Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 76 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
----------------------

NGUYỄN UYÊN NHI
MSV: 20A4050273

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
----------------------

NGUYỄN UYÊN NHI
MSV: 20A4050273
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM



Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số: 734.01.20

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
G.S NGUYỄN VĂN TIẾN

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Phát triển hoạt động logistics
đáp ứng yêu cầu của thương mại điện tử tại Việt Nam” này là kết quả nghiên cứu của cá
nhân em, được thực hiện dưới sự giúp đỡ của G.S Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa
Kinh Doanh Quốc Tế, Học Viện Ngân Hàng.
Nếu có bất kỳ phát hiện về sự gian lận hay vi phạm nào về nội dung khóa luận
này, em xin chịu toàn bộ trách nhiệm.
Tháng 5 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Uyên Nhi


ii

LỜI CẢM ƠN
Để có thể thực hiện và hồn thành một cách tốt nhất khóa luận tốt nghiệp này,

em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như quan tâm của các thầy cơ trong Học Viện
Ngân Hàng nói chung, và Khoa Kinh Doanh Quốc Tế nói riêng. Em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới các thầy cô đã truyền đạt những kiến thức, giúp cho em có những thơng
tin bổ ích. Đặc biệt là GS.TS. Nguyễn Văn Tiến - giáo viên hướng dẫn của em. Em xin
chân thành cảm ơn thầy đã tận tình chỉ bảo, kèm cặp và hết lòng hỗ trợ em trong suốt
quá trình nghiên cứu để hồn thành bài luận tốt nghiệp.
Sự động viên, khích lệ của thầy cơ cùng các bạn trong suốt thời gian qua đã giúp
em đạt được kết quả này.
Mặc dù đã cố gắng hồn thành khóa luận với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng
do sự hạn chế về trình độ, kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, bài luận của em cịn có
những thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ
dẫn từ phía thầy cơ để kết quả của em được hồn thiện và có ý nghĩa hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS ...................................................................................................................7
1.1 Tổng quan về Thương mại điện tử ........................................................................7
1.1.1 Khái niệm: ..............................................................................................................7
1.1.2 Đặc điểm .................................................................................................................8
1.1.3 Vai trò ...................................................................................................................13

1.2 Tổng quan về Logistics ..........................................................................................15
1.2.1 Khái niệm .............................................................................................................15
1.2.2 Phân loại ...............................................................................................................17
1.2.3 Vai trò ...................................................................................................................19
1.3 Mối quan hệ giữa hoạt động Logistics và Thương mại điện tử ........................21
1.3.1 Vai trò của Thương mại điện tử đối với Logistics ...............................................21
1.3.2 Tầm quan trọng của Logistics đáp ứng Thương mại điện tử ...............................22
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Logistics đáp ứng Thương mại điện tử.....23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ............................................................26
2.1 Thực trạng thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam .................................26
2.1.1 Tình hình tăng trưởng Thương mại điện tử ..........................................................26
2.1.2 Thách thức đặt ra cho hoạt động Logistics hiện nay ............................................29
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động Logistics ở Việt Nam và đánh giá khả năng
đáp ứng yêu cầu Thương mại điện tử tại Việt Nam .................................................32
2.2.1 Thực trạng hoạt động Logistics ở Việt Nam ........................................................32
2.2.2 Đánh giá sự phát triển hoạt động Logistic đáp ứng yêu cầu của Thương mại điện
tử tại Việt Nam ..............................................................................................................41
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................46


iv

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM................................48
3.1 Xu hướng chung về ứng dụng công nghệ trong hoạt động Logistic .................48
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực dịch vụ Logistics đáp ứng yêu cầu của Thương
mại điện tử ở Việt Nam ...............................................................................................50
3.2.1 Các doanh nghiệp Logsitcs và Thương mại điện tử cần liên kết hoạt động, phối

hợp chặt chẽ với nhau ....................................................................................................50
3.2.2 Triển khai đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động Logistics ....51
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Logistics, bổ sung kiến thức về Thương
mại điện tử .....................................................................................................................52
3.2.4 Nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics và chuyển phát hỗ trợ sự phát triển của
Thương mại điện tử .......................................................................................................54
3.2.5 Đa dạng hóa phương tiện vận tải ..........................................................................55
3.2.6 Triển khai xây dựng và mở rộng các trung tâm hoàn tất đơn hàng ......................56
3.3 Đề xuất kiến nghị đối với nhà nước .....................................................................56
3.3.1 Cải thiện hơn nữa hệ thống pháp lý, chính sách để điều chỉnh các hoạt động
Logistics.........................................................................................................................56
3.3.2 Đầu tư phát triển công nghệ thông tin cho các hoạt động Logistics ....................57
3.3.3 Xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng Logistics .....................................................57
3.4 Kiến nghị với Hiệp hội Logistics ..........................................................................60
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................61
KẾT LUẬN ..................................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................65


