NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT
NAM TRONG VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Hoa
Lớp: K20KDQTE
Khóa học: 2017-2021
Mã sinh viên: 20A4050143
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Văn Tiến
Hà Nội, tháng 05 năm 2021
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT
NAM TRONG VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Hoa
Lớp: K20KDQTE
Khóa học: 2017-2021
Mã sinh viên: 20A4050143
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Văn Tiến
Hà Nội, tháng 05 năm 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng bài nghiên cứu “Hiệp định Thương mại tự do Liên minh
châu Âu – Việt Nam trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam” này là bài nghiên cứu hồn tồn do tơi thực hiện.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong bài nghiên cứu này,
tơi cam đoan rằng các phần còn lại là nghiên cứu độc lập của riêng tôi và chưa từng
được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Khơng có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
bài nghiên cứu này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định. Các đoạn trích dẫn
và số liệu sử dụng được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Bài nghiên cứu này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào
tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2021
Sinh viên nghiên cứu đề tài
Nguyễn Thị Xuân Hoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước khi đi vào đề tài nghiên cứu, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các
thầy cô khoa Kinh doanh quốc tế, các thầy cô giảng dạy tại Học viện Ngân Hàng đã
truyền đạt những kiến thức hữu ích và giá trị cho em trong 4 năm vừa qua. Những
kiến thức này cũng chính là nền tảng để em có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp của
mình.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giảng viên
hướng dẫn GS.TS Nguyễn Văn Tiến đã tận tình chỉ bảo và định hướng để em có thể
hồn thành đề tài này.
Dù đã cố gắng và nỗ lực, nhưng do hạn chế về kiến thức cũng như bài viết
mang tính góc nhìn cá nhân nên khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy cơ để đề tài được hồn thiện và có
ý nghĩa thực tiễn hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2021
Sinh viên nghiên cứu đề tài
Nguyễn Thị Xuân Hoa
iii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN
MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM (EVFTA) ............................................................. 8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ............................... 8
1.1.1. Hiệp định thương mại tự do (FTA - Free Trade Agreement) ........................... 8
1.1.2. Nội dung chính của Hiệp định thương mại tự do.............................................. 9
1.1.3. Phân loại các Hiệp định thương mại tự do ...................................................... 10
1.2. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM
(EVFTA) ................................................................................................................... 11
1.2.1. Những dấu mốc quan trọng của EVFTA ........................................................ 12
1.2.2. Mục tiêu của EVFTA ...................................................................................... 14
1.2.3. Những nội dung quan trọng của EVFTA ........................................................ 14
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN
MINH CHÂU ÂU – VIỆT NAM (EVFTA) ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................. 28
2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM – EU ................................................................................................................ 28
2.1.1. Tổng quan về thị trường EU ........................................................................... 28
2.1.2. Quan hệ thương mại Việt Nam - EU............................................................... 37
2.2. XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - EU TRƯỚC VÀ SAU KHI EVFTA CÓ
HIỆU LỰC ............................................................................................................... 38
2.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - EU trước khi EVFTA có hiệu lực
(trước 01/08/2020) .................................................................................................... 38
2.2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của VN - EU sau khi EVFTA có hiệu lực (bắt đầu
từ 01/08/2020) ........................................................................................................... 43
2.3. ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO VỀ TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM........ 52
2.3.1. Về mặt tích cực ............................................................................................... 52
2.3.2. Về mặt hạn chế ................................................................................................ 58
iv
2.3.3. Dự báo về xuất nhập khẩu Việt Nam - EU trong những năm tới ................... 61
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 64
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN MINH
CHÂU ÂU – VIỆT NAM (EVFTA) ĐỂ ĐẤY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................. 66
3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG EVFTA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM ......................................................................................................................... 66
3.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH EVFTA CĨ HIỆU
