, mất khả năng chi trả sẽ xảy ra trong tương lai gần.
Thách thức lớn nhất trong việc cân đối quỹ này là mức đóng – mức hưởng bảo hiểm hưu trí chưa tương
xứng với nhau. Theo quy định, mỗi người lao động, nếu đóng bảo hiểm trong vòng 28 năm, đóng với tỷ lệ
22% tiền lương cơ bản (theo lương tối thiểu) sẽ được hưởng lương hưu từ 20 – 25 năm, với số tiền bằng
khoảng 70 – 75% tiền lương. Tuy nhiên, từ thời điểm đóng tới thời điểm hưởng và đến lúc nhận lương hưu,
lương tối thiểu đã tăng liên tục khiến cho mức chi trả nhiều hơn mức đóng. Cộng thêm việc quản lý quỹ Bảo
hiểm hưu trí chưa thực sự hiệu quả, sẽ dẫn tới thâm hụt quỹ.
Bà Nguyễn Thuý Nga, vụ trưởng vụ Bảo hiểm xã hội (bộ Lao động – thương binh và xã hội) khi đánh giá về

việc thực hiện luật Bảo hiểm xã hội đã thừa nhận, hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm hưu trí chưa
cao, lãi suất từ đầu tư chưa bảo tồn được giá trị của quỹ. Bình quân giai đoạn năm 2008 – 2012, lãi suất bình
quân của quỹ chỉ thu được dưới 10%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) tăng tới 13,4%. Việc
chi phí quản lý quỹ của tổ chức Bảo hiểm xã hội cũng chưa phù hợp, mà chi phí này được lấy từ tiền đầu tư
tăng trưởng của quỹ.
Đến nay, quỹ này mới bao phủ khoảng 20% lực lượng lao động và bảo hiểm xã hội tự nguyện mới chiếm
khoảng 0,22% đối tượng tiềm năng tham gia loại hình này. Mặc dù nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng
từ 6,3 ngàn tỉ đồng năm 2001 lên 89,6 ngàn tỉ đồng năm 2012, nhưng chỉ 47% tổng số doanh nghiệp đóng
bảo hiểm bắt buộc (trong năm 2010).
Nhiều giải pháp đang được bộ Lao động – thương binh và xã hội nghiên cứu với sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài
chính của ILO nhằm nhanh chóng cải thiện tình hình.
- Trong đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) đang xúc tiến xây dựng đề án triển khai
chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung (BHHTBS), để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ra quyết định thực
hiện thí điểm từ tháng 1/2014. Cụ thể, chính sách Bảo hiểm Hưu trí Bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội
tự nguyện hoặc bắt buộc nhằm mục tiêu bổ sung cho chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập
quỹ từ sự đóng góp của người lao động và doanh nghiệp dưới hình thức các tài khoản cá nhân, được bảo
toàn và tích lũy thông qua các hoạt động đầu tư dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Theo thống kê, hiện có 80 nước trên thế giới đã triển khai tầng thứ hai (bảo hiểm hưu trí bổ sung) bên cạnh
tầng thứ nhất (hưu trí cơ bản). Trong khối APEC, còn duy nhất Việt Nam chưa triển khai loại hình này.
Mặc dù chưa có khung pháp lý nhưng đã có một số doanh nghiệp hình thành quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung
như Công ty Unilever Việt Nam, Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty Dutch Lady Việt Nam Tuy
nhiên, số tiền trích vào quỹ không được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Khi nhận tiền, người lao động
phải đóng thuế thu nhập theo quy định của Nhà nước.
Mức đóng góp dự kiến quy định trong khoảng từ 5-22% tiền lương hàng tháng được thỏa thuận giữa các bên
với tối đa 5.06 triệu đồng/người/tháng và không vượt quá 60.72 triệu đồng/người/năm.
Khi tham gia đóng góp bảo hiểm hưu trí bổ sung, các khoản đóng góp của người lao động được khấu trừ khi
tính thuế thu nhập cá nhân. Các khoản đóng góp của người sử dụng lao động sẽ được tính là chi phí hợp lệ
15
khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản thu nhập từ đầu tư được miễn thuế. Người nghỉ hưu lĩnh
tiền hưu hàng tháng không bị đánh thuế, chỉ đóng thuế khi rút một lần.

