Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

tìm hiểu hoạt động kinh doanh của a khách sạn bình dương chi nhánh công ty TNHH một thành viên tổng công ty 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.07 KB, 38 trang )

04:05
08/05/2023

Documents
Downloader

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến
quý thầy, cô trong khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quy
Nhơn lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gửi đến thầy Nguyễn Đức
Toàn giảng viên hướng dẫn, người đã tận tình giúp đỡ em hồn thành báo cáo
thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của Khách sạn Bình Dương
- Chi nhánh Cơng ty TNHH Một thành viên - Tổng Công ty 15, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt q trình thực tập
tại khách sạn. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn các anh chị nhân viên cũng đã
giúp đỡ trong q trình em thực tập. Em xin kính chúc quý đơn vị sẽ phát
triển thịnh vượng và gặt hái được thật nhiều thành công trong thời gian tới.
Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có được cơ hội thực tập nơi mà
em yêu thích, cho em trải nghiệm thực tế để áp dụng những kiến thức mà
các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra điều
mới mẻ và bổ ích trong nghiệp vụ khách sạn để giúp ích cho cơng việc sau
này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình thực tập, hồn thành
báo cáo này em khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những
ý kiến đóng góp từ thầy cũng như q cơng ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, tháng 3 năm 2023
Người thực hiện

Mai Nguyễn Ái Vy



/>
1/35


MỤC LỤC
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN BÌNH DƯƠNG
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN......................................................1
I. TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN BÌNH DƯƠNG...................................1
1.Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Bình Dương................1
1.1.Quá trình hình thành..............................................................................1
1.2.Quá trình phát triển................................................................................2
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Khách sạn Bình Dương.....................................3
3.Chức năng và nhiệm vụ của Khách sạn Bình Dương................................7
3.1.Chức năng của Khách sạn......................................................................7
3.2.Nhiệm vụ của Khách sạn.......................................................................7
II. BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA
KHÁCH SẠN BÌNH DƯƠNG.
8
1.Những nội dung kiến thức lý thuyết được củng cố.......................................8
2.Những kỹ năng thực hành được học hỏi.......................................................8
3.Những kinh nghiệm thực tiễn được tích lũy................................................11
4.Kết quả cơng việc mà bản thân đóng góp cho Khách sạn Bình Dương...........12
PHẦN II
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI THỰC TẬP................................................................13
I. MỞ ĐẦU.................................................................................................13
1.Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................13
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................14
2.1.Đối tượng nghiên cứu..........................................................................14

2.2.Phạm vi nghiên cứu.............................................................................14
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................14
3.1.Mục tiêu nghiên cứu............................................................................14
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................14
4.Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................15
4.1.Nguồn tài liệu...................................................................................15
4.2.Phương pháp nghiên cứu......................................................................15
II. NỘI DUNG............................................................................................15


1.Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh khách sạn............................15
1.1.Khái niệm kinh doanh khách sạn................................................15
1.2.Đặc điểm kinh doanh khách sạn...........................................................16
1.3.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh khách sạn..................17
1.4.Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn.......20
2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của Khách sạn Bình Dương...............24
2.1.Chính sách sản phẩm của khách sạn...........................................24
2.2.Chính sách giá cả của khách sạn................................................25
2.3.Tình hình doanh thu của khách sạn............................................25
2.4.Tình hình chi phí của khách sạn.......................................................26
2.5.Tình hình lợi nhuận của khách sạn...................................................27
3.Định hướng và giải pháp để phát triển khách sạn Bình Dương...............28
III. KẾT LUẬN...................................................................................31

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................32

3


PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN BÌNH
DƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH
SẠN
I. TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN BÌNH DƯƠNG
1.Q trình hình thành và phát triển của Khách sạn Bình Dương

1.1. Q trình hình thành
Khách sạn Bình Dương, Chi nhánh Cơng ty TNHH Một thành viên,
Tổng Công ty 15, tọa lạc tại số 493 Đại lộ An Dương Vương, TP.Quy
Nhơn, Tỉnh Bình Định. Mặt trước là đường An Dương Vương - con đường
đẹp nhất Thành phố biển Quy Nhơn. Mặt sau là bãi biển xinh đẹp.
Tọa lạc ngay trên biển Quy Nhơn một trong sáu bãi biển đẹp nhất khu
vực Miền Trung. Nơi đây q khách có thể ngắm nhìn hoặc tản bộ trên bờ
biển với cảm giác thú vị khi chìm đăm trong vẻ huy hồng của bình minh
và sự lặng lẽ của hồng hơn nơi có vùng sơn thủy hữu tình.
Khách sạn cách khu du lịch Ghềnh Ráng và đồi Thi nhân Hàn Mạc
Tử khoảng 1km về hướng Đông Nam, cách sân bay Phù Cát khoảng 30km
về hướng Bắc, cách Ga Quy Nhơn khoảng 1,5km về hướng Đông Bắc,
cách bến xe liên tỉnh Bình Định 1km về hướng Tây Nam, Bệnh viện đa
khoa tỉnh 1km về hướng Đông Bắc, và cách Trung tâm Thương mại Quy
Nhơn 500m về hướng Bắc.
Khách sạn đạt chuẩn 3 sao, quy mô 6 tầng gồm 60 phòng ngủ được
trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại sang trọng, bố trí khoa học mang lại cho
q khách một cảm giác thư giãn như chính ngơi nhà của mình. Khách sạn
Bình Dương - Binh Đồn 15 tự tin mang lại cho bạn sự phục vụ tốt nhất
với
phương châm “VUI LÒNG KHÁCH ĐẾN, VỪA LÒNG KHÁCH ĐI”.
Ngày 02/6//1988, Bộ tư lệnh Binh Đoàn 15 giao cho đoàn 385 khởi
cơng xây dựng cơng trình nhà Điều Dưỡng của Binh Đoàn tại khu vực Cổ
Loa - đường Nguyễn Huệ (nay là số 493, đường An Dương Vương, Tp. Quy