v

Từ viết tắt

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa
Dịch nghĩa

1PL

First Party Logistics


Logistics bên thứ nhất

2PL

Second Party Logistics

Logistics bên thứ hai

3PL

Third Party Logistics

Logistics bên thứ ba

4PL

Fourth Party Logistics

Logistics bên thứ tư

5PL

Fifth Party Logistics

Logistics bên thứ năm

AAGR

Average Annual Growth Rate


Tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm

CNTT

Compounded Annual Growth
Rate
---

Tốc độ tăng trưởng kép
hàng năm
Cơng nghệ thơng tin

B2B

Business to business

Mơ hình TMĐT B2B

B2C

Business to customer

Mơ hình TMĐT B2C

ĐH, CĐ

---


Đại học, Cao đẳng

DN

---

Doanh nghiệp

EDI

Electronic Data Interchange

Trao đổi dữ liệu điện tử

LPI

Logistics Performance Index

Chỉ số hiệu suất Logistics

ID

Identification

---

IoT

Internet of things


Internet vạn vật

TMĐT

---

Thương mại điện tử

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce Phịng Thương mại và

CAGR

VECOM

VLA

and Industry

Cơng nghiệp Việt Nam

Viet Nam E-Commerce

Hiệp hội thương mại điện

Association

tử Việt Nam


Vietnam Logistics Business

Hiệp hội doanh nghiệp

Association

Dịch vụ Logistics Việt
Nam

VMA

VietNam Maritime

Cục Hàng hải Việt Nam

Administration
XNK

---

Xuất nhập khẩu


vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quá trình hoạt động Logistic ……………………………………………...17

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Loại hình doanh nghiệp Logistic ở Việt Nam .........................................32

Biểu đồ 2.2 Số lượng và quy mô của các doanh nghiệp Logistics trong nước .......... 33
Biểu đồ 2.3 Tốc độ phát triển của dịch vụ Logistics ...................................................34
Biểu đồ 2.4 Mức độ sử dụng phần mềm tác nghiệp trong quản trị Logistics .............40

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Quy mô thị trường TMĐT B2C tại Việt Nam giai đoạn 2016-2019 ...........27
Hình 2.2 Lĩnh vực kinh doanh được ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp ..............28

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại TMĐT bởi các đối tượng tham gia…………………………......10
Bảng 2.1 Top sàn TMĐT tại Việt Nam quý 4/ 2020 ................................................. 29
Bảng 2.2 Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo phương thức vận tải tại Việt Nam
.................................................................................................................................... 35
Bảng 2.3 Xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm ................................................. 42


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại công nghệ 4.0 cùng với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của
Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến, bán hàng online, … đã và đang mang lại hiệu
quả kinh tế rất lớn cho khơng ít lĩnh vực kinh doanh tại nước ta. Theo đánh giá của Cục
Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ công thương, năm 2020 có tới 53% dân số Việt
Nam tham gia vào q trình mua bán hàng hóa bằng phương thức trực tuyến, mức doanh
thu của TMĐT cũng đạt kết quả ấn tượng: 11,8 tỷ USD, ước tính tăng trưởng 18% và
chiếm khoảng 5.5% trong tổng mức bán lẻ về hàng hóa và doanh thu của các dịch vụ
tiêu dùng trên cả nước. Cụm từ: “Thương mại điện tử” đã trở nên rất quen thuộc, và có
thể khẳng định rằng đây là một trong những điểm sáng cho công cuộc cải cách cơ cấu
và thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay.

Nhắc tới kinh tế đất nước, thì Logistic là ngành dịch vụ mũi nhọn, có giá trị gia
tăng cao, và giữ tầm quan trọng thiết yếu là cơ sở để có thể phát triển thương mại, thúc
đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế. Ngành Logistic hoạt động song hành
cùng với nhiều lĩnh vực khác như phân phối, sản xuất, tiêu thụ, lưu thông, đồng thời
được xem là “xương sống” của toàn bộ ngành kinh tế.
Trong xu thế bùng nổ và cạnh tranh của nền kinh tế số, cùng với việc TMĐT phát
triển ngày càng nhanh và mạnh, các DN Logistics phải không ngừng chủ động trong
việc tiếp cận những thay đổi mới, nghiên cứu và áp dụng những trang thiết bị hiện đại,
công nghệ tiên tiến để có thể nâng cao năng lực DN, cải thiện chất lượng dịch vụ, từ đó
làm tăng sức bật của DN trước tình trạng thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt như
hiện tại. Thơng qua đó có thể đạt được mục tiêu đích là tối ưu hóa kinh tế, quy trình sản
xuất cũng như mang lại sản phẩm đến với tay khách hàng một cách tốt nhất. Đặc biệt là
trong bối cảnh dịch covid hoành hành gần đây (từ đầu năm 2020), giãn cách xã hội đã
đặt ra một vấn đề đáng bận tâm là: mọi người phải hạn chế di chuyển quá nhiều, thực
hiện giãn cách xã hội, nhưng ngược lại, hàng hóa, sản phẩm vẫn cần được vận chuyển
đến rất nhiều nơi, và hơn nữa là nhu cầu lại càng lớn.
Vậy câu hỏi nêu ra là trước những mối liên quan này, thì hoạt động Logistic sẽ
phải đối mặt với những khó khăn và thách thức nào để có thể bắt kịp được với TMĐT
tại Việt Nam hiện nay? Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển hoạt
động dịch vụ Logistics sao cho đáp ứng được yêu cầu của TMĐT? Và cần làm những


2

gì để tạo dựng và củng cố sự liên kết hoạt động giữa logistic và thương mại điện tử,
nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên và cùng đồng hành phát triển?
Xuất phát từ những thực tế trên và năm bắt được xu hướng mang tính cấp thiết
này, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển hoạt động logistic đáp ứng với yêu cầu
của thương mại điện tử tại Việt Nam’’.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

