Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển Thuận An, Lăng Cô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

NGUYỄN HỒNG NGA MY

BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG DU LỊCH BÃI BIỂN
THỪA THIÊN HUẾ, NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
CÁC BÃI BIỂN THUẬN AN, LĂNG CÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: DU LỊCH HỌC

Hà Nội-2015

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

NGUYỄN HỒNG NGA MY

BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG DU LỊCH BÃI BIỂN
THỪA THIÊN HUẾ, NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
CÁC BÃI BIỂN THUẬN AN, LĂNG CÔ

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN ĐÌNH HỊE

Hà Nội-2015

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi –Nguyễn Hồng
Nga My, học viên cao học khóa 2012 – 2014, Khoa Du lịch học, Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách
nhiệm trƣớc Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Học viên

Nguyễn Hoàng Nga My

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................3
4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................3
5. Đối tƣợng và phạm vi thời gian nghiên cứu ............................................................4

6. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................................4
6.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................4
6.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................................5
7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................6
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH VÀ
MÔI TRƢỜNG DU LỊCH BÃI BIỂN ............................................................................8
1.1.Các khái niệm .........................................................................................................8
1.2.Tổng quan về Môi trƣờng du lịch ..........................................................................9
1.3. Mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển du lịch ...........................................12
1.3.1.Ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch .......................12
1.3.2.Tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường ..........................13
1.4. Những bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trƣờng ...........................................14
1.5. Quy định pháp luật của Việt nam về bảo vệ môi trƣờng du lịch ........................22
Tiểu kết chƣơng 1 ..........................................................................................................25
CHƢƠNG II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG DU LỊCH TẠI CÁC BÃI BIỂN LĂNG
CÔ VÀ THUẬN AN .....................................................................................................26
2.1. Đặc điểm điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội vùng ven biển của Thừa Thiên
Huế trong mối quan hệ với du lịch bãi biển ...............................................................26
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tại các bãi biển của Thừa Thiên Huế ....................28
2.2.1. Giới thiệu khái quát về các bãi biển du lịch của Thừa Thiên Huế ...............28
2.2.2. Tài nguyên du lịch của các bãi biển Thuận An và Lăng Cô .........................33
2.2.3. Cơ sở hạ tầng du lịch tại các bãi biển Thuận An và Lăng Cô .....................39
2.2.4. Các loại hình du lịch tại các bãi biểnThuận An và Lăng Cô .......................41
2.3. Hiện trạng Môi trƣờng Du lịch tại các bãi biển Lăng Cô và Thuận An .............42
iv


2.3.1. Dịch vụ du lịch bãi biển của Thừa Thiên Huế .............................................42
2.3.2.Hiện trạng môi trường du lịch tự nhiên .........................................................45
2.3.3. Hiện trạng môi trường du lịch xã hội nhân văn ...........................................54

2.4. Phân tích ngun nhân của các vấn đề mơi trƣờng du lịch tại bãi biển Lăng Cô
và Thuận An TT Huế .................................................................................................64
2.4.1. Nguyên nhân từ quản lý vĩ mô của tỉnh, địa phương ....................................64
2.4.2. Nguyên nhân từ quản lý yếu kém của các doanh nghiệp ..............................66
2.4.3. Nguyên nhân từ ý thức của du khách ...........................................................71
2.4.4. Nguyên nhân từ sông ....................................................................................74
2.5. Nhận xét chung về hiện trạng môi trƣờng tại hai bãi biển nghiên cứu ...............74
Tiểu kết chƣơng 2 ..........................................................................................................76
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH TẠI
CÁC BÃI BIỂN THUẬN AN VÀ LĂNG CÔ .............................................................77
3.1. Quan điểm, định hƣớng phát triển du lịch gắn liền với môi trƣờng của Thừa
Thiên Huế ...................................................................................................................77
3.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các giải pháp ................................................81
3.2.1. Đối với môi trường du lịch tự nhiên: ............................................................81
3.2.2. Đối với môi trường du lịch xã hội nhân văn: ...............................................82
3.3. Giải pháp chính sách, chiến lƣợc phát triển du lịch bãi biển và ƣu tiên đầu tƣ. .83
3.4. Các giải pháp Bảo vệ Môi trƣờng Du lịch ..........................................................83
Tiểu kết chƣơng 3 ..........................................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................95

v


BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

BTNMT


Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational Scientific
and Cultural Organization (Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của
Liên Hợp Quốc)

VNICZM

Vietnam-Netherlands Integrated Coastal
Zone (Dự án Việt Nam - Hà Lan về
Quản lý tổng hợp vùng ven biển)

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ2.1. Kiểm kê thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ ........................... tr 53
Biểu đồ2.2. Thống kê các hoạt động vi phạm của du khách ........................ tr 56
Bảng 2.0. Doanh thu và số lƣợng khách đến Huế từ năm 2009 đến 2013…tr 39
Bảng 2.1. Mối quan hệ tƣơng quan giữa các tiêu chí đánh giá cơ sở kinh doanh ... tr 54
Bảng 2.2. Kiểm định các mức độ vi phạm các hoạt động của du khách ...... ..tr 57
Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa việc tham gia hoạt động bảo vệ môi trƣờng và mức

độ vi phạm các hoạt động .............................................................................. tr58
Bảng 2.4. Kiểm kê hành động vi phạm những điều bị cấm thực hiện của cơ sở
kinh doanh ..................................................................................................... tr 65
Bảng 2.5. Mối quan hệ giữa mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng du
lịch biển và các yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh........................................ tr 66
Bảng 2.6. Mối quan hệ giữa các hoạt động vi phạm và các nhóm tuổi ........ tr 68
Bảng 2.7. Thống kê các hoạt động bảo vệ môi trƣờng của du khách .......... tr 69

