Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phân tích những điểm mới căn bản của chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới hiện hành, ý nghĩa tích cực, hạn chế và khuyến nghị chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.14 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MỚI CĂN BẢN CỦA CHẾ ĐỢ BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI HIỆN HÀNH,
Ý NGHĨA TÍCH CỰC, HẠN CHẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
ThS. Đồn Thị Thu Hương
Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính

Tóm tắt
Các chính sách, chế độ về kinh doanh bảo hiểm, ở mức độ khác nhau đều có tác động
đến đời sống kinh tế - xã hợi. Trong sớ đó, có thể nói, chính sách, chế độ về bảo hiểm xe cơ
giới bắt buộc có tác đợng sâu rợng nhất bởi lẽ xe cơ giới (đặc biệt là xe máy) là phương tiện
mà gần như mọi gia đình ở Việt Nam đều sở hữu. Chính vì vậy, việc ban hành, sửa đổi và áp
dụng các chính sách này đều nhận được sự quan tâm, phản hồi của công chúng và đặc biệt,
những hạn chế, bất cập nếu có ở những chính sách, chế đợ ban hành ngay lập tức sẽ tạo ra
làn sóng dư luận bất bình trên các mạng xã hợi và chính nó tạo sức ép rất lớn cho các nhà
làm luật. Qua bài viết này, chúng tôi muốn tham luận về những điểm mới, ý nghĩa, hạn chế
và đề xuất một sớ ý kiến nhằm khún nghị chính sách.
Từ khóa: Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc,
mức trách nhiệm, phí bảo hiểm, tạm ứng bồi thường
1. Phân tích những điểm mới căn bản và ý nghĩa tích cực của chế độ bảo hiểm
trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới hiện hành
Chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc của chủ xe cơ giới lần đầu tiên
được thể chế hóa ở Việt Nam qua Nghị định số 30/HĐBT ngày 10/3/1988. Từ đó đến nay,
Nghị định này đã khơng ít lần được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế.
Lần thay đổi gần nhất qua việc ban hành Nghị định số 03/2021/NĐ-CP và Thơng tư số
04/2021/TT-BTC.
Nghị định số 03/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/01/2021 thay thế Nghị
định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ và Thơng tư số 04/2021/TT-BTC
do Bộ Tài chính ban hành ngày 15/1/2021 thay thế cho Thơng tư số 22/2016 ngày
16/02/2016 của Bộ Tài chính về bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới, đã quy định
nhiều điểm mới, cụ thể được trình bày dưới đây.
1.1. Nâng mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người


Cụ thể, theo quy định cũ, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tính mạng sức
khỏe của bên thứ ba và của hành khách là 100 triệu đồng/người/vụ. Như vậy, trách nhiệm bồi
thường của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đối với thiệt hại về một người trong mỗi vụ tai
365


nạn tối đa là 100 triệu đồng, phần thiệt hại vượt q 100 triệu đồng/người (nếu có) thì chủ xe
phải tự bỏ tiền để đền bù cho nạn nhân hoặc gia đình họ.
Theo quy định mới, mức trách nhiệm này được nâng lên thành 150 triệu
đồng/người/vụ, bằng 150% mức trách nhiệm bảo hiểm cũ. Điểm mới này một mặt phù hợp
với tình hình mặt bằng thu nhập, giá cả vật tư y tế và chi phí y tế giai đoạn hiện tại, mặt khác,
trong điều kiện phí bảo hiểm khơng thay đổi hoặc tăng không đáng kể, việc nâng mức trách
nhiệm bảo hiểm thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm và
bên bị thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ.
1.2. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử
Theo quy định tại khoản 4, Điều 6 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, từ ngày 01/3/2021,
khi mua bảo hiểm bắt buộc, tùy theo yêu cầu của chủ xe, DNBH có thể cấp Giấy chứng nhận
bảo hiểm điện tử. Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử có giá trị như Giấy chứng nhận bảo
hiểm truyền thống (bản cứng). Điểm mới này tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ xe, lái xe
trong việc bảo quản, gìn giữ và phù hợp với điều kiện công nghệ thông tin và tuân thủ các
quy định của Luật Giao dịch điện tử. Với quy định này, người tham gia giao thông không
nhất thiết phải mang theo bản cứng Giấy chứng nhận bảo hiểm cịn hiệu lực khi tham gia
giao thơng, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thơng và cơ
quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Quy định về thời hạn bảo hiểm linh hoạt hơn
Cụ thể, quy định cũ chỉ cho phép DNBH bán bảo hiểm với thời hạn tối đa một năm.
Quy định này vừa gây lãng phí cho DNBH trong việc in, cấp và quản lý ấn chỉ vừa gây bất
tiện cho chủ xe. Những chủ xe mô tô dù muốn mua bảo hiểm nhiều năm liền nhưng DNBH
cũng không được bán. Đặc biệt, với chủ xe ô tô mới, do thời hạn đăng kiểm những năm đầu
là hơn một năm (hai năm rưỡi hoặc một năm rưỡi) nên có sự lệch pha giữa thời hạn của Giấy

chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và mơi trường với Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chính
sự lệch pha này khiến nhiều chủ xe cảm thấy phiền toái và thường bị quên tái tục bảo hiểm
khi chưa đến kỳ đăng kiểm xe. Để tạo điều kiện cho các DNBH và các chủ xe, chế độ bảo
hiểm mới có 02 điểm sửa đổi tại điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 9 Nghị định số 03/2021/NĐCP như sau:
“a) Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe
có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn bảo hiểm tối thiểu
là 01 năm và tối đa là 03 năm.
b) Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 01 năm và thời hạn tối
đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường định kỳ có thời
hạn trên 01 năm”.

366


1.4. Phí bảo hiểm có thể cao hơn tối đa 15%
Theo khoản 3, Điều 7 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, căn cứ vào lịch sử tai nạn của
từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, DNBH chủ động xem xét, điều chỉnh
tăng phí bảo hiểm; mức tăng phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên phí bảo hiểm do Bộ Tài
chính quy định. Đây là một quy định hoàn toàn mới trong Nghị định số 03/2021/NĐ-CP.
Quy định này có mục đích áp dụng việc tăng phí bảo hiểm như một chế tài đối với các chủ xe
quản lý rủi ro kém, xảy ra nhiều tai nạn hoặc tai nạn nghiêm trọng dẫn đến tỷ lệ bồi thường
cao. Tuy nhiên, mục đích này chỉ có thể thành hiện thực nếu có cơ sở dữ liệu đầy đủ và các
DNBH quyết tâm thực hiện, bởi lẽ nếu cơ sở dữ liệu khơng đầy đủ hoặc DNBH cịn sợ mất
dịch vụ thì hoặc chủ xe chọn mua bảo hiểm ở DNBH khác để khơng chịu mức phí phạt hoặc
DNBH khơng áp dụng tăng phí mặc dù Bộ Tài chính cho phép.
1.5. Tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng
Theo khoản 2, Điều 14 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, trong vòng 3 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn,
DNBH phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể:
Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 70% mức

bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong; 50% mức bồi
thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được
điều trị cấp cứu.
Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 30%
mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định trường hợp tử vong; 10% mức trách nhiệm bảo
hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
Quy định về tạm ứng bồi thường nói trên một mặt giúp chủ xe có thể khắc phục khó
khăn tài chính ban đầu khi phải bồi thường thiệt hại, mặt khác, quan trọng hơn là có thể hỗ
trợ tài chính kịp thời cho nạn nhân hoặc gia đình họ vượt qua khó khăn ban đầu khi phải chi
trả chi phí y tế để điều trị thương tật và chi phí mai táng, hỏa táng khi nạn nhân bị chết.
1.6. Đối với hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Điểm mới trong Nghị định số 03/2021/NĐ-CP là quy định rõ ràng về nghĩa vụ thu
thập và cung cấp hồ sơ yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm và DNBH, trong đó:
Điều 15 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định, tài liệu chứng minh thiệt hại đối với
tài sản do bên mua bảo hiểm cung cấp, theo quy định mới, người được bảo hiểm cần cung
cấp hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao
thông gây ra (trường hợp DNBH thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, DNBH có trách
nhiệm thu thập giấy tờ này).
Đối với bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an do DNBH thu thập trong
các vụ tai nạn gây tử vong đổi với bên thứ ba và hành khách, bao gồm: thông báo kết quả
điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc thông báo kết luận điều tra giải
367


quyết vụ tai nạn giao thơng (khơng u cầu có biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn;
sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có); biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai
nạn; thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thơng;
Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có) như quy định cũ.

1.7. Quy định về các trường hợp có thiệt hại nhưng khơng được bảo hiểm bồi thường

(Điều 13)
Nghị định số 03/2021/NĐ-CP còn quy định thêm các trường hợp có thiệt hại nhưng
khơng được bảo hiểm bồi thường (Điều 13) gồm:
Ngoài những điểm loại trừ trong quy tắc bảo hiểm giống như Thông tư 22/2016/BTC
trước đây, Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định thêm một điểm loại trừ, đó là:
- Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
Nghị định số 03/2021/NĐ-CP cũng quy định cụ thể hơn về các điểm loại trừ sau:
- Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện TNDS của chủ xe cơ giới.
Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện TNDS của chủ xe cơ
giới thì khơng thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
- Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp
luật về giao thông đường bộ; người lái xe khơng có Giấy phép lái xe, sử dụng Giấy phép lái xe
không hợp lệ, Giấy phép lái xe khơng do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy
xóa, Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe
không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Người lái xe bị tước quyền
sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là khơng có
Giấy phép lái xe.

