BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đỗ Thị Kiều Oanh
PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đỗ Thị Kiều Oanh
PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số
: 60 22 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CẢM ƠN
------Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Thị Hồng Hạnh đã dành nhiều
thời gian, công sức hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Tổ Ngôn Ngữ, các thầy
cô Khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm TPHCM. Xin cảm ơn Phòng Sau đại học
trường Đại học sư phạm TPHCM.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã tận tình góp ý, giúp
đỡ để tơi hồn thành luận văn này.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 03 năm 2012
Người viết luận văn
Đỗ Thị Kiều Oanh
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu khảo sát, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng
cơng bố ở các cơng trình khác.
Người viết luận văn
Đỗ Thị Kiều Oanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
0.1.Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
0.2.Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 1
0.3.Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2
0.3.1.Về phương ngữ Nam Bộ ...................................................................... 2
0.3.2. Về phương ngữ Nam Bộ trong văn học dân gian ............................... 3
0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
0.5.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
0.6.Tư liệu nghiên cứu ...................................................................................... 5
0.7.Đóng góp của luận văn ............................................................................... 6
0.8.Bố cục của luận văn .................................................................................... 6
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÍ THUYẾT .................................................................... 7
1.1 Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ ......................................................... 7
1.1.1 Khái niệm phương ngữ ........................................................................ 7
1.1.2 Phân vùng phương ngữ tiếng Việt ....................................................... 8
1.1.3Phương ngữ Nam Bộ ............................................................................ 9
1.1.3.2 Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ ........................................................ 9
1.2 Văn học dân gian Nam Bộ ........................................................................ 11
1.3.Văn hóa Nam Bộ ...................................................................................... 13
1.3.1.Văn hóa và các thành tố của văn hóa ................................................. 13
1.3.2 Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ ................................................... 13
1.3.3 Đặc trưng văn hóa Nam Bộ ............................................................... 14
1.3.4 Những tác động của văn hóa đối với ngôn ngữ và văn học dân gian 16
CHƯƠNG 2.TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NAM
BỘ ...................................................................................................................... 19
2.1. Kết quả khảo sát....................................................................................... 19
2.2. Màu sắc địa phương và đặc trưng văn hóa .............................................. 22
2.2.1. Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng ........................................................... 23
2.2.2. Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất....................................... 64
2.2.3. Từ ngữ xưng hơ................................................................................ 73
CHƯƠNG 3.NHỮNG HÌNH THỨC BIỂU ĐẠT MANG MÀU SẮC NAM BỘ
............................................................................................................................ 79
3.1Cách biểu đạt mang màu sắc bình dân, mộc mạc, dí dỏm ........................ 79
3.2.Cách biểu đạt bằng lối so sánh ................................................................. 89
3.3.Cách biểu đạt bằng những hình ảnh biểu trưng quen thuộc ..................... 92
3.4. Cách biểu đạt bằng các biểu thức ngôn ngữ đặc trưng trong ca dao, dân ca
Nam Bộ ........................................................................................................... 98
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 109
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT................................................................. 116
1
MỞ ĐẦU
0.1.Lí do chọn đề tài
Về phương ngữ Nam Bộ, từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết, cơng trình
nghiên cứu. Xuất phát từ các góc độ, khuynh hướng và phương pháp tiếp cận khác
nhau, những bài viết, những cơng trình đó đã cung cấp cái nhìn mới mẻ, tồn diện
hơn về phương ngữ Nam Bộ. Có thể thấy, đây là vấn đề thu hút được đông đảo các
nhà ngôn ngữ học - đặc biệt là những nhà nghiên cứu từng được sinh ra và trưởng
thành trên mảnh đất Nam Bộ. Thế nhưng, theo chúng tôi, việc khảo sát từ ngữ địa
phương trong văn học dân gian Nam Bộ vẫn có thể bàn luận thêm, nghiên cứu sâu
hơn và toàn diện hơn.
Khác với văn học viết, văn học dân gian là văn học truyền miệng, là sáng tác
của tập thể nhân dân lao động. Văn học dân gian phản ánh những gì gần gũi nhất với
con người. Từ ngữ được sử dụng trong các tác phẩm văn học dân gian phản ánh lối
nói của từng địa phương, mang dấu ấn của từng vùng, từng miền. Nghiên cứu từ ngữ
địa phương trên cứ liệu văn học dân gian của một vùng, miền nào đó khơng chỉ làm
sáng tỏ những đặc điểm của từ ngữ vùng, miền ấy mà còn thấy được nếp sống, nếp
nghĩ của người dân nơi đó.
Vì những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu “Phương ngữ Nam Bộ
trong văn học dân gian” với mong muốn góp phần tìm hiểu thêm nét đặc sắc của
phương ngữ Nam Bộ, của văn hóa Nam Bộ biểu hiện qua văn học dân gian; phân tích
giá trị biểu đạt, hiệu quả biểu đạt của các yếu tố mang tính địa phương trong văn học
dân gian Nam Bộ.
0.2.Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài: “Phương ngữ Nam Bộ trong văn học dân gian”, người viết
hướng đến những mục đích sau:
- Khảo sát và phân loại các từ ngữ, các cách diễn đạt mang màu sắc địa phương
trong văn học dân gian Nam Bộ
- Miêu tả và phân tích các đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, giá trị tu từ của các từ
ngữ địa phương, các cách diễn đạt mang màu sắc địa phương trong văn học dân gian
2
Nam Bộ. Từ đó góp phần làm rõ vai trị của các yếu tố địa phương trong văn học dân
gian Nam Bộ.
0.3.Lịch sử vấn đề
0.3.1.Về phương ngữ Nam Bộ
Phương ngữ là vấn đề được các nhà Việt ngữ học quan tâm từ rất sớm. Từ
những năm 1958 -1959, loạt bài “Tiếng địa phương” của Bình Nguyên Lộc [39] đăng
trên tạp chí Bách khoa nhiều số liền đã sưu tầm và giải thích tiếng địa phương Nam
Bộ. Từ đó đến nay, phương ngữ đã được nghiên cứu toàn diện hơn, cả về ngữ âm, từ
vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp, chức năng văn hóa - xã hội... Các cơng trình mang tính
chất dẫn luận từ vựng học của Đỗ Hữu Châu [6], Nguyễn Thiện Giáp [18] hay tu từ
học của Cù Đình Tú [91] đều có một phần nói về phương ngữ hoặc từ ngữ địa
phương. Trong đó đáng chú ý nhất là cơng trình
“Phương ngữ học tiếng Việt” của Hồng Thị Châu [9], cơng trình này đề cập
đến những vấn đề cơ bản nhất của phương ngữ học và các vùng phương ngữ của
tiếng Việt.