Tình hình nghiên cứu TG
Sự phổ cập cấu trúc đo lường khả năng logistics trong TMĐT bắt nguồn từ nghiên
cứu “Logistics capability, logistics outsourcing and firm performance in an e‐commerce
market” của bộ 3 tác giả Jay Joong‐Kun Cho, John Ozment và Harry Sink được thực
hiện vào năm 2008. Cơng trình đã có ý nghĩa đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu khả
năng Logistics và 3PL trong TMĐT. Bên cạnh đó, tác động của việc thuê ngoài Logistics
đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lần đầu tiên được thử nghiệm trong môi
trường TMĐT.
Đến năm 2016, với cuốn “E-Logistics: Managing Your Digital Supply Chains for
Competitive Advantage” bộ đôi tác giả Dr Stephen Pettit và Dr Yingli Wang (NXB:
Kogan Page Publishers) đã nhận định rằng E-logistics đóng vai trị là hệ thống thần kinh
cho tồn bộ chuỗi cung ứng và cho phép dịng thơng tin thơng suốt trong và giữa các tổ
chức. Cuốn sách đóng góp này tập trung vào vai trò chiến lược của e-logistics trong mơi
trường tồn cầu năng động ngày nay. Trong E-Logistics, các chuyên gia quốc tế phân
tích tính cạnh tranh và năng suất trong vận tải, quản lý hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ
được cải thiện, tối ưu hơn ra sao thông qua áp dụng những công nghệ mới và Logistics
điện tử. Một loạt các phương thức kinh doanh hậu cần điện tử thành công được thảo
luận bao gồm những vấn đề về phương thức vận tải và thương mại. Các chương riêng
biệt xem xét phát triển hậu cần điện tử cho hình thức vận tải bằng đường hàng khơng;
vận chuyển hàng hóa đường bộ; đường sắt; và hàng hóa được vận tải bằng đường biển
và hệ thống cảng. Các chương tiếp theo đề cập sâu đến các hệ thống hỗ trợ cho TMĐT
B2C, B2B cùng với việc tiến hành điện tử hóa trong việc quản lý kho hàng, RFID; phân
tích thị trường điện tử và khả năng hiển thị mạng cung ứng tồn cầu với tự động hóa
chuỗi dịch vụ. Các nghiên cứu điển hình trong ngành được sử dụng để hỗ trợ cuộc thảo
luận. Cuốn sách cũng nghiên cứu các xu hướng mới nổi về công nghệ trong lĩnh vực E-


3

logistics và đánh giá xem trong tương lai có thể định hướng những gì cho lĩnh vực đang

thay đổi và phát triển nhanh chóng này.
Bài báo “E-commerce logistics in supply chain management: Implementations
and future perspective in furniture industry” (phát hành ngày 04/12/2017) của nhóm tác
giả: Ying Yu, Xin Wang, Ray Y. Zhong và G.Q. Huang cũng đã cung cấp những kiến
thức quan trọng về Logistic và TMĐT. Ấn phẩm trình bày Logistic TMĐT tiên tiến nhất
trong quản lý chuỗi cung ứng bằng cách điều tra việc triển khai trên toàn thế giới và các
mơ hình tương ứng cùng với các kỹ thuật hỗ trợ thông qua ngành nội thất. Từ đó nêu
lên nhận định: các cơng nghệ trong tương lai như Internet of Things, Big Data Analytics
và Cloud Computing có thể sẽ được áp dụng để nâng cao phát triển Logistics TMĐT về
cấp độ hệ thống, hoạt động và cấp độ ra quyết định có thể theo thời gian thực và thông
minh trong thập kỷ tới.
Gần đây, nghiên cứu “The strategic analysis of logistics service sharing in an ecommerce platform” của nhóm tác giả người Trung Quốc Xuelian Qin, Zhixue Liu và
Lin Tian xuất bản vào tháng 4/2020, chỉ ra trong TMĐT, sự thành công của các nền tảng
trực tuyến kết hợp đã được ghi nhận rõ ràng, trong đó nền tảng này không chỉ hoạt động
như một nhà bán lẻ mà còn cung cấp các dịch vụ thị trường trực tuyến cho người bán.
Dịch vụ Logistics là một trong những hoạt động tốn kém nhất cho TMĐT nhưng lại
đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mua hàng trực tuyến.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Luận văn thạc sỹ kinh tế đối ngoại (2008, trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà
Nội) “Logistics trong ngoại thương tại” Việt Nam của tác giả Ngọc Hoài Nam đã cố
gắng nghiên cứu và phân tích định nghĩa về Logistics bằng cách tìm hiểu thực trạng
Logistics trong ngoại thương Việt Nam. Cơng trình nghiên cứu này đã đánh giá các điều
kiện phát triển và các yếu tố thúc đẩy logistics xây dựng và đưa ra các giải pháp mang
tính xây dựng nhằm giảm thiểu những bất cập và khó khăn của logistics trong xuất nhập
khẩu ở Việt Nam.
Cuốn sách “Quản lý Logistic” của tác giả Đỗ Ngọc Hiền, được xuất bản đầu tiên
vào năm 2016 (NXB: Đại học Quốc gia – TPHCM) đã cung cấp kiến thức một cách
tổng quan nhất về Logistics cũng như việc quản lý logistics. Sơ lược sự phát triển của
chuỗi cung ứng trong các công ty đã được trình bày, đồng thời cũng nhấn mạnh đến các
DN, tập đoàn hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực ogistics trên thế giới.



