Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Nghiên cứu search engine tìm kiếm nội dung trong TMĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.17 MB, 75 trang )

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG SEARCH ENGINE
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TÌM KIẾM NỘI DUNG
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Sinh viên thực hiện

: Ninh Quang Duẩn

Mã sinh viên

: 518100046

HÀ NỘI - 2022


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG SEARCH ENGINE
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TÌM KIẾM NỘI DUNG
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


Sinh viên thực hiện

: Ninh Quang Duẩn

Mã sinh viên

: 518100046

HÀ NỘI - 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
1. Tính cấp thiết..................................................................................................2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................2
3. Cấu trúc của đồ án..........................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................3
1.1 Giới thiệu về website thương mại điện tử....................................................3
1.1.1 Khái niệm..............................................................................................3
1.1.2 Đặc điểm...............................................................................................3
1.1.3. Lợi ích website thương mại điện tử......................................................4
1.1.4. Các loại website thương mại điện tử.....................................................6
1.2. Giới thiệu về nền tảng .Net Framework......................................................6
1.2.1. Khái niệm..............................................................................................6
1.2.2. Ưu điểm của .NET framework..............................................................7
1.3. Giới thiệu ASP.NET....................................................................................8
1.3.1. Mơ hình lập trình phía máy chủ............................................................8
1.3.2. Sự ra đời của ASP.NET.........................................................................8
1.3.3. Ưu điểm của ASP.NET..........................................................................9
1.4. Ngôn ngữ C#...............................................................................................9

1.4.1. Khái niệm..............................................................................................9
1.4.2. Đặc trưng của C#................................................................................10
1.4.3. Ứng dụng của ngôn ngữ C#................................................................11
1.5. Sql Server..................................................................................................13
1.5.1. Khái niệm............................................................................................13
1.5.2. Thành phần SQL.................................................................................13
1.5.3. Ưu nhược điểm....................................................................................14
1.5.4. Ứng dụng.............................................................................................14
1.6. Ngôn ngữ hệ thống UML..........................................................................15
1.6.1. UML là gì?..........................................................................................15
1.6.2. Mục tiêu UML....................................................................................15
1.6.3. Các biểu đồ cơ bản trong UML...........................................................15


1.7. Draw.io......................................................................................................17
1.7.1. Draw.io là gì?......................................................................................17
1.7.2. Mục tiêu..............................................................................................17
1.7.3. Tiện ích của draw.io............................................................................17
1.8. Tổng quan về search engine......................................................................17
1.8.1. Khái niệm search engine.....................................................................18
1.8.2. Các search enginee hoạt động.............................................................18
1.8.3. Search engine phổ biến.......................................................................18
1.9. ELK STACK.............................................................................................19
1.9.1. Logging...............................................................................................20
1.9.2. Tổng quan về ELK stack.....................................................................20
1.9.3. Elasticsearch........................................................................................21
1.9.4. Logstash..............................................................................................22
1.9.5. Kibana.................................................................................................25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG...................................27
2.1. Nghiệp vụ của website bán đồng hồ..........................................................27

2.1.1. Chức năng phía giao diện người dùng................................................27
2.1.2. Chức năng phía quản trị viên quản lý.................................................29
2.2. Tổng quan và các sơ đồ.............................................................................30
2.2.1. Mô tả tổng quan..................................................................................30
2.2.2. Biểu đồ use case..................................................................................30
2.2.3. Biểu đồ hoạt động...............................................................................35
2.2.4. Biểu đồ tuần tự....................................................................................38
2.2.5. Biểu đồ thành phần..............................................................................46
2.2.6. Biểu đồ triển khai................................................................................46
2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu.............................................................................47
2.3.1. Bảng quản lý tài khoản quản trị(User)................................................47
2.3.2. Bảng menu..........................................................................................47
2.3.3. Bảng bài viết (Article).........................................................................48
2.3.4. Bảng thuộc tính (Attribute).................................................................48
2.3.5. Bảng khách hàng(Customer)...............................................................49


2.3.6. Bảng ảnh quảng cáo(Gallery).............................................................49
2.3.7. Bảng đơn hàng( Order).......................................................................50
2.3.8. Bảng chi tiết đơn hàng(OrderDetail)...................................................50
2.3.9. Bảng sản phẩm (Product)....................................................................51
2.3.10. Bảng thuộc tính sản phẩm(ProductAttribute)...................................52
2.3.11. Bảng ảnh sản phẩm(ProductImage)..................................................52
2.3.12. Bảng thơng tin website(Website)......................................................53
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TÌM KIẾM NỘI DUNG TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ..................................................................................54
3.1. Lợi ích của Search engine.........................................................................54
3.2. Quy trình hoạt động của ELK...................................................................55
3.3. Ứng dụng................................................................................................56
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ...............................................58

4.1. Mơi trường thực nghiệm...........................................................................58
4.2. Demo chương trình...................................................................................58
4.2.1. Trang chủ.............................................................................................58
4.2.2. Giao diện đăng nhập...........................................................................60
4.2.3. Trang quản trị......................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN...........................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................67
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................68


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Thành phần chính ELK Stack..............................................................20
Hình 1.2. Cơng cụ Elastic Search........................................................................21
Hình 1.3. Cơng cụ Logstash và nguyên lý hoạt động..........................................22
Hình 1.4. Input logstash......................................................................................23
Hình 1.5. Filter logstash.....................................................................................24
Hình 1.6. Output logstash....................................................................................25
Hình 1.7. Cơng cụ Kibana...................................................................................25
Hình 2.1. Sơ đồ use case tổng quan.....................................................................31
Hình 2.2. Biểu đồ use case quản lý tài khoản quản trị........................................31
Hình 2.3. Biểu đồ use case quản lý sản phẩm.....................................................32
Hình 2.4. Biểu đồ use case quản lý ảnh quảng cáo.............................................32
Hình 2.5. Biểu đồ use case quản lý bài viết........................................................33
Hình 2.6. Biểu đồ use case quản lý thống kê......................................................33
Hình 2.7. Biểu đồ use case tìm kiếm...................................................................34
Hình 2.8. Biểu đồ use case quản lý đơn hàng.....................................................34
Hình 2.9. Biểu đồ use case quản lý thanh tốn....................................................35
Hình 2.10. Biều đồ hoạt động quản lý tài khoản quản trị....................................35
Hình 2.11. Biểu đồ hoạt động quản lý sản phẩm.................................................35
Hình 2.12. Biểu đồ hoạt động quản lý bài viết....................................................36

