Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

__________________

Ðàm Anh Thư

PHỤ LỤC

Chun ngành : Văn học Việt Nam
Mã số
: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ÐOÀN THỊ THU VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể Thầy cô Khoa Ngữ
văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phịng Khoa học&
Cơng nghệ Sau Đại học đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu.
Tơi xin đặc biệt bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đồn Thị Thu
Vân, người đã tận tâm, chu đáo hướng dẫn tơi hồn thành luận văn Thạc sĩ
này.
Tơi cũng xin được cảm ơn Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học Tổng
hợp, Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ


Chí Minh đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý giá.
Và tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
khích lệ, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009
Người thực hiện luận văn

Đàm Anh Thư


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Lịch sử văn học được ghi nhận như là lịch sử hình thành và phát
triển của các thể loại. Toàn bộ những ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, quan
điểm thẩm mỹ, ngôn ngữ, thị hiếu… lên văn học đều đã được cụ thể hóa vào
thể loại, cịn các khuynh hướng, trào lưu, nói như Bakhtin, chỉ là lớp vỏ ngồi
sặc sỡ. Với một nền văn học tiếp nhận nhiều thể loại từ bên ngồi như văn
học Việt Nam, việc tìm hiểu số phận của từng thể loại lại càng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng. Q trình Việt hóa ln là cơ sở để khẳng định sức sống
riêng của văn học dân tộc. Trong quá trình ấy, bên cạnh thơ luật, phú cũng nổi
bật lên với tư cách là thể loại đầu tiên được sáng tác bằng chữ Nôm. Chỉ riêng
điều này cũng đã đủ để phú quốc âm khẳng định cho mình một vị trí khơng
thể thay thế trong lịch sử văn học nước nhà.
Nhưng khơng chỉ có vậy. Giá trị của phú Nơm cịn thể hiện ở chỗ:
trong khoảng trên dưới bảy thế kỷ tồn tại, mảng sáng tác này đã góp vào văn
học một tiếng nói độc đáo. Nét độc đáo ấy trước hết sẽ nằm ở sự phá cách.
Tác phẩm của Nguyễn Hãng, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Công Trứ… là những
bằng chứng thuyết phục nhất về khả năng sáng tạo nên cách miêu tả mới mẻ
mang cảm hứng trào lộng, hài hước của phú quốc âm. Cũng chính vì thế phú
Nơm có thể tự làm mình trở nên đặc biệt khi đứng bên cạnh phú chữ Hán. Mở

rộng phạm vi phản ánh hiện thực, phú Nôm len vào những góc nhỏ trong cuộc
sống thường nhật của người bình dân để từ đó vẽ lại bức tranh xã hội muôn
màu với nhiều mảng tối sáng khác nhau. Ấy là điều mà độc giả khơng thể tìm
thấy ở phú chữ Hán. Sự khác biệt này nếu được lý giải một cách cẩn thận ắt
hẳn sẽ cho thấy nhiều nét đặc trưng trong tâm lý chung của dân tộc về cách
cảm nhận và tái hiện thế giới.


Bên cạnh đó, so sánh với những thể loại khác, phú quốc âm cũng có
khơng ít thế mạnh riêng. Dễ thấy hơn cả là khả năng miêu tả tỉ mỉ mọi góc
cạnh của đối tượng với hệ thống chi tiết nghệ thuật hết sức phong phú, đa
dạng. Chẳng những vậy, tuy cùng chịu ảnh hưởng từ văn học chính thống lẫn
văn học dân gian nhưng phú Nơm lại có cách xử lý riêng đối với việc tiếp thu
và vận dụng ngơn ngữ dân tộc. Có những loại từ bị xem là tối kỵ trong thơ
như hư từ lại không bị hạn chế ở phú. Nhìn từ góc độ ngơn ngữ nghệ thuật,
đấy là những đóng góp đáng kể của phú Nôm cho sự phát triển của tiếng Việt.
1.2. Trải qua thử thách của thời gian, nhiều giá trị của phú quốc âm đã
được cơng nhận. Song vẫn cịn những mặt cần được tiếp tục khám phá sâu
hơn, nhất là về sự vận động của ngôn ngữ, thi pháp miêu tả trong phú Nôm
hay sự tương tác giữa phú Nôm và các thể loại khác. Trong khi giá trị nội
dung rất được chú ý thì ngược lại, về mặt hình thức, phú Nôm thường được
cho là “rập khuôn theo phú Trung Quốc” [12, tr.10]. Chính vì nhận định này
mà phú quốc âm ít được quan tâm hơn so với thơ Nơm Đường luật, truyện
thơ, khúc ngâm hay hát nói. Cho nên, sẽ không phải là thừa khi chúng ta cố
gắng thâm nhập và tìm hiểu một cách hệ thống những giá trị làm nên đóng
góp riêng của phú Nơm khơng chỉ ở phương diện nội dung mà cịn từ phương
diện hình thức nghệ thuật.
1.3. Trong thời trung đại, phú từng là thể loại giữ địa vị quan trọng và
sang trọng. “Thi thiên, phú bách, văn sách năm mươi” là những gì cần thiết để
chứng minh sự uyên bác của các nho sĩ trong mỗi khoa thi. Việc phú cùng với

thơ và văn sách hợp thành ba thể tài chủ đạo trong hệ thống khoa cử đã mang
lại điều kiện thuận lợi để thể loại này được vận dụng phổ biến và đạt đến mức
tinh tế. Nhưng trong tiếp nhận của người đọc hôm nay, phú, với tầng tầng lớp
lớp điển cố, điển tích, đã trở nên xa lạ, khó hiểu. Con đường đến với phú nói
chung, phú Nơm nói riêng, càng khó đi hơn. Đó là trở ngại song đồng thời


cũng là thử thách khơi dậy sự hứng thú ở người viết. Tin rằng nghiên cứu về
phú Nôm vẫn là mảnh đất xứng đáng được cày xới và nếu cày xới, đoan chắc
sẽ thu được những kết quả thú vị. Vì thế, chọn thực hiện đề tài Phú Nơm thời
trung đại – Hành trình và đóng góp với chúng tơi không chỉ đơn giản là phục
vụ cho môn học và nhiệm vụ giảng dạy mà quan trọng hơn, đấy còn là niềm
vui được khám phá những kiến thức mới mẻ về văn chương trung đại.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Vì phải tiếp cận với một đối tượng có lịch sử tồn tại lâu dài nên ở
bước đầu tiên luận văn sẽ tiến hành khảo sát quá trình phát triển và miêu tả
những đặc điểm chủ yếu của phú Nôm qua các giai đoạn.
2.2. Phác họa được số phận lịch sử của phú Nơm từ lúc hình thành,
phát triển đến khi “tàn lụi” là cơ sở để luận văn đạt được mục đích thứ hai:
xác định đóng góp của phú Nơm thời trung đại từ nhiều góc độ khác nhau.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phú Nơm thời kỳ trung đại và
những đóng góp của nó cho văn học dân tộc. Những bài phú xuất hiện từ thế
kỷ XX trở về sau nằm ngoài phạm vi tìm hiểu của luận văn. Chúng sẽ chỉ
được đề cập đến trong trường hợp luận văn cần mở rộng sự liên hệ, so sánh.
3.2. Phạm vi khảo sát
3.2.1. Phạm vi tư liệu
Trong luận văn, dựa trên những bài phú Nôm đã công bố, chúng tôi
chọn khảo sát 54 tác phẩm. Văn bản chủ yếu được lấy từ những cơng trình đã

có sự khảo cứu cơng phu như Thơ văn Lý Trần (Nhiều tác giả), Phú Nôm (Vũ
Khắc Tiệp), Phú Việt Nam cổ và kim (Phong Châu và Nguyễn Văn Phú) (xin
xem thêm ở phụ lục).


