Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 77 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
-----***-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL – KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Minh Ngọc

Lớp

: K20KDQTG

Khóa học

: 2017 – 2021

Mã sinh viên

: 20A4050258

Giảng viên hướng dẫn

: GS.TS. Nguyễn Văn Tiến



Hà Nội, tháng 5, năm 2021


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
-----***-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL – KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Minh Ngọc

Lớp

: K20KDQTG

Khóa học

: 2017 – 2021

Mã sinh viên


: 20A4050258

Giảng viên hướng dẫn

: GS.TS. Nguyễn Văn Tiến

Hà Nội, tháng 5, năm 2021


ii
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Phát triển dịch vụ Logistics
– Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng
tơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Văn Tiến. Các số liệu
phân tích, kết quả trong khóa luận đều có nguồn rõ ràng, được công bố đầy đủ và đảm
bảo tính trung thực. Em xin chịu trách nhiệm về khóa luận của mình.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Ngọc


iii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại Học viện Ngân hàng, em xin chân thành cảm ơn
thầy cô Khoa Kinh doanh quốc tế nói riêng và tồn thể thầy cơ trong trường nói chung
cùng tồn thể bạn bè, người thân.

Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn của mình là GS.TS
Nguyễn Văn Tiến đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho em từ lúc nhận đề
tài cho tới khi hồn thành khóa luận. Nếu khơng có sự chỉ bảo tận tình từ thầy, em khó
có thể hồn thành khóa luận của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy.
Với trình độ cũng như kinh nghiệm cịn hạn chế, bài nghiên cứu của em khó tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía các thầy cơ,
bạn bè để khóa luận này có thể hàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Ngọc


iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ .............................................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL ..................................................8
1.1.

Tổng quan về logistics ........................................................................................8

1.1.1. Khái niệm logistics ............................................................................................... 8

1.1.2. Đặc điểm và phân loại logistics ..........................................................................10
1.1.3. Vai trò của dịch vụ logistics trong chuỗi cung ứng ............................................13
1.2.

Tổng quan về dịch vụ logistics 3PL.................................................................14

1.2.1. Khái niệm dịch vụ logistics 3PL.........................................................................14
1.2.2. Các loại hình dịch vụ logistics 3PL ....................................................................15
1.2.3. Vai trò của dịch vụ Logistics 3PL ......................................................................17
1.2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả dịch vụ logistics 3PL ...............................................18
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển của dịch vụ logistics 3PL .................21
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................25
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
3PL…. ...........................................................................................................................25
2.1.

Khái quát tình hình phát triển dịch vụ logistics 3PL trên thế giới ..............25

2.2.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Trung Quốc ....................26

2.2.1. Tình hình phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Trung Quốc ................................ 26
2.2.2. Nguyên nguyên dẫn đến thành công trong việc phát triển dịch vụ logistics 3PL
tại Trung Quốc ...............................................................................................................29


v
2.2.3. Các vấn đề tồn đọng trong việc phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Trung Quốc
……………. ..................................................................................................................32

2.3.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics 3PL ở Singapore ..........................34

2.3.1. Thực trạng phát triển dịch vụ 3PL ở Singapore .................................................34
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến thành công của ngành logistics 3PL tại Singapore .........39
2.3.3. Các vấn đề tồn đọng trong việc phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Singapore .42
2.4.

Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics 3PL cho Việt Nam ..........42

2.4.1. Phát triển kinh tế xã hội ......................................................................................42
2.4.2. Phát triển cơ sở hạ tầng.......................................................................................43
2.4.3. Đẩy mạnh thương mại điện tử ............................................................................43
2.4.4. Khuyến khích sử dụng dịch vụ logistics 3PL của các doanh nghiệp trong nước
…………… ...................................................................................................................43
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................45
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL CHO VIỆT NAM .......45
3.1.

Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ..........................................45

3.2.

Thực trạng dịch vụ logistics 3PL tại Việt Nam ..............................................48

3.2.1. Đánh giá điều kiện phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Việt Nam .....................48
3.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Việt Nam ..................................49
3.2.3. Một số vấn đề tồn đọng ......................................................................................53
3.3.


Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics 3PL cho Việt Nam .................55

3.3.1. Giảm tối đa chi phí cho hoạt động logistics .......................................................55
3.3.2. Biết cách ứng dụng công nghệ ...........................................................................56
3.3.3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ cơng nhân viên .............................................57
3.3.4. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ logistics 3PL................................................58
3.3.5. Tham gia vào các tổ chức, Hiệp hội logistics quốc tế ........................................58
3.3.6. Tận dụng cơ hội các công ty nước ngoài chuyển dịch đến Việt Nam ................59
3.4.