Hình 2.13. Biểu đồ hoạt động quản lý thống kê..................................................36
Hình 2.14. Biểu đồ hoạt động tìm kiếm..............................................................36
Hình 2.15. Biểu đồ hoạt động mua hàng.............................................................37
Hình 2.16. Biểu đồ hoạt động thanh tốn............................................................37
Hình 2.17. Biểu đồ hoạt động quản lý đơn hàng.................................................37
Hình 2.18. Biểu đồ hoạt động quản lý ảnh quảng cáo.........................................38
Hình 2.19. Biểu đồ tuần tự quản lý tài khoản quản trị........................................38
Hình 2.20. Biểu đồ tuần tự quản lý sản phẩm.....................................................39
Hình 2.21. Biểu đồ tuần tự quản lý bài viết........................................................40
Hình 2.22. Biểu đồ tuần tự quản lý ảnh quảng cáo.............................................41
Hình 2.23. Biểu đồ tuần tự quản lý thống kê......................................................42
Hình 2.24. Biểu đồ tuần tự tìm kiếm...................................................................43
Hình 2.25. Biểu đồ tuần tự mua hàng..................................................................44
Hình 2.26. Biểu đồ tuần tự quản lý đơn hàng.....................................................45
Hình 2.27. Biểu đồ thành phần............................................................................46
Hình 2.28. Biểu đồ triển khai..............................................................................46
Hình 3.1. Quy trình hoạt động của ELK.............................................................55
Hình 3.2. Lấy dữ liệu...........................................................................................55
Hình 3.3. Biểu đồ dữ liệu....................................................................................56


Hình 3.4. Mơ hình tìm kiếm nội dung.................................................................57
Hình 4.1. Giao diện trang chủ 1..........................................................................58
Hình 4.2. Giao diện trang chủ 2..........................................................................59
Hình 4.3. Chi tiết sản phẩm.................................................................................59
Hình 4.4. Giỏ hàng và đặt hàng...........................................................................60
Hình 4.5. Giao diện đăng nhập quản trị..............................................................60
Hình 4.6. Giao diện tổng quan............................................................................61
Hình 4.7. Danh sách sản phẩm............................................................................61
Hình 4.8. Danh sách ảnh quảng cáo....................................................................62

Hình 4.9. Danh sách bài viết...............................................................................62
Hình 4.10. Danh sách đơn hàng..........................................................................62
Hình 4.12. Danh sách tài khoản..........................................................................63
Hình 4.13. Kết nối với ElasticSearch..................................................................64
Hình 4.14. Ơ tìm kiếm.........................................................................................64
Hình 4.15. Document sắp xếp theo id.................................................................64
Hình 4.16. Truy vấn trong Elastic Search...........................................................65
Hình 4.17. Kết quả tìm kiếm...............................................................................65


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng User............................................................................................47
Bảng 2.2. Bảng Menu..........................................................................................47
Bảng 2.3. Bảng Article........................................................................................48
Bảng 2.4. Bảng Attribute.....................................................................................48
Bảng 2.5. Bảng Customer....................................................................................49
Bảng 2.6. Bảng Gallery.......................................................................................49
Bảng 2.7. Bảng Order..........................................................................................50
Bảng 2.8. Bảng OrderDetail................................................................................50
Bảng 2.9. Bảng Product.......................................................................................51
Bảng 2.10. ProductAttribute................................................................................52
Bảng 2.11. Bảng ProductImage...........................................................................52
Bảng 2.12. Bảng Website....................................................................................53


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em khơng biết nói gì hơn ngoài bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các
thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Đặc
biệt tới cơ TS. Nguyễn Thị Hạnh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong quá suốt quá

trình em thực hiện đồ án tốt nghiệp. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn
hạn chế của một sinh viên, đồ án này khơng thể tránh được những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cơ để em hồn thiện đồ án
hơn nữa, phục vụ tốt hơn công việc thực tế sau này.
Em xin kính chúc các thầy cơ ln ln mạnh khỏe và ngày một thành công
trên con đường giảng dạy của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ
thông tin ở hầu hết các lĩnh vực trong nhiều năm qua cũng đồng nghĩa với lượng dữ
liệu ngày càng lớn và quá trình tìm kiếm nội dung cũng mất rất nhiều thời gian. Các
cách để tìm kiếm nội dung trong website truyền thống cũng chỉ mang tính chất là tìm
kiếm được nhưng khơng cịn mang tính đột phá và mới mẻ trong việc tìm kiếm nội
dung trong thương mại điện tử.
Qua đó, trong đồ án này tác giả xây dựng website thương mại điện tử kết hợp
với search engine để làm sáng tỏ vấn đề trên.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Trong đồ án này, tác giả tiến hành tìm hiểu và đánh giá
cơng nghệ, kỹ thuật mà em sử dụng trong việc xây dựng website thương mại điện tử
và kết hợp với công nghệ search engine để tìm kiếm nội dung. Để thực hiện mục tiêu
trên, đồ án tập trung giải quyết biết rõ sức mạnh của ngôn ngữ ASP.NET MVC trong
việc xây dựng website thương mại điện tử kết hợp với Elastic Search để tìm kiếm nội
dung.


3. Cấu trúc của đồ án
Ngồi phần lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đồ án gồm 4
chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống
Chương 3: Xây dựng ứng dụng tìm kiếm nội dung trong thương mại điện tử
Chương 4: Thực nghiệm và đánh giá

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này tác giả trình bày tổng quan về định nghĩa, đặc trưng website
thương mại điện tử và công nghệ search engine trong website thương mại điện tử.

1.1 Giới thiệu về website thương mại điện tử
1.1.1 Khái niệm
Website thương mại điện tử là những trang web do doanh nghiệp, cá nhân lập ra
với mục đích để giới thiệu và bán sản phẩm của công ty đó kinh doanh, khơng cho các
thương nhân khác bán trên trang web của mình.
- Điều kiện để thiết lập website thương mại điện tử:
 Các doanh nghiệp, thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc
cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân
 Có tên miền website hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên
Internet
 Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập trang web bán hàng theo
quy định
1.1.2 Đặc điểm
Chuyển đổi từ website có giao diện cũ sang một website thương mại điện tử
chuyên nghiệp đang là xu hướng thu hút rất nhiều doanh nghiệp hiện nay.