1


Nhơn, tỉnh Bình Định). Thiết kế ban đầu là nhà cấp 2, gồm 2 tầng với
50 giường ngủ, diện tích xây dựng 1800m.
Những năm 1991 - 1992 hoạt động kinh doanh Nhà nghỉ, Khách sạn
phát triển mạnh mẽ. Nhà Điều Dưỡng được nâng cấp lên 3 tầng với 28
phòng ngủ, nhà hàng rộng rãi, các trang thiết bị đổi mới, biên chế tăng lên
28 người và đổi tên thành “Khách sạn Binh Đoàn 15”.
Qua nhiều lần đổi tên theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Tháng
9/2000 Khách sạn Binh Đoàn 15 đổi tên thành “Nhà khách Binh Đoàn 15”
thuộc cơng ty Bình Dương - Tổng cơng ty 15 (Binh Đồn 15).
Ngày 23/01/2006 đổi tên thành Nhà khách Bình Dương - Binh Đồn
15. Nhà khách Bình Dương - Binh Đồn 15 hoàn thành sửa chữa nâng cấp
và tổ chức khánh thành với quy mô thiết kế 6 tầng gồm 57 phịng ngủ,
tương đương với Khách sạn 3 sao, có nhà hàng lớn, có cà phê giải khát,
trang thiết
bị hiện đại, kiến trúc khang trang sạch đẹp. Đồng chí Thiếu tá chun nghiệp
Lê Bảo Hồn thay đồng chí Hồng Văn Thuyết ở cương vị phó chủ nhiệm
Nhà khách. Biên chế bấy giờ gồm 63 người.
Đến ngày 01/01/2008 đồng chí Lê Đình Hùng thay cho đồng chí Lê
Đức Trí ở cương vị giám đốc Nhà khách Bình Dương - Bình Đồn 15, đồng
chí Trần Đình Trường giữ cương vị Phó giám đốc Nhà khách. Tháng 11/2010
đồng chí Trần Đức Niên thay cho đồng chí Lê Đình Hùng ở cương vị Giám
đốc Nhà khách Bình Dương - Binh Đồn 15, đồng chí Lê Thuận Sự thay
cho đồng chí Trần Đình Trưởng ở vị trí Phó Giám đốc. Theo quyết định của
Bộ Tư lệnh Binh Đồn 15, ngày 01/07/2012, Nhà khách Bình Dương được
đổi sang Khách sạn Bình Dương - Binh Đồn 15.
1.2. Q trình phát triển
Qua nhiều năm kinh doanh dịch vụ đến nay, Khách sạn đã khẳng

định được phương châm hành động đúng đắn để tồn tại và phát triển là giữ
vững uy tín bằng chất lượng dịch vụ và giá cả hợp lý. Vì vậy trong nhiều
năm vừa qua Khách sạn đã cố gắng tập trung mọi nỗ lực để thực hiện tốt
phương châm
2


này. Thực tế là cho thấy, doanh thu kinh doanh dịch vụ của Khách sạn
ngày càng lớn.
Trong kinh doanh nhà hàng khách sạn, thị trường luôn được xác định là
khâu đầu tiên là khâu quan trọng chi phối các hoạt động tiếp theo của q
trình kinh doanh đó. Chiếm lĩnh thị phần đã trở thành sự cạnh tranh gay gắt
giữa các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức. Vì vậy Khách sạn đã có sự
đầu tư hợp lý cho cơng tác tiếp thị quảng cáo để thu hút khách hàng. Với sự
phát triển khơng ngừng đó, trong những năm vừa qua Khách sạn đã nắm
bắt được tình hình khó khăn cũng như thuận lợi để từ đó có những chiến
lược kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng dưới nhiều
hình thức và nội dung phong phú, đa dạng, hấp dẫn.
Các hoạt động kinh doanh này đã không ngừng đem lại doanh thu
cao cho Khách sạn, làm cho Khách sạn ngày một lớn mạnh và đứng vững
trên thị trường. Cho đến hiện tại, Khách sạn Bình Dương - Quy Nhơn vẫn
là một trong những nơi lưu trú được du khách lựa chọn đầu tiên khi đến
với thành
phố biển Quy Nhơn xinh đẹp.
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Khách sạn Bình Dương

Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Khách sạn Bình Dương được mơ tả
qua sơ đồ 1.1.