Kiến nghị đối với Chính phủ ...........................................................................59

3.4.1. Phát triển cơ sở hạ tầng logistics ........................................................................59
3.4.2. Hoàn thiện khung pháp lý ...................................................................................60
3.4.3. Đầu tư phát triển công nghệ phục vụ ngành logistics ........................................60
3.4.4. Phát triển ngành logistics xanh ...........................................................................60


vi
KẾT LUẬN ..................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh


Nghĩa Tiếng Việt

1PL

First Party Logistics

Logistics bên thứ nhất

2PL

Second Party Logistics

Logistics bên thứ hai

3PL

Third Party Logistics

Logistics bên thứ ba

4PL

Fourth Party Logistics

Logistics bên thứ tư

5PL

Fifth Party Logistics


Logistics bên thứ năm

A&A

Armstrong & Associates

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


LPI

Logistics Performance Index

Chỉ số năng lực quốc gia về
logistics

MTO

Multimodal Transport Operator

Người cung cấp dịch vụ vậ tải
đa phương thức

LSP

Logistics Service Provider

Nhà cung cấp dịch vụ logistics

TEU

Twenty-foot Equivalent Unit

Đơn vị tương đương 20 foot

VLA

Viet Nam

Association

Logistics

Business Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 1 : Trọng số của các chỉ tiêu trong LPI 2018

19

Bảng 2.1: Doanh thu toàn cầu của ngành logistics 3PL chia theo khu

25

vực
Bảng 2.2: Chỉ số LPI của Trung Quốc giai đoạn 2010-2018

29

Bảng 2.3: Chỉ số LPI của Singapore giai đoạn 2010-2018


36

Bảng 3.1: Một số chỉ số quan trọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-

45

2020
Bảng 3.2: Chỉ số LPI của Việt Nam giai đoạn 2010-2018

51

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình vẽ

Trang

Hình 2.1: Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2016-

28

2020
Hình 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2016-

37

2020
Hình 3.1: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020

47


Hình 3.2: Mức độ th ngồi các dịch vụ logistics tại doanh nghiệp

52


1

LỜI MỞ ĐẦU

1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm vừa qua, ngành dịch vụ logistics đã trở thành ngành mũi nhọn,

có sức ảnh hưởng lớn đến tồn bộ nền kinh tế thế giới. Minh chứng rõ rệt cho luận điểm
này là trong năm 2020 đã xảy ra một biến cố vơ cùng lớn đối với thế giới đó là cuộc sự
xuất hiện của đại dịch Covid - 19 khiến cho chuỗi cung ứng bị đứt gãy, thiệt hại đối với
ngành logistics từ đó dẫn đến thiệt hại nghiên trọng đến kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế
thế giới tụt dốc không phanh, hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải đóng cửa
vì khơng thể chống đỡ nổi cuộc khủng hoảng này, các doanh nghiệp lớn có tiềm lực kinh
tế cũng phải lao đao.
Tuy nhiên, nhờ khả năng thích ứng nhanh, khả năng chuyển đổi linh hoạt và biết
cách ứng dụng những thành quả của công nghệ thông tin đã khiến cho ngành logistics
vẫn tiếp tục tăng trưởng và đang trong đà phát triển. Nguyên nhân của sự thành công
đối với ngành logistics không thể phải kể đến sự phát triển của dịch vụ logistics 3PL
(Third-party logistics – Logistics bên thứ ba).
Mặc dù có nhiều lợi thế khi trong những năm vừa qua rất nhiều hiệp định song
phương, đa phương được ký kết đem lại nhưng cơ hội đáng kể cho ngành logistics nói
chung và dịch vụ logistics 3PL nói riêng nhưng có vẻ như Chính phủ và các doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam nắm bắt những cơ hội này chưa thực
sự tốt. Những doanh nghiệp logistics và logistics bên thứ ba tại Việt Nam cịn khá nhỏ,
trình độ và nghiệp vụ chưa cao, danh mục dịch vụ chưa đa dạng là những nguyên nhân
khiến cho cán cân phát triển đang nghiêng hơn về các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
logistics của nước ngoài có mặt trên thị trường Việt Nam.
Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, vẫn có rất nhiều quốc
gia có ngành dịch vụ logistics 3PL rất phát triển và khơng chỉ đứng vững trước khó khăn
mà cịn có sự phát triển mạnh mẽ. Sự thành cơng của các quốc gia này trong ngành
logistics và dịch vụ logistics 3PL rất đáng để các quốc gia muốn làm chủ ngành dịch vụ
logistics 3PL học hỏi kinh nghiệm.


2
Từ thực tiễn nêu trên, em quyết định chọn đề tài “Phát triển dịch vụ Logistics
3PL – Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho Việt Nam” là đề tài khóa luận của mình.
2.

Tổng quan nghiên cứu

2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chủ đề về “Logistics” không phải là một đề tài quá mới mẻ trong giới nghiên

cứu, những năm vừa qua, có hàng loạt cơng trình nghiên cứu xoay quanh đề tài này. Cụ
thể hơn là về dịch vụ logistics 3PL cũng được nghiên cứu từ khá sớm và có khá nhiều
cơng trình, các bài báo liên quan.
Năm 1999, Rachna Mohanka cho ra đời “Third Party Logistics Service
Providers: Current Trends in Acquiring Information Systems Capabilities”. Mục tiêu
chính của nghiên cứu là xem xét các xu hướng hiện tại trong việc th ngồi hệ thống