Về phương ngữ Nam Bộ, ngoài loạt bài của Bình Ngun Lộc như đã nêu trên,
có nhiều cơng trình, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến vấn đề
này từ nhiều góc độ khác nhau.
Trong “Tiếng Việt trên các miền đất nước”, tác giả Hồng Thị Châu có đề cập
đến phương ngữ Nam Bộ. Trong đó, tác giả chú ý đặc biệt đến vấn đề ngữ âm, cụ thể
là “dựa vào những phương pháp của ngôn ngữ học và phương ngữ học để miêu tả,
phân tích, giới thiệu với bạn đọc những biến thể địa phương của tiếng Việt, lí giải
các nguyên nhân xã hội và các quy luật biến đổi ngữ âm đã tạo ra sự đa dạng đó”
[8;5-6]. Tác giả cho rằng đây là sự khác biệt đáng tin cậy và thể hiện lịch sử phát
triển của tiếng Việt.
“Phương ngữ Nam Bộ” [33] của Trần Thị Ngọc Lang là công trình khoa học
nghiên cứu tương đối tồn diện về phương ngữ Nam Bộ. Trong cơng trình này, tác
giả đã miêu tả, so sánh rất tỉ mỉ và tinh tế sự khác biệt về từ vựng ngữ nghĩa của
phương ngữ Nam Bộ so với phương ngữ Bắc Bộ. Trần Thị Ngọc Lang cũng là tác giả
3
của nhiều bài báo bàn về đặc điểm cấu tạo ngữ nghĩa, đặc điểm ngữ pháp, từ láy…
của phương ngữ Nam Bộ [31,32,34,35,36]
Ngồi ra, có thể kể đến một số tác giả như : Hoàng Xuân Phương [61], Nguyễn
Thanh Nhàn [48], Nguyễn Thanh Lợi [40], Nguyễn Thị Hai [20,21], Lê Trung Hoa
[26,27,28] bàn về địa danh Nam Bộ; Cao Xuân Hạo [23], Nguyễn Hoài Nguyên [47]
bàn về đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam Bộ; Hồ Xuân Tuyên [94,95,96,97,98],
Huỳnh Cơng Tín [68,69,70,71,72], Nguyễn Đức Dân [12], Nguyễn Thị Thanh
Phượng [62], Nguyễn Kim Thản [76], Mai Thanh Thắng [78,79], Hoàng Vũ [99] bàn
về đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của phương ngữ Nam Bộ …
0.3.2. Về phương ngữ Nam Bộ trong văn học dân gian
Điểm qua lịch sử nghiên cứu, có thể thấy phương ngữ Nam Bộ đã được nghiên
cứu khá toàn diện. Tuy nhiên bàn về phương ngữ Nam Bộ trong văn học dân gian chỉ
có một số bài viết của các tác giả Lê Xuân Bột [4], Trần Văn Nam [45], Bùi Mạnh
Nhị [49], Trịnh Sâm [66], Nguyễn Văn Nở [51], Nguyễn Thế Truyền [88].
Trong bài viết “Ngôn ngữ của người Nam Bộ trong ca dao – dân ca” [88], tác
giả Nguyễn Thế Truyền đã trình bày một cách khá đầy đủ những đặc trưng của
phương ngữ Nam Bộ. Tác giả nhận thấy trong ca dao – dân ca Nam Bộ đặc biệt rất
hay gặp các từ ngữ địa phương và cách phát âm địa phương. Tác giả đã liệt kê các từ
ngữ Nam Bộ xuất hiện trong một số câu ca dao, đồng thời phân tích màu sắc địa
phương của các từ ngữ đó. Tác giả cho rằng từ ngữ được phản ánh trong ca dao – dân
ca phần lớn đều là những từ quan trọng nhất biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt
động, tính chất… rất quen thuộc, gần gũi trong đời sống của người dân địa phương.
Trong khuôn khổ một bài báo, tác giả chỉ khai thác màu sắc địa phương Nam Bộ ở
một số từ ngữ hạn chế. Tuy nhiên, bài viết đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về
ngơn ngữ ca dao – dân ca Nam Bộ.
Trong bài “Một số đặc điểm ngôn ngữ ca dao – dân ca Nam Bộ” [49], tác giả
Bùi Mạnh Nhị cũng bàn đến từ ngữ địa phương trong ca dao – dân ca Nam Bộ. Tác
giả cho rằng văn học dân gian Nam Bộ là một quá trình hội tụ, phát huy những truyền
thống của ngôn ngữ ca dao – dân ca dân tộc mà cha ơng từ các miền ngồi mang vào,
đồng thời đó cũng là kết quả của quá trình sáng tạo liên tục trước những đòi hỏi của
4
cuộc sống mới. Với lập luận đó, tác giả đi đến khẳng định từ ngữ sử dụng trong ca
dao – dân ca Nam Bộ ngoài những từ ngữ toàn dân cịn có những từ ngữ nảy sinh tại
địa phương. Tác giả đã nêu ra những từ ngữ địa phương phản ánh đời sống tình cảm
của nhân dân trên sơng nước, những từ gọi tên cây trái, những mơtíp quen thuộc… tất
cả đều gắn chặt với cách phát âm, cách nói, với hình ảnh tự nhiên và đời sống sinh
hoạt hằng ngày của người dân Nam Bộ. Từ đó, tác giả nhận thấy ngơn ngữ, cách nói
của ca dao – dân ca Nam Bộ thường biểu hiện ở hai cực. Một cực là nhỏ nhẹ, hiền
lành, dễ thương…Cực thứ hai là chất xơng xáo, phóng túng, trẻ trung. Điều này xuất
phát từ hồn cảnh sống, tâm trạng, tính cách, phong cách sinh hoạt của người dân nơi
đây. Người dân Nam Bộ vốn yêu ra yêu, ghét ra ghét cộng với cách nói thẳng thắn,
bộc trực nên mức độ đặc tả của ngôn ngữ ca dao – dân ca Nam Bộ rất cao. Bên cạnh
đó, do khơng bị gị bó nhiều vào khuôn mẫu của những ước lệ nên văn học dân gian
Nam Bộ có khả năng rộng mở để tạo nên và sử dụng những từ ngữ đầy sáng tạo.