4

Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh của Nguyễn Văn Thịnh (2018), “ECommerce logistics in Viet Nam the reality and solutions”, (Đại học quốc gia Hà Nội)
cũng đã nêu ra những giải pháp cho vấn đề Logistics (khâu cung ứng, hậu cần) cho
TMĐT ở Việt Nam. Cơng trình nghiên cứu đã đánh giá được tổng quan tình trạng chung
của Logistics và Logistics trong TMĐT ở nước ta. Sau đó, đề ra nhữung giải pháp về
vấn đề chính sách, hạ tầng, cơng nghệ, ... về hoạt động Logistics để có thể thúc đẩy
TMĐT phát triển đồng hành.
Mới đây nhất, thông qua “Báo cáo Logistics Việt Nam 2020 Cắt giảm chi phí
Logistics”, Bộ cơng thương đã mang lại cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động Logistics
tại Việt Nam. Ấn phẩm này đã mang lại cái nhìn rõ nét nhất về tồn bộ tình hình kinh tế
của Việt Nam cũng như trên thế giới trong những năm gần đây, các vấn đề về cơ sở hạ
tầng Logistics, đánh giá tổng quan, nhận định chung về dịch vụ - hoạt động logistics ở
các DN, là cơ sở nêu lên những hướng hoạt động hỗ trợ Logistics.
Khoảng trống nghiên cứu
Những lý thuyết về Logistics được đề cập đến trong các cơng trình nghiên cứu
trên đều là những lý thuyết đã được công nhận chung trên thế giới, hoặc được quy chuẩn
các quốc gia/ tổ chức/ thể chế cụ thể. Những cơng trình trên cũng làm bật lên các vấn đề
then chốt như: nhân tố tác động tới hoạt động Logistics, tình trạng phát triển, những
định hướng và kiến nghị để giúp hoàn thiện phát triển, …
Tuy nhiên những nghiên cứu này đa số vẫn triển khai tìm hiểu dựa trên cở sở lý
luận ở góc độ Logistics truyền thống. Hơn nữa mỗi cơng trình thực hiện xốy vào từng
mơi trường, doanh nghiệp khác nhau. Trước tốc độ gia tăng mạnh mẽ như hiện tại của
TMĐT, rõ ràng đã mang đến cơ hội lớn, nhưng cũng tạo ra cho ngành Logistics một áp
lực phải có sự chuyển biến mới, thay đổi trước những xu thế mới hiện nay để có thể theo
kịp tốc độ cũng như phát triển thăng hoa hơn nữa trên đà vốn có của nó. Những nghiên
cứu trên chủ yếu tiếp cận về lĩnh vực Logistics, hoặc TMĐT ở góc độ riêng lẻ, rời rạc,
chưa thực sự trọng tâm xoáy sâu vào được vấn đề: cần phải phát triển hoạt động Logistics

như thế nào để hoàn thiện và phát triển vượt lên những thách thức và khó khăn mà
TMĐT đang đặt ra. Vậy nên, tại Việt Nam hiện nay rất cần có những cơng trình nghiên
cứu cụ thể về vấn đề này để có thể đưa ra cái nhìn mang tính cấp thiết, hữu ích, giúp nền
kinh tế nước nhà phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.
3. Mục đích nghiên cứu


5

Khóa luận với đề tài nghiên cứu này được thực hiện với các mục đích sau đây:
• Phân tích tổng quan lý thuyết về TMĐT, Logistics và thực tiễn hoạt động
Logistics của các doanh nghiệp hiện tại ở Việt Nam.
• Nắm bắt được những xu hướng chung về ứng dụng cơng nghệ hiện đại trong hoạt
động Logistics.
• Đề ra các hướng giải pháp để có thể phát triển hoạt động Logistic đáp ứng được
nhu cầu của TMĐT cho các DN tại Việt Nam và đưa ra những kiến nghị về phía
các Hiệp hội, nhà nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Nền tảng lý thuyết và thực trạng hoạt động Logistic và
thương mại điện tử ở Việt Nam
• Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 2017-2021
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận này được thực hiện dựa trên việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu
dưới đây:
• Thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp: Các số liệu có trong bài luận được thu thập
thơng qua nguồn dữ liệu internet, chắt lọc từ những nghiên cứu, sách báo, tạp chí
trong và ngồi nước về lĩnh vực Logistics và TMĐT. Thêm vào đó là các tài liệu
pháp luật, văn bản pháp lý, chính sách của Việt Nam liên quan đến việc quản lý
và quy định hoạt động Logistics.
• Phương pháp tổng hợp, phân tích logic: Từ nguồn dữ liệu đã thu thập được, bài

luận được hoàn thiện nhờ vào việc tiến hành đi vào tổng hợp lại những thông tin
liên quan, tiến hành đánh giá các nội dung một cách có hệ thống, bám sát vào
mục đích nghiên cứu của đề tài.
6. Kết cấu của đề tài
Bên cạnh các phần: lời mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục biểu đồ, sơ
đồ, hình vẽ, bảng, tài liệu tham khảo, thì nội dung của khóa luận được chia thành 3
chương chính như sau:
• Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động Logistic và TMĐT
• Chương 2: Thực trạng hoạt động Logistic đáp ứng yêu cầu của TMĐT tại Việt
Nam.