1.8. Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định rõ hơn về hậu quả pháp lý trong trường hợp
bảo hiểm trùng
Theo quy định cũ, trường hợp xe đồng thời được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo
hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe tại nhiều DNBH thì DNBH nào cấp Giấy chứng nhận bảo
hiểm trước sẽ phải bồi thường mà khơng có quy định gì với các DNBH cấp Giấy chứng nhận
bảo hiểm sau.
Theo Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, ngoài việc giữ nguyên quy định trường hợp xe
đồng thời được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe tại nhiều
DNBH thì DNBH nào cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm trước sẽ phải bồi thường theo hợp đồng
bảo hiểm giao kết đầu tiên còn thêm quy định DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm
100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng bảo hiểm còn lại.


368


2. Những hạn chế và nguyên nhân trong chính sách và công tác tổ chức triển khai
bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới
Bên cạnh những kết quả đạt được kể trên, quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm TNDS
bắt buộc của chủ xe cơ giới vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, vướng mắc cả về chính sách chế độ
và cơng tác tổ chức, triển khai. Cụ thể:
Thứ nhất, hồ sơ bồi thường theo quy định hiện hành chưa thực sự tạo điều kiện thuận
lợi cho bên được bảo hiểm. Theo quy định, đối với thiệt hại về tài sản, trừ khi DNBH thực
hiện việc sửa chữa thay thế tài sản của bên thứ ba, bên được bảo hiểm có trách nhiệm thu
thập các tài liệu liên quan đến thiệt hại về tài sản (như hóa đơn sửa chữa, thay mới tài sản bị
thiệt hại).
Riêng các vụ tai nạn có liên quan đến thiệt hại về người, nếu người thứ ba và/hoặc
hành khách bị chết theo quy định DNBH có nghĩa vụ thu thập hồ sơ công an. Nếu vụ tai nạn
mà người thứ ba và/hoặc hành khách chỉ bị thương thì người được bảo hiểm phải có trách
nhiệm thu thập các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn (như biên bản
khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn, thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ
tai nạn giao thông, bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an bao gồm: thông báo
kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc thông báo kết luận điều tra
giải quyết vụ tai nạn giao thông).
Thực tế cho thấy, việc tiếp cận với các cơ quan chức năng để xin sao các giấy tờ hồ sơ
là công việc gây rất nhiều phiền hà cho người dân, nhiều người phải nản chí, bỏ cuộc khơng
khiếu nại địi bồi thường DNBH nữa trong khi đã bỏ tiền túi đền bù cho bên thứ ba. Các chủ
xe thường kêu ca về quy định quá nhiều giấy tờ trong khi nhiều cơ quan chức năng liên quan
gây khó khăn trong việc thực hiện hồ sơ bồi thường, thậm chí nhiều trường hợp không thể
thực hiện được. Thực tế, đối với tổn thất, thiệt hại nhỏ, không phải lúc nào các chủ phương
tiện cũng đi báo Công an xác minh, giám định, hay xác nhận của chính quyền địa phương,
các bên thường tự thương lượng bồi thường vì việc hồn thiện hồ sơ thanh tốn bảo hiểm q

phức tạp. Chính những hạn chế này ít nhiều đã làm giảm thậm chí có trường hợp làm mất đi
ý nghĩa của chế độ bảo hiểm bắt buộc.
Thứ hai, bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe máy vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong
kết quả thực hiện. Số liệu thực tế cho thấy, trong khi tỷ lệ tham gia bảo hiểm lên đến 90% đối
với xe ơ tơ thì tỷ lệ tham gia bảo hiểm xe máy vẫn còn thấp, đạt khoảng 30% đối với xe máy.
Kết quả nghiên cứu trong Luận án của NCS. Phạm Thị Thanh Giang, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân (2020) cho thấy, các chủ xe máy chưa bao giờ tham gia bảo hiểm chiếm đến
34% và tỷ lệ chủ xe máy tham gia bảo hiểm bắt buộc “không liên tục” lên tới 41%. Nguyên
nhân của thực trạng trên là những tồn tại, vướng mắc cả về chính sách và công tác tổ chức,
triển khai thực hiện, cụ thể: cơng tác tun truyền về lợi ích và sự cần thiết của bảo hiểm đối
với các chủ xe còn chưa được xem trọng đúng mức dẫn đến nhiều chủ xe chưa nhận thức
369


