Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÀI tập lớn môn TRIẾT học mác LÊNIN đề tài học thuyết hình thái kinh tế xã hội và sự vận dụng của đảng ta ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.44 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và sự vận dụng của

Đảng ta ở Việt Nam hiện nay.

Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Linh Chi
Mã sinh viên: 11221101
Lớp học phần: LLNL1105_20
Lớp: 64B. Kinh doanh thương mại


MỤC LỤC

Lời nói đầu.........................................................................................
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội..................................................
Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội................
Biện chứng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.............................
Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.......
Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử, tự
nhiên......................................................................................................

Quá trình vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội ở Đảng ta
hiện nay..........................................................................................
Kết luận..........................................................................................
Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................

2



LỜI NĨI ĐẦU

Chủ nghĩa Mác có 3 phát kiến lớn. Phát kiến lớn đầu tiên, trong triết học, là tìm
ra được chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự tiến hóa
của xã hội lồi người bằng sự phát triển của trình độ sản xuất. Mác và Ăng-ghen
đã tìm ra được những quy luật cơ bản nhất, phổ biến nhất chi phối sự vận động
phát triển của xã hội lồi người. Đó là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng phải phù hợp
với cơ sở hạ tầng. Chính sự vận động nội tại của những quy luật đó mà làm cho
các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau từ thấp đến cao.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy
vật lịch sử, vạch ra những quy luật cơ bản của sự vận động phát triển xã hội. Xã
hội là hình thức vận động cao nhất của vật chất, bộ phận đặc thù của tự nhiên,
lấy mối quan hệ giữa con người với con người làm nền tảng. Xã hội có q trình
vận động tự thân có tính lịch sử với những quy luật đặc thù. Để tồn tại và phát
triển, con người phải không ngừng tiến hành các hoạt động sản xuất xã hội. Đó
cũng chính là nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế - xã hội.
Đề tài: “Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và sự vận dụng của Đảng ta ở Việt
Nam hiện nay” là một đề tài hay, khá là phức tạp và đồ sộ tuy nhiên nó nêu lên
được đường lối phát triển mà Đảng ta hướng tới. Đây cũng chính là lí do em
chọn đề tài này. Do trình độ của em cịn thấp và cũng là lần đầu tiên làm tiểu
luận cho nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng
góp của thầy !

3


I/ Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
Là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã

hội( không phải đề cập đến tất cả các vấn đề, chỉ đề cập đến những yếu tố cơ
bản và mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản đó, sự tác động qua lại giữa chúng
tạo nên các quy luật chung nhất, phổ biến nhất chi phối sự vận động, phát triển
của xã hội. Nghiên cứu xã hội giống như 1 cơ thể sống. Để tạo nên cơ thể
sống đó thì bắt nguồn từ sản xuất vật chất, hình thành nên 2 mối quan hệ cơ
bản là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trên cơ sở đó hình thành nên
cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nghiên cứu những yếu tố cơ bản thấy
được sự vận động nội tại của những quy luật đó mà Mác phát hiện ra rằng sự
phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là một q trình lịch sử tự nhiên – nó
có q trình vận động, biến đổi, phát triển tuân theo quy luật khách quan.
1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
a) Các khái niệm
Mác nghiên cứu xã hội đi từ sản xuất vật chất, con người hiện thực, khác với
các nhà duy tâm – xuất phát từ yếu tố tinh thần.
Sản xuất là hoạt động có mục đích và khơng ngừng sáng tạo ra các giá trị vật
chất và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

Sản xuất xã hội, tức là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực, bao gồm
ba phương diện không tách rời nhau là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và
sản xuất ra bản thân con người. Mỗi phương diện có vị trí, vai trị khác nhau,
trong đó sản xuất vật chất giữ vai trị là cơ sơ của sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người, và xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động, phát triển
của đời sống xã hội.
Sản xuất vật chất là q trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao
động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất
của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và
phát triển của con người.
b) Vai trò của sản xuất vật chất
Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của lồi người vì con
người muốn tồn tại được, chưa nói đến phát triển, phải thỏa mãn nhu cầu vật

chất, cho nên Mác đã nói một câu rất đơn giản: “Tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn
tại của con người , và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là : người ta phải có
khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử”. Sản xuất vật chất đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của con người(ăn, mặc, ở,..) giúp con người duy trì sự sống.
4