Những đóng góp của tác giả bài viết là rất cần thiết cho những ai muốn nghiên cứu,
tìm hiểu về sắc thái địa phương trong ngôn ngữ ca dao – dân ca Nam Bộ nói riêng và
ngơn ngữ Nam Bộ nói chung.
Mở đầu bài viết “Phương ngữ và ca dao – dân ca địa phương” [66], tác giả
Trịnh Sâm mong muốn mọi người phải tơn trọng ngơn ngữ địa phương trong q
trình sưu tầm, hiệu đính ca dao – dân ca. Bởi vì, theo tác giả, nếu tìm hiểu ca dao dân
ca mà tách rời hồn cảnh sống có nghĩa là tước bỏ đi một phần tinh hoa vốn có của
nó, đồng thời cịn đánh mất một tiên chí nhận diện xuất xứ cũng như phân loại ca
dao – dân ca. Tác giả đã dẫn một số ví dụ cho thấy sự khác biệt giữa các phương ngữ
và giữa phương ngữ với tiếng Việt tồn dân. Trong đó, tác giả có nêu một số đặc
điểm của phương ngữ Nam Bộ như hiện tượng vần uân chuyển thành ưa, về thường
đọc là dìa, cách phát âm bùn thành bùng, cách đọc vần úc và út giống nhau… Từ đó,
tác giả kết luận: Phương ngữ Nam Bộ là hệ thống từ ngữ xù xì, ngồn ngộn, đầy sức
sống. Bài viết đã cung cấp những hiểu biết nhất định về phương ngữ, đồng thời còn
gợi ý một số vấn đề nghiên cứu thú vị.
Nhìn chung, hầu hết các bài viết chủ yếu nói đến từ ngữ địa phương trong ca
dao dân ca Nam Bộ, chưa có một cơng trình nào đề cập đến một cách hệ thống và chi
5
tiết các yếu tố phương ngữ trong văn học dân gian Nam Bộ. Trước tình hình nghiên
cứu như trên, chúng tôi mong muốn luận văn này sẽ bàn đến phương ngữ Nam Bộ
trong văn học dân gian một cách toàn diện và có hệ thống, trên cơ sở kế thừa những
thành tựu nghiên cứu của người đi trước.
0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do đặc điểm của đề tài, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không đặt vấn
đề tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ ở mọi thể loại văn học dân gian mà chỉ giới hạn tìm
hiểu phương ngữ Nam bộ trong các thể loại sau:
- Truyện cười
- Tục ngữ
- Ca dao – dân ca
0.5.Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả cấu tạo từ
ngữ, các cách biểu đạt mang màu sắc địa phương.
- Phương pháp phân tích: Chúng tơi sử dụng phương pháp này để phân tích đặc
trưng ngữ nghĩa, giá trị tu từ của các từ ngữ, các cách diễn đạt mang màu sắc địa
phương được sử dụng trong văn học dân gian Nam Bộ.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Để làm rõ nét đặc sắc của phương ngữ
Nam Bộ, luận văn có đối chiếu phương ngữ Nam Bộ với ngơn ngữ tồn dân để thấy
được sự khác biệt, nét riêng của từ ngữ, các cách diễn đạt mang màu sắc địa phương
trong văn học dân gian Nam Bộ.
Các phương pháp này có tầm quan trọng như nhau và được vận dụng xuyên
suốt luận văn.
0.6.Tư liệu nghiên cứu
Tài liệu mà chúng tôi sử dụng để khảo sát các yếu tố phương ngữ trong văn
học dân gian Nam Bộ là bộ tài liệu sưu tầm điền dã của Khoa Văn học và Ngôn ngữ,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
6
Minh. Tài liệu đã được Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản.
Đó là những tuyển tập do Chu Xuân Diên chủ biên:
0. Văn học dân gian Sóc Trăng (2002);
1. Văn học dân gian Bạc Liêu (2005);
Và cuốn Văn học dân gian An Giang (tài liệu sưu tầm điền dã lưu hành nội
bộ, 2010).
0.7.Đóng góp của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài có những ý nghĩa lí luận và thực tiễn như sau:
- Đóng góp vào việc tìm hiểu đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ thơng qua
việc tìm hiểu từ ngữ, các cách diễn đạt mang màu sắc địa phương trong văn học dân
gian Nam Bộ
- Thơng qua việc tìm hiểu từ ngữ, cách diễn đạt mang màu sắc địa phương, góp
phần làm rõ đặc trưng của văn học dân gian Nam Bộ
- Đóng góp vào việc tìm hiểu văn hóa Nam Bộ thơng qua việc tìm hiểu từ ngữ,
cách diễn đạt mang màu sắc địa phương trong văn học dân gian Nam Bộ
- Tập hợp một khối lượng lớn, bao quát hơn về từ ngữ địa phương Nam Bộ,
phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu phương ngữ và văn học dân gian
Nam Bộ
0.8.Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm các nội dung chính như sau:
Chương một trình bày các cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài: phương ngữ,
phương ngữ Nam Bộ, văn học dân gian Nam Bộ, mối quan hệ giữa phương ngữ và
văn học, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
Chương hai trình bày các vấn đề liên quan đến từ địa phương trong văn học
dân gian Nam Bộ. Thông qua kết quả khảo sát về từ địa phương được sử dụng trong
văn học dân gian Nam Bộ, chúng tôi đi sâu miêu tả đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, giá
trị tu từ và đặc điểm văn hóa của từ địa phương trong văn học dân gian Nam Bộ
Chương ba miêu tả, phân tích giá trị tu từ, đặc trưng văn hóa Nam Bộ của các
cách diễn đạt mang màu sắc địa phương trong văn học dân gian Nam Bộ.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ
Phương ngữ là vấn đề được các nhà ngôn ngữ học quan tâm từ lâu. Tuy nhiên,
cho đến nay khi bàn về phương ngữ vẫn còn những quan điểm chưa thống nhất, đặc
biệt là trong các vấn đề như sự phân vùng phương ngữ, vị trí của phương ngữ trong
quan hệ với ngơn ngữ tồn dân, phương ngữ và việc chuẩn hóa ngơn ngữ. Trong
khn khổ luận văn này, chúng tôi không đi sâu bàn bạc những vấn đề đó mà chỉ tập
trung vào các khái niệm làm cơ sở để tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ như: khái niệm
phương ngữ, sự phân vùng phương ngữ, đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ.