được đầy đủ ý nghĩa của việc thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc này mà chỉ coi như là giải
pháp đối phó với cảnh sát giao thơng khi lưu hành xe. Bên cạnh đó, sự phiền hà về thủ tục
bồi thường và hạn chế của chất lượng dịch vụ giám định, bồi thường của DNBH cũng là
nguyên nhân mà nhiều chủ xe, đặc biệt là các chủ xe máy khơng mặn mà với việc tham gia
bảo hiểm. Ngồi những ngun nhân trên cịn kể đến cơng tác kiểm tra tính tuân thủ quy định
bảo hiểm bắt buộc và xử phạt vi phạm của đội ngũ cảnh sát giao thơng có lúc, có nơi cịn
xem nhẹ.
Thứ ba, việc định phí bảo hiểm của loại hình bảo hiểm này cịn nhiều hạn chế, phí bảo
hiểm mặc dù đã được quy định trên cơ sở rủi ro liên quan phương tiện (đến loại xe, mục đích
sử dụng xe) nhưng chưa căn cứ vào rủi ro liên quan chủ xe, lái xe (lịch sử tai nạn, vi phạm
giao thông), dẫn đến chưa phát huy vai trị cơng cụ kinh tế trong bảo đảm trật tự an tồn giao
thơng. Chúng tơi cho rằng, việc cho phép DNBH được tăng phí bảo hiểm đối với các chủ xe
quản lý rủi ro kém, xảy ra nhiều tai nạn hoặc tai nạn nghiêm trọng dẫn đến tỷ lệ bồi thường
cao là cần thiết. Đây được coi là hình thức phạt đối với các chủ xe này. Tuy nhiên, nếu chỉ có
quy định phạt mà khơng có quy định thưởng (giảm phí) đối với các chủ xe có nhiều năm sử
dụng xe an tồn thì người dân sẽ có cảm giác khơng cơng bằng trong chế độ.

Thứ tư, quy định chi hỗ trợ nhân đạo từ Quỹ bảo hiểm xe cơ giới vẫn còn hạn chế cả
về mức và đối tượng được hỗ trợ. Mức chi hỗ trợ nhân đạo theo quy định hiện hành19 là tối
đa 15% tổng số tiền đóng các quỹ hàng năm, mức hỗ trợ cụ thể là 20 triệu đồng/người/vụ đối
với trường hợp nạn nhân chết cũng như thương tật toàn bộ vĩnh viễn trong trường hợp không
xác định được xe cơ giới gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm.
Thứ năm, quy định về tạm ứng bồi thường trong trường hợp chưa xác định được vụ tai
nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại là: 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định
trường hợp tử vong; 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với
trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu. Chúng tơi cho rằng, quy định này khơng
khả thi vì khi chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại tức là chưa xác
định được xe gây tai nạn, chưa biết xe gây tai nạn có mua bảo hiểm hay khơng thì sẽ khơng có
DNBH nào đứng ra giải quyết tạm ứng bồi thường.
Thứ sáu, cơ sở dữ liệu về bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới không đầy đủ
dữ liệu về xe, lịch sử tai nạn, thông tin về lái xe, chủ xe… dẫn đến hạn chế tác dụng của việc
khai thác dữ liệu này trong việc áp dụng chế độ thưởng phạt về phí bảo hiểm. Hạn chế này
xuất phát từ nguyên nhân các DNBH chưa thực sự quan tâm đến việc cung cấp, cập nhật số
liệu và khơng có chế tài đối với các DNBH vi phạm nên dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ cung

Thông tư số 151/2012/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính
quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và
Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết
toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
19

370


cấp thông tin cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam để xây dựng, bổ sung, cập nhật cơ sở dữ liệu
không bị xử phạt.
3. Một số khuyến nghị về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ

xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay
3.1. Đơn giản hóa hơn nữa thủ tục hồ sơ bồi thường, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc chi trả cho đối tượng được bồi thường bảo hiểm
Như trên đã chỉ ra, việc quy định trách nhiệm thu thập hồ sơ từ các cơ quan chức năng
thực tế rất gây khó khăn phiền phức cho bên được bảo hiểm, vì vậy, khơng chỉ trong trường
hợp vụ tai nạn gây tử vong, cần quy định trong trường hợp cần thu thập hồ sơ tai nạn liên
quan đến cảnh sát giao thông và cảnh sát điều tra phải do DNBH liên hệ với cơ quan có thẩm
quyền thu thập và chịu chi phí liên quan đến thu thập hồ sơ.
Bên cạnh đó, trong các vụ tai nạn giao thông do cảnh sát giao thông thụ lý, phương
tiện giao thơng bị giữ cho đến khi hịa giải xong hoặc tận đến khi có quyết định của tòa án,
thực tế đây là điều các chủ xe quan ngại nhất, đặc biệt là xe gây tai nạn trong khi đang chở
hàng. Vì vậy, điều các chủ xe mong muốn nhất là làm sao giải phóng xe được sớm để mang
xe về sửa chữa và tiếp tục sử dụng cho đi lại hoặc cho kinh doanh. Như vậy, trường hợp tai
nạn do cảnh sát giao thông thụ lý, rất cần có sự hỗ trợ của DNBH để chủ xe có thể giải phóng
xe, giải phóng hàng hóa. Để làm điều này, bên chủ xe cần quy định trách nhiệm DNBH tham
gia làm trung gian hòa giải và bảo lãnh giải phóng xe.
3.2. Giảm phí bảo hiểm cho các chủ xe do ảnh hưởng của dịch bệnh
Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó giao thơng vận tải một trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong năm
2020, đặc biệt 10 tháng đầu năm 2021, do thực hiện nghiêm ngặt các chỉ thị giãn cách của
Chính phủ và quy định của các địa phương về phòng, chống dịch khiến cho hoạt động đi lại
của người dân và hoạt động kinh doanh vận tải của các chủ xe cơ giới gần như bị ngừng trệ.
Ảnh hưởng nặng nề nhất là đội xe taxi, xe buýt, xe vận tải hành khách liên tỉnh, xe tải và cuối
cùng là xe gia đình. Tùy địa phương và tùy loại phương tiện, xe có thể bị nằm bến, khơng
hoạt động từ 3 đến 9 tháng. Lý thuyết và thực tế đều chỉ ra rằng, xe không hoạt động là
không phát sinh rủi ro và DNBH khơng được thu phí bảo hiểm trong thời gian đó. Thực tế,
do khơng lường trước được sự phức tạp và kéo dài của dịch bệnh, với các HĐBH đã ký trong
năm 2020 và năm 2021, DNBH đều đã thu đủ phí cho cả thời hạn bảo hiểm (tối thiểu một
năm). Vấn đề đặt ra là trong trường hợp này là các chủ xe có được khiếu nại u cầu DNBH
hồn phí bảo hiểm để đảm bảo cơng bằng về quyền lợi của mình khơng? Câu trả lời là: dù
không thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và chưa có quy định cụ thể trong các văn bản

luật, song theo lẽ phải, lẽ cơng bằng thì chủ xe hồn tồn có quyền khiếu nại và cơ quan thực
thi pháp luật phải bảo vệ quyền lợi của họ. Tuy nhiên, nếu khơng có quy định cụ thể trong
các văn bản của Bộ Tài chính thì chủ xe thực sự rất khó khăn khi địi được quyền lợi này
371


ngay cả khi DNBH có thiện chí. Vì lẽ đó, để đảm bảo quyền lợi cho các chủ xe và thuận lợi
trong thực hiện, các tác giả đề xuất Bộ Tài chính cần có văn bản quy định các DNBH phải
thực hiện giảm phí cho chủ xe trong các HĐBH tái tục trong năm 2022. Mức giảm phí cần
nghiên cứu kỹ để áp dụng phù hợp với từng loại xe, từng địa phương.
3.3. Nghiên cứu áp dụng biểu phí thưởng, phạt theo mức độ rủi ro
Ngoài những yếu tố khách quan, tai nạn giao thông đường bộ phụ thuộc rất lớn vào
trình độ quản lý phương tiện của chủ xe, thâm niên, tay nghề và ý thức chấp hành luật lệ giao
thông của người điều khiển phương tiện. Nhằm khuyến khích các chủ xe sử dụng xe an tồn,
hạn chế tai nạn, các nước phát triển đều áp dụng chế độ thưởng phạt về phí bảo hiểm. Theo
đó, những chủ xe sử dụng xe an tồn có thể được giảm từ 30% - 50% phí bảo hiểm và ngược
lại, mức phí phạt tối đa lên tới 65% - 70%. Thực tế, do tai nạn giao thông phụ thuộc chủ yếu
váo ý thức chấp hành luật của cá nhân chủ xe, lái xe nên bảo hiểm TNDS của chủ xe được
xác định dựa trên thơng tin cá nhân thay vì thơng tin của phương tiện xe cơ giới như hiện
nay. Từ đó, dựa vào lịch sử liên quan đến các sự kiện tai nạn giao thông của một người,
DNBH sẽ đánh giá rủi ro và đưa ra mức phí phù hợp cho người điều khiển phương tiện giao
thơng đó.
Việc thưởng phạt này áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm TNDS của chủ xe vào thời
điểm tái tục hợp đồng. Như vậy, để tránh “lách luật” bằng việc không tái tục bảo hiểm tại
DNBH cũ mà thay đổi DNBH khi bắt đầu một hợp đồng bảo hiểm mới cần phải có một cơ sở
dữ liệu đầy đủ, cập nhật cho toàn ngành Bảo hiểm. Để xây dựng cơ sở dữ liệu này, Bộ Tài
chính cần quy định cụ thể, chi tiết nghĩa vụ cung cấp thông tin của các DNBH và quy định
chế tài cụ thể đối với các hình thức vi phạm. Việc xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ
thông tin phải đảm bảo việc thống kê và cập nhật tình hình triển khai bảo hiểm bắt buộc
TNDS của chủ xe cơ giới đảm bảo kết nối vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc TNDS của