thơng tin của các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL. Nghiên cứu đề cập đến việc thuê
ngoài lập kế hoạch, phát triển, thực hiện, bảo trì, tùy chỉnh, tích hợp và vận hành các hệ
thống thông tin được sử dụng bởi tổ chức của khách hàng.
“Strategic development of third party logistics providers” được tiến hành bởi
Susanne Hertz và Monica Alfredsson năm 2003. Nghiên cứu chỉ ra chiến lược khác nhau
của của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics 3PL phát triển theo thời gian, đặc biệt
tập trung vào cách họ cân bằng giữa khả năng giải quyết vấn đề chung và mức độ thích
ứng của khách hàng. Trong quá trình phát triển chiến lược của mình, các cơng ty mới
gia nhập cho thấy chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động kinh doanh hiện tại và mạng lưới
của nó. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, các công ty trường hợp đều tập trung vào việc chuyển
sang các dịch vụ cao cấp và phức tạp hơn (loại hình dịch vụ 4PL) mà đặt nhiều sự quan
tâm đến chiến lược kinh doanh truyền thống của họ. Chính vì vậy, nghiên cứu đã xác
định một số vấn đề quan trọng khi quản lý chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics 3PL
đó là vấn đề tổ chức của LSP 3PL; vấn đề quốc tế hóa trong ngành logistics bên thứ ba;
cuối cùng là vấn đề đối phó với các liên minh chiến lược, sáp nhập và mua lại.
Năm 2005, Bryan Ashenbaum, Arnold Maltz và Elliot đã viết bài “Third-Party
Logistics Usage: What Can We Conclude?” Bài báo này đánh giá các nghiên cứu dài
hạn khác nhau về việc sử dụng dịch vụ hậu cần của bên thứ ba (3PL) và đề xuất các
phương pháp và cách tiếp cận trong tương lai đối với lĩnh vực này. Ba phương pháp luận


3
được thiết lập tốt để kết hợp các kết quả của nhiều nghiên cứu được xem xét (đánh giá
tài liệu, phân tích tổng hợp và phân tích khảo sát lặp lại), và sau đó được xem xét áp
dụng cho các phát hiện của các nghiên cứu sử dụng 3PL khác nhau kể từ năm 1991. Bắt
đầu với tổng quan của các kết quả thu được từ việc đơn giản là kết hợp và so sánh các
dữ liệu dọc quan trọng, bài viết chuyển sang phân tích chi tiết hơn về các thang đo lường,
phương pháp thu thập dữ liệu và các mẫu được sử dụng trong các cuộc khảo sát 3PL
khác nhau.
Thực tế cho thấy, logistics 3PL cũng giống như các ngành khác, đều có những

khó khăn và rào cản riêng trong việc định hướng và phát triển. Năm 2007, Akhilesh
Barve và các cộng sự đã nghiên cứu và cho ra mắt cơng trình “Analysis of interaction
among the barriers of Third Party Logistics” với mục đích là phân tích sự tương tác
giữa các rào cản chính cản trở hoặc ngăn cản việc phát triển dịch vụ logistics 3PL. Trong
bài nghiên cứu, tác giải khẳng định một chuỗi cung ứng thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng nếu nó nhanh nhẹn về bản chất. Tầm quan trọng của Logistics bên thứ ba đã tăng
lên đáng kể tại nhiều công ty khi các ưu tiên so sánh đã chuyển từ chất lượng sản xuất
sang giao hàng và tính linh hoạt để làm cho chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt. Bài nghiên
cứu này sử dụng phương pháp luận Mơ hình cấu trúc diễn dịch để xác định và xếp hạng
các rào cản của 3PL trong chuỗi cung ứng cụ thể là: hạn chế về tài chính, khả năng ứng
phó với sự thay đổi, hoạch định chiến lược và giới hạn phạm vi địa lý đối với khách
hàng, thiếu nhận thức về 3PL… Quá trình phân tích, tác giả cũng làm nổi bật các mối
quan hệ qua lại giữa các rào cản này. Một nghiên cứu khác cũng đề vấn đề rào cản trong
phát triển dịch vụ logistics 3PL là “Benchmarking the interactions among barriers in
third-party logistics implementation: An ISM approach” thực hiện bởi Ali Diabat và
cộng sự năm 2013. Nghiên cứu sử dụng một mơ hình ISM (Interpretive Structural
Modeling) để phân tích sự tương tác giữa các rào cản.
Năm 2017, Hofmann and Florin Osterwalder có nghiên cứu “Third-Party
Logistics Providers in the Digital Age: Towards a New Competitive Arena?”. Nghiên
cứu này xem xét tác động của số hóa đối với các mơ hình kinh doanh hậu cần của bên
thứ ba (3PL). Tác giả đã phân tích về vấn đề đột phá số thức trong các ngành dịch vụ
được xây dựng bằng cách liên kết năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter với
những hiểu biết sâu sắc từ nghiên cứu về số hóa và đổi mới. Từ phân cho thấy rằng các


4
nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL phải đối mặt với khó khăn đáng kể từ các cơng nghệ
mới như xe tự hành cũng như từ các mơ hình kinh doanh dựa trên nền tảng và nền kinh
tế chia sẻ. Tác giả nhận thấy những thay đổi sau đây trong lĩnh vực cạnh tranh: Thứ
nhất, 3PLs tập trung vào các dịch vụ tiêu chuẩn có thể mất thị phần đáng kể trong tương