1.1.2.1. Hình ảnh và video trực quan, chất lượng
Hình ảnh hay video trực quan về sản phẩm là thứ rất quan trọng bởi nó là thứ
khách hàng muốn nhìn thấy đầu tiên khi tìm kiếm trên một website thương mại điện
tử. Vậy nên, các trang website thương mại điện tử đều có chức năng hiển thị phần hình
ảnh trực quan với tỷ lệ tải ảnh nhanh chóng để khách hàng không phải chờ đợi.
1.1.2.2. Cung cấp thông tin nhanh và chính xác
Yếu tố cơ bản và cũng là đặc điểm của website thương mại điện tử nổi trội hơn
hẳn so với website bán hàng thơng thường đó là cung cấp cho khách hàng các thông
tin về sản phẩm một cách “nhanh – chính xác – đầy đủ nhất”.
Ở các website thương mại lớn, doanh nghiệp sẽ thiết lập cấu trúc website rất rõ
ràng và khoa học để người mua dễ dàng tìm thấy sản phẩm phù hợp một cách nhanh
nhất. Cấu trúc đó được tích hợp các bộ lọc tìm kiếm để phân luồng rõ ràng các cấp độ
như lọc theo giá cả, theo độ phổ biến, chất liệu sản phẩm, kích cỡ,... Nhờ vậy mà trải
nghiệm mua sắm của khách hàng sẽ trở nên đơn giản hơn.
1.1.2.3. Thao tác thuận tiện và nhanh chóng
3


Thao tác thuận tiện và nhanh chóng là đặc điểm của các trang thương mại điện
tử đầu tiên được so sánh với website thường. Đặt vị trí vào tâm thế của khách hàng khi
truy cập vào một website mua hàng, họ ln muốn tìm thấy được thơng tin đầy đủ về
sản phẩm mà mình mong muốn một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.
1.1.2.4. Tính năng giỏ hàng
Tính năng giỏ hàng yêu thích là tính năng giúp cho khách hàng một list các sản
phẩm mà mình muốn lưu lại. Người mua ln bị thu hút nhiều món hàng hơn so với
danh sách mình cần mua như thu hút bởi khuyến mãi hay những đánh giá tốt mà mình
cũng đang dự định mua,...
Từ đó, nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ bán thêm được sản phẩm, cịn nếu
khách hàng khơng mua ngay thì đây cũng là trải nghiệm tốt trên website thương mại
điện tử của bạn và chắc chắn sẽ quay lại vào lần sau.

1.1.2.5. Dễ dàng tương tác với người bán
Đặc điểm của website thương mại điện tử khiến khách hàng cảm thấy u thích
nữa đó là sự tương tác hai chiều một cách dễ dàng giữa bên bán và bên mua. Bởi các
website thương mại chuyên nghiệp hiện nay đều trang bị phần mềm chat trực tuyến,
một tính năng tuyệt vời để phía doanh nghiệp có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng một
cách nhanh nhất.
Bên cạnh đó, website thương mại điện tử có tích hợp tính năng thảo luận, hỏi
đáp và đánh giá sản phẩm trực tiếp trên trang web giúp doanh nghiệp nhanh chóng tạo
được niềm tin từ phía khách hàng. Đồng thời, khách hàng cũng dễ dàng nhận thấy
những mặt hàng bán chạy của doanh nghiệp để tìm hiểu thêm.
1.1.2.6. Hình thức thanh tốn đa dạng
Ngày nay thanh toán bằng tiền mặt gần như được thay thế bằng thanh tốn qua
thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã QR, chuyển khoản rất nhanh chóng và hiện đại. Việc đa
dạng trong hình thức thanh tốn cũng chính là ưu điểm của các website thương mại
điện tử vì nó tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cả người mua và người bán đạt được
mục đích của mình.

1.1.3. Lợi ích website thương mại điện tử
1.1.3.1. Tăng lợi nhuận
Website thương mại điện tử với lợi thế không bị giới hạn về mặt thời gian và
khơng gian như hình thức bán hàng truyền thống, bạn có thể chủ động tìm kiếm khách
hàng đến với sản phẩm, dịch vụ của mình và ngược lại.

4


Bên cạnh đó, để lợi nhuận tăng cao thì doanh nghiệp của bạn phải cung cấp ra
những sản phẩm có chất lượng đảm bảo, phù hợp với nhu cầu người dùng, mức giá
hợp lý cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình, càng ngày chắc chắn hoạt động kinh doanh của
cơng ty bạn càng phát triển một cách bền vững.

1.1.3.2. Tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí chính là lợi ích thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư để sở hữu
cho mình một website thương mại điện tử. Bởi bạn khơng cần phải bỏ ra một khoản
tiền lớn để thuê mặt bằng, thuê và đào tạo đội ngũ nhân viên,... mà vẫn thu được lợi
nhuận cao nếu như bạn biết kết hợp với một số chiến lược marketing online.
1.1.3.3. Gia tăng khả năng tương tác với khách hàng
Khi khách hàng vào trang web thương mại điện tử, họ sẽ dễ dàng cập nhật được
giá cả, thông tin sản phẩm và các dịch vụ. Bên cạnh đó, bất cứ lúc nào khách hàng cần
tư vấn thì đội ngũ chăm sóc khách hàng sẽ tư vấn kịp thời, không để khách hàng phải
chờ đợi lâu.
Chính điều này sẽ thể hiện sự kính trọng, chun nghiệp và uy tín của cơng ty
trong lịng khách hàng giúp tăng khả năng tương tác với khách.
1.1.3.4. Nâng cao tính cạnh tranh với đối thủ
Cuộc chiến cạnh tranh trên thị trường bán hàng trên công nghệ ngày càng khốc
liệt, nhưng nếu bạn biết tận dụng thời cơ này để sở hữu cho mình một website thương
mại điện tử với giao diện dễ nhìn, độc đáo thì sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng hơn.
Vì thế, bạn cần phải thiết lập một website thật độc đáo, mang đầy tính sáng tạo
để khiến cho khách hàng ấn tượng, nhớ đến và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ mà bạn
đang kinh doanh.
1.1.3.5. Quảng bá thương hiệu
Thời đại công nghệ số, người người nhà nhà đều sử dụng công nghệ kết nối
Wifi/ Internet nên sẽ rất thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu khơng chỉ ở Việt
Nam mà cịn lan ra cả thị trường quốc tế. Từ đó, việc thiết kế trang web thương mại
điện tử sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng ngày một nhanh chóng và
hiệu quả hơn.
Có thể nói rằng, sở hữu một website bán hàng chính là điều cần thiết trong thời
buổi cạnh tranh mang tính tồn cầu như hiện nay.