6

• Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động Logistic đáp ứng yêu cầu của TMĐT
tại Việt Nam.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
1.1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1.1 Khái niệm:
Theo nghĩa hẹp:
Theo tài liệu giảng dạy bộ môn Thương mại điện tử, Khoa hệ thống thông tin
quản lý, Học viện Ngân Hàng thì TMĐT được định nghĩa như sau: “Electronic
commerce – EC: Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thơng qua
các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và internet”.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lại có cách định nghĩa: "Thương mại điện tử bao

gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao
nhận cũng như những thông tin số hố thơng qua mạng Internet".
Cịn theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC), “Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành
thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”.
Có thể thấy các khái niệm trên giải thích TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc
mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và
các mạng viễn thông.
Theo nghĩa rộng:
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương
mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL):
“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát
sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay khơng có hợp đồng. Các quan
hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương
mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại
diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các cơng
trình; tư vấn; kỹ thuật cơng trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai
thác hoặc tơ nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh
doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt
hoặc đường bộ”.


8

Theo Liên Hiệp Quốc (UN): “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt
động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh tốn thơng qua các
phương tiện điện tử”.
Giáo trình: “Thương mại điện tử căn bản”, Bộ môn Thương Mại Quốc Tế, Đại
Học Kinh tế Quốc Dân đã phân tích TMĐT dưới các góc độ sau:

• Xem xét từ góc độ số hóa: TMĐT có thể thực hiện dưới nhiều hình thức phụ
thuộc vào mức độ số hóa của sản phẩm, dịch vụ.
• Xem xét từ góc độ các lĩnh vực kinh doanh: thương mại điện tử diễn ra ở hầu hết
các lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy các lĩnh vực đó phát triển đồng thời tạo nên
bản sắc mới của hoạt động kinh doanh trên phạm vi kinh tế thế giới.
• Từ góc độ kinh doanh viễn thông: thương mại điện tử là việc chuyển giao thông
tin sản phẩm hay dịch vụ hoặc thanh tốn thơng qua điện thoại, mạng máy tính
hoặc bất kỳ phương tiện điện tử nào khác
• Từ góc độ q trình kinh doanh: thương mại điện tử là việc ứng dụng cơng nghệ
để tự động hóa các giao dịch kinh doanh và các dịng chuyển sản phẩm.
• Từ góc độ kinh doanh dịch vụ: thương mại điện tử là phương tiện để các doanh
nghiệp hay người tiêu dùng và nhà quản lý các giảm chi phí dịch vụ, trong khi
vẫn nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng tốc độ chuyển giao dịch vụ.
• Từ góc độ trợ giúp trực tuyến: thương mại điện tử cung cấp khả năng mua và bán
sản phẩm, thông tin trên internet và dịch vụ trực tuyến khác.
Như vậy dựa vào từ các hình thức tiếp cận trên, có thể hiểu TMĐT theo nghĩa
thơng thường nhất như sau: Thương mại điện tử, hay còn gọi là E- commerce (EC) được
là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thơng qua mạng máy tính tồn cầu, với cách
thức thanh tốn thơng qua chuyển tiền điện tử, hàng hóa được quản lý và vận chuyển
dựa trên hệ thống quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, giao dịch trực tuyến và trao đổi
dữ liệu điện tử.
1.1.2 Đặc điểm
Sự phát triển của TMĐT gắn liền với sự phát triển của ICT (Infornation
Commercial Technology). Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền với và có sự
tác động qua lại với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Cũng nhờ sự
phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà thương mại điện tử có cơ hội ra


9


đời và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại điện tử cung thúc đẩy và gợi
mở nhiều lĩnh vực của công nghệ thông tin như phần cứng và phần mềm chuyên dùng
cho các ứng dụng thương mại điện tử, thanh tốn điện tử
Về hình thức thực hiện: Phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông. Thương
mại điện tử cho phép chúng ta có sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, thơng tin và
tiền tệ thông qua mạng internet hoặc các phương tiện điện tử khác có kết nối mạng
• Phạm vi hoạt động: Thị trường tồn cầu.
• Về chủ thể tham gia: Có ít nhất ba chủ thể tham gia đó là người mua, người bán
và bên thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực.
• Thời gian thực hiện giao dịch: 24/7/365.
❖ Về bản chất:
Thương mại điện tử không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy. Tất cả các
văn bản đều có thể hiện bằng các dữ liệu tin học, các băng ghi âm, hay các phương tiện
điện tử khác. Đặc trưng này làm thay đổi căn bản văn hóa giao dịch, bởi lẽ độ tin cậy
khơng cịn phụ thuộc vào cam kết bằng giấy tờ mà bằng niềm tin lẫn nhau giữa các đối
tác. Giao dịch không dùng giấy cũng làm giảm đáng kể chi phí và nhân lực để chuyển
lưu trữ và tìm kiếm các văn bản khi cần thiết. Người sử dụng thơng tin có thể tìm kiếm
ngay trong ngân hàng dữ liệu của mình mà khơng cần người khác tham gia nên bảo vệ
được bí mật lý tưởng và cách thức thực hiện ý đồ kinh doanh. Giao dịch không dùng
giấy đòi hỏi kỹ thuật đảm bảo an ninh và an toàn dữ liệu một cách tuyệt đối.
Thương mại điện tử phụ thuộc cơng nghệ và trình độ cơng nghệ thông tin của
người sử dụng. Để phát triển thương mại điện tử cần phải xây dựng và không ngừng
nâng cao trình độ cơng nghệ thơng qua phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thương mại
điện tử, Như mạng máy tính và khả năng tiếp nối của mạng với các cơ sở dữ liệu thơng
tin tồn cầu. Cùng với cơ sở mạng, thương mại điện tử cần có đội ngũ nhân viên không
chỉ thành thạo về công nghệ mà cịn có kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh nói
chung cũng như thương mại điện tử nói riêng.
Thương mại điện tử phụ thuộc vào mức độ số hóa: Tùy thuộc vào mức độ số hóa
của nền kinh tế và khả năng hội nhập số hóa với nền kinh tế tồn cầu, mà thương mại
điện tử có thể đạt được các cấp độ từ thấp đến cao. Cấp độ thấp nhất là sử dụng thư điện

tử, đến internet để tìm kiếm thơng tin, đến đặt hàng trực tuyến và dịch vụ trực tuyến,