Sản xuất vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người. Hoạt động
lịch sử nguyên thủy nhất của con người là hoạt động lao động sản xuất vật chất.
Từ đó con người tạo ra lịch sử của mình. Hoạt động sản xuất vật chất là cơ sơ
hình thành nên quan hệ kinh tế - vật chất( quan hệ sản xuất) giữa người với
người, từ đó hình thành nên các quan hệ xã hội khác - quan hệ giữa người với
người về chính trị, pháp luật, đạo đức,tôn giáo...
Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người, qua lao
động mà hình thành nên ngơn ngữ, tư duy, tình cảm, đạo đức,…
Sản xuất vật chất là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội vì nhu cầu của
con người luôn thay đổi, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng lên đó thì người
ta cần phải cải tiến công cụ lao động, cách mạng công cụ lao động. Khi đó con
người đồng thời cách mạng trình độ lao động làm cho xã hội rộng ra, làm cho
xã hội thay đổi, phát triển.
Kết luận: Sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng của đời sống lồi người. Do
đó muốn lí giải các hiện tượng xã hội thì cần tìm ngun nhân sâu xa của nó
trong chính nền sản xuất vật chất của xã hội.
2. Biện chứng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Bất kì một quá trình sản xuất vật chất nào, dù là lạc hậu hay hiện đại, đều có
hai mối quan hệ song trùng: mối liên hệ giữa con người với tự nhiên(lực lượng
sản xuất) và mối liên hệ giữa con người với con người(quan hệ sản xuất) trong
quá trình sản xuất vật chất.
Phương thức sản xuất: là cách thức con người tiến hành quá trình sản
xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.

*

Phương thức sản xuất đầu tiên là phương thức sản xuất nguyên thủy, thứ hai là
chiếm hữu nô lệ, thứ ba là phong kiến, thứ tư là tư bản chủ nghĩa, và phương
thức sản xuất thứ năm mà loài người đã, đang và sẽ tiến tới là xã hội chủ nghĩa.
Vì sao các phương thức sản xuất thay thế cho nhau từ thấp đến cao như vậy? Là
do sự vận động nội tại của quy luật: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
a. Các khái niệm
Phương thức sản xuất: là sự thống nhất của lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là hình
thức. Sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất là do sự tác động qua
lại giữa hai yếu tố này.
*

5


Lực lượng sản xuất: biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong
quá trình sản xuất vật chất.
*

- Cấu trúc:

Lực lượng sản xuất

Tư liệu sản xuất

Người lao động


Nhu cầu, lợi ích: Động lực
thúc đẩy q trình lao động
Sức lao động: thể lực, trí
lực, tâm lực
Kĩ năng lao động: phù
hợp với ngành nghề cụ thể

Quan hệ sản xuất: biểu thị mối quan hệ giữa con người với con người trong
quá trình sản xuất vật chất. Đây là quan hệ về mặt lợi ích vật chất giữa con
người với con người nên mang tính khách quan, trở thành nền tảng của đời sống
xã hội.
*

-

Cấu trúc:
Quan hệ sản xuất

Quan hệ sở hữu với
tư liệu sản xuất
Xác định ai là
người chiếm hữu
những tư liệu sản
xuất chủ yếu

Quan hệ trong tổ
chức quản lí sản
xuất

-


Là quan hệ xuất
phát, trung tâm
quyết định các
quan hệ khác.
-

Cách thức phân
công lao động,
tổ chức sản xuất

-

Tác động trực tiếp
đến q trình, quy
mơ, chất lượng và
hiệu quả sản xuất.

-

6

Quan hệ trong
phân phối sản
phẩm lao động
Phụ thuộc vào
quan hệ sở hữu
tư liệu sản xuất

-


Tác động trực
tiếp đến lợi ích
người lao động

-


b. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất
Vị trí : Đó là quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển của lịch sử xã
hội.
-

Nội dung: lực lượng xã hội và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương
thức sản xuất có tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó lực lượng sản xuất
quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động trở lại to lớn lực
lượng sản xuất.
-

* Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
Con người là chủ thể sáng tạo trong quá trình sản xuất. Công cụ lao động là
yếu tố động cách mạng => lực lượng sản xuất không ngừng biến đổi , quy định
kiểu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của nó.
-

Do u cầu phát triển khách quan của sản xuất vật chất, lực lượng sản xuất
luôn luôn vận động là phát triển lên trình độ cao hơn, bắt buộc quan hệ sản xuất
cũng phải biến đổi phù hợp, tạo động lực cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát
triển.