5



1.1.4. Các loại website thương mại điện tử
Website thương mại điện tử là một loại website được thiết kế nhiều nhất hiện
nay với mục đích kinh doanh trực tuyến. Nhờ vào phương thức kinh doanh trên
website mà rất nhiều doanh nghiệp thu về cho mình một mức lợi nhuận khổng lồ cộng
thêm việc thu hút được một lượng khách hàng tiềm năng lớn.
1.1.4.1. Website dành cho shop bán hàng online
Công nghệ phát triển, người người nhà nhà sử dụng đồ công nghệ và lĩnh vực
kinh doanh online trở thành một lĩnh vực vô cùng tiềm năng cho các chủ shop. Càng
ngày, chúng ta càng thấy có hàng trăm website bán hàng online mọc lên với đa dạng
các mặt hàng phục vụ cho tất cả các đối tượng khách hàng khác nhau.
Ưu điểm của loại website này là cho phép thanh tốn trực tuyến hoặc nhận hàng
rồi thanh tốn sau vơ cùng tiện lợi và nhanh chóng. Các cổng thanh tốn online cũng
đã kịp thời liên kết với hầu hết các ngân hàng trong nước nên người dùng chỉ cần thao
tác vài bước đơn giản là đã có thể mua hàng thành công.
1.1.4.2. Sàn thương mại điện tử trực tuyến
Đối với những doanh nghiệp có mơ hình nhỏ thì việc tự xây dựng website bán
hàng online riêng tốn rất nhiều chi phí và cơng sức để chăm chút. Thay vào đó, các sàn
thương mại điện tử trực tuyến ví dụ như sàn Lazada, Shopee,... là một sự lựa chọn
khơng tồi vì nó giúp cho cả người bán và người mua dễ dàng sử dụng.
Người bán chỉ cần đăng ký một tài khoản bán hàng và cam kết theo chính sách
trên chợ điện tử thế là bạn đã có ngay một gian hàng cho mình. Tiếp đó là các bước
bày bán sản phẩm của mình thơng qua việc nhập thơng tin sản phẩm, giá bán kèm với
hình ảnh minh họa.

1.2. Giới thiệu về nền tảng .Net Framework
1.2.1. Khái niệm
.NET Framework là một cụm từ khơng cịn xa lạ gì đối với cộng đồng lập trình
viên, nhưng khơng phải ai cũng hiểu bản chất của nó. .NET Framework rất dễ bị hiểu
lầm với một framework bình thường.

.NET framework (trong lập trình) là một tập hợp các giao diện Lập trình Ứng
dụng (hay cịn gọi là Application Programming Interfaces (API)) và một thư viện code
được chia sẻ, bao gồm lập trình giao diện; truy cập, kết nối cơ sở dữ liệu; ứng dụng
web; các giải thuật, cấu trúc dữ liệu; giao tiếp mạng... mà các nhà phát triển có thể
dùng khi phát triển các ứng dụng để không phải viết code từ đầu.
6


Trong .NET Framework, thư viện code chia sẻ đó được đặt tên là Framework
Class Library (FCL), và nó chứa hàng chục nghìn đoạn code như vậy. Các bit code
trong thư viện được chia sẻ có thể thực hiện tất cả các chức năng khác nhau. Lập trình
viên chỉ cần sử dụng code từ các thư viện đó, máy tính sẽ tự hiểu mà bạn khơng cần
biên dịch.
Ngồi việc lưu trữ một thư viện lập trình cực khủng, các chương trình được viết
trên nền .NET framework sẽ được triển khai trong môi trường phần mềm mang tên
Common Language Runtime (CLR). Môi trường phần mềm này là một máy ảo trong
đó cung cấp các dịch vụ như an ninh phần mềm (security), quản lý bộ nhớ (memory
management), và các xử lý lỗi ngoại lệ (exception handling).
Lịch sử phát triển của .NET Framework: từ phiên bản .NET Framework 1.0 đầu
tiên được phát hành vào ngày 13 tháng 2 năm 2002. Trải qua gần 20 năm phát triển,
hiện tại .NET Framework đã phát triển bản mới nhất là bản .NET Framework 4.8.

1.2.2. Ưu điểm của .NET framework
- Tất cả ngôn ngữ đều sử dụng chung một thư viện thống nhất. Khi sửa chữa
hay nâng cấp thư viện này thì chi phi phải thực hiện một lần.
- Phong cách phát triển ứng dụng nhất quán và tương tự nhau giữa các nguồn
lập trình. Việc chuyển đổi giữa các ngơn ngữ lập trình .NET dễ dàng.
- Viết các ứng dụng Webform không khác nhiều so với ứng dụng winform.
- Cung cấp một tập thư viện truy xuất CSDL thống nhất (ADO.NET) cho mọi
ngôn ngữ .NET. - Hỗ trợ cơ chế “Write one – Run everywhere” (Viết một lần – chạy

mọi nơi). Một ứng dụng viết bằng .NET có thể chạy trên bất cứ hệ điều hành nào mà
không cần phải sửa lại code, miễn là máy đó có cài .Net FrameWork.
- Cung cấp hệ thống kiểu chung (Common Type), do vậy đảm bảo tính thống
nhất về dữ liệu giữa các ngơn ngữ lập trình.
- Cho phép sử dụng nhiều ngơn ngữ lập trình cùng một dự án.
- Kế thừa và sử dụng chéo giữa các ngôn ngữ lập trình dễ dàng như trên cùng
một ngơn ngữ (Có thể viế một class trên C#, sau đó dùng kế thừa trong VB.NET và
ngược lại).
- Việc triển khai(Deploy) các ứng dụng dễ dàng. Chỉ cần Copy-and-run (copy là
chạy).

7


1.3. Giới thiệu ASP.NET
1.3.1. Mơ hình lập trình phía máy chủ
Mọi sự giao tiếp giữa Client (trình duyệt) và Server (Web server) đều được thực
hiện theo cơ chế “Request and Response”. Tức là, phía máy khách cần phải “request
(gửi yêu cầu) tới Server, sau đó phía server sẽ “response” (Hồi đáp) lại u cầu. Có hai
mơ hình để thực hiện cơ chế này:
- Mơ hình thứ nhất: khi máy khách u cầu một trang, thì máy chủ sẽ đọc tồn
bộ nội dung của trang và gửi về cho phía máy khách mà không thực hiện bất kỳ xử lý
nào. Nội dung trang này sau đó sẽ được phía trình duyệt xử lý.
- Mơt hình thứ hai: Khi máy khách u cầu một trang, thì máy chủ sẽ đọc tồn
bộ nội dung của trang đó và sẽ xử lý tại Server (trước khi gửi về cho client) để được
kết quả, tiếp theo lấy kết quả xử lý được gửi về cho phía máy khách. Kết quả trả về
cho máy khách có thể chứa các phần tử HTML, các câu lệnh JavaScript, các định
nghĩa kiểu CSS… và tiếp tục được phía Client (trình duyệt) xử lý.