LỰC .......................................................................................................................... 67
3.2.1. Về phía nhà nước ............................................................................................ 67
3.2.2. Về phía doanh nghiệp...................................................................................... 69
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 84
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa
Từ viết tắt
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
DN
Doanh nghiệp
EU
Liên minh châu Âu
EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam
FTA
Hiệp định Thương mại tự do
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GT
Giá trị
GSP
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
HQ
Hải quan
HĐ
Hiệp định
SPS
Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật
TBT
Hàng rào kỹ thuật đối với Thương mại
TM
Thương mại
TCNXX
Tự chứng nhận xuất xứ
NK
Nhập khẩu
QTXX
Quy tắc xuất xứ
VCCI
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
VN
Việt Nam
WTO
Tổ chức Thương mại thế giới
XK
Xuất khẩu
VL
Quy tắc tỷ lệ tối đa không xuất xứ
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Trang
Bảng 1.1. Những mốc thời gian quan trọng của EVFTA
12
Bảng 1.2. Các chỉ dẫn địa lý VN được bảo hộ đương nhiên theo EVFTA
18
Bảng 1.3. Bảng tóm tắt QTXX EVFTA đối với một số sản phẩm Nông 23
nghiệp
Bảng 1.4. Tóm tắt QTXX EVFTA đối với một số sản phẩm Công nghiệp
24
Bảng 2.1. Thống kê kim ngạch XNK VN – EU (28) trong giai đoạn 2001- 39
2019
Bảng 2.2. Kim ngạch XNK VN – EU(28) trong 2 quý đầu năm 2020
41
Bảng 2.3. Trị giá XNK VN-EU(28) trong 7 tháng đầu năm giai đoạn 2017- 42
2020
Bảng 2.4. Kim ngạch XNK VN - EU (28) qua các tháng năm 2020
44
Bảng 2.5. Những mặt hàng có xuất khẩu tăng trưởng cao nhất sang EU 46
trong 5 tháng cuối năm 2020
Bảng 2.6. Top 10 quốc gia EU(28) mà VN xuất khẩu nhiều nhất trong 5 48
tháng cuối 2019 và 2020
Bảng 2.7. Những mặt hàng có nhập khẩu tăng trưởng cao nhất từ EU trong 49
5 tháng cuối năm 2019 và 2020
Bảng 2.8. Top 10 quốc gia EU(28) mà VN nhập khẩu nhiều nhất vào 5 50
tháng cuối năm 2019 và 2020
Bảng 2.9. Kim ngạch XNK VN-EU(27) trong 3 tháng đầu năm 2020 và 51
2021
Bảng 2.10. Dự báo XNK VN-EU(27) đến năm 2023
62
Bảng 2.11. Dự báo các phần tăng thêm chính của VN khi có EVFTA
63
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Các đối tác chính mà EU nhập khẩu năm 2020
Trang
29
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của EU với các đối tác chính, 30
năm 2010-2020
Biểu đồ 2.3. Các nhóm hàng nhập khẩu chính của EU năm 2010 và 2020
31
Biểu đồ 2.4. Các đối tác chính mà EU xuất khẩu năm 2020
32
Biểu đồ 2.5. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của EU với các đối tác chính, 33
năm 2010- 2020
Biểu đồ 2.6. Các nhóm hàng xuất khẩu chính của EU năm 2010 và 2020
34
Biểu đồ 2.7. Sự phát triển Thương mại hàng hóa quốc tế EU từ 2009-2019 35
Biểu đồ 2.8. Thương mại hàng hóa quốc tế của EU qua các tháng năm 36
2020
Biểu đồ 2.9. Mối quan hệ Thương mại VN - EU giai đoạn 2010-2020
37
Biểu đồ 2.10. Thống kê kim ngạch XNK của VN-EU(28) 2001-2019
40
Biểu đồ 2.11. Trị giá XNK VN-EU(28) trong 7 tháng đầu năm giai đoạn 42
2017-2020
Biểu đồ 2.12. Kim ngạch XNK VN- EU(28) qua các tháng năm 2020
45
Biểu đồ 2.13. Dự báo đường xu hướng XNK VN-EU(27) đến năm 2023
63
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ giai đoạn mở cửa thị trường năm 1986 đến nay, Việt Nam đã luôn giữ
vững và thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, lấy hội nhập
kinh tế quốc tế làm trọng tâm. Để thực hiện chủ trương này, trong những năm qua
Việt Nam đã rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do
(FTA) cả song phương và đa phương, mở đường cho việc giao thương hàng hóa quốc
tế. Các FTA mà Việt Nam tham gia đã và đang gia tăng cả về số lượng và chất lượng.
Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã ký kết và đàm phán 17 FTA, trong đó có 15
FTA đã có hiệu lực. Đáng chú ý trong số 17 FTA này là Hiệp định Thương mại tự do
Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA - 1 FTA thế hệ mới) mới đi vào hiệu lực từ
01/08/2020 và đang nhận được sự quan tâm hơn cả.
Hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức đều ghi nhận rằng EVFTA đã và đang đem
lại những tác động rất tích cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy
nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa thực sự tìm hiểu về
các nội dung của hiệp định, những tác động của hiệp định đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình cũng như chưa chủ động tiếp cận với những ưu đãi mà hiệp định
đem lại. Chủ yếu nhóm doanh nghiệp này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những
doanh nghiệp chưa có nhiều nguồn lực, điều kiện để tham gia các buổi hội thảo, đào
tạo hướng dẫn hay cũng chưa thực sự dành thời gian tìm hiểu về hiệp định này. Họ
thường có xu hướng bị động, đợi đến khi hiệp định được áp dụng rộng rãi, dễ dàng
nắm bắt thông tin cũng như đã có nhiều người đi trước thực hiện để tiếp cận nhanh
hơn. Về cơ bản, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian, tuy
nhiên lại vơ hình khiến các doanh nghiệp chưa tận dụng được tối đa những ưu đãi mà
lẽ ra doanh nghiệp được hưởng.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân muốn tìm hiểu, dành
thời gian tìm hiểu nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận. Điều này cũng dễ hiểu
bởi đây là một hiệp định thế hệ mới, toàn diện, tiêu chuẩn cao, mức độ hội nhập sâu
rộng, nội dung đề cập đến rất nhiều vấn đề nên cũng địi hỏi các doanh nghiệp, cá
nhân nếu tìm hiểu sẽ phải tiếp cận với một khối lượng thông tin, kiến thức khổng lồ.