10

đến xây dựng các website cho hoạt động kinh doanh và cuối cùng là áp dụng các giải
pháp toàn diện về thương mại điện tử.
Thương mại điện tử có tốc độ nhanh: nhờ áp dụng kỹ thuật số nên tất cả các bước
của quá trình giao dịch đều được tiến hành thơng qua mạng máy tính, các dịch vụ phần
mềm ngày càng hoàn hảo tốc độ đường truyền nhanh cho phép rút ngắn thời gian soạn
thảo giao tiếp và ký kết các văn bản giao dịch điện tử. Tất cả những điều này đã làm cho
thương mại điện tử đạt tốc độ nhanh nhất trong các phương thức giao dịch, tạo nên tính
cách mạng trong Giao dịch thương mại.
❖ Về phân loại:
Bảng 1.1. Phân loại TMĐT bởi các đối tượng tham gia
CHÍNH PHỦ

DOANH

NGƯỜI TIÊU

G

NGHIỆP

DÙNG

B

C


CHÍNH PHỦ

G2G

G2B

G2C

G

ELVIS (VN-USA)

Hải quan điện tử

E-Government

DOANH

B2G

B2B

B2C

NGHIỆP

Đấu thầu công

Ecvn.gov.vn


Amazon.com

C2G

C2B

C2C

Priceline.com

E-bay

B
NGƯỜI TIÊU
DÙNG
C
Nguồn: Khoa hệ thống thông tin quản lý, Học Viện Ngân Hàng
Căn cứ vào các đối tượng tham gia, thương mại điện tử được phân loại thành
cách hình thức như sau:
• Business to Business (B2B)
Thương mại điện tử B2B về cơ bản có thể hiểu là thương mại điện tử giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa
các công ty. Trên thị trường thương mại điện tử hiện nay thì B2B chiếm tới 80% doanh
số thương mại điện tử trên toàn cầu, lớn hơn nhiều so với các mơ hình thương mại điện
tử khác.


11


Mơ hình thương mại điện tử B2B là một trong những mơ hình hỗ trợ rất nhiều
cho các doanh nghiệp Việt dựa trên các lợi ích mà nó mang lại. Theo dự đốn của các
chun gia kinh tế thì trong tương lai, thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển
nhanh hơn B2C là thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Một trong những mơ hình thương mại điện tử B2B kinh điển trên thế giới chính
là Alibaba.com của Trung Quốc
• Business to Consumer (B2C)
Đây là mơ hình thương mại điện tử phổ biến thứ 2, thương mại điện tử B2C được
hiểu là thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng
thu thập thơng tin, mua các hàng hóa hữu hình hoặc vơ hình và sử dụng nó, trở thành
người tiêu dùng cuối cùng.
Mơ hình thương mại điện tử B2C nổi tiếng trên thế giới hiện nay phải kể đến
Amazon.com với việc kinh doanh bán lẻ qua mạng các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa
nhạc, sản phẩm điện tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình.
Tại Việt Nam trong vài năm trước đây hình thức này khá ảm đạm, khơng có một
website thương mại điện tử nào thực sự tỏ ra mạnh mẽ nhưng trong vài năm trở lại đây
đã xuất hiện những doanh nghiệp đi đầu và đạt được tiếng vang lớn trong cộng đồng
người dùng trong nước. Cụ thể là 2 website lớn là tiki.vn và lazada.com.
• Business to Government (B2G)
B2G là hình thức thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ hay cịn
được hiểu là thương mại giữa cơng ty với khối hành chính cơng. Nó bao gồm việc sử
dụng internet cho mua bán cơng, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan đến
chính phủ.
Ở hình thức này, chính phủ hay khối hành chính cơng sẽ có vai trị dẫn đầu trong
việc thiết lập thương mại điện tử, giúp các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn. Các
chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng. Hiện
nay, tuy đã tồn tại và được xây dựng nhưng mơ hình thương mại điện tử này chưa thực
sự phát triển do hệ thống mua bán của chính phủ chưa hồn thiện.
• Business to Employees (B2E)
Mơ hình thương mại điện tử B2E là một hình thức thương mại điện tử sử dụng

mạng máy tính, cho phép doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới nhân viên trong


12

doanh nghiệp. Hình thức này thường khơng phổ biến và chỉ được thực hiện ở các doanh
nghiệp lớn.
Một số ví dụ về ứng dụng B2E như:
-

Chính sách quản lý bảo hiểm trực tuyến

-

Thông báo phổ biến doanh nghiệp

-

Cung ứng các yêu cầu trực tuyến

-

Báo cáo lợi ích dành cho nhân viên

• Consumer to Consumer (C2C)
Thương mại C2C là thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với nhau, cá nhân
có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Đến hiện
tại, đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất. Hình thái của
mơ hình này là các sàn thương mại điện tử hoạt động bằng hình thức bán đấu giá trực
tuyến, rao vặt trên mạng.