1.1.1 Khái niệm phương ngữ
Theo Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn,
“phương ngữ là hình thức ngơn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng
biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngơn ngữ; là hệ
thống kí hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là
ngơn ngữ (cho tồn dân tộc), các phương ngữ (có người gọi là tiếng địa phương,
phương ngơn) khác nhau trước hết ở cách phát âm, sau đó là vốn từ vựng” [100;232]
. Hoàng Thị Châu định nghĩa phương ngữ một cách ngắn gọn hơn:
“Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ
toàn ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngơn ngữ tồn
dân hay với một phương ngữ khác” [8;24]
Ở đây, chúng tôi nhận thấy cần phân biệt ngơn ngữ tồn dân và phương ngữ.
Phương ngữ là biến thể của ngơn ngữ tồn dân. Tuy nhiên, phương ngữ cũng là một
hệ thống hoàn chỉnh riêng của nó chứ khơng phải là “một cái nhánh tách ra từ thân
cây” [8;54] ngơn ngữ tồn dân. Chính vì vậy mà khơng thể cho rằng ngơn ngữ tồn
dân là cái trừu tượng còn phương ngữ là cái cụ thể, “phương ngữ cũng như ngơn ngữ
tồn dân đều có mặt trừu tượng và mặt cụ thể” [8;54].
8
1.1.2 Phân vùng phương ngữ tiếng Việt
Phân vùng phương ngữ là vấn đề phức tạp. Có nhiều quan điểm khác nhau bàn
về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng tiếng Việt khơng có vùng phương ngữ nào cả,
chỉ có một ngơn ngữ Việt mà thơi; có quan điểm cho rằng tiếng Việt có hai, ba, bốn
hoặc thậm chí là năm vùng phương ngữ. Chúng tơi sẽ trình bày cụ thể các quan điểm
này [ 8;85 - 88]
- Người đưa ra quan điểm không chia vùng phương ngữ tiếng Việt là
S.C.Thomson.
- Các tác giả sau có cùng quan điểm là chia tiếng Việt thành hai vùng phương
ngữ:
+ H. Maspéro, M.V.Gordina và I.S.Bustrov chia phương ngữ Việt thành
phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung (tiếng miền Nam giống phương ngữ Bắc).
+ Hoàng Phê chia phương ngữ Việt thành tiếng miền Bắc (Hà Nội),
tiếng miền Nam (TP HCM), khu vực giữa là vùng chuyển tiếp.
- Có nhiều nhà nghiên cứu chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ, trong đó
tiêu biểu là Hoàng Thị Châu. Các tác giả này phân chia ranh giới các vùng phương
ngữ như sau: phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung (từ Nghệ
An đến Đà Nẵng), phương ngữ Nam (từ Đà Nẵng trở vào)
- Quan điểm chia tiếng Việt thành bốn vùng phương ngữ có những tác giả sau:
+ Nguyễn Kim Thản chia phương ngữ Việt thành phương ngữ Bắc (Bắc
Bộ và một phần Thanh Hóa), phương ngữ Trung Bắc (phía nam Thanh Hóa đến Bình
Trị Thiên), phương ngữ Trung Nam (từ Quảng Nam đến Phú Khánh), phương ngữ
Nam (từ Thuận Hải trở vào).
+ Nguyễn Văn Ái chia phương ngữ Việt thành phương ngữ Bắc Bộ (từ
các tỉnh biên giới phía Bắc đến Thanh Hóa), phương ngữ Bắc Trung bộ (từ Quảng
Nam – Đà Nẵng đến Thuận Hải), phương ngữ Nam Bộ (từ Đồng Nai, Sông Bé đến
mũi Cà Mau).
- Nguyễn Bạt Tụy chia phương ngữ Việt thành năm vùng phương ngữ: phương
ngữ Bắc (Bắc bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung (từ Nghệ An đến Quảng Trị),
9
phương ngữ Trung giữa (từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung dưới
(từ Bình Định đến Bình Tuy), phương ngữ Nam (từ Bình Tuy trở vào).
Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất với cách phân chia các vùng phương
ngữ tiếng Việt của Nguyễn Văn Ái. Theo đó, vùng phương ngữ Nam Bộ được xác
định trùng với vùng địa lí tự nhiên Nam Bộ, tức là từ Đồng Nai, Bình Dương, Bình
Phước đến mũi Cà Mau.
1.1.3Phương ngữ Nam Bộ
1.1.3.1Xác định vùng phương ngữ Nam Bộ
Vùng phương ngữ Nam bộ được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Tuy
nhiên, mỗi nhà nghiên cứu lại có một cách xác định khác nhau.
Hoàng Phê gọi tiếng Việt xuất hiện ở vùng địa lí từ Thuận Hải trở vào là tiếng
miền Nam, nơi có Sài Gịn (TP HCM) là trung tâm [57]; Nguyễn Kim Thản, Nguyễn
Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu gọi là phương ngữ Nam [77;51-69]. Tiếng Việt ở vùng
địa lí từ Bình Tuy trở vào được Nguyễn Bạt Tụy gọi là phương ngữ Nam [93]. Tiếng
Việt ở vùng địa lí trải dài từ đèo Hải Vân đến cực Nam Tổ quốc, Hoàng Thị Châu gọi
là phương ngữ Nam [8;90]. Tiếng Việt ở vùng địa lí từ Quảng Nam trở vào, Cao
Xuân Hạo cho là phương ngữ miền Nam [24;120-121].
Từ TK XVII, xuất hiện tiếng Việt ở địa phương Nam Bộ - vùng địa lí từ Đồng
Nai, Sơng Bé đến mũi Cà Mau. Tiếng Việt ở vùng này được Nguyễn Văn Ái [1;10],
Trần Thị Ngọc Lang [33;7], Hồ Lê [38;229-230], Bùi Khánh Thế [82;77], Cao Xuân
Hạo [24;120] gọi là phương ngữ Nam Bộ.
Như vậy, khơng gian địa lí của tiếng miền Nam, phương ngữ Nam được các
tác giả xác định khá rộng. Khơng gian địa lí của phương ngữ Nam Bộ được xác định
hẹp hơn. Ở đây chúng tôi chọn cách xác định vùng phương ngữ Nam Bộ như sau:
Ranh giới phương ngữ Nam bộ trùng với ranh giới địa lí tự nhiên Nam Bộ, tức là từ
Bình Dương, Bình Phước đến Cà Mau.