lai gần. Thứ hai, các hoạt động 3PL liên quan đến quản lý dường như ngày càng được
cung cấp bởi các đối thủ mới bên ngoài, điều này có thể hạ cấp 3PL xuống các cơng ty
giao nhận đơn giản. Thứ ba, số hóa cho phép tích hợp về phía trước hoặc phía sau của
các khách hàng và nhà cung cấp 3PL khi họ thiết lập các dịch vụ của riêng mình. Ngồi
các mối đe dọa của nó, các cơ hội số hóa đem lại cho 3PL cũng được đưa ra thảo luận.
Chúng bao gồm tùy chỉnh các dịch vụ hậu cần tiêu chuẩn, cung cấp dịch vụ hậu cần đám
mây, chia sẻ tài sản và cơ sở hạ tầng hậu cần dựa trên nền tảng, “physical internet” tích
hợp vào mơ hình kinh doanh logistics 3PL hiện có.
Năm 2020, Yaw Agyabeng-Mensah và các cộng sự công bố nghiên cứu
“Exploring financial performance and green logistics management practices: Examining
the mediating influences of market, environmental and social performances”. Nghiên
cứu này đề cập đến một loại xu hướng của ngành logistics - logistics xanh, đánh giá tác
động của logistics xanh với các hoạt động xã hội, môi trường, thị trường và tài chính để
kiểm tra khả năng của nó trong việc đạt được hiệu quả bền vững. Nghiên cứu xem xét
ảnh hưởng trực tiếp của thực hành quản lý logistics xanh đối với hoạt động môi trường,
xã hội, thị trường và tài chính. Hơn nữa, các tác động trung gian của kết quả hoạt động
môi trường, hiệu quả hoạt động xã hội và hiệu quả thị trường giữa các thực hành quản
lý logistics xanh và hiệu quả tài chính được xem xét.
Báo cáo được biết đến rộng rãi “Third-party Logistics study” do TS. John
Langley và Infosys thuộc Đại học Penn State tiến hành nghiên cứu và công bố hàng
năm. Báo cáo đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình phát triển của ngành
logistics 3PL. Báo cáo gần đây nhất được công bố là “2020 Third-party Logistics study
- The State of Logistics Outsourcing” cho thấy mối quan hệ giữa chủ hàng và các nhà
cung cấp dịch vụ logistics thứ ba ngày càng phát triển và các bên đều hướng tới mục
đích chung là hồn thành những cơng đoạn trong chuỗi cung ứng. Từ việc nghiên cứu
mối quan hệ này, tác giả đã đưa ra các hoạt động phổ biến nhất mà các chủ hàng thuê


5
ngồi có thể kể đến là vận tải nội địa, kho bãi, vận tải quốc tế, khai thuê hải quan và giao

nhận hàng hóa.
Nhìn chung, những nghiên cứu về logistics 3PL đã có từ khá lâu trên thế giới và
số lượng những cơng trình nghiên cứu chất lượng tương đối nhiều và cũng khai thác
được nhiều khía cạnh của dịch vụ logistics 3PL. Từ đó có thể thấy ngành dịch vụ
logistics 3PL rất có triển vọng và đáng được quan tâm và thực tế cũng chứng minh rằng,
ngành dịch vụ logistics bên thứ ba đã và đang trở thành một ngành mũi nhọn, giúp thúc
đẩy sự phát triển của những ngành khác trong nền kinh tế tồn cầu.
2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước
Dù logistics 3PL là một ngành đang có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm

gần đây. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu về đê tài này tại Việt Nam cịn khá
hạn chế. Có thể liệt kê một số cơng trình nghiên cứu, những bài báo nổi bật sau đây:
Năm 2015, cơng trình nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Xuân Minh và Phan
Hồng Trang đăng trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 70 (02/2015) với đề tài: “Đẩy mạnh
hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba của các doanh nghiệp Việt Nam”. Bài
viết nêu lên thực trạng của ngành logistics 3PL sau đó đưa ra các kiến nghị hỗ trợ phát
triển dịch vụ logistics 3PL tại Việt Nam, cụ thể: tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với
hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba, nâng cao chất lượng hoạt động cung
ứng dịch vụ logistics bên thứ ba, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động logistics và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ngành.
Cũng trong năm 2015, Th.S. Lê Diễm Trang công bố công trình nghiên cứu
“Chiến lược phát triển thành cơng 3PL cho các công ty dịch vụ logistics 3PL tại Việt
Nam”. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích rõ thực trạng hoạt động
logistics thuê ngoài cũng như hoạt động cung cấp dịch vụ logistics 3PL tại Việt Nam.
Để làm nổi bật và đem đến một cái nhìn tổng quát hơn, bài nghiên cứu đã nêu lên điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành dịch vụ logistics 3PL thơng qua mơ
hình SWOT. Từ đó đề ra những chiến lược phát triển thành nhà cung cấp dịch vụ 3PL
cho các doanh nghiệp logistics: xây dựng hệ thống tài sản thong minh, làm chủ giải pháp

công nghệ, cái thiện và nâng cao đội ngũ nhân lực, tham gia hoặc có liên kết với các tổ
chức có liên quan.


