Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

CHUYÊN ĐỀ: KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON VÀ TIỂU HỌC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.29 KB, 72 trang )

TƯ LIỆU GIÁO DỤC HỌC.

CHUYÊN ĐỀ
“GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON
VÀ TIỂU HỌC”


HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU

Trong xã hội ta ngày nay với những biến động không ngừng, con
người – để tồn tại và phát triển – ngày càng phải có những nhận thức
rõ ràng, khả năng thích nghi cao và phải được trang bị một vốn kiến
thức tổng hợp về tất cả mọi vấn đề Chính vì thế việc giáo dục sớm
đối với trẻ đóng vai trò hết sức cần thiết và quan trọng.
Ngay từ những ngày tháng nằm trong bụng mẹ, trẻ đã có những
hoạt động khám phá thế giới xung quanh: mút ngón tay, sờ tai, nghịch
nước ối, lắng nghe âm thanh bên ngoài và còn biết phản ứng trước
những tâm tư tình cảm của mẹ Rồi những năm tháng đầu đời, trẻ lớn
dần lên mang theo sự khát khao tìm hiểu và học hỏi. Tâm hồn trẻ thơ
như một trang giấy trắng, bất kỳ mọi hành động, cử chỉ lời nói của
mọi người xung quanh đặc biệt là bố mẹ đều được trẻ ghi nhận và làm
theo mà không có sự lựa chọn nào.Chính vì thế, đây là một giai đoạn
cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của trẻ sau này.
Việc chỉ bảo dạy dỗ, uốn nắn trẻ - tất nhiên là phụ thuộc vào thời gian,
không gian, trạng thái tình cảm, tình huống xảy ra sự việc – sẽ góp
phần vào việc định hình nên nhân cách sống của trẻ. Việc trang bị kỹ
năng sống, hướng dẫn trẻ biết thu nhận kiến thức cho bản thân là cách
tốt nhất để cho trẻ vững bước vào đời. Vai trò giáo dục của thầy cô
giáo và các bậc phụ huynh là vô cùng quan trọng.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc


tham khảo tài liệu và phát triển: “CHUYÊN ĐỀ: “GIÁO DỤC TRẺ
EM MẦM NON VÀ TIỂU HỌC”
Mong nhận được ý kiến quý báu của thầy, cô giáo, các bậc cha
mẹ học sinh và các bạn!
Chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG:
PHẦN I : 10 lời khuyên trong giáo dục con cái.
PHẦN II : Dạy con thích sách từ nhỏ
PHẦN III: Dạy con biết cãi mới là mẹ 'khôn'
PHẦN IV: Học con nói tiếng yêu thương
PHẦN V: KINH NGHIỆM: GIÁO DỤC CON
CÁI!
PHẦN VI: CÁCH NUÔI DẠY CON TRẺ NÊN NGƯỜI
PHẦN I:
10 lời khuyên trong
giáo dục con cái.
Chúng ta thường được giáo dục để trở nên những đứa con
tốt trong gia đình, nhưng rất ít khi chúng ta được giáo dục để
trở nên những cha mẹ tốt. Ở trường học, chúng ta học rất
nhiều môn, nhưng không môn nào dạy ta nghệ thuật làm cha
mẹ, nghệ thuật mà ta phải áp dụng suốt cả cuộc đời kể từ khi
có con, đồng thời cũng là một nghệ thuật hết sức quan trọng
cho hạnh phúc của ta cũng như cho tương lai của con cái. Vì
thế, đa số nhân loại khi lên làm cha mẹ đã không biết phải
đóng vai trò đó như thế nào cho sáng suốt. Thường thì chỉ khi
làm cha mẹ chúng ta mới bắt đầu học nghệ thuật ấy, học theo
kiểu “nghề dạy nghề”, tự học, học một cách mò mẫm, phải tự
suy nghĩ để tìm ra phương pháp. Cũng có những cách nói về
nghệ thuật này, nhưng không nhiều.
1. Con người không ai hoàn hảo cả