1.1.3.2 Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ
Bất cứ một phương ngữ nào cũng có những nét đặc trưng về ngữ âm, từ vựng –
ngữ nghĩa, ngữ pháp so với các phương ngữ khác. “Một phương ngữ được xác định
bằng một tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng – ngữ
10
nghĩa đối lập với phương ngữ khác” [8;90]. Phương ngữ Nam Bộ cũng khơng nằm
ngồi quy luật trên.
Trước hết, Nam Bộ là nơi có điều kiện giao thơng thuận tiện. Đồng thời cũng
là nơi phát triển kinh tế hàng hóa sớm hơn các vùng khác của đất nước nên phương
ngữ Nam Bộ đã có ảnh hưởng trên một vùng dân cư rộng lớn. “Một đặc điểm nổi bật
của phương ngữ Nam Bộ là tính thống nhất cao của nó trên một vùng lãnh thổ rộng
lớn” [82;77].
Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số đặc điểm chính của phương ngữ Nam
Bộ về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
- Về ngữ âm:
+ Thanh điệu: Phương ngữ Nam Bộ chỉ sử dụng năm thanh điệu: ngang,
huyền, hỏi, sắc, nặng (Phương ngữ Nam Bộ không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã).
+ Phụ âm đầu: Phương ngữ Nam Bộ chỉ có 19 phụ âm, khơng có 3 phụ âm
cong lư
ỡi /ş,
+ Vần: Trong phương ngữ Nam Bộ, âm đệm /- w-/ hoặc bị lược bỏ (luyến
liến) hoặc được nhấn mạnh thành âm chính (loan lon). Các ngun âm đơi /ie, ,
uo/ khi đi với /- m, -p / cuối thì mất yếu tố sau (tiêm tim, lượm lựm). Các âm
đơn /
/
ɔ, đứng trước phụ âm cuối /-p, -m / đều thành /o/
(nom, nơm nơm).
Âm chính /ă/ trong vần “ay” đọc thành “ai” (tay tai).
+ Phụ âm cuối: Người Nam Bộ phát âm không phân biệt /-n/ với /-/ (tan –
tang), /- t/ với /-k/ (tắc – tắt).
- Về từ vựng – ngữ nghĩa:
Ngoài những khác biệt về ngữ âm, ở Nam Bộ cịn có rất nhiều từ ngữ mang sắc
thái địa phương dùng để định danh cây cỏ, cầm thú, hoa trái; công cụ, phương tiện
sinh hoạt và lao động; địa hình; từ xưng hơ; từ chỉ không gian, thời gian; từ ngữ liên
quan đến sông nước; tiếng lóng, từ mượn gốc khác như Khmer, Hoa, Pháp, Anh…
Chúng tơi sẽ trình bày cụ thể hơn về đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa của phương
ngữ Nam Bộ ở chương sau.
11
- Về ngữ pháp:
Giữa ngơn ngữ tồn dân và phương ngữ về cơ bản khơng khác nhau nhiều.
Chính sự thống nhất về ngữ pháp giữa các phương ngữ với nhau và với ngơn ngữ
tồn dân nên tiếng Việt mới đảm bảo được tính thống nhất trên tồn quốc. “Khi việc
miêu tả chỉ thu hẹp vào ngữ pháp mà thơi thì sự khác nhau giữa phương ngữ với
ngơn ngữ tồn dân thường khơng có gì quan trọng” [8;21]. Tuy nhiên, nói như vậy
khơng có nghĩa là khơng có trường hợp khác nhau. Trong phương ngữ Nam Bộ, có
một số đặc điểm ngữ pháp khác với ngơn ngữ tồn dân. Chính những đặc điểm này
tạo nên nét riêng của phương ngữ Nam Bộ. Phần này cũng sẽ được chúng tơi trình
bày cụ thể ở những chương sau.
1.1.3.3 Sự tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ
Trong một xã hội có nhiều cộng đồng người nói nhiều ngơn ngữ khác nhau
cùng sinh sống thì sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ là điều tất yếu. Khi tiếp xúc sẽ có
hiện tượng giao thoa, vay mượn thậm chí là đồng hóa một số yếu tố giữa các ngơn
ngữ.
Trong tiến trình khai phá vùng lãnh thổ phía Nam của Tổ quốc, người Việt đã
mang theo mang theo nét văn hóa, vốn ngơn ngữ từ cội nguồn phía Bắc đến với vùng
đất mới. Do đó, trong phương ngữ Nam Bộ, dấu vết của tiếng nói cội nguồn vẫn còn.
ẳng h
Ch
bị phát âm lẫn lộn thành /s, z, t/.
Ngoài lưu dân từ Bắc Bộ, Trung Bộ, vùng đất Nam Bộ còn là nơi quần cư của
các dân tộc anh em khác như: Khmer, Chăm, Hoa…Vậy nên, trong phương ngữ Nam
Bộ có các yếu tố vay mượn ngơn ngữ của các dân tộc này là điều dễ hiểu. Khảo sát
phương ngữ Nam Bộ, ta sẽ bắt gặp nhiều yếu tố văn hóa thú vị thể hiện qua cách vay
mượn ngôn ngữ của người dân Nam Bộ.
1.2 Văn học dân gian Nam Bộ
Văn học dân gian Nam Bộ có đầy đủ các loại thể như văn học dân gian các
vùng miền khác trên cả nước: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười,
câu đố, tục ngữ, ca dao dân ca. Để thực hiện đề tài, luận văn chỉ tập trung khảo sát sự
thể hiện của phương ngữ Nam Bộ ở các thể loại truyện cười, tục ngữ, ca dao dân ca.
12
Có thể thấy trong các thể loại mà chúng tơi chọn để khảo sát, ca dao dân ca là bộ
phận có số lượng nhiều nhất. Do vậy, chúng tơi thấy cần thiết phải trình bày một số
nét về ca dao, dân ca và ca dao, dân ca Nam Bộ.
Trong văn học dân gian, ca dao, dân ca là bộ phận được sáng tác bằng các thể
thơ dân tộc kết hợp chặt chẽ với các làn điệu âm nhạc để diễn đạt những khía cạnh
khác nhau trong cảm nghĩ của con người về quê hương đất nước, lao động sản xuất,
tình duyên, gia đình, quan hệ bằng hữu và các vấn đề xã hội khác.