chủ xe cơ giới. Hệ thống cơ sở dữ liệu tối thiểu phải cung cấp được các thông tin về chủ xe,
lái xe, các vụ tai nạn trong quá khứ…
3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành chế độ bảo hiểm
trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới
Những năm gần đây, ở Việt Nam, mặc dù đời sống xã hội được cải thiện rõ rệt song một
bộ phận khá lớn người dân chưa có thói quen tham gia bảo hiểm nói chung và tự giác, tự nguyện
tham gia bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới nói riêng. Kết quả nghiên cứu trong Luận
án của NCS. Phạm Thị Thanh Giang cho thấy, ngoài việc tỷ lệ các chủ xe tham gia bảo hiểm
TNDS bắt buộc của chủ xe “không liên tục” (chiếm tới 36% đối với chủ xe ô tô và 41% đối với
chủ xe máy) cịn có hiện tượng lý do tham gia bảo hiểm của các chủ xe khơng hồn tồn là chấp
hành pháp luật mà để đối phó với cảnh sát giao thơng (41,9% đối với chủ xe máy và 3,4% đối
với chủ xe ô tô). Nguyên nhân của thực trạng này nằm ở đâu? Thực tế, các DNBH đã sử dụng đa
dạng các kênh bán hàng, linh hoạt giờ giấc phục vụ để thuận tiện cho việc tiếp cận sản phẩm của
372


chủ xe, do đó có thể đánh giá nguyên nhân chủ yếu nằm ở công tác tuyên truyền. Bảo hiểm
TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và đối với hành khách là loại bảo hiểm bắt buộc thực
hiện theo chế độ bảo hiểm thống nhất trong toàn quốc và tất cả các DNBH phi nhân thọ đều
tham gia cung cấp sản phẩm nên trách nhiệm thực hiện cơng tác tun truyền là nhiệm vụ chung
của chính quyền và các cơ quan chức năng mà trước hết là nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm. Thực
tế, công tác tuyên truyền được ngành Bảo hiểm giao cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thực hiện,
song Hiệp hội hiện thiếu nhân lực, các cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc nên hoạt động tun truyền
chưa có kết quả như mong đợi. Chính vì vậy, các tác giả đưa ra một số đề xuất sau:
- Bộ Tài chính, Bộ Cơng an cùng với các bộ, cơ quan, địa phương, Hiệp hội Bảo hiểm Việt
Nam và DNBH có liên quan đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền về bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ
xe cơ giới giúp người dân hiểu đúng, hiểu rõ về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm
TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới, phân biệt rõ giữa loại hình bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe
cơ giới với các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác. Định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính sẽ tổ chức thanh
tra, kiểm tra các DNBH trong đó có nội dung về bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới. Qua

