Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Chính sách hướng Đông của Ấn Độ đối với Việt Nam từ đầu thập niên 90 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 125 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHĨA 2010 – 2014

CHÍNH SÁCH HƢỚNG ĐƠNG
CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẬP NIÊN 90 ĐẾN NAY
Chuyên ngành

: SƢ PHẠM LỊCH SỬ

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. NGUYỄN PHƢƠNG LAN
Sinh viên thực hiện

: ĐÀM THỊ NHUNG

MSSV

: 1056020013

Lớp

: D10LS01

Bình Dƣơng, 5/2014


LỜI CAM ĐOAN


Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của Ts. Nguyễn Phương Lan. Các số liệu và trích dẫn trong khóa
luận là trung thực. Mọi ý kiến và những tham khảo khác khơng phải của
người viết được chú thích và ghi rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham
khảo của khóa luận.

Sinh viên

Đàm Thị Nhung


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi
xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới:
Tiến sĩ Nguyễn Phương Lan, khoa Lịch sử, trường Đại học Thủ Dầu
Một đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm đề tài.
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Ban lãnh đạo khoa và quý thầy cô
trong khoa Lịch sử trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn quý Thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một,
Thư viện tỉnh Bình Dương, Thư viện khoa học tổng hợp TP.HCM. Đồng
cảm ơn Thông tấn xã Việt Nam - cơ quan đại diện tại TP.HCM đã tạo điều
kiện cung cấp những tư liệu quý báu, bổ ích giúp tơi hồn thành tốt khóa
luận này.
Cuối cùng, tơi xin cảm tạ sự giúp đỡ động viên lớn lao của gia đình,
bạn bè, người thân, q thầy cơ trên qng đường học tập và hồn thành
khóa luận.
Bình Dương, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Đàm Thị Nhung


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Bình Dương, Ngày…..tháng.….năm 2014
Giảng viên hƣớng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Bình Dương, Ngày…..tháng.….năm 2014
Giảng viên phản biện


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA GVHD
NHẬN XÉT CỦA GVPB
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................5

4. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................7
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................7
7. Nguồn tài liệu ........................................................................................7
8. Bố cục đề tài ...........................................................................................8
NỘI DUNG .......................................................................................................9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH VAI TRỊ
CỦA VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH HƢỚNG ĐÔNG .....................9
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ .......................................................................9
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ .12
1.3. Vai trị Việt Nam trong Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ ..................21
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HƢỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI
VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẬP NIÊN 90 ĐẾN NAY .....................................26


2.1. Nội dung Chính sách hƣớng Đơng của Ấn Độ đối với Việt Nam trên
các lĩnh vực .................................................................................................26
2.1.1. Về kinh tế ...................................................................................26
2.1.2. Về khoa học kỹ thuật...................................................................40
2.1.3. Về chính trị - ngoại giao ..............................................................44
2.1.4. Về an ninh – quân sự ...................................................................46
2.1.5. Về văn hóa – giáo dục .................................................................56
2.2. Hệ quả của Chính sách hƣớng Đơng Ấn Độ thực thi với Việt Nam ..61
2.2.1. Thành tựu .....................................................................................61
2.2.2. Hạn chế ........................................................................................69
CHƢƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HƢỚNG ĐƠNG CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI
VỚI MỐI QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM VÀ TRIỂN VỌNG CỦA

NÓ ....................................................................................................................73
3.1. Tác động...................................................................................................73
3.1.1. Tác động đối với Ấn Độ ..............................................................73
3.1.2. Tác động đối với Việt Nam .........................................................76
3.1.3. Tác động đối với quan hệ Ấn Độ - Việt Nam .............................78
3.1.4. Tác động đối với khu vực Đông Nam Á .....................................81
3.1. 5. Tác động đối với thế giới ............................................................82
3.2. Triển vọng ................................................................................................82
KẾT LUẬN .....................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................91
PHỤ LỤC ........................................................................................................96


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, có vị trí địa chiến lược quan trọng
đối với khu vực và thế giới. Nằm ở vị trí trung tâm của miền Nam châu Á, ba
mặt đều giáp Ấn Độ Dương, lại án ngữ trên con đường huyết mạch từ Thái
Bình Dương sang Đại Tây Dương. Nơi đây đã từng là một trong những nền
văn minh lớn và cổ xưa nhất của loài người. Với những lợi thế về vị trí địa lý
và các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khác, Ấn Độ hội tụ nhiều tiềm
năng to lớn để phát triển. Đặc biệt, từ sau ngày giành độc lập (1947) đến nay,
Ấn Độ vươn lên mạnh mẽ, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, vai trò và vị thế
trên trường quốc tế được nâng cao. Vì thế, Ấn Độ được nhiều nhà nghiên
cứu đánh giá là “cường quốc đang lên”.
Trong bối cảnh hậu chiến tranh lạnh, tình hình thế giới và khu vực có
nhiều chuyển biến hết sức nhanh chóng và phức tạp, trước những địi hỏi
mới của mơi trường quốc tế và trong nước, Ấn Độ đã tiến hành điều chỉnh
chính sách đối ngoại - thực hiện ngoại giao toàn diện “liên kết với phương
Tây và hướng về phương Đông”. Kết quả của sự điều chỉnh đó là sự ra đời