Về đại thể, ca dao, dân ca có thể chia thành ba bộ phận:
+ Thơ ca nghi lễ: Đây là thể loại sáng tác dân gian có nguồn gốc rất cổ,
nảy sinh trong quá trình lao động, sinh hoạt, gắn chặt với thế giới quan của người
nguyên thủy cũng như ý thức tôn giáo ở các giai đoạn sau. Thơ ca nghi lễ khi diễn
xướng sẽ kèm theo các hành động nghi lễ. Loại thơ ca này phản ánh kinh nghiệm lao
động, biểu thị những khát vọng, ước mơ của nhân dân cũng như tài nghệ sử dụng
tiếng mẹ đẻ. Ở Nam Bộ, loại thơ ca này chưa được sưu tầm nhiều. Trong ngữ liệu
khảo sát của chúng tơi chỉ có 3 bài thơ ca nghi lễ nằm trong tuyển tập văn học dân
gian Sóc Trăng.
+ Dân ca lao động: Đây là những bài ca được hò hát trong lao động với
điều kiện là tiết tấu, nhịp điệu, sắc thái biểu cảm, tốc độ, cường độ và cách thức của
nó phải gắn chặt với các q trình của một cơng việc cụ thể nào đó. Hị lao động là
hình thức chủ yếu của thể loại này.
+ Ca dao – dân ca trữ tình: Đây là những bài ca mà nội dung và hình thức
diễn xướng của nó khơng nhằm mục đích nghi lễ và khơng kèm những động tác có
tính chất nghi lễ. Những bài ca này vẫn được hát trong lao động, nhưng nội dung cơ
bản của nó là nhằm bộc lộ tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình.
Văn học dân gian sưu tầm ở Nam Bộ thống nhất với văn học dân gian ở các
miền khác của đất nước. Tuy nhiên, văn học dân gian Nam Bộ là bộ phận sáng tác rất
trẻ của dân tộc. Nó gắn liền với q trình khai khẩn vùng đất Nam Bộ. Vì vậy, những
yếu tố đặc trưng ở vùng đất Nam Bộ (điều kiện tự nhiên, văn hóa, con người….) đã
ảnh hưởng đến ngơn ngữ văn học dân gian Nam Bộ.Việc tìm hiểu màu sắc địa
13
phương trong văn học dân gian sẽ chỉ ra nét độc đáo, sự đóng góp riêng của từng địa
phương.
Văn học dân gian là tiếng nói của nhân dân lao động, thế nên bản thân nó chứa
đựng những đặc điểm sử dụng ngơn ngữ của nhân dân. Việc tìm hiểu phương ngữ
trong văn học dân gian của một vùng miền không chỉ giúp ta nhận thức sâu hơn về
ngôn ngữ của vùng miền mà còn giúp ta thấy được nét đặc trưng, cái hay, cái đẹp của
văn học dân gian vùng miền ấy.
1.3.Văn hóa Nam Bộ
1.3.1.Văn hóa và các thành tố của văn hóa
- Khái niệm văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình”
[84;25].
- Theo Trần Ngọc Thêm [84;28-29], văn hóa gồm bố thành tố sau: văn hóa
nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên (tận
dụng và đối phó với mơi trường) và văn hóa ứng xử với mơi trường xã hội.
- “Văn hóa vùng là một phạm vi, một khu vực địa lí – văn hóa có đặc điểm và
bản sắc riêng” [81;5]. Như vậy, Nam bộ là một vùng văn hóa.
1.3.2 Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ
Những khám phá khảo cổ học cho chúng ta biết từ xa xưa, ít nhất là cách nay
từ 2500 đến 4000 năm, con người đã có mặt trên vùng đất Nam Bộ. Họ có mặt đầu
tiên ở vùng phù sa cổ (tức là vùng Đông Nam Bộ) ngày nay, sau đó mới tiếp tục hành
trình xuống vùng phù sa mới (tức là vùng Tây Nam Bộ ngày nay).
Chủ nhân đầu tiên của vùng đất Nam Bộ là người Phù Nam, người Chân Lạp.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Chủ nhân ban đầu của vùng đất Nam Bộ là người Phù
Nam mà sách Tấn thư của Trung Hoa mô tả là “đen và xấu xí, tóc quăn, ở trần, đi
đất, tính tình mộc mạc, thẳng thắn, khơng trộm cắp” với hoạt động nông nghiệp và
giao thông đường thủy rất phát triển. Rồi đến TK VI thì Phù Nam nơng nghiệp đã bị
người Chân Lạp dương tính hơn thơn tính” [81;603].
14
Từ TK XVII trở đi, Nam Bộ xuất hiện người Việt. Người Việt là những lưu
dân từ miền Bắc, miền Trung vào. Đây là những người bần cùng hoặc muốn tránh
cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn lúc bấy giờ mà vào Nam. Họ ra đi để kiếm sống và
cũng mong được an thân. Mặt khác, có một lớp nơng dân nghèo cũng tiến vào Nam
theo chính sách đinh điền của nhà Nguyễn. “Trong sự nghiệp 300 năm mở mang,
khai phá vùng lãnh thổ phía Nam của đất nước, lớp lớp thế hệ người Việt từ vùng đất
sinh tụ lâu đời của mình là vùng châu thổ sơng Hồng, sơng Mã và dải đất ven biển
miền Trung đã nối tiếp nhau đến lập nghiệp ngày càng đông tại địa bàn Nam Bộ
ngày nay” [38;3]. Ngồi ra, thời kì này cịn có lính tráng, các tội đồ bị triều đình bắt
buộc vào Nam lập đồn điền, bảo vệ biên cương phía Nam của đất nước.
Những người dân nghèo này chinh phục vùng đất phía Nam bằng bàn tay, bằng
khối óc, bằng sự cần cù, chăm chỉ: “Nam Kì được chinh phục khơng phải bằng thanh
gươm, vó ngựa mỗi ngày đi hàng chục dặm mà bằng lưỡi cày, đôi trâu đi từng bước
một” [50;60].
TK XVII, XVIII, người Hoa từ các tỉnh Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông,
Quảng Tây, Hải Nam (Trung Quốc) dắt díu nhau vào khu vực đồng bằng sơng Cửu
Long lập nghiệp. Cả người Pháp, Anh, Mã Lai, Ấn Độ cũng có mặt ở Nam Bộ.