2
Chính điều này đã tạo ra một vấn đề hết sức cấp thiết đó là cần có thêm nhiều
báo cáo tổng hợp riêng về EVFTA để giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận
những thông tin mới nhất, bao quát nhất về hiệp định. Từ đó doanh nghiệp, cá nhân
có thể tiếp cận những nội dung của hiệp định nhanh và hiệu quả hơn, góp phần giúp
Việt Nam tận dụng tối đa những mặt tích cực mà hiệp định có thể đem lại.
Trên thực tế, tính tới thời điểm hiện tại thì EVFTA mới đi vào hiệu lực hơn 9
tháng. Đây là khoảng thời gian chưa đủ dài để có thể đánh giá tồn diện những tác
động của hiệp định này đến nền kinh tế nước ta, hơn nữa càng khơng đủ để nói nên
xu thế phát triển mới đối với ngành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại lại
chính là khoảng “thời gian vàng” cho chúng ta để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu,
khi mà các nước lân cận có những mặt hàng tương tự Việt Nam như Trung Quốc,
Thái Lan vẫn đang trong giai đoạn đàm phán FTA với Liên minh châu Âu (EU).
Với tính cấp thiết này, tác giả vẫn lựa chọn đề tài “Hiệp định Thương mại tự
do Liên minh châu Âu - Việt Nam trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của
các doanh nghiệp Việt Nam” để nghiên cứu với hy vọng phần nào đưa ra được một
góc nhìn đầy đủ nhất về hiệp định cũng như đề xuất một số giải pháp cấp thiết nhất
để các doanh nghiệp Việt Nam có những hướng đi kịp thời, khai thác tối đa những
lợi ích mà hiệp định này có thể mang lại.
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, khi mà EVFTA dần đi vào hiệu lực. Đã có khá
nhiều những bài phân tích, dự báo về tác động của hiệp định này đối với thương mại
và nền kinh tế Việt Nam. Tính đến nay, các bài viết và nghiên cứu điển hình liên quan
đến tác động của EVFTA có thể kể đến như sau:
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu Tiếng Anh
Bài nghiên cứu: “Trade impacts of the European Union - Vietnam Free Trade
Agreement The Sussex Framework Analysis” Tác giả Lê Thu Hà, tháng 03 năm 2017.
Bài nghiên cứu này tập trung vào các tác động của EVFTA đối với cả hai nền kinh tế
Việt Nam (VN) và EU. Tác giả chỉ ra rằng EVFTA được kỳ vọng có những tác động
tích cực đến cả hai nền kinh tế, đồng thời cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối
3
với VN với tư cách là một nước đang phát triển khi giao thương với một nền kinh tế
lớn như EU. Trên cơ sở các kết quả phân tích định lượng và định tính, tác giả đã đề
xuất một số khuyến nghị đối với chính phủ và doanh nghiệp (DN) VN nhằm nâng
cao lợi ích của FTA. Tuy nhiên số liệu là từ năm 2017 trở về trước.
Báo cáo “The economic impact of the EU - Vietnam free trade agreement”
của Ủy ban châu Âu vào năm 2017. Bài viết đã sử dụng phương pháp định lượng và
định tính để trình bày, đánh giá về những tác động tích cực của EVFTA. Tuy nhiên
tại thời điểm nghiên cứu, khuôn khổ pháp lý về EVFTA chưa hoàn chỉnh và số liệu
nghiên cứu mới được cập nhật từ năm 2017 trở về trước.
Báo cáo: “Vietnam: Deepening International Integration and Implementing
the EVFTA” của World Bank, tháng 5 năm 2020. Báo cáo này đã phân tích các vấn
đề về tồn cầu hóa và hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt thông
qua việc thực hiện EVFTA. Bài báo cáo đã ước tính rằng chỉ cần được giảm thuế theo
thỏa thuận, EVFTA có thể thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và xuất khẩu
(XK) của VN lần lượt tăng 2,4% và 12% vào năm 2030. Đồng thời báo cáo cũng chỉ
ra yêu cầu về quy tắc xuất xứ (QTXX) là một trong những thách thức chính mà VN
phải vượt qua khi mà phần lớn nguyên liệu của ngành sản xuất, XK chủ chốt có nguồn
gốc từ nước ngồi (ví dụ: 62% trong lĩnh vực điện tử và 53% trong lĩnh vực ô tô).
Tuy nhiên nội dung của báo cáo khá rộng, thiên về tầm vĩ mô và đề cập đến nhiều
mặt của kinh tế đất nước chứ không thiên về hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Những
đề xuất đưa ra cũng chủ yếu là cho phía Chính phủ và bài báo cáo được viết trước khi
EVFTA có hiệu lực.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu Tiếng Việt
Luận án Tiến sĩ “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Tác động đối
với thương mại hàng hóa giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam”, tác giả Vũ Thanh
Hương, năm 2016. Luận án đã hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của một
FTA dựa trên lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Xây dựng được một khung chuẩn
đoán tác động tiềm tàng của EVFTA. Sau khi đánh giá phân tích, tác giả nhận định
rằng : “Xố bỏ thuế quan có ảnh hưởng tương đối lớn đến thúc đẩy thương mại giữa
VN và EU, giúp XK của VN gia tăng nhiều hơn về giá trị tuyệt đối nhưng chậm hơn
4
về tốc độ gia tăng so với nhập khẩu. Bên cạnh đó EVFTA cũng giống như các FTA
khác, sẽ đem lại cả lợi ích, cơ hội và khó khăn, thách thức. Chính phủ và cả DN VN
do đó cần tận dụng thời gian một cách chiến lược để chuẩn bị tốt cho những lợi ích
và thách thức này”.
Bài viết “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Tác động đến doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” Tác giả Nguyễn Tuấn Việt, Ngơ Văn Vũ, Tạp chí Khoa
học Xã hội Việt Nam, số 9 – 2019. Bài viết tập trung vào việc tổng hợp những nội
dung cơ bản của EVFTA và đưa ra những đánh giá tổng quan về cả tác động tích cực
lẫn tiêu cực của hiệp định (HĐ) này đối với DN nhỏ và vừa VN. Tuy nhiên, bài viết
mang tính đánh giá và dự báo nhiều hơn bởi trong giai đoạn thực hiện bài viết,
EVFTA chưa có hiệu lực và những đánh giá này chưa đi kèm với những số liệu cụ
thể.
Bài nghiên cứu: “Hiệp định EVFTA: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”
TS. Trần Thị Mai Hoa– TS. Nguyễn Hồng Minh, năm 2020. Bài viết đã chỉ ra một số
những cơ hội cùng với những thách thức mà VN sẽ gặp phải khi tham gia EVFTA,
từ đó đưa ra một vài hướng đi giúp VN tận dụng lợi thế của HĐ này.
Bài nghiên cứu: “Hiệp định thương mại tự do EVFTA và tác động đối với các
Doanh nghiệp Việt Nam” TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng– Nguyễn Thị Trang – Võ Lê
Huyền Trân, năm 2020. Bài viết tập trung phân tích tình hình kinh tế VN trước khi
HĐ có hiệu lực, mức độ sẵn sàng của các DN trước EVFTA cũng như đánh giá các
tác động tích cực và tiêu cực của HĐ đến DN Việt. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
cho Nhà nước và DN để khai thác những lợi thế của HĐ nhằm đẩy mạnh XNK, phát
triển kinh tế.
Báo cáo:“EVFTA, EVIPA và sự hội nhập của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn
cầu trong thế giới hậu COVID-19” Đơn vị thực hiện Economica Việt Nam và GOPA,
tháng 09 năm 2020. Báo cáo chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuỗi
giá trị (GT) toàn cầu đồng thời khẳng định rằng EVFTA sẽ góp phần quan trọng trong
việc phục hồi kinh tế hậu COVID, hỗ trợ VN tham gia vào các chuỗi GT tồn cầu.
Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích tác động của Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam- EU đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam” sinh viên Đào Lương
5
Thúy Hiền, Trường Đại học Kinh tế, năm 2020. Bài viết khái quát khá nhiều nội dung
liên quan đến đề tài nghiên cứu mà tác giả đang hướng đến, tuy nhiên các số liệu
nghiên cứu lại tập trung vào giai đoạn trước và sau khi EVFTA ký kết chứ không
phải trước và sau khi EVFTA đi vào hiệu lực.
1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã tiếp cận EVFTA trên nhiều khía
cạnh. Tuy nhiên, theo tác giả tìm hiểu thì chưa có bài viết nào phân tích tác động của
EVFTA kèm theo những con số cụ thể trong giai đoạn EVFTA đi vào hiệu lực. Chủ
yếu các bài viết đánh giá dựa trên phương pháp định tính, định lượng với những số
liệu phân tích cịn khá cũ và rời rạc.
Đây cũng chính là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả hướng tới. Khóa luận
sẽ tập trung tổng hợp số liệu trước và sau khi EVFTA đi vào hiệu lực, tạo cơ sở cho
việc đánh giá những tác động của HĐ này đối với hoạt động XNK của các DN VN,
đồng thời đưa ra những giải pháp cấp bách và cụ thể hơn để các DN có thể khai thác
tối đa những lợi ích của HĐ này vào thực tiễn.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Từ những vấn đề cấp thiết của đề tài, tác giả xác định mục đích chính nghiên
cứu khóa luận là:
- Tổng hợp những nội dung quan trọng của hiệp định có tác động trực tiếp đến
hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Tổng hợp thông tin, số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt nam trước
và sau khi hiệp định đi vào hiệu lực (01/08/2020).
- Đánh giá những tác động tích cực và những mặt hạn chế của hiệp định đối
với Việt Nam, từ đó đưa ra một số dự báo cho những năm tới.
- Thực trạng việc áp dụng hiệp định trong thực tiễn và đề xuất một số giải pháp
cấp thiết để khai thác tối đa những tác động tích cực, giảm bớt những mặt hạn chế
của hiệp định này.
6
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
EVFTA trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Khóa luận tổng hợp những nội dung quan trọng của HĐ
đối với hoạt động XNK của DN, chỉ ra những tác động tích cực cũng như những mặt
cịn hạn chế của HĐ, từ đó đưa ra những đánh giá và dự đoán về tác động của HĐ
trong khoảng thời gian tới cũng như đề xuất những giải pháp cấp thiết để VN khai
thác tối đa những mặt tích cực của HĐ này.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu của khóa luận được tổng hợp trong giai đoạn
từ 2001-2021, tuy nhiên tập trung hơn vào khoảng thời gian từ năm 2019 đến nửa đầu
năm 2021 để nhấn mạnh hơn về tác động của HĐ khi đi vào hiệu lực (01/08/2020)
- Phạm vi không gian:
VN-EU(28) trong giai đoạn trước năm 2021.
VN-EU(27) trong giai đoạn sau năm 2021.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm kiếm và thu thập tài liệu, số liệu liên
quan để phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua các kênh như: Giáo trình, khóa luận
tốt nghiệp, bài báo, nghiên cứu khoa học, Cơ quan Thống kê châu Âu, VCCI, Tổng
cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Trademap,…
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích và so sánh: Tổng hợp các nội
dung của những bài phân tích; Tổng hợp các số liệu từ Tổng cục Hải quan, Tổng cục
Thống kê,…từ đó đưa ra những so sánh và đánh giá trực quan nhất.
1.6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận có kết
cấu 3 chương như sau:
7
Chương 1: Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA)
Chương 2: Tác động của EVFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam
Chương 3: Áp dụng EVFTA để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam
8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM (EVFTA)
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
1.1.1. Hiệp định thương mại tự do (FTA - Free Trade Agreement)
Theo quan niệm truyền thống: “Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa
thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa
thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan,
có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành
viên” (Từ VCCI, 2015). Hầu hết các định nghĩa về FTA truyền thống thường chỉ bao
gồm những cam kết tự do hóa thương mại (TM) trong lĩnh vực TM hàng hóa, một số
ít có thêm các cam kết tự do hóa TM dịch vụ và các nguyên tắc chung về đầu tư, sở
hữu trí tuệ, cạnh tranh.
Tuy nhiên TM thế giới ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất
và tiêu dùng. Nếu trước đây các hoạt động giao dịch chủ yếu là các sản phẩm hữu
hình thì ngày nay đã có ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ, phi vật thể. Các thể
nhân trên thị trường giao dịch cũng gia tăng về số lượng và quy mô, thực hiện kinh
doanh TM theo hướng chuyên ngành và đa ngành. Các phương thức giao dịch cũng
ngày càng hiện đại, nhiều dịch vụ TM mới ra đời. Bên cạnh đó, các hoạt động xúc
tiến đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan (HQ)...
cũng được đẩy mạnh.
Do những sự phát triển này, việc thỏa thuận giữa các quốc gia trong giao
thương cũng ngày càng mở rộng cả về nội dung. Điều đó có nghĩa là các nội dung
được đề cập trong các FTA khơng chỉ cịn bó hẹp trong các nội dung truyền thống
như đã đề cập ở trên, mà còn được bổ sung các nội dung mới. Chính vì vậy, xuất hiện
khái niệm FTA thế hệ mới.
Thuật ngữ “thế hệ mới” hồn tồn mang tính tương đối, được sử dụng để nói
về các FTA có phạm vi tồn diện, vượt ra ngồi khn khổ tự do hóa TM hàng hóa.
Các FTA thế hệ mới bao gồm thêm cả các nội dung vốn được coi là “phi thương mại”
như lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững và quản trị tốt. Những FTA
9
thế hệ mới có mức độ cam kết mở cửa mạnh nhưng lại đặt ra các tiêu chuẩn cao trong
vấn đề quy tắc.
1.1.2. Nội dung chính của Hiệp định thương mại tự do
Các nội dung chính về TM hàng hóa thường được các nước thành viên thỏa
thuận trong FTA gồm: Thuế quan, hạn ngạch thuế quan, thuận lợi hóa TM, TBTs,
SPSs, các biện pháp phòng vệ TM, QTXX. FTA hiện đại còn bao phủ các nội dung
khác như TM dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh
tranh, phát triển bền vững, lao động và mơi trường,...
Cụ thể:
- Về tự do hóa TM, trong FTA không thể thiếu được các cam kết cắt giảm, dỡ
bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Các bên cam kết dần dần xóa bỏ thuế
quan, áp dụng thuế suất 0% đối với hầu hết các mặt hàng và quy định danh mục hàng
hóa đưa vào cắt giảm thuế quan. Danh mục hàng nhạy cảm, danh mục loại trừ khơng
đưa vào cắt giảm. Bên cạnh đó, FTA cịn đưa ra lộ trình cụ thể cho việc cắt giảm thuế
và thực hiện các cam kết của các nước thành viên, khoảng thời gian cắt giảm thuế
quan thường kéo dài không quá 10 năm.
- Về QTXX, FTA thường bao gồm các quy định về QTXX hàng hóa. Nội dung
của quy tắc này thường là quy định hàng hóa có nguồn gốc như thế nào sẽ được cho
là đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu (NK) vào nước
đối tác phải đáp ứng được những quy tắc đó mới được hưởng ưu đãi về thuế. Ngồi
ra, FTA cịn có thể có các quy định về thủ tục HQ nhằm đơn giản hóa thủ tục, hài hịa
với những tiêu chuẩn quốc tế từ đó tạo thuận lợi cho thơng thương hàng hóa.
- Về tự do hóa dịch vụ, các FTA ngày nay thường bao gồm cả nội dung tự do
hóa TM và dịch vụ. Phạm vi và mức độ mở cửa thị trường còn phải tùy thuộc vào
quốc gia tham gia ký kết. Tuy nhiên, nếu có sự tham gia của một số nước phát triển
thì thường địi hỏi mức độ tự do hóa dịch vụ rất cao, thậm chí có thể địi hỏi mở cửa
tuyệt đối.
- Về tự do hóa đầu tư, nội dung này đang ngày càng xuất hiện nhiều trong các
FTA, đặc biệt là những FTA có sự tham gia của các nước phát triển. Các cam kết này
10
thường quy định dỡ bỏ các rào cản đối với nhà đầu tư của các nước đối tác, tạo điều
kiện thuận lợi cho họ ký kết đầu tư.
1.1.3. Phân loại các Hiệp định thương mại tự do
Khơng có tiêu chí thống nhất hay định nghĩa chính xác để phân loại các FTA
mà tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu cũng như tiêu chí đánh giá riêng sẽ có những
cách phân loại FTA khác nhau. Có thể phân loại FTA theo những tiêu chí phổ biến
dưới đây:
- Phân loại FTA theo tiêu chí số lượng:
+ FTA song phương: Là FTA chỉ có hai nước tham gia ký kết nên HĐ chỉ có
GT ràng buộc giữa hai quốc gia ký kết. Do chỉ có hai quốc gia tham gia nên tiến trình
đàm phán dễ dàng và nhanh chóng hơn so với những FTA có nhiều nước thành viên.
Trong những loại FTA từ trước đến nay, FTA song phương là loại FTA được ký kết
nhiều nhất và phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng cam kết.
+ FTA đa phương: là FTA có từ 3 quốc gia trở lên tham gia đàm phán và ký
kết. Do số lượng các quốc gia tham gia đàm phán ký kết nhiều nên thời gian chuẩn
bị cho một FTA đa phương đi vào hiệu lực thường kéo dài hơn nhiều so với một FTA
song phương. Thường được ký kết bởi các quốc gia có vị trí địa lý gần nhau, chính
vì thế mà FTA đa phương còn thường được biết đến như một FTA khu vực.
- Phân loại theo tiêu chí khu vực địa lý:
+ FTA khu vực: là loại hình FTA được ký giữa các nước trong cùng một tổ
chức khu vực. Những quốc gia này tham gia FTA khu vực với mục đích để tận dụng
ưu thế về mặt địa lý, tăng cường trao đổi TM cũng như thắt chặt mối quan hệ láng
giềng, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Một số FTA khu vực điển
hình như Khu vực TM tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực TM tự do ASEAN
(AFTA),...
+ FTA hỗn hợp: Đây là loại FTA được ký kết giữa một khu vực tự do TM với
một nước, một số nước hoặc một khu vực TM tự do khác. Có thể coi FTA hỗn hợp
là một dạng FTA song phương đặc biệt hoặc một FTA đa phương tùy vào việc ta nhìn
nhận các đối tượng tham gia là hợp nhất (nghĩa là các các nước tham gia được chia
11
thành 2 bên chính - một bên là một nước hoặc một tổ chức, bên còn lại là một khu
vực TM tự do hoặc một liên minh thuế quan) hay riêng biệt (các quốc gia tham gia
được coi như các thành viên riêng biệt). Việc đi đến thành công của FTA hỗn hợp là
một điều khó khăn và phức tạp do q trình đàm phán lâu dài, khó đi đến đồng thuận
một số quan điểm giữa các nước,... Các FTA tiêu biểu như HĐ TM tự do ASEAN
Hàn Quốc, (AKFTA), HĐ TM tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), HĐ TM tự do
ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), HĐ TM tự do VN – EU (EVFTA),...
- Phân loại theo tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết:
+ FTA truyền thống: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong giai đoạn đầu,
thường có phạm vi hẹp, mức độ tự do hóa hạn chế.
+ FTA thế hệ mới: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong thời gian gần
đây, có phạm vi rộng, mức độ tự do hóa mạnh. FTA thế hệ mới có những nội dung
vượt ra ngồi cam kết về thương mại, dịch vụ và đầu tư, nó bao gồm cả các thể chế,
pháp lý trong các lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí
tuệ, mua sắm chính phủ...
1.2. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM
(EVFTA)
Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) là một
FTA thế hệ mới giữa VN và 27 nước hiện là thành viên EU. Đây là HĐ thứ hai EU
ký kết trong khu vực ASEAN (sau Singapore) và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cường
mối quan hệ song phương giữa VN và EU trong thời gian tới.
EVFTA, là một trong những FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam
kết cao nhất của VN từ trước tới nay. Là một HĐ toàn diện, chất lượng cao và đảm
bảo cân bằng lợi ích cho cả VN và EU. EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho XK của VN,
giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng XK, đặc biệt là các mặt hàng nơng, thủy sản
cũng như những mặt hàng VN vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
12
1.2.1. Những dấu mốc quan trọng của EVFTA
Khi nói đến EVFTA, ta nói đến sự nỗ lực khơng ngừng nghỉ của cả hệ thống
chính trị trong suốt một thập kỷ từ khi VN và EU đồng ý tiến hành nghiên cứu khả
thi việc đàm phán HĐ TM tự do (FTA) giữa hai nước vào tháng 10 năm 2010. Điều
này là bởi VN và EU là hai nền kinh tế có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển, về
hệ thống chính trị, về văn hố tư duy, trong khi EVFTA lại là một HĐ thế hệ mới
toàn diện, tiêu chuẩn cao, mức độ hội nhập sâu rộng.
Trải qua 14 vòng đàm phán, nhiều cuộc họp cấp Bộ trưởng, các phiên họp cấp
Trưởng đoàn đàm phán và các phiên họp cấp kỹ thuật chính thức và khơng chính
thức, vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại, với sự quyết tâm và nỗ lực thì EVFTA
chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 năm 2020. Đây chính là dấu mốc vô cùng
quan trọng trong lịch sử kinh tế TM của đất nước.
Dưới đây, tác giả sẽ điểm lại những mốc thời gian quan trọng của EVFTA:
Bảng 1.1. Những mốc thời gian quan trọng của EVFTA
Tháng 10/2010
Thủ tướng Chính phủ VN và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động
đàm phán EVFTA.
Tháng 06/2012
Bộ trưởng Công Thương VN và Cao ủy TM EU đã chính thức
tuyên bố khởi động đàm phán EVFTA.
Tháng 12/2015
Kết thúc đàm phán và bắt đầu khởi động tiến trình rà sốt pháp
lý để chuẩn bị cho việc ký kết HĐ.
Tháng 06/2017
Hồn thành rà sốt pháp lí ở cấp kỹ thuật.
Tháng 09/2017
EU chính thức đề nghị Việt Nam tách EVFTA thành 2 HĐ
riêng biệt.
13
Tháng 6/2018
VN và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA
thành hai HĐ gồm HĐ TM tự do VN – EU (EVFTA) và HĐ
Bảo hộ đầu tư (IPA); Chính thức kết thúc tồn bộ q trình rà
sốt pháp lý EVFTA và thống nhất toàn bộ các nội dung của
HĐ IPA.
Tháng 08/2018
Hồn tất rà sốt pháp lý HĐ IPA.
17/10/2018
Ủy ban châu Âu đã chính thức thơng qua EVFTA và IPA.
25/6/2019
Hội đồng châu Âu phê duyệt cho phép ký các HĐ.
30/06/2019
Chính thức ký kết hai HĐ TM tự do EVFTA và Bảo hộ đầu tư
IPA.
21/1/2020
Ủy ban TM Quốc tế EU thơng qua khuyến nghị phê chuẩn
EVFTA.
12/02/2020
Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn EVFTA.
30/03/2020
Hội đồng châu Âu thông qua EVFTA.
08/06/2020
Tại buổi họp đầu tiên giai đoạn 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa
XIV, Nghị quyết phê chuẩn thơng qua EVFTA đã được 100%
số đại biểu (457/457 đại biểu) biểu quyết thơng qua.
01/08/2020
EVFTA chính thức có hiệu lực.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và cập nhật lại thông tin
14
Việc ký kết thành công của HĐ này đánh dấu một cột mốc mới trên chặng
đường gần 30 năm hợp tác và phát triển giữa VN và EU, là một thơng điệp tích cực
về quyết tâm của VN trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới đang có nhiều diễn biến phức
tạp và khó đốn định.
1.2.2. Mục tiêu của EVFTA
Mục tiêu của HĐ là tự do hóa và tạo thuận lợi cho TM, đầu tư giữa hai bên
trên cơ sở phù hợp với các quy định của HĐ. EVFTA hướng tới việc củng cố quan
hệ hợp tác hai bên VN và EU để cùng phát triển ngày càng sâu rộng, tồn diện, bình
đẳng, cùng có lợi và hiệu quả hơn, đồng thời đóng góp vào thúc đẩy xu thế chung về
liên kết kinh tế quốc tế và phát triển bền vững.
1.2.3. Những nội dung quan trọng của EVFTA
Nội dung của HĐ tương đối đầy đủ và toàn diện, phù hợp với các quy định
của Tổ chức TM quốc tế (WTO), ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Cụ thể EVFTA bao gồm 17 Chương1, 8 Phụ lục, 2 Nghị định thư, 2 Biên bản
ghi nhớ và 4 Tuyên bố chung điều chỉnh nhiều vấn đề bao gồm: TM hàng hóa (các
quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); QTXX; HQ và thuận lợi hóa TM; Các
biện pháp kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS); Các hàng rào kỹ thuật trong
TM (TBT); TM dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường);
Đầu tư, phòng vệ TM; Cạnh tranh; DN Nhà nước; Mua sắm của Chính phủ; Sở hữu
trí tuệ; TM và phát triển bền vững; Hợp tác và xây dựng năng lực; Pháp lý - thể chế.
Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ chỉ đưa ra một số nội dung chính của HĐ
có tác động trực tiếp đến hoạt động XNK của các DN VN.
1.2.3.1. Đối xử Quốc gia và Mở cửa thị trường hàng hóa
Nội dung về đối xử Quốc gia và Mở cửa thị trường hàng hóa nằm tại Chương
2 EVFTA, bao gồm các cam kết liên quan tới việc mở cửa thị trường của VN cho
hàng hóa EU và ngược lại như:
1
Xem phụ lục 1
15
- Các cam kết cụ thể về việc loại bỏ thuế quan (theo từng dịng thuế, với lộ
trình cụ thể theo từng năm tính từ thời điểm EVFTA có hiệu lực).
- Các vấn đề liên quan tới việc XNK hàng hóa giữa VN và EU (HQ, thuế XK,
giấy phép XK, thuế phí liên quan tới XNK,...).
- Các cam kết liên quan tới một số hàng hóa được xếp vào diện đặc thù (hàng
tân trang, hàng sửa chữa, một số loại hàng hóa cấm XK, cấm NK, dược phẩm, nơng
sản, ơ tơ và linh kiện ơ tơ,...).
Trong đó, những nội dung cần chú ý về đối xử quốc gia và mở cửa thị trường
hàng hóa phải kể đến là:
a) Cam kết về thuế quan NK
EVFTA có cam kết mạnh về ưu đãi thuế NK, cụ thể là loại bỏ thuế NK đối với
phần lớn hàng hóa từ một bên NK vào bên kia (từ EU NK vào VN và ngược lại).
- EU cam kết ưu đãi thuế quan cho hàng hóa từ VN theo lộ trình như sau:
+ Xóa bỏ thuế quan ngay khi HĐ có hiệu lực đối với 85,6% số dòng thuế,
tương đương khoảng 70,3% kim ngạch XK hiện tại của VN sang EU.
+ Sau 07 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 99,2% số dòng thuế,
tương đương 99,7% kim ngạch XK hiện tại của VN sang EU.
+ Đối với khoảng 0,8% số dòng thuế còn lại, EU dành cho VN hạn ngạch thuế
quan với thuế NK trong hạn ngạch là 0%.
- VN cam kết ưu đãi thuế quan cho hàng hóa từ EU theo lộ trình như sau:
+ Xóa bỏ thuế quan ngay khi HĐ có hiệu lực đối với 48,5% số dịng thuế,
tương đương 64,5% kim ngạch XK hiện tại của EU sang VN.
+ Sau 7 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 91,8% số dòng thuế, tương
đương 97,1% kim ngạch XK của EU sang VN.
+ Sau 10 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 98,3% số dòng thuế,
tương đương 99,8% kim ngạch XK của EU sang VN.
16
+ Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại VN cam kết dành hạn ngạch thuế quan
như cam kết WTO, hoặc áp dụng lộ trình xóa bỏ đặc biệt (như thuốc lá, xăng
dầu, bia, linh kiện ô tô, xe máy).
b) Cam kết về thuế xuất khẩu
VN và EU cam kết không áp dụng bất kỳ loại thuế, phí XK nào trừ các trường
hợp được bảo lưu (mà theo kết quả cam kết thì chỉ có VN có bảo lưu về vấn đề này,
EU khơng có bảo lưu nào). Theo bảo lưu của VN trong EVFTA, đối với 603 dòng
thuế XK hiện hành của VN, VN sẽ:
- Giữ nguyên mức thuế 0% hiện hành đối với 134 dòng thuế.
- Loại bỏ thuế XK đối với 412 dòng thuế sau 5,7,10,12 hoặc 15 năm.
- Bảo lưu thuế XK đối với 57 dòng thuế. Trong đó giới hạn thuế XK ở 20%
đối với 56 dịng thuế sau 05 năm, riêng quặng măng-gan (mangan) thì giới hạn là
10%.
c) Cam kết về đình chỉ ưu đãi thuế quan đối với một số loại hàng hóa
Bên cạnh từ chối ưu đãi thuế quan cho từng lô hàng cụ thể (vì lý do như gian
lận chứng từ chứng nhận xuất xứ) thì theo EVFTA, nước NK cịn có thể tạm thời đình
chỉ (tạm ngừng) ưu đãi thuế quan đối với tồn bộ các lơ hàng liên quan tới một/một
số loại hàng hóa (khơng phân biệt của nhà XK nào, thuộc lô hàng nào) nếu:
- Phát hiện vi phạm HQ một cách hệ thống liên quan đến cam kết ưu đãi thuế
quan trọng EVFTA.
- Phát hiện bên kia không tuân thủ một cách có hệ thống việc thực hiện công
tác giám sát, truy gốc, hậu kiểm, xuất xứ.
Và việc đình chỉ sẽ tn thủ theo quy trình.
d) Ngồi ra trong Chương 2 EVFTA cũng đề cập đến các vấn đề khác liên
quan đến XNK hàng hóa như: Cam kết về quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới ghi nhãn
hàng hóa; Cam kết về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ liên quan đến
thủ tục XNK; Cam kết về các biện pháp hạn chế NK, XK;...