6
Năm 2013, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân và Phạm Mỹ Lệ thuộc trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh công bố nghiên cứu “Phát triển Logistics – Những vấn
đề lý luận và thực tiễn” được đăng tải trên Tạp chí Phát triển & Hội nhập số 8(18) –
tháng 01 – 0/2013. Tác giả đưa ra nhận định về thực trạng phát triển của ngành logistics
tại Việt Nam, vấn đề còn tồn đọng trong việc phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam
đó là do năng lực về logistics của Việt Nam chưa cao (do nhận thức không đầy đủ về
logistics, cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành, quy mơ các doanh
nghiệp cịn nhỏ và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như chuyên mơn trong ngành
logistics, hệ thống pháp luật cịn chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành logistics).
Năm 2017, PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương và sinh viên Lưu Thị Việt Phương
thuộc Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương có cơng trình
nghiên cứu: “Nghiên cứu chi phí logistics của các doanh nghiệp logistics tại Hải Phịng”.
Trong nghiên cứu, tác giả có đề cập và phân tích thực trạng hoạt động logistics tại Hải
Phịng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (LSP – Logistics Service
Provider). Tác giả chỉ rõ những hạn chế, tồn tại đối với chi phí của các LSP trên địa bàn
Hải Phịng từ đó có những biện pháp mang tính vi mơ và vĩ mơ thích hợp để khắc phục
được những hạn chế đó.
Ngồi ra, báo cáo thường niên của Bộ Công thương với “Báo cáo thị trường
Logistics 2020” là bản báo cáo gần nhất về tình hình của ngành logistics tại Việt Nam
và một số nước trên thế giới. Bản báo cáo là một bức tranh tổng quát về ngành logistics
với những con số cụ thể, nhưng phân tích rõ ràng, khoa học. Dựa vào những bản báo
cáo này, các doanh nghiệp hoạt động sử dụng hay cung cấp dịch vụ logistics 3PL có thể
tham khảo từ đó đưa ra định hướng, kế hoạch phát triển doanh nghiệp của mình.
3.


Mục tiêu của đề tài
Phân tích thực trạng cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics 3PL của các doanh

nghiệp Việt Nam, xem xét những yếu tố khiến cho ngnhf dịch vụ logistics 3PL đã/chưa
phát triển so với lợi thế vốn có.
Phân tích, đánh giá sự phát triển của dịch vụ logistics 3PL tại Trung Quốc và
Singapore từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển dịch vụ logistics
tại Việt Nam.


7
Từ những phân tích, nhận xét, đánh giá và bài học, đưa ra một số khuyến nghị để
dịch vụ logistics 3PL tại Việt Nam phát triển.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp được áp dụng khi thực hiện quá trình nghiên cứu để làm rõ

đề tài: phương pháp tìm kiếm, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp so sánh.
5.

Đối tượng nghiên cứu
Tập trung chủ yêu vào nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ logistics 3PL tại

Trung Quốc và Singapore và Việt Nam.
6.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ Logistics 3PL của các nước Trung Quốc,


Singapore và Việt Nam chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2020.
7.

Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ logistics 3PL
Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế và bài học phát triển dịch vụ logistics 3PL
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ logistics 3PL cho Việt Nam


8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL

1.1.

TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS

1.1.1. Khái niệm logistics
Logistics là thuật ngữ đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Ở phương Đông theo sự ký Tư Mã Thiên thời Hán Cao Tổ Lưu Bang xây dựng nhà Hán
Trương Lương lần đầu tiên đưa ra khái niệm hậu cần và do Tiêu Hạ phụ trách năm 202
trước Công nguyên. Ở phương Tây, thời kỳ Hy Lạp cổ đại Đế Chế Roma và Byzantine
đã có sĩ quan “Logistikas” người chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính, cung cấp và phân
phối. Ngày nay, trên thế giới, logistics được biết đến là một ngành công nghiệp mũi
nhọn, đầu tàu kinh tế của nhiều nước phát triển trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Singapore, Thụy Điển và rất nhiều quốc gia khác. Dù là một ngành công nghiệp
đang rất phổ biến hiện nay nhưng các nước trên thế giới hầu như khơng có bản dịch
thuật ngữ này sang tiếng quốc gia của họ bởi lẽ thuật ngữ Logistics bao hàm rất nhiều
nội dung liên quan cho nên khó có thể tìm được một từ có thể bao gồm nhiều nội dung

như vậy. Tại Việt Nam, trước kia, có một số tài liệu dịch thuật ngữ này là hậu cần, có
tài liệu lại dịch là cung ứng hay tiếp vận. Tuy nhiên, những bản dịch này không làm
sáng tỏ được bản chất của Logistics chính vì vậy Luật Thương mại 2005 cũng vẫn giữ
ngun thuật ngữ này mà khơng có bản dịch sang tiếng Việt: “Dịch vụ logistics là hoạt
động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ
khác có liên quan đến hàng hố theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch
vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lơ-gi-stíc” (Điều 233)
Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quảng trị chuỗi cung
ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP): “Quản trị
logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện,
kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thơng
tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt


9
động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập,
quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới
logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.
Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn
đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức
năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp
hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài
chính, cơng nghệ thơng tin.”. Định nghĩa này đưa ra một cái nhìn khá tổng quát về hoạt
động Logistics, đầy đủ những hoạt động của
Theo Liên Hợp Quốc thì: “Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển
nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng
theo yêu cầu của khách hàng”
Theo quan điểm của Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: “Logistics là quá

trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di
chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật
liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn
tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu
cầu của khách hàng”.
Theo quan điểm của Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988 ((LAC -The
US. Logistics Administration Council): “Logistics là q trình liên kế hoạch, thực
hiện và kiểm sốt hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dịng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật
liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ,
nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng”.
Theo Ma Shou, đưa ra định nghĩa trong “Logistics and Supply Chain
Management” – 1999: “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển
các tài nguyên hay các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua
các nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt
các hoạt động kinh tế”.
GS.TS Đoàn Thị Hồng vân đã nêu ra định nghĩa trong cuốn “Logistics những
vấn đề cơ bản" - 2010: "Logistics là q trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận
chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu


10
sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các
hoạt động kinh tế".
1.1.2. Đặc điểm và phân loại logistics
1.1.2.1. Đặc điểm của Logistics
Thứ nhất, logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà bao gồm chuỗi các
hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau. Quá trình này giúp tối ưu hóa địa
điểm, thời gian, tính đồng bộ và hoạt động lưu chuyển, dự trữ tài nguyên, nguyên liệu
đầu vào cần thiết cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Thứ hai, dịch vụ logistics gắn liền với tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

Dịch vụ Logistics hiệu quả đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị
gián đoạn. Logistics hỗ trợ cho tồn bộ q trình hoạt động của doanh nghiệp ngay cả
khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu
dùng. Logistics cịn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thơng qua quản lý di chuyển và
lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển bên trong
doanh nghiệp.
Thứ ba, Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ giao nhận vận tải
đa phương thức MTO (Multimodal Transport Operator). Trước kia, quá trình vận
chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu phải sử dụng đến nhiều phương
thức vận tải khác nhau. Chính vì vậy, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng, quản lý
nhiều loại giấy tờ, chứng từ khác nhau gây nên nhiều khó khăn cho các bên do mất hay
thiếu chứng từ khiến người nhận hàng không thể lấy được hàng. Khi vận tải đa phương
thức ra đời, người gửi hàng chỉ cần ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh
dịch vụ vận tải đa phương thức – MTO. Thực chất, MTO chính là người cung cấp dịch
vụ Logistics, đảm nhận nhiệm vụ từ khi nhận hàng từ người gửi hàng, vận chuyển hàng
hóa cho tới khi giao hàng.
1.1.2.2. Phân loại Logistics
a)

Theo phương thức khai thác hoạt động Logistics
Logistics bên thứ nhất (1PL – First party logistics): chủ sở hữu hàng hóa tự

mình tổ chức và thực hiện các hoạt động đối diện tích để đáp ứng nhu cầu của bản thân
theo đó chủ hàng phải đầu tư và phương tiện vận tải kho bãi nhân công… để quản lý và


11
vận hành hoạt động đối diện tích hình thức này thường làm giảm hiệu quả kinh doanh
phần lớn của doanh nghiệp thì họ sẽ khơng có đủ kỹ năng kinh nghiệm chuyên môn để
quản lý và vận hành hệ thống.

Logistics bên thứ hai (2PL- Second party logistics): người cung cấp dịch vụ
Logistics bên thứ hai sẽ cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đơn lẻ trong dây chuyền
lớn thích như vận tải, lưu kho bãi, thanh toán, mua bảo hiểm... trong hình thức này 2PL
cho thích hợp các hoạt động đơn lẻ thành chuỗi cung ứng đồng nhất.
Logistics bên thứ ba (3PL – Third party logistics): người cung cấp dịch vụ sẽ
thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistic cho từng bộ phận 3PL
bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau kết hợp chặt chẽ việc ln chuyển chứng từ hàng hóa
xử lý thơng tin… và có tính tích hợp và dây chuyền cung ứng của khách hàng
Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth party logistics): người cung cấp dịch vụ là
người tích hợp (integrator), gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học
kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế xây dựng vận hành các giải pháp hữu
ích. 4PL hướng đến quản lý quá trình logistics
Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth party logistics): được nói tới trong lĩnh vực
thương mại điện tử các nhà cung cấp dịch vụ logistics cung cấp dịch vụ trên nền tảng
thương mại điện tử. 5PL là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử, bao gồm các 3PL
và 4PL quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại
điện tử. Chìa khố thành cơng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ năm là các hệ
thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ
thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong
một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin.
Thực tế, việc ứng dụng logistics bên thứ năm hiện nay không hề dễ dàng, ngay
cả đối với các doanh nghiệp logistics quốc tế vì quy trình cần có sự hỗ trợ mạnh của
công nghệ. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam chỉ mới áp dụng
mơ hình 2PL. Thị trường chỉ có một số ít doanh nghiệp logistics làm đúng chức năng
của một Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3PL. Về doanh nghiệp làm ở cấp 5PL, hiện ở
Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đạt đến cấp độ chuẩn.
b)

Theo quá trình thực hiện



12
Logistics đầu vào (inbound logistics) là các dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu
tố đầu vào một cách tối ưu về cả vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
Logistics đầu ra (outbound logistics) là các dịch vụ đảm bảo cung cấp thành
phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu về cả vị trí, thời gian và chi phí nhằm
đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Logistics ngược (reverse logistics) là các dịch vụ được cung ứng đảm bảo quá
trình thu hồi phế phẩm, phế liệu… các yếu tố ảnh hưởng đến mơi trường phát sinh từ
q trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
c)

Theo tính chun mơn hóa của các doanh nghiệp logistics
Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải, gồm: các công ty cung cấp dịch vụ vận tải

đơn phương thức; các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức; các công ty
cung cấp dịch vụ khai thác cảng; các công ty môi giới vận tải.
Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối, gồm: các công ty cung cấp dịch vụ kho
bãi; các công ty cung cấp dịch vụ phân phối, bán buôn bán lẻ.
Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa, gồm: các cơng ty môi giới khai thác
thuê hải quan; các công ty giao nhận, gom hàng lẻ; các công ty kinh doanh ngành hàng
nguy hiểm; các cơng ty dịch vụ đóng gói, vận chuyển.
Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành, gồm: các công ty công
nghệ thông tin; các công ty viễn thông; các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo
hiểm; các cơng ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo.
d) Theo đối tượng hàng hóa
Logistics hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn (Fast Moving Consumer
Goods - FMCG): là loại hình logistics áp dụng với những mặt hàng có thời gian sử dụng
ngắn như thực phẩm, quần áo, giày dép. Đối với những mặt hàng này thì yêu cầu quan
trọng nhất là đảm bảo thời gian giao hàng