TK XIX, lưu dân Việt có mặt ngày càng đơng ở phía Nam sơng Hậu. Họ đã
chinh phục vùng đất mới, biến một vùng hoang dại thành vùng đất trù phú, cây trái
sum sê.
Tóm lại, Nam Bộ là nơi quần cư của nhiều dân tộc anh em: người Việt, người
Hoa, người Chăm, người Khmer…Lớp dân cư đông nhất là người Việt. Nơi tập trung
đông nhất của họ là những vùng đất dễ làm, có nước ngọt, thuận lợi cho việc trồng
lúa nước. Người Khmer là dân tộc đông thứ hai ở Nam Bộ. Họ thường định cư, canh
tác trên những vùng đất cao, màu mỡ. Các dân tộc lập làng, dựng nhà cạnh nhau,
đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống . Tuy nhiên, dân tộc nào theo
phong tục của dân tộc đó, tuy có ảnh hưởng lẫn nhau nhưng khơng nhiều.
1.3.3 Đặc trưng văn hóa Nam Bộ
Khi tiến vào vùng đất phía Nam, người Việt đã mang theo mình một nền văn
hóa Việt. Trước điều kiện sống mới, con người đã có những cách ứng xử mới cho
15
phù hợp. Chính vì vậy mà văn hóa Việt truyền thống đã được người Việt ở phương
Nam vận dụng linh hoạt hơn. Từ đó, hình thành một vùng văn hóa Nam Bộ có bản
sắc riêng, làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam nói chung.
Có thể phác thảo vài nét đặc trưng về văn hóa Nam Bộ như sau: “Vùng văn hóa
Nam Bộ có hai tiểu vùng: Đơng Nam Bộ (lưu vực sơng Đồng Nai và sơng Sài Gịn)
và Tây Nam Bộ (lưu vực sơng Cửu Long), với khí hậu hai mùa
(mưa – khô), với
mênh mông sông nước và kênh rạch. Các cư dân Việt, Chăm, Hoa tới khai phá đã
nhanh chóng hịa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của cư dân bản địa (Khmer, Mạ,
Stiêng, Chơro, Mnông). Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven kênh, ven lộ; bữa ăn
giàu thủy sản; tính cách con người ưa phóng khống; tín ngưỡng, tơn giáo hết sức
phong phú và đa dạng; sớm tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với
văn hóa phương Tây…”[84;63].
Trong cách ứng xử với tự nhiên, người Việt ở Nam bộ vẫn giữ được nếp sống
hịa hợp và tơn trọng. Sinh hoạt và sản xuất ở Nam bộ luôn gắn với những thay đổi,
biến động của con nước, của dịng sơng và thủy triều. Những biểu hiện của văn minh
sông nước thể hiện rõ trong phương thức lao động, trong nhịp sống sinh hoạt, trong
tín ngưỡng, trong phong tục và ngơn ngữ.
Trong lối ứng xử xã hội, người Việt phương Nam vẫn giữ được sự mềm dẻo,
hiền hòa của con người gốc nơng nghiệp. Họ thích ứng với mơi trường linh hoạt hơn,
ít câu nệ, thiết lập những quan hệ được quy định bởi điều kiện sống. Làng Nam Bộ
“ở tản ra dọc theo những con kênh, con lộ để tiện làm ăn”, “làng xã Nam Bộ khơng
có những thiết chế q chặt chẽ (nhiều làng khơng có hương ước, thần tích, thần
phả)” [84;198]. Thơn ấp thuở ban đầu có đặc điểm là “dễ hợp dễ tan”. Những người
tứ phương đến lập làng lập ấp, thấy làm ăn khó thì lại tìm nơi khác. Do đó, “thành
phần dân cư Nam Bộ thường hay biến động, người dân không bị gắn chặt với quê
hương như ở làng Bắc Bộ” [84;198].
Tính cách con người Nam Bộ là sự biểu hiện của con người Việt Nam trong
những hoàn cảnh tự nhiên và xã hội nhất định. Đó là đức cần cù, là sự đồn kết giúp
đỡ thương yêu nhau. “Dù làm ăn dễ dãi, người nông dân Nam Bộ vẫn giữ nếp cần cù.
Dù kinh tế hàng hóa phát triển, người Việt ở Nam Bộ vẫn coi trọng tính cộng đồng”
16
[84;199]. Đặt chân đến vùng đất mới, những lưu dân đã nhanh chóng kết thành chịm
xóm. Họ dựa vào nhau làm ăn, sinh sống, chống lại thú dữ, chống lại cường hào ác
bá… Người Nam Bộ can trường, gan góc, khơng lùi bước trước bất kì trở ngại nào
của tự nhiên cũng như những bất cơng, vơ lí của xã hội.
Trong giao tiếp, người Nam Bộ bộc trực, chất phác, thẳng thắn, ít nói văn hoa,
rào đón. “Người dân đồng bằng sông Cửu Long – Đồng Nai vẫn chân thật, trung tín,
cởi mở, bộc trực, tình cảm (lắm khi có tính chất nguyên thủy), xử sự với người ngay
một cách khơng suy tính thiệt hơn. Họ cũng địi hỏi kẻ khác cũng như vậy đối với họ”
[50;161-162].
Người Nam Bộ ít chịu sự ràng buộc của đạo đức Khổng – Mạnh, ít thuần phục
quyền uy phong kiến. Một quá khứ với bao khn phép gị bó, những quan niệm cổ
hủ đã được họ “cởi bỏ lại đằng sau để sáng tạo ra một phong cách sống tự do, phóng
khống hơn và làm cho nền đạo lí giàu tính nhân ái của dân tộc ánh lên những sắc
màu độc đáo. Họ không khuất phục trước cường quyền, sẵn sàng cứu khốn phò nguy,
sống cái đạo làm người “kiến ngãi bất vi vô dũng dã”” [38;68].
1.3.4 Những tác động của văn hóa đối với ngôn ngữ và văn học dân gian
- Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa:
Giữa ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ. Ngơn ngữ là cơng cụ của
văn hóa vì khơng có ngơn ngữ thì khơng có một hoạt động văn hóa nào có thể diễn ra
được. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa.