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có những
bƣớc tiến đáng khích lệ và hiện đã trở thành một ngành kinh tế có vị trí xứng
đáng trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nƣớc đƣợc thế giới biết đến
với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, Vịnh Lăng Cô, Phong
Nha –Kẻ Bàng, Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn,… Du lịch
biển đảo chiếm khoảng 70% trong hoạt động của ngành du lịch Việt Nam [33]
và đƣợc xem là một trong 5 hƣớng đột phá về phát triển kinh tế biển và ven biển.
Vì vậy, du lịch biển là mũi nhọn của ngành du lịch Việt Nam. Nƣớc ta có hàng
trăm bãi biển đã sử dụng và có thể sử dụng cho du lịch, trong đó có hàng chục
bãi biển nổi tiếng. Thừa Thiên - Huế cũng có nhiều bãi biển đẹp đang thu hút
ngày càng nhiều du khách. Cụ thể, năm 2013, lƣợng khách du lịch đến Huế ƣớc
đạt 2,599 triệu lƣợt, tăng 2,2% so với năm 2012, trong đó khách quốc tế ƣớc đạt
904.699 lƣợt, tăng 4,3% so với năm 2012; khách nội địa ƣớc đạt 1.694.773 lƣợt,
tăng 1% so với năm 2012. Khách lƣu trú đón đƣợc 1,785 triệu lƣợt, tăng 3,2% so
với cùng kỳ năm 2012, trong đó khách quốc tế ƣớc đạt 745.120 lƣợt, tăng 2% so
với năm 2012, khách du lịch nội địa 1.039.982 lƣợt, tăng 4% so với cùng kỳ.
Ngày khách lƣu trú bình quân 2,02 ngày. Doanh thu du lịch ƣớc đạt 2.469 tỷ

đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu xã hội từ du lịch ƣớc đạt
trên 6.100 tỷ đồng [13].
Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ mơi trƣờng du lịch đang là địi hỏi cấp thiết
nhằm phát triển du lịch bền vững không chỉ của nƣớc ta mà còn là của Tỉnh
Thừa Thiên – Huế.
Môi trƣờng Du lịch tại các bãi biển du lịch nói chung và của Thừa Thiên
Huế hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
1.

Ơ nhiễm mơi trƣờng: vấn đề xử lý chất thải, vệ sinh an toàn

thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng bãi tắm;

1


2.

Chƣa có quy hoạch cho việc phát triển du lịch ở các bãi biển

này. Hình thức kinh doanh cịn tự phát;
3.

Các chƣơng trình, lễ hội du lịch bãi biển hằng năm chỉ có

một lần hoặc 2 năm một lần. Tính mùa vụ cao, dẫn đến tình trạng khách
tập trung đơng vào một vài thời điểm, tác động đến môi trƣờng du lịch.
Xuất phát từ các lý do ở trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần tìm hiểu thực
trạng mơi trƣờng du lịch bãi biển và có kế hoạch quản lý bảo vệ môi trƣờng du
lịch nhằm phát triển du lịch bền vững ở các bãi biển Thừa Thiên Huế. Vì vậy đề

tài “Bảo vệ mơi trƣờng du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trƣờng
hợp các bãi biển Thuận An, Lăng Cô” đƣợc chọn nghiên cứu nhằm làm rõ
thực trạngbảo vệ môi trƣờng du lịch ở các bãi biển nói trên, từ đó đề xuất các
giải pháp phù hợp để góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch biển nói
riêng và ngành du lịch nói chung ở Thừa Thiên Huế.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, cómột số đề tài đã thực hiện liên quan tới vấn đề bảo vệ môi
trƣờng du lịch nhƣ:
Luận văn “Bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ
Long, Quảng Ninh” của Hà Thị Phƣơng Lanđề cập đến thực trạng hoạt động du
lịch và công tác bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trong hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ
Long, Quảng Ninh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trƣờng tự
nhiên trong hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đề tài nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển du lịch “Hiện trạng và một
số giải pháp bảo vệ môi trƣờng du lịch Việt Nam” đã nhận biết đƣợc tầm quan
trọng, ý nghĩa của việc đánh giá tác động mơi trƣờng du lịch; phân tích đƣợc
hiện trạng mơi trƣờng du lịch Việt Nam nói chung và hiện trạng môi trƣờng du
lịch ở một số khu du lịch điển hình thơng qua các chỉ tiêu về chất lƣợng mơi
trƣờng nƣớc, khơng khí, cảnh quan, các hệ sinh thái đặc trƣng, chất thải rắn, vấn
đề vệ sinh môi trƣờng, các vấn đề xã hội, nhân văn, sức khoẻ cộng đồng... Từ
đó, đề tài đƣa ra các giải pháp đƣa ra đã góp phần giải quyết những mâu thuẫn
2


tất yếu xảy ra giữa yêu cầu phát triển du lịch và bảo vệ mơi trƣờng, đảm bảo tính
bền vững của môi trƣờng và hoạt động kinh tế du lịch.
Dự án “Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2020, định hƣớng đến 2030” của giao Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng
tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng và triển khai phân vùng sử dụng đới bờ đối
với vùng bờ biển của Thừa Thiên Huế. Đây là một q trình phức tạp, địi hỏi