công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ Tài chính sẽ chấn chính, xử lý vi phạm kịp thời (nếu có), đồng thời
ghi nhận các kiến nghị, phản ánh để tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách;
- Thành lập bộ phận chuyên trách truyền thông của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Bộ
phận này sẽ thực hiện công tác truyền thơng cho tồn ngành, trong đó cần chú trọng hoạt
động truyền thông cho các loại bảo hiểm bắt buộc như: bảo hiểm TNDS của chủ xe, bảo
hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách, bảo hiểm cháy nổ, bảo
hiểm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của người hành
nghề tư vấn pháp luật…;
- Đầu tư thích đáng để có chương trình truyền thơng tối ưu qua các phương tiện thơng
tin đại chúng như: truyền hình trung ương và địa phương, báo, đài, mạng xã hội. Nguồn quỹ
cho các chương trình truyền thơng một phần lấy từ quỹ xe cơ giới;
- Bên cạnh việc tuyên truyền với mục đích làm cho người dân hiểu đúng về ý nghĩa
nhân đạo của chính sách bảo hiểm, cần có những chương trình vinh danh người tốt việc tốt,
giáo dục ý thức cộng đồng, kịp thời hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thơng nhanh chóng khắc
phục tổn thất về người và tài sản, giúp cho khơng chỉ nạn nhân mà cịn chủ xe, người điều
khiển xe nhanh chóng ổn định cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp
phần thực hiện mục tiêu an sinh - xã hội của Đảng và Nhà nước.
3.5. Bổ sung chế tài khi bồi thường đối với trường hợp bên thứ ba và hành khách vi phạm
nghiêm trọng luật lệ giao thông
Như đã đề cập, việc giải quyết bồi thường thiệt hại về người không phân biệt theo mức
độ lỗi nảy sinh nhiều bất cập. Trên thực tế, có nhiều trường hợp lỗi dẫn đến tai nạn giao
thơng gần như hồn tồn là do nạn nhân gây ra nhưng DNBH phải chi trả như trường hợp
nạn nhân khơng có lỗi. Sự bất cập thể hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc này vơ hình trung sẽ bỏ
373


qua chế tài đối với người vi phạm pháp luật, không công bằng đối với người chấp hành tốt
pháp luật về giao thơng. Do đó, để góp phần tạo cơng bằng xã hội, răn đe và góp phần giảm
tình trạng vi phạm luật lệ giao thông, các tác giả đề xuất Bộ Tài chính cần bổ sung trong Quy
tắc bảo hiểm chế tài với những hành vi vi phạm của bên thứ ba và hành khách. Cụ thể, khi

bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe trong trường hợp này, DNBH được khấu trừ một
phần tiền bồi thường tỷ lệ thuận với mức độ lỗi của bên bị thiệt hại.
3.6. Cụ thể hóa đối tượng và mức chi hỗ trợ nhân đạo
Chế độ bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới có mục đích bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của những người là nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, vấn
đề bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân sẽ gặp trở ngại trong những trường hợp như:
- Có những vụ tai nạn giao thông, cơ quan chức năng không xác định được xe gây tai
nạn do người gây tai nạn bỏ mặc nạn nhân, nhằm trốn tránh trách nhiệm. Điều này thường
xảy ra đối với những vụ tai nạn xảy ra trong đêm khuya vắng hoặc ở những nơi hoang vắng
không có người chứng kiến. Trong trường hợp này, ngay cả khi giả định 100% xe đã mua
bảo hiểm thì cũng không biết trách nhiệm bồi thường thuộc về DNBH nào;
- Tai nạn giao thơng do xe khơng có bảo hiểm (chưa mua bảo hiểm hoặc đã hết hạn
bảo hiểm) mà khả năng tài chính trước mắt và lâu dài của người gây tai nạn không đủ khả
năng bồi thường;
- Tai nạn xảy ra nằm trong trường hợp loại trừ bảo hiểm.
Để giải quyết các trường hợp này, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới (do các DNBH kinh doanh
bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đóng góp) có mục chi hỗ trợ nhân đạo. Liên
quan đến chi hỗ trợ nhân đạo, quy định hiện nay trong Nghị định số 03/2021/NĐ-CP cụ thể
như sau: “Trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo
hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 Nghị định
này (trừ hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc của người bị thiệt
hại): 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong;
10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với các trường hợp tổn
thương bộ phận được điều trị cấp cứu. Sau khi DNBH đã thực hiện tạm ứng bồi thường theo
quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 14 Nghị định này, Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới có trách nhiệm hồn trả số tiền mà DNBH đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai
nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc khoản tiền tạm ứng bồi thường
vượt mức bồi thường bảo hiểm theo quy định trong trường hợp tai nạn thuộc phạm vi bồi
thường thiệt hại”.
Quy định này có một số điểm bất cập như:

- Do không quy định cụ thể nên sẽ khó thực hiện bởi lẽ trong trường hợp không xác
định được xe gây tai nạn hoặc xe không có bảo hiểm thì DNBH nào sẽ đứng ra chi hỗ trợ
nhân đạo do mỗi địa phương đều có sự hiện diện của nhiều DNBH.
374