Chính sách hướng Đông vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX với trọng tâm
ban đầu là khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam là một nước Đông Nam Á, thành viên của ASEAN, có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - chính trị và an ninh. Sau gần
30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã và
đang giành được những thành tựu to lớn, khẳng định được uy tín trong cộng
đồng quốc tế. Trong lịch sử, Việt Nam và Ấn Độ từng có mối quan hệ truyền
thống hữu nghị lâu đời trên nhiều phương diện. Ấn Độ luôn coi trọng “vị thế
then chốt” của Việt Nam trong Chính sách hướng Đông. Điều này được thể
hiện rất rõ trong các phát biểu hay tuyên bố chung của những cuộc tiếp xúc
1


cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ Pranab
Mukherjee đã nói: Việt Nam là đối tác chủ chốt của Ấn Độ trong ASEAN và
trong Chính sách “hướng Đông”. Ngài E. Ahamed, Quốc vụ khanh Ấn Độ
cũng khẳng định: “Ấn Độ luôn coi trọng và giành ưu tiên cao trong việc phát
triển mối quan hệ với Việt Nam và coi Việt Nam là trụ cột trong Chính sách
hướng Đơng của mình”. Từ nhận thức đó, Ấn Độ khơng ngừng thúc đẩy
mạnh mẽ Chính sách hướng Đơng và gia tăng hợp tác đối với Việt Nam.
Về phía Việt Nam, chủ trương nhất quán trong đường lối đối ngoại
của Đảng, Nhà nước ta đó là: “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trọng cộng đồng quốc tế”. Vì thế, Việt Nam ln coi trọng và mong
muốn phát triển hơn nữa quan hệ với Ấn Độ. Việt Nam rất ủng hộ Chính
sách hướng Đơng và sẵn sàng là cầu nối giữa Ấn Độ với các nước trong khu
vực ASEAN để cùng phấn đấu cho hòa bình, thịnh vượng tại khu vực.
Những trình bày trên đây cho thấy việc nghiên cứu, tìm hiểu “Chính
sách hướng Đơng của Ấn Độ đối với Việt Nam từ đầu thập niên 90 đến
nay" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Nó khơng chỉ làm rõ nội
dung Chính sách hướng Đông của Ấn Độ đối với Việt Nam, vị trí của Việt

Nam trong tổng thể chính sách đó mà cịn góp phần luận chứng cơ sở khoa
học, cơ sở thực tiễn cho các đối sách trong chính sách đối ngoại của Việt
Nam với Ấn Độ, cũng như thực trạng của Chính sách hướng Đơng hiện nay
và triển vọng trong thời gian tới. Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn vấn đề
trên làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chính sách hướng Đơng tính đến nay đã hình thành và phát triển hơn
hai thập niên. Chính sách này ra đời đã mở ra một bước ngoặt mới trong
quan hệ Ấn Độ - Việt Nam, lôi cuốn sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học

2


giả trong và ngồi nước. Có thể kể đến các cơng trình trực tiếp liên quan đến
đề tài như:
- Bài viết India Look East (Ấn Độ hướng Đông) năm 2000 của Trung
tâm nghiên cứu chiến lược và Quốc tế Mĩ bàn về chiến lược hướng Đông của
Ấn Độ sau khi Ấn Độ tiến hành các vụ thử hạt nhân vào năm 1998. Bài viết
tập trung phân tích 3 mục tiêu của chính sách này. Đó là: sự cạnh tranh chiến
lược với Trung Quốc, quá trình hướng tới Nhật Bản và đặc biệt là hướng tới
khu vực Đông Nam Á.
- Prakash Nanda, Rediscovering Asia: Evolution of India’s Look East
Plicy (Khám phá lại châu Á: Sự tiến triển của Chính sách hướng Đơng của
Ấn Độ). Đây được xem là cơng trình nghiên cứu tương đối cụ thể về Chính
sách hướng Đơng với những vấn đề cụ thể như: thuật ngữ “phía Đơng”,
phạm vi hướng Đông, các nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của Chính sách
hướng Đơng.
Xung quanh vấn đề Chính sách hướng Đơng, ngồi những nghiên cứu
liên quan trực tiếp đến đề tài cịn có các cơng trình, bài viết khác. Đó là:
- Nguyễn Trường Sơn (2005), Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ và

tác động đến quan hệ Ấn Độ - ASEAN (Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế).
Công trình nghiên cứu về các vấn đề của Chính sách hướng Đơng như:
ngun nhân hình thành, mục tiêu, các giai đoạn phát triển, phạm vi triển
khai Chính sách hướng Đơng và mối quan hệ giữa Ấn Độ - ASEAN trên các
lĩnh vực. Trong đó, tác giả có đề cập đến vai trị cầu nối của Việt Nam trong
chính sách Hướng Đông. Tuy nhiên, mới chỉ dừng ở mức độ khái quát.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ Ấn Độ và Đông Nam Á:
cam kết và mở rộng” do trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh tổ chức cùng với Viện nghiên cứu châu Á Maulana Abul
3