3



Phó nhà hàng
Trưởng BP nhà hàng
Bếp trưởng

GIÁM ĐỐC

Bán hàng

Phục vụ bàn

Bếp chính NV phụ bếp

 NV lễ tân

Trưởng BP lễ tân

 NV giặt là

Trưởng BP phịng
 NV làm
 phịng
TL kế tốn
TL tiền lương

Kế tốn trưởng
Thủ quỹ
Thủ kho


PHĨ GIÁM ĐỐC

Tiếp phẩm

T.BP kế hoạch Maketing
 NV k.hoạch Maketing

Trưởng BP kỹ thuật

Trưởng BP bảo vệ

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Khách sạn Bình Dương

4

 NV kỹ thuật

 NV bảo vệ


Giám đốc khách sạn: Là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành
các hoạt động kinh doanh của khách sạn cũng như việc tuân thủ pháp luật
và quy tắc an toàn của khách sạn. Đảm bảo sự vận hành của khách sạn,
điều hành, kiểm tra hoạt động của đội ngũ lao động trong khách sạn, theo
dõi việc thực hiện mệnh lệnh của các phịng ban và nhân viên cấp dưới.
Ngồi ra, đưa ra các phương hướng hoạt động kinh doanh cho khách sạn.
Phó Giám đốc: Có trách nhiệm xử lý hằng ngày các hoạt động của
khách sạn, xử lý các tình huống khẩn cấp và chịu trách nhiệm đối với các
vấn đề phúc lợi và an toàn nhân viên của khách sạn và của khách, chịu
trách nhiệm với giám đốc về nhiệm vụ của mình.

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Bộ phận Quản lý Nhân sự - Tổng hợp: Bộ phận này chịu sự quản lý
trực tiếp từ giám đốc. Có nhiệm vụ tuyển nhân sự, bố trí nhân sự trong
khách sạn sao cho phù hợp. Sắp xếp, đánh giá, thực hiện công tác thi đua
khen thưởng, thi hành các chính sách của nhà nước về lao động, đảm bảo
công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho khách sạn.
- Bộ phận Kế toán: quyết định các chiến lược về tài chính, tìm vốn,
nguồn vốn cho khách sạn; theo dõi, quản lý và báo cáo sổ sách thu, chi,
cơng nợ... lập chứng từ trong việc hình thành và sử dụng vốn - lập chứng từ
xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận và của tồn khách sạn - lập
báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm - quản lý và giám sát thu, chi.
- Bộ phận Lễ tân - Kế hoạch:
+ Gồm 1 Trưởng Bộ phận và 5 nhân viên. Lễ tân là cầu nối cửa
khách với các dịch vụ trong khách sạn, giữa các bộ phận với nhau, nhiều
khi còn thay mặt giám đốc khách sạn giải quyết các mối quan hệ giữa
khách sạn với khách hàng. Bộ phận lễ tân có nhiệm vụ:
+ Hiểu rõ tình hình dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung có trong khách
sạn về giá cả, phương tiện phục vụ để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị hiểu của
khách du lịch.
5


+ Nắm vững số lượng, chất lượng, giá cả buồng giường trong khách
sạn để đảm bảo cho công suất sử dụng buồng giường là cao nhất đồng thời
đem lại sự hài lịng cho khách.
+ Tiếp đón, làm thủ tục đăng ký và nhập phòng cho khách, tiếp nhận
nhu cầu của khách và kịp thời đáp ứng làm khách hài lòng.
+ Thơng báo cho các bộ phận có liên quan để kịp thời đáp ứng nhu
cầu của khách. Chuẩn bị đầy đủ các hóa đơn, chứng từ để kịp thời làm thủ
tục thanh tốn cho khách khi khách có u cầu rời khỏi khách sạn.

+ Đồng thời cũng là người phát hiện các hiện tượng, tình huống bất cập
về an ninh và báo cho bộ phận bảo vệ hay chính quyền địa phương kịp thời
giải quyết.
- Bộ phận Buồng phòng: Bộ phận này chịu trách nhiệm làm vệ sinh cho
phịng ln sạch sẽ và kiểm tra tình trạng sử dụng đồ dùng, các trang thiết
bị trong phòng và kịp thời bổ sung cũng như báo cáo kịp thời cho bộ phận
kỹ thuật bảo trì sữa chữa. Thường xun thơng báo cho lễ tân khi khách
nhận và trả phòng, để bộ phận lễ tân dễ dàng quản lý tình hình khách đang
lưu trú tại khách sạn.
- Bộ phận Nhà hàng: cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách hàng;
hoạch toán chi phí tại bộ phận. Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống gồm
3 hoạt động chính: chế biến, lưu thơng và tổ chức phục vụ dịch vụ ăn uống
tại khách sạn - phục vụ ăn uống cho nhân viên khách sạn - cung cấp các dịch
vụ
bổ sung như: tổ chức tiệc, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của
khách, hỗ trợ các bộ phận khác khi cần.
- Bộ phận Kỹ thuật: Có nhiệm vụ đảm bảo vận hành tốt các trang thiết
bị trong khách sạn như: đèn điện, hệ thống cấp thốt nước, điều hịa, tivi, tủ
lạnh, Cơ sở vật chất phòng ngủ…Thực hiện bảo dưỡng sữa chữa khi có sự cố.
- Bộ phận Bảo vệ: đảm bảo an toàn cho khách hàng, tài sản của
khách sạn và khách hàng, chịu trách nhiệm về an ninh trong khách sạn. Có
nhiệm vụ tuần tra, canh gác theo ca, luôn ở tư thế sẵn sàng khi gặp sự cố,
trông giữ xe
6


cho khách và cho nhân viên các bộ phận khác trong khách sạn, hỗ trợ bộ
phận lễ tân trong việc hướng dẫn, chuyển hành lý của khách vào và ra khỏi
khách sạn, hỗ trợ các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ.
3.Chức năng và nhiệm vụ của Khách sạn Bình Dương


