Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Khóa luận ngoại thương Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.97 KB, 116 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu thông hàng
hóa luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 1000 năm trước, con
đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa
không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công
nghệ và triết lý. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ 14, 15 không chỉ đem lại sự phồn vinh
cho các cường quốc hàng hải mà còn là một tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư
bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của CNTT ngày nay mà đại
diện tiêu biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ
với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt
qua chỉ sau một cú nhấp chuột. Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở
thành một phần của quá trình toàn cầu hóa, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt của
đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội.
Trên quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy, những tác động quyết định thách
thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại.
Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của TMĐT (e-commerce), trong đó người mua và
người bán có thể liên lạc trực tiếp với nhau, không cần đến giấy tờ, càng không phải đối
mặt thực thể. Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng hóa, dịch vụ trong không gian
không có biên giới ấy mở ra khả năng giảm chi phí giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc
đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc của nền kinh tế thế giới.
Các chuyên gia đều cho rằng TMĐT sẽ là xu hướng mới cho sự phát triển nền kinh
tế toàn cầu. Bởi ngay từ khi xuất hiện, cùng với những tiện ích to lớn của mình, TMĐT đã
thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Những quốc gia đi tiên
phong trong phát triển TMĐT như Mỹ và một số nước Châu Âu đã gặt hái được những
thành công không nhỏ. Đơn cử như trường hợp của tập đoàn máy tính Dell Computer Corp,
kể từ khi chào bán các sản phẩm của mình qua www.Dell.com, hãng đã tạo được thế mạnh
trong cuộc cạnh tranh với Compaq, trở thành công ty cung cấp máy tính hàng đầu thế giới
vào năm 2000. Vào thời điểm đó, doanh thu của Dell đạt 50 triệu USD/ ngày (khoảng 18 tỷ
USD/ năm). Hiện nay doanh số kinh doanh qua mạng của Dell.com đạt vào khoảng 50 tỷ
USD/ năm đối với các sản phẩm liên quan đến máy tính, từ thiết bị chuyển mạch (switch)


1
đến máy in. Một ví dụ khác có thể dẫn ra ở đây là trường hợp của của Google. Những dịch
vụ mới mà Google tung ra tận dụng khả năng về công nghệ để tìm kiếm thư điện tử và file
trên máy tính đã vượt ra ngoài phạm vi tìm kiếm trên web, giúp Google thực hiện được sứ
mệnh tổ chức thông tin toàn cầu. Về mặt tài chính, Google đã chứng tỏ thành công với
doanh số 12,799.55 triệu USD trong năm 2008, tính riêng quý I/2009 là 5,508.99 triệu
USD. Những con số này đã đưa Google trở thành thương hiệu dẫn đầu thế giới hiện nay.
(Nguồn: Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan, “Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh
doanh”, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2009, tr.167).
Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển đã nhìn thấy ở TMĐT cơ hội phát
triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với thách thức trong hiện tại không dễ
vượt qua về công nghệ, tri thức,…trong khi vẫn còn đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi
vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu. Ưu tiên chính sách của các nước này, vì thế, là
làm cách nào bắt kịp với sự phát triển của TMĐT trên thế giới, đồng thời đối phó với
những nguy cơ đến từ quá trình đó.
Ở nước ta, mối quan tâm dành cho TMĐT cũng đang tăng lên hàng ngày. Quyết
định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt chiến lược phát triển
CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã khẳng định “CNTT-
TT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội
thông tin, rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước”. Đối với Việt Nam, cơ hội phát triển
không phải là điều không thể nhưng để hoà nhập vào nhịp phát triển chung của nền kinh tế
thế giới vẫn còn là một thách thức lớn.Cho nên, việc nghiên cứu, phát triển TMĐT đang
trở thành một vấn đề bức thiết đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói
riêng.
Có thế thấy rằng, TMĐT là một lĩnh vực khá mới mẻ.“Việc dự đoán tương lai phát
triển như thế nào cho chính xác thật khó khăn vì số liệu biến đổi rất mau chóng và khoa học
kỹ thuật mới không ngừng phát triển…Thế nhưng trước khi tiến vào vùng đất có nhiều điều
chưa biết này, tốt hơn chúng ta nên có trong tay một bản đồ, tuy không hoàn chỉnh, mà chỉ
là một mô hình thô thiển đơn giản, để dò dẫm từng bước và từng bước sửa đổi, tu chỉnh,
vẫn hơn là không có gì trong tay” (Alvin Toffler).

Với quan điểm này ( với những lý do cấp thiết trên), em xin chọn đề tài : “ Triển vọng
phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp phát
triển thương mại điện tử ở Việt Nam.” làm khóa luận của mình.
2
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TMĐT.
- Phân tích thực trạng và đánh giá triển vọng phát triển TMĐT ở các nước đang phát
triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển TMĐT ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là TMĐT ở các nước đang phát
triển và TMĐT ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, phân tích
xử lí và thống kê, so sánh dữ liệu, đồng thời kết hợp nghiên cứu lí luận và phân tích thực
tiễn, từ đó rút ra các đánh giá nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
5. Bố cục
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 3
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử.
Chương 2: Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và
thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Bài khóa luận tiếp thu một số các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, do
còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức, tài liệu nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế
nên chắc chắn khóa luận không tránh khỏi nhiều thiếu sót cần được chỉnh sửa, bổ sung. Do
đó, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài viết
được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Phạm Duy Hưng,
người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện cũng như hoàn thành bài khóa

luận tốt nghiệp này.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Giới thiệu chung về thương mại điện tử
1.1.1 Định nghĩa thương mại điện tử
TMĐT là một khái niệm tương đối rộng vì vậy mà nó có nhiều tên gọi khác nhau.
Hiện nay có một số tên gọi phổ biến như: thương mại trực tuyến (online trade), thương mại
không giấy tờ (paperless commerce) hoặc kinh doanh điện tử (e-business). Tuy nhiên, tên
gọi TMĐT được sử dụng nhiều nhất, được biết đến nhiều nhất và gần như được coi là quy
ước chung để gọi hình thức thương mại giao dịch qua mạng Internet. Hiện nay, định nghĩa
TMĐT được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về
TMĐT. Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa TMĐT được chia thành hai nhóm tuỳ
thuộc vào quan điểm:
TMĐT hiểu theo nghĩa hẹp:
Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán hàng hóa và dịch
vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là Internet. TMĐT
được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang web trên Internet
với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Cách hiểu này tương tự với một số các quan
điểm như:
- TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông
qua các phương tiện điện tử (Nguồn: Diễn đàn đối thoại thông tin xuyên Đại Tây Dương,
1997).
- TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá
trị thông qua các mạng viễn thông (Nguồn: EITO, 1997).
- TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính
làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyển sử dụng hàng hóa và
dịch vụ. (Nguồn: Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000).
Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, TMĐT thể hiện qua việc các DN sử dụng các
phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của DN mình. Các giao
dịch có thể giữa DN với DN (B2B) như mô hình của trang web www.Alibaba.com, giữa

4
DN với khách hàng cá nhân (B2C) như mô hình www.amazon.com, hoặc giữa các cá nhân
với nhau (C2C) trên www.eBay.com.
TMĐT hiểu theo nghĩa rộng:
Theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là giao dịch tài chính và thương mại
bằng phương tiện điện tử như: quảng cáo về DN và hàng hóa, dịch vụ, trao đổi dữ liệu
điện tử, ký hợp đồng, giao hàng hóa (hữu hình, vô hình), thanh toán bằng chuyển tiền điện
tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng. Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái
niệm về TMĐT theo nghĩa rộng, trong đó có một số khái niệm điển hình như sau:
- Theo Uỷ ban châu Âu (EC), 1998, TMĐT được hiểu là “việc thực hiện hoạt động
kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử
dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh. TMĐT bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa
hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình)”. Theo định nghĩa này, TMĐT
gồm nhiều hành vi: hoạt động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật
số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá
thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp
với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng, đối với thương mại hàng hoá (như hàng
tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông
tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo
dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo). Như vậy, "thương mại" trong TMĐT không
chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ theo cách hiểu thông thường, mà bao quát một phạm
vi rộng lớn hơn nhiều. Ước tính đến nay, TMĐT có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong
đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng. (Nguồn:
/>- Theo OECD, 1997, “TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ
chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đã được số hóa thông qua các
mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL).
Trong đó, hàng hóa và các dịch vụ được đặt hàng qua mạng như thanh toán và phân phối
thì có thể thực hiện ngay trên mạng hoặc không”. Như vậy, TMĐT cũng được hiểu là hoạt
động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử hàng hóa, dịch vụ, giao hàng trực tiếp
trên mạng với các nội dung được số hóa, chuyển tiền điện tử - EFT (Electronic Fund

5
Transfer); mua bán cổ phiếu điện tử - EST (Electronic Share Trading); vận đơn điện tử - E
B/L (Electronic Bill of Lading); đấu giá thương mại – Commercial auction; hợp tác thiết kế
và sản xuất, tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến; marketing trực tiếp,
dịch vụ khách hàng sau khi bán…Theo cách hiểu này, có thể thấy phạm vi hoạt động của
TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua
bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực rất nhỏ trong TMĐT.
- Theo Luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
(UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce), 1996, Thuật ngữ “thương mại”
(commerce) cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi
quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính
thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch
nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc
đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các
công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm;
thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp
hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không,
đường sắt hoặc đường bộ. Với quan điểm này, Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa về
TMĐT theo chiều ngang như sau : “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh
bao gồm: marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán”. Khái niệm này đã đề cập đến
toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, toàn bộ các hoạt
động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Khái niệm này
được viết tắt bởi 4 chữ MSDP. Trong đó:
M –Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua Internet).
S – Sales (có trang web có chức năng hỗ trợ giao dịch, ký kết hợp đồng).
D – Distribution (phân phối sản phẩm số hóa trên mạng).
P – Payment (thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng).
Như vậy, đối với DN, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các
hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được coi
là tham gia TMĐT.

6
Ở VN, chúng ta hiểu “TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động
thương mại sử dụng thông điệp dữ liệu” (khoản 1, điều 3, Nghị định về hoạt động TMĐT
của Bộ Thương Mại). Trong đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi,
được nhận và được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử”(khoản 12 điều 4, Luật giao dịch
điện tử VN 2005) và “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ
điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ
tương tự” (khoản 10 điều 4 Luật giao dịch điện tử VN 2005). Như vậy, về bản chất TMĐT
là hoạt động thương mại, nó chỉ khác duy nhất đối với thương mại truyền thống là nó sử
dụng các phương tiện điện tử vào trong hoạt động thương mại.
Tóm lại, mặc dù trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về TMĐT nhưng nhìn
chung, đều thống nhất ở quan điểm cho rằng: TMĐT là việc sử dụng các phương tiện điện
tử để làm thương mại. Nói chính xác hơn: TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các phương tiện điện tử mà nói chung ta không cần phải in ra giấy trong bất cứ
công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Các phương tiện điện tử nói đến ở đây
chính là các phương tiện kỹ thuật được sử dụng với mục đích tạo thuận tiện, hỗ trợ cho các
hoạt động trong TMĐT, bao gồm: điện thoại, máy điện báo (telex) và máy fax, truyền hình,
thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử, mạng nội bộ và mạng liên nội bộ, Internet và web. Và
khái niệm thông tin không chỉ là tin tức đơn thuần mà được hiểu là bất cứ thứ gì có thể
truyền tải được bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm: thư từ, các file văn bản (text based file),
các cơ sở dữ liệu (database), các bảng tính (spreadsheet); các hình đồ họa (Graphical
image), quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh đồng (video image,
avartars), âm thanh,…
1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử
Thực tế là TMĐT đang diễn ra trong tất cả các ngành nghề, không chỉ trong giao
dịch thương mại mà còn trong cả các ngành vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, trong cả lĩnh vực
đầu tư. Những ngành đó về cơ bản là khác nhau song xét về bản chất, một khi các ngành
này đã tham gia vào TMĐT thì đều có đặc điểm chung ở chỗ: Các hoạt động thể hiện sự
tham gia vào TMĐT đều được tiến hành trên các mạng và thông qua các phương tiện điện
tử (truyền dữ liệu, ký kết hợp đồng qua mạng, khai thông tin,…); Để tham gia vào TMĐT

đều cần có thiết bị phần cứng, phần mềm và kết nối mạng; Các hoạt động giao dịch đều
dựa trên nền tảng truyền thống; không còn gặp trở ngại về rào cản địa lý. Mọi giao dịch (kể
7
cả thanh toán) đều diễn ra trên mạng ảo (mạng Internet), chỉ có hành động giao hàng là
không thực hiện trên mạng và phạm vi giao hàng luôn là phạm vi rộng lớn mang tầm khu
vực và thế giới chứ không còn bó hẹp trong một tỉnh hoặc một nước như kiểu truyền thống
nữa. Đặc biệt, tất cả các DN hoặc cá nhân khi tham gia TMĐT đều chịu phụ thuộc vào sự
phát triển của CNTT.
So với thương mại truyền thống, TMĐT có những đặc điểm riêng khác biệt như sau:
+ Về hình thức giao dịch: Nếu như trong thương mại truyền thống thì hình thức của
giao dịch là trực tiếp giữa các chủ thể tham gia giao dịch với nhau còn trong TMĐT, hình
thức của giao dịch là hoàn toàn gián tiếp. Điều này có nghĩa là các chủ thể không gặp gỡ
trực tiếp với nhau mà họ giao dịch với nhau thông qua các phương tiện điện tử. Một đại
diện của DN VN có thể giao dịch nhiều năm với một đại diện của DN nước ngoài thông
qua việc gọi điện thoại để thảo luận với nhau, thông qua fax để truyền cho nhau các nội
dung hợp đồng, thông qua Internet để đàm phán với nhau về hợp đồng sắp tới,… mà không
cần thiết phải gặp gỡ trực tiếp với nhau. Trên thực tế , có nhiều đối tác giao dịch với nhau
nhiều năm mà không biết mặt nhau.
+ Về vấn đề thị trường: Trong thương mại truyền thống, để tìm kiếm một thị trường
mới, các DN phải đến tận nơi, tham gia các hội chợ, triển lãm, các cuộc gặp gỡ trực tiếp.
Như vậy thị trường trong thương mại truyền thống bị giới hạn về mặt phạm vi, các DN
không thể và không có cơ hội đi tìm hiểu trực tiếp các thị trường trên toàn thế giới thông
qua việc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp. Còn đối với TMĐT thì thị trường là không biên giới.
Một DN có thể mở một website kinh doanh trên mạng và thông qua các phương tiện quảng
bá trên mạng có thể quảng bá DN mình ra thị trường toàn cầu mà không bị giới hạn về mặt
phạm vi. Một DN ở châu Mỹ, châu Âu hay ở châu Phi có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin
DN, sản phẩm của DN VN thông qua mạng Internet. Điều này thể hiện lợi thế vượt trội của
TMĐT so với hình thức thương mại truyền thống.
+ Về chủ thể tham gia: Trong thương mại truyền thống chúng ta thấy tham gia vào
hoạt động giao dịch chỉ có các chủ thể trực tiếp tham gia với nhau, đó là người mua và

người bán. Người mua hàng tìm đến người bán hàng, hai bên trao đổi , đàm phán trực tiếp
với nhau để tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh với nhau mà không cần có một chủ thể
nào khác tham gia cùng. Còn đối với TMĐT, bên cạnh chủ thể người mua, người bán thì
luôn luôn có một chủ thể thứ ba tham gia vào quá trình giao dịch của các bên đó là nhà
cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Một DN ở VN kết nối Internet của FPT để sử dụng thư điện tử
8

WISDO
KNOWLEDGE
ANALYTIC
INFORMATION
DATA
giao dịch với một DN ở Mỹ, khi đó nhà cung cấp dịch vụ ở đây là Công ty FPT đã cung
cấp dịch vụ Internet để DN VN có thể kết nối với DN ở Mỹ.
+ Về mạng lưới thông tin: Đối với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ
là phương tiện để trao đổi dữ liệu còn đối với TMĐT, mạng lưới thông tin chính là thị
trường. Với sự phát triển như vũ bão của các thành tựu về CNTT như ngày nay, đặc biệt là
Internet đã giúp cho các DN có thể xây dựng cho mình các “gian hàng ảo” trên mạng mà ở
đó, DN có thể cung cấp vô số các thông tin giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình để
cho các bạn hàng tìm kiếm. Sự phát triển này còn hình thành nên các trung tâm thương mại
ảo trên Internet với vai trò như một trung tâm thương mại thật, tại đó có rất nhiều các thông
tin giao dịch về DN, sản phẩm, dịch vụ nhằm gắn kết người mua và người bán với nhau.
Các mạng lưới thông tin này chính là thị trường cho các DN tìm kiếm bạn hàng và giao
dịch với nhau.
1.1.2.1 Hàng hóa trong thương mại điện tử
Nếu hiểu TMĐT là một loại hình thương mại có sự trợ giúp của CNTT đặc biệt là
mạng Internet thì ngoài các hàng hóa và dịch vụ vật thể trong các giao dịch truyền thống,
trong TMĐT còn có các hàng hóa đặc thù của mình đó là hàng hóa dịch vụ số (digital
goods and services). Hàng hóa và dịch vụ số là những hàng hóa và dịch vụ có thể phân phối
qua cơ sở hạ tầng thông tin nằm trong 5 mức độ hàng hóa khác nhau như sau:

Hình 1.1.2.1 Hàng hóa và dịch vụ số
Nguồn: Nguyễn Mạnh Tuân, Võ Văn Huy , “Bản chất và quan hệ giữa các phạm trù thông
tin trong hệ thống thông tin”, Tạp chí Phát triển KH&CNTT, Tập 10, Số 08 -2007, tr.21.
Trong đó, Data (dữ liệu) là những dữ liệu được tập hợp xử lý và tích lũy một số
lượng lớn về con người, địa điểm, các giao dịch, quan điểm hoặc sự kiện mà có thể phân
9
tích một cách dễ dàng. Khi nhiều giao dịch được thực hiện và cơ sở dữ liệu ngày càng
phong phú và nhiều thêm thì cần có một tiêu chí có ý nghĩa để phân chia, phân loại các dữ
liệu này. Các dữ liệu bao gồm các số liệu thống kê, các thông tin, các loại phần mềm. Ví dụ
như dữ liệu về giá, số lượng, ngày thực hiện của một giao dịch đơn lẻ nào đó hay một bài
hát, một bài báo đơn lẻ cũng có thể trở thành một thứ hàng hóa trong giao dịch TMĐT:
Mặt
hàng
Số
lượng
(tấn)
Giá
(USD/tấn)
Số đăng

Mã số
người mua
Mã thẻ thanh
toán Club Card
Cà phê 8.870 1.128,31 001 213 1209
Việc tập hợp, tích lũy các dữ liệu thành các nội dung có ý nghĩa đem lại cho chúng
ta Information (thông tin). Ví dụ như một bảng tập hợp các dữ liệu về nhiều mặt hàng
trong một giao dịch nào đó. Tương tự như vậy, một nhóm các bài hát, âm thanh, hình ảnh
cũng có thể trở thành hàng hóa.
Mặt hàng

Số lượng
(tấn)
Giá
(USD/tấn)
Trị giá
(USD)
Cà phê 8.870 1.128,31 10.008.127
Hạt tiêu 2.095 3795,17 7.929.946
Cao su 2.363 359,47 849.425
Lạc nhân 700 527,70 369.388
Trong lúc kết hợp các dữ liệu và làm cho các dữ liệu trở thành thông tin thực sự có ý
nghĩa thì việc phân chia hoặc kết hợp các thông tin lại chính là làm tăng thêm giá trị của
thông tin đó. Ví dụ như: Xử lý số liệu trên mạng có thể đem lại cho người sử dụng khả
năng phân tích thông tin và thẩm định các mối quan hệ, các xu hướng và quy tắc, nhất là
khi phân tích tổng hợp thông tin theo từng giai đoạn. Khi đó, thông tin đã phát triển lên
thành Analytic (thông tin được phân tích). Ví dụ: các chứng từ, văn bản, sách,…
Mặt hàng
Kỳ 1 Kỳ 2 So sánh
SL (tấn)
Giá trị
(USD)
SL (tấn)
Giá trị
(USD)
± SL
(tấn)
± Giá trị
(USD)
Cà phê 8.870 10.008.127 46.700 29.775.000 37.830 19.766.873
Hạt tiêu 2.095 7.929.946 4.581 20.362.690 2.486 12.432.744

Cao su 2.363 849.425 5.800 3.424.690 3.437 2.575.265
10
Lạc nhân 700 369.388 3.229 1.747.632 2.529 1.378.244
Tiếp tục nâng cao mức độ tập hợp và phân tích thông tin, dữ liệu, hàng hóa trong
TMĐT có thể đạt đến mức Knowledge (kiến thức, quan niệm). Đó là những hàng hóa trọn
gói, đầy đủ như bộ phần mềm, bộ vi xử lý, các dịch vụ trực tuyến trọn gói mà khi nhắc đến
người mua và người bán đã hình thành quan niệm về sản phẩm. Ví dụ: Với dịch vụ tư vấn
trực tuyến, khi tiến hành giao dịch, cả người mua và người bán đều hiểu rằng người mua
cần được tư vấn hiệu quả và người bán cần phải có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong
lĩnh vực cần tư vấn. Lúc này, vấn đề thương hiệu cần được đặt ra và hàng hóa có mức giá
trị cao nhất trong TMĐT chính thức ở Wisdom (tri thức), hàng hóa loại này chủ yếu là
hàng hóa trong ngành tài chính, kế toán, chứng khoán, bảo hiểm có liên quan đến việc
chuyển tải thông tin, cơ sở dữ liệu.
1.1.2.2 Đối tượng tham gia thương mại điện tử
Trong các hình thức thương mại truyền thống, các đối tượng tham gia bao gồm các
cá nhân, DN, tập đoàn, Chính phủ,…Với TMĐT cũng vậy, tuy nhiên, khác với các đối
tượng trong thương mại truyền thống, đó là các đối tượng đều nhận thức được vai trò của
Internet và phương tiện kỹ thuật trong TMĐT.
+ Doanh nghiệp :
Đầu tiên phải nói đến các DN, DN ở đây bao gồm cả công ty, tổ chức có tư cách
pháp nhân, họ chính là đối tượng tham gia quan trọng nhất của TMĐT bởi vì DN mới có
nhu cầu bán hàng hóa dịch vụ và tìm kiếm thông tin với quy mô lớn hơn và thường xuyên
hơn là các giao dịch cá nhân nhỏ lẻ, mang tính tự phát và nhất thời. Khác với người tiêu
dùng khi tham gia giao dịch là để phục vụ nhu cầu cá nhân thì DN lại tham gia giao dịch để
phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, họ luôn cần phải quảng cáo cũng như bán các sản
phẩm hoặc dịch vụ của mình tới người tiêu dùng và đối tác. Sự tiến bộ của CNTT đã mang
lại cho các DN thêm nhiều cơ hội để quảng bá chính mình qua website cá nhân, qua “chợ
ảo”, qua các trang web khác.
+ Chính phủ:
TMĐT muốn phát triển được thì nó phải được sự chấp thuận, sự hậu thuẫn của một

hệ thống quản lý và công nghệ toàn cầu. Vì vậy, chính phủ có vai trò dỡ bỏ các rào cản về
11
công nghệ và pháp lý để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển. Chính phủ ở đây phải bao
gồm cả các cơ quan thuộc Chính phủ.
Về mặt công nghệ, Internet là cơ sở của TMĐT nên chính nhờ có sự phát triển của
CNTT mà TMĐT ra đời. TMĐT có phát triển được hay không phụ thuộc phần lớn vào sự
tiến bộ của CNTT. Chính phủ tham gia vào TMĐT vừa với tư cách trung gian (tạo nền tảng
cơ sở hạ tầng CNTT), vừa với tư cách trực tiếp (tham gia giao dịch G2B, G2G, G2C được
đề cập ở phần sau).
+ Người tiêu dùng:
Mục đích cuối cùng của các DN là bán được các sản phẩm dịch vụ của mình đến tay
người tiêu dùng để thu lợi nhuận. Người tiêu dùng chính là động cơ cốt lõi thúc đẩy TMĐT
phát triển. Người tiêu dùng góp phần quy định xem ngành nghề, tổ chức nào, nên đi sâu sử
dụng TMĐT và ngành nào không.
1.1.2.3 Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử
Có nhiều tiêu chí để phân loại các hình thức giao dịch của TMĐT, nhưng phương
thức phổ biến là phân loại dựa vào các chủ thể tham gia TMĐT. Dựa vào phương thức này,
người ta chia TMĐT theo các loại sau:
Người tiêu dùng
C2C (Consumer to Comsumer): Người tiêu dùng với người tiêu dùng.
C2B (Consumer to Business): Người tiêu dùng với doanh nghiệp.
C2G (Consumer to Government): Người tiêu dùng với Chính phủ.
Doanh nghiệp
B2C (Business to Consumer): Doanh nghiệp với người tiêu dùng.
B2B (Business to Business): Doanh nghiệp với doanh nghiệp.
B2G (Business to Government): Doanh nghiệp với Chính phủ.
B2E (Business to Employee): Doanh nghiệp với người lao động.
Chính phủ
G2C (Government to Consumer): Chính phủ với người tiêu dùng.
G2B (Government to Business): Chính phủ với doanh nghiệp.

G2G (Government to Government): Chính phủ với Chính phủ.
12
Tuy nhiên trong phạm vi khóa luận này chỉ xin đề cập đến hai loại hình giao dịch
phổ biến và có vai trò quan trọng với các DN. Đó là giao dịch giữa DN với người tiêu dùng
(B2C) và giao dịch gữa các DN với nhau (B2B).
* Giao dịch giữa DN với người tiêu dùng (B2C).
Trong hình thức giao dịch này các DN sử dụng mạng Internet để nhận hàng trực tiếp
từ phía người tiêu dùng. Song song với việc nhận hàng là cung cấp các giải pháp thanh
toán, hóa đơn, chứng từ qua mạng thông tin Internet.
Thuật ngữ TMĐT bao gồm tất cả các giao dịch trực tuyến, còn B2C chỉ bao gồm các
giao dịch giữa DN với khách hàng và áp dụng cho bất kỳ DN hoặc tổ chức nào bán các sản
phẩm của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Khi nói tới
B2C, người ta hay nhắc tới www.amazon.com, một công ty bán sách trực tuyến, mở trang
web vào năm 1995 và nhanh chóng trở thành nhà bán lẻ có danh tiếng trên toàn thế giới.
Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm nay, lợi nhuận của Amazon đã tăng tới 24%, đạt 177
triệu USD so với 143 triệu USD cùng kỳ năm trước. Doanh số của hãng cũng tăng trưởng
18% đạt 4,89 tỷ USD, vượt qua kỳ vọng 4,76 tỷ của các nhà phân tích phố Wall. Suy thoái
kinh tế kéo dài có thể khiến người tiêu dùng đồng loạt cắt giảm những chi tiêu không cần
thiết, còn đối với Amazon, kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm nay cho thấy công ty bán lẻ
trực tuyến lớn nhất thế giới gần như chưa hề trải qua suy thoái. (Nguồn:Thomas
Messenbourg, “Information technology Outlook – ICTs and the Informaiton Economy”,
International Journal of Electronic Commerce, tập 2, số 4/2010, tr.9).
Tuy nhiên, ngoài việc bán lẻ, giao dịch B2C đã phát triển gồm cả các dịch vụ ngân
hàng trực tuyến, dịch vụ du lịch trực tuyến, đấu giá trực truyến, thông tin về sức khỏe, bất
động sản,…Ngày nay, cùng với sự phát triển của Internet, người ta có thể mua sắm đủ loại
mặt hàng tiêu dùng, từ những mặt hàng bình dân như văn phòng phẩm đến những mặt hàng
có tính số hóa cao như chương trình phần mềm, âm nhạc,…
*Giao dịch giữa DN với DN (B2B).
Trong hình thức giao dịch này, các DN sử dụng phương tiện Internet để giao dịch
với nhau hoặc với nhà cung cấp. Mọi thủ tục như đặt hàng, thanh toán,…đến phân phối đều

có thể thực hiện trực tuyến. Điển hình là các sản phẩm dịch vụ phần mềm. Đây là mô hình
quan trọng, xuất hiện sớm nhất và có giá trị giao dịch lớn (chiếm tới 80% doanh số TMĐT
13
toàn cầu) (Nguồn: UNCTAD, E-commerce development Report 2008). Hiện nay, B2B
đang phát triển mạnh mẽ và ổn định, góp phần trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của
các quốc gia và các DN trên toàn thế giới. Đơn cử như trường hợp của hãng ô tô
Volkswagen. Tính đến năm 2008, Volkswagen tiến hành hơn 90% hoạt động mua sắm toàn
cầu thông qua sàn giao dịch www.groupsupplies.com, triển khai hơn 30 ứng dụng thực tiễn
bao gồm yêu cầu báo giá, thương lượng hợp đồng, mua sắm trực tuyến, quản lý đơn hàng,
thanh toán,…, số lượng đối tác sử dụng lên đến 14200 và tiến hành 1,2 triệu giao dịch với
tổng giá trị 320 triệu EUR ( 486 USD). Hiện tại, Volkswagen là nhà sản xuất ô tô hàng đầu
châu Âu (Nguồn: Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan, “Ứng dụng Marketing điện tử
trong kinh doanh”, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2009, tr.149).
1.1.3 Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho thương mại điện tử
Theo định nghĩa trên, các phương tiện kỹ thuật của TMĐT có thể chia làm 6 loại
gồm điện thoại, máy fax, truyền hình, hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử , mạng
nội bộ và mạng liên nội bộ, Internet và web.
+ Điện thoại là một phương tiện phổ thông để sử dụng và thường mở đầu cho các
cuộc giao dịch thương mại. Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh,
ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên ngày càng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, trên quan
điểm kinh doanh, công cụ điện thoại chỉ chuyển tải được âm thanh, mọi giao dịch cuối
cùng vẫn phải thực hiện trên giấy tờ. Ngoài ra, chi phí giao dịch điện thoại rất cao, đặc biệt
là với giao dịch đường dài.
+ Máy fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Nhưng
máy fax không thể truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều và chi phí
sử dụng còn cao.
+ Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong thương mại, nhất là trong quảng cáo
hàng hóa, ngày càng có nhiều người mua hàng nhờ xem quảng cáo và đã có một số dịch vụ
được cung cấp qua truyền hình. Song truyền hình chỉ là công cụ viễn thông “một chiều”,
qua truyền hình khách hàng không thể có được các chào hàng, không thể đàm phán với

người bán hay người cung cấp về các điều khoản, thủ tục mua bán cụ thể. Nhưng khi máy
thu hình cùng tham gia kết nối với máy tính điện tử thì công dụng của nó càng được mở
rộng hơn.
14
+ Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử là công cụ không thể thiếu trong TMĐT.
Thông qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử mà bản chất là các
phương tiện tự động chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, thanh toán điện tử sử
dụng rộng rãi hình thức rút tiền tự động, thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ thông minh, thẻ từ,

+ Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ: Theo nghĩa rộng, mạng nội bộ là toàn bộ
thông tin và các hình thức liên lạc giữa các máy tính điện tử trong một cơ quan, xí nghiệp,
công ty. Theo nghĩa hẹp, đó là mạng kết nối nhiều máy tính ở gần nhau – gọi là mạng nội
bộ (LAN), hoặc nối kết máy tính trong một khu vực rộng lớn hơn – gọi là mạng diện rộng
(WAN). Hai hay nhiều mạng nội bộ liên kết với nhau tạo thành liên mạng nội bộ - có thể
gọi là “mạng ngoại bộ” (EXTRANET).
+ Internet và web: Khi nói đến Internet là nói tới một phương tiện liên kết các
mạng với nhau trên phạm vi toàn cầu trên cơ sở giao thức chuẩn quốc tế TCP/IP. Công
nghệ Internet chỉ thực sự trở thành công cụ đắc lực khi áp dụng thêm giao thức chuẩn quốc
tế “giao thức chuẩn siêu văn bản”.
Internet và web đã tạo ra bước phát triển mới của ngành truyền thông, chuyển từ thế
giới “một mạng, một dịch vụ” sang thế giới “một mạng, nhiều dịch vụ” và đã trở thành
công cụ quan trọng nhất của TMĐT. Có thể thấy, mặc dù TMĐT đã tồn tại trước khi
Internet ra đời nhưng sự xuất hiện của Internet và web là một bước ngoặt bởi lẽ thương mại
đang trong tiến trình toàn cầu hóa và hiệu quả hóa. Hai xu hướng đó đòi hỏi phải áp dụng
Internet và web như các phương tiện đã được quốc tế hóa cao độ và có hiệu quả sử dụng
cao. Chính bước ngoặt này đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Trên thực tế, người
ta đã và đang nghiên cứu kết hợp các phương tiện thương mại truyền thống với Internet.
Bài khóa luận vì vậy tập trung vào TMĐT sử dụng Internet như một công cụ chủ yếu.
1.1.4 Các ứng dụng nổi bật của tmdt
Nếu như trong DN truyền thống, địa bàn kinh doanh của các DN chính là cửa hàng,

công ty, đại lý,…thì với các hình thức giao dịch TMĐT, địa bàn giao dịch chính là các
trang web. Trang web ở đây có thể là trang web riêng của DN, của một tổ chức, của một
nhóm, cũng có thể là “chợ ảo”. Chính vì vậy, hầu hết các ứng dụng của TMĐT đều được
thể hiện qua cách sử dụng website.
15
+ Giới thiệu công ty và lĩnh vực kinh doanh: Hiện nay, ở VN, khoảng 50-80% các
DN xây dựng trang web riêng với mục đích này. (Nguồn: Bộ Công Thương, Báo cáo
TMĐT Việt Nam năm 2008). Ưu điểm của nó là đơn giản, cấu trúc tĩnh, thông tin mang
tính khái quát và rất ít khi phải cập nhật. Chi phí thiết kế và duy trì thấp. Ở mức độ cao hơn
thì các DN có thể sử dụng website để trưng bày catalogue sản phẩm, được cập nhật tự động
theo cơ sở dữ liệu về sản phẩm. Để phát huy tối đa hiệu quả của hình thức web này, DN
cần có một số kiến thức và kỹ năng nhất định về CNTT (VD: www.netshop.com.vn).
+ Thư tín điện tử (email) là phương thức trong đó các đối tác sử dụng hòm thư điện
tử để gửi cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng.
Bên cạnh thư tín, DN và khách hàng có thể tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử (EDI),
là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng
phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin
(định nghĩa của Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế UNCITRAL, 1996). EDI
ngày càng được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho mua bán,
phân phối hàng và các dịch vụ khác.
+ Đặt hàng trực tuyến: Đây là hình thức sử dụng website theo đúng nghĩa TMĐT.
Loại hình giao dịch qua website trên mạng này bước đầu tạo điều kiện để DN và khách
hàng tương tác với nhau trong môi trường trực tuyến. Khách hàng muốn đặt hàng thì phải
điền vào một mẫu đơn đặt hàng có sẵn và có gửi đi. Những phần còn lại của giao dịch, từ
khâu xác thực đơn hàng đến ký hợp đồng thanh toán có thể thực hiện bên ngoài website.
+ Ký hợp đồng: Đây là hình thức sử dụng hợp đồng dạng bản mềm điện tử, theo đó
các bên tham gia ký kết phải đảm bảo các quy định của nhà nước về tính pháp lý của hợp
đồng đó. Khi hai hợp đồng đã đảm bảo tính hợp pháp của nó theo quy định chung thì chữ
ký (dưới dạng mặc định trên văn bản điện tử) được coi là chữ ký điện tử.
+ Cung cấp hàng hóa: Hàng hóa ở đây chính là những hàng hóa được số hóa, hàng

hóa vô hình hoặc dịch vụ như phần mềm quản lý, các website, nhạc, phim, sách điện tử,
dịch vụ tư vấn, dịch vụ chứng thực, dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ đặt chỗ,…Nhưng
cũng bao gồm cả bán lẻ hàng hóa hữu hình tận dụng tính năng đa phương tiện của môi
trường web, người bán hàng xây dựng trên mạng Internet các “cửa hàng ảo” để bán hàng.
16
Người mua có thể mua hàng thông qua các trang web của cửa hàng và trả tiền bằng thanh
toán điện tử. Khách hàng có thể mua hàng tại nhà mà không phải đích thân đến cửa hàng.
+ Thanh toán điện tử (e-payment): là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện
tử thay cho việc giao tiền mặt, trả lương bằng cách chuyển trực tiếp vào tài khoản, dùng thẻ
thanh toán mua hàng. Ngày nay, thanh toán điện tử đã chuyển sang nhiều lĩnh vực mới như
trao đổi dữ liệu tài chính, tiền mặt Internet, ví điện tử, thẻ thông minh, giao dịch ngân hàng
số hóa và giao dịch chứng khoán số hóa.
1.2 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
1.2.1 Lợi ích của thương mại điện tử
Trong thương mại quốc tế hiện nay, TMĐT ngày càng đóng vai trò quan trọng vì đó
là phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, cung cấp thông tin cập nhật nhất, tận
dụng được tối đa các nguồn lực và đem lại sự tiện dụng nhất cho các bên tham gia. Việc
gắn kết CNTT với công việc kinh doanh TMĐT khiến cho TMĐT phát huy được lợi ích vô
cùng to lớn của nó, giúp người tham gia TMĐT nhanh chóng tiếp cận được những thông tin
phong phú về thị trường, đối tác, đối tượng, giảm chi phí trong kinh doanh, rút ngắn chu kỳ
sản xuât và trên quan điểm chiến lược giúp cho một nước sớm chuyển sang nền kinh tế số
hóa như một xu hướng tất yếu không thể đảo ngược và bằng cách phát huy tối đa lợi ích
của TMĐT, các nước đang phát triển có thể tạo một bước tiến nhảy vọt.
1.2.1.1 Lợi ích của thương mại điện tử đối với các tổ chức doanh nghiệp
+ Mở rộng thị trường:
Với Internet, DN có thể kinh doanh hỗn hợp các loại mặt hàng khác nhau. Không
giống như hình thức bán hàng truyền thống, rất khó để dựng nên một cửa hàng tạp hóa với
rất nhiều loại hình sản phẩm khác nhau. Điều đó đòi hỏi một số vốn lớn và đáng kể cả về
sức người và sức của. Những yếu tố đó sẽ khiến giá sản phẩm tăng lên. Nhưng điều đó lại
không hề xảy ra với một cửa hàng ảo, một cửa hàng trên Internet. Ở đây, các hàng hóa

được bày biện không hề tốn diện tích về không gian, đơn giản đó chỉ là những hình ảnh
được sao chụp hoặc được mô tả trên trang web của cửa hàng. Như vậy, với một người bán,
nếu trước đây họ chỉ có thể chủ động trong cung cấp một lượng nhất định sản phẩm thì
nay, họ hoàn toàn có thể cung cấp lượng sản phẩm lớn hơn nhiều, cả về chủng loại và số
lượng. Như vậy, rõ ràng với ưu thế đa dạng hóa sản phẩm, TMĐT giúp các nhà cung cấp
17
dám mở thêm thị trường phục vụ, mở rộng thêm phạm vi khách hàng và đó chính là một
trong những ưu thế để thành công.
Ngoài ra, TMĐT còn tạo thị trường cho người bán và người mua gặp nhau trên
phạm vi toàn cầu. Một thực tế là có rất nhiều nhà cung cấp muốn bán hàng hóa và dịch vụ
của mình mà không tìm dược người mua, trong khi đó một số người có nhu cầu muốn mua
một hàng hóa nào đó hoặc sử dụng dịch vụ nào đó lại không biết chỗ mua hoặc không thể
mua vì trong khu vực của mình không bán. Ví dụ: Khi ấn phẩm Harry Potter 6 “Half blood
prince” ra đời, hàng triệu người ở nhiều quốc gia (không phải là Anh Quốc) đều mong
muốn mua ngay bản tiếng Anh, và để tiết kiệm thời gian chờ đợi, lựa chọn tốt nhất là mua
hàng trực tiếp trên mạng. Tiêu biểu là cửa hàng của . Có thể thấy,
qua hình thức bán hàng trực tuyến, www.amazon.com có thể phục vụ khách hàng không
chỉ trong một châu lục mà là trên toàn thế giới. Như vậy, TMĐT đã đem lại sự hiện diện
toàn cầu và đảm bảo tính thường xuyên cho người cung cấp và sự lựa chọn toàn cầu cho
người tiêu dùng. Nhà cung cấp nhỏ hay lớn đều có cơ hội được biết đến như nhau. TMĐT
ngày càng thể hiện dược tính ưu việt của mình bằng việc cho phép tiến hành các thương vụ
mọi lúc mọi nơi một cách thuận tiện. Thời gian giao dịch có thể lên tới 24h/ngày, cả bảy
ngày trong tuần. Thông qua mạng Internet, các giao dịch điện tử được tiến hành trên phạm
vi toàn cầu. Với lợi thế này, một công ty nhỏ cũng có cơ hội cạnh tranh như một công ty
xuyên quốc gia.
+ Giảm chi phí, tăng lợi nhuận:
Theo số liệu của Internet World Stats tại www.internetworldstats.com, 2008 cho
thấy: trong lĩnh vực ngân hàng, nếu một giao dịch tiến hành thủ công sẽ phải chi phí 1,75
USD, giao dịch qua điện thoại thì chi phí là 1,5 USD, dùng thẻ ATM chi phí đã giảm xuống
0,25 USD, nhưng nếu áp dụng TMĐT bằng việc thông qua Internet thì chi phí chỉ còn 0,5

cent. Số liệu của Văn phòng quốc gia Australia, 2008 cũng cho kết quả tương tự khi một
giao dịch ngân hàng đã giảm từ 3,5 đô la Australia (ASD) xuống còn 0,12 ASD nhờ
TMĐT. Ở cấp độ kinh doanh nhỏ, một của hàng bán đồ kim hoàn tại Mỹ sau khi đưa ra các
sản phẩm của mình trên trang web đã đưa doanh số tăng lên 3000% trong mùa kinh doanh
giáng sinh đầu tiên. Đó là lí do tại sao hình thức đưa hàng lên trang web ngày càng trở nên
18
phổ biến ở các siêu thị. (Nguồn: Nhật Bình, “CNTT và những tác động”, Tạp chí Những
vấn đề kinh tế thế giới số 12, năm 2008).
Nếu nghiên cứu một cách chi tiết ta sẽ thấy, việc áp dụng TMĐT không chỉ làm
giảm chi phí đơn thuần mà thực tế giảm rất nhiều chi phí khác. Cụ thể:
Giảm chi phí thuê cửa hàng
Cửa hàng trên Internet của DN được mở ngay tại nhà của khách hàng trước màn
hình máy tính mà không phải thuê cửa hàng cố định ở đâu. Chẳng hạn khi DN thiết lập
một trang web, khác với cơ sở kinh doanh thực, nó hiện hữu trên các máy tính nối mạng
Internet, khi người sử dụng truy cập vào địa chỉ trang web đó, người cung cấp và người
tiêu dùng gặp nhau trực tuyến chứ không cần phải trực tiếp. Nhờ đặc tính này mà ngay cả
các hộ gia đình cũng dễ dàng tham gia kinh doanh trên mạng Internet và cạnh tranh một
cách bình đẳng với những DN lớn. Hiện nay, đặc điểm này còn được thực hiện một cách
dễ dàng hơn nhờ những thiết bị mới như: điện thoại di động kết nối được Internet.
Giảm chi phí bán hàng và marketing:
Bằng phương tiện Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với nhiều
khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn trước kia. Catalogue điện tử trên web
phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhập so với catalogue dạng ấn phẩm bị hạn chế
về số lượng, không gian và thời gian. Ở VN, kể từ khi triển khai bán vé máy bay trực tuyến,
Jetstar Pacifc Airlines đã đạt được những kết quả đáng kể. Theo số liệu thống kê của Jestar
Pacific Airlines,2008, nếu doanh thu bán vé qua pacificairlines.com.vn trong năm 2007 đạt
800 tỷ đồng thì doanh thu 6 đến cuối năm 2008 đã đạt trên 1200 tỷ đồng, trong đó khách
hàng thanh toán trực tuyến qua Internet đạt khoảng 250 tỷ đồng. Kết quả này có được nhờ
việc giảm chi phí bán hàng thông qua Internet.
Thông thường lượng khách hàng tăng lên, lực lượng bán hàng cũng phải tăng lên

theo. Kèm theo nó là lương, bảo hiểm, và nhiều khoản chi phí khác. Với TMĐT thì những
khó khăn đó đã được tháo gỡ hoàn toàn. Một DN khi tiến hành kinh doanh trên mạng
Internet thì chỉ mất rất ít chi phí hoặc không mất thêm bất cứ chi phí nào khi số lượng
khách hàng tăng lên bởi chi phí mà họ bỏ ra không được đo bằng thời gian mạng hoạt động
(24h/ngày, 7 ngày/tuần). Mà cùng một lúc, một người bán hàng có thể giao dịch với nhiều
19
khách hàng nên hao phí là không đáng kể, nếu không tính các lí do chủ quan khác thì năng
lực bán hàng của DN sẽ chỉ bị giới hạn do tốc độ xử lý, chất lượng đường truyền mà thôi.
TMĐT ra đời đã tạo ra các kênh bán hàng mới. TMĐT tạo ra các kênh phân phối
hàng hóa mới cho các sản phẩm đang có mặt trên thị trường, các kênh tiếp thị này có thể
trực tiếp đưa hàng hóa tiếp cận người tiêu dùng mà không cần các khâu trung gian hay các
cấp bán hàng thấp dần như trước kia.
Giảm chi phí trong giao dịch:
Trong các DN, mỗi thương vụ hay mỗi giao dịch đều gây phát sinh chi phí, dần dần
số chi phí đó sẽ tăng lên theo tốc độ phát triển của DN, nhất là chi phí văn phòng, giấy tờ.
Ví dụ: giao dịch B2C, B2B,…thì việc đảm bảo dòng chảy thông tin được thông suốt và liên
tục là rất có ý nghĩa đối với mỗi DN. TMĐT qua Internet có thể giúp cho DN thực hiện một
cách nhanh chóng các hoạt động giao dịch với dung lượng không hạn chế và chi phí thấp
nhất. Cụ thể: thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax và
bằng khoảng 0,5‰ thời gian giao dịch qua bưu điện, chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng
khoảng 5% chi phí giao dịch qua fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh
toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10%, 20% chi phí thanh toán thông thường (Xem bảng
1.2.1.1).
Bảng 1.2.1.1: Tốc độ và chi phí truyền gửi
(Một bộ tài liệu 40 trang)
Đường truyền Thời gian Chi phí (USD)
New York đi Tokyo
Qua bưu điện 5 ngày 7,40
Chuyển phát nhanh 1 ngày 26,25
Qua máy fax 31 phút 28,23

Qua Internet 2 phút 0,1
New York đi Los Angeles
Qua bưu điện 2-3 ngày 3,00
Chuyển phát nhanh 1 ngày 15,50
Qua máy fax 31 phút 9,36
Qua Internet 2 phút 0,10
(Nguồn:Tuấn Trần, “Các dịch vụ cung cấp công nghệ đường truyền cho Internet”, Tạp chí Thế giới
vi tính số 12, năm 2008).
Trong các tiêu chí cắt giảm này, tiêu chí thời gian giảm rõ rệt hơn, vấn đề tốc độ làm
cho thông tin hàng hóa tiếp cận người tiêu thụ mà không phải qua trung gian có ý nghĩa
20
sống còn đối với hoạt động kinh doanh và cạnh tranh. Do đó, chu kỳ sản phẩm được rút
ngắn, nhanh chóng hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng.
Ngoài ra, quảng cáo qua Internet là hình thức quảng cáo kinh tế nhất. Thông qua
trang web, DN có thể tự giới thiệu về mình trên quy mô toàn cầu mà không cần thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng và phải trả chi phí dịch vụ rất cao.
+ Giảm lượng hàng tồn kho:
Hàng tồn kho của một công ty càng lớn thì chi phí vận hành của công ty đó càng
tăng và lợi nhuận vì vậy sẽ giảm xuống. Thậm chí có nhiều hàng tồn kho cũng không đảm
bảo việc có thể cải thiện dịch vụ khách hàng tốt hơn hay không. Giảm hàng tồn kho cũng
đồng nghĩa với việc năng suất được tận dụng hiệu quả hơn. Điều này lại giúp giảm sức ép
phải đầu tư bổ sung vào trang thiết bị sản xuất.
Việc trao đổi thông tin qua hệ thống mạng điện tử giữa các nhà máy, bộ phận
marketing và bộ phận thu mua đã giúp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa trong kho và
phòng kế hoạch sản xuất sẽ xác định được năng lực sản xuất và nguyên vật liệu của từng
nhà máy. Kho có vấn đề phát sinh, toàn bộ các bộ phận trong tổ chức ngay lập tức nắm rõ
và có những điều chỉnh phù hợp. Nếu như mức cầu trên thị trường bất ngờ tăng hoặc một
nhà máy không thể hoàn thành kế hoạch sản xuất thì tổ chức có thể kịp thời nhận biết được
tình hình và tăng cường hoạt động sản xuất tại một nhà máy khác. Chính vì vậy mà vấn đề
hàng tồn kho của các công ty, các DN luôn được giải quyết tốt, giúp các công ty và tổ chức

của mình tiết kiệm được rất nhiều trong một năm sản xuất kinh doanh.
+Hỗ trợ công tác quản lý:
Có thể khẳng định ngay rằng giảm được chi phí cung cấp và chi phí tồn kho nghĩa là
đã biểu hiện của hiệu quả quản lý đối với chi phí cung cấp và hàng tồn kho. Tuy nhiên, với
công tác quản lý thì bấy nhiêu chưa đủ mà còn phải:
Quản lý phân bổ: Công nghệ điện tử đáp ứng được yêu cầu truyền tải, đưa các văn
kiện giao hàng như các vận đơn, các hợp đồng mua bán, thông báo trước khi giao hàng, các
khiếu nại thương mại và cung cấp khả năng quản lý nguồn lực tốt bằng việc sử dụng các
phần mềm, các hệ thống kiểm soát theo quy trình, theo đó, các số liệu được cập nhật
thường xuyên và liên tục, đặc biệt là các số liệu này được tập hợp từ nhiều nguồn khác
nhau, từ nhiều địa điểm phân bổ sản phẩm khắp nơi trên thế giới.
21
Quản lý các kênh thông tin: Các thông tin về kỹ thuật, sản phẩm, giá cả trước kia
được yêu cầu nhắc đi, nhắc lại qua nhiều cuộc đàm thoại và ghi chú lại mất nhiều giờ lao
động căng thẳng thì bây giờ việc tập hợp, lưu trữ thông tin không hề mất nhiều thời gian,
thậm chí việc bổ sung, xóa bớt hay xử lý các số liệu cũng trở nên vô cùng dễ dàng, khiến
cho việc lưu giữ và xử lý số liệu rất khoa học và nhanh chóng.
Quản lý thanh toán: Ứng dụng điện tử kết nối trực tiếp các công ty với các nhà
cung cấp, các nhà phân phối, do vậy thanh toán có thể gửi và nhận bằng hệ thống điện tử.
Thanh toán điện tử chính xác và giảm bớt được các nhầm lẫn sai sót mà nếu là con người
thì dễ mắc phải do vấn đề tâm lý tại thời điểm diễn ra thanh toán. Một đặc tính ưu việt của
TMĐT trong thanh toán là ở chỗ hiệu quả cao, tốc độ xử lý lớn, độ chính xác đáng tin cậy
và chi phí thấp.
+ Phù hợp mọi yêu cầu, nâng cao khả năng phục vụ và chăm sóc khách hàng thường xuyên:
Các tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng sản phẩm có thể được gửi trực tiếp cho
khách hàng qua Internet mà không cần in ấn, vận chuyển tốn kém cho khách hàng lại vừa
tốn kém cho công ty. Đó là một trong những lý do tại sao TMĐT lại có thể đáp ứng nhiều
loại yêu cầu đến thế.
Với cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên, DN có thể nắm được đặc điểm của
từng khách hàng, nhóm khách hàng, qua đó phân đoạn thị trường, hướng những chính sách

phù hợp riêng biệt cho từng nhóm khách hàng. Kể từ lần mua hàng thứ hai trở đi, DN
không cần khách hàng phải cung cấp chi tiết các thông tin về mình nữa mà có thể xác định
một cách nhanh chóng và xu hướng nhu cầu của khách hàng. Cung cấp sản phẩm hay dịch
vụ đúng với đòi hỏi của từng khách hàng sẽ là một ưu thế lớn trong việc duy trì các khách
hàng quen thuộc. Tuy nhiên, để tận dụng ưu thế này thì cấu trúc hoạt động của DN cần phải
chú trọng mối liên hệ giữ bộ phận lưu trữ, xử lý dữ liệu với các bộ phận khác, nhằm mục
đích thỏa mãn ngay cả một nhóm nhu cầu hay thậm chí là nhu cầu riêng biệt của từng
khách hàng.
Khi kinh doanh trên Internet, DN có thể hình thành các chuyên mục như giải đáp
thắc mắc, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, bảo quản,…Những chuyên mục này sẽ rất có
lợi cho DN, để giải quyết một cách tự động vấn đề này trên website mà không phải tốn chi
phí và đầu tư nhân lực lâu dài. DN có thể cập nhật những tin tức về khách hàng thường
22
xuyên và làm dài thêm danh sách khách hàng tiềm năng thông qua các trang miền điện tử.
Thậm chí DN có thể theo sát sự biến động của khách hàng, mà ở quy mô lớn hơn là sự biến
động của thị trường thay vì chờ đợi vận chuyển các tài liệu, các hồ sơ kinh doanh qua bưu
điện như trước kia, trong một thời gian ngắn (khoảng 2 phút). Ngoài ra, DN có thể gửi đến
đối tác, khách hàng những gì họ muốn và nhận thông tin phản hồi nhanh không kém. Điều
đó giúp cho việc quảng cáo hệ thống của DN với khách hàng, đối tác để họ có mối quan hệ
gắn bó hơn, hiểu biết sâu sắc hơn về nhau. Các mối quan hệ đó giúp ích rất nhiều cho DN
trong việc nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định cũng như chiến lược kinh doanh
của mình.
1.2.1.2 Lợi ích vuat thương mại điện tử đối với người tiêu dùng
Khi TMĐT phát triển, việc mua bán giao dịch dường như không còn trở ngại nào
đáng kể thì người được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là người tiêu dùng – đối tượng, động cơ
phát triển của xã hội.
+ Mua sắm mọi nơi mọi lúc:
Như đã đề cập ở trên, ngày nay, trong thời đại thông tin, khái niệm “shopping qua
mạng”, “siêu thị điện tử”, “mua hàng trực tuyến” đang trở nên ngày càng có tính xã hội hóa
cao, số người tiếp cận với Internet, với mạng ngày càng tăng và kèm theo nó là rất nhiều

dịch vụ được mở ra, tạo nên một lớp thị trường mới: “thị trường ảo”. Người tiêu dùng có
thể lựa chọn và tiến hành mua bán tại nhà thông qua việc truy cập Internet với hình thức
thanh toán thông qua các loại thẻ tín dụng. Nhất là khi hiện nay việc sử dụng công nghệ
ADSL đang trở nên phổ biến và thuận tiện, chi phí hợp lý thì người tiêu dùng có thể ngồi
tại nhà để lựa chọn sản phẩm với đầy đủ âm thanh, hình ảnh và các thông số kỹ thuật. Điều
này là rất thuận tiện và tiết kiệm so với việc phải đi tìm kiếm hàng hóa ở các cửa hàng và
siêu thị.
+ Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp để lựa chọn:
Đây là một lợi thế mà chỉ có hình thức mua bán siêu thị mới có thể cạnh tranh được.
Đơn cử một ví dụ sau: một người muốn mua xe ô tô, theo cách truyền thống, người ấy sẽ
phải đi đến từng đại lý của các hàng để tìm hiểu thông tin và giá cả, tham khảo trên báo chí,
catalogue, hỏi bạn bè, thậm chí nếu mẫu xe này đã hết ở đại lý này thì lại phải tìm đến đại
lý khác của hãng đó để xem loại xe muốn xem. Thống kê lại, để mua được chiếc xe theo ý
23
muốn, người đó phải rất mất thời gian, công sức và tiền bạc (chi phí đi lại, hao tổn sức
khỏe,…). Nhưng với TMĐT, người đó chỉ cần ngồi một chỗ, truy cập Internet và tham
quan tất cả những hãng xe mà mình muốn tìm hiểu, chọn sản phẩm theo mẫu mã, kiểu
dáng, màu sắc mà mình tự kết hợp, thậm chí lượng thông tin thu được còn hơn cả sự mong
đợi của người đó trong khi không mất thời gian đi lại, không mất chi phí nào ngoài chi phí
truy cập Internet đang có xu hướng ngày càng rẻ hơn.
Số lượng hàng hóa mà các cửa hàng và DN cung cấp cũng dễ lựa chọn và đa dạng,
phong phú hơn rất nhiều so với hình thức kinh doanh truyền thống. Trên thực tế, người tiêu
dùng phải mất rất nhiều thời gian để di chuyển giữa các cửa hàng và ngay tại một cửa hàng
cũng cần nhiều thời gian để lựa chọn hoặc tìm kiếm một sản phẩm nào đó mà không phải
chỗ nào người tiêu dùng tìm đến cũng đều sẵn sàng cung cấp cái mà họ cần. Ví dụ: tại VN,
nếu muốn mua đồ mỹ phẩm, người tiêu dùng có thể đến siêu thị, nhưng nếu muốn mua đồ
mỹ phẩm cao cấp, hàng ngoại nhập thì không phải siêu thị nào cũng có và chất lượng
không phải lúc nào cũng đảm bảo. Khi đó, người tiêu dùng phải tìm đến các đại lý, các nơi
chuyên bán các đồ mỹ phẩm. Với TMĐT thì vấn đề này sẽ hoàn toàn được khắc phục.
+ Giá cả và phương thức giao dịch tốt:

Do có nhiều sự lựa chọn, người tiêu dùng chắc chắn sẽ lựa chọn được một sản phẩm
hợp ý mình mà nếu tính chi tiết thì chi phí bỏ ra là không hề lớn. Hơn nữa, do nhà sản xuất
tiết kiệm được những chi phí như đã nêu ở phần trên nên giá thành sản phẩm hạ và rõ ràng
là người tiêu dùng mua hàng qua phương thức TMĐT sẽ được hưởng mức giá thấp hơn khi
mua hàng hóa bằng phương thức thông thường.
Với các công ty, DN kinh doanh trên mạng, một dịch vụ không thể thiếu, luôn đi
kèm với việc bán sản phẩm, dịch vụ chính là việc vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đến cho
người đặt hàng. Nhờ đó, việc giao dịch có thể được tiến hành ngay tại nhà hoặc đến bất cứ
địa điểm nào mà người đặt hàng yêu cầu. Người đặt hàng có thể thanh toán ngay bằng thẻ
hoặc chuyển khoản, hoặc thanh toán bằng tiền mặt cho nhà cung cấp.
Bảng 1.2.1.2: Chi phí giao dịch TMĐT của một số loại hình dịch vụ
Đơn vị: USD/giao dịch
Vé máy
bay
Ngân hàng Trả hóa đơn
Phí BH
nhân thọ
Phân phối
phần mềm
24
Truyền thống 8,0 1,08 2.22 – 3,32 400 - 700 15,00
Điện thoại 0,54 0,54 5,00
Internet 1,0 0,13 0,13 200-350 0,20 – 0,50
Nguồn: Nguyễn Ngọc Trân, “Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay”, NXB Thế giới, năm 2007,
tr.34).
Bình thường, khi mua hàng, người tiêu dùng thường phải tự lo phần vận chuyển
hàng hóa về. Nhưng trong TMĐT, người mua chỉ việc đặt hàng qua mạng, thanh toán trước
hoặc sau qua mạng, và chờ người mang sản phẩm đến cho mình theo đơn đặt hàng. Theo
cách này, hàng hóa, dịch vụ được chuyển đến người tiêu dùng một cách chuyên nghiệp
hơn, tốt hơn và đảm bảo chất lượng hơn. Vì người tiêu dùng vẫn có quyền từ chối nhận

hàng khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ trên không phù hợp với đơn đặt hàng.
Hơn nữa, thông qua Internet, người tiêu dùng được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên
phạm vi toàn cầu. Ví dụ: người tiêu dùng ở VN hoàn toàn có khả năng đặt mua sách trên
trang web www.amazon.com. Đặc biệt, đối với các sản phẩm hàng hóa mà không cần đến
sự kiểm tra bằng xúc giác thì TMĐT đem lại cho người tiêu dùng một khả năng lựa chọn
tốt nhất với đầy đủ các thông tin về sản phẩm, ví dụ: các sản phẩm phần mềm, sách, trò
chơi,…
+ Chia sẻ thông tin:
Thông tin trên mạng vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt, đa số thông tin được
đăng tải với mục đích truyền bá rộng rãi nên người tiêu dùng rất thuận tiện và dễ dàng
trong việc thu thập thông tin, vừa nhanh, vừa đầy đủ lại vừa cập nhật. Và kèm theo đó là
tinh thần tập thể, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Mạng Internet là một dạng mạng mở có
khả năng liên kết con người rất lớn dưới hình thức diễn đàn, câu lạc bộ, hiệp hội ngành
hàng, quỹ,…Vì vậy, việc thông báo chia sẻ thông tin diễn ra rất nhanh sau vài thao tác trên
bàn phím. Đây chính là hình thức giao dịch dạng P2P (Peer to Peer) – các cá nhân giao
dịch, liên hệ với nhau.
1.2.1.3 Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội
TMĐT là một phát kiến vĩ đại của nhân loại, nó chứng mính khả năng phát triển
kinh tế trong tương lai, có ảnh hưởng to lớn đến toàn thế giới nói chung và các quốc gia nói
25

×