1.3.2. Sự ra đời của ASP.NET

Từ khoảng cuối thập niên 90, ASP (Active Server Page) đã được nhiều lập trình
viên lựa chọn để xây dựng và phát triển ứng dụng web động trên máy chủ sử dụng hệ
điều hành Windows. ASP đã thể hiện được những ưu điểm của mình với mơ hình lập
trình thủ tục đơn giản, sử dụng hiệu quả đối tượng COM: ADO, FSO,… đồng thời
ASP cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ như VBScript, Java Script. Chính vì những ưu điểm
này nên ASP đã được sử dụng trong một thời gian dài.
Tuy nhiên ASP vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: code ASP và HTML lẫn
lộn, điều này làm cho quá trình viết code khó khăn hơn, việc thể hiện và trình bày code
không rõ ràng trong sáng, hạn chế khả năng sử dụng lại code. Bên cạnh đó do trang
ASP khơng được biên dịch trước nên dễ bị mất source code và tốc độ thực hiện cũng
bị chậm, quá trình post back khó khăn.
Đầu năm 2002 Microsoft giới thiệu một kỹ thuật lập trình web mới với tên ban
đầu là ASP+, tên chính thức sau này là ASP.NET. Với ASP.NET ta khơng cần phải nhớ
các thẻ HTML, và nó hỗ trợ lập trình hướng đối tượng rất mạnh trong quá trình xây
dựng và phát triển ứng dụng web.
ASP.NET là kỹ thuật lập trình viên và phát triển ứng dụng web ở phía server
dựa trên nền tảng kỹ thuật của Microsoft .Net Framework.
Trong kỹ thuật xây dựng website từ phía client như : HTML, Java Script, CSS.
Khi trình duyệt web yêu cầu một trang web, Web Server mới tìm trang thích hợp và
8


gửi trang này cho client hiện thị. Còn ASP.NET sử dụng kỹ thuật lập trình từ phía
Server. Mã lệnh ở phía Server sẽ được biên dịch và thực hiện sẵn ở phía 11 server. Khi
có u cầu từ phía client, server sẽ gửi kết quả trả về cho web browser để hiện thị.

1.3.3. Ưu điểm của ASP.NET
ASP.NET là một thành phần nội tại (có sẵn) của .NET Framework. Vì vậy
nó tận dụng được sức mạnh của .Net FrameWork. ASP.NET có một số ưu điểm
chính:

- Lập trình viên có thể lựa chọn một trong số các ngôn ngữ trong bộ .Net
như VB.Net, C#, J#,… để xây dựng ứng dụng web. Và có thể sử dụng cùng lúc
nhiều ngơn ngữ lập trình trong cùng một project.
- Ứng dụng viết bằng ASP.NET dễ dàng tương thích với nhiều loại trình
duyệt khác nhau. Đó là framework tự render ra mã tương ứng với từng loại trình
duyệt.
- Khi sủ dụng bộ IDE của Visual Studio, cách thức lập trình sẽ giống hệt
như lập trình winform. Truy xuất dữ liệu bằng cơng nghệ ADO.NET có sẵn
của .NET Framework.
- Tốn ít dịng lệnh hơn so với ASP/PHP/Perl khi thực hiện một cơng việc.
- Dễ dàng bảo trì và dễ đọc hơn bởi Code và giao diện được tách biệt.
Điều này cũng giúp cho tính chun biệt hóa cao hơn. (Một người chỉ lo code
phần xử lý nghiệp vụ, người khác thì chỉ lo code phần giao diện v,v,…).
1.4. Ngôn ngữ C#
1.4.1. Khái niệm
C# (hay C sharp) là một ngơn ngữ lập trình được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư
của Microsoft vào năm 2000, hai người dẫn đầu tiên phong cho ngôn ngữ này là
Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth.
C# là ngơn ngữ lập trình hiện đại, hướng đối tượng và nó được xây dựng dựa
trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và Java.
C# được thiết kế cho Common Language Infrastructure (CLI), mà gồm
Executable Code và Runtime Environment, cho phép chúng ta sử dụng các ngôn ngữ
high-level đa dạng trên các nền tảng và cấu trúc máy tính khác nhau.

9


C# với sự hỗ trợ mạnh mẽ của .NET Framework giúp cho việc tạo một ứng
dụng Windows Forms hay WPF (Windows Presentation Foundation), . . . trở nên rất dễ
dàng.


1.4.2. Đặc trưng của C#
Các đặc trưng dưới đây giải thích lý do vì sao C# lại được cộng đồng lập trình
viên sử dụng rộng rãi đến như thế.
C# là ngơn ngữ đơn giản
Như đã nói ở trên, C# dựng trên nền tảng C++ và Java nên ngôn ngữ C# khá
đơn giản. Nếu chúng ta quen với việc sử dụng C và C++ hoặc thậm chí là Java, chúng
ta sẽ thấy C# khá giống về diện mạo, cú pháp, biểu thức, toán tử và những chức năng
khác được lấy trực tiếp từ ngơn ngữ C và C++, nhưng nó đã 13 được cải tiến để làm
cho ngôn ngữ đơn giản hơn. Một vài trong các sự cải tiến là loại bỏ các dư thừa, hay là
thêm vào những cú pháp thay đổi.
C# là ngôn ngữ hiện đại
Một vài khái niệm khá mới mẻ như xử lý ngoại lệ, những kiểu dữ liệu mở rộng,
bảo mật mã nguồn,...v...v... Đây là những đặc tính được cho là của một ngơn ngữ hiện
đại cần có. Và C# chứa tất cả các đặt tính ta vừa nêu trên.
C# là một ngơn ngữ lập trình thuần hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng là một khái niệm gần như khơng cịn xa lạ gì đối với
người lập trình viên. Lập trình hướng đối tượng (viết tắt là OOP) là phương pháp lập
trình có 4 tính chất bao gồm tính trừu tượng (abstraction), tính đóng gói
(encapsulation), tính đa hình (polymorphism) và tính kế thừa (inheritance). Đây là tính
chất đặc trưng và mang tính cốt lõi của ngơn ngữ lập trình. Khi hiểu được OOP thì
việc thay đổi ngơn ngữ lập trình là việc vơ cùng đơn giản.
C# là một ngơn ngữ ít từ khóa
C# là ngơn ngữ sử dụng giới hạn những từ khóa (giới hạn chỉ hơn 80 từ khóa)
Ngồi những đặc trưng nổi bật thì cịn một số ưu điểm khác của C#:
 C# có cấu trúc khá gần gũi với các ngôn ngữ lập trình truyền thống, dễ dàng
cho việc tiếp cận và học nhanh với C#.
 C# có thể biên dịch trên nhiều nền tảng máy tính khác nhau.
 C# được xây dựng trên nền tảng của C++ và Java nên nó được thừa hưởng
những ưu điểm của ngơn ngữ đó.