Hiện nay tại Việt Nam, Shopee.vn là ví dụ kinh điển cho mơ hình thương mại
điện tử này, bên cạnh đó cịn có: Chotot.vn, Sendo.vn.
• Consumer to Business (C2B)
Thương mại điện tử C2B là mô hình kinh doanh trong đó người tiêu dùng tạo ra
giá trị và doanh nghiệp sẽ tiêu thụ giá trị đó. Hay nói cách khác, thì đây là mơ hình
TMĐT trong đó mỗi cá nhân sử dụng Internet để bán sản phẩm hay dịch vụ cho tổ chức.
Một số ví dụ cho hình thức này như việc thu thập ý tưởng hữu ích từ người tiêu dùng,
người dùng cung cấp sản phẩm, vật liệu cho doanh nghiệp và doanh nghiệp trả tiền cho
người dùng.
C2B Được coi là một loại hình kinh doanh ngược, được ra đời dựa trên việc:
-

Internet kết nối nhiều nhóm người và ngày càng mở rộng một cách mạnh mẽ.

-

Công nghệ ngày càng phát triển và phục vụ cho nhiều nhu cầu trong cuộc sống.

• E-government (G2C)
Đây là mơ hình TMĐT trong đó các cá thể của chính phủ mua hoặc cung cấp
hàng hóa, dịch vụ, thơng tin cho doanh nghiệp hoặc từng người cơng dân
Ví dụ như: Tổ chức bầu cử của cơng dân, thăm dị dư luận, quản lý quy hoạch
xây dựng đô thị, tư vấn, khiếu nại, giám sát và thanh toán thuế, hoá đơn của các ngành
với người thuê bao, dịch vụ thông tin trực tiếp 24x7, phục vụ công cộng, môi trường
giáo dục.


13

• Government to Business (G2B)

Thương mại điện tử G2B là thương mại giữa chính phủ với doanh nghiệp, đây là
một trong 3 yếu tố chính của chính phủ điện tử. Các hình thức tương tác giữa chính phủ
với doanh nghiệp này thường khơng mang tính thương mại mà thường là việc cung cấp
các thơng tin về luật, quy chế, chính sách và các dịch vụ hành chính cơng trực tuyến cho
doanh nghiệp qua internet, ví dụ như: hải quan điện tử
• Government to Government (G2G)
G2G Là hình thức giao dịch trực tuyến khơng mang tính thương mại giữa các tổ
chức chính phủ khác nhau với nhau. Hình thức này thường được áp dụng tại các nước
đa chính phủ, ví dụ tiêu biểu là Anh.
1.1.3 Vai trị
• Đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, thương mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi để doanh
nghiệp có thể quảng bá hình ảnh về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách
hàng, đối tác. Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với các hình thức
thương mại truyền thống. Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường tồn cầu với
chi phí thấp hơn nhờ: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí quản lý hành chính, chi phí đăng ký
kinh doanh.
Lợi ích tiếp theo của thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp chính là tiết
kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho việc giao dịch giữa các bên. Các doanh nghiệp sẽ chẳng
cần phải tốn kém chi phí để thuê 1 cửa hàng hay chi phí để thuê nhân viên phục vụ hay
phải thuê kho bãi. Việc đầu chi phí cho website và bán hàng qua mạng, bạn sẽ chỉ cần
khoảng 10% số vốn so với việc thuê cửa hàng, nhân công, kho bãi để vận hành website
mỗi tháng.
Cải thiện hệ thống phân phối, giảm lượng hàng lưu kho, và độ trễ trong phân phối
hàng hóa, làm tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường nhờ sự phát triển của mạng
Internet toàn cầu. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, có thể cập nhật và cung cấp
thông tin về sản phảm, báo giá cho đối tượng khách hàng cực kỳ nhanh chóng, tạo điều
kiện mua hàng trực tiếp từ trên mạng. Từ đó, tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.
Có website thương mại điện tử, sẽ mở rộng được phạm vi kinh doanh đơn giản
hơn rất nhiều. Không phải là ở tỉnh thành, quốc gia mà thậm chí có thể ra toàn cầu nếu



14

bạn làm tốt công tác marketing. Với việc kinh doanh truyền thống mở cửa hàng thì đó
là điều cực khó, chỉ có thương mại điện tử mới làm được. Chi phí cũng khơng q cao
để có thể giới thiệu doanh nghiệp đến thị trường khác.
• Đối với người tiêu dùng
Loại bỏ những trở ngại về không gian và thời gian: Khách hàng có thể tham gia
vào các sàn đấu giá trực tuyến, mua bán và tìm kiếm các hàng hóa, dịch vụ mà mình
đang quan tâm mọi lúc, mọi nơi.
Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Người mua hàng có thể tiếp cận cùng
một lúc nhiều nhà cung cấp. Khách hàng có cơ hội mua sản phẩm và dịch vụ trực tuyến
từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.
Khách hàng có thể mua được giá sản phẩm thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ
dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp,
nhà bán hàng một cách thuận tiện hơn từ đó tìm giá cả phù hợp.
Thơng tin trên sàn thương mại điện tử phong phú, thuận tiện và chất lượng cao
hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thơng tin nhanh chóng thơng qua các cơng cụ
tìm kiếm kèm theo hình ảnh và âm thanh chân thực hơn.
Khách hàng giờ đây có thể được hưởng nhiều lợi ích từ cộng đồng trực tuyến:
Mơi trường kinh doanh điện tử cho phép người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông
tin và kinh nghiệm hiệu quả, nhanh chóng.
• Đối với xã hội
Đối với xã hội thì thương mại điện tử sẽ tạo ra được một phương thức kinh doanh
và làm việc mới hiện đại, phù hợp hơn với xu thế thị trường đang phát triển mạnh trong
thời đại công nghệ 4.0. Đồng thời, nhờ vào hoạt động trực tuyến, thương mại điện tử tạo
ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch, ... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm,
tai nạn.
Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do

đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người. Dịch
vụ công cũng được cung cấp thuận tiện hơn: các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục,
các dịch vụ cơng của chính phủ, ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận
tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế, .... cũng là các ví dụ thành cơng
điển hình.