2.9. Chế độ tử tuất
2.9.1. Trợ cấp mai táng (điều 35 NĐ 152/2006; điều 21 NĐ 190/2007)
Điều kiện hưởng Đối tượng được hưởng Mức trợ cấp
Giốn
g
- Người đang hưởng lương hưu.
- Người tham gia đóng BHXH
(BB: bao gồm cả NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng
BHXH; TN: bao gồm cả người đang tạm dừng đóng
BHXH TN)
- Người vừa có thời gian đóng BHXH BB vừa có thời
gian đóng BHXH TN
- Các đối tượng ở trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết
- Người lo mai táng
- Thân nhân được hưởng
nếu đối tượng ở phần điều
kiện hưởng bị Tòa án tuyên
bố là đã chết.
?5. Tại sao không phải là
người lo mai táng
10 tháng
lương tối
thiểu chung
Khác BHXH BB BHXH TN BHXH
BB
BHXH TN
- Không quy định thời gian
tối thiểu phải tham gia
- Người đang hưởng trợ cấp
tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp hằng tháng đã nghỉ
việc
- Có ít nhất 5 năm đóng
BHXH TN (NLĐ chỉ
tham gia BHXH TN)
2.9.2. Trợ cấp tuất hằng tháng
- NLĐ mà chỉ tham gia BHXH TN thì không được hưởng chế độ này
Điều kiện hưởng Đối tượng được
hưởng
Mức trợ cấp
- Điều 36 khoản 1
NĐ 152/2006
- Điều 24 khoản 2
NĐ 190/2007
Điều 36 khoản 2 NĐ
152/2006
Điều 37 NĐ 152/2006
?6. Một người chết được tối đa 4 người hưởng thì mức
hưởng cho mỗi người được tính như thế nào
?7. Tại sao thân nhân chỉ được nhận 2 lần mức trợ cấp khi
có 2 người chết trở lên
2.9.3. Trợ cấp tuất một lần
- BHXH BB có 2 chế độ: trợ cấp tuất 1 lần và trợ cấp tuất hằng tháng nhưng thân nhân chỉ được hưởng 1
trong 2 chế độ.
Điều kiện hưởng Đối tượng hưởng Mức trợ cấp
Giống Thân nhân Điều 39 NĐ 152/2006; Điều 23 NĐ
190/2007
Khác BHXH BB BHXH TN BHXH BB BHXH TN
- Điều 38 NĐ
152/2006

- Điều 24 khoản 3
NĐ 190/2007
Điều 22 NĐ
190/2007
Mức thấp nhất bằng
3 tháng lương hưu
hiện hưởng trước khi
chết
?8. Không có quy
định mức thấp nhất.
Tức là có thể bằng 0
2.9.4. NLĐ đóng BHXH TN sau đó đóng BHXH BB thì thời gian đóng BHXH TN được cộng với thời gian
đóng BHXH BB để làm cơ sở tính hưởng chế độ tử tuất. (điều 68 khoản 1 Luật BHXH)
16
* Như vậy, thân nhân của người tham gia BHXH BB dù được hưởng theo chế độ trợ cấp tuất 1 lần hay trợ
cấp tuất hằng tháng đều có lợi hơn về điều kiện hưởng và mức hưởng.
3. Một số vấn đề được giải quyết trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi
Do nhóm không thể trình bày hết những thay đổi trong bản dự thảo Luật BHXH sửa đổi so với Luật
BHXH 2006, nên nhóm sẽ trình bày những thay đổi có liên quan tới những câu hỏi, những khó khăn mà
nhóm gặp phải trong quá trình tìm hiểu.
3.1. Các câu hỏi
?1. Theo điều 2, “người đang hưởng lương hưu” không thuộc đối tượng tham gia BHXH BB. Điều 50 đã
giải thích thêm về điều kiện hưởng lương hưu, đó là “khi nghỉ việc” mới được nhận lương hưu. Như vậy, sẽ
không có chuyện vừa đi làm (có HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên) vừa được nhận lương hưu và nếu đủ tuổi nghỉ
hưu những vẫn đi làm thì vẫn phải đóng BHXH BB.
Cũng theo điều 2, người tham gia BHXH TN không còn bị giới hạn về cận trên của tuổi. Thay cụm
từ “trong độ tuổi LĐ” bằng “từ đủ 15 tuổi trở lên”, giống với BHXH BB
Với 3 sự thay đổi nhỏ nhưng đã có được những quy định rất chặt chẽ và không còn những thắc mắc
khá rắc rối.
?2. Câu hỏi vẫn chưa được trả lời

?3. Câu hỏi vẫn chưa được trả lời nhưng có 1 sự thay đổi có ý nghĩa rất lớn đối với việc tăng số lượng
người tham gia BHXH TN. Theo điều 69, sẽ không còn cụm từ “còn thiếu không quá 5 năm”, như vậy cơ
hội được hưởng lương hưu hằng tháng đối với những người tham gia BHXH BB chưa đủ 20 năm đã được
phủ rộng toàn bộ.
?4, 5, 6, 7, 8. Câu hỏi vẫn chưa được trả lời
3.2. Một vài thay đổi đáng chú ý (liên quan đến chế độ Hưu trí và chế độ Tử tuất)
3.2.1. Theo điều 52,  !"
#$%&#'()*&)*+'(),&),+'()-&)-+'().&
).&'('(&'(/
3.2.2. Theo điều 55, 01234"5#6784
"9'7(  #:;'()<1/
3.2.3. Theo điều 63, thân nhân được hưởng chế độ trợ cấp tuất hằng tháng mở rộng thêm đối tượng #;
= ><1?@7;=><1?:/
3.2.4. Theo điều 64, 0<4ABA& CDEF#G&CFH4 
 G#!I62=@$@&J<FK#L7<4ABG#!
I62 =@$@17$1<4ABG#!I62& <F
DK/
3.2.5. Theo điều 65, M$@#2K2NJ1<4ABA& 5#CDE
F#G'O*P&CJQ1<4ABA237<;<$4B&#N*>7
##L4#LR&DCGFG@#2;-)<1?/
3.2.6. Theo điều 66, mức trợ cấp tuất 1 lần cứ mỗi năm tính bằng '7(  
# ;'()<1/
17

×