3.1. Chức năng của Khách sạn
Phục vụ ăn, nghỉ đối với khách là quân nhân, công nhân viên chức
trong quân đội, khách từ các cơ quan của Đảng, Nhà nước đến làm việc với
Binh đoàn; khách là cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Binh đoàn (gọi
chung là khách nội bộ của Binh đồn). Bên cạnh đó, đón tiếp khách du lịch
thông thường đến tham quan, làm việc và lưu trú tại khách sạn.
Tận dụng năng lực, công suất để kinh doanh dịch vụ, hợp đồng cho
thuê lưu trú, tổ chức hội nghị, hội thảo, dịch vụ ăn uống, tiệc đặt, tiệc cưới,
liên hoan, bán hàng lưu niệm, tổ chức các dịch vụ du lịch, tham quan di
tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trong nước.
3.2. Nhiệm vụ của Khách sạn
Tổ chức phục vụ, dịch vụ phòng nghỉ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
theo quy định và an toàn về mọi mặt.
Tổ chức phục vụ ăn uống và các dịch vụ mà Bộ Quốc phòng cho
phép, thực hiện đầy đủ các quy định của ngành du lịch về quản lý khách,
phòng chống cháy nổ, về vệ sinh mơi trường, an tồn thực phẩm, đăng ký
kê khai tạm trú, tạm vắng.
Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch địa phương, tham quan các di
tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên tồn quốc.
Làm tốt cơng tác dân vận và duy trì tốt mối quan hệ với cấp ủy,
chính quyền địa phương.
Sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khi Binh đồn có u cầu.

7


II. BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA

KHÁCH SẠN BÌNH DƯƠNG

1.Những nội dung kiến thức lý thuyết được củng cố

Thực tập là một trong những giai đoạn đặc biệt quan trọng, không thể thiếu đối với quãng thời gian sinh viên. Chỉ vớ
cũng như các mối quan hệ bên ngồi xã hội.

Khách sạn Bình Dương là một môi trường mới mẻ trong thời gian
thực tập em cũng đã học thêm những kiến thức không chỉ chuyên mơn mà
cả những ứng xử khác. Điều đó cũng một phần nào đó giúp em có thêm
được một cơ hội tìm kiếm việc làm mới sau khi rời ghế nhà trường. Những
kiến thức mà em đã học được qua gần 2 tháng thực tập bao gồm:
- Nắm được những hoạt động cơ bản của Khách sạn
- Nắm được chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Khách sạn.
- Học hỏi được các cách làm gia tăng sự hài lòng và lòng trung thành
đối với khách hàng qua từng dịch vụ của các Khách sạn.
- Nắm được các bài học về tiếp đón khách, các vấn đề về hóa đơn,
thanh tốn,…
- Các hoạt động khác…
2.Những kỹ năng thực hành được học hỏi

Qua 5 tuần thực tập, em đã học hỏi được những kỹ năng thực hành
khi thực tập tại khách sạn:
- Kỹ năng làm việc độc lập tốt: Em đã tận dụng lý thuyết đã học tại
trường và cách hiểu riêng của bản thân để xử lý. Chủ động hơn, suy nghĩ và
tìm hiểu kỹ việc cần làm để đạt kết quả. Hỏi ý kiến của người hướng dẫn
khi có nhiệm vụ được giao để biết rõ ràng tránh ảnh hưởng đến công việc
của người khác.
8


- Kỹ năng giao tiếp: Vận dụng những kỹ năng bản thân có để trao đổi

trực tiếp qua lời nói thông qua việc giao tiếp với nhiều khách hàng.
- Kỹ năng làm việc dưới sự áp lực: Luôn trong trạng thái vui vẻ và cố
gắng để có thể bình tĩnh để giải quyết các vấn đề và phải luôn mỉm cười
với khách lưu trú.
- Kỹ năng phân tích vấn đề: Hiểu được công việc, nhiệm vụ được
giao thực sự phục vụ cho điều gì để có thể tối ưu cách thức làm việc hiệu
quả.
- Kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của khách sạn: Nắm được quy trình thực
hiện một số cơng việc cụ thể của khách sạn, ví như:
Nghiệp vụ đặt phịng
Khi lễ tân nhận được thơng tin về nhu cầu đặt phịng của khách thì
tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khi nhận được yêu cầu nhận đặt phịng của khách:
+ Chào khách
+ Kiểm tra ngay các thơng tin về phòng của khách sạn
+ Xem nhu cầu của khách sạn có chấp nhận được khơng rồi trả lời khách.
Bước 2: Khi nhu cầu của khách được chấp nhận thì lễ tân phải tiến
hành tìm hiểu các thơng tin khác:
+ Tên quốc tịch khách, số lượng cơ cấu của đồn khách
+ Số lượng phịng, hạng loại phịng, dịch vụ phục vụ có trong phịng
+ Nếu khách đặt phịng trước phải tìm hiểu tên, số điện thoại cũng
như thời gian lưu trú của người đặt phòng
+ Lễ tân làm thủ tục đặt phòng cho khách
Bước 3: Lễ tân xếp phòng cho khách và vào sổ đăng ký phòng:
+ Khách đăng ký vào ở ngay phải tiến hành vào sổ chấm khách làm
thủ tục nhận phòng cho khách
+ Tiến hành giao chìa khóa phịng và mời khách lên nhận phịng
Nghiệp vụ đăng ký tạm trú cho khách