Logistics ngành ô tô (Automotive Logistics): đảm bảo sự liên kết phối hợp nhịp
nhàng giữa các nhà máy bộ phận sản xuất, các chi tiết, phụ tùng trên để sao cho thời
điểm cuối cùng của cơng đồn này thời điểm đầu của công đoạn tiếp theo. Một việc đặc


13
biệt quan trọng của loại hình logistics này và việc lưu trữ và phân phối phụ tùng thay
thế.
Ngồi ra, cịn có logistics của nhiều ngành khác: logistics ngành hóa chất, logistics
ngành điện tử, logistics ngành dầu khí, logistics hàng tư liệu sản xuất, logistics ngành
nông sản, logistics hàng công nghiệp tiêu dùng
1.1.3. Vai trò của dịch vụ logistics trong chuỗi cung ứng
Ngành logistics nắm giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế hiện đại,
chính vì vậy, nó trở thành một ngành mũi nhọn và có sức ảnh hưởng lớn đến các ngành
khác:
Logistics đóng vai trị chủ chốt đối với nền kinh tế. Chi phí cho hoạt động
logistics là một con số không hề nhỏ đối với hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia tuy
nhiên các quốc gia đều đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động logistics vì nó có vai trị quan
trọng là hỗ trợ dòng luân chuyển của nhiều giao dịch kinh tế, một hoạt động quan trọng
tạo thuận lợi cho việc kinh doanh hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Nếu xem xét ở
góc độ tổng thể ta thấy logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt và gần như tồn bộ
q trình sản xuất lưu trữ và phân phối hàng hóa ln kích thích hỗ trợ cho luồng chuyển
các giao dịch kinh tế nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng đồng bộ khi Một dây
chuyền logistics hoạt động liên tục nhịp nhàng.
Logistics đóng vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp:
Thứ nhất, logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một
cách hiệu quả nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu ra và đầu vào học tối ưu
hóa quá trình chuyển ngun vật liệu hàng hóa dịch vụ.
Thứ hai, logistics giúp giảm chi phí tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Có nhiều doanh nghiệp thành cơng lớn nhờ có được chiến lược và hoạt động logistics

đúng đắn ngược lại có khơng ít doanh nghiệp khó khăn thậm chí thất bại phá sản cho
những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics.
Thứ ba, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing. Chính logistics
đóng vai trị then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi đến vào đúng thời điểm


14
thích hợp phẩm dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị và chỉ khi nó
được tiền với khách hàng đúng thời hạn và đúng địa điểm quy định.
1.2.

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL

1.2.1. Khái niệm dịch vụ logistics 3PL
Thực tế, có khá nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics 3PL (còn gọi là logistics
bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng), Hội đồng các chuyên gia quản lý chuỗi cung
ứng (CSCMP) đã định nghĩa “Logistics 3PL là việc thuê ngoài toàn bộ hoặc một phần
hoạt động hậu cần của một doanh nghiệp cho một một doanh nghiệp khác có chun
mơn về lĩnh vực này. Đây là một định nghĩa khá đầy đủ và nêu được bản chất của 3PL.
Trong những năm qua, định nghĩa này đã được mở rộng đến mức ngày nay, rất nhiều
doanh nghiệp cung cấp một số loại dịch vụ hậu cần cho thuê đều tự gọi mình là 3PL.
Năm 2001, Ủy ban Châu Âu (EC) cho rằng: “3PL là các hoạt động được thực
hiện bởi một công ty bên ngồi thay mặt cho người gửi hàng và ít nhất bao gồm việc
cung cấp quản lý nhiều dịch vụ hậu cần. Các hoạt động này được cung cấp theo cách
tích hợp, không phải trên cơ sở độc lập. Sự hợp tác giữa người gửi hàng và cơng ty bên
ngồi là một mối quan hệ liên tục có chủ đích”
Ngồi ra, nếu đi sâu và ìm hiểu kỹ về lĩnh vực này, ta có thể thấy có thể tìm được
nhiều định nghĩa khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau về Logistics 3PL:
Bên thứ ba cung cấp các hoạt động liên quan đến hậu cần giữa các thương nhân
bởi một tổ chức độc lập (Eyefortransport)

Logistics bên thứ ba là hoạt động gia công phần mềm liên quan đến logistics và
phân phối. Ngành 3PL bao gồm các Nhà cung cấp Giải pháp Logistics (LSP) và các chủ
hàng có quy trình kinh doanh mà họ hỗ trợ (Focus Logistics)
3PL là nhà cung cấp thuê ngoài quản lý tất cả hoặc một phần đáng kể các yêu
cầu hậu cần của tổ chức và thực hiện các hoạt động vận chuyển, định vị và đơi khi là
hợp nhất sản phẩm (Nhóm Bridgefield)
Logistics bên thứ ba (3PL) là chức năng mà chủ sở hữu hàng hóa (Cơng ty khách
hàng) th ngồi các yếu tố khác nhau của chuỗi cung ứng cho một công ty 3PL có thể
thực hiện chức năng quản lý vận chuyển hàng hóa, hải quan, kho bãi, thực hiện đơn hàng
của khách hàng, phân phối và vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài cho khách hàng của
khách hàng (Maxwell)