-

Song lực lượng sản xuất thường phát triển nhanh hơn còn quan hệ sản xuất
thường chậm thay đổi hơn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình
độ nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có làm xuất hiện
yêu cầu phải xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời so với trình độ của nó, thay thế
bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp.
-

*

Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất

Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội mà lực lượng sản xuất dựa vào đó để phát
triển: Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức sản xuất và phân phối sản
phẩm lao động, trực tiếp ảnh hưởng tới thái độ của người lao động, tới năng suất,
chất lượng, hiệu quả của q trình sản xuất và cải tiến cơng cụ lao động.
-

Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất theo hai hướng:
thúc đẩy khi phù hợp hoặc kìm hãm khi khơng phù hợp. Sự kìm hãm có thể do
quan hệ sản xuất lạc hậu hơn hoặc có những yếu tố vượt trước trình độ của lực
lượng sản xuất hiện có.
-



Trạng thái phù hợp: sử dụng và kết hợp tối ưu người lao động và tư liệu
sản xuất, tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo và hưởng thụ xứng
đáng thành quả lao động.


7




Trạng thái không phù hợp: sự không phù hợp giữa người lao động và tư
liệu sản xuất, người lao động khơng được tạo điều kiện lao động, sáng
tạo, bị bóc lột, chiếm đoạt thành quả lao động.

* Ý nghĩa trong đời sống xã hội
Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo thành mâu thuẫn biện
chứng của phương thức sản xuất, là nguyên nhân cho sự phát triển của phương
thức sản xuất và của toàn xã hội.
3.

Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã
hội a. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã
hội





Cơ sở hạ tầng
- Là toàn bộ quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.
- Kết cấu: gồm ba loại quan hệ xã hội: quan hệ sản xuất thống trị của xã hội
đương thời( đặc trưng cho cơ sở hạ tầng của xã hội), quan hệ sản xuất tàn
dư của xã hội cũ và quan hệ xã hội mầm mống của xã hội tương lai.
- Tính chất, đặc trưng của cơ sở hạ tầng do quan hệ sản xuất thống trị quy

định.
Kiến trúc thượng tầng:
- Là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội
tương ứng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
- Kết cấu: gồm hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội(chính trị, pháp
quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,…) và các thiết chế xã hội
tương ứng(nhà nước, đảng phái, giáo hội, các tổ chức xã hội khác)
- Đặc điểm: - Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm và
quy luật phát triển riêng
- Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính
giai cấp. Nhà nước là bộ phận quan trọng nhất trong kiến trúc thượng
tầng.

=> Khái niệm cơ sở hạ tầng phản ánh lĩnh vực kinh tế của xã hội, khái niệm
kiến trúc thượng tầng phản ánh lĩnh vực chính trị, tư tưởng của đời sống xã hội.
Hai lĩnh vực này có mối quan hệ biện chứng với nhau.
b. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng của xã hội
Vị trí: Đây là một quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển của lịch sử
xã hội.
-

Nội dung: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt phương diện của
đời sống xã hội: Kinh tế và Chính trị. Chúng có tác động biện chứng với nhau,
8
-


trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng
tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng.

*Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
-

Mỗi cơ sở hạ tầng đều hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng

Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng sẽ thay đổi theo.
Nguyên nhân sâu xa của sự thay đổi cơ sở hạ tầng là sự phát triển không
ngừng của lực lượng sản xuất.
-

* Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
Kiến trúc thượng tầng đấu tranh chống lại cơ sở hạ tầng cũ, củng cố, bảo vệ,
duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó với vai trị đặc biệt của nhà nước
– bộ máy bạo lực tập trung của giai cấp thống trị.
-

Quá trình biến đổi của kiến trúc thượng tầng tác động tới cơ sở hạ tầng theo hai
hướng: Thúc đẩy sự phát triển khi phù hợp và kìm hãm khi không phù hợp.
-

Kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng quyết định nhưng kiến trúc thượng
tầng mới vẫn kế thừa các yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ. Do đó, khi cơ sở
hạ tầng thay đổi, có những bộ phận trong kiến trúc thượng tầng mới không mất
đi ngay.
-

Ý nghĩa: là cơ sở khoa học để nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan
hệ giữa kinh tế và chính trị, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.
*


Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch
sử, tự nhiên
4.

a.

Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội

Khái niệm: Hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy
vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu
quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định
của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng
trên quan hệ sản xuất hiện có.
-

Cấu trúc: gồm ba yếu tố cơ bản, phổ biến: Lực lượng sản xuất, Quan hệ sản
xuất và Kiến trúc thượng tầng.
-

b.