 C# là một phần của .NET Framework nên được sự chống lưng khá lớn đến từ
bộ phận này.
10


 C# có IDE Visual Studio cùng nhiều plug-in vơ cùng mạnh mẽ. Bên cạnh
những ưu điểm nổi bật trên, C# cũng có một vài nhược điểm, và nhược điểm lớn nhất
của C# là chỉ chạy trên nền Windows và có cài .NET Framework. Các thao tác với
phần cứng có phần yếu hơn so với các ngôn ngữ khác, hầu hết phải dựa vào Windows.

1.4.3. Ứng dụng của ngôn ngữ C#
Chương trình C# Console Application
Ngay từ console đã nói lên tất cả. Ứng dụng Console, mặc khác sẽ giúp viết
những ví dụ một cách nhanh nhất, hoặc những chương trình mà không cần quan tâm
đến sự tương tác với người dùng. Ví dụ, ứng dụng đó sẽ giúp chạy một dịch vụ, mà
nhờ đó, một ứng dụng từ máy tính khác có thể truy cập dịch vụ để lấy dữ liệu cần.
 Giao tiếp với người dùng bằng bàn phím
 Khơng có giao diện đồ họa
Chương trình C# Windows Form
Winforms là công cụ để tạo nên các ứng dụng là việc trên window (hay desktop)
hay trên một mạng cục bộ LAN (Local-Area Network).
 Giao tiếp với người dùng bằng bàn phím và chuột
 Có giao diện đồ họa và xử lý sự kiện
Chương trình Webform
ASP.NET WebForms là một phần của khung ứng dụng ASP.NET. Nó là một
trong ba mơ hình lập trình khác nhau mà bạn có thể sử dụng để tạo ứng dụng web
ASP.NET, phần còn lại là ASP.NET MVC và ASP.NET Web Pages.
Webform là ứng dụng Web được chạy trên Server ở xa và được truy cập bằng trình
duyệt Web (web browser).
 Có thể tương tác với CSDL và xử lý sự kiện

 Có giao diện đồ họa.
Mơ hình MVC
MVC là từ viết tắt bởi 3 từ Model – View – Controller. Đây là mơ hình thiết kế sử
dụng trong kỹ thuật phần mềm. Mơ hình source code thành 3 phần, tương ứng mỗi từ.
Mỗi từ tương ứng với một hoạt động tách biệt trong một mơ hình.
 Model (M): Là bộ phận có chức năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu của ứng dụng. Bộ
phận này là một cầu nối giữa 2 thành phần bên dưới là View và Controller.
Model thể hiện dưới hình thức là một cơ sở dữ liệu hoặc có khi chỉ đơn giản là
một file XML bình thường. Model thể hiện rõ các thao tác với cơ sở dữ liệu như
cho phép xem, truy xuất, xử lý dữ liệu,…
11


 View (V): Đây là phần giao diện (theme) dành cho người sử dụng. Nơi mà
người dùng có thể lấy được thông tin dữ liệu của MVC thông qua các thao tác
truy vấn như tìm kiếm hoặc sử dụng thơng qua các website.
 Controller (C): Bộ phận có nhiệm vụ xử lý các yêu cầu người dùng đưa đến
thông qua view. Từ đó, C đưa ra dữ liệu phù hợp với người dùng. Bên cạnh đó,
Controller cịn có chức năng kết nối với model.
Ưu điểm:
 Nhẹ, tiết kiệm băng thông: MVC khơng sử dụng viewstate nên khá tiết kiệm
diện tích băng thơng. Khi sử dụng, người dùng có thể sử dụng ứng dụng trên
web cần tương tác gửi và nhận dữ liệu một cách liên tục. Do đó, việc giảm băng
thông giúp cho website hoạt động tốt và ổn định hơn.
 Kiểm tra dễ dàng: Với MVC, bạn có thể dễ dàng kiểm tra, rà soát lỗi phần
mềm trước khi tới tay người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng và độ uy tín cao
hơn.
 Chức năng control: Trên các nền website thì ngơn ngữ lập trình như CSS,
HTML, Javascript có một vai trị vơ cùng quan trọng. Việc sử dụng mơ hình
MVC sẽ giúp bạn có một bộ control ưu việt trên nền tảng các ngôn ngữ hiện

đại với nhiều hình thức khác nhau.
 View và size: View sẽ là nơi lưu trữ các dữ liệu. Càng nhiều yêu cầu được thực
hiện thì kích thước càng tệp càng lớn. Khi đó, đường truyền mạng cũng giảm
tốc độ load. Việc sử dụng mơ hình MVC sẽ giúp bạn tiết kiệm được diện tích
băng thơng một cách tối ưu.
 Chức năng Soc (Separation of Concern): Chức năng này cho phép bạn phân
tách rõ ràng các phần như Model, giao diện, data, nghiệp vụ.
 Tính kết hợp: Việc tích hợp ở mơ hình MVC cho phép bạn thoải mái viết code
trên nền tảng website. Khi đó, server của bạn sẽ được giảm tải khá nhiều.
 Đơn giản: Đây là một mơ hình với kết cấu tương đối đơn giản. Dù bạn khơng
có q nhiều chun mơn cũng có thể sử dụng được. Nhược điểm: MVC
thường được sử dụng vào những dự án lớn. Do đó, với các dự án nhỏ, mơ hình
MVC có thể gây cồng kềnh, tốn thời gian trong quá trình phát triển cũng như
thời gian trung chuyển dữ liệu

1.5. Sql Server
1.5.1. Khái niệm
SQL Server chính là một hệ quản trị dữ liệu quan hệ sử dụng câu lệnh SQL để
trao đổi dữ liệu giữa máy cài SQL Server và máy Client. Một Relational Database
12


Management System – RDBMS gồm có: databases, datase engine và các chương trình
ứng dụng dùng để quản lý các bộ phận trong RDBMS và những dữ liệu khác.

