Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Bài thu hoạch Chuyên đề 1: HƯỚNG DẪN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ EM MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.04 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC MẦM NON
TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG TẠO
VÀ CẢM THỤ NGHỆ THUẬT CHO TRẺ THƠNG QUA
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Nhóm tác giả: ThS.CVC Nguyễn Thị Hiền
ThS.GVC Nguyễn Thị Thành
ThS Lệ Thị Diệu Thủy
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ
NỘI DUNG 1
Một số vấn đề chung của việc nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật
cho trẻ thơng qua hoạt động tạo hình
1.1. Các khái niệm và đặc điểm năng lực sáng tạo nghệ thuật của trẻ mầm non
1.2. Vai trò của việc nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ
thông qua hoạt động tạo hình
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển năng lực sáng tạo và cảm
thụ
NỘI DUNG 2
Hướng dẫn thực hiện nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ
thông qua hoạt động tạo hình
2.1. Thực trạng nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ thông
qua hoạt động tạo hình ở các cơ sở giáo dục mầm non
2.2. Gợi ý các hình thức nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ
thông qua hoạt động tạo hình


2.3. Các biện pháp nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ
mầm non
2.4. Thực hành
3. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM


1.1. Các khái niệm và đặc điểm hoạt động sáng tạo của trẻ mầm non
1.2. Vai trò của việc nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ
thông qua hoạt động tạo hình
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển năng lực sáng tạo và cảm
thụ nghệ thuật của trẻ MN
2.2. Gợi ý các hình thức nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ
thơng qua hoạt động tạo hình
2.2.1. Đổi mới hoạt động vẽ
2.2.2. Đổi mới hoạt động nặn
2.2.3. Đổi mới hoạt động trang trí
2.2.4. Đổi mới HĐ xé, cắt dán
2.2.5. Chắp ghép từ vật liệu rời
2.2.6. Khám phá tác phẩm bằng các giác quan
2.2.7. Sáng tạo từ các vật liệu tại địa phương
2.3. Các biện pháp nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ mầm
non
2.3.1. Ở nhà trường
2.3.1.1. Các biện pháp tổ chức HĐTH của giáo viên
2.3.1.2. Biện pháp xây dựng MT giáo dục
2.3.1.3. Biện pháp vận dụng một số yếu tố của mơ hình GD
NỘI DUNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NÂNG CAO NĂNG LỰC
SÁNG TẠO
VÀ CẢM THỤ NGHỆ THUẬT CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG TẠO HÌNH


• 1.1. Các khái niệm và đặc điểm năng lực sáng tạo nghệ thuật của trẻ
mầm non
• 1.1.1. Khái niệm năng lực sáng tạo nghệ thuật
• Năng lực sáng tạo nghệ thuật: Năng lực sáng tạo nghệ thuật có thể hiểu là

khả năng tạo ra những giá trị mới về nghệ thuật, tìm ra cái mới, vận dụng
thành cơng những hiểu biết đã có vào các tác phẩm nghệ thuật bằng những ý
tưởng sáng tạo, khác biệt hoặc thông qua các ngơn ngữ nghệ thuật như hình,
nét, mảng khối, màu sắc, bố cục,...
• 1.1.2. Cảm thụ nghệ thuật
• Cảm thụ nghệ thuật là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những ý tưởng,
những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật
(đường nét, bố cục, màu sắc của một tác phẩm hội hoạ; giai điệu, tiết tấu, lời
ca của một tác phẩm âm nhạc,…).
• Cảm thụ nghệ thuật có thể được hiểu là một quá trình được bắt đầu khi con
người tiếp xúc với “cái đẹp” trong nghệ thuật và cuộc sống bằng các giác
quan _ cảm
• nhận về âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu, về hình khối, đường nét, hình mảng,
bố cục, màu sắc,.... và thơng qua những tiếp xúc đó, nảy sinh cảm xúc khác
nhau. Những cảm xúc đó được định hình, củng cố theo thời gian và phát
triển thành tình cảm thẩm mĩ.
• 1.2. Vai trị của việc nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật
cho trẻ thơng qua hoạt động tạo hình
• Xu hướng phát triển của xã hội hiện đại ngày càng cần đến những con người
giàu sức sáng tạo nhằm phát triển và cải thiện mọi lĩnh vực đời sống, văn
hoá, kinh tế và xã hội. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả mọi người đều có khả
năng sáng tạo cao hơn đáng kể khi được ni dưỡng trong một mơi trường
giáo dục có tính khuyến khích, cung cấp cơ hội. Hơn nữa, nhân cách của con
người được hình thành ngay từ những lứa tuổi mầm non, do đó, khuyến
khích phát triển sự sáng tạo từ lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng đối
với trẻ.
• Sáng tạo trong q trình hoạt động nghệ thuật tạo hình mang lại cho trẻ em
những cảm xúc thẩm mĩ tích cực, ảnh hưởng tốt đến quá trình phát triển hài
hịa về thể chất và tinh thần cho trẻ em.