9



Sau khi khách đến nhận phịng thì lễ tân có nhiệm vụ tiến hành đăng
ký tạm trú cho khách.
- Mượn giấy tờ tùy thân (Căn cước công dân) của khách để làm thủ
tục đăng ký tạm trú.
- Đăng nhập vào trang web của Quản lý lưu trú trên máy tính để đăng
ký tạm trú cho khách.
Nghiệp vụ giao ca lễ tân
Sau mỗi ca làm việc lễ tân phải tổng hợp được:
- Danh sách khách đến và đi trong ca, sau ca.
- Lập được các sổ nộp tiền mặt, séc du lịch, theo dõi thanh toán.
- Người nhận ca kiểm tra tồn bộ những cơng việc bàn giao cho mình
đã đầy đủ chính xác chưa.
+ Kiểm tra lại sổ sách hóa đơn chứng từ và các khoản tiền.
+ Kiểm tra xem trong ca mình sẽ tiếp tục làm việc gì.
Nghiệp vụ thanh toán và tiễn khách
- Khi khách chuẩn bị rời khách sạn lễ tân phải tập hợp mọi hóa đơn,
chứng từ, dịch vụ mà khách đã sử dụng trong khách sạn từ các bộ phận có
liên quan để thanh tốn cho khách.
- Khi khách xuống trả chìa khóa phịng thì lễ tân báo bộ phận buồng
phòng kiểm tra phòng xem khách có sử dụng gì hay khơng, sau đó tiến
hành làm thủ tục thanh toán cho khách.
- Khi thanh toán xong, lễ tân cúi mình chảo khách và chúc khách lên
đường bình an. Mong có dịp được phục vụ lại quý khách.
Nghiệp vụ xử lý tài sản bỏ quên
Bước 1:
- Kiểm tra tài sản, xác minh xem tài sản đó của ai và ghi tồn bộ
thơng tin này vào biên bản và sổ tài khoản.
- Lập biên bản số tài sản khách bỏ qn và có chữ kí của tổ buồng.

Bước 2:
- Tìm kiếm khách để trả lại tài sản.
10


- Nhìn vào ơ đeo chìa khóa.
- Nếu khơng có chìa khố thì mời khách xuống nhận lại tài sản.
- Nếu có chìa khố ở ơ đeo chìa khoa ở ơ đeo chìa khố thì phải kiểm
tra sơ đồ phịng xem họ đã rời khách sạn chưa. Sau đó tuỳ vào tài sản khách
bỏ quên mà có thể cất tài sản hoặc để tài sản vào ơ đeo chìa khóa.
Bước 3: Trường hợp khách đã rời khách sạn, lễ tân đưa tài sản vào
bảo quản ở nơi quy định. Sau đó tra sổ đăng kí lưu trú tạm trú, sơ đồ
phòng, bảng chấm khách để biết được địa chỉ khách ở đâu rồi thông báo
cho khách đến nhận hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bên cạnh đó cịn nhiều những nghiệp vụ quan trọng khác, nhưng
trong vai trò là sinh viên thực tập thì trên đây là những nghiệp vụ cơ bản
mà một lễ tân cần biết.
Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử, lên danh sách phịng, ghi
chép thơng tin khách hàng ở nơi thực tập em đã được trau dồi và rèn luyện,
hoàn thiện kỹ năng mềm của bản thân. Khơng thể phủ nhận là ngồi kết
quả học tập thì kỹ năng mềm là nhân tố vơ cùng quan trọng giúp bản thân
phát triển sau này.
3.Những kinh nghiệm thực tiễn được tích lũy

Đầu tiên, bài học lớn nhất và đáng giá nhất sau quá trình thực tập là
sự về chủ động và tự tin. Đứng trong môi trường thực tế, em đã học hỏi và
áp dụng sự chủ động từ những việc nhỏ nhất như chủ động chào hỏi, làm
quen; chủ động tìm hiểu cơng việc, chủ động tìm người hướng dẫn, chủ động
đưa ra các câu hỏi, những vướng mắc trong công việc. Đối với công việc lễ
tân mà em đảm nhiệm trong quá trình thực tập, sự chủ động giúp em học

được nhiều kinh nghiệm trong ứng xử, cách mỉm cười với khách, cách hỏi
một số thông tin với khách. Sự chủ động giúp em nhanh chóng khắc phục
những hạn chế của bản thân, giúp em tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
Thứ hai là về kinh nghiệm về kỹ năng mềm, đây là kỹ năng được trang
bị trong nhà trường và các môi trường làm việc điều cần và đều yêu cầu.
Tuy 11


nhiên những mơi trường làm việc cụ thể thì ngồi những kỹ năng mềm cơ
bản, thì cần thiết phải có những kỹ năng mềm khác nhằm phục vụ cho công
việc. Những kỹ năng mềm đặc thù và nâng cao của từng môi trường làm
việc cụ thể là những kỹ năng sử dụng nhiều và hiệu quả nhất đối với công
việc, đặc biệt là giáo viên. Một số kỹ năng mềm mà em đã tích lũy được
như: lý giải vấn đề, các thao tác trong xử lý thông tin chưa rõ ràng, sự kiên
nhẫn,..
Ngoài hai kinh nghiệm lớn kể trên, quá trình thực tập đem đến cho
em những mối quan hệ mới từ bạn bè và đồng nghiệp. Từ những khó khăn
gặp
phải trong quá trình thực tập, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực
tiễn. Hiểu sâu hơn các vấn đề đã biết, mở rộng và tiếp thu những điều mới,
học hỏi thêm khả năng liên kết các vấn đề với nhau để học cách sáng tạo.
Những điều học được từ thực tập là vô cùng lớn, khắc phục những vấn đề
được học đã cũ khơng cịn phù hợp với thực tiễn, bổ sung hỗ trợ kiến thức cho
bản thân.
4.Kết quả cơng việc mà bản thân đóng góp cho Khách sạn Bình Dương