Quá trình lịch sử - tự nhiên của xã hội lồi người

Luận điểm của C. Mác “ Tơi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
*

9


*


Tính chất lịch sử tự nhiên trong q trình phát triển của xã hội lồi

người
Sự thay thế của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình từ thấp đến cao
tựa như lịch sử tiến hóa của giới sinh vật trong tự nhiên do sự tác động của
những nguyên nhân, quy luật khách quan và nhân tố chủ quan.
-

Xã hội loài người về cơ bản trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản
nguyên thủy - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến – Tư bản chủ nghĩa – Cộng
sản chủ nghĩa.
-

*
-

Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội diễn ra do sự tác động của:

Nguyên nhân khách quan: sự phát triển của lực lượng sản xuất

Những quy luật khách quan: mối quan hệ lực lượng sản xuất – quan hệ
sản xuất; mối quan hệ cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng
-

Nhân tố chủ quan: vai trò của nhân tố con người – quá trình nhận thức và cải
tạo xã hội của con người (vai trò của cá nhân và quần chúng nhân dân trong
lịch sử)
-


=> Quá trình phát triển chung, có tính phổ qt của lịch sử nhân loại.
*

Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử tự

nhiên
Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội còn bao hàm cả sự bỏ qua
trong những điều kiện lịch sử nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế xã hội nào đó để chuyển lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.
-

-

Điều kiện: - Hình thái kinh tế xã hội cao hơn đã tồn tại
-

Phải kế thừa được tính ưu việt của các hình thái kinh tế xã hội bị

bỏ qua
=> Mỗi quốc gia, dân tộc có quyền lựa chọn con đường, phong cách phát
triển riêng dựa trên các quy luật khách quan.
c. Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa Cách mạng
*

Đem lại một cuộc cách mạng trong quan niệm về lịch sử xã hội:

Đây là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử xã
hội, trở thành hòn đá tảng của khoa học xã hội, cơ sở phương pháp luận khoa
học và cách mạng cho sự phân tích lịch sử xã hội.
-


10


Giải quyết một cách khoa học về vấn đề phân loại các chế độ xã hội và phân
kỳ lịch sử, thay thế các quan niệm duy tâm, siêu hình trước đó đã thống trị trong
khoa học xã hội.
-

Chỉ ra động lực phát triển của lịch sử xã hội do hoạt động thực tiễn của con
người, trước hết là thực tiễn sản xuất vật chất dưới sự tác động của các quy luật
khách quan.
-

* Là phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội.
Muốn nhận thức và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải nhận thức và
tác động cả ba yếu tố cơ bản : Lực lượng sản xuất, Quan hệ sản xuất (Cơ sở hạ
tầng) và Kiến trúc thượng tầng.
-

Là cơ sở khoa học quán triệt quan điểm của Đảng ta về con đường
phát triển của nước ta
*

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu,
kế thừa những thành tựu của nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản
xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
-

Là cơ sở khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận: thuyết “sự kết thúc

của lịch sử” và thuyết “sự xung đột giữa các nền văn minh”.
*

II/ Quá trình vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội ở
Đảng ta hiện nay
Vấn đề lựa chọn con đường phát triển của dân tộc Việt Nam từ khi
Đảng ra đời
1.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thơng qua tại Hội nghị
thành lập Đảng ngày 3/2/1930, trong đó đã xác định được phương hướng đi lên
của Cách mạng Việt Nam: làm tư sản dân quyền Cách mạng và thổ địa Cách
mạng để tiến tới xã hội cộng sản. Nhờ có con đường này, nhờ có giai cấp cơng
nhân, nhờ có Đảng mà chúng ta đã giải phóng được dân tộc. Dân tộc Việt Nam
cũng đã từng giao phó sứ mạng của mình cho rất nhiều giai cấp, tầng lớp, lực
lượng xã hội khác, áp dụng những học thuyết khác nhưng chính những học
thuyết ấy, những lực lượng ấy, những giai cấp ấy đã khơng thể hồn thành được
sư mệnh lịch sử của mình.
*

Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng
ta khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau.
*

11


*

Lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ


nghĩa
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức quá độ gián tiếp, quá độ
bỏ qua nên có những thuận lợi và khó khăn chồng chất. Hơn nữa chúng ta trải
qua hai cuộc chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh.
-

Việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên xã hội chủ nghĩa khơng chỉ là bỏ
qua xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và kiến trúc
thượng tầng tư bản chủ nghĩa, mà còn là bỏ qua việc tước đoạt ruộng đất của
nông dân, cũng như việc tước đoạt tư liệu sản xuất của người lao động, đẩy
những người lao động trở thành người làm th. Sau khi giành được chính
quyền, giai cấp cơng nhân và những người lao động trở thành những người chủ
của xã hội mới, thực hiện xã hội hóa tư liệu sản xuất, từng bước xây dựng và
đưa quan hệ sản xuất mới ngày càng chiếm vị trí chi phối trong nền sản xuất xã
hội. Do vây, bo qua chê đô tư bản chủ nghĩa cung con la viêc bo qua tao dưng
giai câp thưc hiên sư thông tri, boc lôt giai câp công nhân va nhưng ngươi lao
đông trong tư bản chủ nghĩa. Song, trong thơi ky qua đô cung vơi xây dưng giai
câp công nhân la viêc hinh thanh tâng lơp doanh nhân, cung vơi nhưng ngươi
lao đông cung lam chu xa hôi, cung xây dưng xa hôi mơi.
-

*

Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Xây dựng cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng
tầng phù hợp. Đến giữa thế kỉ 21, cần phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
-


2. Vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường: là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh
tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một
cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
*

Quan điểm của Đảng ta về việc phát triển kinh tế thị trường: với nhiều
hình thức sở hữu, với nhiều hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân
phối, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, kinh tế tập thể phải không
ngừng được củng cố, phát triển, đặc biệt xác định kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng của nền kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được khuyến
khích phát triển. Về phân phối phải công bằng, tạo động lực cho sự phát triển,
thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó lấy phân phối theo lao động,
hiệu quả kinh tế làm cơ bản.
*

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3.

12


Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa được Đảng ta xác định là con đường có thể
rút ngắn được thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy
vọt, phát huy lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt được trình độ
cơng nghiệp tiên tiến.
-


Khoa học và cơng nghệ phải giữ vai trị then chốt trong sự phát triển của lực
lượng sản xuất hiện đại; bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
-

4. Thành tựu đạt được
*

Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh

Trong suốt 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã đạt
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4%. Trong các giai đoạn tiếp theo, tỷ
lệ này được cải thiện đáng kể: giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%
năm; giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP tăng 7%; giai đoạn 2001- 2010
GDP tăng bình quân 7,26%; giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng GDP giảm
nhẹ còn 6% năm, giai đoạn 2016-2019 mức tăng GDP đạt 6,8%, năm 2020 do
ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, mức tăng GDP chỉ đạt 2,91% năm
nhưng vẫn nằm trong số ít các quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới.
Quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể, năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt
Nam đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD.
-

*

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa.
Cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân;
trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí

thứ 19 trong số các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2019.
-

Ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho
quốc gia mà còn xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông sản giá trị cao. Trong 10
năm (2009- 2019) tốc độ tăng trưởng GDP tồn ngành nơng nghiệp đạt trung
bình đạt trung bình 2,61% năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 3,64%, đóng
góp đáng kể vào tăng trưởng GDP của cả nước.
-

-

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản liên tục tăng.

Ngành dịch vụ có những bước phát triển vượt bậc, chất lượng và khả năng
cạnh tranh ngày càng cao.
-

Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về
hình thức, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.
*

13


Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế của đất nước đã được Lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao.
*

KẾT LUẬN:

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một học thuyết khoa học. Trong
điều kiện hiện nay nó vẫn cịn giữ ngun giá trị.
Lí luận hình thái kinh tế xã hội đã chỉ ra động lực phát triển của lịch sử xã
hội loài người là do hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là sản xuất
vật chất. Trước hết, nghiên cứu xã hội là nghiên cứu sản xuất vật chất dưới sự
tác động của những quy luật khách quan: quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng phải phù
hợp với cơ sở hạ tầng.
Lí luận hình thái kinh tế xã hội đã chỉ ra việc nghiên cứu xã hội một cách khoa
học và thấy được rằng sự đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan.
Trên cơ sở đó mà chúng ta tin tưởng vào con đường của Đảng và Bác đã lựa
chọn: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình triết học Mác Lênin.

2.

Video giảng dạy của thầy Hùng Lê.

3.

Bài giảng trên LMS của thầy Nguyễn Văn Thuân.


4.

Nhiều nguồn trên internet.

15



×