15

Bên cạnh đó, Thương mại điện tử cũng sẽ tạo ra được 1 sân chơi mới cho các
doanh nghiệp và yêu cầu họ phải nắm bắt, đổi mới phương thức kinh doanh, tạo cơ hội
để cạnh tranh cao hơn. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của
nền kinh tế nói chung.
1.2 TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
1.2.1 Khái niệm
Khi nói tới logistic, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay tới lĩnh vực kinh doanh –
thương mại, bởi đây là một hoạt động mũi nhọn của nền kinh tế. Thế nhưng trong thực
tế, thuật ngữ này đã có từ rất lâu đời, mà lý do xuất hiện ban đầu có thể làm nhiều người
khơng ngờ tới, đó là phục vụ chiến tranh. Bắt nguồn lịch sử ban đầu từ những cuộc chiến
cổ xưa của đế chế La Mã Và Hy Lạp, những binh lính khi ấy đẩm nhận nhiệm vụ cung
cấp và phân phát vũ khí, đạn dược, lương thực, … cho quân đội được phân chức danh
là: “Logistikas”.
Xuyên suốt lịch sử phát triển thế giới, đồng thời tùy thuộc vào từng mục đích
nghiên cứu, có rất nhiều khái niệm về logistic đã được đưa ra.
Cuốn “An integrated approach to logistics management” của Viện kỹ thuật công nghệ
Florida của Mỹ đã chỉ ra rằng: “Logistics là việc quản lý sự vận động và lưu giữ của
nguyên vật liệu vào trong doanh nghiệp, của hàng hóa trong lúc sản xuất tại doanh
nghiệp và hàng thành phẩm đi ra khỏi doanh nghiệp.”
Còn theo Hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply
Chain Management Professionals – CSCMP), thì khái niệm này được định nghĩa một

cách đầy đủ như sau: “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng, bao
gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát vận chuyển và dự trữ một cách có hiệu quả
hàng hóa, dịch vụ cũng như những thơng tin liên quan, từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ
để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. “Hoạt động logistics cơ bản bao gồm hoạt động
quản trị hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn
hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung – cầu, quản trị nhà
cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng
bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạt động sản xuất, đóng gói, hay dịch vụ khách hàng.
Quản trị logistic là chức năng tổng hợp, kết hợp và tối ưu hóa tất cả hoạt động logistics,


16

cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như: marketing, kinh
doanh, sản xuất, tài chính, cơng nghệ thơng tin”.
Ở Việt Nam, việc tìm một từ tiếng việt bao quát được hết ý nghĩa của thuật ngữ
“logistics” vẫn chưa được thống nhất. Phổ biến nhất hiện nay thì nó được dịch là “hậu
cần”, tuy nhiên cũng có rất nhiều tài liệu sử dụng cụm từ “tiếp vận”, hay “vận tải giao
nhận” hoặc “tổ chức cung ứng”, … Xét theo từng khía cạnh thì những thuật ngữ này
đều có góc độ hợp lý riêng, tuy vậy có ý kiến cho rằng cần giữ nguyên cụm từ “logistics”
này, như trong Luật thương mại Việt Nam – 2005 đã làm vậy. Điều 223 đã chỉ ra khái
niệm: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì ghi ký mã
hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng việt là: dịch
vụ lo – gi- stíc”.
Qua đó, chúng ta thấy logistics chính là hoạt động quản lý dịng lưu chuyển của
ngun vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân
phối tới tay người tiêu dùng. Với mục đích là giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát

sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ
sản xuất cũng như phân phối hàng hóa một cách kịp thời.


17

Sơ đồ 1.1 Q trình hoạt động Logistic

Dịng chu chuyển vận tải
Dịng thơng tin lưu thơng
Nguồn: Đỗ Ngọc Hiền - Quản lý Logistics (2018)
1.2.2 Phân loại
Để chi tiết hóa Luật thương mại, ngày 5/9/2007, Chính phủ cũng đã ban hành
Nghị định số 140/2007/ NĐ-CP v/v quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh
doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
này. Theo điều 4 Nghị định 140, dịch vụ logistics được phân loại như sau:
• Các dịch vụ logistics chủ yếu
• Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải
• Các dịch vụ logistics liên quan khác.
Cách phân loại này phù hợp với Biểu cam kết về dịch vụ vận tải của Việt Nam
với WTO, tuy nhiên chưa thể thực hiện được những loại hình dịch vụ Logistics mới,
hiện đại trong điều kiện hiện nay.
Nhìn lại lịch sử phát triển Logistic từ những năm 60 của thế kỷ 20 cho đến bây
giờ, Logistics đã phát triển dưới các hình thức: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL và 5PL. Trong đó:


×