Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng nguyên tắc này ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.87 KB, 13 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, khi nhu cầu dân chủ hóa đời sống xã hội càng
tăng cao thì mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và bình đẳng đã
trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để xây
dựng được xã hội đáp ứng các mục tiêu trên thì sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước
đóng vai trị vô cùng quan trọng, là cơ sở để đảm bảo thống nhất và hoạt động
có hiệu quả các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương. Trong những năm
qua, dưới sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, Đảng và
Nhà nước đã đề ra những chủ chương, đường lối mang tính khách quan, chiến
lược nhằm đắp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, đồng thời củng cố đội ngũ
cán bộ nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ mới đang đặt ra hiện nay. Trên cơ sở đó, em xin triển khai đề tài :
“Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng nguyên tắc
này ở Việt Nam hiện nay”. Theo đó, trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa lý
luận và thực tiễn để đưa ra một số đề xuất và sự vận dụng nguyên tắc này trong
công tác phòng chống bệnh quan liêu, xa rời thực tiễn của một số cán bộ, Đảng
viên hiện nay.

2


1.

NỘI DUNG
Khái nhiệm phạm trù lý luận và phạm trù thực tiễn
1.1.
Khái niệm phạm trù lý luận
Lý luận là kinh nghiệm đã được khái quát trong ý thức con người,


là toàn bộ tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối độc lập
của các tri thức có tác dụng tái hiện trong logic của các khái niệm cái
logic khách quan của sự vật.
Theo Hồ Chí Minh, lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài
người, là sự tổng hợp những tri thức tự nhiêm và xã hội tích trữ lại trong
q trình lịch sử. Xét về bản chất lý luận là một hệ thống tri thức chặt chẽ
mang tính trìu tượng khái qt, đúc kết từ thực tiễn, được diễn tả thông
qua các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật... Phản ánh bản chất của
sự vận động , biến đổi, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan.
Lý luận là sản phẩm của sự phát triển của nhận thức. Do đó để hình
thành lý luận con người phải thơng qua q trình nhận thức kinh nghiệm.
Đó là q trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn biến của sự vật, hện tượng.
Kết quả của nhận thức kinh nghiệm và tri thức kinh nghiệm , bao gồm tri
thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học.
Qua đó có thể thấy lý luận là hệ thống tri thức phản ánh những quy
luật hình thành và phát triển của một ngành, nó là cơ sở lý luận và phương
pháp luận cho hoạt động của ngành đó. Cịn lý luận triết học là hệ thống
những tri thức chung về con người, là thế giới quan, phương pháp luận
nhận thức và hoạt động của con người. Lý luận có hai chức năng cơ bản là
chức năng phản ánh hiện thực khách quan và chức năng phương pháp
luận cho hoạt động thực tiễn.

1.2.

Khái niệm phạm trù thực tiễn
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch

sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội của con người
3



Hoạt động thực tiễn có các đặc trưng sau:
Một là, hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính: Đó là
những hoạt động mà con người phải dùng công cụ vật chất , lực lượng vật
chất tác động vào các đối tượng vật chất theo những hình thức và mức độ
khác nhau tùy vào mục đích của con người để làm biến đổi chúng. Kết
quả của quá trình này là tạo ra những sản phẩm thảo mãn tinh thần vật
chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng.
Hai là, thực tiễn có tính lịch sử- xã hội: Theo đó, thực tiễn là hoạt
động của con người, diễn ra trong xã hội với sự tham gia của đông đảo
người và trải qua những giai đoạn lịch sử nhất định, bị chi phối bởi những
điều kiện lịch sử cụ thể nhất định cả về đối tượng, phương tiện và mục
đích hoạt động.
Ba là, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích- nhằm trực tiếp cải
biến tự nhiên và xã hội phục vụ con người: Tính mục đích đó mặc dù phải
thơng qua từng cá nhân, từng nhóm người song mỗi cá nhân, mỗi nhóm
người lại khơng thể tách rời các quan hệ xã hội. Xã hội quy định mục
đích, đối tượng, phương tiện và lực lượng trong hoạt động thực tiễn.
Có thể thấy hoạt động thực tiễn là hoạt động đặc trưng của bản chất
con người; được tiến hành một cách tất yếu, khách quan trong các quan hệ
xã hội; là hoạt động mang tính năng động, sáng tạo; là phương thức tồn tại
cơ bản của con người và xã hội loài người
2. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
2.1.
Vai trò của lý luận đối với thực tiễn
Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau trong
đó thực tiễn giữ vai trị quyết định, nói cách khác, thực tiễn là cơ sở, là
động lực, là mục đích và là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức, lý luận. Cụ
thể:

Thực tiễn là nguồn gốc và cơ sở sinh ra lý luận: Thông qua hoạt
động thực tiễn cải tạo thế giới thành cơng và thất bại mà lý luận được hình
thành phát triển. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế
4


giới khách quan, buộc thế giới bộc lộ tính cách và các quy luật để nhận
thức chúng. Như vậy, thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức lý
luận, khơng có thực tiễn thì khơng có lý luận, khơng có khoa học. Thực
tiễn cao hơn lý luận khơng chỉ ở tính phổ biến mà cịn ở tính hiện thực
trực tiếp.
Thực tiễn là động lực của lý luận: Trong quá trình biến đổi thế giới
con người cũng biến đổi ln cả bản thân mình, phát triển năng lực bản
chất, năng lực trí tuệ của mình, góp phần hồn thiện mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên và xã hội. Từ đó con người đi sâu vào nhận thức thế
giới, khám phá bí mật thế giới và làm phong phú tri thức của mình về thế
giới. Thực tiễn cịn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, phươn hướng phát triển nhận
thức. Nhu cầu địi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng két kinh nghiệm khái
qt lý luận. Qúa trình đó diễn ra đòi hỏi và thúc đẩy sự ra đời của các
ngành khoa học.
Thực tiễn là mục đích của lý luận: Tự thân lý luận không thể tạo ra
những sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu sinh tồn và phát triển của con
người. Nhu cầu đó chỉ được thực hiện thông qua thực tiễn. Thông qua
thực tiễn on người mới vật chất được lý luận , lý luận mới phát huy tác
dụng và tham gia vào quá trình biến đổi hiện thực. Do đó lý luận quay về
phục vụ thực tiễn, chỉ đạo thực tiễn. Lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa thực
sự khi chúng được vận dụng và thực tiễn và cải biến tự nhiên và xã hội
theo mục đích của con người.
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý: Tính chân lý của lý
luận là sự phù hợp của lý luận với thực tiễn . Do đó lý luận phải thơng qua

thự tiễn để kiểm nghiệm . Tất nhiên lý luận khoa học cịn có tiêu chuẩn
riêng, dó là tiêu chuẩn logic. Nhưng tiêu chuẩn này không thể thay thế
tiêu chuẩn thực tiễn và xét đến cùng nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thự
tiễn. Thực tiễn được xem xét trong không gian càng rộng, thời gian càng
dài thì càng rõ đâu là chân lý, đâu là sai lầm.
2.2.
Vai trò của thực tiễn đối với lý luận
5


Như đã đề cập, mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là mối quan
hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Lý luận có thể thúc đẩy q
trình phát triển của thực tiễn nếu nó là lý luận khoa học và ngược lại có
thể kìm hãm sự phát triển của thực tiễn nếu nó là lý luận lạc hậu, phản
khoa học
Lý luận khoa học sẽ trở thành kim chỉ nan cho hoạt động thực tiễn
hướng dẫn, chỉ đạo soi sáng thực tiễn. Vì lý luận có khả năng định hướng
mục tiêu , xác định lực lượng, vạch ra phương án giúp cho hoạt động thực
tiễn thành công. Lý luận đem cho thực tiễn tri thức đứng đắn về nhưng
quy luật vận động phát triển của thế giới khách quan, giúp con người phát
triển đúng phương hướng để hành động có hiệu quả hơn, tránh được sai
lầm , vấp váp.
Bên cạnh đó, lý luận khoa học thâm nhập vào họat động quần
chúng tạo nên sức mạnh vật chất, điều chỉnh hoạt động thực tiễn , giúp
hoạt động con người trở nên tự giác, chủ động, tiết kiệm được thời gian,
cơng sức, hạn chế mị mẫm, tự phát. Đồng thời . Lý luận khoa học dự kiến
được sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai từ đó
chỉ ra phương hướng mới cho sự phát triển , dự báo rủi ro có thể xảy ra ,
những hạn chế, thất bại trong quá trình hoạt động để con người phòng
tránh.

Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn chỉ ra
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn . Lý luận hình thành và
phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Thực tiễn phải
được chỉ đạo bởi lý luận. lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn , tiếp
3.

tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn.
Sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong
cơng tác phịng chống bệnh quan liêu, xa rời thực tiễn của một số cán
bộ. Đảng viên hiện nay
3.1.
Thực trạng của bệnh quan liêu, xa rời thực tiễn ở Việt Nam

6


Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: bệnh quan liêu là nguy cơ
lớn nhất của đảng cầm quyền, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác.
Đến nay, vẫn có một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên quan liêu xa
rời quần chúng, xa rời thực tiễn , không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn
đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình, thờ ơ,
vơ cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và địi hỏi
chính đáng của Nhân dân1.
Theo đó, bênh quan liêu có các biểu hiện cụ thể:
Thứ nhất, chỉ đạo rời xa thực tế, xa rời quần chúng: Trong mối
quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, thực tiễn chính là nguồn gốc của lý
luận. Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn quản lý, lãnh đạo, không ít cán
bộ công chức không điều tra, nghiên cứu đến nơi đến chốn công việc phải
làm2, mà chỉ chỉ đạo một cách chung chung, khơng cụ thể. Hậu quả của
tình trạng này dẫn đến những lý luận suông, xây dựng kế hoạch khơng sát

với thực tế. Một ví dụ điển trong khoảng hai năm trở lại đây, cụ thể trong
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV diễn ra tháng 11/2021, khi trả lời chất
vấn của lãnh đạo các địa phương về nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu
tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng
nguyên nhân là do công tác lập kế hoạch không sát. Các đơn vị, địa
phương đề xuất nguồn, nhu cầu vốn rất lớn nhưng trên thực tế lại không
thể giải ngân. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ cũng có một
phần trách nhiệm vì nể nang, làm khơng hết trách nhiệm khi tổng hợp và
trình lên Chính phủ. Nếu số vốn khơng sát thực tiễn, lớn hơn thực tiễn rất
nhiều thì sẽ gây áp lực lên tỷ lệ giải ngân, phải điều chuyển vốn, trả lại

1 TS. Bùi Thị Ngọc Mai, Học viện Hành chính quốc gia- Tư tưởng Hồ Chí Minh về bệnh quan liêu
và vận dụng trong bối cảnh hiện nay- Quản lý Nhà nước, Ngày 18/06/2020

2

TS. Bùi Thị Ngọc Mai, Học viện Hành chính quốc gia- Tư tưởng Hồ Chí Minh về bệnh quan
liêu và vận dụng trong bối cảnh hiện nay- Quản lý Nhà nước, Ngày 18/06/2020

7


vốn, hủy vốn, không hiệu quả3…Như vậy, việc không nghiên cứu, so sánh
và tổng hợp thực tiễn khiến cho những chủ trương,lập kế hoạch, chính
sách sau khi đã đi vào thực hiện bị tạm ngưng, trì trệ do khâu lập kế hoạch
khơng sát thực tế.
Thứ hai, hình thức và chỉ xem báo cáo trên giấy: Vì xa rời thực tế
nên những người mắc bệnh quan liêu chỉ biết đóng cửa viết báo cáo, xem
báo cáo trên giấy chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn, những người và
cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới, đối với công việc thì trọng

hình thức, mà khơng xem xét mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Điều này,
thể hiện rõ nét ở chỗ nhiều cán bộ cấp khi học tập, nghiên cứu lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng …
đã tiếp thu, lĩnh hội và hiểu chúng qua lăng kính chủ quan. Vì vậy, ở
khơng ít cán bộ cịn có thái độ đơn giản, qua loa, đại khái, nắm lý luận
cịn rời rạc, chắp vá, mang tính hình thức.
Thứ ba, mệnh lệnh cứng nhắc, tự mãn, chủ quan và duy ý chí: Thực
tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của lý luận, hay nói cách khác, thực
tiễn ln có sự vận động và biến đổi, khi thực tiễn thay đổi thì lý luận
phải thay đổi để phù hợp, thậm chí những lý luận đã đạt được trước đây
vẫn phải được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn.
Hiện nay không ít trường hợp cán bộ quản lý nhà nước khi ra quyết
định chỉ biết dùng mệnh lệnh, không khảo sát, khơng giải thích, tun
truyền. Mệnh lệnh cứng nhắc thường thường được đặt vấn đề trong các
thủ tục hành chính hiện nay. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ thường
thỏa mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, họ cho rằng bằng kinh nghiệm có
thể giải quyết được mọi vấn đề và họ luôn hạ thấp lý luận, ngại học lý
luận, khơng chịu nâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học kỹ thuật,
3 Nguyễn Hường, Lập Kế hoạch không sát với dự án thực tế khiến chậm giải ngân, Nhà báo và Công