Trong số các tác phẩm được chọn thì Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
(Trần Nhân Tông), Tần cung nữ ốn Bái cơng văn (Đặng Trần Thường), Lưu
Hồng thúc ký thư Quan Vân Trường chiếu cố, Quan Vân Trường phục bái
thư vu Hoàng thúc chiếu cố (Khuyết danh) là những trường hợp không được
người sáng tác xác định thuộc thể phú. Tuy nhiên, dựa trên đặc điểm nội dung
cũng như hình thức câu văn, bố cục tác phẩm, nhiều nhà nghiên cứu như Đào
Duy Anh, Phong Châu, Cao Tự Thanh… vẫn xếp chúng vào thể loại phú. Đó
là căn cứ đáng tin cậy để luận văn dùng những tác phẩm trên làm đối tượng
khảo sát.
3.2.2. Phạm vi vấn đề
Luận văn không đặt trọng tâm ở việc giới thiệu, miêu tả về thể phú nói
chung mà chủ yếu chỉ dùng những quy ước của thể loại để hướng đến mục
đích chính là cố gắng làm rõ những nét riêng, những cái “lệch chuẩn” của phú
Nôm. So sánh, xét đến cùng, là để tìm ra những nét khác nhau, và chính
những nét khác nhau mới khẳng định được giá trị của đối tượng nghiên cứu.
Ngồi ra, để làm nổi bật đóng góp của phú quốc âm, luận văn, trong chừng
mực nhất định, sẽ mở rộng sự khảo sát sang cả phú chữ Hán.
4. Lịch sử vấn đề
4.1. Trước thế kỷ XX, phú Nôm không được chú ý nhiều. Trong mười
thế kỷ văn học trung đại, các trí thức Nho học tuy có bàn về phú nhưng chủ
yếu chỉ đề cập đến một số đặc điểm chung của thể loại hoặc lấy phú chữ Hán
làm đối tượng. Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn Công Cơ, Lê Q Đơn… trong
những lời bình về nghệ thuật phú của ta đều thực hiện theo cách như vậy. Khi
Nguyễn Cơng Cơ nhận định rằng:
“Bộ Quần hiền phú tập có từ xưa. Từ triều Trần đến nay đã qua mười

ba đời vua, đạo lý nhà nho được tìm hiểu sâu sắc, cưỡi lên đầu rồng, tắm
trong ao phượng. Song trong số hàng nghìn, hàng trăm các quan, kẻ có văn


chương nổi tiếng ở đời chẳng được mấy! Chỉ có Nguyễn cơng Nhữ Bật, Đào
cơng Sư Tích dẫn dịng; Lý Chuyết Am, Nguyễn Cúc Pha mấy ơng làm nổi
sóng; Trần Mật Liêu cùng các ơng khác giúp sóng lan rộng, hùng văn trong
thiên hạ chẳng lớn được như thế ấy.”
(Tựa bản in Quần hiền phú tập) [93, tr.52-53]
thì rõ ràng ông chỉ đề cao phú chữ Hán và những tác giả dùng chữ Hán
để sáng tác mà thôi.
4.2. Đến thế kỷ XX, nhất là từ những năm 30 của thế kỷ này, phú Nôm
mới bắt đầu được quan tâm và nghiên cứu một cách có hệ thống. Những bài
phú Nơm lần đầu tiên được tập hợp tương đối đầy đủ và phiên âm ra chữ quốc
ngữ trong quyển Phú Nôm do Thái Phong Vũ Khắc Tiệp tuyển, Vĩnh - Hưng Long thư quán xuất bản năm 1931 (2 tập). Tập sách này sau khi ra mắt độc
giả đã được sử dụng như tư liệu tra cứu trong một số công trình khoa học
nghiêm túc như Việt Nam văn học sử yếu (Dương Quảng Hàm) hay Phú Việt
Nam cổ và kim (Phong Châu, Nguyễn Văn Phú).
Lịch sử nghiên cứu phú Nôm trong thế kỷ XX diễn ra bình lặng. Hầu
như khơng có nhiều tranh cãi ồn ào. Tuy vậy, sự trưởng thành của nền phê
bình Việt Nam vẫn có nhiều tác động tích cực, góp phần mở ra những cánh
cửa khác nhau cho việc tiếp cận với phú quốc âm, một đối tượng mà lắm lúc
nhìn vào chúng ta tưởng như mọi kết luận về nó đã được ấn định. Từ đầu thế
kỷ XX đến nay, những tài liệu nghiên cứu về phú Nơm về cơ bản có thể được
chia thành các dạng như sau:
Trước hết, phú Nơm có thể được giới thiệu chung với phú chữ Hán
trong cùng một phần viết về thể phú hoặc được đặt trong tiến trình phát triển
văn học chữ Nôm với các thể loại khác. Đấy chính là cách làm của các bộ văn
học sử hoặc những cơng trình nghiên cứu khái qt về văn học trung đại.



Bộ văn học sử đầu tiên giới thiệu về tiến trình phát triển của phú Nơm
là Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm (viết xong năm 1941,
xuất bản năm 1943). Thật ra từ những năm 1925, trong cuốn Quốc văn trích
diễm, Dương Quảng Hàm đã từng giới thiệu phép tắc làm phú cùng một số
bài phú Nôm đặc sắc như Hỏng thi phú (Trần Tế Xương), Cờ bạc phú (Phạm
Quang Sán). Tuy mục đích chính của cơng trình này là trích dẫn và giới thiệu
những đoạn văn hay nhưng ở đây, Dương Quảng Hàm đã đưa ra một bảng
tổng hợp về các thể loại từng xuất hiện trong văn học Việt Nam, trong đó có
thể phú. Có điều lúc này Dương Quảng Hàm chỉ mới dừng lại ở việc bình
giảng ý nghĩa câu chữ của từng bài phú riêng rẽ, chưa cho thấy tiến trình phát
triển của phú Nôm trong chiều dài lịch sử văn học dân tộc. Đến năm 1943
công việc này mới được Dương Quảng Hàm thật sự hoàn tất bằng Việt Nam
văn học sử yếu.
Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm tuân thủ chặt chẽ
những quy định của phương pháp phê bình giáo khoa, đồng thời rất coi trọng
đặc điểm riêng của các thể loại văn chương thời trung đại. Nếu phương pháp
giáo khoa đem lại cho ông cách xử lý tư liệu cẩn trọng và khoa học thì những
kiến thức về hệ thống thi luật cổ điển giúp Dương Quảng Hàm bám sát đối
tượng nghiên cứu. Việc tìm hiểu văn học chữ Nơm nói chung và phú Nơm nói
riêng của Việt Nam văn học sử yếu đều dựa vào phương pháp nghiên cứu
khoa học như thế. Chính với tinh thần tôn trọng tư liệu đến độ nghiêm ngặt
này mà khi bàn về văn bản Nôm được cho là thuộc về thời Lý – Trần, Dương
Quảng Hàm không vội tin ngay. Tình hình tư liệu lúc đó chưa cho phép ơng
phục hiện lại chính xác diện mạo của văn học quốc âm từ thế kỷ X đến hết thế
kỷ XIV. Đấy là điểm mà sau này những học giả như Đào Duy Anh, Hoàng
Xuân Hãn… sẽ bổ sung dựa trên sự khảo sát nghiêm túc, khoa học về tính xác
thực của các bản phú Nôm thời Trần.



Sau Việt Nam văn học sử yếu, Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn
Đổng Chi xuất bản năm 1942 phần nào tiếp cận lịch sử văn học theo quan
điểm thể loại. Lịch sử văn học bước đầu được ghi nhận như lịch sử phát triển
của các thể loại. Ở từng giai đoạn văn học khác nhau, tác giả giới thiệu những
thể loại chiếm ưu thế. Về thể loại phú, có lúc tác giả xếp chung vào các loại
văn biền ngẫu (Chương X: Trần (1225 – 1380)), có lúc lại xếp riêng thành
một mục Thơ phú (Chương XI: Hồ (cầm quyền 1350 – 1399, làm vua 1400 –
1407)). Cũng thuộc về thể loại phú nên đương nhiên phú Nôm được giới thiệu
chung trong những mục trên nhằm đáp ứng mục đích chủ yếu là xác định thời
điểm khởi đầu của văn chương quốc âm:
“Những bài phú quốc văn bắt chước lề lối Tàu cũng đã xuất hiện.
Người sáng thủy ra nó là Nguyễn Sĩ Cố.” [13, tr.342]
Ở một chỗ khác Nguyễn Đổng Chi nhắc lại:
“Phụ họa với công việc trên, có Nguyễn Sĩ Cố, là người đồng thời của
Hàn Thuyên. Sĩ Cố lại tiến lên một bậc, là theo thể phú Tàu làm các bài phú
tiếng Việt.” [13, tr.352]
Theo cách lý giải của Nguyễn Đổng Chi, phú tiếng Việt xuất hiện trong
lịch sử văn học không phải như hiện tượng đột xuất mà nó đã được chuẩn bị
từ q trình Việt hóa thơ luật. Sau đó đến lượt mình, phú Nơm đưa văn học
quốc âm lên một trình độ mới. Và mặc dù Nguyễn Đổng Chi chỉ mới nhìn
phú Nơm ở cái mặt áp dụng thuần thục cách luật “phú Tàu”, chưa đề cập đến
mặt cách tân, nhưng ông đã gợi ý về điểm đóng góp quan trọng nhất của phú
quốc âm: đưa tiếng Việt vào thế giới văn chương.
Càng về sau, phú Nôm càng nhận được nhiều sự quan tâm. Những bài
phú Nôm đời Trần được giới nghiên cứu chấp nhận. Khi biên soạn Văn học
Việt Nam (thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII) 1 , Đinh Gia Khánh phân tích các
1

Bộ sách này được Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp xuất bản từ năm 1979 trở về


trước và được Nhà xuất bản Giáo dục tái bản nhiều lần.


tác phẩm này một cách khá tỷ mỷ. Tiếp cận văn học theo khuynh hướng Mácxít, ơng nhìn nhận các bài phú như một chỉnh thể bao gồm cả hai mặt nội
dung và hình thức. Từ đó, Đinh Gia Khánh đã chỉ ra được đóng góp của phú
Nơm trên nhiều phương diện từ khả năng phản ánh hiện thực đời sống đến
ngơn từ nghệ thuật, cách xây dựng hình tượng.
Trong giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX, Thi pháp văn học trung
đại Việt Nam (Trần Đình Sử) là cơng trình tạo nên bước tiến mới đối với việc
nghiên cứu văn học. Cùng với nhiều thể loại khác, phú Nơm được khám phá
từ góc độ thi pháp. Dành cho phú một mối quan tâm đặc biệt, Trần Đình Sử
đã nêu lên những nhận xét thú vị về sự vận động của thi pháp thể loại từ phú
Trung Quốc đến phú chữ Hán và phú chữ Nôm. Chẳng hạn về chức năng của
phú quốc âm, ông cho rằng:
“Phú từ viết bằng chữ Hán như một thể loại cung đình đã trở thành
một thể loại dân dã của các nhà nho, ông đồ ẩn dật, nhằm biểu hiện thú ẩn
dật, sinh hoạt điền viên hoặc niềm ham thích cảnh trí quê hương, hoặc thể
hiện tâm tư tình cảm của lớp bình dân. Đặc biệt phú Nôm trở thành nơi thi
thố tài năng tiếng Việt với những từ hàng ngày, từ láy, từ điệp, chơi chữ, nó
chứng tỏ sự giàu có, thân thiết của tiếng Việt.” [112, tr.232]
hoặc:
“Đáng chú ý nhất là phú từ một thể loại văn chương bác học cao siêu
đã thế tục hóa thành phú Nơm – “Nơm na mách qué” gần gũi và trở thành
một thể loại bình dân với hàng loạt tác phẩm khuyết danh, ngang hàng với
“thơ Hồ Xuân Hương” khuyết danh, với truyện Nôm khuyết danh. Đây là
bước phát triển độc đáo, nó chứng tỏ phú Nôm là thể loại rất được ưa
chuộng.” [112, tr.233]
Ý kiến trên của Trần Đình Sử phần nào gặp gỡ với những nhà nghiên
cứu khác ở sự khẳng định về tính chất “nơm na mách q” trong phú quốc
âm. Lê Trí Viễn gọi đấy là cái cách “quần chúng hóa rộng rãi” của phú Nôm



[114, tr.173], còn Phan Ngọc xem “mách qué” như một biểu hiện về “sự khúc
xạ” của phú Trung Quốc vào phú Việt Nam [73, tr.58]. Điều đó càng cho thấy
sự thay đổi trong thi pháp miêu tả của phú Nôm là hết sức đáng quan tâm.
Tóm lại, đề cập đến phú Nôm dưới dạng đan xen như thế là cách làm
chung của nhiều tác giả khi khảo sát các giai đoạn văn học. Từ những cơng
trình loại này, có thể lẩy ra nhiều ý kiến bổ ích, thú vị song để có cái nhìn đầy
đủ, bao qt hơn về phú Nơm thì phải tìm kiếm ở loại tài liệu thứ hai: các tập
chuyên khảo.
Cho đến nay, dạng tài liệu này không nhiều. Sau Phú Nôm (2 tập) của
Vũ Khắc Tiệp xuất bản vào những năm ba mươi, đến năm 1960, mới có một
tập khảo luận khá hồn chỉnh về phú của hai tác giả Phong Châu và Nguyễn
Văn Phú: quyển Phú Việt Nam cổ và kim. Đọc tên tập sách, thấy ngay rằng
các tác giả đã cố gắng vươn đến một tầm nhìn bao quát lịch sử của phú Việt
Nam trên cả chặng đường dài trung đại và hiện đại. Ấy là đóng góp đáng trân
trọng nhưng việc gộp chung phú chữ Hán và chữ Nôm lại khiến giá trị độc
đáo của phú quốc âm chưa thật sự trở thành điểm nhấn của cơng trình.
Thứ ba là dạng tài liệu chỉ “khoanh vùng” phạm vi nghiên cứu ở một
hoặc một số khía cạnh nhất định của phú Nơm. Thường đó là các bài báo
đăng trên tạp chí chuyên ngành như Văn học, Hán Nôm, Ngôn ngữ và đời
sống… Đặc biệt, Phạm Tuấn Vũ là tác giả đã công bố không ít bài viết có
chất lượng, góp phần khẳng định sức sáng tạo của phú quốc âm, bao gồm:
Thành ngữ và tục ngữ với phú Nơm (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3/1998),
Nghệ thuật khôi hài trong một bài phú Nơm (Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống,
số 11/1999), Góp phần tìm hiểu phú Nơm (Tạp chí Văn học, số 11/2000), Văn
hóa dân gian trong phú Nơm (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4/2000) và Trữ
tình ở thể phú (Tạp chí Hán Nơm, số 4/2005). Ngồi ra, khơng thể không kể
đến một số bài viết tuy bàn chung về phú nhưng vẫn đưa ra được nhiều ý kiến



xác đáng về sự vận dụng thi pháp thể loại ở phú Nơm như Tìm hiểu phú thời
kỳ Trần Hồ (của Trần Lê Sáng, đăng trên Tạp chí Văn học, số 6/1974), Từ
phú Trung Quốc đến phú Việt Nam (của Nguyễn Đình Phúc, đăng trên Tạp
chí Hán Nơm, số 4/2003)...
Cuối cùng là về những luận án lấy phú Nôm làm đối tượng nghiên cứu.
Năm 2002, luận án Tiến sĩ Thể phú trong văn học Việt Nam trung đại của
Phạm Tuấn Vũ đã cơ bản hoàn thành bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của
phú trong lịch sử văn học dân tộc. Riêng ở chương 3, tác giả dành 76 trang để
khám phá phú Nôm từ nhiều phương diện: 1- Lịch sử hình thành và phát
triển, 2- Thi pháp miêu tả và biểu hiện, 3- Chức năng thể tài, 4- Cảm hứng hài
hước và châm biếm, 5- Chất liệu nghệ thuật, văn thể. Với hiểu biết sâu rộng
về thi pháp thể loại, tác giả của luận án đã tiến hành một cơng việc cơng phu
và hết sức có giá trị: đối chiếu phú Nôm với phú Trung Quốc và phú chữ Hán
để làm rõ một số nét đặc trưng của phú quốc âm.
Như vậy, theo thời gian, nhiều khoảng trống trong nghiên cứu phú
Nôm đang dần được lấp đầy. Nhiều tác phẩm trước đây bị gạt bỏ hoặc lãng
quên nhận được sự đánh giá công bằng hơn. Nguyễn Huệ Chi nhìn nhận lại
tác dụng của Chiến tụng Tây Hồ phú (Phạm Thái) đối với sự phát triển của
ngôn ngữ dân tộc [16], Trần Đình Sử, Phạm Tuấn Vũ thâm nhập khám phá
sâu hơn về phú khuyết danh… Kế thừa những thành tựu trên, chúng tơi hy
vọng có thể góp thêm một góc nhìn nữa về phú Nơm qua việc tìm hiểu xem
trong suốt bảy thế kỷ tồn tại, đối tượng này đã có tác động như thế nào đến
q trình xây dựng văn học dân tộc. Các đặc điểm của phú Nơm, xét đến
cùng, chỉ thật sự có giá trị khi chúng thúc đẩy bước tiến của văn chương quốc
âm. Chính vì ngun nhân ấy, chúng tơi quyết định chọn cho luận văn cái tên
Phú Nôm thời trung đại – Hành trình và đóng góp như là một cách để xác
định góc độ tiếp cận vấn đề.



5. Phương pháp nghiên cứu
Với mục đích xác định đóng góp của phú Nơm trong lịch sử văn học
dân tộc, luận văn chọn tiếp cận đối tượng của mình từ góc độ thể loại vì chỉ từ
góc độ này, những nét đặc sắc thuộc về riêng phú quốc âm mới có thể được
làm rõ. Tiếp cận từ góc độ thể loại ở đây khơng có nghĩa chỉ dừng lại ở việc
tìm hiểu hình thức nghệ thuật mà cịn là khám phá cả mặt nội dung tư tưởng
của phú Nôm.
Phương pháp loại hình là phương pháp bao qt, mang tính định
hướng, giúp phân biệt phú Nôm với các thể loại khác.
Phương pháp so sánh loại hình lịch sử được sử dụng để so sánh phú
Nôm với phú chữ Hán; phú Nôm với thơ Nơm, truyện thơ Nơm; phú Nơm
và kí…
Do đặc điểm của đối tượng là được viết bằng chữ Nôm nên luận văn
còn sử dụng phương pháp liên ngành văn học, ngữ âm học lịch sử…
6. Kết cấu của luận văn
Đóng góp của bất kỳ đối tượng nào đều phải dựa trên chính những đặc
điểm riêng của chúng. Với phú Nơm, ắt hẳn cũng như vậy. Vì thế, ngồi mở
đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn được xây dựng theo từng
nhóm vấn đề căn cứ vào đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.
Chương 1: Phú Nôm thời trung đại – Đặc điểm và quá trình phát triển
là chương hướng đến mục đích đầu tiên của luận văn: khám phá xem phú
tiếng Việt đã có những biến đổi như thế nào trong khoảng thời gian tồn tại dài
khoảng bảy thế kỷ. Chương 1 cũng sẽ là cơ sở để triển khai chương 2 và
chương 3, hai phần chính xác định đóng góp của phú Nơm, cụ thể là từ các
phương diện sau đây:
Chương 2: Phú Nôm trung đại và những đóng góp trong xây dựng hình
tượng nghệ thuật


2.1. Kết cấu hình tượng được tổ chức bao quát song song với cận cảnh

2.2. Thế giới hình tượng nảy sinh từ nguồn cảm hứng mới mẻ: trào lộng,
hài hước
2.3. Thế giới hình tượng được xây dựng bằng bút pháp nghệ thuật quen
mà lạ
Chương 3: Phú Nơm trung đại và những đóng góp trên phương diện triết
lý, nghị luận
3.1. Đóng góp nhìn từ góc độ thủ pháp triết lý, nghị luận
3.2. Đóng góp nhìn từ góc độ ngơn ngữ triết lý, nghị luận
3.3. Đóng góc nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản ngơn từ
7. Đóng góp của đề tài
Mặc dù hiện nay phú đã hoàn toàn “tàn lụi” nhưng trong thời kỳ trung
đại, đây là thể loại sở trường của nhiều tác giả. Vì vậy, nếu muốn có cái nhìn
đầy đủ về văn học chữ Nơm, chúng ta khơng thể chỉ quan tâm đến một số thể
loại như thơ, truyện thơ, khúc ngâm hay hát nói… Lấy phú Nơm làm đối
tượng khảo sát, chúng tơi hy vọng có thể hệ thống lại quá trình phát triển cũng
như chỉ ra những giá trị độc đáo làm nên đóng góp của mảng sáng tác này. Và
đấy cũng là một cách để chứng minh sự phong phú của di sản văn học mà
những thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, giữ gìn.


Chương 1
PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI
- ĐẶC ĐIỂM VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
1.1. Phú Nơm trung đại và đặc trưng thể loại
1.1.1. Sơ lược về đặc điểm chung của thể loại phú.
Phú là thể loại có bề dày phát triển trong lịch sử văn học Trung Hoa.
Ban đầu, phú được dùng như khái niệm chỉ phương thức sáng tác, sau đó mới
dần dần được hồn chỉnh và trở thành một thể tài văn học. Sự khác biệt giữa
biện pháp nghệ thuật này với “năm nghĩa” còn lại của Kinh Thi cũng như nét
độc đáo làm nên đặc trưng thể loại của phú là ở chỗ nó thiên về mơ tả, phơ

bày trực tiếp “kể lại một việc mà nói thẳng ra” (Chu Hy) [42, tr.148]:
“Phú có nghĩa phơ bày. Phơ bày vẻ đẹp, viết thành văn chương, thể
hiện sự vật, thuật tả tình ý.”
(Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long) [37, tr.115]
Theo các nhà nghiên cứu hiện đại thì thể phú được hình thành từ ba
nguồn khác nhau:
(1) Kinh thi thường được xem là nguồn gốc trước hết khởi sinh ra phú.
Tuy nhiên, trong Kinh thi, phú chưa phải khái niệm chỉ thể loại. Thoạt tiên,
phú cùng với tỷ và hứng hợp thành ba biện pháp nghệ thuật chính của các bài
thơ dân gian. Trong ba biện pháp ấy, nếu tỷ và hứng đều hướng đến cách diễn
đạt bóng gió, kín đáo thì phú chỉ rõ tên, nói rõ việc. Về sau, phú mới được sử
dụng để định danh cho một thể loại. Sự chuyển nghĩa đương nhiên có nguyên
do. Quá trình hình thành và phát triển của thể phú vẫn luôn mang theo một
dấu vết đặc biệt gắn liền cùng nguồn cội: lấy phô bày và miêu tả trực tiếp làm
điểm phân biệt mình với các thể loại khác như thơ chẳng hạn. Nói như Lục


Cơ trong Văn phú: “Thơ dựa vào tình cảm và phải đẹp đẽ, phú thể hiện sự vật
và phải trong sáng” [55, tr.86].
(2) Một nguồn ảnh hưởng khác chi phối sự hình thành thể phú là Sở ca,
loại thơ được viết theo âm điệu dân ca nước Sở. Ly tao của Khuất Nguyên là
tác phẩm nổi bật nhất viết theo thể tài này. Trong Ly tao có tả cảnh, tả tình, có
phơ trương, có đối thoại, hình ảnh diễm lệ, bóng bẩy, giàu tính hư cấu đã tác
động đến hình thức lời văn cũng như bố cục của phú sau này.
(3) Ngồi ra, phú cịn chịu ảnh hưởng từ hình thức vấn đáp văn xuôi
thời Tiên Tần. Tuyến trần thuật được chuyển từ một nhân vật sang nhiều nhân
vật tạo thành hình thức đối thoại khách – chủ đặc trưng của phú.
Từ những mầm mống ban đầu, thời gian đã mang đến cho phú, với tư
cách một thể loại văn học, sự hoàn chỉnh về kết cấu vào đời Hán với những
tác phẩm nổi tiếng của Tư Mã Tương Như, Dương Hùng, Ban Cố.... Mặc dù

về sau tại quê hương Trung Hoa, phú vẫn tiếp tục phát triển với một số thay
đổi nhất định về văn thể, nội dung, nhưng cái khung vững chắc của thể loại
thì đã được xây dựng từ triều đại nhà Hán.
Cuộc đổi ngôi của các thể loại lớn trong văn học Trung Hoa đi theo
chiều hướng: Hán phú – Đường thi – Tống từ – Nguyên khúc – tiểu thuyết
Minh Thanh. Con đường ấy có lý lẽ của riêng nó. Hồn cảnh lịch sử, tâm lý
dân tộc đã lựa chọn thể loại. Phú sẽ là nhân vật chính trên bảng cơ cấu thể loại
khi nhiệm vụ ca ngợi hùng đồ bá nghiệp trở thành nhu cầu chính của thời đại.
Khoảng thời gian phú Trung Hoa thịnh đạt nhất là vào thời Hán, triều đại tồn
tại quãng từ năm 206 TCN đến năm 220 CN. Đời sống xã hội đương thời có
nhiều chuyển biến quan trọng. Chính sách của Hán Vũ đế đã hịa hỗn được
mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, làm cho xã hội ổn định và phát triển,
biến Trung Hoa trở thành cường quốc của Đơng Á và thế giới. Trong hồn
cảnh đó, giai cấp phong kiến quý tộc kiến thiết kinh đô, xây dựng những công


trình xa hoa phục vụ cho việc ăn chơi hưởng lạc. Sự cường điệu thường xuyên
ở phú khiến thể loại này, chứ không phải thơ hay bất kỳ thể loại nào khác, trở
nên thích hợp nhất với việc ca ngợi vương triều và vương vị. Các hoàng đế
nhà Hán như Vũ đế, Tuyên đế đều say mê sự tán dương của phú. Một bài phú
hay có thể trở thành nguyên cớ để được ban thưởng chức tước, bổng lộc như
trường hợp Tư Mã Tương Như. Phong trào viết phú vì thế càng trở nên rầm
rộ.
Diễn biến của thể phú qua các triều đại có nhiều thay đổi, dẫn đến sự
phân chia thành nhiều kiểu loại khác nhau. Trong Văn thể minh biện, Từ Sử
Tăng đời Minh chia phú thành bốn loại: cổ phú, bài phú, luật phú, văn phú.
Đó cũng là cách chia được nhiều người tán thành. Trong Trung Quốc cổ đại
văn thể khái luận, Chử Bân Kiệt cũng trình bày các loại phú chính theo hướng
phân chia này.
(1) Trong các loại phú, cổ phú xuất hiện sớm nhất. Nói cổ phú là chủ