• Những con người giàu sức sáng tạo chính đã góp phần quan trọng trong phát
triển mọi lĩnh vực xã hội, văn hố và kinh tế.
• 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành - phát triển năng lực sáng
tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình
• 1.3.1. Mơi trường giáo dục trong nhà trường
• Mơi trường sư phạm của nhà trường mầm non có vai trị chủ đạo đối với sự
phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo của trẻ em. Khả năng sáng tạo của trẻ
mầm non phụ thuộc rất lớn vào thái độ và phương pháp giảng dạy của người
giáo viên như: biết đặt trẻ vào những tình huống có vấn đề, tơn trọng những
câu hỏi khác thường của trẻ; tôn trọng những ý tưởng sáng tạo của trẻ… Đặc
biệt giáo viên cần chú ý đến phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của trẻ.
• Thiết kế mơi trường giáo dục trong trường, lớp mầm non cần kích thích sự
sáng tạo của trẻ em, giúp trẻ em có các giải pháp độc đáo và sáng tạo.
• Theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu phát triển trẻ em của
trường Đại học Harvard thì: “Khơng phải cứ kích thích bộ não phát triển thì
trí sáng tạo của trẻ sẽ phát triển, mà điều quan trọng là luôn đặt trẻ vào môi
trường cần sự sáng tạo”.
1.3.2. Năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non
Yêu cầu đối với năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non trong phát triển
năng lực sáng tạo thẩm mĩ của trẻ em, đó là:
- Hãy tin tưởng và tơn trọng trẻ. Trẻ có cả “Một trăm ngơn ngữ”, nghĩa là
khả năng bên trong trẻ là khơng có giới hạn, trẻ đầy tiềm năng, mạnh mẽ và
sáng tạo..., giáo viên hãy khuyến khích trẻ bộc lộ ra và tạo cơ hội cho chúng
thể hiện bản thân bằng các ngôn ngữ nghệ thuật.
- Coi môi trường học tập là “Người thầy thứ ba”, các hoạt động giáo dục
được thiết kế và tổ chức theo các hình thức có tính kết nối, kích thích sự
tương tác, tị mị, khám phá và giao tiếp; thể hiện tính linh hoạt và thẩm mĩ
cao.

- Coi nghệ thuật biểu đạt đóng vai trị trung tâm trong việc học tập của trẻ và
là nơi tồn tại mối quan hệ học tập tương hỗ độc đáo giữa giáo viên và trẻ em.
1.3.3. Môi trường giáo dục ở gia đình trẻ


NỘI DUNG 2: HƯỚNG DẪN NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG TẠO VÀ
CẢM THỤ NGHỆ THUẬT
CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
2.1. Thực trạng nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho
trẻ thông qua hoạt động tạo hình ở các cơ sở giáo dục mầm non
2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động tạo hình nâng cao
năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ mầm non tại địa phương
2.1.1.1. Thuận lợi, ưu điểm
- Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, nhiều địa phương đã bước đầu hướng dẫn
triển khai một số chun đề đổi mới hình thức, mơi trường tổ chức hoạt
động tạo hình cho trẻ mầm non.
- Nhiều cơ sở giáo dục mầm non đã sáng tạo trong thiết kế các phòng chức
năng, xưởng nghệ thuật, xây dựng khu vực sân vườn thành khơng gian nghệ
thuật giàu tính thẩm mĩ với nguyên vật liệu, học liệu phong phú…
- Phần lớn các cán bộ quản lí, giáo viên hiểu và triển khai đúng phương pháp
tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thẩm mĩ, sưu tầm nguyên vật liệu sẵn
có tại địa phương để dạy trẻ các hoạt động sáng tạo.
- Chương trình giáo dục của nhiều cơ sở giáo dục mầm non đã được phát
triển, bổ sung các nội dung giáo dục nghệ thuật chuyên sâu, chuẩn bị học
liệu đa dạng, phù hợp, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm về tạo hình
- Nhiều cơ sở giáo dục mầm non đã tổ chức tốt công tác bồi dưỡng giáo viên
và phối hợp phụ huynh.
2.1.1.2. Khó khăn, hạn chế
- Một số cán bộ quản lí, giáo viên chưa thực sự nghiên cứu kĩ chương trình
giáo dục mầm non để hiểu đầy đủ nội dung, tính chất của hoạt động tạo

hình, nên chưa chú trọng phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ thông qua tổ
chức các hoạt động tạo hình.
- Kiến thức kĩ năng của một số cán bộ quản lí và giáo viên về hoạt động tạo
hình, khả năng cảm thụ nghệ thuật để truyền cảm hứng, cảm thụ nghệ thuật
cho trẻ còn hạn chế dẫn đến việc hướng dẫn trẻ cảm thụ và sáng tạo nghệ
thuật của trẻ chưa thực sự hiệu quả.


- Một số nơi, cán bộ quản lí, giáo viên chưa quan tâm đến việc thiết kế
không gian, môi trường nghệ thuật trong và ngoài lớp học, tạo cảm hứng và
niềm vui cho trẻ trong hoạt động tạo hình, chưa quan tâm đến cảm xúc, hứng
thú của trẻ khiến trẻ thụ động làm theo, nhìn và nói theo cơ. Chưa phát hiện
được năng khiếu, năng lực cá nhân của trẻ để trao đổi với cha mẹ trẻ cùng
quan tâm, tạo điều kiện phát triển năng khiếu của trẻ.
- Phương pháp, hình thức, địa điểm tổ chức, tiến trình hoạt động, nhận xét
sản phẩm cịn dập khn cố định, thực hiện theo thói quen hoặc chỉ chọn nội
dung sẵn có trong chương trình. Giáo viên chưa mạnh dạn ứng dụng đổi mới
hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình, thể loại, chất liệu, kĩ năng.
2.1.2. Việc khai thác văn hoá dân gian và các mơ hình tiên tiến để lựa
chọn, ứng dụng phù hợp nhằm nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ
nghệ thuật cho trẻ mầm non thông qua hoạt động tạo hình
Hiện nay, việc khai thác văn hoá dân gian để vận dụng vào nâng cao
năng lực sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ trong các hoạt động nghệ thuật chưa
thực sự rõ nét, chưa được coi là giải pháp quan trọng trong các cơ sở giáo
dục mầm non.
Một số tỉnh thành lớn trong cả nước đã sớm tiếp cận các phương pháp
giáo dục của các nước tiên tiến để phát triển sáng tạo nghệ thuật cho trẻ, tiêu
biểu là các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… Các phương pháp
được ứng dụng hiệu quả để phát triển lĩnh vực thẩm mĩ có thể kể đến như
hướng tiếp cận Reggio Emilia, STEAM, Montessori… Một số cơ sở giáo

dục mầm non đã đạt được những kết quả tiêu biểu trong phát triển năng lực
sáng tạo cho trẻ thông qua tiếp cận các phương pháp giáo dục quốc tế. Các
hoạt động theo cách tiếp cận này với nhiều hình thức hoạt động rất đa dạng,
mơi trường có tính thẩm mĩ, nguyên vật liệu hết sức đa dạng. Các hoạt động
tạo hình được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng như thực hành tại xưởng
nghệ thuật của trường, cho trẻ đi thăm làng nghề và trải nghiệm thực hành
sản phẩm tại chỗ, trẻ vẽ ngoài trời, trẻ vẽ cùng các nghệ nhân, cùng các hoạ
sĩ...
2.2. Gợi ý các hình thức nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ
thuật cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình
2.2.1. Đổi mới hoạt động vẽ
2.2.1.1. Vẽ theo nhạc:


a) Vẽ theo nhạc:
b) Chuẩn bị nguyên vật liệu:
c) Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm
- Giáo viên cho trẻ lắng nghe bản nhạc hoặc đoạn nhạc 1 hoặc vài lần. Trẻ
nêu cảm nhận của mình.
- Trẻ tiếp tục nghe nhạc, cảm nhận nhạc và đưa tay vẽ
nét/hình/màu/chấm/phẩy/vẩy màu theo tiết tấu/giai điệu của nhạc.
- Chỉnh sửa, thêm chi tiết sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm. Ở khâu này giáo
viên có thể cho trẻ vẽ thêm các chi tiết hoặc cắt rời các mảng, miếng để chắp
ghép lại thành những sản phẩm mới của nhóm.
- Trưng bày và chia sẻ về sản phẩm. Nói lên cảm xúc trong q trình vẽ. Nói
lên cảm nhận về sản phẩm của các nhóm hoặc sản phẩm cá nhân vẽ sáng tạo
theo nhạc.
2.2.1.2. Vẽ sáng tạo theo chuyên đề/bộ sản phẩm
) Vẽ theo chuyên đề/bộ sản phẩm: Là hình thức mà giáo viên tổ chức các
hoạt động vẽ theo chun đề/chủ đề lớn với hình thức vẽ nhóm, có thể chia

mỗi nhóm với các phân đoạn nội dung hoặc một mảng nhỏ chuyên đề.
- Chủ đề: Môi trường; Công viên,...
- Sáng tạo/thiết kế các bộ sản phẩm/truyện tranh/nhân vật.
+ Thiết kế bộ sản phẩm các loại túi xách.
+ Vẽ tranh truyện sáng tạo.
+ Vẽ các nhân vật theo câu chuyện có sẵn.
b) Chuẩn bị nguyên vật liệu:
- Màu nước, màu dạ, vật liệu khác
- Giấy khổ lớn, tường, gốm, giấy bìa, vải, giấy các loại, vật liệu tái chế, …
- Bút vẽ các loại.
c) Tổ chức hoạt động: Hoạt động theo nhóm
- Thảo luận nhóm chọn chủ đề/chuyên đề/bộ sưu tập/truyện


- Tìm ý tưởng nội dung/chia phân đoạn/phân cảnh, ...
- Nêu ý tưởng thể hiện/chọn chất liệu, vật liệu.
- Thể hiện.
- Trưng bày/chia sẻ về sản phẩm
2.2.2. Đổi mới hoạt động nặn
2.2.2.1. Nặn các sản phẩm lưu niệm
a) Nặn các sản phẩm lưu niệm: Là loại hình nặn các sản phẩm theo hướng
ứng dụng, tạo ra các sản phẩm có thể sử dụng trong cuộc sống, làm trang trí
hoặc là quà tặng nho nhỏ cho người thân, phù hợp với năng lực theo độ tuổi
và sự hứng thú của trẻ.
b) Chuẩn bị nguyên vật liệu:
- Đất sét trắng hoặc màu, đất thủ công.
- Dao, khuôn, dây, …
c) Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm.
- Giáo viên cùng trẻ tìm hiểu, trao đổi về các sản phẩm tạo hình từ đất nặn
có tính chất trang trí, lưu niệm như vòng cổ, vòng tay, các mặt đeo dây, cái

đĩa,…
2.2.3. Đổi mới hoạt động trang trí
a) Trang trí chuyên đề/bộ sản phẩm là hình thức tạo hình sử dụng các hoạ
tiết, hình mảng, màu sắc để trang trí, cách điệu cho các sản phẩm đẹp hơn.
Đối với các sản phẩm làm theo bộ như trang trí hình các que kem, bóng bay,
quả trứng, túi xách, khăn trải bàn, bộ quạt, bộ lọ, bộ quần áo thời trang mùa
hè,... thì trẻ có thể sử dụng hoạ tiết có tính tương đồng như hoa lá, hình kỉ
hà,... Tuỳ theo ý tưởng và sự sáng tạo của các nhóm trẻ.
b) Chuẩn bị nguyên vật liệu: Các vật liệu giấy, tái chế, vật thật, …
c) Tổ chức hoạt động
- Tổ chức hoạt động nhóm
+ Thảo luận, lựa chọn loại bộ sản phẩm: Túi xách, mũ, áo phông, que kem…


+ Tạo hình theo ý tưởng đã đưa ra, mỗi bé làm một sản phẩm nhỏ trong bộ
sản phẩm chung
đã thống nhất hoặc làm chung một sản phẩm phù hợp theo độ tuổi.
+ Sử dụng hoạ tiết có sẵn hoặc vẽ các hoạ tiết theo ý tưởng của trẻ lên sản
phẩm.
- Trưng bày/chia sẻ sản phẩm.
2.2.4. Đổi mới hoạt động xé, cắt dán
2.2.4.1. Xé, cắt dán theo chuyên đề
a) Xé, cắt dán là hình thức tạo hình mà giáo viên có thể định hướng, cùng trẻ
lựa chọn các câu chuyện, bài thơ hặc một bộ sản phẩm theo chủ đề mà trẻ
yêu thích, phù hợp theo độ tuổi.
b) Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Giấy vẽ, giấy màu, giấy báo, giấy bìa, đĩa giấy, lõi giấy vệ sinh, kéo, hồ
dán...
c) Tổ chức hoạt động: Tổ chức cá nhân hoặc nhóm.
- Giáo viên cùng trẻ thảo luận

- Các nhóm chia sẻ ý tưởng: cắt bộ áo phông, bộ váy, cái túi, các nhân vật
theo truyện có sẵn (sau này dán que làm rối que kể chuyện với bóng)
- Thực hiện
- Trưng bày và chia sẻ về sản phẩm
2.2.4.2. Gấp, cắt giấy Origami Nhật Bản và biểu diễn
a) Gấp giấy Origami: là nghệ thuật gấp giấy (hay nghệ thuật xếp giấy) có
xuất xứ từ Nhật Bản. Origami là sự kết hợp những cách gấp đơn giản để biến
miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vng thành những
hình phức tạp (3 chiều)
b) Chuẩn bị nguyên vật liệu
Giấy các loại, đinh ghim, que kem, que tre,…
c) Tổ chức hoạt động


- Giáo viên tự gấp mơ hình Origami trước để làm mẫu cho trẻ học theo. Có
thể chọn những cách gấp, cắt từ dễ đến khó hơn.
Ví dụ: Gấp và cùng chơi với chong chóng.
2.2.5. Chắp ghép từ các nguyên vật liệu rời
2.2.6.1. Chắp ghép từ gỗ/ống giấy
a) Chắp ghép sáng tạo từ vật liệu gỗ mang tính chất dạng hoạt động chắp
ghép, xây dựng, sáng tạo. Trẻ có thể sử dụng các loại gỗ rời, ống lõi giấy có
hình dáng đa dạng, trẻ tưởng tưởng ra các bối cảnh, câu chuyện để lắp ghép,
tạo hình nên các bối cảnh, câu chuyện đó. Cách sử dụng các mảnh rời khiến
trẻ có vơ vàn cơ hội làm mới, tháo rời và chỉnh sửa, vì vậy trẻ ở các độ tuổi
ln bị thu hút và say mê với các dạng sáng tạo này.
b) Chuẩn bị nguyên vật liệu:
Các miếng gỗ, cành cây khơ, đĩa CD, các ống lõi giấy có hình dáng, kích
thước khác nhau: hình vng, trịn, trụ, tam giác,…
c) Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm
- Giáo viên cùng thảo luận về các ý tưởng: Cây cầu, ngôi nhà, ô tô, ngôi

làng.
- Thực hiện ý tưởng
- Chia sẻ quá trình sáng tạo sản phẩm
2.2.6. Khám phá tác phẩm bằng các giác quan
a) Khám phá tác phẩm nghệ thuật
Quan sát, cảm nhận các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ là hoạt động rất
cần thiết đối với trẻ và giáo viên.
dần dần hình thành một nhãn quan thẩm mĩ thực sự về nghệ thuật, cho dù ở
mức độ đơn giản và trong sáng.
b) Tổ chức hoạt động
- Giáo viên cùng trẻ lựa chọn 1 tác phẩm tranh của hoạ sĩ, những bức tranh
phong cảnh, hình ảnh giàu tính liên tưởng như phong cảnh của những vùng
quê biển, nông thôn, cánh đồng lúa, đàn chim, mặt trời đang lên,…


- Cho trẻ quan sát và nhớ các hình ảnh.
- Trẻ có thể im lặng, quan sát hoặc nhắm mắt nghĩ về hình ảnh bức tranh,
liên tưởng đến những gì diễn ra trong đó như tiếng sóng nước, tiếng gió,
tiếng mưa, tiếng cây rì rào, tiếng gọi nhau, tiếng chim hót,…
- Trẻ mơ tả lại những cảm nhận và liên tưởng của mình về hình ảnh, màu
sắc. Đơi khi đơn giản với trẻ MGB chỉ cần trẻ mô tả lại biểu cảm, trạng thái
của nhân vật, cảnh vật trong tranh.
- Tiếp tục quan sát, cảm nhận.
- Giáo viên nêu cảm nhận của mình về tác phẩm và cho trẻ thấy mỗi người
đều có cách quan sát, cảm nhận, liên tưởng khác nhau khi xem một tác phẩm
hay một sản phẩm tạo hình bất kì.
C) Trưng bày và chia sẻ cảm xúc quá trình vẽ
2.2.7. Sáng tạo từ các vật liệu tại địa phương
a) Mỗi địa phương đều có rất nhiều loại vật liệu đa dạng, độc đáo. Thơng
qua các hình thức hoạt động tạo hình, giáo viên và trẻ em có thể lựa chọn

các vật liệu đa dạng có tại địa phương để thực hành, trải nghiệm.
b, Chuẩn bị nguyên vật liệu:
- Các miếng gỗ, cành cây, lá, hoa khô, quả thông
- Lõi ống giấy, nắp chai, que đè lưỡi, kẹp gỗ
- Vỏ sò, trai, ốc, đá, sỏi, cát, đất sét
c) Tổ chức hoạt động
- Thảo luận về các đặc trưng văn hố địa phương
- Mời nghệ nhân đến nói chuyện, hướng dẫn làm sản phẩm
- Lựa chọn về các vật liệu có thể sử dụng tại địa phương
2.3. Các biện pháp nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật
cho trẻ mầm non
2.3.1. Ở nhà trường
2.3.1.1. Các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên


- Hiểu bản chất của sự sáng tạo
- Phát triển khả năng sáng tạo trong bản thân giáo viên
- Sử dụng các chiến lược dạy và học nhằm thúc đẩy sự sáng tạo ở trẻ em
- Đổi mới tổ chức hoạt động tạo hình
2.3. Các biện pháp nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật
cho trẻ mầm non
2.3.1. Ở nhà trường
2.3.1.1. Các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên
- Hiểu bản chất của sự sáng tạo
- Phát triển khả năng sáng tạo trong bản thân giáo viên
- Sử dụng các chiến lược dạy và học nhằm thúc đẩy sự sáng tạo ở trẻ em
- Đổi mới tổ chức hoạt động tạo hình
Tổ chức trải nghiệm nghệ thuật tập trung vào sản phẩm
_ Trẻ được hướng dẫn để làm theo.
_ Giáo viên làm mẫu để trẻ làm theo.

_ Có cách thực hiện đúng và chưa đúng.
_ Có sự mường tượng trong đầu một sản phẩm hoàn chỉnh.
_ Những tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh của trẻ nhìn tương tự nhau.
_ Trẻ trải nghiệm sự thất bại.
_ Giáo viên có thể “sửa sai”.
_ Cả lớp cùng lúc tham gia vào một hoạt động nghệ thuật.
- Các mẫu và ví dụ có sẵn trên mạng.
Tổ chức trải nghiệm nghệ thuật tập trung vào q trình
Khơng có các hướng dẫn theo từng bước một.
- Khơng có mẫu sẵn để trẻ làm theo.
- Khơng có cách làm nào là sai để khám phá và sáng tạo.


- Trọng tâm của nghệ thuật là những trải nghiệm và sự khám phá các kĩ
thuật, công cụ và vật liệu.
- Nghệ thuật là độc đáo và nguyên bản theo cách suy nghĩ và cách làm của
trẻ.
- Trải nghiệm là sự thư giãn hoặc tĩnh tâm.
- Nghệ thuật hoàn toàn thuộc về trẻ.
- Trải nghiệm nghệ thuật là một lựa chọn của trẻ.
- Các ý tưởng khơng có sẵn.
2.3.1.2. Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục
a) Xây dựng môi trường
- Các cơ sở giáo dục mầm non nên tạo ra một môi trường giáo dục hướng tới
hạnh phúc của trẻ em và thúc đẩy các mối quan hệ giữa các trẻ em. Môi
trường và kiểu cộng tác thân thiện giữa những người lớn làm việc trong giáo
dục mầm non.
- Khơng gian nói lên: cách sắp xếp đồ đạc, lựa chọn màu sắc, vật liệu, đồ
dùng sạch sẽ, trật tự, khả năng trẻ có thể tiếp cận các đồ vật và vật liệu thuận
lợi. Khơng gian này nói lên khi trẻ bước vào một khơng gian điển hình của

hoạt động tạo hình với nhiều vật liệu đa dạng, phong phú khiến trẻ đầy hứng
thú sáng tạo khi ở đó.
- Thiết kế môi trường lớp học là sự lựa chọn vật liệu/học liệu được trưng
bày trong mỗi khu vực/góc học tập để thu hút trẻ em vào các hoạt động vui
chơi, trải nghiệm của trẻ. Khi trẻ được vui chơi theo sở thích trong các mơi
trường phù hợp, chúng sẽ phát triển các kĩ năng và thái độ tích cực đối với
nhau trong nhóm/ trong lớp.
Trẻ em được tham gia hoạt động trong môi trường lớp học được xây
dựng/thiết kế phù hợp sẽ có cơ hội và cải thiện các kĩ năng ngôn ngữ, kĩ
năng đọc, kĩ năng nghe, đặc biệt là trong quá trình viết kịch, kĩ năng số, trẻ
em học được cách chia sẻ các học liệu cùng nhau, tạo ra hành vi xã hội
mong muốn ở trẻ.
- Góc tạo hình


Được thiết kế cho hoạt động tạo hình và các hoạt động học tập, vui chơi của
trẻ em. với nhiều vật liệu đa dạng, sắp xếp đẹp đẽ, tạo sự tị mị khám phá và
u thích sáng tạo. góc nghệ thuật có khơng gian cho nhiều hoạt động tạo
hình khác nhau như học vẽ, nặn thủ công, làm gốm, chắp ghép, … của cá
nhân hay nhóm trẻ diễn ra tại đây.
- Vật liệu: trong hoạt động tạo hình đóng vai trị quan trọng, đó là một yếu
tố quan trọng tác động đến cảm xúc sáng tạo của cả người lớn và trẻ em. Các
nguyên vật liệu phong phú, đa dạng, được sắp xếp đẹp đẽ, gợi sự hứng thú tò
mò đối với trẻ, điều đó sẽ khiến trẻ nảy sinh những cảm xúc vui sướng, hào
hứng và mong muốn được làm việc, sáng tạo cùng các nguyên vật liệu đó.
Trên cơ sở đó làm nảy sinh những ý tưởng, những suy tư về cách sử dụng
vật liệu, cách tạo hình các hình mẫu nào đó
b) Mơi trường giáo dục thẩm mĩ khác: Câu lạc bộ, xưởng nghệ thuật, ngoài
trời, làng nghề, triển lãm, gặp gỡ nghệ sĩ, bảo tàng mĩ thuật, danh lam thắng
cảnh địa phương, phong cảnh quê hương, các bãi biển, sông, núi...

2.3.1.3. Biện pháp vận dụng một số yếu tố của mơ hình giáo dục tiên
tiến/quốc tế vào hoạt động tạo hình để phát triển năng lực sáng tạo nghệ
thuật cho trẻ mầm non
a) Phương pháp Montessori
b) Hướng tiếp cận Reggio Emilia
c) Phương pháp Steiner
CÂU HỎI CUỐI CHUYÊN ĐỀ
1. Đề xuất các hình thức đổi mới hoạt động tạo hình nhằm nâng cao năng lực
sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non.
2. Đề xuất cách xây dựng kho vật liệu đa dạng, phục vụ các hoạt động tạo
hình phát triển năng lực sáng tạo và cảm thụ thẩm mĩ cho trẻ tại cơ sở giáo
dục mầm non ở địa phương.



×