1.5.2. Thành phần SQL
Các thành cơ bản trong SQL Server gồm có: Reporting Services, Database
Engine, Integration Services, Notification Services, Full Text Search Service,… Tất cả
kết hợp với nhau tao thành một giải pháp hồn chỉnh giúp cho việc phân tích và lưu trữ
dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.

-

-

-

-

-

-

Database Engine: có khả năng chứa dữ liệu ở các quy mô dưới dạng support và
table. Ngồi ra, nó cịn có khả năng tự điều chỉnh.
Integration Services: là tập hợp các đối tượng lập trình và các công cụ đồ họa
cho việc sao chép, di chuyển và chuyển đổi dữ liệu. Khi bạn làm việc trong
một cơng ty lớn thì dữ liệu được lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau như được chứa
trong: Oracle, SQL Server, DB2, Microsoft Access,… và bạn chắc chắn sẽ có
nhu cầu di chuyển dữ liệu giữa các server này. Ngoài ra, bạn còn muốn định
dạng dữ liệu trước khi lưu vào database. Chắc chắn Integration Services sẽ giúp
bạn giải quyết được công việc này dễ dàng.
Analysis Services: Đây là một dịch vụ phân tích dữ liệu rất hay của Microsoft.
Dữ liệu khi được lưu trữ vào trong database mà bạn khơng thể lấy được những
thơng tin bổ ích thì coi như khơng có ý nghĩa gì. Chính vì thế, cơng cụ này ra
đời giúp bạn trong việc phân tích dữ liệu một cách hiệu quả và dễ dàng bằng
cách dùng kỹ thuật khai thác dữ liệu – datamining và khái niệm hình khối nhiều
chiều – multi dimendion cubes.
Notification Services: Dịch vụ thông báo này là nền tảng cho sự phát triển và
triển khai các ứng dụng soạn và gửi thông báo. Ngồi ra, dịch vụ này cịn có
chức năng gửi thông báo theo dịch thời đến hàng ngàn người dăng ký sử dụng

trên nhiều loại thiết bị khác nhau.
Reporting Services: là một công cụ tạo, quản lý và triển khai báo cáo bao gồm:
server client. Ngồi ra, nó cịn là nền tảng cho việc phát triển và xây dựng các
ứng dụng báo cáo.
Full Text Search Service: là một thành phần đặc biệt trong việc truy vấn và đánh
chỉ mục dữ liệu văn bản không cấu trúc được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu
SQL Server.
Service Brocker: là một môi trường lập trình cho việc tạo ra các ứng dụng trong
việc nhảy qua các Instance.

1.5.3. Ưu nhược điểm
1.5.3.1. Ưu điểm
13


-

Không cần code
Tiêu chuẩn được quy định rõ ràng: Sql sử dụng hai tiêu chuẩn ISO và ANSI.
Tính di động: có thể sử dụng trong chương trình trong nhiều PC, server, laptop
và thậm chí cịn được dùng trong mobile.
Ngơn ngữ tương tác: Có thể giao tiếp cơ sở dữ liệu và nhận câu trả lời cho câu
query phức tạp trong vài giây.
Nhiều chế độ xem: Với sự trợ giúp của ngơn ngữ SQL, người dùng có thể tạo
các hiển thị khác nhau về cấu trúc cơ sở dữ liệu cho những người dùng khác
nhau.
1.5.3.2. Nhược điểm

-


Giao diện khó dùng: SQL có giao diện phức tạp khiến một số người dùng khó
truy cập.
Khơng được kiểm sốt: Các lập trình viên sử dụng SQL khơng có tồn quyền
kiểm sốt cơ sở dữ liệu do các quy tắc nghiệp vụ ẩn.
Thực thi : Hầu hết các chương trình cơ sở dữ liệu SQL đều có phần mở rộng
quyền riêng của nhà cung cấp bên cạnh các tiêu chuẩn SQL.
Giá cả : Chi phí vận hành của một phiên bản SQL khiến một số lập trình viên
gặp khó khăn khi tiếp cận.

1.5.4. Ứng dụng
-

-

-

Data Integration Scripts: Ứng dụng chính của SQL là viết các script tích hợp
dữ liệu của database administrator và developer.
Truy vấn dữ liệu để phân tích: Các nhà phân tích dữ liệu sử dụng ngơn ngữ truy
vấn có cấu trúc để thiết lập và chạy các truy vấn phân tích một cách thường
xuyên.
Truy vấn thông tin: Một ứng dụng phổ biến khác của ngôn ngữ này là truy xuất
các thông tin trong cơ sở dữ liệu cho các ứng dụng phân tích và xử lý giao dịch.
Các phần tử SQL được sử dụng phổ biến nhất là select, insert, update, add,
delete, create, truncate và alter.
Các ứng dụng khác: SQL được sử dụng để sửa đổi cấu trúc chỉ mục và bảng cơ
sở dữ liệu. Ngồi ra, người dùng có thể thêm, cập nhật và xóa các hàng dữ liệu.

1.6. Ngơn ngữ hệ thống UML
1.6.1. UML là gì?

UML (Unified Modeling Language) là ngơn ngữ dành cho việc đặc tả, hình
dung, xây dựng và làm tài liệu của các hệ thống phần mềm.
UML tạo cơ hội để viết thiết kế hệ thống, bao gồm những khái niệm như tiến
trình nghiệp vụ và các chức năng của hệ thống.
14


Cụ thể, nó hữu dụng cho những ngơn ngữ khai báo, giản đồ cơ sở dữ liệu, thành
phần phần mềm có khả năng tái sử dụng.
UML được phát triển bởi Rational Rose và một số nhóm cộng tác; nó nhanh
chóng trở thành một trong những ngôn ngữ chuẩn để xây dựng hệ thống phần mềm
hướng đối tượng (Object-Oriented).
Đây là ngôn ngữ kế vị xứng đáng cho những ngôn ngữ mô hình hố như Booch,
OOSE/Jacobson, OMT và một số các phương thức khác.

1.6.2. Mục tiêu UML
UML cung cấp cho người dùng một ngơn ngữ mơ hình hố trực quan sẵn sàng để
dùng và có ý nghĩa:
 Cho phép phát triển và trao đổi những mơ hình mang nhiều ý nghĩa.
 Cung cấp khả năng mở rộng và chun mơn hố để mở rộng những khái niệm
cốt lõi.
 Độc lập với ngôn ngữ lập trình chuyên biệt và các tiến trình phát triển.
 Cung cấp nền tảng về sự hiểu biết ngôn ngữ mơ hình hố.
 Khuyến khích và hỗ trợ sự phát triển của các công cụ hướng đối tượng.
 Hỗ trợ những khái niệm phát triển cấp độ cao như collaboration, framework,
pattern and component.
 Tích hợp một cách tốt nhất với thực tiễn.