Kalam Azad (Ấn Độ) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 15 - 16/05/2009.
Một số bài tham luận trong hội thảo đã đề cập đến Chính sách hướng Đơng,
quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. Dù vậy, đó mới chỉ là những bài viết ngắn, mang
tính chất tổng quan, mỗi bài viết chỉ mới đề cập đến một vài khía cạnh của
vấn đề, chưa phải là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ.
- Võ Xuân Vinh (2011), ASEAN trong Chính sách hướng Đơng của
Ấn Độ. Cơng trình phân tích vị trí của ASEAN trong Chính sách hướng
Đơng của Ấn Độ, trong đó Việt Nam giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
- Trần Thị Thu (2012), Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ và tác
động của nó đến an ninh khu vực Đông Nam Á (1991 – 2010) (Luận văn
Thạc sĩ Lịch sử) - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Cơng trình
tập trung nghiên cứu về Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ và đánh giá tác
động của chính sách này đến tình hình an ninh khu vực Đông Nam Á trong
giai đoạn từ 1991 - 2010. Đối với vấn đề quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong
bối cảnh của Chính sách hướng Đơng, tác giả có đề cập nhưng cịn mờ nhạt
và chủ yếu trên lĩnh vực an ninh.
- Châu Thanh Phương (2014), Qúa trình cạnh tranh giữa Trung Quốc
và Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á (1991 - 2012) (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình nghiên cứu q

trình cạnh tranh Trung - Ấn ở khu vực Đông Nam Á và cả ở Việt Nam. Tác
động của nó đến tình hình khu vực. Ở phần đầu luận văn, tác giả cũng dành
một phần để nói về Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ, nhưng những
nghiên cứu về chính sách này đối với Việt Nam ra sao thì chưa được đề cập.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu trên đây đã giúp cho tác giả
có một cơ sở kiến thức chung, nền tảng và từ đó định hướng, tiếp cận, đi sâu
nghiên cứu vấn đề. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà hầu hết các công

4


trình mới chỉ đề cập đến Chính sách hướng Đơng ở khía cạnh này hay khía
cạnh khác, thời điểm này hay thời điểm khác mà chưa đi sâu vào nghiên cứu
nội dung của chính sách ấy đối với Việt Nam trên từng lĩnh vực một cách
tồn diện và có hệ thống.
Từ nhận thức đó, tác giả đã cố gắng tiếp thu và kế thừa có chọn lọc
những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, đồng thời nỗ lực
tìm tịi và hệ thống hóa những nội dung tiếp cận được nhằm làm sáng tỏ vấn
đề nghiên cứu. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá q trình thực thi Chính
sách hướng Đơng của Ấn Độ ở Việt Nam và vai trị của Việt Nam trong
chính sách này. Qua đó, bước đầu đánh giá những thành tựu và triển vọng
của Chính sách hướng Đơng trong thời gian tới. Rút ra các tác động của việc
triển khai chính sách này đến quan hệ Ấn - Việt, khu vực và quốc tế.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do những hạn chế khách quan và chủ
quan, nguồn tư liệu được khai thác và sử dụng trong đề tài chủ yếu từ phía
Việt Nam, tác giả vẫn chưa tiếp cận được nhiều tài liệu của các học giả nước
ngồi nên khơng tránh khỏi thiếu sót.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ

đối với Việt Nam trên từng lĩnh vực và Việt Nam trong việc tiếp nhận chính
sách đó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Chủ đề khóa luận là Chính sách hướng Đông của
Ấn Độ đối với Việt Nam từ đầu thập niên 90 đến nay. Sở dĩ lấy thập niên 90
làm xuất phát điểm để nghiên cứu vì đây là khoảng thời gian đất nước Ấn
5


Độ bắt đầu tiến hành cơng cuộc cải cách tồn diện nhằm đưa đất nước thốt
khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng và cũng là để thích ứng với tình hình mới
của thế giới thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Trong bối cảnh đó, Chính sách
hướng Đơng đã ra đời và được xem như “con bài chiến lược trong chính
sách ngoại giao Ấn Độ” với phạm vi khá rộng lớn, trọng tâm ban đầu của
chính sách là khu vực Đơng Nam Á, trong đó Việt Nam được xác định là
một mắt xích quan trọng.
- Phạm vi khơng gian: Đề tài tập trung vào khơng gian nghiên cứu
chính là Ấn Độ và Việt Nam; Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ đối với
Việt Nam trên các lĩnh vực; Việt Nam trong q trình tiếp nhận chính sách
này.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ, chúng tơi
mong muốn hiểu rõ hơn về Chính sách hướng Đông (sự ra đời, mục tiêu, nội
dung, phạm vi…) và vai trị của Việt Nam trong tổng thể chính sách đó,
cùng những tác động của chính sách này đến Ấn Độ, Việt Nam, quan hệ Ấn
- Việt và khu vực Đông Nam Á; những thành tựu đạt được, những mặt cịn
hạn chế. Từ đó, chúng tơi đưa ra một số dự báo về triển vọng của việc thực
thi Chính sách hướng Đơng ở Việt Nam, góp phần định hướng những giải
pháp cho việc thúc đẩy hơn nữa hiệu quả thực thi chính sách này ở Việt Nam
trong tương lai.


6


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận chung, đề tài dựa trên quan điểm chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh để
nhìn nhận, xem xét vấn đề.
- Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, đề tài sử dụng phương pháp
nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và logic. Các phương pháp khác
cũng được vận dụng vào quá trình nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu
quan hệ quốc tế, phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh, liên
ngành.
6. Đóng góp của đề tài
Khóa luận là kết quả của q trình tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn
tư liệu và những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước. Đề tài
sẽ khái quát Chính sách hướng Đơng và vai trị của Việt Nam; phân tích nội
dung của Chính sách hướng Đơng mà Ấn Độ thực thi với Việt Nam trên
từng lĩnh vực cụ thể; từ đó rút ra những nhận định, đánh giá bước đầu về
hiệu quả, tác động, hạn chế và triển vọng của chính sách này.
Kết quả nghiên cứu và tư liệu thu thập được có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho các sinh viên và những ai quan tâm đến vấn đề mà tác giả
nghiên cứu.
7. Nguồn tài liệu
Tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa vào các nguồn tài liệu
chính sau đây:
- Một số văn bản đối ngoại của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đối
với Việt Nam.

7



- Các tài liệu viết về quan hệ hợp tác Ấn Độ - Việt Nam.
- Một số văn kiện, tài liệu của Đảng Cộng sản, Nhà nước và Bộ ngoại
giao Việt Nam, các Hiệp định, Thỏa thuận thư, Tuyên bố chung, các bài phát
biểu của các nhà lãnh đạo hai nước Ấn Độ - Việt Nam.
- Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như các luận án,
luận văn, các bài viết được công bố trên các báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo
khoa học…
- Ngồi ra cịn có nguồn tài liệu Internet: ;
. . .
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội
dung chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở hình thành và những nhân tố quy định vai trò của Việt
Nam trong Chính sách hướng Đơng
Chương 2. Nội dung Chính sách hướng Đông của Ấn Độ đối với Việt Nam
Chương 3. Tác động của Chính sách hướng Đơng đối với mối quan hệ Ấn
Độ - Việt Nam và triển vọng của nó

8


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH VAI TRỊ
CỦA VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH HƢỚNG ĐÔNG
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ
Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung Chính sách hướng Đơng của Ấn
Độ đối với Việt Nam, chúng ta cần làm sáng tỏ nội hàm một số khái niệm,

thuật ngữ liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó, làm phương pháp luận cho q
trình nghiên cứu.
- Thuật ngữ “Chính sách”: Theo Từ điển Lịch sử phổ thơng, Chính
sách là chủ trương cụ thể của một Đảng hay Chính phủ về nhiệm vụ: chiến
tranh kinh tế, chính sách ngoại giao... [15; 100]. Như vậy, Chính sách là sự
thể hiện ý chí của một Đảng, Chính phủ về một nhiệm vụ nào đó, được
hoạch định một cách rõ ràng, có mục tiêu lâu dài và cụ thể.
- Thuật ngữ “Chính sách đối ngoại”(Foreign policy): Theo Sổ tay
thuật ngữ Quan hệ quốc tế, Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp
các chiến lược mà quốc gia đó sử dụng trong q trình tương tác với các
quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
quân sự, văn hóa - xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau phù
hợp với lợi ích quốc gia đó [8; 49]. Chính sách đối ngoại thường được coi là
cánh tay nối dài của chính sách đối nội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia,
đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, hay bảo vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia
nói chung, thơng qua các con đường như hợp tác, cạnh tranh, xung đột hoặc
thậm chí chiến tranh. Vai trị của chính sách đối ngoại ngày càng trở nên
quan trọng, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khơng một quốc

9


gia nào có thể tồn tại biệt lập và sự giao lưu, hợp tác ngày càng được chú
trọng.
Chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia thường được hoạch định bởi
bộ máy chính phủ cao nhất của quốc gia. Mỗi quốc gia khác nhau, mỗi thể
chế chính trị khác nhau lại có các cấu tạo bộ máy hoạch định chính sách đối
ngoại khác nhau.
Nhìn chung, các nhân tố chủ chốt quyết định chính sách đối ngoại của
một quốc gia bao gồm:

 Thế và lực của quốc gia trên trường quốc tế
 Tình hình chính trị và an ninh thế giới
 Mục tiêu quốc gia mong muốn đạt được
 Ảnh hưởng của bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại
 Các nhân tố chính trị nội bộ (các nhóm lợi ích…)
- Thuật ngữ “Chính sách hướng Đơng”:
Chính sách hướng Đơng (Look East Policy) hay Chiến lược hướng
Đông (Look East Strategy) không phải là chính sách của riêng Ấn Độ. Trước
đây, ngay từ thời cổ đại, các nước phương Tây đã thực thi Chính sách hướng
Đơng trong q trình Đơng tiến và trong các hoạt động giao lưu văn hóa và
thương mại với các nước phương Đơng. Trong suốt q trình lịch sử, các
nước phương Đơng đều có Chính sách hướng Đơng, tuy mức độ khác nhau.
Ngay từ thời cổ đại, các nước phương Tây thông qua “con đường tơ
lụa” để thiết lập buôn bán với phương Đông. Bước sang thời hậu kỳ trung
đại, các nước phương Tây đã hướng về phương Đông - nơi vẫn được coi là
xứ sở của sự trù phú và cái nôi của những nền văn minh rực rỡ, tiến hành các
cuộc “phát kiến địa lí”, thiết lập các thương điếm buôn bán với các nước

10


phương Đông. Vào đầu thời cận đại, các nước phương Tây hướng về phương
Đông, đua nhau bành trướng, xâm chiếm các nước phương Đông làm thuộc
địa.
Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Chính sách hướng Đơng mang
một sắc thái mới, nội dung mới. Đối diện với Chính sách hướng Đông bằng
bạo lực của các nước phương Tây, các nước phương Đông đã anh dũng đứng
lên đấu tranh, nhưng kết quả đều bị thất bại và lần lượt biến thành thuộc địa
hoặc phụ thuộc vào phương Tây. Riêng Nhật Bản, nhờ kịp thời thực hiện
đường lối duy tân, mở cửa nên đã thoát khỏi họa xâm lăng, nhanh chóng trở

thành một đất nước “phú quốc cường binh”, là tâm điểm để các nước
phương Đông noi theo. Thực tế, nhiều nước phương Đông đã chủ trương học
tập Nhật Bản, thực hiện canh tân, cải cách, xây dựng đất nước cường thịnh.
Như vậy, nội hàm của hướng Đông lần này là phương Đơng nhìn về phương
Đơng, tức là hướng về Nhật Bản để học hỏi. Với mục đích đó, các nước như
Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên đều phát động phong trào Đơng Du, đưa
hàng trăm, hàng nghìn thanh niên ưu tú sang Nhật học tập, chuẩn bị nguồn
nhân lực cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất
nước.
- Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ:
Chính sách “hướng Đơng” của Ấn Độ bắt nguồn từ tư tưởng coi trọng
phương Đông và cho rằng vận mệnh của Ấn Độ ln gắn bó, phụ thuộc vào
khu vực này. Thuật ngữ “hướng Đơng” gắn liền với tín ngưỡng cổ truyền
của người dân Ấn Độ, mỗi buổi sáng khi cầu nguyện ln hướng về phía mặt
trời mọc – hướng về phương Đơng để đón nhận những điều tốt lành.
Tư tưởng “hướng Đơng” của Ấn Độ có từ thời xa xưa. Ngay từ thời cổ
đại, Ấn Độ đã hướng về phương Đông, không phải để học tập phương Đông

11


mà để truyền bá văn hóa, văn minh cho phương Đơng. Thành quả lớn nhất
của Chính sách hướng Đơng là sự truyền bá Đạo Phật rộng rãi sang các nước
Đông Á.
Sau khi giành độc lập năm 1947, Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã tích
cực thực thi Chính sách hướng Đơng. Tuy nhiên, phải đến năm 1991, sau khi
chiến tranh lạnh chấm dứt, Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ mới trở
thành chiến lược quốc gia. Ngày nay, Chính sách hướng Đơng là một bộ
phận cốt lõi, nhất quán và liên tục trong đường lối đối ngoại của Ấn Độ.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ

là chính sách đối ngoại lấy những quốc gia ở phía Đơng Ấn Độ làm trung
tâm. Đơng Nam Á là khu vực nằm ở phía Đơng của Ấn Độ, có mối liên hệ
chặt chẽ về địa lí, lịch sử và văn hóa, vì thế tình hình an ninh của khu vực
Đông Nam Á cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đến an ninh Ấn Độ. Mặt khác, sự
phát triển kinh tế năng động của khu vực Đông Nam Á đã tạo ra sự hấp dẫn
đối với Ấn Độ, nhất là trong chiến lược phát triển vùng Đơng Bắc Ấn Độ.
Do đó, Ấn Độ tiến hành Chính sách hướng Đơng nhằm thiết lập và phát triển
mối quan hệ với các quốc gia láng giềng ở phía Đơng, đặc biệt là các quốc
gia Đơng Nam Á trong tổng thể chính sách đối ngoại với tồn bộ khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Trong số các quốc gia thành viên ở khu vực,
Việt Nam chiếm giữ vị trí quan trọng, được Ấn Độ xác định là “trụ cột” của
Chính sách hướng Đơng.
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển Chính sách hƣớng Đơng
của Ấn Độ
Sự ra đời của Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ bắt nguồn từ nhiều
nhân tố. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng bối cảnh quốc tế, khu vực và
tình hình trong nước những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế

12


kỷ XX đã buộc Ấn Độ phải tiến hành cải cách toàn diện đất nước, điều chỉnh
đường lối đối ngoại, thực thi Chính sách hướng Đơng.
Thứ nhất, sự sụp đổ của Liên Xô và sự tan rã của các nước Đông Âu
xã hội chủ nghĩa đã làm cho Ấn Độ mất đi một chỗ dựa quan trọng về kinh
tế, chính trị và quốc phịng. Tuy là một nước khơng liên kết nhưng Ấn Độ lại
có nhiều quan điểm gần gũi với Liên Xơ, vì thế hai bên đã kí kết Hiệp ước
hịa bình hữu nghị và hợp tác vào năm 1971. Điều đó cho thấy về mặt chính
trị, quan hệ Ấn - Xô là quan hệ đồng minh chiến lược. Về mặt kinh tế, cũng
như qn sự thì Liên Xơ là một chỗ dựa vững chắc của Ấn Độ, các nhà máy

chủ chốt trong nền công nghiệp của Ấn Độ phần lớn được xây dựng dưới sự
giúp đỡ của Liên Xơ, đồng thời đó cịn là thị trường xuất khẩu lớn, nơi viện
trợ tài chính, cung cấp các loại vũ khí và thiết bị quân sự, giúp đào tạo nguồn
nhân lực cho Ấn Độ. Vì vậy, sự sụp đổ của Liên Xơ đã tác động mạnh mẽ tới
tình hình kinh tế vốn gặp rất nhiều khó khăn và tình hình chính trị đang có
nhiều bất ổn của Ấn Độ ở cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Đây có thể coi
là nhân tố quyết định việc Ấn Độ phải tiến hành cải cách tồn diện, hướng
tầm nhìn về phía Đơng, tìm kiếm sự hợp tác với các đối tác mới, đặc biệt là
khu vực Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh trật tự thế giới hai cực đã tan dã, quan hệ quốc tế cũng
chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, xu hướng đa dạng hố, đa phương hố
trong tiến trình hội nhập tồn cầu trở nên phổ biến. Hồ bình, ổn định hợp
tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia. Tồn
cầu hóa kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, kinh
tế được ưu tiên phát triển và trở thành chủ đề chính trong quan hệ quốc tế.
Trước bối cảnh quốc tế và xu thế chung đó của thế giới, các quốc gia đều
phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình để thích ứng với tình hình
mới. Ấn Độ cũng khơng nằm ngồi xu thế đó.

13


Thứ hai, Chiến tranh lạnh kết thúc hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã và
trật tự hai cực cũng khơng cịn đã khiến cho Phong trào Khơng liên kết
(NAM) tạm thời lắng xuống. Vị thế của Ấn Độ với tư cách là một trong
những nước lãnh đạo của phong trào này do đó cũng bị giảm đi so với những
năm đầu thành lập của phong trào. Hơn nữa, quan hệ giữa các nước thành
viên NAM chủ yếu là quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế khơng thực sự lớn.
Đây cũng là yếu tố quan trọng buộc Ấn Độ phải thay đổi chính sách đối
ngoại để giải quyết tình trạng yếu kém của nền kinh tế trong nước, đồng thời