luận, 12/1/2021, />
8


coi thường giới tri thức, thiếu nhìn xa trơng rộng, dễ bảo thủ trì trệ. Do
khơng đánh giá đúng vai trị của tri thức lý luận, đội ngũ trí thức, cán bộ
lý luận chỉ chú trọng đến những giá trị của những kinh nghiệm cá biệt, cụ
thể4. Bởi vì, trong một số những kinh nghiệm cá biệt này đã mang lại lợi
ích nhất định trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể của thực tiễn. Đây
cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến coi thường việc học

tập lý luận, không giải quyết đúng đắn và thỏa đáng mối quan hệ giữa lý
luận với chính trị, giữa tính đảng với tính khoa học trong lý luận làm cho
lý luận trở nên yếu kém và lạc hậu; lối suy nghĩ giản đơn, phong cách tư
duy áng chừng, đại khái, phiến diện, yếu về lơgich, thiếu tính hệ thống và
hướng vào quá khứ là chủ yếu. Cán bộ mắc bệnh kinh nghiệm trong hoạt
động thực tiễn thường rơi vào tình trạng mò mẫm, tùy tiện đối với việc
thực thi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
nhà nước, điều đó làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến tiến trình phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
Bệnh quan liêu, xa rời thực tiễn do nhiều nguyên nhân khác nhau,
như: Một số cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí, vai
trị, sức mạnh của quần chúng nhân dân; chưa nhận thức thấu đáo lý luận
quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, giữa cán bộ, đảng viên và quần
chúng. Một số cán bộ, đảng viên, tuy nhận thức đúng vấn đề, thấy rõ những
nguy hại của “căn bệnh” này, nhưng do thiếu bản lĩnh và sự rèn luyện
thường xuyên, sa vào chủ nghĩa cá nhân, duy ý chí ,dẫn tới suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Như vậy, có thể nhận thấy việc khơng nắm được ngun tắc thống
nhất giữa lý luận thực tiễn không chỉ ảnh hưởng đến đạo đức, phẩm chất

4 CN. Hoàng Ngọc Mai, Khoa Nhà nước và Pháp luật, Đề cuất một số giải pháp khắc phục bệnh
kinh nghiệm trong công tác và học tập đối với cán bộ, Trường chính trị Hồng Đình Giong tỉnh Cao
Bằng, 13/01/2017, />
9


và năng lực trực tiếp của cán bộ, công chức mà còn ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hiệu quả quản lý nhà nước; chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách của Nhà nước là đúng nhưng khi tổ chức thực hiện sai vì khơng

áp dụng đúng với thực tiễn đa dạng, phong phú. Đây cũng là nguyên nhân

trực tiếp dẫn đến việc trì trệ trong quản lý, phát triển đất nước cũng như ,
gây bức xúc, làm giảm lòng tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
3.2.

Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và
bài học trong tác phòng chống bệnh quan liêu, xa rời thực tiễn
của một số cán bộ, Đảng viên hiện nay
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và giải

pháp để chống quan liêu, nhưng nguy cơ này vẫn chưa bị đẩy lùi, kết quả
chưa được như Đảng, Nhà nước và Nhân dân mong muốn. Một số cán bộ,
cơng chức, nhất là người có chức, có quyền biểu hiện suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, xa dân ngày càng phổ biến ở
từng cấp, từng ngành, lĩnh vực,… khiến dư luận bức xúc.
Trước thời kỳ Đổi mới, sau những nhận thức chưa đầy đủ, dập
khuôn , cứng nhắc lý luận của chủ Nghĩa Mác- Lê nin về thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội dẫn đến những sai lầm khiến đất nước lâm vào
khủng trầm trọng. Về sau, Đảng ta đã nhận thức được những sai lầm, tổng
kết kinh nghiệm thực tiễn trên cơ sở tôn trọng và hành động theo những
quy luật khách quan để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, đạt được
những thành tựu nhất định và phát triển sau Đổi mới. Trong bối cảnh hiện
nay, khi đất nước ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác và gia tăng sự giám
sát từ nhân dân, ở góc độ quản lý và lãnh đạo, việc nắm vững và vận dụng
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là cơ sở quan trọng để
phát triển bền vững trên mọi phương diện. Trong đó, cần chú trọng một số
nội dung sau:

10



Thứ nhất, nâng cao trình độ nhận thức lý luận cho cán bộ :Trước
hết phải nâng cao phương pháp tư duy, từ tư duy kinh nghiệm lên tư duy
khoa học, trang bị lý luận khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đặc biệt là tư duy biện chứng, vận dụng sáng tạo những hiểu
biết ấy vào việc giải quyết các nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra. Định hướng
này cần được xác định là việc lâu dài, từng bước, thường xuyên và liên
tục, phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp mới có thể đạt được mục
đích, yêu cầu đề ra.
Thứ hai, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ
để hoàn thiện, phát triển lý luận, làm giàu tri thức: Thông qua định
hướng đúng trong tổng kết thực tiễn nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa
học. Điều này địi hỏi mỗi cấp ủy cơ sở Đảng phải tăng cường hơn nữa sự
lãnh đạo của mình, đồng thời phải hình thành thái độ khoa khọc đối với
công tác tổng kết thực tiễn. Ngoài ra , đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải
thường xuyên chú trọng việc tổng kết kinh nghiệm để bổ sung và phát
triển lý luận cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay, nhất là trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Mọi công tác
chỉ đạo, lãnh đạo cần xuất phát từ thực tiễn khách quan và đòi hỏi phải
nghiên cứu những nội dung liên quan đến công việc một cách toàn diện
trước khi đưa ra quyết định chỉ đạo, tránh phiến diện, chỉ đạo rời xa thực
tế, xa rời quần chúng.
Thứ ba, linh hoạt, nhạy bén trong tư duy: Trong công tác lãnh đạo,
quản lý nếu chỉ đơn thuần thiên về lý luận cứng nhắc thông qua những
mệnh lệnh hành chính hay chỉ căn cứ vào kinh nghiệm cá nhân mà khơng
có sự thống nhất với thực tiễn khách quan hay tình hình thực tế thì khơng
chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả cơng việc quản lý mà cịn gây khó khăn trong
khâu thực thi. Do đó, mọi kết luận hay chỉ đạo cần được xem xét trên cơ
sở thực tiễn khách quan. Mặt khác trong những hoàn cảnh cụ thể cần phải


11


có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra tại thời
điểm ra quyết định. Lãnh đạo, quản lý phải đảm bảo sự thống nhất giưa
tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng tạo, sự nhạy cảm với cái
mới. Theo đó, đội ngũ cán bộ, công chức không nhất thiết chỉ duy nhất
tập trung thực hiện một nội dung hoạt động nào đó đã được quyết định,
mà cần phải có năng lực nhận thức có thể chuyển từ hướng hoạt động này
sang hướng hoạt động khác phù hợp với sự thay đổi, đáp ứng những yêu
cầu của thực tiễn và tầm nhìn xa hơn cần thiết. Như vậy, người lãnh đạo,
quản lý cần phải mở cửa đón nhận những ý tưởng mới, khả năng tư duy
mới “tích cực, sáng tạo”, những q trình mới để không bỏ lỡ những vận
hội, cơ hội và tiền đồ của đất nước5.
KẾT LUẬN
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Sự vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến những sai lầm cực đoan trong nhận
thức cũng như trong hoạt động thực tiễn của các cán bộ, đảng viên, cơng
chức nói riêng và đội ngũ lãnh đạo nói chung. Do đó, việc nắm rõ mối
quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có vai trị quan trọng và địi hỏi bản thân
mỗi người cán bộ, cơng chức, Đảng viên nói chung và đội ngũ lãnh đạo
nói riêng cần rèn luyện qua q trình cơng tác.

5 PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh-TS. Hà Quang Thanh, Mơ hình lãnh đạo linh hoạt, Học viện Hành chính
quốc gia,Tạp chí Quản lý Nhà nước, 14/01/2020,

12



1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS.Đào Ngọc Tuấn, Chương IV- Nhận thức luận, Bài giảng Triết học

2. PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh-TS. Hà Quang Thanh, Mơ hình lãnh đạo linh

hoạt, Học viện Hành chính quốc gia,Tạp chí Quản lý Nhà nước, 14/01/2020
3. CN. Hoàng Ngọc Mai, Khoa Nhà nước và Pháp luật, Đề cuất một số giải

pháp khắc phục bệnh kinh nghiệm trong công tác và học tập đối với cán bộ,
Trường chính trị Hồng Đình Giong tỉnh Cao Bằng, 13/01/2017,
/>4. Nguyễn Hường, Lập Kế hoạch không sát với dự án thực tế khiến chậm giải

ngân, Nhà báo và Công luận, 12/1/2021, />5. TS. Bùi Thị Ngọc Mai, Học viện Hành chính quốc gia- Tư tưởng Hồ Chí

Minh về bệnh quan liêu và vận dụng trong bối cảnh hiện nay- Quản lý Nhà
nước, Ngày 18/06/2020

13



×