Trong 5 tuần thực tập, em đã cố gắng học hỏi, tích cực hồn thành
u cầu của các các anh chị ở Khách sạn giao cho. Hỗ trợ các anh chị nhân
viên trong việc tiếp đón khách hàng, làm thủ tục tạm trú cho khách, kiểm
phòng trước khi check out và thanh toán cho khách. Dù sức nhỏ nhưng

cũng phần nào giúp ích được cho khách sạn trong quá trình bản thân thực
tập tại đây. Hàng ngày, trước khi bắt đầu công việc, em đều đánh dấu
những kiến thức mới, ghi chú lại những kiến thức quan trọng cần học hỏi
và tiến hành công việc được giao. Sau thời gian thực tập, em cảm thấy
mình đã đóng góp một
phần nào đó trong khả năng của mình tại Khách sạn Bình Dương và bản
thân đã học được khơng ít kinh nghiệm. Từ những kinh nghiêm đó, em sẽ
tự tin hơn khi đi trên con đường mình đã chọn.

12


1 PHẦN II
2 KẾT QUẢ ĐỀ TÀI THỰC TẬP
I. MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mỗi

con người. Hoạt động du lịch đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc
gia, không chỉ là các nước phát triển. Theo xu thế đó, du lịch Việt
Nam cũng đang nhận được sự chú trọng của các cấp chính quyền
trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhờ đó thu hút được
đông đảo các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào hoạt động kinh
doanh du lịch. Tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp, để tồn tại được thì các doanh nghiệp cần đưa ra những
chiến lược đúng đắn nhưng không kém phần sáng tạo nhằm xác
định hướng đi đúng và mới so với các doanh nghiệp khác, bên
cạnh đó là có khả năng quan sát, đánh giá đối với mọi vấn đề
xung quanh. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2. Nói đến Quy Nhơn - Bình Định, có lẽ du khách khơng cịn xa lạ

gì với hình ảnh một thành phố biển xinh đẹp nằm dọc theo bờ
duyên hải nam trung bộ. Trong những năm đổ lại đây, những chính
sách quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng để đóng góp cho du lịch
ngày càng tăng cao. Cùng với đó việc xây dựng các cơ sở lưu trú
cho du khách đến tham quan du lịch hay công tác cũng được mở
rộng và phát triển hơn giúp đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng. Điều này đòi hỏi các khách sạn không ngừng nâng cao vị
thế và uy tín của mình trên thị trường nếu muốn tồn tại.
1.3. Khách sạn Bình Dương, Quy Nhơn hiện là một trong ba khách

sạn duy nhất nằm sát trục bờ biển miền trung với chất lượng 3 sao.
Khách sạn ban đầu do Bộ tư lệnh Binh Đồn 15 cho khởi cơng
xây dựng vào năm 1988, qua nhiều giai đoạn thay tên và di dời vị
trí, cùng với những biến động của thời


13


gian, khách sạn Bình Dương vẫn tồn tại một cách bền vững với những hiệu
quả tốt về dịch vụ.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt
động kinh doanh của Khách sạn Bình Dương, thành phố Quy Nhơn” để
viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động kinh doanh của Khách sạn Bình Dương, thành phố Quy

Nhơn.
2.2.Phạm vi nghiên cứu

- Về khơng gian: Khách sạn Bình Dương, Quy Nhơn.
- Về thời gian: từ năm 2020 đến năm 2022.
- Về nội dung: hoạt động kinh doanh của Khách sạn Bình Dương, thành
phố Quy Nhơn.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Khách sạn Bình
Dương, thành phố Quy Nhơn từ đó đưa ra một số giải pháp giúp cho khách
sạn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trên thị trường hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ của đề tài cần phải:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh khách sạn.
- Làm rõ thực trạng hoạt động kinh doanh của Khách sạn Bình Dương
từ năm 2020 đến năm 2022.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Khách sạn Bình Dương trong thời gian tới.
14


4.Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu

Để hồn thành báo cáo, chúng tơi tham khảo tài liệu từ các nguồn sau:
- Các báo cáo hoạt động kinh doanh của Khách sạn Bình Dương từ năm
2020 đến năm 2022.
- Các giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo liên quan đến lý luận

về hoạt động kinh doanh của khách sạn.
- Các website có liên quan đến nội dung báo cáo.
- Một số báo cáo thực tập từ sinh viên các khóa trước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong q trình viết báo cáo, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp suy luận, biện chứng…
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh khách

sạn 1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn
Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú của chủ đầu tư, có đầy đủ các
tiện nghi (nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí và nhiều dịch vụ khác đáp
ứng nhu cầu của khách hàng trong quá trình lưu trú tại khách sạn.
Để kinh doanh khách sạn, bạn cần đảm bảo khách sạn được cấp phép
kinh doanh hoạt động, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất: cơng trình kiến
trúc kiên cố, có nhiều phòng ngủ, nhiều tầng, được trang bị các thiết bị, đồ
đạc chuyên dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh dịch vụ lưu trú và nhiều
dịch vụ bổ sung khác.
15


Vậy Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung
cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm
đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ ngơi và giải trí của họ tại các điểm du lịch

nhằm mục đích có lãi1.
1.2.Đặc điểm kinh doanh khách sạn

- Vị trí của khách sạn
Vị trí xây dựng và tổ chức kinh doanh khách sạn mang tính quyết
định quan trọng đến kinh doanh khách sạn. Vị trí khách sạn phải đảm bảo
tính thuận tiện cho khách hàng và công việc kinh doanh. Một vị trí thuận
lợi sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho khách sạn.
- Vốn đầu tư
Khách sạn là một tổ chức đa dạng về dịch vụ, thỏa mãn những nhu
cầu khác nhau của khách du lịch. Vì vậy, muốn khách sạn hoạt động đều
đặn thì cần phải có sự tập trung lớn về vốn đầu tư xây dựng, bảo tồn, nâng
cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị để phục vụ nhu cầu khách đến lưu
trú.
- Về đối tượng phục vụ
Đối tượng phục vụ của khách sạn là đa dạng, chủ yếu là khách du
lịch trong và ngồi nước. Q trình phục vụ khách cũng rất phức tạp, bao
gồm: chuẩn bị, tổ chức, sắp xếp và tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ để khách sử
dụng một cách thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng và để lại ấn tượng tốt trong
tâm trí của khách hàng. Tất cả nhu cầu của khách cần được đáp ứng kịp
thời, tổ chức
phục vụ nhiệt tình, chu đáo, mang lại niềm tin cho khách hàng.
- Về tính chất phục vụ
Do sản phẩm của khách sạn là “sản xuất và tiêu dùng ngay tại chỗ”
nên quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ đặc trưng là khách du lịch đến
với khách sạn và thỏa mãn nhu cầu của mình tại đó.
Thời gian cung cấp sản phẩm của khách sạn phụ thuộc vào thời gian
tiêu dùng của khách. Hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng
1


Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giới thiệu tổng quan về Kinh doanh khách sạn, Quản trị
Kinh doanh khách sạn, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.10.

16


diễn ra một cách liên tục, khơng có ngày nghỉ, giờ nghỉ. Khi nào có khách
hàng đến thì khách sạn phải đáp ứng đúng nhu cầu của khách. Hoạt động
của khách sạn diễn ra khơng đều đặn mà có tính thời vụ do nhu cầu của
khách.
Sản phẩm, dịch vụ của khách sạn bao gồm các hoạt động diễn ra
trong cả quá trình từ khi khách đến cho đến khi khách rời khỏi khách sạn.
- Nhân viên phục vụ
Khi nói đến khách sạn thì con người chính là nhân tố quan trọng. Trong
hoạt kinh doanh khách sạn không thể cơ giới hóa, tự động hóa việc phục vụ
khách ăn, uống, dọn dẹp phịng cho khách, khơng thể tự động hóa q trình
tiếp đón và đưa tiễn cũng như thanh tốn,… Tất cả các khâu phục vụ khách
hàng đòi hỏi con người phải trực tiếp làm. Nhân viên phục vụ trong khách sạn
phải có thái độ tích cực, ứng xử khéo léo và có trình độ chun mơn. Đây
là chìa khóa giúp khách sạn thành công và phát triển hơn.
- Về tổ chức quá trình kinh doanh khách sạn
Khách sạn là sự hỗn hợp của những loại hình kinh doanh khác nhau,
thể hiện những chức năng khác nhau về kiến thức, quan điểm. Tất cả cán
bộ quản lý và nhân viên khách sạn đều có cùng một mục tiêu chung là làm
cho khách sạn phát triển tốt. Do đó, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa
các bộ
phận. Các bộ phận này vừa có tính độc lập tương đối, vừa có quan hệ mật
thiết với nhau trong quá trình phục vụ theo nhu cầu của khách hàng. Vấn đề
quan trọng trong công tác tổ chức kinh doanh khách sạn là xác định trách
nhiệm rõ ràng của từng bộ phận và phải đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa

các bộ phận của khách sạn.
1.3.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh khách sạn

- Doanh thu:
Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tiêu thụ
được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Kết quả mà doanh nghiệp thu
được từ các hoạt động tiêu thụ đó thể hiện các lợi ích mà doanh nghiệp thu
được và nó góp phần làm tăng vốn chủ sở hữa của doanh nghiệp.
17


Như vậy, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã
thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn
chủ sở hữu. Doanh thu khách sạn là tổng số tiền thu được của du khách
trong kỳ nghiên cứu do hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ
bổ sung mang lại cho khách sạn. Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả quá
trình sản xuất, phục vụ và bán các sản phẩm du lịch nói chung và các dịch
vụ chính cùng với dịch vụ bổ sung trong khách sạn nhà hàng nói riêng.
Doanh thu trong khách sạn gồm 3 phần chính:
+ Doanh thu từ các dịch vụ lưu trú
+ Doanh thu từ các dịch vụ ăn uống
+ Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác
Trong kinh doanh du lịch, các khách sạn cung cấp những hàng hóa,
dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu dịch vụ bổ sung
khác cho du khách. Hiện nay, nguồn thu từ việc bán các sản phẩm dịch vụ,
hàng hóa trong khách sạn là nguồn thu chủ yếu của ngành du lịch Việt
Nam, chiếm gần 70% tổng doanh thu của toàn ngành.
Như vậy, số lượng, chất lượng của dịch vụ, hàng hóa bán trong khách
sạn có vai trị quan trọng đối với kinh doanh du lịch.

+ Dịch vụ lưu trú: Đây là dịch vụ chủ yếu của khách sạn chiếm 70%
doanh thu của khách sạn.
+ Dịch vụ ăn uống: Hầu hết các khách sạn có dịch vụ này. Tuy nhiên
dịch vụ này mang lại hiệu quả thấp, ít thu hút được khách bên ngồi vào ăn và
trung bình chỉ chiếm khoảng 15% doanh thu của khách sạn.
+ Các dịch vụ bổ sung khác: những năm gần đây đa số các khách sạn
đã quan tâm khai thác các dịch vụ này để tăng doanh thu và thỏa mãn các
nhu cầu của khách. Nhìn chung, trình độ kinh doanh của các dịch vụ này
còn ở mức thấp. Tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ bổ sung trong khách
sạn trung
bình chỉ khoảng 10% trong tổng doanh thu.
18


- Chi phí:
Chi phí là số tiền chi phí trong doanh nghiệp khách sạn, là biểu hiện
bằng tiền toàn bộ những hao phí lãnh đạo xã hội cần thiết phát sinh trong
quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Phân loại:
+ Căn cứ các nghiệp vụ kinh doanh: Chi phí của nghiệp vụ kinh
doanh ăn uống, chi phí của nghiệp vụ kinh doanh lưu trú, chi phí của
nghiệp vụ khác.
+ Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí: Chi phí tiền lương, chi phí
trả về cung cấp lao vụ cho các ngành kinh tế khác (chi phí điện, nước), chi phí
vật tư trong kinh doanh, hao phí về ngun liệu hàng hóa trong q trình
vận chuyển, bảo quản, chế biến, các chi phí khác.
+ Căn cứ tính chất biến động của chi phí: Chi phí bất biến (đầu tư
vào cơ sở vật chất - kỹ thuật) là những khoản chi phí khơng hoặc ít thay đổi
khi doanh thu thay đổi, chi phí khả biến là chi phí thay đổi khi doanh thu thay
đổi.

- Lợi nhuận:
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Là phần còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi quỹ lương cho
cán bộ công nhân viên.
Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận:
+ Giá cả thị trường
+ Tính thời vụ
+ Chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ
+ Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp
+ Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Các biện pháp nâng cao lợi nhuận:
+ Tiết kiệm tối đa các chi phí bất hợp lý
+ Chú trọng cơng tác đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ
chun mơn và nâng cao trình độ tổ chức của người lãnh đạo.
19


+ Có phương thức kinh doanh hợp lý
+ Hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ trong kinh doanh
du lịch.
+ Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm bằng cách tuyên truyền, quảng
cáo, giảm giá.
1.4.Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn

Thứ nhất, môi trường bên trong
- Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vai trị quan trọng nhất trong mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Nguồn nhân lực bao gồm:
+ Quản trị viên cấp cao: Gồm ban giám đốc và các trưởng phịng phó
ban. Đây là đội ngũ có ảnh hưởng quyết định đến kết quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.
+ Quản trị viên cấp trung gian: Đây là đội ngũ quản lý trực tiếp phân
xưởng sản xuất đòi hỏi phải có kinh nghiệm và khả năng hợp tác, ảnh
hưởng tới tốc độ sản xuất và chất lượng sản phẩm.
+ Đội ngũ quản trị viên cấp thấp và cán bộ công nhân viên trực tiếp
sản xuất sản phẩm. Đội ngũ công nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
sản
phẩm, do vậy cần tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt những cơng việc
được giao.
- Nguồn lực vật chất (Máy móc thiết bị và cơng nghệ)
Máy móc thiết bị và cơng nghệ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của
doanh nghiệp, nó là nhân tố quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, chất
lượng của sản phẩm và giá thành của sản phẩm. Một doanh nghiệp có hệ
thống trang thiết bị hiện đại thì sản phẩm của họ có chất lượng cao, giá
thành hạ. Như vậy, nhất định khả năng cạnh tranh sẽ tốt hơn.
- Nguồn lực tài chính

20


Khả năng tài chính của doanh nghiệp quyết định tới việc thực hiện
hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối
của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tham gia với quy mơ nhỏ thì phải chấp
nhận
bất lợi về chi phí, do đó rất khó để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp
hiện có. Ngược lại, doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có điều kiện để
đổi mới cơng nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ
giá thành. Như vậy, doanh nghiệp sẽ duy trì và nâng cao sức cạnh tranh,
củng cố vị trí của mình trên thị trường.

- Chiến lược của doanh nghiệp
Năng lực doanh nghiệp bị chi phối bởi chiến lược kinh doanh đúng hay
sai. Nếu có chiến lược đúng đắn thì năng lực của doanh nghiệp sẽ được
nâng cao. Chiến lược kinh doanh tổng quát, đề cập những vấn đề quan
trọng nhất và có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp như:
Phương thức kinh doanh, chủng loại hàng hóa dịch vụ được lựa chọn sản
xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ, các mục tiêu về tài chính và các chi tiêu
tăng trưởng…
- Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh
Do môi trường kinh doanh phải ở trạng thái ổn định, đòi hỏi các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải linh động thích ứng với thị
trường, nếu khơng doanh nghiệp dần lạc hậu và bị loại khỏi cuộc đua. Nhu
cầu luôn thay đổi, chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, các sản phẩm thay
thế liên tục xuất hiện với chất lượng, mẫu mã, công dụng cao hơn. Do vậy,
sự linh hoạt và biết điều hành trong quản lý sẽ giảm được chi phí quản lý trong
giá thành sản phẩm, qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của sản phẩm
và doanh nghiệp.
- Chi phí sản xuất kinh doanh
Bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D); các
chi phí điện, nước, chi phí nguyên liệu, chi phí vận tải, thuê mặt bằng kinh
doanh,…là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. R&D là chi phí quan trọng trong nền kinh tế hiện đại bởi
các doanh nghiệp muốn tồn tại, có sức cạnh tranh thì cần phải biết đổi mới
21


×