“xác lập cho mình một vị thế quốc tế xứng đáng trong một trật tự thế giới
mới đang hình thành” [17;12 -13].
Thứ ba, cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1990 - 1991) đã tác động xấu tới
tình hình kinh tế thế giới cũng như Ấn Độ. Giá dầu tăng, trong khi cơng cuộc
cơng nghiệp hóa của Ấn Độ cũng như các nước trên thế giới đang có nhu cầu
lớn về dầu mỏ. Là một nước nhập khẩu dầu mỏ, Ấn Độ phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn kể từ khi cuộc chiến này nổ ra. Sự bất ổn định về nguồn
cung cấp dầu và giá dầu tăng cao là nguyên nhân chính khiến Ấn Độ phải
tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng mới. Khu vực Đông Nam Á, cụ thể là
các nước Brunei, Myanmar, Malaysia và Việt Nam là những quốc gia xuất
khẩu dầu mỏ mà Ấn Độ hướng tới.
Thứ tư, sự bất ổn ở khu vực Nam Á tác động sâu sắc đến tình hình Ấn
Độ. Sau sự kiện Ấn Độ bị tách làm hai nước là Ấn Độ Hindu giáo và
Pakistan Hồi giáo (1947), Ấn Độ và Pakistan luôn coi nhau là địch thủ, hai
bên lần lượt xảy ra các cuộc chiến tranh vào năm 1965 và 1971. Pakistan là
nhân tố gây bất ổn trực tiếp cho Ấn Độ trong các vấn đề khủng bố, lãnh thổ.
Đó là các vấn đề nổi cộm như: vấn đề Hồi giáo, vấn đề Jammu và Kashmir.
Đồng thời, Pakistan cũng là nhân tố cản trở quan hệ giữa Ấn Độ và các nước
Cộng hòa Trung Á.

14


Đến cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Nam Á
vẫn ở trong tình trạng bất ổn định. Điển hình là các phong trào Sindhi và
Baluchi ở Pakistan, phong trào của người Nepal ở Bhutan, vấn đề người
Terai ở Nepal, vấn đề người Chakma ở Bangladesh và người Tamil ở Sri
Lanka tiếp tục nổi lên, gây ra tình trạng bất ổn trên tồn khu vực Nam Á.
Thêm vào đó, những bất đồng giữa Ấn Độ với một số quốc gia khác như
Pakistan, Bangladesh… vẫn chưa được giải quyết.

Đặc biệt, năm 1985, Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) - một
cơ chế hợp tác khu vực đã hình thành với sự tham gia của hầu hết các nước
Nam Á. Tuy nhiên, cơ chế hợp tác này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa
mang lại hiệu quả thiết thực cho Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ buộc phải thốt ra
khỏi khn khổ hợp tác Nam Á, mở rộng phạm vi liên kết với bên ngoài.
Thứ năm, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã làm thay đổi cách
nhìn mới về Đơng Á. Trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc,
quyền lợi của Ấn Độ bị đe dọa khơng chỉ ở phía Đơng mà còn cả với các
nước láng giềng và vùng biển Ấn Độ Dương. Chính vì thế, Ấn Độ phải có
những điều chỉnh về chính sách đối ngoại để thích ứng với tình hình, trong
đó khơng loại trừ khả năng Ấn Độ sẽ cạnh tranh với Trung Quốc ở những
khu vực mang tính chiến lược như khu vực Đơng Nam Á.
Thứ sáu, Tình hình kinh tế - xã hội và an ninh - chính trị trong nước
những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX lâm vào tình
trạng khủng hoảng làm cho vị thế của Ấn Độ bị suy giảm nghiêm trọng.
Về kinh tế, từ cuối những năm 80, nền kinh tế Ấn Độ rơi vào khủng
hoảng triền miên khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sụt giảm
nghiêm trọng. Nhiều cơ sở kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, phá sản. Nạn

15


lạm phát gia tăng. Giữa năm 1991, dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ chỉ còn 1 tỷ
USD, nợ nước ngồi tăng lên mức 70 tỷ USD [17; 24].
Trong tình hình đó, sự tan rã của Liên Xơ - một trong những đồng
minh chiến lược quan trọng và là chỗ dựa kinh tế vững chắc của Ấn Độ, đẩy
nước này vào tình hình khó khăn, phức tạp hơn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến những hậu quả tai hại về mặt
chính trị, xã hội. Giá cả sinh hoạt tăng vọt, đặc biệt là những mặt hàng thiết
yếu như gạo, rau quả, đường sữa…, một số mặt hàng ngũ cốc đã tăng giá gấp

đơi trong vịng vài tháng. Tình trạng này đã gây ra tâm trạng hoang mang,
hoảng loạn trong dân chúng và trong một bộ phận của chính tầng lớp lãnh
đạo [17; 25].
Về chính trị, Ấn Độ rơi vào trạng thái bất ổn từ những năm đầu thập
niên 90 của thế kỷ XX. Nguyên nhân là do “sự suy thoái của nền kinh tế
cùng với những rối loạn về mặt xã hội đã dẫn đến việc dân chúng mất lịng
tin đối với chính phủ” [17; 26]. Cùng với đó là tình trạng tranh giành quyền
lực giữa các đảng phái chính trị diễn ra ngày càng gay gắt dẫn tới sự thay đổi
nội các thường xuyên. Đặc biệt, khi lãnh tụ Đảng Quốc đại Raijiv Gandhi bị
ám sát vào tháng 5/1991 đã làm cho tình hình chính trị Ấn Độ trở nên rối ren
hơn.
Tháng 6/1991, được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, Đảng Quốc
đại đã giành thắng lợi chung cuộc trong cuộc bầu cử, nhưng Chính phủ mới
của Thủ tướng Narasimha Rao phải đối mặt với hàng loạt những thách thức,
đó là khơi phục, đưa nền kinh tế Ấn Độ trở lại quỹ đạo phát triển; ổn định
chính trị nhằm đối phó với những thách thức do tồn cầu hóa và trật tự thế
giới mới mang lại.