yếu chỉ phú ra đời vào thời Hán. Cổ phú thường có quy mơ lớn, phần nhiều
dùng hình thức chủ – khách vấn đáp, câu dài xen lẫn câu ngắn, văn vần xen
lẫn văn xuôi. Ngôn ngữ của cổ phú hoa lệ, từ ngữ hiểm hóc. Thượng Lâm
phú, Tử Hư phú (đều của Tư Mã Tương Như), Lưỡng đô phú (Ban Cố)… đều
là những mẫu mực điển hình cho cổ phú.
(2) Loại phú thứ hai được biến đổi và phát triển trên cơ sở cổ phú là bài
phú (hoặc biền phú). Bài phú bắt đầu có từ sau thời Ngụy Tấn, thịnh hành vào
thời Nam Bắc triều. Đặc điểm chủ yếu của bài phú ở phương diện nghệ thuật
là sự cân đối, hài hòa về chữ nghĩa, thanh điệu. Trên phương diện nội dung,
bài phú thường hay tả các vật trong sinh hoạt hằng ngày hoặc biểu hiện tình li
biệt của thiếu nữ nơi kh phịng.
(3) Thứ ba là luật phú, biến thể của bài phú. Để thích hợp với chế độ
khoa cử đời Đường, luật phú quy định chặt chẽ hơn về đối ngẫu, hạn vần. Nội


dung chủ yếu của luật phú là xiển thích kinh nghĩa, sự tích, điển cố, trị đạo,
tính lý. Về độ dài, luật phú cũng thường được hạn định ở số chữ không
quá 400.
(4) Cuối cùng là văn phú. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc vận động cổ
văn Đường – Tống, văn phú có khuynh hướng “tản văn hóa”, dùng vần tự do,
lấy câu bốn chữ, sáu chữ làm chính, dùng nhiều hư từ chi, hồ, giả, dã và các
từ liên kết, do đó mang đậm phong cách văn xi. Về nội dung, văn phú chú
trọng nghị luận, thuyết lý. Trong văn phú có những tác phẩm rất được các tác
giả trung đại Việt Nam yêu thích, đặc biệt là Tiền Hậu Xích Bích phú của
Tơ Thức.
Như vậy, giữa khoảng thời gian trên dưới chín thế kỷ kể từ thời điểm
được hình thành đến khi du nhập vào Việt Nam, phú đã đã trải qua nhiều triều
đại tại Trung Hoa. Về cơ bản, thể loại này đã hoàn tất việc xác định những
đặc điểm có tính chuẩn mực. Chính vì thế, việc một nền văn học mới hình
thành như văn học Việt Nam ở bước đầu phát triển cần phải vay mượn các thể

loại từ phương Bắc, trong đó có phú, là điều tất yếu. Tuy nhiên, sự lựa chọn
thể loại dù ở một nền văn học phái sinh cũng khơng phải do tác động từ bên
ngồi mà được quyết định bởi những nhân tố nội sinh như: văn hóa truyền
thống, tâm lý thời đại, trình độ tư duy nghệ thuật và thao tác nghệ thuật của
các thế hệ tác giả. Bằng cách xây dựng nên một cơ cấu thể loại không tương
đồng Trung Hoa, văn học dân tộc đã chứng tỏ khả năng bản địa hóa mạnh mẽ
các yếu tố ngoại lai với bản lĩnh “Nam Bắc đều làm chủ đất nước mình, khơng
phải bắt chước nhau” 2 .
Trong giai đoạn trung đại, sáng tác bằng hai loại ngôn ngữ là đặc điểm
chung của nhiều nền văn học. Khi văn học Việt tiếp nhận thể loại phú từ
Trung Hoa, tình hình cũng diễn ra tương tự. Bên cạnh phú được viết bằng
2

Trích câu nói vua Trần Nghệ Tơng trong Đại Việt sử ký toàn thư [58, tr.161].


Hán ngữ cịn có sự tồn tại của bộ phận phú Nơm. Từ định danh “Nơm” ở đây
có ý nghĩa nhiều hơn một yếu tố văn tự. Thậm chí vẫn là chưa đủ nếu chỉ xem
chữ Nôm như một tiền đề văn hóa thúc đẩy q trình dân tộc hóa các thể loại
du nhập từ bên ngoài. Với văn học, ngơn ngữ khơng chỉ là phương tiện mà
cịn là mục đích của sự sáng tạo. Trước hết, như một phương tiện sáng tác,
chữ Nôm sẽ nhập vào thể phú lời ăn tiếng nói sống động của nhân dân, những
triết lý và quan niệm thẩm mỹ của dân tộc. Nhưng mặt khác, phú – thể loại
chú trọng đến sự miêu tả vừa khoa trương vừa tỉ mỉ – cũng sẽ tạo thành mơi
trường để rèn giũa, phát triển và hồn thiện ngơn ngữ dân tộc. Q trình
tương tác giữa thể loại và ngơn ngữ này sẽ có tác động ra sao đối với tiến
trình phát triển của văn học dân tộc? Đóng góp của phú Nơm, cũng như nhiều
thể loại khác được viết bằng ngôn ngữ Việt trong thời trung đại, sẽ chủ yếu
biểu hiện ở chỗ: so với cái khung truyền thống mà thể loại đã tạo ra, nó sẽ
biến đổi như thế nào và đến mức độ nào.

1.1.2. Quan niệm về phú của các tác giả Việt Nam thời trung đại.
Tiếp nhận phú nghĩa là tiếp nhận cả thực tiễn sáng tác và lý luận về
phú. Chẳng hạn, Lê Q Đơn, kế thừa cách giải thích của các nhà lý luận
Trung Quốc, cũng xác định rằng phú bắt nguồn từ Sở từ với đặc trưng lớn
nhất là phong cách diễm lệ:
“Sở từ là tổ của từ phú. […]. Đời xưa chưa có từ phú. Khuất Nguyên
khởi xướng lối từ phú ở nước Sở. Tống Ngọc, Đường Lặc, Cảnh Sai họa theo.
Những câu văn ấy đều bay bướm mà thể thơ từ đấy biến đổi hẳn.”
(Vân đài loại ngữ) [25, tr.93]
Ở một chỗ khác, ông lại nhấn mạnh về sự phân biệt giữa các loại “văn”:
“Sách Điển luận của Tào Phi chép: văn tấu và nghị phải nhã. Văn thư
luận phải hợp lý. Văn minh và lũy phải thiết thực. Văn thi phú thì phải đẹp đẽ.”
(Vân đài loại ngữ) [25, tr.98]


Nói đến phú, nét độc đáo mà các trí thức thời trung đại không thể
không bàn đến luôn là lời văn đẹp và nhã của nó:
“Lênh đênh tựa chiếc lá giữa biển xanh bao la, chẳng biết đâu là bờ,
tôi mang bộ sách về đọc đi đọc lại, mới tìm ra được đầu mối của ổ kén tằm,
thấy được áo cừu may bằng muôn mảnh da nách chồn; kết lại mạch lạc mới
thấy màu sắc đẹp đẽ; cốt lõi ở trăm nhà, đan thành văn chương đó, mn
dấu châu ngọc, xây nên thể phú này, cao tận mây, trong như tuyết, từng
chữ đều có hương vị.”
(Nguyễn Cơng Cơ, Lời tựa bản in Quần hiền phú tập) [93, tr.54]
Kiểu nhận xét như thế chúng ta có thể thường xuyên bắt gặp ở những
cơng trình lý luận văn học cổ điển Trung Hoa:
“Lời đẹp ý hay, văn thái tương xứng. Nếu làm ra tác phẩm tím đỏ nhiều
màu, vẽ nên bức tranh vàng đen lắm sắc, văn tuy mới lạ nhưng giàu chất, sắc
tuy pha tạp nhưng có nền, thì đó là yêu cầu đại thể của thể loại phú.”
(Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long) [37, tr.118]

Chuẩn mực để đánh giá phú chữ Hán Việt Nam cũng lấy Trung Hoa
làm gốc: “Văn thể phú về triều nhà Trần phần nhiều khơi kì hùng vĩ, lưu loát
đẹp đẽ, âm vận cách điệu giống như thể văn nhà Tống” (Lê Quý Đôn, Kiến
văn tiểu lục) [24, tr.218-219]. Mặc dù sự khẳng định thường là “bất tốn”
(không thua kém), “bất dị” (không khác) nhưng điều đó đã chứng tỏ trong tâm
thức của kẻ sĩ Việt Nam, đặc biệt từ thời Lê trở về sau, giá trị Trung Hoa luôn
tồn tại như một ám ảnh.
Chẳng những vậy, phú còn là thể loại dùng trong khoa cử. Ghi chép về
các khoa thi giúp người đời sau hình dung được hiểu biết phong phú của lớp
trí thức dân tộc thời trung đại về thể loại này:
“Thể văn trường thi đời Lý khơng cịn truyền lại. Thời nhà Trần, bài
phú dùng thể Li tao, hoặc thể văn tuyển. Khoảng năm Hồng Đức bản triều, về


phép thi Hội, bài phú dùng luật thể tám vần, có cách cú đối nhau. Về phép thi
Hương, bài phú dùng thể văn Lí Bạch, song quan đối nhau. Theo thể này thì
bốn vần bằng và bốn vần trắc xen lẫn với nhau, cách điệu chỉnh tề, theo như
thể chế đời Tống.”
(Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục) [24, tr.93]
Đấy là những hiểu biết cơ bản về thể phú. Những hiểu biết này bình
thường chỉ là lý thuyết sng nhưng khi được vận dụng vào thực tiễn sáng
tác, chúng sẽ mách bảo nhiều thông tin về việc các tác giả Việt Nam để tâm
và khơng để tâm đến điều gì ở phú Trung Quốc. Có những tác phẩm mà
truyền thống miêu tả của nó được cả phú chữ Hán và phú chữ Nơm kế thừa,
như Xích Bích phú (Tơ Thức) chẳng hạn:
“Nghĩ mình kinh tế phạp tài, có động chỉ lo đàng chạy;
Gặp lúc loạn ly đa sự, không biết lại hay làm hơi.
Vậy nấu ấm chè xanh nhấp giọng;
Để làm bài phú đỏ đọc chơi.”
(Lê Trọng Đôn, Trung Lễ thất hỏa phú)

Song bên cạnh đó, cũng có tác phẩm mà ảnh hưởng của nó tuy mờ nhạt
ở phú chữ Hán nhưng lại thể hiện rất rõ trên phú chữ Nơm. Trong một bài phú
đậm âm điệu trữ tình – trào lộng của Cao Bá Quát, nhà từ phú tiêu biểu thời
Tây Hán là Dương Hùng cũng được nhắc đến:
“Bài phú Dương Hùng dù nghiệm tá, thì xin quyết tống bần quỷ ra đến
miền Đơng Hải, để ta đeo vịng thư kiếm, quyết xây bạch ốc lại lâu đài;
Câu văn Hàn Dũ phỏng thiêng chăng, thì quyết xin tống cùng thần ra
đến đất Côn Lôn, để ta gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú.”
(Cao Bá Quát, Tài tử đa cùng phú)
Nhắc đến Trục bần phú của Dương Hùng nghĩa là Cao Bá Quát đã gián
tiếp cho thấy ông chịu ảnh hưởng từ tác phẩm này. Nhưng nói như vậy khơng


có nghĩa sáng tác của Cao Bá Quát bắt chước rập khuôn phú Trung Quốc. Sự
phát triển của cái hài trong phú Nơm là phản kháng tất yếu phải có trước các
quy phạm chặt chẽ đang bào mịn dần tính sáng tạo của văn học. Trên hành
trình có tính quy luật ấy, cuộc tương ngộ giữa phú Nôm và mảng phú thông
tục của Trung Quốc là lẽ đương nhiên.
So với phú chữ Hán, hệ thống lý thuyết về phú Nôm chịu nhiều thiệt
thịi. Chữ Nơm, theo cách nhìn chung, là thứ chữ ghi lại tiếng nói thơn q.
Ngơn ngữ ấy “nôm na”, quê mùa, không bằng “ngôn ngữ của thánh hiền” nên
sáng tác bằng chữ Nôm là làm chơi, làm cho vui. Quan niệm của nhiều tác giả
khi viết phú Nơm cũng khơng nằm ngồi tâm lý chung ấy:
“Ta nay:
Qua miền Tam Đái;
Tắt nẻo sông Lô.
Thấy Ngã ba Hạc vui thay, làm chơi một đạc.”
(Nguyễn Bá Lân, Ngã ba Hạc phú)
Quan điểm sáng tác đó khi biểu hiện trên tác phẩm sẽ trở thành tính
chất phóng túng, tự do của ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật. Những bài phú

Nôm ra đời và lưu truyền trong mơi trường “phi chính thống” được quyền mở
rộng cửa cho tiếng cười phong phú về cường độ, đa dạng về sắc thái ùa vào.
Có nụ cười dí dỏm, duyên dáng như Nguyễn Bá Lân trong Ngã ba Hạc phú
vừa dẫn ở trên, cũng có nụ cười “như mếu”, cười mà buồn tênh trong nỗi
niềm tự hối:
“Trách phận đã no trách số, nôm na mượn bút làm vui;
Cười mình đâu dám cười ai, chấp chảnh vài lời tự hối.”
(Khuyết danh, Lạc đệ tự trào phú)
Tuy nhiên, chữ Nơm là thứ chữ có vị thế kỳ lạ. Vừa nói loại chữ này
khơng được xem trọng bằng chữ Hán, nhưng đấy mới chỉ là một mặt của vấn


đề. Mặc dù bị gạt ra khỏi mảng sáng tác có tính quan phương, song mặt khác,
chữ Nơm lại được ý thức như thứ ngôn ngữ hiệu quả để chuyên chở những
bài học giáo dục đạo đức đi sâu vào lịng cơng chúng bình dân. Trước năng
lực biểu đạt đặc biệt của chữ Nôm, các tác giả thời Trần từ sớm đã nhận ra
một chân lý mà sau này Cao Bá Quát ở thế kỷ XVIII phát biểu trực tiếp thành
lời: “Sống ở đất này, có thể bỏ được tiếng quốc ngữ khơng? Khơng bỏ được!”
[106, tr.429]. Chính vì thế nên khi yếu tố Nơm nhập vào phú, mục đích sáng
tác của thể loại trở nên đa dạng hơn. Với các tác giả như Trần Nhân Tông,
Nguyễn Bá Tĩnh, Mạc Đĩnh Chi (?), khái niệm thể phú chỉ được xác định từ
góc độ hình thức văn bản, khơng bao gồm mặt nội dung và phương thức
chiếm lĩnh đời sống. Quan niệm ấy có thể được hình dung cụ thể hơn từ ý
kiến đã được “văn bản hóa” của Nguyễn Bá Tĩnh. Trong Nam dược quốc ngữ
phú, danh y Tuệ Tĩnh không chỉ xác định thể loại cho tác phẩm ở nhan đề
theo truyền thống của văn chương trung đại mà một lần nữa nhắc lại việc vận
dụng thể phú ở phần nội dung: “luận Nam dược chép làm một phú”. Về hình
thức, đúng như chính tác giả tự xác nhận, bài văn theo phép tắc làm phú,
chuyển đoạn kết hợp chuyển vần, nhưng về nội dung, đấy không phải sáng tác
nghệ thuật. Có thể nói, trong buổi đầu dùng chữ Nôm thay chữ Hán làm

phương tiện sáng tác phú, các tác giả đã tìm kiếm những thể nghiệm mới về
nội dung thể loại cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội, nhất
là yêu cầu trình bày kiến thức sách vở dưới dạng dễ nhớ, dễ thuộc cho tầng
lớp bình dân.
Dần dần, theo chân những nhà nho bình dân, phú Nơm gắn bó hơn với
cuộc sống nông thôn. Khi ấy phú Nôm chẳng những tiếp thu sự minh triết của
dân gian mà còn chở đạo lý nhân dân bằng nghệ thuật do nhân dân sáng tạo.
Điểm đáng trân trọng hơn nữa là phú quốc âm đã công khai đề cao những câu
ca dao, tục ngữ, thành ngữ của “đàn bà con trẻ”:


“Chấp chểnh vài câu cách cú, theo giọng quốc âm;
Nôm na mấy tiếng thôn quê, tuân lời cổ ngữ.”
(Khuyết danh, Hồng nhan bạc phận phú)
Sự thừa nhận ấy hẳn rất can đảm. Đọc lời kết thúc tác phẩm Đàm tục
phú (Khuyết danh), đoán chừng tác giả đã lường trước về sự đánh giá của dư
luận, trong đó có thể bao gồm cả việc đối mặt với cái tiếng “nôm na là cha
mách qué” mà xưa nay phương ngôn vẫn phải chịu đựng oan ức chăng?:
“Lược các chuyện những người chưa bợm, theo quốc âm diễn phải
chẳng mà xem;
Lựa mấy lời mọi ý cho hay, tập ngạn ngữ dẫu khen chê cũng mặc.”
(Khuyết danh, Đàm tục phú)
Thành công của nội dung văn học khơng thể tách khỏi thành cơng của
hình thức văn học. Tỉ lệ ảnh hưởng từ phú Trung Hoa đến phú Nôm tuy rất
lớn song sự sáng tạo của mảng sáng tác này cũng không nhỏ. Mặc dù quan
điểm chữ Nôm chỉ là thứ chữ “quê mùa” vẫn luôn tồn tại trong thời trung đại
nhưng lịch sử văn học đã chứng minh: chỉ có tiếng nói nơi thơn xóm mới phù
hợp nhất với nội dung mà tác giả phú Nơm muốn trình bày. Hệ thống giá trị
trừu tượng như tư tưởng nghệ thuật địi hỏi phải có một hệ thống hình thức
nghệ thuật tương ứng. Khi muốn gợi lên sự đồng cảm ở những tâm hồn Việt

trong tiếng chày đập vải một sớm bên Hồ Tây, có gì thắng được quốc âm?
Nếu cần thuyết phục người bình dân ứng xử theo đúng các chuẩn mực xã hội
thì lời nói nào đạt hiệu quả cao hơn lời nói xuất phát chính từ nơi thơn q:
ngạn ngữ? Nói gọn lại, yếu tố ngôn ngữ đặc thù làm thay đổi quan điểm sáng
tác của tác giả, và đến lượt mình, quan điểm ấy lại chi phối số phận lịch sử
của phú Nôm trung đại qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.


1.2. Phú Nơm trung đại và q trình phát triển
1.2.1. Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỉ XIV.
In lại trên vẻ mặt của từng tác phẩm là diện mạo chung của văn học giai
đoạn. Do đó, việc phân chia các giai đoạn phát triển của phú Nơm một mặt
dựa trên q trình vận động chung của văn học trung đại, mặt khác chịu tác
động từ đặc điểm riêng của thể loại bao gồm sự thay đổi về nội dung và mức
độ trưởng thành về nghệ thuật .
Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV đã mở đầu cho q trình Việt
hóa nhiều thể loại văn học có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hai thể loại đầu tiên
được viết bằng ngôn ngữ dân tộc là thơ Đường luật và phú. Theo Đại Việt sử
ký toàn thư, từ khoảng năm Hưng Long thứ 14 (1306), việc sáng tác thơ phú
quốc âm bắt đầu trở nên phổ biến:
“Sai thiên chương học sĩ Nguyễn Sĩ Cố giảng Ngũ kinh. Sĩ Cố thuộc
dịng Đơng Phương Sóc, giỏi khôi hài, hay làm thơ phú quốc ngữ. Nước ta
làm nhiều thơ phú bằng quốc ngữ bắt đầu từ đó.” [58, tr.97]
Mặc dù một số nhà nghiên cứu, như Nguyễn Đổng Chi chẳng hạn, cho
rằng phú Nơm có thể đã xuất hiện từ thời Lý nhưng các tài liệu còn lưu giữ
được đến nay chỉ ghi nhận lại cụ thể năm bài phú Nôm đời Trần: Cư trần lạc
đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông, Vịnh Vân
Yên tự phú của Huyền Quang, Giáo tử phú (tương truyền của Mạc Đĩnh Chi
nhưng còn tồn nghi) và Nam dược quốc ngữ phú của Tuệ Tĩnh.
Bản in Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (Trần

Nhân Tông), Vịnh Vân Yên tự phú (Huyền Quang), Giáo tử phú (?) được tìm
thấy trong cuốn Thiền tông bản hạnh, tức Trần triều Thiền tông chỉ nam
truyền tâm quốc ngữ hành. Tác phẩm có ba bản sau đây:
Bản thứ nhất in đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 6 (1745) do Sa
môn Liễu Viên trụ trì chùa Liên Hoa sai đệ tử là Sa di ni pháp danh Diệu


×