Vì thế, ta đừng đòi hỏi con cái ta phải hoàn hảo, phải làm ta
luôn hài lòng. Chính ta, trong quá khứ cũng như hiện tại, ta có
hoàn toàn làm hài lòng cha mẹ ta đâu. Chúng ta cũng bất toàn.
Tuy nhiên, vì tính cách sư phạm, ta có thể đòi hỏi con cái chút
ít để chúng cố gắng hơn. Cùng là thân phận con người yếu
đuối như nhau, ta nên thông cảm với những tật xấu, những
khuyết điểm của con cái. Ta phải tập biết hài lòng về những cố
gắng của con cái mình, về mức độ tốt đẹp mà chúng ta đã từng
nỗ lực để đạt được.
2. Đừng kỳ vọng về con cái quá mức
Ai cũng có giới hạn của mình, dù cố gắng lắm cũng khó vượt
qua giới hạn ấy. Điều quan trọng là biết được đâu là giới hạn
của con cái mình để tôn trọng giới hạn đó, để đặt ra mục tiêu
thích hợp khuyến khích chúng thực hiện. Thông thường, khi
có con, ai cũng kỳ vọng con mình phải là người thế này, thế
kia. Ta mong con ta hơn ta, và sẵn sàng hy sinh tất cả để con
ta đạt được những gì kỳ vọng nơi chúng. Nhưng trong nhiều
trường hợp, những kỳ vọng đó vượt quá khả năng thực hiện
của chúng. Có thể chúng không có nhiều tài năng và nghị lực
bẩm sinh như ta, có thể chúng có khuynh hướng khác với ta.
Ta không nên lấy mình làm khuôn mẫu để ép con cái phải như
mình. Đặt lý tưởng quá cao như con cái dễ làm cho chúng mặc
cảm tự ti và buồn phiền nếu không thể đạt tới, đồng thời dễ
làm ta thất vọng và chán nản về chúng.
3. Chấp nhận con cái
Chấp nhận con cái không có nghĩa là không bắt chúng nỗ lực
để nên tốt đẹp hơn, mà là chấp nhận mức độ chúng đạt được
sau khi ta đã nổ lực tạo đủ mọi điều kiện để chúng tốt đẹp hơn
và chính chúng cũng đã cố gắng. Đừng ép con cái mình phải
giống hay bắt chước một trẻ em khác. Trên đời này không thể

có hai đứa trẻ giống nhau. Để chấp nhận trẻ, ta phải biết đặt
mình vào địa vị của trẻ và nhìn theo quan điểm của chúng.
Đừng bắt chúng nhìn theo quan điểm của ta.
4. Dành thì giờ để đối thoại với con cái
Nên bỏ ra mỗi ngày ít nhất 15 hay 30 phút để tiếp xúc với con
cái, để nói chuyện, tìm hiểu chúng, trao đổi tư tưởng, cảm
nghĩ và tâm tình của chúng. Giờ rất thuận tiện là các bữa ăn.
Phải lắng nghe chúng nói, khuyến khích chúng bày tỏ những
điều chúng nghĩ trong đầu, chứ không phải bắt chúng chỉ nghe
mình thôi. Đồng thời phải biết phản ứng kịp thời và thích hợp
với những gì chúng biểu lộ: vui buồn, ngạc nhiên, sửa sai, bất
đồng, tán thành, khuyến khích… Phải luôn luôn nắm được tư
tưởng và ý muốn của chúng. Phải tập trò chuyện với chúng
như bạn bè, nhất là khi chúng đã lớn, khoảng 10 tuổi trở lên.
Đừng để chúng hư lúc nào ta không biết.
5. Cố gắng tạo quan hệ tình cảm với con cái
Con cái ta rất cần được yêu thương, khuyến khích, hỗ trợ để
chúng có thể phát triển. Do đó, ta phải làm sao để chúng cảm
nhận được tình thương của ta. Cần phải biểu lộ tình cảm của ta
ra bên ngoài, qua ánh mắt, qua những cử chỉ âu yếm, những
lời nói ngọt ngài, những hy sinh cụ thể và thường xuyên của
ta. Càng nhỏ, chúng càng nhạy cảm với tình thương của ta.
Chúng cần tình thương để lớn lên và phát triển cũng như cần
thức ăn, nước uống. Đừng giấu tình cảm trong lòng mà phải
biểu lộ ra ngoài. Đừng chỉ yêu thương bằng khối óc (dù rất
cần thiết). Mà còn phải yêu thương bằng con tim nữa.
6. Phải làm sao cho con cái phải tin tưởng nơi ta
Trẻ cảm thấy cần được bảo đảm tốt đẹp về mọi phương diện,
vật chất cũng như tinh thần. Chúng mong tìm được những bảo
đảm đó nơi cha mẹ chúng. Vì thế, ta phải trở nên chỗ dựa

vững chắc cho chúng về mọi mặt. Phải sống làm sao để chúng
cảm thấy an tâm. Mọi lời ta nói phải đúng để chúng tin tưởng,
mọi việc ta làm phải tốt để chúng bắt chước. Phải làm sao để
chúng tin vào tình yêu, sự thành thật, khả năng hy sinh và sự
cao thượng của ta. Ta muốn con cái ta tốt tới mức nào thì ra ta
phải sống tốt với mức đó. Hành động của ta dù tốt hay xấu đều
ảnh hưởng tới con cái ta tới mức độ ta không ngờ được.
7. Đồng hành với con cái trên đường tiến tới hoàn mỹ
Tuy nhiên, ta không nên tự thần tượng hóa mình trước mặt
con cái. Tới một lúc nào đó, ta phải cho chúng thấy rằng chính
ta cũng là người bất toàn đang nỗ lực tiến tới trưởng thành,
hoàn thiện. Ta chỉ là người đi trước có trách nhiệm dẫn dắt
chúng trong những bước đầu cuộc đời chúng, đưa chúng đi
vào đời sống nhân bản (với bản thân và người khác). Và sau
này, chính ta cũng nên sẵn sàng nhận lại sự nâng đỡ của
chúng. Cần phải khiêm tốn nhận những khuyết điểm của chính
mình. Trên đường tiến tới hoàn thiệnm ta hãy biến chúng
thành những người bạn đồng hành và cho phép chúng được
coi lại ta như thế, đồng thời cấhp nhận sự xây dựng của chúng.
Như vậy, chúng sẽ tự tin và dễ trưởng thành hơn.
8. Phải tôn trọng phẩm giá của con cái
Con cái ta có quyền và rất cần được đối xử như những con
người. Đừng đối xử với chúng như những nô lệ hay đầy tớ
trong nhà. Hãy tôn trọng tự do của chúng, Đừng cấm đoán
chúng những gì mà ta xét thấy vô hại. Cũng nên tôn trọng giờ
làm việc, giờ ngủ và thì giờ của chúng một cách vừa phải. Nếu
cần phải sửa phạt thì thì nên sửa phạt đúng mức, hợp lý đừng
phê phán chúng quá đáng hoặc chửi rủa những câu thậm tệ,
xúc phạm tới phẩm giá hoặc làm tổn thương tự ái của chúng
quá mức cần thiết. Đừng bêu xấu con trước mặt người khác