1.6.3. Các biểu đồ cơ bản trong UML
UML được thể hiện tất cả qua 9 dạng sau:

-

Biểu Đồ Lớp (Class Diagram)
 Class diagram là một biểu đồ mô tả cách nhìn tĩnh về một hệ thống bằng các
khái niệm lớp, các thuộc tính, phương thức của lớp và mối quan hệ giữa chúng.
 Biểu đồ được biểu diễn bởi hình chữ nhật gồm 3 phần: tên lớp, các thuộc tính

-

và các phương thức.
Biểu đồ gói (Package Diagram)
 Package Diagram là tập hợp các class diagram. Các package diagram thiết lập

mối quan hệ giữa các pakage, trong đó pakage là những nhóm phần tử của hệ
thống có mối quan hệ liên quan đến nhau.
- Biểu đồ chức năng
 Biểu đồ ca sử dụng (usecase digram) biểu diễn các chức năng của hệ thống.

-

Biểu đồ này chỉ ra sự tương tác giữa các tác nhân (actor) và hệ thống thông qua
các ca sử dụng (use case).
Biểu đồ tương tác (Collaboration Diagram)

15


 Collaboration Diagram cung cấp về cách nhìn sự tương tác hoặc mối quan hệ có
cấu trúc giữa các đối tượng trong mơ hình hiện thời. Collaboration Diagram bao
gồm các đối tượng, liên kết và thông báo.

 Sử dụng mô hình như là một phương tiện chính để mơ tả những tương tác và
-

cách giải quyết của các hành vi trong hệ thống.
Biểu đồ tuần tự (Sequence Diagram)
 Sequence diagram mơ tả sự tương tác của các lớp trong trình tự về thời gian.
Những mơ hình này được liên kết với phương pháp case (tình huống).
 Sequence diagram hiển thị cho bạn từng bước những sự kiện xảy ra trong

phương pháp case.
- Biểu đồ trạng thái (Statechart Diagram)
 Bạn sử dụng Statechart Diagram mô tả những hành động của các lớp và đối
tượng riêng lẻ, mơ tả trình tự những trạng thái mà các đối tượng sẽ đi qua.
- Biểu đồ hoạt động (Activity Diagram)
 Activity Diagram mô tả tiến trình xử lý và trình tự những hành động trong tiến
trình xử lý. Trơng nó giống như biểu đồ tiến trình (flowchart) bởi vì nó mơ tả
dịng làm việc từ hoạt động sang hoạt động và từ hoạt động sang trạng thái.
 Khi xây dựng activity diagram nó giúp bạn có thể hiểu được tồn bộ tiến trình
hoạt động. Nó rất hữu dụng khi bạn mơ tả những tiến trình song song hoặc mô
tả một vài tương tác trong use case.
- Biểu đồ thành phần (Component Diagram)
 Component Diagram cho chúng ta cách nhìn vật lý của mơ hình thực tế. Nó thể
hiện rõ cho chúng ta thấy sự cấu tạo và sự phụ thuộc giữa các thành phần của
phần mềm bao gồm mã nguồn; mã nhị phân (binary code) và những thành phần
có khả năng thực thi.
- Biểu đồ triển khai (Deployment Diagram)
 Deployment Diagrams mô tả các tài nguyên vật lý trong hệ thống, bao gồm các
nút (node), thành phần và kết nối. Mỗi mơ hình chỉ bao gồm một deployment
diagram hiển thị ánh xạ giữa những tiến trình xử lý tới thiết bị phần cứng.


1.7. Draw.io
1.7.1. Draw.io là gì?
Là một trang web cho phép bạn thao tác trực tiếp trên giao diện website
và tạo một biểu đồ mang hình dạng của site map hay cơ cấu tổ chức một cách
nhanh chóng và dễ dàng nhất.

16


1.7.2. Mục tiêu
Draw.io có rất nhiều mẫu biểu đồ đã được tạo sẵn với các hình dáng khác
nhau phù hợp với nhiều cơng việc và ngành nghề, bạn có thể lựa chọn một mẫu
trong đó để chỉnh sửa lại hoặc tạo ra một mẫu mới tùy theo nhu cầu của mình.
Trang web được tạo ra với mục đích tạo một biểu đồ nhanh gọn, do đó tất cả
cơng việc của bạn chỉ là kéo thả các thành phần đã được tạo sẵn trong thanh
cơng cụ và thả nó vào đúng vị trí mong muốn.
1.7.3. Tiện ích của draw.io
 Có thể lựa chọn một số khung đã được tạo sẵn giúp rút ngắn thời gian.
 Tạo khung khá thoải mái (tùy ý co giãn kích thước khung).
 Điều chỉnh linh hoạt.
 Xuất, nhập file dễ dàng.

1.8. Tổng quan về search engine
Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay thì
chỉ cần có một chiếc điện thọại/ máy tính kết nối internet là bạn có thể khám phá
mọi thứ. Có thắc mắc vấn đề nào đó, chỉ cần “lên Google” là bạn ngay lập tức
có thể tra ra ngay lập tức. Để có thể cho ra hàng triệu kết quả tìm kiếm như vậy
người ta đã sử dụng công nghệ search engine.
1.8.1. Khái niệm search engine
Search engine (cơng cụ tìm kiếm) là phần mềm được truy cập trên

Internet để tìm kiếm cơ sở dữ liệu thơng tin theo truy vấn của người dùng. Công
cụ này cung cấp một danh sách các hình ảnh, website, video, địa chỉ,… phù hợp
nhất với những gì người dùng đang cố gắng tìm kiếm.
Những từ hay cụm từ mà người dùng gõ vào thanh cơng cụ tìm kiếm được
gọi là từ khóa(keyword). Các kết quả hiển thị có chứa từ khóa đó hay có liên
quan đến từ khố đó sẽ được sắp xếp theo một thứ tự xếp hạng cụ thể, được
quyết định bằng những thuật toán chuyên biệt của riêng search engine mà người
dùng đang sử dụng.
1.8.2. Các search engine hoạt động
Tất cả các cơng nghệ tìm kiếm đều phải đầy đủ 3 yêu tố sau:
17


×