- Mức chi hỗ trợ nhân đạo 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ
đối với trường hợp tử vong tương đương 45 triệu đồng là cụ thể; riêng 10% mức trách nhiệm
bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với các trường hợp tổn thương bộ phận được điều
trị cấp cứu (tương đương 15 triệu đồng) là không công bằng bởi mỗi trường hợp thương tật
phải cấp cứu có tỷ lệ thương tổn khác nhau. Việc chi hỗ trợ bằng nhau (15 triệu đồng) cho cả
trường hợp tổn rất nặng, nặng, và nhẹ là bất cập và không công bằng.
Để giải quyết những bất cập này, tác giả đề xuất Bộ Tài chính:
- Quy định tai nạn thuộc đối tượng phải chi hỗ trợ nhân đạo xảy ra ở địa phương nào
thì giao cụ thể cho DNBH nào thực hiện chi hỗ trợ (có danh sách cụ thể tương ứng với 63
tỉnh thành).
- Quy định chi tiết, cụ thể mức chi hỗ trợ nhân đạo trong các trường hợp tổn thương
khác nhau theo từng nhóm thương tổn như: sọ não, hô hấp, chi trên, chi dưới…
3.7. Tăng cường cơng tác kiểm tra tính tn thủ chế độ bảo hiểm bắt buộc
Để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, tăng cường tính tự giác và dần hình thành thói
quen mua bảo hiểm trong dân cư, bất cứ quốc gia nào cũng phải chú trọng công tác kiểm tra,
xử phạt. Ở Việt Nam, nhiệm vụ này được giao cho đội ngũ cảnh sát giao thông. Cảnh sát giao
thông được quyền kiểm tra giấy chứng nhận bảo hiểm của các phương tiện tham gia giao
thông và xử phạt vi phạm hành chính đối với những chủ xe vi phạm. Thực tế, hoạt động kiểm
tra này chỉ được cảnh sát giao thông chú trọng trong một hoặc hai đợt cao điểm an tồn giao
thơng trong năm. Hơn nữa, mức phạt hành chính đối với những hành vi khơng mua bảo hiểm
cịn thấp. Vì lẽ đó, một bộ phận khơng nhỏ chủ xe không mua bảo hiểm, chấp nhận nộp phạt
khi không may cảnh sát giao thông hỏi đến, từ đó hình thành ý thức chống đối, nhờn luật
trong xã hội. Để cải thiện thực trạng này, thiết nghĩ, một mặt Bộ Công an cần yêu cầu lực
lượng cảnh sát giao thông làm nghiêm và thường xuyên hơn, mặt khác Quỹ bảo hiểm xe cơ

giới cần có cơ chế thỏa đáng hỗ trợ lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ góp phần
phát huy vai trị cơng cụ kinh tế trong bảo đảm trật tự an tồn giao thơng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2008), Thơng tư sớ 126/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quy
tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt ḅc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới, ban hành ngày 22/12/2008.
2. Bộ Tài chính (2009), Thơng tư sớ 103/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định việc
quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; ban hành ngày
25/5/2009.
3. Bộ Tài chính (2012), Thơng tư số 151/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư số
126/2008/TT-BTC và Thông tư số 103/2009/TT-BTC, ban hành ngày 12/9/2012.

375


4. Bộ Tài chính (2016), Thơng tư sớ 22/2016/TT-BTC của Bợ Tài chính quy định Quy
tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiểm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới; ban hành ngày 16/02/2016.
5. Bộ Tài chính (2020), Báo cáo của Bợ Tài chính tại Hợi nghị trực tún tồn q́c Sơ kết
cơng tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông Quý II và phương hướng, nhiệm vụ Quý III
năm 2020.
6. Bộ Tài chính (2021), Thơng tư sớ 04/2021/TT-BTC của Bợ Tài chính quy định biểu
phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, ban hành
ngày 15/01/2021.
7. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số
103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới, ban hành
16/9/2008.
8. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số
214/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2008/NĐ-CP; ban hành ngày
20/12/2013.

9. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2021), Nghị định số
03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới; ban hành ngày
15/01/2021.
10. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2020), Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới tiếp tục
tăng trưởng, truy cập tại: />11. Phạm Thanh Giang (2020), Nghiên cứu tác đợng của chất lượng dịch vụ tới sự hài
lịng của khách hàng trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba: Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ kinh tế, 2020.
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Kinh doanh bảo
hiểm 2000, sửa đổi bổ sung 2010, Luật số: 61/2010/QH12, ban hành ngày 04/11/2010.
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Dân sự năm
2015, Luật số: 91/2015/QH13, ban hành ngày 24/11/2015.
14. Thanh niên (2019), Năm 2019 mỗi ngày có 21 người chết vì tai nạn giao thông, truy
cập tại: />15. />16. />
376



×