hoặc những trẻ em khác. Có tôn trọng chúng thì chúng mới
biết tự trọng và tự tin.
9. Hãy để con cái phát triển tính độc lập
Khi còn nhỏ, con cái ta lệ thuộc ta mọi mặt. Lúc đó, ta phải
bắt chúng vâng lời, làm theo ý ta để chúng đi đúng đường.
Nhưng ta phải huấn luyện và giáo dục chúng làm sao để dần
dần chúng trưởng thành, có khả năng tự do và tự lập về mọi
mặt. Đừng bắt chúng phải lệ thuộc vào ta mãi, cứ phải theo ý
muốn của ta. Đó cũng là cách để ta tự giải phóng chính mình.
Nên ý thức rằng con cái ta không phải là của ta mãi mãi, mà là
của cuộc đời. Muốn chúng lệ thuộc ta mãi đó là ý muốn của
những cha mẹ còn non nớt. Cần phải biết biến chúng thành
những người bạn mà xem xét về nhiều mặt là ngang hàng với
mình. Có như thế chúng mới dễ phát triển và trưởng thành.
10. Trao cho chúng trách nhiệm
Phải tập cho con cái tinh thần trách nhiệm ngay từ hồi chúng
còn nhỏ bằng cách trao cho chúng những trách nhiệm từ dễ
đến khó, từ nhỏ đến to trong gia đình. Phải tập cho con cái dần
dần quán xuyến được mọi việc. Và khi chúng đã lớn, khoảng
20 đến 25 tuổi, phải tập cho chúng làm những công việc mang
tầm vóc xã hội: làm ăn, giao thiệp, nhận trách nhiệm nghề
nghiệp, điều hành công việc,… Phải tập cho chúng làm được
hầu hết những công việc của mình, thậm chí có thể thay thế
địa vị mình.
Trong gia đình, chúng ta nên sớm giao trọng trách cho con cái
đang khi chúng ta còn có thể đứng sau để hướng dẫn giúp đỡ.
Đừng để tới lúc ta không còn làm được gì nữa mới nhường
trách nhiệm cho chúng. Tới lúc đó chúng mới tập sự làm việc
thì đã hơi muộn, nên sẽ ít khi hữu hiệu và mắc sai lầm.
Kết luận: Thế hệ con cái chúng ta có đứa hạnh và tài năng hay

không tùy thuộc vào sự giáo dục mà chúng nhận được từ cha
mẹ chúng. Vì thế, ta cần phải giáo dục chúng một cách khôn
ngoan, sáng suốt. Đừng phó mặc công việc quan trọng này cho
may rủi, cũng đừng làm một cách tùy tiện, thiếu suy nghĩ.
PHẦN II:
Dạy con thích
sách từ nhỏ
Những em bé yêu sách thường học giỏi, tự
giác học tập và ngoan ngoãn hơn trẻ không
biết coi trọng sách vở.
Được làm quen với sách từ nhỏ, bé sẽ dễ dàng hình thành tình
yêu sách vở. Ảnh: Đan Thư.
Hầu như lần nào đi siêu thị hay trong những dịp 1/6, Tết
Trung thu chị Bích Phương (quận 7, TP HCM)luôn mua
tặng cô con gái 5 tuổi của mình những cuốn sách. Tuy nhiên,
nhiều cuốn truyện tranh chị chưa kịp đọc cho con nghe đã bị
bé Bim tô vẽ nguệch ngoạc, xé bìa, xé ruột, biến thành khăn
giấy lau bàn. Tuổi thọ của những cuốn sách trong nhà chị
không quá một tuần, thậm chí nhiều cuốn tồn tại không quá
một ngày.
So sánh thấy một cuốn truyện tranh cho bé giá khoảng mười
lăm nghìn, chỉ bằng một lần bé đi đu quay hay tô tượng… chị
lại vui vẻ bỏ cuốn sách vừa bị bé làm xấu đi, mua lại một cuốn
khác. Nhiều khi chị ném cả cuốn truyện tranh bé vừa làm rách
bìa vào đống giấy báo bán ve chai của mình. Bé Bim lại rất
hào hứng với trò biến sách thành ve chai để… kiếm tiền cho
mẹ. Đôi khi chị cũng băn khoăn: rõ ràng là bé rất hào hứng khi
mẹ dẫn đi hiệu sách nhưng lại chẳng biết giữ gìn những cuốn
sách của mình. “Hy vọng sau này lớn lên, nó sẽ hiểu và yêu
quý sách”, chị Phương nói.

Theo thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành
chính quốc gia (cơ sở tại TP HCM), ứng xử như chị Phương là
không nên. Muốn con yêu quý sách vở, bản thân bố mẹ cũng
phải thể hiện là những tấm gương trân trọng sách vở. Chia sẻ
trong buổi nói chuyện chuyên đề “Cây non… dễ uốn?” tại TP
HCM cuối tuần qua, chị Thúy kể rằng khi các con lỡ tay làm
rách sách, chị đều cẩn thận lấy băng dính dán lại. Với những
cuốn sách phải “vá víu” như vâỵ chị vẫn trân trọng cất lên giá
sách.
Chị bảo, kể cả khi có điều kiện mua lại được một cuốn khác
mới hơn mình cũng không bao giờ mua, vẫn nâng niu những
cuốn sách cũ để bé thấy được giá trị của chúng. Nếu cuốn sách
vừa bị bé làm rách, làm nhàu nhĩ, cha mẹ đã sẵn sàng bỏ đi,
thì sau này bé cũng dễ dàng chỉ coi sách như là giấy lộn.
Để con yêu quý sách vở, nhà sách nên là điểm ưu tiên đầu tiên
khi dẫn bé đi chơi của cha mẹ. Chia sẻ trong buổi hội thảo
“Giáo dục đạo đức cho con: những thách thức của cha mẹ” tại
TP HCM vừa qua, anh Trần Việt Quân, tổng giám đốc công ty
Bách Khoa Computer, đồng thời cũng là một người rất tâm
huyết với công tác nuôi dạy trẻ kể rằng nhà sách luôn đứng
đầu trong danh sách các địa chỉ đi chơi của cả 3 đứa con nhà
anh ngay từ thời chưa đi mẫu giáo.
Anh nói rằng dù chưa biết đọc nhưng được đến nhà sách
thường xuyên giúp các bé yêu quý sách vở. Môi trường ở nhà
sách vốn văn minh thân thiện, đầy tri thức, những người đến
đây chủ yếu đều yêu sách vở… rất có ích cho sự phát triển của
bé. Cậu con thứ hai nhà anh hơi hiếu động, thời gian đầu mới
vào hiệu sách, bé đối xử với các cuốn sách như những món đồ
chơi.
Từ kinh nghiệm và nghiên cứu của mình về vấn đề nuôi dạy

trẻ, anh biết nếu bé tiếp xúc với điều gì nhiều, bé sẽ dễ hình
thành tình yêu với vật đó. Vì thế, anh nói với bác bảo vệ và
những người quản lý hãy để bé chơi, nếu cuốn nào bé làm
hỏng anh sẽ mua về. Sau này, cậu con trai của anh đã thực sự
trở thành người bạn thân thiết của nhà sách đó. Bước vào tuổi
học sinh, con trai anh rất yêu sách vở và luôn tự giác học tập,
bố mẹ không hề phải nhắc nhở.
PHẦN III:
Dạy con biết cãi mới
là mẹ 'khôn'
Một đứa trẻ quá ngoan, luôn răm rắp nghe
theo yêu cầu của cha mẹ liệu có thành tài?
Tôi có một cô bạn sang Anh sinh sống đến nay đã hơn 10
năm. Một lần đi công tác, tôi có dịp đến ở nhờ nhà bạn 4 ngày
3 đêm, khi đó con gái của bạn 9 tuổi. Không muốn cho con gái
bị mất gốc, gia đình bạn tôi chủ trương dùng hoàn toàn tiếng
Việt ở nhà. Vì thế, con gái bạn tôi nói sõi cả tiếng Anh và
tiếng Việt.
Để ‘kết giao’ với cô bé này, ngay tối đầu tiên khi đang uống
trà ăn bánh ngọt, tôi chủ động hỏi chuyện trường lớp của cô bé
bằng tiếng Anh. Cô bé trả lời tôi bằng một phong thái rất tự tin
và lưu loát cũng bằng thứ tiếng này. Nhưng thật lạ, khi cô bé
vừa trả lời xong thì bố cô bé (chồng bạn tôi) hắng giọng nhắc:
“Hãy nói tiếng Việt, con yêu!”. Tôi thoáng chút bối rối, quay
nhìn chồng của bạn thì đã nghe tiếng cô bé nói:
“But why do I have to speak Vietnamese? She speaks &
understands Enlish very well. (Nhưng tại sao con phải nói
tiếng Việt? Cô ấy nói và hiểu tiếng Anh rất tốt – Cô ấy ở đây
là tôi).
“Vì chúng ta đã có 'luật' là phải nói tiếng Việt ở nhà”, ông bố

hơi cao giọng và nhấn mạnh chữ 'luật'.
“Of course, I remember. But I am more comfortable with
English. I am an England citizen anyway”(Tất nhiên là con
nhớ. Nhưng con cảm thấy thoải mái hơn khi nói tiếng Anh. Dù
thế nào con cũng là một công dân Anh).
“Con đừng có cãi nữa. Chúng ta chấm dứt tranh luận ở
đây”, chồng bạn tôi trừng mắt.
Thấy thái độ gắt gỏng của bố, cô bé không cãi nữa và chuyển
qua nũng nịu: “Bố ơi, con vẫn thực hành tiếng Việt hàng ngày
với mẹ và bà mà. Nhưng cô nói tiếng Anh thì con phải đáp
tiếng Anh chứ”. Nghe cô bé nói, ông bố giãn dần cơ mặt, củng
tay vào trán cô bé: “Là do cô chưa biết luật nhà ta. Lần sau
bố nhắc cấm cãi nghe chưa?” – “Bố nói đúng, con sẽ không
cãi!”, cô bé phụng phịu.
Để ‘lập lại hòa bình’ giữa 2 bố con, tôi ngậm ngùi đứng ra
nhận lỗi: “Là do em muốn nói tiếng Anh với cháu. I need
more practice (Em muốn thực hành thêm)”. Nghe thế, chồng
bạn tôi xua xua tay:"Trẻ con ở Anh nói riêng và ở các nước
phát triển nói chung, không phải bảo gì cũng gật đầu răm
rắp. Muốn chúng nghe lời thì chính mình phải có lý và không
áp đặt. Nhưng do tính bảo thủ cố hữu của người Việt còn
trong máu nên anh mới quát con bé. Chứ nó biết bảo vệ quan
điểm của mình thế, anh thấy rất mừng!"
Đừng vì con có quan điểm trái ngược với ý của cha mẹ mà
phạt con (Ảnh minh họa).
Tôi có kể trải nghiệm thú vị trên cho một số người bạn ở Việt
Nam (đều là những bà mẹ trẻ) nghe và hỏi sẽ làm gì khi rơi
vào trường hợp đó thì phần đa đều lắc đầu, nói rằng con họ
mà dám cãi lại thế thì chắc chắn sẽ bị ăn đòn. Mới thấy trẻ con
Việt nam ngoan thật! Người lớn nói gì là nghe và làm theo

ngay, không dám đưa ra quan điểm hay bảo vệ chứng kiến của
mình.
Nhưng tại sao ngoan thế mà vẫn có những vụ nữ sinh lột áo
đánh nhau giữa đường, hay quay clip 'thác loạn' bị phanh phui.
Liệu có phải tại bị người lớn ép nghe lời từ trong trứng nên
mới sinh ra như vậy? Nếu đúng, tôi thà chấp nhận để con cãi
lại khi mình chưa đúng còn hơn cứ để con nghe lời trước
mặt mà sau lưng lẳng lặng làm trò hư đốn thì thật nguy hiểm.
Một đứa trẻ chỉ biết 'dạ dạ, vâng vâng' luôn luôn làm theo yêu
cầu của cha mẹ, bất kể đúng-sai liệu có thành tài?
Thiết nghĩ việc trang bị thói quen, trí thức và văn hóa 'cãi' -
phản biện trước những gì mà đứa trẻ thấy không giống như
chúng nghĩ, không giống như chúng ước mơ để có một cách
nghĩ khác, cách làm khác tốt hơn mới là cha mẹ khôn ngoan.
Hãy bỏ đi cách giáo dục độc đoán đòi hỏi sự vâng phục tuyệt
đối và thay thế bằng những phương pháp mới đặt căn bản trên
nguyên tắc tự do và trách nhiệm. Như thế, con trẻ của chúng ta
sẽ không còn bị ép buộc phải tuân phục, nhưng chúng sẽ được
khuyến khích tự nguyện tuân giữ kỷ luật trong tinh thần trách
nhiệm.
PHẦN IV:
Học con nói tiếng yêu thương
Rất nhiều cha mẹ băn khoăn với câu hỏi: “Có
cần bày tỏ tình yêu thương với con trẻ khi
chúng còn quá nhỏ chưa hiểu gì?” Câu trả lời
của các chuyên gia tâm lý luôn luôn là “Có”.
Bởi nếu quan sát cách cư xử và hành vi của trẻ,
bạn sẽ nhận thấy ngôn ngữ yêu thương của trẻ
bộc lộ khá sớm.
Những thông điệp từ tiềm thức

Kiên sáu tuổi, khi ba đi làm về bé thường nhảy vào
lòng rồi với tay lên làm rối tung tóc ba. Theo “ngôn
ngữ” của Kiên, đó là cách bé truyền cảm bằng xúc giác
với ba: Kiên làm rối tóc ba vì muốn được ba vuốt ve
mình.
Cách bé Vy, năm tuổi, đón ba đi làm về thì khác hẳn
Kiên. Khi thấy ba về, không để ba nghỉ ngơi Vy đã hét
toáng lên: “Ba ơi vào phòng con nhanh lên, con muốn
ba xem cái này nè!” Nếu ba Vy chưa vào thì chừng vài
phút sau Vy lại la to “Con muốn ba vào phòng con
ngay bây giờ ba ơi!”, cứ thế cho đến khi ba chịu vào
phòng xem việc Vy làm. Bé Vy muốn gì ở đây? Bé
muốn ba hoàn toàn chú ý đến mình, và bé không dừng
yêu cầu cho đến khi được thỏa mãn, cho dù có phải gây
ầm ĩ.
Nếu con bạn thường tặng quà cho bạn, gói kỹ rồi trao
cho bạn với niềm hân hoan đặc biệt trong ánh mắt, thì
ngôn ngữ yêu thương của con bạn chính là món quà.
Bé tặng quà cho bạn vì bé muốn được nhận quà. Nếu
bạn thấy con mình lúc nào cũng tìm cách chơi và giúp
đỡ đứa em hoặc trẻ hàng xóm thì ngôn ngữ yêu thương
của bé chính là hành động được phục vụ. Khi bé hay
khen bạn mặc áo đẹp, thức ăn mẹ nấu ngon, ba giỏi vì
có thể sửa giúp bé đồ chơi bị hỏng, ngôn ngữ yêu
thương của bé là muốn khẳng định.
Tất cả những điều đó thuộc phạm vi tiềm thức của trẻ,
nghĩa là trẻ không suy nghĩ với ý thức nếu mình tặng
quà thì ba mẹ sẽ cho mình quà, nếu mình vuốt ve thì sẽ
được vuốt ve lại. Nhiều hành động của trẻ được thúc
đẩy bởi ước muốn riêng của trẻ. Trẻ do kinh nghiệm

mà biết được điều gì mình làm hoặc nói sẽ nhận được
sự đáp lại của cha mẹ. Từ đó, trẻ sẽ làm hoặc nói
những điều có kết quả đáp ứng được nhu cầu tình cảm
của chúng. Nếu mọi chuyện đều thuận lợi và nhu cầu
của trẻ được đáp ứng, trẻ sẽ phát triển thành những
người lớn có tinh thần và trách nhiệm sau này. Ngược
lại, nếu ấu thơ trẻ không được đáp ứng nhu cầu tình
cảm, lớn lên chúng có thể vi phạm những tiêu chuẩn
được chấp nhận, giận dữ và chống đối những người
không đáp lại tình cảm của mình, và sẽ tìm kiếm tình
yêu thương ở những nơi không thích hợp.
Không bao giờ quá trễ để nói yêu thương
Một thiếu niên bỏ nhà đi bụi đời được đưa đến khám
tại phòng khám tâm lý. Cha mẹ bé vò đầu bứt tai: “Sao
nó có thể làm như vậy khi chúng tôi thương yêu con
hết mực?” Đứa bé trả lời chuyên viên tâm lý: “Ba mẹ
tôi không yêu thương gì tôi, tôi không muốn gặp họ”.
Trong đa số trường hợp, các bậc phụ huynh này rất
mực chiều chuộng con, nhưng chưa biết cách truyền
đạt yêu thương sao cho con cái hiểu được. Nhiều cha
mẹ mua rất nhiều đồ chơi cho con, cho con đi chơi
nhiều nơi như công viên, siêu thị, xem phim nhưng

×