thời gian và cần đƣợc thực hiện từng bƣớc, cùng với sự hoàn thiện về thể chế và
năng lực trong quản lý không gian, tài nguyên và môi trƣờng tại đới bờ của địa
phƣơng. Vì vậy, trong kế hoạch này, sơ đồ phân vùng, các quy định sử dụng và
cơ chế tổ chức thực hiện mới đƣợc đề xuất bƣớc đầu, ở mức tổng quát nhƣng
cũng đã phần nào giải quyết đƣợc vấn đề môi trƣờng tại vùng biển của Thừa
Thiên Huế.[17]
Đối với các bãi biển của Thừa Thiên Huế nói riêng, trƣớc đây vẫn chƣa có đề
tài nào nghiên cứu vấn đề môi trƣờng du lịch, chủ yếu chỉ có các bài báo giấy
hoặc trên báo điện tử có bàn luận sơ lƣợc, song song với việc giới thiệu về các
bãi biển du lịch của Thừa Thiên Huế.
Tuy nhiên, các tài liệu này chƣa đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ
môi trƣờng du lịch các bãi biển du lịch của Thừa Thiên Huế, cụ thể là hai bãi
biển Thuận An và Lăng Cô nhƣ trong đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Điều tra làm rõ hiện trạng môi trƣờng du lịch và nguyên nhân dẫn đến các
vấn đề suy thối và ơ nhiễm mơi trƣờng du lịchcác bãi biển Thừa Thiên –
Huế,trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ mơi trƣờng bãi biển
du lịch Thừa Thiên Huế.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu ở trên, 3 câu hỏi nghiên cứu đƣợc thiết lập để
làm rõ nội dung của đề tài, đây cũng chính là những nhiệm vụcủa luận văn:

3


(1)Hiện trạng môi trƣờng du lịch các bãi biển Thừa Thiên – Huế nói
chung và đặc biệt 2 bãi biển Lăng Cô và Thuận An là nhƣ thế nào?
(2) Nguyên nhân nào dẫn đến những vấn đề môi trƣờng du lịch bãi biển
Thừa Thiên – Huế nói chung và đặc biệt 2 bãi biển Lăng Cô và Thuận An?
(3) Những giải pháp nào đóng góp tích cực cho việc bảo vệ môi trƣờng du

lịch các bãi biển Thừa Thiên – Huế nói chung và đặc biệt 2 bãi biển Lăng Cô và
Thuận An?
5. Đối tƣợng và phạm vi thời gian nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: môi trƣờng du lịch tại các bãi biển của Thừa
Thiên Huế. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên trong đề tài
này tác giả tập trung nghiên cứu môi trƣờng du lịch tự nhiên, đối với vấn đề môi
trƣờng du lịch xã hội nhân văn, tác giả chỉ tập trung vào một số nội dung ảnh
hƣởng trực tiếp đến hai bãi biển nghiên cứu.
- Đối tƣợng khảo sát: hai bãi biển Lăng Cô và Thuận An.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 - 2014
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
(i)Phương pháp Kiểm kê Môi trường [27]: nhằm xác định hiện trạng môi
trƣờng du lịch của các bãi biển nghiên cứu. Phƣơng pháp Kiểm kê Môi trƣờng
đƣợc sử dụng rộng rãi ở nƣớc ta từ lâu và đặc biệt có hiệu quả trong phân tích
hiện trạng mơi trƣờng dựa theo bộ tiêu chí đánh giá hiện trạng. Hiện bộ tiêu chí
này đã đƣợc xây dựng và áp dụng tại Quảng Ninh từ năm 2003 đến nay.
(ii) Tham vấn chuyên gia: Sẽ tham vấn (qua phỏng vấn sâu) một số
chuyên gia Môi trƣờng, chuyên gia Du lịch, đại diện một số doanh nghiệp kinh
doanh du lịch tại các bãi biển nghiên cứu Thừa Thiên – Huế để xác định nguyên
nhân tạo ra hiện trạng môi trƣờng du lịch đã phát hiện, tìm hiểu những kinh
nghiệm tốt trong Bảo vệ môi trƣờng du lịch (khoảng 5-10 chuyên gia).

4


(iii) Hệ phương pháp Đánh giá nhanh có sự tham gia: bao gồm các
phƣơng pháp: 1/ Thu thập phân tích và kế thừa tài liệu; 2/Phỏng vấn khơng
chính thức khoảng 50 du khách (Non- structue Inteview) cho mỗi bãi biển (hai
bãi biển số lƣợng là 100 khách) nhằm tìm hiểu đánh giá chủ quan của họ về môi

trƣờng du lịch bãi biển nghiên cứu (gồm du khách VN và du khách Quốc tế);
phỏng vấn khơng chính thức chừng 20 ngƣời dân địa phƣơng có tham gia kinh
doanh dịch vụ du lịch nhằm tìm hiểu cách dánh giá của họ về môi trƣờng du lịch
bãi biển nghiên cứu cũng nhƣ giải pháp cải thiện môi trƣờng theo quan điểm của
ngƣời dân; 3/phỏng vấn bán chính thức (Semi- structue Interview) chừng 20
nhà quản lý doanh nghiệp du lịch tại các bãi biển nghiên cứu nhằm tìm hiểu kinh
nghiệm bảo vệ mơi trƣờng du lịch của doanh nghiệp [28]và 4/ Khảo sát đánh giá
thực địa phát hiện và nghiên cứu các dấu hiệu môi trƣờng du lịch tại các bãi biển
nghiên cứu để kiểm chứng thông tin thu thập đƣợc qua tài liệu và phỏng vấn
(dịng dọc bờ, xói lở biển, ơ nhiễm biển và bãi, quản lý rác thải, hoạt động cứu
hộ, quản lý nƣớc thải và vệ sinh môi trƣờng,…) căn cứ theo bộ tiêu chí giám sát
mơi trƣờng bãi biển Quảng Ninh.[19]
6.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê dữ liệu sử dụng phần mềm SPSS 19.0.
Một số kiểm định đƣợc sử dụng trong luận văn gồm có thống kê mô tả
(descriptive statistics), kiểm định One-sample Test, Tƣơng quan hai biến
(Bivariate Correlation), kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu độc lập
(Independent sample T-test), cross-tabulation với kiểm định Chi-square.
Thống kê mô tả (descriptive statistics) đƣợc sử dụng để thống kê phần
trăm các chỉ tiêu đƣợc đƣa ra, ví dụ % khách có tham gia hoạt động thể thao trên
vùng nƣớc của bãi tắm khi thời tiết xấu, hoặc để chỉ ra giá trị trung bình (mean)
của các biến điều tra, ví dụ mức độ vi phạm bình quân của các hoạt động.
One – sample T Test kiểm định giá trị trung bình của một biến với giá trị
cho trƣớc, ví dụ kiểm định mức độ vi phạm của hoạt động tắm khi có uống rƣợu
bia có khác giá trị 0 hay không (với giá trị “0 = không vi phạm”). Với giả thiết
5