15
Chúng tôi xác định nhà cung cấp Logistics bên thứ ba là người chịu trách nhiệm
“tích hợp, điều phối và quản lý các chức năng để xử lý trơn tru các nguồn cung ứng, đầu
ra và sản xuất” (Barthco)
Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba (viết tắt là 3PL, hoặc đôi khi là TPL)
là một công ty cung cấp dịch vụ một cửa cho khách hàng của các dịch vụ hậu cần được
thuê ngoài (hoặc “bên thứ ba”) đối với một phần hoặc tất cả các chức năng quản lý chuỗi
cung ứng của họ (Wikipedia)
Tóm lại, logistics 3PL là dịch vụ được hình thành dựa trên hợp đồng giữa chủ
hàng với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics (LSP 3PL), là người thay mặt cho chủ
hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận như: thay mặt cho
người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp chứng từ giao nhân, vận tải
và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thơng quan hàng
hóa và đưa hàng đến điểm đến quy định,… LSP 3PL cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau,
kết hợp chặt chẽ việc ln chuyển, tồn trữ hàng hố, xử lý thơng tin…có tính tích hợp
vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.
1.2.2. Các loại hình dịch vụ logistics 3PL

Hoạt động logistics tác động lên mọi yếu tố tạo nên sản phẩm, từ yếu tố nguyênvật
liệu đầu vào cho đến khi sản phẩm đến được tay người tiêu dùng cuối cùng. Một chuỗi
logistics bao gồm nhiều hoạt động như: quản lý nguồn cung, kho bãi, quản lý tồn kho,
quản lý thủ tục nhận và xử lý đơn hàng, đóng gói hàng hóa, vận chuyển, giao hàng, hệ
thống thông tin, dịch vụ khách hàng …Logistics 3PL cung cấp đầy đủ các dịch vụ để
đáp ứng nhu cầu logistics của các doanh nghiệp: vận tải, kho bãi, quản lý tồn kho, xử lý
đơn hàng, hệ thống thông tin và hoạt động giá trị gia tăng.
Vận tải, bao gồm: vận chuyển, gom hàng, giao hàng nhanh, dịch chuyển hàng
hóa, xếp dỡ, mơi giới. Đây là quá trình lựa chọn phương án vận tải cho từng lô hàng sao
cho đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với giá cả hợp lý. Trong thực tế, dòng lưu
chuyển của vật chất phục vụ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rất phức tạp vì
nguồn cung ứng vật liệu cho q trình sản xuất có thể từ nhiều nơi, các địa điểm sản
xuất, hệ thống kho, các điểm buôn bán lẻ cũng được đặt rải rác tại nhiều địa điểm khác


16
nhau. Đó là lý do làm chi phí vận tải chiếm phần chính trong chi phí logistics, việc cắt
giảm chi phí vận tải có tầm quan trọng trong việc cắt giảm chi phí logistics.
Kho bãi, bao gồm: lưu kho, nhận hàng, lắp ráp, khai báo hàng tồn, sắp xếp hàng
trong kho. Hoạt động kho bãi có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lưu trữ và quản lý hàng
hóa của doanh nghiệp. Quản trị kho bãi tốt giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản
xuất vận chuyển và phân phối hàng hóa; chủ động trong việc sắp xếp vận chuyển các lơ
hàng có cùng kích thước cùng lộ trình phân giải từ đó giúp giảm giá thành trên mỗi đơn
vị sản phẩm; duy trì nguồn cung ổn định sẵn sàng nguồn ngun vật liệu cho q trình
sản xuất, hàng hóa để sẵn sàng giao hàng khi có yêu cầu.
Quản lý hàng tồn kho, bao gồm: dự báo, phân tích, lựa chọn địa điểm, tư vấn hệ
thống kho bãi. Kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả giúp khai thác tính kinh tế nhiều quy
mô. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đáng kể chi phi logistics nếu biết tận dụng và biết cách
quản lý hàng tồn kho.
Xử lý đơn hàng, bao gồm: chuẩn bị đơn hàng, quản lý nhận hàng, trung tâm tư

vấn khách hàng. Quản lý đơn hàng là quá trình duyệt thông tin của khách hàng từ nhà
bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất.
Quá trình này cũng đồng thời duyệt thông tin về ngày giao hàng, sản phẩm thay thế và
những đơn hàng thực hiện trước đó của khách hàng. Quá trình này dựa vào điện thọai
và các chứng từ có liên quan như đơn hàng, đơn hàng thay đổi, bảng báo giá, hóa đơn
bán hàng.
Hệ thống thơng tin, bao gồm: trao đổi dữ liệu điện tử, nhận dạng tần số sóng vơ
tuyến, lên kế hoạch định tuyến, hệ thống mã vạch, kết nối trên nền web, kiểm tra, theo
dõi lịch trình. Hệ thống thơng tin trong logistics gắn liền với công nghệ thông tin
(CNTT). Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics là một xu thế tất yếu, phải ứng
dụng trong tất cả các khâu, chuỗi cung ứng dịch vụ, ngay cả với những công nghệ mới
như block chain
Các hoạt động gia tăng giá trị, bao gồm: thiết kế và tái chế bao bì, kẻ ký mã
hiệu, nhãn dán, lập hóa đơn, hoạt động tư vấn, cá biệt hóa theo khách hàng


×