16


Về an ninh, ngay sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, an ninh Ấn Độ
đã phải gánh chịu những bất ổn đến từ các mối đe dọa khủng bố ở các bang
Purjab, Jammu và Kashmir và vùng Đông Bắc. Bên cạnh đó, những mâu
thuẫn tơn giáo, sắc tộc cũng bùng phát, xu hướng ly khai xuất hiện ở nhiều
địa phương.
Khủng hoảng kinh tế, chính trị - xã hội đã làm cho vị thế Ấn Độ bị suy
giảm nghiêm trọng. Trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Bungari
một ngày trước khi bị ám sát, Thủ tướng Ấn Độ R.Gandhi đã thừa nhận:
“Trong 15 tháng qua, Ấn Độ bị lu mờ như thể khơng cịn tồn tại…” [17; 27].

Đứng trước tình hình đó, để vực dậy nền kinh tế, ổn định và nâng cao
một bước đời sống nhân dân, Ấn Độ buộc phải cải cách toàn diện nền kinh
tế, điều chỉnh một bước chính sách đối ngoại nhằm tìm kiếm và mở rộng
quan hệ hợp tác với các đối tác kinh tế mới để phục vụ cho công cuộc cải
cách kinh tế. Đồng thời, thông qua các nỗ lực kinh tế, Ấn Độ muốn thiết lập
và gia tăng ảnh hưởng chính trị của mình vượt khỏi khu vực Nam Á, hướng
tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu đóng vai trị nước lớn và
trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mở rộng…
Trước những nhân tố đòi hỏi cả bên trong lẫn bên ngoài như đã nêu
trên, muốn ổn định và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Ấn Độ trên
trường quốc tế, Ấn Độ đã thực thi chính sách đối ngoại hướng Đơng của
mình.
Chính sách hướng Đơng có mục đích thúc đẩy quan hệ tốt đẹp với các
nước Đơng Á, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á về mọi mặt,
nhất là kinh tế và chiến lược nhằm trở thành cường quốc khu vực và trở
thành đối trọng quyền lực với Trung Quốc. Như vậy, mục đích của Ấn Độ
khi thực hiện Chính sách hướng Đơng khá rõ ràng. Đó là hướng tới tư cách

17


một cường quốc trong khu vực để đạt được những lợi ích kinh tế và chiến
lược lâu dài cho quốc gia, đồng thời kiềm chế và cạnh tranh với sự trỗi dậy
của Trung Quốc.
Đến nay, dù không được phản ánh một cách riêng rẽ, rõ ràng trong bất
kì một văn kiện cụ thể nào, nhưng nội dung của nó được thể hiện thông qua
các sáng kiến, hiệp định nhằm giải quyết 3 nhóm vấn đề chính: cải cách kinh
tế và ổn định chính trị trong nước, thúc đẩy hợp tác láng giềng, tăng cường
chính sách an ninh và ngoại giao. Với mục tiêu này, Chính sách hướng Đơng
cũng được đánh giá là định hướng mới trong chính sách đối ngoại của Ấn

Độ kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Xét một cách tổng thể, Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ nhằm
những mục tiêu chủ yếu sau:
Một là, với việc triển khai Chính sách hướng Đơng, Ấn Độ mong
muốn tăng cường các mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN nói riêng và
Đơng Á nói chung, đồng thời xua tan mối nghi ngại của khu vực Đông Nam
Á về một Ấn Độ có chính sách đối ngoại đi ngược lại với quan điểm của các
nước ASEAN thời kỳ Chiến tranh lạnh. Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ Gujral
khẳng định: “Chúng tôi coi đối tác đối thoại đầy đủ với ASEAN là minh
chứng cho vận mệnh “Chính sách hướng Đơng của mình” [21; 64].
Hai là, Ấn Độ khởi động Chính sách hướng Đơng để phục vụ cuộc cải
cách kinh tế tồn diện năm 1991. Tư tưởng mới về FTA đã tạo ra một động
lực mới cho Chính sách hướng Đơng và đến lượt mình, Chính sách hướng
Đơng có những tác động đến cải cách và tự do hóa của Ấn Độ và mục tiêu
cải cách và tự do hóa kinh tế của Chính sách hướng Đơng giúp Ấn Độ giảm
các hàng rào thương mại cũng như tự do hóa chế độ đầu tư.

18


×