H0 là giá trị trung bình của biến kiểm định bằng 0. Nếu mức ý nghĩa thống kê (P
value <0.05), có nghĩa là bác bỏ giả thiết H0, chứng tỏ giá trị trung bình khác 0,

và cho thấy rõ ràng có sự vi phạm trong hoạt động tắm khi có uống rƣợu bia.
Phân tích tƣơng quan giữa hai biến (Bivariate Correlations) đƣợc sử dụng
để xem xét giữa hai biến có mối quan hệ cùng chiều hay ngƣợc lại. Ví dụ trong
luận văn, phân tích tƣơng quan giữa hai biến cho thấy những ngƣời thƣờng vi
phạm về việc tắm khi có uống rƣợu bia cũng thƣờng vi phạm về việc đƣa xe vào
bãi tắm (với mức ý nghĩa thống kê 5%).
Kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu độc lập (Independent sample Ttest) đƣợc sử dụng để kiểm tra giá trị trung bình của biến cần kiểm định trong
hai nhóm mẫu khác nhau. Ví dụ, kiểm tra xem hai nhóm “Có” tham gia hoạt
động BVMT, và “Khơng” tham gia hoạt động BVMT có khác nhau trong giá trị
bình qn của mức độ vi phạm hoạt động (ví dụ: tổ chức chế biến nấu nƣớng tại
khu vực không đƣợc phép).
Cross-tabulation với kiểm định Chi-square với đƣợc tiến hành để kiểm tra
sự khác biệt trong phân phối của hai biến1a (Giả thiết và Kết quả cụ thể đƣợc
trình bày trong bảng).
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
đƣợc cấu thành bởi 3 chƣơng.
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về môi trường du lịch và môi trường
du lịch bãi biển
Chƣơng này đề cập tới những cơ sở lý luận về môi trƣờng du lịch và môi
trƣờng du lịch biển. Tổng quan về bảo vệ môi trƣờng du lịch một số bãi biển
trên thế giới và ở Việt Nam.
Chương 2 : Hiện trạng Môi trường du lịch tại các bãi biển Lăng Cơ và
Thuận An
1a

Thơng thƣờng đây là hai biến nhóm hay hai biến loại (categorical variables).

6



Chƣơng này giới thiệu một số đặc điểm điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã
hội vùng ven biển của Thừa Thiên Huế, sau đó trình bày, đánh giá tiềm năng
phát triển du lịch tại các bãi biển của Thừa Thiên Huế các nguồn lực nhƣ tài
nguyên thiên nhiên, chính sách, nguồn lực về kinh tế cũng nhƣ về nguồn nhân
lực cho phát triển du lịch tại các bãi biển Thuận An và Lăng Cô. Đồng thời
nghiên cứu, phân tích ngun nhân của các vấn đề mơi trƣờng du lịch tại bãi
biển Lăng Cô và Thuận An.
Chương 3. Đề xuất giải pháp quản lý bền vững môi trường du lịch tại các
bãi biển Thuận An và Lăng Cô
Chƣơng này đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững môi trƣờng du
lịch tại các bãi biển Thuận An và Lăng Cô từ nguyên nhân và thực trạng vấn đề
môi trƣờng tại hai bãi biển Lăng Cô và Thuận An.

7


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƢỜNG
DULỊCH VÀ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH BÃI BIỂN
1.1.Các khái niệm
- Khái niệm du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài
nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định.[8]
- Khái niệm môi trường
Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật.[7]
Theo khái niệm này, mơi trƣờng đƣợc hiểu là sự tổng hịa của các thành
phần tự nhiên. Nói cách khác, mơi trƣờng đƣợc hiểu là môi trƣờng tự nhiên.
-Khái niệm du lịch biển

Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch sinh thái mà dựa vào thiên nhiên là bờ
biển, đảo để tắm, vui chơi…kết hợp với văn hoá bản địa gắn với giáo dục mơi
trƣờng, có sự đóng góp bảo tồn và phát triển bền vững của cộng đồng địa
phƣơng.[1]
- Khái niệm Phát triển du lịch bền vững
Khái

niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp

khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây đƣợc sự chú ý rộng
rãi trong những năm gần đây. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế
(WTTC), 1996 thì:
"Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và
vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ
du lịch tƣơng lai.”
Khái niệm về Phát triển du lịchbền vững không tách rời khái niệm phát
triển bền vững và đƣợc Hội nghị của Ủy ban Thế giới về Phát triển và Mơi
trƣờng xác định, theo đó “Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt động
phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mơ là thích
hợp và bền vững theo thời gian, khơng làm suy thối mơi trường, làm ảnh
8


hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Ngược lại, tính bền
vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành
công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững chung của khu
vực”.
Nếu thực sự du lịch là đem lại lợi ích cho mơi trƣờng tự nhiên và xã hội, và
bền vững lâu dài, thì tài nguyên khơng có quyền đƣợc sử dụng q mức. Tính đa
dạng tự nhiên, xã hội và văn hoá phải đƣợc bảo vệ; phát triển du lịch phải đƣợc

lồng ghép vào chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng và quốc gia, ngƣời địa
phƣơng phải đƣợc tham gia vào việc hoạch định kế hoạch và triển khai hoạt
động du lịch, hoạt động nghiên cứu triển khai và giám sát cần đƣợc tiến hành.
Những nguyên tắc này của tính bền vững cần phải đƣợc triển khai trong toàn bộ
lĩnh vực phát triển du lịch.[ 5]
Du lịch bền vững đứng trƣớc một thử thách là cần phát triển các sản phẩm
du lịch có chất lƣợng, có khả năng thu hút khách cao song khơng gây phƣơng
hại đến mơi trƣờng tự nhiên và văn hóa bản địa, thậm chí cịn phải có trách
nhiệm bảo tồn và phát triển chúng.[2]
Nhƣ vậy, có thể thấy mơi trƣờng du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với phát
triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng.
1.2.Tổng quan về Mơi trƣờng du lịch
- Khái niệm môi trường du lịch
Môi trƣờng du lịch là môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội nhân văn
nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết
với mơi trƣờng, khai thác đặc tính của mơi trƣờng để phục vụ mục đích phát
triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của mơi trƣờng. Hoạt
động phát triển du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên
môi trƣờng tự nhiên và các giá trị văn hóa, nhân văn. Trong nhiều trƣờng hợp,
hoạt động du lịch tạo nên những môi trƣờng nhân tạo nhƣ cơng viên vui chơi
giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hóa... trên cơ sở của một hoặc tập hợp các đặc

9


tính của mơi trƣờng tự nhiên nhƣ một hang động, một quả đồi, một khúc sông,
một khu rừnghay một đền thờ, một quần thể di tích.[8]
- Khái niệm bảo vệ môi trường du lịch
Hoạt động bảo vệ môi trƣờng là hoạt động giữ cho mơi trƣờng trong lành,
sạch đẹp; phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trƣờng, ứng phó sự cố

mơi trƣờng; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện mơi trƣờng;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng
sinh học [7].
Các môi trƣờng thành phần thƣờng đƣợc xem xét trong cấu trúc của môi
trƣờng du lịch tự nhiên gồm : môi trƣờng địa chất, môi trƣờng nƣớc, mơi trƣờng
khơng khí, mơi trƣờng sinh thái, sự cố mơi trƣờng... có tác động trực tiếp đến
hoạt động du lịch.
- Môi trƣờng địa chất: Môi trƣờng địa chất đƣợc hiểu là một tập hợp các
thành tố địa chất của môi trƣờng tự nhiên, bao gồm các yếu tố nhƣ cấu trúc địa
chất, các hoạt động kiến tạo, tân kiến tạo, địa động lực hiện tại, hoạt động động
đất, quá trình thành tạo khe nứt hiện đại, các quá trình karst hóa, q trình phong
hóa, các tai biến địa chất ảnh hƣởng đến môi trƣờng hoặc chi phối môi trƣờng.
Môi trƣờng địa chất đƣợc xem là phần cơ sở nền rắn của mơi trƣờng chung,
trong đó bao gồm các đặc tính về đá (độ cứng, độ phong hóa, độ phóng xạ, độ
bền vững…); các đặc tính về địa chấn (động đất, núi lửa, nứt đất…); các đặc
tính về hoạt động ngoại sinh (trƣợt lở, lũ đá, xâm thực, rửa trôi, chảy trƣợt…) và
các đặc điểm khác của môi trƣờng địa chất trên khía cạnh xã hội .
Trong thành phần cấu trúc của môi trƣờng du lịch tự nhiên, môi trƣờng địa
chất đƣợc biểu thị qua các chỉ số cụ thể nhƣ các chỉ số về độ bền vững của đất
đá, các chỉ số địa chất cơng trình cho việc xây dựng các quần thể du lịch, mức
độ, khả năng xảy ra các chấn động địa chất, hiện tƣợng trƣợt lở ở những khu vực
có các hoạt động du lịch; độ phóng xạ và khả năng khai thác lãnh thổ cho mục
đích du lịch; các chỉ số về đặc điểm địa hình…
- Mơi trƣờng nƣớc: là bộ phận cấu thành quan trọng của mơi trƣờng tự
nhiên, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của sự sống, và hoạt động phát
10


triển kinh tế - xã hội trên trái đất. Những biến động của môi trƣờng nƣớc thƣờng
dẫn đến những biến động về chất lƣợng sống toàn cầu hoặc từng khu vực cụ thể.

Các yếu tố của môi trƣờng nƣớc phân bố khá rộng, từ nƣớc lục địa trong đó
có nƣớc mặt (ao, hồ, sông suối), nƣớc dƣới đất (tầng nông và tầng sâu), đến
nƣớc đại dƣơng, nƣớc biển. Các yếu tố này tồn tại chủ yếu trong thể lỏng, một
phần nằm trong các thể hơi, thể rắn và một phần nhỏ ở dạng liên kết ion. Trong
nghiên cứu môi trƣờng du lịch, môi trƣờng nƣớc đƣợc đánh giá nhiều ở góc độ
liên quan đến khả năng cấp và chất lƣợng nƣớc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui
chơi giải trí và tắm biển, nghỉ dƣỡng và chữa bệnh của du khách.
- Mơi trƣờng khơng khí: Mơi trƣờng khơng khí là bộ phận của môi trƣờng
tự nhiên tồn tại dƣới dạng thể khí. Trong mơi trƣờng du lịch, mơi trƣờng khơng
khí có ảnh hƣởng lớn đến việc hoạch định các khu du lịch nghỉ dƣỡng, đến tổ
chức mùa vụ khai thác du lịch… Các yếu tố của mơi trƣờng khơng khí có vai trị
khá lớn trong việc xem xét quyết định hƣớng quy hoạch khu du lịch, bố trí
khơng gian và phác đồ kiến trúc quần thể du lịch. Đánh giá chất lƣợng môi
trƣờng cho hoạt động du lịch qua nghiên cứu mức độ ơ nhiễm của khơng khí,
mức độ thuận lợi và thích hợp của thời tiết và khí hậu đối với việc tổ chức hoạt
động du lịch, nghỉ dƣỡng phục hồi sức khoẻ của du khách.
- Môi trƣờng sinh học: đƣợc xem là bộ phận sống (hữu cơ) của môi trƣờng
tự nhiên. Môi trƣờng sinh học là cơ sở duy trì và phát triển cuộc sống trên hành
tinh, điều hịa cán cân nƣớc, làm sạch bầu khí quyển, cung cấp lƣơng thực thực
phẩm cho xã hội do đó mơi trƣờng sinh học có vai trị rất to lớn trong việc thiết
lập và bảo vệ cân bằng sinh thái của tự nhiên. Những biến đổi của môi trƣờng
sinh học cả về lƣợng và chất có ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động
sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch trên hành tinh.
Một trong những yếu tố quan trọng của môi trƣờng sinh học là đa dạng sinh
học. Đa dạng sinh học là một đặc tính quan trọng của mơi trƣờng sinh học, có
ảnh hƣởng lớn đến tổ chức các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch
sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu.

11



Môi trƣờng du lịch xã hội nhân văn bao gồm những yếu tố của môi trƣờng
kinh tế - xã hội và môi trƣờng nhân văn là cấu thành quan trọng của môi trƣờng
đu lịch, tạo ra những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch. Môi trƣờng du lịch
nhân văn đƣợc xem là thuận lợi khi các yếu tố văn hóa, các giá trị nhân văn đa
dạng, có sức hấp dẫn, khi trình độ văn minh và tri thức của cộng đồng cao tạo ra
những. điều kiện thuận lợi trong giao lƣu văn hóa giữa khách du lịch và cộng
đồng địa phƣơng. Bên cạnh đó, các yếu tố vế kinh tế - xã hội bao gồm thể chế
chính sách, điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sờ vật chất kỹ thuật, trình độ phát triển
khoa học cơng nghệ, mơi trƣờng đô thị,…. cũng là những yếu tố quan trọng ảnh
hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của du lịch.[10]
Nhƣ vậy mơi trƣờng du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo ra
những điều kiện đảm bảo sự tồn tại và phát triển của du lịch. Sự tồn tại và phát
triển môi trƣờng du lịch nhân văn chịu tác động trực tiếp của quá trình phát triển
kinh tế -xã hội nói chung, của các ngành kinh tế nhƣ công nghiệp nông nghiệp,
cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng.
1.3. Mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển du lịch
Hoạt động du lịch bao giờ cũng gây những tác động (tích cực và tiêu cực)
lên các phân hệ tự nhiên, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên tác động lên phân hệ tự
nhiên thƣờng dễ phát hiện hơn lên các phân hệ cịn lại.[ 5]
1.3.1.Ảnh hưởng của mơi trường đến hoạt động phát triển du lịch
Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề mơi
trƣờng. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh
tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hố cao nhƣ du lịch. Môi
trƣờng đƣợc xem là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng, tính
hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hƣởng đến khả năng thu hút
khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.[2]
Những ảnh hƣởng chủ yếu của môi trƣờng đến hoạt động phát triển du lịch
đƣợc thể hiện trên Sơ đồ:


12


Nhƣ vậy có thể thấy trạng thái mơi trƣờng (chất lƣợng, điều kiện, sự cố-tai biến)
ở những mức độ và khía cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hƣởng trực tiếp đến
hoạt động phát triển du lịch
1.3.2.Tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lƣợng khách du
lịch, tăng cƣờng phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài
nguyên..., từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trƣờng. Trong
nhiều trƣờng hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vƣợt
ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng
của tài nguyên và môi trƣờng, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài.
[2]

Các tác động chủ yếu từ hoạt động phát triển du lịch đến môi trƣờng bao gồm:

13


Trong giai đoạn xây dựng phát triển du lịch:Trong giai đoạn xây dựng các
khu du lịch, các hoạt động chủ yếu bao gồm san lấp chuẩn bị mặt bằng; khai
thác vật liệu để xây dựng các cơng trình hạ tầng và dịch vụ du lịch;xây dựng cơ
sở hạ tầng (đƣờng giao thông, hệ thống cung cấp nƣớc và năng lƣợng, hệ thống
thu gom và xử lý chất thải...); xây dựng các cơng trình dịch vụ du lịch; các hoạt
động vận chuyển; v.v.
Các hoạt động này sẽ tác động làm ảnh hƣởng trực tiếp đến cảnh quan, môi
trƣờng sống (nơi cƣ trú) của nhiều loài sinh vật, làm tăng nguy cơ mất cân bằng
trong phát triển các hệ sinh thái,... Tác động này thƣờng nhận thấy rõ khi phát
triển xây dựng các khu du lịch ở những khu vực có mơi trƣờng nhạy cảm nhƣ

rừng ngập mặn ven biển, các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Trong quá trình hoạt động du lịch:
- Tăng áp lực ô nhiễm môi trƣờng do lƣợng chất thải (rác và nƣớc thải) từ
hoạt động của khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch và từ các cơ sở
dịch vụ du lịch.
- Tăng khả năng ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí, nƣớc, đất và các hệ sinh
thái từ các phƣơng tiện dịch vụ vận chuyển, vui chơi giải trí, các cơ sở lƣu trú...
- Tăng khả năng phát sinh các dịch bệnh do khách mắc phải từ nơi khác.
Tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học do có nhu cầu về thực phẩm (đặc
biệt là đặc sản), hàng lƣu niệm (đƣợc làm từ các loài sinh vật quý hiếm) của du
khách; do sự tập trung lƣợng lớn du khách trong mùa giao phối; v.v.
- Tăng nguy cơ xói mịn vùng cát ven biển do phát triển các khu du lịch
biển.
- Tăng nguy cơ ùn tắc giao thông, tăng áp lực đối với hệ thống hạ tầng xã
hội, đặc biệt trong mùa du lịch, thời gian lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần.
1.4. Những bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trƣờng
* Trên thế giới:
Hiện nay, các hành vi phá hoại, lãng phí tài ngun, phá hoại mơi trƣờng
sống của các lồi sinh vật biển, tình trạng quá tải dân số ở các vùng ven biển nơi sinh sống của 50% dân số thế giới, đang từng ngày đe dọa tƣơng lai của đại
14


dƣơng và chiếm tới một phần ba những thách thức đối với tƣơng lai xã hội loài
ngƣời.[6]
Vấn đề quản lý và bảo vệ môi trƣờng ở vùng biển và ven biển đƣợc quan
tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia có bờ biển dài và
trong đó biển đƣợc xem là một địa điểm đem lại lợi ích kinh tế thơng qua các
hoạt động du lịch và dịch vụ từ biển. Đây là yếu tố ảnh hƣởng khơng nhỏ đến lợi
ích kinh tế nói chung và lợi ích từ các hoạt động du lịch dịch vụ nói riêng. Mơi
trƣờng đƣợc quản lý tốt sẽ tác động tích cực tới các hoạt động du lịch, thúc đẩy

phát triển kinh tế, đem lại nguồn thu không nhỏ, bên cạnh đó có thể giúp cho sự
phát triển của môi trƣờng ngày càng bền vững.
- Ở Nhật Bản, [34] sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển
là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của chiến lƣợc biển quốc gia. Nhật
Bản là một quốc gia có đƣờng bờ biển rất dài, có diện tích khoảng 1.048.950
km², ngồi ra cịn có hơn 3.900 đảo lớn nhỏ (trong đó có đảo OKINAWA lớn
nhất).
Theo Miki Yoshizumi, khoa nghiên cứu mơi trƣờng tồn cầu, Đại học
Kyoto, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật Bản thành lập kế hoạch
phát triển tổng thể lần thứ nhất, với chính sách phát triển tập trung vào cơng
nghiệp hóa dầu (1956) và cơng nghiệp hóa 15 thành phố cùng sáu quận. Các
vùng công nghiệp trọng điểm tập trung ở các vùng bờ biển và vùng thủy triều.
Nhiều biện pháp cải tạo đã đƣợc đƣa ra để lấy đất xây dựng cảng và phát triển
cơng nghiệp.
Với chính sách này, hơn một phần hai bờ biển Nhật Bản là nhân tạo và bán
nhân tạo. Ở Tokyo đất thủy triều chiếm 10% tổng diện tích đất và 95 bờ biển
của thành phố này là nhân tạo, bởi có rất nhiều dự án phát triển ở vùng nƣớc
biển.
Thành phố Kobe phải cải tạo đất núi để phát triển các khu dân cƣ, nhƣờng
mặt tiền biển cho việc phát triển ngành công nghiệp. Tuy nhiên, sau khi phát

15


triển cơng nghiệp, những gì cịn lại là vùng biển ô nhiễm và suy thoái do nƣớc
thải công nghiệp gây nên.
Nhật Bản đã mất đi rất nhiều bờ biển xinh đẹp, mất đi nhiều khu du lịch
biển thơ mộng. Cách quản lý sai lầm này đã ảnh hƣởng nhiều đến nguồn lợi thủy
sản trong khu vực.
Theo sách trắng về môi trƣờng ở Nhật Bản, thời điểm đó có khoảng 313

lồi thủy hải sản đã bị nguy hại bởi ô nhiễm nƣớc. Một số bãi tắm bị cấm bơi lội
bởi chất lƣợng nƣớc quá xấu, môi trƣờng xung quanh ô nhiễm nghiêm trọng,
gây nhiều thiệt hại cho ngành du lịch.
Nhiều vấn đề nghiêm trọng xảy ra ở các vùng biển, ngƣời dân cũng nhƣ
ngƣ dân Nhật yêu cầu chính phủ phải đƣa ra hƣớng giải quyết. Nhiều chiến dịch
từ cộng đồng kêu gọi bảo vệ môi trƣờng đƣợc tổ chức rầm rộ.
Dự án xây dựng các bãi chôn lấp nhƣ vịnh Isehaya năm 1997, đất thủy triều
Fujimae năm 1998, sông Yoshino năm 1999 và nhiều dự án xây dựng công
nghiệp bị bãi bỏ do sự phản đối của ngƣời dân.
Kết quả, năm 1999, Chính phủ Nhật đã thực hiện sửa đổi chƣơng trình
hành động về phát triển biển đƣợc xây dựng năm 1953 (cơ chế quản lý vùng
biển đầu tiên của Nhật).
Bảo vệ môi trƣờng cùng với khai thác sử dụng hợp lý bờ biển đƣợc đƣa vào
chƣơng trình hành động mới, tầm quan trọng của quản lý vùng biển thân thiện
với mơi trƣờng đã đƣợc nhận thức rõ hơn.
Chƣơng trình hành động mới của Chính phủ đƣợc thực hiện, các vùng đất
cấm và các vùng biển cần đƣợc bảo vệ đã đƣợc đề cập đến. Các nhà quy hoạch
phát triển liên tục tổ chức nhiều cuộc họp lắng nghe ý kiến của ngƣời dân trƣớc
khi phê duyệt các dự án tại các vùng biển cần đƣợc bảo vệ, thậm chí các phƣơng
tiện nhƣ ô tô, xe máy đều bị cấm lƣu hành.
Thêm vào đó, Chính phủ Nhật cũng xác định vùng biển là tài sản chung
của nhân loại truyền lại cho thế hệ sau nhƣ là tài sản quý giá. Các nhà quản lý
16


địa phƣơng phải xây dựng kế hoạch tổng hợp trong việc sử dụng vùng biển đi
đôi với việc bảo vệ môi trƣờng tự nhiên dựa trên ý kiến của các bên liên quan.
Nhờ đó, Nhật Bản đã hạn chế đƣợc nhiều cơng trình xây dựng ven biển, cải
thiện dần đƣợc hệ sinh thái vùng biển.
- Ở Thái Lan, một nghiên cứu về “Đánh giá tác động môi trƣờng không

mong muốn cho việc bảo vệ bờ biển dọc theo 7 km bờ biển ở miền Nam Thái
Lan” đƣợc thực hiện[25]. Nghiên cứu này nói đến các hoạt động ở vùng bờ
biển, xói mịn ở vùng bờ biển và các biện pháp để cải thiện trong đó có việc xây
dựng đê chắn sóng, sử dụng các cơng cụ trong quy hoạch bảo vệ mơi trƣờng.
Nhóm tác giả đã nghiên cứu, phỏng vấn với tổng cộng 130 câu hỏi đã đƣợc sử
dụng để thu thập ý kiến từ các cộng đồng sống dọc 7 km bờ biển bị xói mịn.
Nhóm nghiên cứu xem xét việc sử dụng công cụ bảo vệ môi trƣờng có thực sự
hợp lý đối với vùng Nam Thái Lan hay không? Kết quả của việc đánh giá tác
động môi trƣờng (EIA) cho thấy thiệt hại cho cộng đồng ven biển, những ngƣời
chịu ảnh hƣởng trực tiếp. Chính vì vậy việc chọn lựa đúng công cụ thực hiện,
đào tạo nguồn nhân lực, quy hoạch các vùng bị xói mịn và thực hiện đúng thời
điểm rất quan trọng.
- Một nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu: “Xói mịn và vấn đề kiểm
soát” ở một số bãi biển ở Địa Trung Hải[26] . Nghiên cứu cho thấy sự biến mất
của các trầm tích qua thời gian dƣới sự tác động của thiên tai và sự xói mịn
dƣới tác động của sóng. Để quản lý đƣợc sự xói mịn này cần phải có chiến lƣợc
phát triển lâu dài và sử dụng một số biện pháp khắc phục, hạn chế sự xói mịn..
Trong đó, nghiên cứu tập trung vào việc xác định trầm tích ở bãi biển.
Đối với chức năng bảo vệ thì phụ thuộc vào cách quản lý và có liên quan
đến tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng hiện có ở bãi biển.Trong khi đó đối với
chức năng giải trí thì cịn phụ thuộc vào mật độ sử dụng bãi biển trong đó có
tính đến chất lƣợng và loại hình du lịch.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề nghị rằng nên có các vị trí để chứa trầm
tích nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chức năng giải trí ở bãi biển khi có hậu
quả của xói mịn để lại.
17


- Ở Brazil, vấn đề môi trƣờng tại vùng biển đã đƣợc nhắc đến và có nhiều
cơng trình nhiên cứu đƣợc tiến hành. Nhóm T.S.Silva và P.R.A Tagliani đã thực

hiện nghiên cứu: “Quy hoạch môi trƣờng tại vùng ven biển Rio Grande do Sul –
Nam Brazil[29]: Các yếu tố quản lý ven biển” nhằm nghiên cứu sử dụng cấu
trúc không gian của vùng ven biển. Ở nghiên cứu này, nhóm tác giả phân tích và
đánh giá chủ yếu đối với các yếu tố đất và cách thức sử dụng đất ở ven biển.
Việc nghiên cứu cũng đã phân loại đƣợc mơi trƣờng từng vùng đƣa ra các hình
thức bảo tồn và phát triển. Vùng ven biển Nam Brazil có các vùng đất ngập
mặn, rừng tự nhiên ven biển, đầm phá thơng qua đó nhóm tác giả đã xây dựng
mơ hình dự đoán sự thay đổi của các vùng đất trong tƣơng lai gần. Từ đó xây
dựng mơ hình quản lý ven biển và lập kế hoạch sử dụng các khu vực ven biển.
Cụ thể:
1. Kế hoạch quản lý ven biển của nhà nƣớc
2. Kế hoạch quản lý của thành phố
3. Hệ thống thông tin quản lý ven bờ
4. Báo cáo chất lƣợng môi trƣờng
5. Phân vùng sinh thái – kinh tế ven biển
6. Hệ thống quan trắc môi trƣờng
7. Kế hoạch quản lý ven biển
Thơng qua các chính sách, mơi trƣờng kinh tế xã hội của vùng, nhóm đã
nghiên cứu và đề xuất chƣơng trình quy hoạch mơi trƣờng bao gồm: quản lý,
bảo tồn và phát triển.
* Ở Việt Nam
Việt Nam có vùng biển rộng lớn, đƣờng bờ biển dài khoảng trên 3260 kmtừ
Móng Cái đến Hà Tiên [21]và trên 3.000 hịn đảo lớn, nhỏ, tiêu biểu là: Cơ Tơ,
Quan Lạn (Quảng Ninh); Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Cồn Cỏ (Quảng
Trị); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Phú Quý (Bình Thuận); Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng
Tàu); Phú Quốc, Thổ Chu (Kiên Giang)…[31]. Đây là một lợi thế đối với nền
kinh tế và du lịch biển của Việt Nam.
18



×