Đỗ Hữu Châu viết: “Văn hóa là một tổng thể gồm nhiều hợp phần nên ngôn ngữ phục
vụ mỗi hợp phần theo những cách thức khác nhau” [7;2]. Hồ Lê khẳng định: “Trên
lĩnh vực văn hóa bao la thì ngơn ngữ là một bộ phận. Trước hết ngôn ngữ là sản
phẩm do lồi người tạo ra và vì thế nó cũng được lồi người nhận thức, được nhận
thức ngay trong q trình nó được tạo ra và được nhận thức ngày càng sâu hơn
trong q trình nó tồn tại và phát triển” [38;333].
Trên phương diện giao tiếp, ngôn ngữ được xem là hình thức biểu hiện của văn
hóa. Ngơn ngữ trực tiếp biểu hiện những, tình cảm, cách nghĩ, nếp sống hằng ngày
của con người. Trong quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa cá nhân với
17
cộng đồng, ngôn ngữ đã trở thành một chiếc cầu nối, trở thành một phương tiện biểu
hiện cách ứng xử văn hóa.
Tuy nhiên, ngơn ngữ khơng chỉ là hình thức biểu hiện của văn hóa mà cịn là
một hợp phần của văn hóa. “Ngơn ngữ là sản phẩm của văn hóa nhưng đồng thời nó
cũng là một hợp phần, thậm chí là hợp phần quan trọng nhất của văn hóa” [7;2].
Bàn về mối quan hệ này, Cao Xuân Hạo viết:“Những ảnh hưởng của các nhân tố văn
hóa đối với cấu trúc của một ngơn ngữ là điều khó có thể hồ nghi, tuy không phải bao
giờ cũng dễ chứng minh. Và do đó, ít ra cũng có thể tìm thấy những sự kiện ngơn ngữ
nào đó có thể cắt nghĩa được bằng những sự kiện thuộc bản sắc văn hóa của khối
cộng đồng nói thứ tiếng hữu quan, và đến lượt nó, các sự kiện ngơn ngữ lại có thể
gợi cho ta những điều hữu ích về cách cảm nghĩ của người bản ngữ và từ đấy về nền
văn hóa của họ” [24;289].
Mặt khác, nhìn từ góc độ tri nhận, có thể nói “trong ngữ nghĩa của mỗi ngơn
ngữ đều phản ánh một cách hình dung về thực tại khách quan của cộng đồng văn hóa
– bản ngữ đó, thường được gọi là mơ hình thế giới, bức tranh thế giới, hình ảnh thế
giới hay biểu tượng về thế giới…” [80].
Tóm lại, “ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó với nhau, khơng thể
tách rời nhau. Ngơn ngữ là chất liệu truyền tải văn hóa, văn hóa là cái hàm chứa
trong ngôn ngữ . Sự sáng tạo về văn hóa thường khơng thể tách rời khỏi ngơn ngữ,
cịn sự biến đổi và phát triển của ngơn ngữ lại luôn luôn đi song song với sự biến đổi
và phát triển của văn hóa” [59]. Đồng thời, “hệ thống từ ngữ của một ngôn ngữ là
một cuốn bách khoa tồn thư văn hóa của một cộng đồng ngơn ngữ nhất định” [7;2].
Như vậy, việc tìm hiểu ngơn ngữ của một vùng miền nào đó khơng chỉ cung
cấp cho ta những hiểu biết về cách sử dụng ngôn ngữ của vùng miền mà cịn cho ta
thấy đặc trưng văn hóa của vùng miền ấy.
TIỂU KẾT
Nam Bộ là vùng đất mới, nằm ở phía Nam Tổ quốc, được xác định ranh giới
địa lí từ Bình Dương, Bình Phước đến mũi Cà Mau. Tuy còn rất trẻ nhưng Nam Bộ
cũng đã kịp hình thành những nét văn hóa đặc trưng, phân biệt với văn hóa các vùng
18
khác. Ngơn ngữ và văn hóa lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế mà tìm hiểu
phương ngữ Nam Bộ cũng góp phần làm rõ đặc trưng văn hóa Nam Bộ.
Văn học dân gian Nam Bộ nằm trong mạch chảy của văn học dân gian dân tộc.
Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên đặc thù, hoàn cảnh lịch sử đặc thù mà văn học dân
gian Nam Bộ có những nét khác biệt nhất định so với văn học dân gian các vùng
khác. Một trong những biểu hiện của sự khác biệt đó là ngơn ngữ. Ngơn ngữ được sử
dụng trong văn học dân gian Nam Bộ không chỉ thể hiện thói quen sử dụng ngơn ngữ
của người dân Nam Bộ mà cịn thể hiện tính cách, tâm tình của người Nam Bộ.
19
CHƯƠNG 2
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NAM BỘ
2.1. Kết quả khảo sát
Để tìm hiểu từ ngữ địa phương trong văn học dân gian Nam Bộ, chúng tôi đã
tiến hành khảo sát từ ngữ địa phương Nam Bộ trong các tài liệu sau:
(1) Văn học dân gian Bạc Liêu, 2002, NXB Văn nghệ TPHCM
(2)Văn học dân gian Sóc Trăng, 2005, NXB Văn nghệ TPHC
(3)Văn học dân gian An Giang, 2010, Tài liệu điền dã lưu hành nội bộ
Tất cả các tuyển tập trên đều là kết quả điền dã của Khoa Văn học và Ngôn
ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM.
Ba tuyển tập có 971 tục ngữ, 2355 bài ca dao dân ca, 463 truyện cười. Trong
luận văn này, chúng tôi tập hợp các từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ gồm: những từ
riêng có ở Nam Bộ, những từ có trong ngơn ngữ tồn dân nhưng được người dân
Nam Bộ sử dụng khơng hồn tồn giống với cách dùng trong ngơn ngữ tồn dân,
những biến thể ngữ âm của từ, những danh từ riêng (cụ thể là địa danh ở Nam Bộ),
những cách diễn đạt mang màu sắc Nam Bộ. Qua q trình khảo sát, chúng tơi nhận
thấy các yếu tố của phương ngữ xuất hiện với tần số cao trong văn học dân gian Nam
Bộ. Đồng thời, chính những yếu tố phương ngữ ấy đã góp phần làm nên bản sắc rất
riêng của văn học dân gian Nam Bộ.
Dưới đây là bảng thống kê các từ ngữ địa phương xuất hiện với tần số cao
trong nguồn ngữ liệu khảo sát: